You are on page 1of 6

CÂU 1. Chữ viết Quốc ngữ thường dẫn đến những lỗi chính tả nào?

Thực trạng và
nguyên nhân khắc phục
 Chữ viết Quốc Ngữ thường dẫn đến những lỗi chính tả nào?
Do nhiều vấn đề mà chữ Quốc ngữ trong quá trình sử dụng đã bộc lộ một số bất hợp lý.
Hệ thống âm vị tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 6 phụ
âm cuối và 6 thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính). Người ta phải dùng hệ thống chữ cái
Latin để thể hiện các âm vị này. Chịu ảnh hưởng của cách viết của ngôn ngữ dòng
Roman và trình độ ngữ âm học của các tác giả chữ Quốc ngữ (người châu Âu) lúc đó còn
hạn chế, vì thế, chữ Quốc ngữ có âm vị được thể hiện bằng nhiều chữ cái (k = c, k, q; d =
r, d, gi), nhiều vần ghép không hợp lý (ng = ng, ngh; g = g, gh…),... Chữ Quốc ngữ cũng
là lối viết có nhiều dấu phụ nhất (dấu râu, dấu mũ, dấu giọng…). Ðiều này cũng gây
phiền hà cho việc viết, in ấn, phổ cập… Tiếng Việt lại là ngôn ngữ có nhiều phương ngữ.
Hiện tại, các nhà Việt ngữ chia thành ba vùng phương ngữ chính (Bắc Bộ, Trung Bộ,
Nam Bộ), nhưng thực tế, mỗi vùng này lại tồn tại nhiều phương ngữ, thổ ngữ nhỏ khác.
Ðiều này tạo nên sự khác biệt vùng miền, trong đó sự khác biệt về ngữ âm là rõ nhất
 Thực trạng và nguyên nhân khắc phục
Nguyên nhân gây loạn chính tả tiếng Việt còn xuất phát từ trong cấu tạo chữ viết tiếng
Việt. Trong chữ viết tiếng Việt còn tồn tại nhiều hình thức một âm vị biểu đạt hơn một
âm tố, như: /i/ (i, y); /k/ (k, c, q); /z/ (d, gi), /ŋ/ (ng, ngh), /ɤ/ (gh, g), /ă/ (a, ă),… hoặc một
số phụ âm có kí hiệu khác nhau nhưng khi âm đọc gần giống nhau nên khi viết hay lẫn
lộn, như: tr/ch, l/n, s/x, d/gi, n/ng, t/c g/gh, ng/ngh,… Các thanh điệu trong tiếng Việt
cũng thường lẫn lộn do thói quen ngôn ngữ của người sử dụng, cách phát âm của từng
vùng dẫn đến chữ viết cũng bị ảnh hưởng, như; dấu ngã/dấu nặng; dấu ngã/dấu hỏi; dấu
huyền/dấu sắc…
Ngoài ra, lỗi chính tả còn do các yếu tố ảnh hưởng đến chữ viết, như: Ngôn ngữ âm thanh
lệch chuẩn so với chính tả tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong
giao tiếp hàng ngày sẽ tác động đến chữ viết “nói sao viết vậy” làm cho chữ viết lệch lạc;
Các phương tiện điện tử và nhu cầu cuộc sống hiện đại tác động đến người sử dụng chữ
viết, hình như con người trong thời hiện đại không có đủ thời gian, kiên nhẫn và tâm trí
để rèn chữ viết đẹp như các thế hệ trước. Tình trạng HS phổ thông không hứng thú học
môn Ngữ văn, chữ viết xấu, hình thức chữ viết của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội và
tin nhắn,… làm lệch chuẩn chữ viết tiếng Việt, ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp của
người Việt.
Thực trạng vấn đề chữ viết hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc văn hóa của dân
tộc. Tình trạng viết sai chính tả tiếng Việt trên các phương tiện thông tin truyền thông và
quảng cáo; trong các văn bản hành chính; trong các bài văn của HS, SV… làm mất đi vẻ
đẹp, trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, đã đến lúc Nhà nước cần có những qui định thống
nhất nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua chữ viết tiếng Việt.
Có nhiều cách để khắc phục lỗi sai về chính tả. Ngoài việc phải có sự hiểu biết về kiến
thức tiếng Việt, thì quan trọng nhất là phải có ý thức sử dụng để cho tiếng Việt được
trong sáng. Nhất là khi thấy nghi ngờ từ nào đó viết chưa đúng chính tả thì phải truy cho
đúng. Thường xuyên tra từ điển cũng là một cách khắc phục lỗi sai. Ngoài ra nên có một
số mẹo để sử dụng đúng.
Để hạn chế thực trạng này, giáo viên và học sinh cần nắm chắc một số quy tắc về chính tả
tiếng Việt. Cụ thể là: Thứ nhất, quy tắc viết hoa, gồm cách viết tên riêng - ví dụ Trần
Hưng Đạo; cách viết tên cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội - ví dụ Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cách viết tên tác phẩm, văn bản - ví dụ Lão
Hạc; cách viết tên riêng nước ngoài - ví dụ Hoa Thịnh Đốn/ Washington… Thứ hai, cách
viết tắt - ví dụ UBND (Ủy ban nhân dân), TBT (Tổng bí thư), Ttg (Thủ tướng), TS (tiến
sĩ), ThS (thạc sĩ)… Thứ ba, quy tắc ghi thanh điệu: Thanh điệu được ghi phía trên về bên
phải âm chính của tiếng (ví dụ chính tả), riêng thanh “nặng” ghi bên dưới âm chính (ví dụ
địa ngục). Các trường hợp nguyên âm đôi: nếu sau nguyên âm đôi trong từ có âm cuối thì
ghi thanh điệu vào nguyên âm đứng sau của âm đôi (ví dụ luống cuống, thuận tiện…),
nếu sau âm đôi không có âm cuối mà đứng một mình thì ghi thanh điệu ở âm trước trong
âm đôi (ví dụ lúa gạo, chan chứa…).
Dùng một số mẹo để chữa các lỗi thông thường về chính tả, như lỗi về dấu thanh, phổ
biến nhất là lỗi về dấu hỏi và dấu ngã; lỗi về vần, như lẫn lộn giữa iu, iêu, ưu và ươu; lỗi
về phụ âm đầu, như lẫn lộn giữa l và n, tr và ch; lỗi về từ láy, từ Hán Việt… Chẳng hạn
dùng mẹo về dấu thanh trong từ láy: “Chị Huyền mang nặng ngã đau/ Hỏi không sắc
thuốc lấy đâu mà lành”. Theo đó, các từ láy có thanh điệu huyền - nặng - ngã và hỏi -
không/không có dấu thanh - sắc thường đi liền với nhau, ví dụ nũng nịu, lừng lẫy, ngớ
ngẩn, sáng sủa (ngoại lệ vẻn vẹn, ngoan ngoãn, khe khẽ, bền bỉ…).
Dùng mẹo “Mình nên nhớ viết là dấu ngã” áp dụng cho từ Hán Việt. Theo mẹo này, khi
gặp những từ Hán Việt có phụ âm đầu là m, n, nh, v, l, d, ng...mà phân vân không biết
viết dấu hỏi hay ngã, thì nên nhớ bao giờ cũng viết dấu ngã. Ví dụ mỹ lệ, nỗ lực, nhãn
quan, vãng lai, viễn thị, lữ khách, kiều diễm, ngưỡng mộ…

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào về hai trường hợp chính tả: Nói sao viết vậy? Nói vậy thì
viết sao? Lây ví dụ minh hoạ
 Nói sao viết vậy? Lấy ví dụ minh hoạ?
Chữ Quốc ngữ của ta là chữ ghi âm (nói sao viết vậy). Chính tả phải đi theo chính
âm. Phát âm là căn cứ để ghi chép. Thí dụ, câu Hôm qua em tới trường gồm 5 âm tiết và
người nghe sẽ chép lại bằng cách lần lượt ghép vần các âm tiết và viết cho đúng. Nguyên
tắc này là “mẫu số chung” giúp cho mọi người ở mọi vùng miền quy về một mối, dù biến
thể ngữ âm là điều khó tránh. Chẳng hạn, các từ như Việt Nam, dưa chuột, ve vãn, người
miền nam nói là Giệc Nam, dưa chuộc, ve vãng; Quảng Nam, tiểu đoàn, đi làm, người
miền trung nói là Quẩng Nôm, tỉu đoòng, đi lờm/lồm; con bò vàng người Thạch Thất (Hà
Tây cũ) nói là con bo vang… Nói có khác nhưng chính tả chỉ có một cách viết duy nhất.
Dù trong một chừng mực nào đó, nguyên tắc ngữ âm học chưa thật sự được áp dụng một
cách tuyệt đối, song chuẩn chính tả sẽ giúp cho tình hình đó bớt lộn xộn.
Việc nói sao viết vậy đang dần thịnh hành trong giới trẻ hiện nay. Không chỉ dùng
loại ngôn ngữ “chat chit”, đa số các bạn trẻ đều sử dụng những chữ viết tắt khi trao dổi
thông tin. Hàng loạt trang cộng đồng, diễn đàn liên tục cập nhật các bài đăng tổng hợp về
những từ viết tắt mà bạn trẻ thường sử dụng để những thành viên mới… kịp thời nhận
biết và hiểu nghĩa. Đa số từ viết tắt xuất hiện dưới hình thức là chuỗi những ký tự đầu
trong cụm từ muốn viết như: KLQ (không liên quan), QTQĐ (quá trời quá đất)…Một
kiểu khác lại xuất hiện dưới hình thức là viết tắt của từ tiếng Anh như: LOL (Laugh out
loud - cười to), BTW (By the way - nhân tiện)…Có những kiểu viết tắt bắt nguồn từ một
từ với cấu trúc nửa Tây nửa ta như: OMC (Oh my chuối - phiên bản tự chế của Oh my
God).
Song, nhiều từ viết tắt như câu chửi lại được dùng vô tội vạ, ngay cả từ những status
nghiêm túc trên Facbook, đặc biệt trong các comment, như "Đậu xanh rau má" (nói lóng
một tiếng chửi thề), CLGT: Cần lời giải thích (cũng có nghĩa là: Cái l... gì thế?), Oh
Shit (tiếng Anh có nghĩa là chất thải, phân, bạn trẻ dùng thay tiếng chửi), CMNR: Con
mẹ nó rồi…Chữ viết tắt kiểu teen không những xuất hiện tràn lan trên Internet mà còn
đang “mon men” bước vào môi trường học đường và có mặt ngay trong những bài làm
văn của học sinh, thậm chí là học sinh ở những vùng sâu, vùng xa.
 Nói vậy thì viết sao? Lấy ví dụ minh hoạ
Chính tả tiếng Việt được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống ngữ âm của chữ viết (chữ
quốc ngữ). So với một số chữ viết khác cùng sử dụng bộ chữ cái La - tinh để ghi âm (như
chữ viết tiếng Anh, Pháp…) thì chữ viết tiếng Việt có cách viết sát với phát âm – nói thế
nào viết thế ấy.
Vì vậy, chỉ cần viết đúng các âm tiết là sẽ viết đúng chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên, chữ
quốc ngữ được xây dựng trên nguyên tắc âm vị học. Nguyên tắc này yêu cầu giữa âm và
chữ phải có quan hệ tương ứng 1-1, nghĩa là một âm vị chỉ có một chữ cái ghi âm. Nhưng
những người tạo ra chữ quốc ngữ đã không tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc nói trên. Vì vậy
đã tồn tại một số hiện tượng chính tả bất hợp lí. Để khắc phục những bất hợp lí đó, cha
ông ta đã hình thành nên bộ quy tắc chính tả tiếng Việt. Để viết đúng chính tả, chúng ta
cần tuân theo những quy tắc ghi âm tiếng Việt theo bộ quy tắc. Ngoài ra chúng ta còn
phải tuân theo các quy tắc viết hoa, quy tắc viết phiên âm,…Và cũng như thế đó, quy tắc
ghi âm của âm vị học sẽ theo sát với chữ quốc ngữ và nhằm để đúng chính tả . Một số
trường hợp nhiều người đọc đúng nhưng viết sai chính tả một số vần như “ tr ” hay “ ch ”
Ví dụ như :
Cách nói Cách viết
Chẻ thơ Trẻ thơ

Biết Biếc

Nghếch Nghiết
Và cũng trả lời được câu “ Nói vậy thì viết sao ” , hầu hết những người lớn tuổi , họ quên
hết mặt chữ đôi khi họ sẽ theo bản năng đọc sao viết vậy.
Câu 3: Trình bày nguyên tắc I ngắn và Y dài hiện nay
Những người thiên về góc nhìn ngữ âm học cho rằng cả hai chữ i ngắn và y dài trong các
trường hợp trên đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả, vậy nên tốt nhất là nhập
hai cách viết đó làm một cho nhất quán và giản tiện. Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
Việt viết: “Trong chính tả hiện nay đang có những trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết
tùy tiện theo hai cách khác nhau. Đó là cách viết lung tung i/y và d/gi” (1). Và tác giả đề
nghị: “Thống nhất viết nguyên âm – âm chính /i/ bằng chữ cái “i”, ví dụ: lí luận, kĩ thuật, mĩ
thuật,…”. Không chỉ tác giả của giáo trình trên mà xu hướng chung của giới ngôn ngữ học nhiều
năm qua là như vậy.
Qua những quy định trên, có thể tổng hợp quy tắc chính tả phân biệt “i” ngắn và “y” dài như sau:
– Nếu đứng một mình thì viết y (y tế, ý nghĩ).
– Nếu đứng sau âm đệm u thì viết y (suy nghĩ, quy định).
– Nếu nguyên âm đôi iê đứng đầu tiếng thì
Viết y (yên ả, yêu thương).
– Nếu là vị trí đầu tiếng (không có âm đệm) thì viết i (im lặng, in ấn).
– Nếu là vị trí cuối tiếng (trừ uy, ay, ây) thì viết i (chui lủi, hoa nhài).
– Nếu trường hợp dùng được cả i và y mà
Không đổi nghĩa thì sẽ dùng i.
Câu 4: Phiên âm âm vị học bài thơ sau và nhận xét về những hạn chế của Chữ Quốc Ngữ
có trong bài thơ: Mùa xuân chin của Hàn Mặc Tử

You might also like