You are on page 1of 23

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Khái niệm, đặc trưng văn bản văn học? Nêu ví dụ phân tích.
Khái niệm: Theo lí luận văn học hiện đại: “Văn bản văn học là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ,
có đời sống riêng, có năng lượng ngữ nghĩa riêng và tồn tại độc lập với tác giả của nó. Về hình
thức, văn bản phải sản sinh vô số các hàm biến trong lớp ngôn từ. Về tinh thần, văn bản tạo sinh
cơ chế hoạt động cho các kí hiệu trong tính chỉnh thể”.
Đặc trưng:
Tính hư cấu: khẳng định tính sáng tạo, tính độc lập
Tính lạ hoá: gọi sự vật bằng những cách gọi mới. Thể hiện tính nổi bật khác thường, đem
đến cho người đọc những suy nghĩ mới
Tính kí hiệu: khả năng giao tiếp, tư duy, tính bàn thể, tính thế giới quan. Văn bản có khả
năng kí hiệu hoá, các cấu trúc kí hiệu, biểu tượng hoá
VD:
Tính hư cấu: Harry Poter của J.K.Rowling: Tác phẩm nlà một bộ tiểu thuyết hư cấu
về cậu bé phù thuỷ mang tên Harry Poter và cuộc phiêu lưu của anh ta trong thế giới phù thuỷ.
Thế giới được tác giả tạo ra trong cuốn tiểu thuyết này đều hoàn toàn từ trí tưởng tượng của tác
giả với những địa điểm hư cấu như trường Hogwarts và những loài sinh vật hư cấu như rồng,
chim phượng hoàng và quái vật
Tính lạ hoá: Harry Potter là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng về thế giới
phép thuật. Trong truyện các nhân vật có thể sử dụng phép thuật để bay lượn, biến hình, tạo ra các
vật thể từ không khí và thậm chí là đi qua các bức tường
Tính kí hiệu: Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, tuy là thuộc loại truyện ngắn
dài, một hệ thống kí hiệu phong phú, song rút lại chỉ có ba kí hiệu tự sự chủ yếu. 1. Một là tiếng
chửi. Tiếng chửi của Chí Phèo thực ra là tiếng rủa, nó bào hiệu sự mâu thuẩn giữa Chí và cuộc
đời hiện tại của hắn đã lên đến cực điểm, đòi hỏi phải thay đổi, một mất một còn. 2. Tình huống
đó nảy sinh hai khả năng giải quyết: một là làm hòa với cuộc đời và hai là một mất một còn.
Cuộc gặp Thị Nở ngẩu nhiên trong cơn say mở ra một viến cảnh mới, làm hòa với cuộc đời. Cuộc
làm tình và cơn cảm gió làm Chí nôn thộc tháo là biểu tượng của sự thay đổi, lột xác. Nó làm cho
Chí mất đi sự hung hăng và có cơ hội tỉnh trí nghĩ lại cuộc đời mình. Nhưng bà cô của Thị Nở đã
về, khả năng ấy bị khép lại. Chỉ còn một khả năng một sống một chết phát triển cho đến kết. 3.
Hành động đi đòi lương thiện của Chí là một biểu tượng lớn. Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự sát.
Hành động này được miêu tả rất thú vị. Thoạt đầu Chí định trả thù Thị Nở, nhưng đôi chân thì
đưa hắn đế nhà bá Kiến. Ý định trả thù biến thành đòi hỏi lương thiện. Khi bá Kiến giễu Chí , Chí
đã kịp tố cáo bá Kiến và giết hắn rồi tự sát. Kẻ gây tội ác và nạn nhân đồng quy ư tận.
2. Cấu trúc văn bản văn học ? Nêu ví dụ phân tích.
Văn bản văn học: xuất hiện trong nhu yếu hoạt động ý thức của chủ thể sáng tạo và nhu
cầu của đời sống xã hội. Ở đó yếu tố nghệ thuật trong văn bản được hình thành trên những mạch
dẫn chủ ý và không chủ ý

VD: Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".

Hiện thực: Người chinh phụ sống lẻ loi đợi chồng đi chinh chiến trở về.

Tâm trạng của người chinh phụ: Cô đơn, buồn tủi, xót xa khi phải lẻ loi đợi chồng đi
chinh chiến trở về.

Sự xuất hiện của văn bản văn học được gắn với chất liệu ngôn ngữ-mang tính kí hiệu (văn
bản được quy ước trong hệ thống kí hiệu-hạt nhân mắt xích là các đơn vị: từ/câu/lời/đoạn,.. Phạm
vi các thành tố này không chỉ là những tập hợp mang tính hình thức mà còn biểu đạt cho nhiều
khung giá trị.
Hình tượng nghệ thuật được thiết lập trên nền tảng nghệ thuật ngôn từ (sinh thành từ hệ
thống kí hiệu, kí mã, mã nghệ thuật). Tính chất quy chuẩn của trục dẫn được khởi lên nhiều cấp
độ (hình ảnh, ý tưởng, biểu tượng, biểu tượng ẩn, biểu tượng huyền thoại)
Vấn đề ý nghĩa luôn là những mảnh ghép xuyên suốt tinh thần văn bản. Nó được hình
thành trong những mối quan hệ , tương tác với cả mặt trước và sau của văn bản
Việc hình thành nên cấu trúc văn bản nghệ thuật là quá trình chủ thể sáng tạo xác lập các
yếu tố nghệ thuật

VD: "Bây giờ Mận mới hỏi Đào,

Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì Đào xin thưa

Vườn Hồng có lối nhưng chưa ai vào."

Ngôn từ: Đời thường nhưng có tính nghệ thuật (tính nghệ thuật).

Ý nghĩa: Không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yên nam nữ (nhờ hình tượng mận,
đào)

3. Tính đa nghĩa của văn bản văn học ? Nêu ví dụ phân tích.
Tính đa nghĩa của văn bản văn học là khả năng của một tác phẩm văn học có thể được hiểu
và tưởng tượng theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào trải nghiệm kiến thức và quan điểm của
từng độc giả.
Tính đa nghĩa của văn bản văn học là một trong những đăc trưng quan trọng của nghệ thuật
văn học giúp cho tác phẩm trở nên phong phú và sâu sắc hơn đồng thời cũng tạo ra sự thú vị và tò
mò cho độc giả khám phá và tìm hiểu tác phẩm
VD: Tác phẩm "Sóng" của Xuân Quỳnh có tính đa nghĩa trong đó từ "sóng" có thể được
hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong thơ "sóng" được miêu tả là một người con gái trẻ tuổi đang
yêu và đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên từ "sóng" cũng có thể được hiểu là biểu tượng cho sự động đậy
sự thăng trầm của cuộc đời sự thay đổi của thời gian và cuộc sống. Ngoài ra từ "sóng" còn có thể
được hiểu là biểu tượng cho sự tự do sự mạnh mẽ và sự độc lập của người phụ nữ. Nhưng đồng
thời nó cũng có thể là biểu tượng cho sự đau khổ sự cô đơn và sự tuyệt vọng. Từ "sóng" trong tác
phẩm này được sử dụng để tạo ra một hình ảnh đa chiều phong phú và sâu sắc về cuộc sống và
tình yêu. Nó cho thấy rằng mỗi người có thể có những cảm nhận và suy nghĩ khác nhau về cùng
một vấn đề và điều này làm cho tác phẩm trở nên đa nghĩa và phong phú hơn.

4. “Tác phẩm văn học là một quá trình” ? Nêu ví dụ phân tích.
Ở đây, tác phẩm văn học được xem xét như một quá trình, bắt nguồn từ cuộc sống đến nhà
văn, tác phẩm, bạn đọc, sau đó lại trở về tác động đến cuộc sống. Trong các khâu của toàn bộ quá
trình đó, tiếp nhận (cảm thụ) của người đọc là điều kiện không thể thiếu của tồn tại tác phẩm
VD: Trong tác phẩm "Sóng" của Xuân Quỳnh ta có thể thấy rõ ràng rằng tác phẩm là một
quá trình. Từ đầu đến cuối truyện chúng ta được theo dõi quá trình tâm lý của nhân vật chính - cô
gái trẻ đang yêu từ khi cô nhận ra tình cảm của mình đến khi cô quyết định chấm dứt mối quan hệ
đó. Quá trình này được miêu tả chi tiết và chân thực từ những cảm xúc đầu tiên của nhân vật đến
những suy nghĩ nỗi đau và quyết định của cô. Tác phẩm cũng cho thấy rằng quá trình này không
chỉ ảnh hưởng đến nhân vật chính mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Tác phẩm
"Sóng" của Xuân Quỳnh cho thấy rằng một tác phẩm không chỉ là một câu chuyện đơn thuần mà
còn là một quá trình một hành trình của nhân vật và tác giả. Quả trình này có thể được miêu tả
qua các sự kiện cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật và đôi khi còn ảnh hưởng đến độc giả và xã hội
nói chung.
5. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm phẩm văn học ? Nêu ví dụ phân tích.
Văn bản và tác phẩm là hai khái niệm thống nhất nhưng không đồng nhất, được phân biệt ở
dạng thức tồn tại. Theo M.Gasparov chúng là “hai phương diện tồn tại của văn bản”
Văn bản là một hệ thống ngôn ngữ do nhà văn sáng tạo-chờ người đọc đến đọc-nó chưa
tham gia vào sự hành chức xã hội thẩm mỹ, là đối tượng của sự phân tích khép kín về mặt giả
thích học. Trong khi đó, tác phẩm văn học là hệ thống ngôn ngữ đã được người đọc đọc và cấp
cho một ý nghĩa nhất định
Văn bản là phương thức tồn tại đầu tiên của tác phẩm là sản phẩm sinh nghĩa và tạo nghĩa
của văn bản, là sự thống nhất có tính quá trình văn bản nghệ thuật với khách thể thẩm mĩ hình
thành trong hoạt động tiếp nhận của người đọc
VD: Trong tác phẩm "Sóng" của Xuân Quỳnh ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa văn bản
văn học và tác phẩm văn học. Văn bản văn học là sản phẩm của quá trình sáng tác biên tập và
xuất bản trong khi tác phẩm văn học là kết quả của quá trình sáng tác và được đánh giá về giá trị
nghệ thuật.. Trong tác phẩm "Sóng văn bản văn học là bản thảo của tác giả được biên tập và xuất
bán để trở thành một tác. phẩm văn học. Tác phẩm này được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật vì
nó thể hiện được tài năng của tác giả. trong việc sử dụng ngôn ngữ và kỹ thuật viết để tạo ra một
câu chuyện đề cảm xúc và ý nghĩa. Mối quan hệ giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học trong
tác phẩm "Sóng" còn được thể hiện qua việc tác giả sử dụng các kỹ thuật viết để tạo ra một tác
phẩm văn học đầy sức hút và ảnh hưởng. Tác giả đã sử dụng các kỹ thuật như miêu tả tả cảnh tả
nhân vật và tạo bối cảnh để tạo ra một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa. Vì vậy mối quan hệ
giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh là rất quan
trọng và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một tác phẩm văn học đầy ảnh hưởng và giá trị
nghệ thuật.
6. Tại sao nói “khung thẩm mĩ tác phẩm văn học chỉ tồn tại khi có sự xuất hiện của nhiều
diện đọc/ trường đọc? Nêu ví dụ phân tích.
Khung thẩm mĩ của một tác phẩm văn học là khái niệm tương đối và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau, bao gồm cả: nội dung, ngôn ngữ, cách kể chuyện, tình huống, nhân vật,…Là
một hệ thống giá trị, tiêu chuẩn và quy tắc để đánh giá tính chất và giá trị tác phẩm. Tuy nhiên để
xác định được khung thẩm mĩ của một tác phẩm văn học không thể chỉ dựa trên một diện đọc hay
trường đọc duy nhất mà phải dựa trên nhiều diện đọc/trường đọc khác nhau. Các diện đọc/trường
đọc khác nhau sẽ có những cái nhìn, nhận định khác nhau về tác phẩm đó.
VD: Ví dụ, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có thể được đọc và phân tích từ nhiều diện
đọc khác nhau. Đối với một diện đọc về xã hội, tác phẩm này có thể được hiểu như một tác phẩm
phê phán xã hội thực dân, về việc bóc lột và khai thác người dân. Đối với một diện đọc về tâm lý
học, tác phẩm này có thể được hiểu như một tác phẩm viết về thế giới tâm linh và những nỗi đau
trong tâm hồn con người. Đối với một diện đọc về văn học, tác phẩm này có thể được hiểu như
một tác phẩm về sự phát triển của văn học Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Vì vậy, để có thể
đánh giá đúng giá trị của một tác phẩm văn học, cần phải có sự xuất hiện của nhiều diện đọc
trường đọc khác nhau để có thể thấy được những khía cạnh khác nhau của tác phẩm
7. Đặc trưng cơ bản của ngôn từ văn học? Nêu ví dụ phân tích.
- Đặc trưng ngữ âm:
+ Phương diện ngữ âm gồm âm, thanh, nhịp, điệu.
Âm gồm nguyên âm, phụ âm, vần
Vần là yếu tố đánh dấu câu thơ (đơn vị nhịp điệu), tạo sự liên kết giữa các câu thơ (vần
lưng),hoặc các từ trong câu.
Vần có tác dụng gợi tả, biểu cảm (vần luyến láy).
Thanh gồm thanh điệu bằng, trắc, trầm, bổng là yếu tố quan trọng của nhạc điệu.
Điệu là sự phối hợp âm thanh, tiết tấu, tạo ra sự nhịp nhàng khoan thai hay gấp gáp.
Tiết tấu là quy tắc ngắt nhịp lặp đi lặp lại; làm cho câu văn nhanh hay chậm, nặng hay nhẹ,
dài hay ngắn.
Tiết tấu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thơ và văn xuôi.
Nhịp điệu lời văn gắn chặt với cường độ và đường nét của nhịp tình cảm rung trong lòng
người.
Ngôn từ VH là ngôn từ nội tại, tuy không phát âm thành tiếng nhưng “hình ảnh” âm thanh
trong tâm trí vẫn thể hiện một cách sống động.
Để thưởng thức âm thanh của ngôn từ VH người ta thường ngâm nga, đọc diễn cảm chứ
không giống lời nói thông thường.
Ngữ âm có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của thơ ca.
VD: Bài thơ “Viếng bạn” của Hoàng Lộc:
“Hôm qua còn theo anh
Đi ra đường quốc lộ
Hôm nay đã chặt cành
Đắp cho người dưới mộ”
 Người đọc đoạn thơ trên sẽ có cảm giác nặng nề, nghẹn ngào phần nào tạo nên được là
bởi dùng âm “ô” là một âm khép, kết hợp với thanh nặng (.) ở cuối dòng; khiến cho câu thơ
thêm nghẹn lại, trĩu xuống, diễn tả được trạng thái đau xót.
- Đặc trưng ngữ nghĩa:
+ Ngôn từ VH tuy bắt nguồn từ ngôn từ đời sống nhưng từ sâu trong bản chất nó là ngôn từ
nghệ thuật, khác với ngôn từ sinh hoạt và ngôn từ khoa học.
+ Ngôn từ VH thường mang tính chất nội chỉ (hàm ý)
Ý nghĩa nội chỉ gắn vs xây dựng hình tượng hư cấu, tưởng tượng
Cách xưng hô trong thơ cũng không phải là những cách xưng hô đời thường.
+ Từ ngữ VH có tính chất đa nghĩa, tính chất mơ hồ.
+ Các kiểu nghĩa của từ:
Nghĩa song quan thể hiện ở những hình tượng kép, một nhánh của nó là nghĩa mỉa mai – ý
nghĩa bề sâu trái ngược hẳn vs ý nghĩa bề mặt
VD: Bánh trôi nước, Cái quạt..
Nghĩa ví von, hoán dụ, ẩn dụ: lợi dụng chỗ giống nhau của hai sự vật khác nhau mượn sự vật
này làm nảy sinh ý nghĩa của sự vật khác.
VD: Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” của Viễn Phương
Nghĩa tượng trưng: lấy sự vật mà nghĩa chữ biểu đạt làm kí hiệu để biểu hiện cho một quan
niệm hay sự vật nào đó, ý nghĩa tượng trưng thường khó nắm bắt.
VD: “Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương nhà thơ đac mượn hình ảnh bánh trôi để nói về
thân phận của những người phụ nữ trong XH phong kiến.
Nghĩa lấp lửng: đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau mà cách hiểu nào cũng có thể chấp nhận
được
VD: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” – “sương” là sương của đât trời hay là nước
mắt mờ nhòa trên khóe mi
Nghĩa ngoài lời: xuất hiện tại chỗ trống của nghĩa mặt chữ, ý nghĩa này do người đọc tự trải
nghiệm mà cảm biết theo những cách khác nhau.
VD: Đầu súng trăng treo
Nghĩa mặt chữ không khêu gợi mà chỉ do người đọc tự cảm nhận thấy.
+ Tính đa nghĩa được có khi còn do sự bỏ bớt ngữ cảnh tạo nên
VD: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút – lại thẹn ông Đào
+ Ngữ cảnh là điều kiện để người đọc hiểu rõ ý nghĩa của từ những tác giả cố ý tỉnh lược ngữ
cảnh.
- Đặc trưng ngữ cảnh và ngữ nghĩa:
+ Ngữ cảnh là môi trường giao tiếp trong từ ngữ, câu văn, đoạn văn, bài văn xuất hiện và có
ý nghĩa.
+ Có 3 loại ngữ cảnh:
Ngữ cảnh văn bản: bao gồm những tình huống cụ thể khi nhân vật văn học giao tiếp với
nhau.
Ngữ cảnh thời đại: là các điều kiện khi TP được sáng tạo ra (bối cảnh hiện thực thời đai).
Ngữ cảnh văn hóa: do phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tâm lí, ngôn ngữ tạo nên.
- Đặc trưng từ ngữ và ý tượng:
+ Từ ngữ trong VH thường đặc thù trong các phương thức kết hợp, cắt tỉa, cấu tạo lại
+ Người ta gọi là từ lạ hóa, tức là ngôn từ được tạo ra bằng thủ pháp “gây trở ngai” nhằm
chống lại cơ chế “tự động hóa” của cảm thụ. Lạ hóa làm cho người ta cảm thụ sự vật được
nói tới như ban đầu.
+ Từ ngữ trong văn bản nghệ thuật thường có cách tổ chức, kết hợp đặc thù, không có trong
từ ngữ thực dụng
+ Từ ngữ VH là vật đối ứng của tâm lý học, phản ánh tâm lý của người viết, của XH, của dân
tộc.
VD: “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Không phải chỉ vì hiệp vần mà đảo “hoàng
hôn” thành “hôn hoàng” nó còn là một cách đảo chữ có tính chất chơi chữ
 “Hôn hoàng” là một từ thay cấu trúc mà không thay nghĩa, nhưng đặt sóng đôi với “hoàng
hôn”, nó thông báo cuộc sống chỉ là “hoàng hôn” và lặp đi lặp lại, không thay đổi.
- Đặc trưng về câu, đoạn văn
+ Câu là sự biểu đạt tương đối trọn vẹn một ý. Câu là sản phẩm của phát ngôn, luôn mang
đặc trưng của chủ thể phát ngôn: điểm nhìn, nhân xung, ngữ điệu và giọng điệu,
+ Câu văn mang đậm sắc thái chủ quan cá tính con người.
+ Lời của chủ thể trữ tình không đồng nhất với lời nhà thơ, lời kể chuyện không đồng nhất
với lời của tác giả. Đó không phải là lời thốt ra từ tình huống giao tiếp của thực tế, mà thốt ra
từ thế giới tinh thần, từ cõi tưởng tượng.
+ Do tính chất nghệ thuật mà câu văn có thể vô nhân xung như trong thơ cổ, có thể đặt
ngược, để vị ngữ lên trước, có thể một giọng hoặc nhiều giọng.

8. Tại sao nói “việc giải mã văn bản cũng bắt đầu từ những thao tác tháo gỡ nhiều nút
thắt của nghệ thuật ngôn từ”. Quan điểm của anh/ chị ? Nêu ví dụ phân tích.
Khi giải mã một văn bản chúng ta cần phải tháo gỡ những nút thắt của ngôn từ để hiểu
được ý nghĩa của tác giả. Ngôn từ trong văn bản thường được sắp xếp và sử dụng một cách tinh tế
và sáng tạo để tạo ra hiệu ứng nhất định. Việc giải mã văn bản không chỉ đơn giản là đọc và hiểu
từ vựng, hay ngữ pháp mà phải còn hiểu được ý nghĩa sâu xa của từng từ, câu và ý nghĩa văn bản
Việc tháo gỡ nhiều nút thắt của nghệ thuật ngôn từ có thể hiểu là việc phân tích các yếu tố
như: cách dùng từ, cách xâu chuỗi các câu, cách sắp xếp ý tưởng, cách sử dụng ngôn ngữ hình
ảnh, âm thanh, nhịp điệu.. để tạo nên một tác phẩm văn học hoàn chỉnh và có sức thu hút độc giả.
VD: Trong bài thơ "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu, để hiểu rõ được nội dung và
tình cảm của nhân vật, chúng ta cần phải thảo gỡ các nút thắt của nghệ thuật ngôn từ như: đọc
hiểu các từ ngữ cổ, hiểu ý tưởng chủ đạo của tác giả, phân tích những biến cố và tỉnh huống xảy
ra trong câu chuyện, đọc hiểu tình cảm của nhân vật từ những chi tiết nhỏ... Việc giải mã văn bản
là một quả trình phức tạp nhưng rất quan trọng để hiểu sâu và dùng dẫn nội dung của tác phẩm
văn học.
9. “Ngôn từ văn học hình biến trên trục hình tượng đã đem lại nhiều khoảng trống cho
văn bản”. Quan điểm của anh/ chị? Nêu ví dụ phân tích.
Theo quan điểm của tôi, ngôn từ văn học hình biến trên trục hình tượng đúng là mang lại
nhiều khoảng trống cho văn bản. Điều này đòi hỏi người đọc phải có khả năng tưởng tượng và
suy ngẫm về những hình tượng mà tác giả muốn truyền tải. Các hình ảnh này thường không được
mô tả chi tiết, mà chỉ được đề cập qua các từ ngữ mang tính tượng trưng hoặc ẩn dụ, để lại cho
người đọc sự tò mò và suy nghĩ
VD: Tác phẩm “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Trong 2 câu thơ này tác giả không miêu tả chi tiết mà chỉ dùng những từ ngữ tượng
trưng để truyền tải những cảm xúc và tình yêu đối với Bác. Điều này cho phép người đọc suy
nghĩ và tưởng tượng về tình cảm của mình dành cho Bác, từ đó phát triển theo những ý nghĩa và
cảm nhận riêng của mình
10. Trần thuật là yếu tố góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật ? Nêu ví dụ phân tích.
Mọi diễn giải về cuộc sống trong tác phẩm thường được biểu hiện qua các biện pháp trần
thuật hết sức linh hoạt. Các biện pháp trần thuật tương ứng với việc cung cấp thông tin sự việc
của văn bản như sự kiện xảy ra, diễn biến, nhân vật tính cách, số phận, làm nền tảng để biểu hiện
tư tưởng của văn bản. Nó giúp tác giả truyền đạt thông tin rõ ràng và sinh động hơn. Khi được sử
dụng một cách khéo léo, trần thuật có thể giúp tác phẩm trở nên chân thực, sống động hơn, tạo
nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc hoặc người xem.
VD: Tác phẩm "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn là một ví dụ rõ ràng về sức
mạnh của trần thuật trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật. Trong tác phẩm này, Đặng
Trần Côn sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa hai nhân vật chính là một người vợ và một
người chồng về cuộc đời và tình cảm của họ. Bằng cách sử dụng các câu chuyện,
những miêu tả sinh động và cách diễn đạt tinh tế, ông đã tạo ra một tác phẩm văn học
đặc sắc, thể hiện sự phức tạp và đa chiều của tư tưởng nghệ thuật.
Qua việc sử dụng trần thuật, Đặng Trần Côn đã có thể truyền đạt thông điệp của mình
một cách hiệu quả và sâu sắc, đánh thức tâm trí và cảm xúc của độc giả. Tác phẩm
"Chinh phụ ngâm" là một minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của trần thuật trong việc
thể hiện tư tưởng nghệ thuật.

11. “Miêu tả là cách dẫn giải đối tượng thẩm mĩ qua bảng lược đồ tư duy sáng tạo của nhà
văn”? Nêu ví dụ phân tích.
Bảng lược đồ tư duy này bao gồm nhiều yếu tố, ví dụ như cảm xúc, màu sắc, âm nhạc, văn
hóa, tình yêu, gia đình, và nghệ thuật. Bằng cách sử dụng các yếu tố này, nhà văn đã miêu tả nhân
vật nữ chính với độ chi tiết và sâu sắc mà không phải dùng nhiều từ. Ví dụ, nhà văn đã sử dụng
màu sắc để miêu tả sở thích của nhân vật nữ chính, ví dụ như cô ấy yêu thích những bộ áo dài
màu tím, một màu sắc trầm và thanh lịch. Cô ấy cùng thưởng nghe nhạc cổ điển và thường đọc
các tác phẩm văn học cổ điển.
Từ đó, người đọc có thể dễ dàng hình dung và hiểu được tính cách và sở thích của nhân vật
nữ chính, và đồng thời cảm nhận được về đẹp thẩm mỹ của nhân vật này. Bằng cách này, nhà văn
đã tạo nên một cách dẫn giai đối tượng thẩm mỹ thông qua bằng lược đồ tư duy sáng tạo.
12. Tại sao nói “trữ tình” là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng thể hiện tư
tưởng nghệ thuật? Nêu ví dụ phân tích.
Là phương thức nghệ thuật trực tiếp/gián tiếp thể hiện cảm xúc chủ thể trong khung ngữ
cảnh nhất định. Nó tập trung vào tình cảm và cảm xúc của nhân vật , tạo nên một không khí đậm
chất cảm động và sâu lắng. Đây là cách viết lãng mạn tình cảm thường sử dụng để miêu tả những
cảm xúc sâu sắc của con người
VD: Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, biện pháp trữ tình được sử dụng một cách hiệu
quả để thể hiện tình cảm nhân vật. Nhà thơ tận dụng hình ảnh con sóng để nói lên tinh famr của
người con gái đang yêu. Bài thơ tạo nên một không gian lãng mạn và sâu lắng, khiến người đọc
cảm nhận được sự thấu hiểu và tình cảm của nhân vật

13. Sự kiện và các yếu tố phi sự kiện trong tác phẩm văn học? Nêu ví dụ phân tích.
Sự kiện là những việc xảy ra trong tác phẩm văn học, bao gồ các hành động của nhân vật
hay sự việc xảy ra với nhân vật dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ một ý nghĩa nào đó đối
với mục đích người kể. Trong khi đó, các yếu tố phi sự kiện là những yếu tố không phải là sự
kiện, nhưng có thể ảnh hưởng đến cách thức xảy ra của sự kiện hoặc tác động đến với nhân vật và
câu chuyện như môi trương tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật
VD: : Sự kiện Chí Phèo gặp được Thị Nở, Thị Nở làm cho Chí thay đổi muốn có một gia
đình hạnh phúc và đặc biệt muốn trở thành người lương thiện.
- Sự kiện phản ánh các quan hệ, xung đột XH của các nv.
VD: Trong TP “Vợ nhặt” thì sự kiện Tràng nhặt được vợ phản ánh quan hệ XH của hai nv
Tràng và Thị từ 2 người xa lạ không quen mà trở thành vợ chồng.
- Sự kiện có chức năng kết cấu, làm cho các nhân vật gần nhau hoặc xa nhau, đối lập nhau.
VD: Khi Tràng nhặt được vợ thì Tràng và Thị đã có khoảng thời gian gần nhau và trở
thành vợ chồng.
- Sự kiện vừa phản ánh sự vận động của đời sống, vừa tạo nên vận động trong TP. Buộc nv bộc
lộ những gì thuộc bản chất của nó và tự nó hợp thành lịch sử của nv. Đồng thời, cũng mở ra
những những khả năng phát triển khác nhau cho nhân vật.
- Hình thức tổ chức sự kiện của TPVH là liên kết các sự kiện lại thành truyện diễn ra liên tiếp
trong không gian và thời gian.
- Sự kiện là các hành động, tình tiết xảy ra trong tác phẩm văn học. Các yếu tố phi sự kiện là
các yếu tố không phải là hành động hoặc tình tiết nhưng lại ảnh hưởng đến cốt truyện hoặc
nhân vật trong tác phẩm.
VD: về sự kiện và các yếu tố phi sự kiện trong văn học là tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô
Tất Tố. Các yếu tố phi sự kiện bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của nhân vật.
Những yếu tố này không phải là hành động hoặc tình tiết nhưng lại ảnh hưởng đến cốt truyện
và nhân vật trong tiểu thuyết. Yếu tố phi sự kiện trong tác phẩm này chủ yếu là những tình
tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng và sâu sắc.
14. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của cốt truyện? Nêu ví dụ phân tích.
V.pop “cốt tuyện là chuỗi các hành động của nhân vật hay sự kiện trong cuộc sống của
chúng”
Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tp tự sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần
thuật, làm nên cái sườn của tp
Đặc trưng: cốt truyện có 2 đặc trưng cơ bản
Một là các sự kiện trog chuỗi các mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa mở
đầu và kthuc.
+ Tính chất ấy là thuộc tính ngthuat làm cho cốt truyện văn học tách ra khỏi mqhe nhân
quả chằng chịt trong cuộc đời để tập trung thể hiện ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể
hiện.
Hai là cốt truyện có tính liên tục về tgian: Các khoảng cách tgian ấy tạo thành “khgian”
qtrong của truyện để nvan, miêu tả, bluan, ptich..
Ví dụ: về cốt truyện trong văn học là tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của
Nguyễn Nhật Ánh. Trong tiểu thuyết này, cốt truyện xoay quanh cuộc sống của nhân vật
chính Thạch và những người xung quanh anh ta. Thời gian của cốt truyện bao gồm nhiều giai
đoạn khác nhau trong cuộc đời của Thạch. Không gian của cốt truyện bao gồm nhiều địa
điểm khác nhau ở miền Bắc Việt Nam.

15. “cốt truyện là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên cấu trúc tác phẩm” ?
Nêu ví dụ phân tích
Ví dụ về tác phẩm văn học Việt có cốt truyện quan trọng và hình thành cấu trúc văn
bản rõ ràng là "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Số đỏ xoay quanh câu chuyện của một cô gái tên là Lệ - một người phụ nữ trẻ tuổi và
quyến rũ - và những con người trong gia đình của ông chủ nô lệ là Vũ Huy và gia đình ông
ta. Tác phẩm này thể hiện rõ sự tham nhũng, tham lam, bất công, và đóng góp cho việc phân
tích xã hội Việt Nam thời bấy giờ.
Cốt truyện của "Số đỏ" hình thành cấu trúc văn bản rõ ràng bởi vì nó sử dụng một
đường dẫn chính để giới thiệu các nhân vật và tình huống. Những tình tiết này được sắp xếp
một cách cẩn thận và liên kết với nhau để hình thành một chi tiết câu chuyện đầy đủ và có ý
nghĩa. Tác phẩm này cũng sử dụng nhiều kỹ thuật thuật ngữ và miêu tả chi tiết để giúp đọc
giả hình dung được tình huống và cảm nhận được cảm xúc của các nhân vật.
Vì vậy, cốt truyện là một yếu tố quan trọng của "Số đỏ" và hình thành cấu trúc văn bản
rõ ràng và có ý nghĩa.
16. Hình thái người kể truyện và vai trò người kể truyện? Nêu ví dụ phân tích.
Hình thái của người kể truỵện: Người kể truyện là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra-
người đại diện cho phát ngôn của tác giả. Trong phạm vi tác phẩm, người kể truyện là chủ thể
lời kể, là người đứng ra kể truyện và là nhân vật trung tâm chi phối việc tổ chức, kết cấu cấu trúc
của văn bản tự sự. Đó là cách thức để truyền đạt câu chuyện đến người đọc thông qua một giọng
văn hay một nhân vật
Người kể truyện giữ vai trò trung giới giữa tác giả, tác phẩm và người đọc, truyền tải thông
tin giúp độc giả hiểu rõ hơn về câu chuyện và nhân vật trong đó.
VD: Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao hình thái người kể truyện được sử dụng để
truyền tải câu chuyện đến người đọc thông qua lời kể của một nhân vật thứ ba không phải là
nhân vật chính trong câu chuyện. Vai trò của người kể truyện là giúp người đọc hiểu rõ hơn
về tình huống tâm trạng và suy nghĩ của các nhân vật trong câu chuyện. Khi nhân vật chính
Chí Phèo bị bỏ rơi bởi Thị Nở và phải đối mặt với sự cô đơn và tuyệt vọng người kể truyện
đã sử dụng hình thức người kể truyện để phân tích tâm trạng của Chí Phèo và giải thích lý do
tại sao Chí Phèo lại đau khổ đến vậy. Nhờ đó người đọc có thể đồng cảm và hiểu rõ hơn về
tình huống và nhân vật trong câu chuyện.

17. Hình thái điểm nhìn trần thuật và vai trò điểm nhìn trong cấu trúc truyện kể? Nêu ví
dụ phân tích
Hình thái điểm nhìn trần thuật là cách tác giả sử dụng để kế câu chuyện từ góc nhìn của một
nhân vật trong truyện thường là nhân vật chính hoặc nhân vật phụ. Điểm nhìn này giúp người
đọc hiểu rõ hơn về tâm lý suy nghĩ và hành động của nhân vật đó từ đó tạo nên sự chân thực và
sống động cho câu chuyện.
VD: Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao điểm nhìn trần thuật được sử dụng để kể câu
chuyện từ góc nhìn của nhân vật chính là Chí Phèo. Tác giả sử dụng phong cách kể chuyện
trực tiếp mô tả chi tiết những tình huống suy nghĩ và cảm xúc của Chí Pháo. Điều này giúp
người đọc hữu rõ hơn về hoàn cảnh khó khăn đau khổ mà Chí Phèo phải trải qua từ đó cảm
nhận được sự đau đớn tuyệt vọng và hy vọng của nhân vật này.
Vai trò của điểm nhìn trần thuật trong cấu trúc truyện kể là tạo nên sự chân thực và sống
động cho câu chuyện giúp người đọc đồng cảm và hiểu rõ hơn về nhân vật và tình huống trong
truyện. Nó cũng giúp tác giả xây dựng được một câu chuyện có tính logic và thuyết phục hơn.
VD: cụ thể trong tác phẩm Chí Phèo là khi tác giả sử dụng điểm nhìn trần thuật để kể về
những cảm xúc suy ni và hành động của Chí Phèo trong những tình huống khó khăn như khi
anh phải đối mặt với sự phản bội của người yêu hay khi anh phải chịu đựng sự ghẻ lạnh
khinh miệt của xã hội. Nhờ đó người đọc có thể hiểu rõ hơn về nhân vật Chí Phèo và cảm
nhận được sự đau đớn tuyệt vọng và hy vọng của anh.
18. Lược thuật và vai trò lược thuật trong khung truyện kể? Nêu ví dụ phân tích.
Lược thuật là phần trình bày, giới thiệu về nhân vật, bối cảnh, tình huống… cung cấp
những thông tin bước đầu về nhân vật, chuẩn bị cho các biến cố hoặc thông tin dự báo trong quá
trình hoạt động của nhân vật, nhưng không đi sâu vào chi tiết, không dừng lại miêu tả
Vai trò của lược thuật trong khung truyện kể: giúp cho người đọc dễ dàng hình dung và
hiểu được tình huống, hành động và cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. Nó giúp tạo ra sự
liên kết giữa độc giả với câu chuyện, tạo ra một không gian hư cấu sống động và thú vị. Tạo ra
một câu chuyện có tính logic dễ hiểu và hấp dẫn
VD: Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao tác giả đã mở đầu “Hắn vừa đi vừa chửi”.
Đáng lẽ một cuộc sống con người phải bắt đầu từ việc được sinh ra, lớn lên,… Hay cả việc hắn
đi tù phải kể quá trình. Nhưng Nam Cao đã không làm như vậy, khúc đầu chính là khung cảnh
Chí đã đi tù về với ngoại hình: “Cái đầu cạo trọc lóc, hàm rang trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất
cơn cơn,…” đủ để người đọc hiểu được trong tù đã phải trải qua những gì. Một nhà tù của thời
đại phong kiến đã làm cho một con người bình thường trở thành một con ác quỷ.
19. Vai trò và vị thế của nhân vật trong tác phẩm văn học ? Nêu ví dụ phân tích.
Nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng trong tác phẩm, vì vậy nhà văn
luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc hoạ nhân vật chính vì thế mà chúng
ta thấy có nhiều người không nhớ tên tác giả nhưng rất nhớ tên các nhân vật tác giả tạo
dựng nên. Do nhân vật có vai trò khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể
hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời, cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn
có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của
mình về con người và cuộc sống. Chính vì vây, không nên đồng nhất nhân vật văn học với
con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có
thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu cuộc đời.
Vị thế của nhân vật trong tác phẩm văn học là một khái niệm liên quan đến vai trò của
nhân vật. Vị thế của nhân vật được xác định bởi các yếu tố như tuổi tác, giới tính, địa vị xã
hội, nghề nghiệp và tính cách. Vị thế của nhân vật cũng ảnh hưởng đến cách mà nhân vật
hành động và suy nghĩ trong truyện
VD: “Tắt đèn” Ngô Tất Tố. Trong tác phẩm này, nhân vật chính là một người phụ nữ có
cuộc sống khó khắn và phải đối mặt với nhiều khó khắn trong cuộc sống. Vị thế của nhân
vật này rất thấp và điều này ảnh hưởng rất lớn đến cách mà cô ấy suy nghĩ và hành động
20. “Nhân vật là phương tiện tư duy về hiện thực và định hướng giá trị con người” ? Nêu ví
dụ phân tích.
Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ là một cá nhân mà còn là một phương tiện để
tác giả truyền tải thông điệp và giá trị đến với độc giả. Vai trò quan trọng trong việc thể hiện và
phản ánh thực tế xã hội, cũng như truyền tải các giá trị đạo đức, tình cảm, triết lý,…cho độc giả.
Đồng thời nhân vật giúp định hướng và thúc đẩy sự phát triển của con người
VD: nhân vật Harry Potter trong bộ truyện cùng tên giúp ta hiểu thêm về đức tin, tình bạn,
tình yêu, sự dũng cảm và thiện ác. Nhân vật này giúp ta thấu hiểu rằng trong cuộc sống, đúng và
sai không phải là đen trắng mà có sự phân định rõ ràng giữa hai màu sắc này là điều hiếm gặp.
Sự phân biệt giữa đúng và sai hay căn bản hơn là đạo đức khác nhau của mỗi người mà chúng ta
phải trải qua trong cuộc đời. Bộ truyện Harry Potter mang lại cho người đọc những giá trị con
người quý báu về sự đoàn kết, sự tin tưởng, tình cảm, nhân đức và sự mạo hiểm. Nhân vật Harry
Potter đã trở nên rất quen thuộc đối với đông đảo bạn đọc và đó là một hình mẫu cho các thế hệ
trẻ hiện tại và tương lai.
22. Phân loại nhân vật dưới góc độ nội dung tư tưởng ? Nêu ví dụ phân tích.
Nhân vật chính diện: là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện,
cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hoàn hảo, có tính chất
tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang những mầm mống lí
tưởng trong cuộc sống…có thể được coi là nhân vật lí tưởng. Ví dụ như Tấm, Thạch Sanh,
Thánh Gióng,…
Nhân vật phản diện: là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản
động, cần bị lên án. Nhân vật phản diện nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả, đó là
những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đối lập về tính cách với nhân
vật chính diện. Ví dụ như Cám, Lý Thông, Bá Kiến,…
VD:Trong truyện “Tấm Cám” Tấm là nhân vật chính diện chịu sự áp bức bóc lột, thiệt thòi
bị Cám hại hết lần này đến lần khác. Cám là nhân vật phản diện chứa đựng cái xấu, cái ác
tìm cách cướp công sức thành quả lao động của người khác (cướp giỏ tôm tép Tấm mò bắt),
âm mưu hại Tấm để cướp ngôi hoàng hậu, giết chim vàng anh của Tấm....
23. Phân loại nhân vật dưới góc độ kết cấu, cốt truyện? Nêu ví dụ phân tích.
Nhân vật chính: là các nhân vật giữ vai trò quan trọng của cốt truyện. Các nhân vật này được
nhà văn miêu tả tỉ mỉ, có lai lịch, có nguồn gốc, có mối quan hệ với các sự kiện chính trong
cốt truyện và các nhân vật khác. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác
phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng tác
phẩm. Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và triển khai tác
phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá
trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những
vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm
hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.
Ví dụ: Số phận của nhân vật chính gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện.
Truyện Kiều có nhiều nhân vật chính, đó là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh, Hồ
Tôn Hiến, …
Nhân vật phụ: là nhân vật mang vai trò phụ trợ trong truyện, giữ vai trò kết nối, liên quan
đến diễn biến của truyện.
Ví dụ, nhân vật thằng bán tơ trong Truyện Kiều chỉ với một hành động vu oan mà
đã đẩy gia đình Thúy Kiều đến tan nát và nàng chịu mười lăm năm lưu lạc. Nhân vật Từ và
những đứa con trong Đời thừa của Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc bộc lộ tính
cách và tâm trạng của Hộ và họ cũng là cái cớ trực tiếp đẩy Hộ vào những tấn bi kịch.
24. Phân loại nhân vật dưới góc độ chất lượng nghệ thuật? Nêu ví dụ phân tích
3 loại: nv, tính cách, tính cách điển hình
nv: là những con người nói chung đc miêu tả trong tp. Ở đây nhà văn có thể chỉ mới nêu lên
1 vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ,, hành động... cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét

+Tính cách: là nv đc khắc họa vs 1 chiều sâu bên trong. Nó như 1 điểm quy tụ mà từ đó có
thể giải thích đc mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nv.
Vd: Nv có tính cách phụ thuộc là Kiều trong TP “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du; nv
có tính cách mâu thuẫn là Giang Minh Sài trong TP “Giang Minh Sài” của nhà văn Lê Lựu.
+Nhân vật điển hình: là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể... Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ này chỉ
đc áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
VD: Nv điển hình trong TP Chí Phèo là Chí Phèo chính là một nv mang tính điển hình của
nên VHVN bởi nó phản ánh được cuộc sống, sô phận của rất nhiều người nông dân bất hạnh
trong XH cũ, phản ánh được hiện thực mang tính sâu sắc. Chí Phèo được xem là nv điển
hình trong TP, người đại diện cho tầng lớp nhân dần bần cùng hóa, lưu manh hóa trước
CMT8.
25. Tại sao nói, nhân vật là nơi nhà văn có thể biểu hiện tốt nhất, tập trung nhất quan niệm
nghệ thuật của mình về thế giới, con người? Nêu ví dụ phân tích
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện
quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó
với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật
trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn
đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện
VD: Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường
nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ
nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới
hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công
lí...Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của
một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiên. Ðằng sau nhiều nhân vật trong
truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ
tốt đẹp của con người...
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan
niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa
chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con
người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người
trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết
để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh
hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất...) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ
rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà
văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống

26. Trình bày các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật? Nêu ví dụ
phân tích.
Các phương thức phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật trong văn học bao gồm:
Miêu tả: Miêu tả là phương tiện thể hiện nhân vật bằng cách mô tả ngoại hình tâm lý hành
động cử chi ngôn ngữ suy nghĩ cảm xúc của nhân vật
Ví dụ: Trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố hành động nhân vật Thắng khi
đến thăm mộ người yêu đã qua đời giúp độc gia hiểu rõ hơn về tình cảm của nhân vät.
Tâm lý nhân vật. Tâm lý nhân vật là phương tiện thể hiện nhân vật bằng cách phân tích tâm
lý suy nghĩ cảm xúc của nh vật. Tâm lý nhân vật giúp độc gia hiểu rõ hơn về tính cách hành
động của nhân vật.
Ví dụ: Trong tiểu thuyết "Mắt biếc" của Nguyễn Nhật Ánh tâm lý của nhân vật
Ngọc được phân tích chi tiết giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính cách suy nghĩ cảm xúc của
nhân vật.
Biểu hiện bằng ngôn ngữ: Biểu hiện bằng ngôn ngữ là phương tiện thể hiện nhân vật bằng
cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hội thoại phân tích tâm lý của nhân vật. Biểu hiện bằng
ngôn ngữ giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính cách suy nghĩ cảm xúc của nhân vật.
Ví dụ: Trong tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" của Đoàn Giỏi ngôn ngữ được sử
dụng để miêu tạ hội thoại giúp độc giả hiểu rõ hơn về tính cách suy nghĩ cảm xúc của nhân
vật. Trên đây là một số phương thức phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật trong văn
học. Mỗi tác phẩm sẽ có cách thể hiện nhân vật khác nhau tùy thuộc vào phong cách của tác
giả và nội dung của tác phẩm.
27. Tại sao đối với nhân vật văn học hiện đại, việc phân biệt nhân vật chính diện với nhân
vật phản diện ngày càng trở nên phức tạp? Nêu ví dụ phân tích, chứng minh.
Vì, sự tách bạch thuần tuý chỉ thấy trong văn học trung cổ và trung đại, còn trong cận đại,
hiện đại, nhất là trong tiểu thuyết, theo Bakhtin, nhân vật tiểu thuyết “cần phải thống nhất
trong văn bản than mình vừa có các đặc điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái
tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc”. Các nhân vật không còn
đơn giản là “tốt” hoặc “xấu” mà có thể có những đặc điểm tích cực và tiêu cực đan xen
nhau, phản diện có thể tạo ra với những mục đích cân bằng câu chuyện, không nhất thiết
phải là nhân vật xấu xa, kẻ thù của nhân vật chính. Ngoài ra tác giả cũng thường xuyên sử
dụng. Kĩ thuật tạo hình nhân vật đa chiều khiến cho độc giả phải suy nghĩ và cảm nhận
nhiều hơn để có thể hiểu rõ về nhân vật
VD: Trong tiểu thuyết Harry Potter, nhân vật thầy Snape ban đầu được miêu tả là một nhân
vật phản diện, luôn thù địch với Harry Potter và các bạn của cậu. Tuy nhiên, qua từng cuốn
sách, chúng ta phát hiện ra rằng Snape có một quá khứ đầy đau thương và bí mật, và ông
đóng vai trò trong việc bảo vệ Harry và ngăn chạn sự nghiệp của Voldemort

28. Trình bày đặc trưng cơ bản và bản chất của thế giới nghệ thuật? Nêu ví dụ phân tích.
-Đặc trưng cơ bản của thế giới nghệ thuật:
+Thế giới nghệ thuật là một thế giới đa dạng và phong phú, bao gồm tất cả các hoạt động
và sáng tạo liên quan đến nghệ thuật, bao gồm mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc, văn học, sân
khấu và có nhiều đặc trưng cơ bản như sáng tạo, thẩm mỹ, biểu hiện cá nhân, truyền thông
và thông điệp.
+Thế giới nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản sau:
1. Sự sáng tạo: Nghệ thuật là sản phẩm của trí tưởng tượng và sáng tạo của con
người.
2. Tính cá nhân: Nghệ thuật thể hiện cá tính và tư tưởng của từng nghệ sĩ.
3. Sự đa dạng: Thế giới nghệ thuật rất đa dạng về thể loại, phong cách và truyền
thống.
4. Sự thể hiện cảm xúc và ý nghĩa: Nghệ thuật thường được sử dụng để thể hiện cảm
xúc, ý nghĩa, suy nghĩ và tình cảm của con người.
5. Tính độc nhất vô nhị: Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có tính độc nhất vô nhị, không
giống với bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào khác.
6. Sự phản ánh xã hội: Nghệ thuật tạo nên tư tưởng và phản ánh hiện thực của xã hội
trong cuộc sống.
-Bản chất của thế giới nghệ thuật:
+Thế giới nghệ thuật chỉ tồn tại trong tác phẩm, có tính hư cấu và không đồng nhất với thế
giới khách quan.
+Thế giới nghệ thuật được sáng tạo theo quy luật thẩm mĩ có những quy luật riêng/ hệ giá
trị riêng – cách đánh giá, quan niệm con người/ đạo đức/ nhân sinh/ cái đẹp/ cái thiện.
VD: Bến không chồng → khơi sâu vào bản tính cái đáng ca ngợi và cả những cái thấp hèn
– lòng tham, nỗi sợ, sự liều lĩnh, bản năng tự nhiên. - Thế giới nghệ thuật là thế giới tinh
thần – mang tư tưởng/ suy nghĩ/ cảm xức con người → thế giới biểu hiện và được biểu
hiện.
VD: Cảm hứng là một trong những yếu tố của thế giới nghệ thuật → thôi thúc sáng tạo →
tìm/ lựa chọn/ sáng tạo hình ảnh, chi tiết, hình tượng, tạo dựng không gian, thời gian sao
cho biểu hiện được ý đồ nghệ thuật.
29. Tại sao nói thế giới nghệ thuật chịu sự qui định về quan niệm nghệ thuật của nhà văn?
Nêu ví dụ phân tích.
Khi nói thế giới nghệ thuật chịu sự quy định về quan niệm nghệ thuật của nhà văn: Vì thế
giới nghệ thuật là tư tưởng, thẩm mỹ, tinh thần chủ quan của chủ thể sáng tạo. ( chủ quan là
tự nói lên những suy nghĩ của chính tác giả, cái đánh giá chủ quan bên ngoài chủ thể). Các
bản chất, tinh chất và cấu trúc trong một tác phẩm đều là thế giới nghệ thuật, mang nhiều vẻ
đẹp từ trí tưởng tượng độc đáo của tác giả. Không gian và thời gian nghệ thuật là kết quả
sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình khám phá, chiến lĩnh hiện thực.
VD: Phân tích về quan niệm nghệ thuật của nhà văn là cuốn tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Trong cuốn tiểu thuyết này, nhà văn đã miêu
tả một thế giới nghệ thuật đầy màu sắc, tươi đẹp và đầy cảm hứng. Thế giới nghệ thuật này
được xây dựng bằng vật liệu ngôn từ và chứa đựng một quan niệm nhân sinh và thẩm mỹ
nào đó

30. Hình thái không gian, thời gian nghệ thuật ? Nêu ví dụ phân tích.
Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật trong văn học là một dạng hình tượng nghệ
thuật, là một bình diện biểu hiện hình thức bên trong của tác phẩm, góp phần thể hiện tính xác
định và tính chỉnh thể của tác phẩm. Tính chất rộng, hẹp; bề mặt, chiều sâu; lịch sử, văn hóa;
hành vi, tâm lý…, của hình tượng không gian phụ thuộc vào đối tượng, phạm vi phản ánh và
mục đích, cách thức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Không gian nghệ thuật có thể là một
góc sân, khoảng trời, giếng nước, sân đình hay một dòng sông hò hẹn; một vùng đất rộng lớn
nơi chiến trường diễn ra, một vùng quê giàu giá trị văn hóa; một địa chỉ địa lý hay một miền
hồi ức, một miền tâm trạng mà con người vẫn thường chìm nổi trong đó.
VD: Không gian trong bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) là kiểu không gian
lữ thứ. Trong đó, tính tương trùng của không gian vật lý, địa lý với không gian tâm trạng
được bao hàm nhau trong hình tượng thơ: không gian có nắng xế tà nơi đèo vắng, có cảnh
hiu hắt, thưa vắng của những kiếp người mưu sinh nhọc nhằn…, và không gian tâm trạng cô
lẻ, buồn thương của nhân vật trữ tình.
 Thời gian nghệ thuật Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào dụng ý
nghệ thuật của tác giả. Nếu thời gian tự nhiên, vật lý có tính chất là không thể đảo ngược
được, chỉ vận động theo một chiều thì thời gian nghệ thuật có thể được tái tạo lại với nhiều
hình thức như đảo ngược thời gian, gián cách thời gian, dồn nén thời gian, kéo dài thời gian,
ngưng tụ thời gian. Thời gian được thể hiện có thể là cả một đời người, nhiều thế hệ, nhưng
cũng có thể chỉ một vài ngày, một ngày, hoặc thậm chí là một khoảnh khắc trong đời một
con người. Thời gian nghệ thuật thể hiện tính tư tưởng và thẩm mỹ của hình tượng trong
sáng tạo của nhà văn. Cũng có khi thời gian thành chính đối tượng được miêu tả, có hương
vị của riêng mình:.
VD: Trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thời gian tuyến tính cũng là một hình tượng nghệ
thuật, kết hợp với không gian tạo nên tính đặc thù của bức tranh thời gian – không gian tâm
trạng, bộc lộ tâm lý và tình cảm của hai nhân vật An và Liên. Trong bài thơ Sóng, Xuân
Quỳnh thảng thốt và âu lo trước thời gian tuyến tính một đi không trở lại của đời người, khi
sóng của tự nhiên thì vĩnh hằng mà đời người thì hữu hạn: Cuộc đời tuy dài thế,/ Năm tháng
vẫn đi qua./ Như biển kia dẫu rộng,/ Mây vẫn bay về xa./ Làm sao được tan ra,/ Thành trăm
con sóng nhỏ,/ Giữa biển lớn tình yêu,/ Để ngàn năm còn vỗ.
31. “Không gian, thời gian nghệ thuật là những mô hình thể nghiệm thẩm mĩ của người
nghệ sĩ”? Nêu ví dụ phân tích.
“Không gian, thời gian nghệ thuật là những mô hình thể nghiệm thẩm mĩ của người nghệ
sĩ”? Nêu ví dụ phân tích. KG,TG nghệ thuật là kết quả sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình
khám phá , chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống , rộng hơn , nó hướng đến tri nhận những giá trị
thẫm mĩ. Theo đó , KG-TG nghệ thuật đc hiểu là hình tượng không gian – thời gian , định vị
con người / sự vật / hiện tượng trong TGNT.
VD : Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư , không ¬– thời gian tồn tại như những hình tượng nghệ
thuật ( KG song hành trong kiếp “vong thân”; TG đứt nối giữa 2 miền ý thức ) tạo thành
những hình tượng K-Tgian giá trị
32. Kết cấu và đặc trưng cơ bản của kết cấu trong trong tác phẩm văn học? Nêu ví dụ phân
tích.
- Kết cấu là toàn bộ tổ chức sinh động của tác phẩm
+ Theo nghĩa rộng; Kcau tức là sáng tác – sự nhào nặn vốn sống/ tổ chức chất liệu thành
TGNT theo những qui luật riêng, phù hợp với mục đích sáng tạo
+ Theo nghĩa hẹp: Kcau là 1 tổ chức tạo nghĩa, là cách tổ chức kết hợp các yêu tố trong tác
phẩm 1 cách độc đáo -> thể hiện ndung tư tưởng, khơi gợi ý nghĩa tác phẩm
- Đặc trưng:
+ Kết cấu là sự liên kết theo sự phát triển đời sống tư tưởng của nhà văn -> hình thành sự
sống của 1 chỉnh thể (tạo sự sống trong tp)
+ Kết cấu không chỉ là vấn đề kĩ thuật mà bao trùm toàn bộ ý thức sáng tạo và ý nghĩa văn
bản (không chỉ biểu đạt bề mặt mà cả bề sâu trong tp)
+ Trong kcau có thể nhận ra những thủ pháp, biện pháp, tu từ, sáng tạo hình thức ( so sánh,
ẩn dụ…) -> tất cả những điều này thuộc về lối tư duy nghệ thuật của nhà văn (sự trải
nghiệm,tư tưởng của nvan)
VD: Trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, kết cấu được xây dựng dưới hình thức vòng
tròn, đầu cuối tương ứng. Kết cấu đặc sắc này khiến cho hình tượng nhân vật Chí Phèo và cái
vòng đời luẩn quẩn, bế tắc của người nông dân Việt Nam trước cách mạng có sức ám ảnh
mạnh mẽ.

33. Vai trò của kết cấu trong qúa trình tổ chức cấu trúc tác phẩm ? Nêu ví dụ phân tích.
- Kết cấu biểu đạt tư tưởng tác phẩm là phương tiện khái quát nghệ thuật
+ Biểu đạt tư tưởng là nhận thức của nhà văn (kcau là ngôi nhà bệ điwx cho các yếu tố khác
phát triển)
+ Kcau là phương tiện nghệ thuật: là nhà văn dùng những loại kết cấu không có thật, tác giả
sử dụng truyền tải 1 câu chuyện
- Nhờ kết cấu mà các hiện tượng, sự kiện, sự vật, con người…được liên kết trong 1 chỉnh thể
nghệ thuật -> làm nổi bật được chủ đề tư tưởng
- Nhờ kết cấu mà cái chính yếu được nổi bật, cái quan trọng được xoáy sâu gây ấn tượng
mạnh
- Tạo sự sống cho nhân vật: nhân vật có số phận, tính cách,nội tâm,mqhe…
- Kết cấu làm cho tác phẩm đạt đến sự hoàn chỉnh thống nhất, thẩm mĩ để trở thành 1 thế
giới sống động, vó màu sắc, nhịp điệu, thần thái riêng.
Vd: Các sự kiện VCAP được sâu chuỗi sắp xếp hợp lí để từ đó nhân vật Mị được bộc lộ tính
cách phẩm chất và số phận bất hạnh, nộ lệ, bị đàn áp của Mị
34. Bản chất kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu ? Nêu ví dụ phân tích.
Kết cấu bề mặt
- Kết cấu bề mặt là sự tổ chức lời văn và hình tượng. Đó là sự liên kết các từ ngữ, câu
văn, sự liên kết các chương, phần để dựng nên các hình tượng nhân vật, mối quan hệ của
nhân vật và các sự kiện xảy ra, từ mở đầu cho đến kết thúc. Kết cấu bề mặt có vai trò xây
dựng các bức tranh, các cảnh tượng, các câu chuyện và nhân vật.
+ KCBM là sự tổ chức, sắp xếp ngôn từ, văn xuôi hay văn vần thơ luật hay thơ tự do.
+ KCBM là tổ chức các bộ phận của văn bản
+ KCBM còn là sự tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện, chi tiết.

- Kết cấu bề sâu là nội dung (CĐBĐ) Là cấu trúc bên trong của văn bản. cái ngầm chứa bên
trong.
+ Chỉ khi tìm kết cấu bề sâu thì người ta mới hiểu được ý nghĩa của văn bản.
+ Thể hiện tư tưởng của nhà văn, tạo sinh nhiều nghĩa thẩm mĩ
+ Thể hiện nội dung trừu tượng của cấu trúc ngôn ngữ
+ Thể hiện mối qhe giữa động cơ tâm lí của nhà văn với hệ thống hình tượng
Vd: Kim Lân miêu tả ngoại hình của Thị: : quần áo tả tơi như ổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ còn 2 con mắt. Khi bạn đọc chỉ nhìn thấy những hình ảnh bên trên ngôn từ của
nhà văn sẽ cảm thấy ghê sợ, nghèo khổ của nhân vật Thị. Nhưng khi khai thác, tìm hiểu bên
trong thì người đọc lại thương cảm cho số phận con người – nạn nhân của nạn đói, đồng thời
thấy được sự bám víu cuộc sống mãnh liệt của Thị.
35. Các dạng thức kết cấu? Nêu ví dụ phân tích.
- Kết cấu đơn tuyến là lối kết cấu cốt truyện xoay quanh 1 tuyến nv.
VD: Trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, kết cấu đơn tuyến được sử dụng khi tác giả xoay
quanh cuộc đời của Lão Hạc và những sự kiện xảy ra với ông.
- Kết cấu đa tuyến: cốt truyện bao gồm nhiều tuyến nv, sk, nhiều môi trường & địa điểm hoạt
động khác nhau của nv.
VD: Trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật
chính là Thắng và những người xung quanh anh ta. Câu chuyện được kể qua nhiều góc nhìn
khác nhau và diễn ra ở nhiều môi trường và địa điểm khác nhau
- Kết cấu đảo tuyến: trần thuật không theo trật tự thời gian tuyến tính mà có sự đảo lộn trật tự
thời gian, sk xảy ra sau kể trước, có khi kể kết cục trước rồi bắt đầu kể diễn biến.
VD: tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một ví dụ về
kết cấu đa tuyến. Cốt truyện bao gồm nhiều tuyến nhân vật và nhiều môi trường hoạt động
khác nhau của nhân vật
- Kết cấu vòng tròn là lối kết cấu đầu cuối TP đều sử dụng những chi tiết, những câu văn hoàn
toàn giống nhau.
VD: tiểu thuyết “Chi Phèo” của nhà văn Nam Cao là một ví dụ về kết cấu vòng tròn. Tiểu thuyết
bắt đầu bằng việc giới thiệu một người đàn ông tên Chi Pheo đang sống trong cảnh nghèo khó
và đau khổ. Sau đó, câu chuyện trở lại quá khứ của Chi Pheo để giải thích lý do tại sao anh ta
lại ở trong tình trạng hiện tại của mình. Cuối cùng, câu chuyện kết thúc bằng việc giới thiệu
lại Chi Pheo trong cảnh nghèo khó và đau khổ
- Kết cấu phân mảnh: các sk trong cốt truyện không liền mạch mà rời rạc, như những mảnh ghép
đặt bên nhau một cách lộn xộn, chấp nối  tạo ra sự đứt gãy mạch tự sự  cái nhìn mảnh
đoạn đối vs cuộc sống tan vỡ các giá trị. Trong kết cấu phân mảnh cốt truyện, phân mảnh nv,
phân mảnh thời gian không gian.
VD: Trong tiểu thuyết “Thân phận tình yêu” của Marguerite Duras, câu chuyện được kể qua
nhiều góc nhìn khác nhau của các nhân vật khác nhau và không có quan hệ nhân quả giữa các
sự kiện trong câu chuyện
- Kết cấu nâng cao: lối kết cấu bằng cách sắp xếp các chi tiết theo cấp độ tăng tiến.
VD: Tiểu thuyết “Mười lăm chân truyền kỳ” của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm này được xây
dựng bằng cách sắp xếp các chi tiết theo cấp độ tăng tiến và là một trong những tác phẩm văn
học nổi tiếng của Kim Dung
- Kết cấu dòng ý thức: để hiện trong những TPVH chú trọng miêu tả trạng thái lưu chuyển của ý
thức nv, không chỉ bao gồm ý thức tỉnh táo mà còn bao hàm cả vô thức, mộng ảo và ý thức
tiền ngôn ngữ.
VD: Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được xây dựng trên kết cấu dòng ý thức của nhân vật
chính. Tác giả đã sử dụng phương pháp trần thuật và kết cấu theo dòng ý thức của nhân vật
chính để tạo nên một tác phẩm đầy tính nghệ thuật và sâu sắc
36. Phân tích mối tương quan giữa kết cấu với giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học? Nêu
ví dụ phân tích.
Mối tương quan giữa kết cấu và giá trị thẩm mỹ của tpvh rất chặt chẽ. Kết cấu là cách thức
tgia sx các yếu tố như cốt truyện, nv, thgian, ko gian, ngôn ngữ điểm nhìn... để tạo nên 1 tp
hoàn chỉnh. Trong khi đó giá trị thẩm mỹ là đánh giá về tính nghệ thuật sức sáng tạo sức lôi
cuốn của tp đối vs người đọc. Kết cấu tốt sẽ giúp tp trở nên hấp dẫn và dễ hiểu hơn. Nó giúp
tác giả truyền tải thông điệp của mình 1 cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Kết cấu cũng giúp tác
giả tạo ra những tình huống gây cấn bất ngờ và đầy kịch tính từ đó tạo nên sức hấp dẫn cho
người đọc. Tuy nhiên kết cấu tốt đảm bảo có giá trị thẩm mỹ cao. Giá trị thẩm mỹ tp phụ
thuộc vào cách tác giả sd kết cấu để tạo ra những ý tưởng mới lạ sáng tạo và đầy cảm hứng.
Vd: tác phẩm văn học là việc phân tích kết cấu của tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Trong tiểu thuyết này, kết cấu được xây dựng bằng các câu
chuyện nhỏ liên quan đến nhau và được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Điều này giúp cho
người đọc có thể tiếp cận dễ dàng và hiểu được nội dung của tác phẩm.
37. Đề tài? Chủ đề? Đề tài và chủ đề có quan hệ với nhau như thế nào?
Đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện
tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng
nó cũng là sự ghi dấu ấn chủ quan của nhà văn. Bản chất đề tài không mang tính tư tưởng nhưng
cách thức lựa chọn đề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng.
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài. Nói cách khác, chủ đề
là những vấn đề đc nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên trong tp mà nhà văn cho là quan
trọng nhất.
Mqh hữu cơ có tác động qua lại lẫn nhau trên cái nền của hiện tượng đs Chủ đề được hình thành
trên cơ sở của đề tài, là phương diện chính yếu của đề tài. Những đề tài quan trọng sẽ góp phần
tạo nên những chủ đề lớn.
Chủ đề hình thành trên cơ sở đề tài, nhưng đề tài không quyết định hoàn toàn chủ đề. Cùng một
đề tài nhưng tác giả có thể chọn nhiều chủ đề.
VD: Cùng là đề tài Đất nước nhưng hình tượng Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được xây
dựng xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay còn Đất
nước của Nguyễn Đình Thi ca ngợi ý chí hào hùng của dân tộc Việt Nam bằng cách hồi tưởng
lại cuộc chiến tranh ác liệt và tội ác của kẻ thù.
38. Thế nào là tính đa đề tài và tính đa chủ đề trong tác phẩm văn học?
Tính đa chủ đề là tính chất của một tp vh có nhiều chủ đề khác nhau đc đề cập và phát triển
trong cùng 1 câu chuyện. Điều này có thể giúp tp trở nên phong phú và đa chiều hơn đồng thời
cũng thể hiện sự đa dạng và phức tạp của cuộc sống.
VD: Trong tiểu thuyết “Chiếc lá cuối cùng” của Ohenrry có nhiều đề tài khác nhau như ty,
tình bạn sự đổi mới, sự hy sinh, và sự thất bại. Tất cả các đề tài này đều đc phát triển và
liên kết vs nhau tạo nên 1 câu chuyện đầy cảm xúc ý nghĩa.
Tính đa chủ đề là tính chất của 1 tp vh có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ giới
hạn trong 1 lĩnh vực duy nhất. Giúp tp phong phú và đa dạng hơn đồng thời cũng thể hiện sự đa
tài và sựu hiểu biết rộng của nhà văn.
VD: Trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng nhiều chủ đè khác nhau như ty, chính trị
xh vh và tôn giáo. Tất cả các chủ đề đều được phát triển và liên kết với nhau tạo nên 1 tp đầy
sức sống và ý nghĩa

39. Vì sao nói tiểu thuyết là thể loại chủ đạo của văn học hiện đại? Nêu ví dụ phân tích.
Tiểu thuyết được coi là thể loại chủ đạo của văn học hiện đại vì nó phát triển mạnh mẽ trong thế
kỷ 19 và 20, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tiểu thuyết được xem là hình thức văn học
phân giải và phản ánh đời sống xã hội hiện đại, trong đó các nhân vật và sự kiện được miêu tả
tâm lý chân thực, có tính cách và mối quan hệ phức tạp.
Ví dụ, tiểu thuyết "The Great Gatsby" của F. Scott Fitzgerald đưa người đọc tới thế giới của giới
thượng lưu Mỹ vào thập niên 1920. Nhân vật chính, Gatsby, là một người trẻ giàu có và lãng
mạn, nhưng đầy ẩn khuất và không hạnh phúc. Câu chuyện được kể bằng lời của Nick
Carraway, một người bạn của Gatsby, và là một cách miêu tả các mối quan hệ phức tạp và nghĩa
vụ xã hội trong thời đại của họ.
Theo đó, tiểu thuyết là thể loại chủ đạo của văn học hiện đại vì nó cho phép tác giả phân tích và
miêu tả cuộc sống xã hội hiện đại một cách sâu sắc và chân thật.
40. Nhân vật trữ tình là gì? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình?
Nv trữ tình: là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân
vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ
tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có đường
nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có
cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác
phẩm tự sự hay kịch).
VD: Nhân vật trong bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương, rất dễ xác định. Đó chính là tác
giả
Nhân vật trữ tình trong thơ là một kiểu nhân vật văn học đặc biệt. Nhân vật trong tác phẩm tự
sự thường được miêu tả thông qua các sự kiện, xung đột, mâu thuẫn và tất cả các chi tiết của mỗi
tác phẩm đều được miêu tả trong mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác. nhân vật trữ
tình trong thơ thường là người mà nhà thơ mượn làm đối tượng để gửi gắm thế giới tình cảm, là
nguyên nhân trực tiếp tạo nên những xúc cảm của tác giả về cuộc đời và con người. quan sát,
cảm nhận và miêu tả đối tượng là một trong những cách thể hiện tư tưởng, tình cảm và thế giới
quan của nhà thơ. nhà thơ có thể thể hiện mình bằng cách khai thác và đào sâu vào thế giới bản
ngã của chính mình.
So sánh nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình:
+ Nhân vật trữ tình trong thơ là một kiểu nhân vật văn học đặc biệt. Thông thường, nhân vật
trong tác phẩm tự sự được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết qua lại
được miêu tả trong mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác. Nhân vật trữ tình là con
người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ,
toàn bộ trường ca hay toàn bộ sáng tác thơ) như một hình ảnh sống động.
+ Trong khi đó, nhân vật trong thơ trữ tình là loại nhân vật mang nhiều cảm xúc. Vào thời
điểm xuất hiện trong tác phẩm thì nó mang tâm sự giãi bày. Do thể loại trữ tình là thể loại bộc lộ
cảm xúc, mỗi một tác phẩm đều thể hiện một hoặc nhiều tâm sự giãi bày nào đó

You might also like