You are on page 1of 19

Bảo trì TBCN

Câu 1: Bảo trì và phân loại bảo trì TBCN ?


Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng và ở một tình trạng vận hành đạt
yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn; và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.

Trang 19 + 20 + 21

Câu 2: Thực trạng công tác BTTBCN hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới ?

1.Thế giới
- Có 5 cấp bậc bảo trì
+ Bảo dưỡng khi máy hỏng
+ Bảo dưỡng phòng ngừa: BD định kì theo thời gian hoặc dựa trên tình trạng thiết bị
+ Bảo dưỡng dự báo trước khi máy hỏng
+ Bảo dưỡng hiệu suất
+ Bảo dưỡng hiệu suất tổng thể
- Trên thế giới BD luôn được chú trọng và được các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực lớn vào lĩnh vực này
Nguyên nhân
- Thế giới luôn coi BD và SX là 2 mặt của vấn đề
+ Một bên là sản xuất, một bên là BD và luôn gắn chặt với nhau
+ Coi BD cũng đóng góp lợi nhuận cho công ty

2. Việt nam
- Đang ở đầu cấp độ 2
- Tụt hậu so với thế giới từ 40-50 năm
- Một nghiên cứu mới đây ước tính rằng 50% máy móc thiết bị tại các công ty sản xuất công nghiệp Việt Nam
bị hỏng hoặc hư hại nghiêm trọng do không được bảo dưỡng. Vì thế, vấn đề thiếu bảo dưỡng công nghiệp hiện
nay đang là một thách thức đối với hiệu quả và lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên giải quyết
vấn đề này sẽ mang lại tiềm năng lớn về tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh.
- Nguyên nhân:
+ VN từng là bãi rác công nghiệp
Việt Nam từng có trình độ bảo dưỡng công nghiệp khá tốt trong thời kỳ bao cấp, khi máy móc thường nhập từ
các nước XHCN với những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng của các chuyên gia nước bạn.
Tuy nhiên sau đó, thiết bị được nhập về từ khắp nơi. Có một thời gian, nước ta trở thành bãi rác công nghệ với
rất nhiều thiết bị cũ được nhập từ các nước. Vì thế, các hướng dẫn sử dụng và bảo hành thiết bị khác nhau, gây
nhiều khó khăn cho người quản lý cũng như kỹ thuật bảo dưỡng.
+ Trình độ bảo dưỡng tụt hậu ̣ <cách tiếp cận, suy nghĩ về BD của người VN>
- Các doanh ngiệp VN đang có nhiều quan điểm sai lầm về bảo trì. Họ luôn coi BD và SX là 2 cánh tay:
+ Tay phải sản xuất là tiền, lợi nhuận
+ Tay trái bảo dưỡng thì tốn tiền, không sinh lợi nhuận nên cố gắng giảm chi phí bảo dưỡng
- Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp VN đang thay đổi dần tư duy về vai trò của bảo dưỡng. Các doanh
nghiệp đã nhận ra vai trò quan trọng cảu bảo dưỡng và đang dần đầu tư nhiều nguồn lực hơn cho bảo dưỡng để
tiếp cận công nghệ bảo dưỡng tiên tiến của thế giới

Câu 3: Mục đích, tầm quan trọng, lợi ích của công tác BTTBCN ?

1. Mục đích bảo trì


- Ngăn ngừa sự cố trong quá trình vận hành
- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
- Tối đa hiệu suất hoạt động
- Giảm thời gian chờ do máy hư
- Giảm chi phí bảo trì
- Nâng cao hiệu quả hoạt động
- Ngăn ngừa sự mòn của chi tiết máy
- Loại bảo khuyết tật trong tương lai

2. Lợi ích của bảo trì


- Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng
- Cực đại hóa năng suất
- Đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ của máy lâu hơn
- Tăn khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngững máy để bảo trì nhỏ nhất
- Cải tiến liên túc quá trình sản xuất
- Tối ưa hóa hiệu suất của máy
- Máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất
lượng hơn
- Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn
Hiện nay, bảo trì ngày càng trở nên quan trọng. Ở những nước đang phát triển, có nhiều máy móc cũ đang hoạt
động. Vấn đề phụ tùng là yếu tố cần quan tâm, bởi vì khó tìm được phụ tùng thay thế cho thiết bị, nếu có tìm
thấy thì giá cũng rất cao và phải trả bằng ngoại tệ. Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của những hỏng hóc đã
được đề phòng thì những vấn đề này phần nào đã được giải quyết .

Câu 4: Độ tin cậy của hệ thống sản xuất T


̣ HSX ?
Câu 5: Mô hình hóa, ước lượng hàm hư hỏng của hệ thống sản xuất ?

Câu 6: Tính sãn sàng của HTSX ?

Câu 7: Bảo trì dự phòng, Bảo trì sửa chữa, Bảo trì theo độ tin cậy ?
1, Bảo trì dự phòng
- Bảo trì dự phòng là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kĩ thuật về bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa, được tiến
hành theo chu kì sửa chữa và theo kế hoạch nhằm hạn chế sự hao mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị, đảm
bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái bình thường và giúp doanh nghiệp xác định các vấn đề tiềm tàng
trước khi chúng phát sinh.
- Các thành phần của Bảo trì dự phòng
+ Đo lường: . Đo lường định kì vật tư, thiết bị, so sánh thông số hiện trạng của chúng với tiêu chuẩn
. Mục đích: Đưa ra đánh giá về độ tin cậy của chúng
+ Vệ sinh: . Vệ sinh, làm sạch, bảo quản, nạp năng lượng cho các vật tư thiết bị một cách định kì
. Mục đích: Tránh các hư hỏng bộc phát
+ Căn chỉnh: . Căn chỉnh và kiểm chuẩn các máy móc, thiết bị dụng cụ sản xuất và đo lường
. Mục đích: Ổn định các chỉ số thu thập được
+ Kiểm tra: . Kiểm tra khả năng làm việc của vật tư thiết bị
. Mục đích: Thay thế và swar chữa nếu cần
+ Điều chỉnh: . Điều chỉnh thông số máy móc, thiết bị vật tư để tối ưa hóa hiệu suất vận hành
. Mục đích: Tối ưa hóa hiệu suất của hệ thống
+ Thay thế: . Thay thế các thiết bị vật tư đã cũ không còn đạt yêu cầu bằng các chi tiết, vật tư mới
. Mục đích: Duy trì độ tin cậy chung của hệ thống
- Một số dấu hiệu cho thấy hệ thống cần thiết lập bảo trì dự phòng
+ Máy móc hư hỏng nhiều nên không thể tận dụng thời gian bật máy
+ Máy móc cho ra chất lượng sản phẩm không ổn định, kích thước có dung sai lớn
+ Chi phí bảo trì cao do không chú ý đền việc bôi trơn, kiểm tra, thay thế các chi tiết lăn trượt, dẫn đến hư hỏng
do mòn
+ Máy móc hỏng sớm hợn thời gian dự kiến
- Các gia đoạn bảo trì dự phòng
+ GD1: Chọn các thiết bị và phạm vi bảo trì dự phòng, yêu cầu đối với các thiết bị đó
+ GD2: Từ đó, xác định các yêu cầu công việc cần thực hiện
+ GD3: Xác định tần suất cho từng công việc đã xác định
+ GD4: Đưa ra các yêu cầu công việc cùng tần suất cho người thực hiện
+ GD5: Đào tạo về công việc và cách thức thực hiện cho người thực hiện
+ GD6: Đánh giá và kiểm tra định kì, điều chỉnh

2. Bảo trì sửa chữa


- Bảo trì sửa chữa là các biện pháp kĩ thuật nhầm tiến hành sửa chữa các thiết bị, chi tiết hư hỏng
- Các thành phần của bảo trì sửa chữa
+ Sửa chữa hư hỏng: . Sửa chữa các chi tiết hư hỏng về trạng thái vận hành
. Mục đích: Đưa hệ thống hoạt động trở lại
+ Phục chế: . Tháo gỡ, phân tích và thay thế, sửa chữa từng chi tiết nhỏ trong cụm chi tiết để phục hồi tính năng
. Mục đích: Phục chế gần với hiện trạng ban đầu
+ Đại tu: . Sửa chữa tất cả các chi tiết trong cụm
. Mục đích: Nâng cao độ tin cậy hệ thống
- Các gia đoạn của Bảo trì sửa chữa:
+ GD1: Nhận diện hư hỏng hoặc yêu cầu sửa chữa
+ GD2: Cô lập hệ thống để tìm vị trí của thiết bị/ chi tiết bị hỏng
+ GD3: Phân tích chi tiết hư hỏng để tìm ra nguyên nhân
+ GD4: Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần
+ GD5: Kiểm tra và đưa hệ thống vận hành trở lại
- Để giảm thời gian Bảo trì sửa chữa, có thể sử dụng một số phương án sau:
+ Tăng tốc độ chẩn đoán lỗi, xác định vị trí và chi tiết gây hư hỏng, có thể dựa vào dữ liệu quá khứ, tăng kĩ
năng nhân viên, đưa ra quy trình tối ưa, ...
+ Sửa dụng tối đa tính lắp lẫn, bằng cách sử dụng các chi tiết tiêu chuẩn, giảm thời gian lắp đặt, giảm tồn kho
vật tư thay thế
+ Thiết kế hệ thống có máy móc, thiết bị dự phòng thay thế
+ Thiết kế các cụm chi tiết dễ tháo lắp, dễ bảo trì để tăng tốc độ tháo lắp
+ Sử dụng các thiết bị phụ trợ và công cụ dụng cụ thao tác thích hợp

3. Bảo trì theo độ tin cậy


- Bảo trì theo độ tin cậy
- Các thành phần
+ Bảo trì phòng ngừa: Chủ động cải tiến và tối ưa các hoạt động bảo trì, thông qua thiết kế, cài đặt, vận hành,
hiệu chỉnh và đưa ra quy trình bảo trì hiệu quả
+ Bảo trì sửa chữa: Thực hiện chiến lược sửa chữa hoặc thay thế khi hư hỏng đối với một số thành phần, tùy
cấp độ ưa tiên chủa chúng
+ Bảo trì dự phòng: Thực hiện bảo trì dự phòng đối với các chi tiết cần kiểm tra, thay thế, bôi trơn,... định kì
+ Giám sát tình trạng: Ghi nhận tình trạng hiện tại, và phán đoàn khả năng hư hỏng của máy móc, thiết bị trong
thời gian tói
- Các thành phần của Bảo trì phòng ngừa
+ Nâng cao độ tin cậy: . Nâng cao độ tin cậy của từng chi tiết, vật tư bằng cách thiết kế lại chúng, để loại trừ
một số nguyên nhân gây hư hỏng
. Một số kĩ thuật thông dụng là FMEA và FTA
+ Phân tích sai lỗi: Sau khi tháo chi tiết bị hư hỏng ra khỏi máy, tiến hành những phân tích sai lỗi dẫn đến hư
hỏng và từ đó đưa ra phương pháp phòng ngừa
+ Phân tích nguyên nhân gốc rễ: Xác định nguyên nhân gốc rễ đẫn đến sai lỗi và đưa ra cách phòng chánh
+ Xác định thông số tối ưa: Xác định các khoảng thông số vận hành tối ưa đới với chi tiết như rung động cho
phép, nhiệt độ cho phép,... dựa vào dữa liệu lịch sử
+ Xác định tần suất tối ưa: Xác định các tần suất bảo trì tối ưa dựa vào hiện trạng thiết bị và dữa liệu hư hỏng
quá khứ
+ Kiêm tra chất lượng chi tiết thay thế: Kiểm tra chất lượng chi tiết thay thế trước khi lắp đặt, để đảm bảo độ
tin cậy tương thích với yêu cầu
+ Phòng ngừa lặp lại: Có những biện pháp quy trình để tránh hư hỏng lặp lại
+ Cài đặt và phục chế chính xác: Tuân thủ việc cài đặt và phục chế theo đúng yêu cầu kỹ thuật một cách chặt
ché trước khi vận hành
- Phương pháp, chỉ số giám sát tình trạng thiết bị thường gặp
+ Giám sát rung động: Sửa dụng để giám sát tình trạng của thiết bị quay hoặc độ ổn định cảu các cấu trúc có
dạng kết cấu. Bao gồm: Phân tích dải rung động, rung động xoắn,...
+ Giám sát dòng điện: Sử dụng để giám sát tình trạng của dòng điện đầu vào hoặc đầu ra của máy móc.
Bao gồm: Phân tích sự lệch pha, hở điện,...
+ Giám sát nhiệt độ: Sử dụng hồng ngoại hoặc quang phổ để giám sát tình trạng nhiệt độ tại các điểm cốt yếu
trên máy móc,...
Bao gồm: cảm biến tiếp xúc, không tiếp xúc,...
+ Giám sát bôi trơn và hạt mòn: Sử dụng để giám sát tình trạng mòn của các chi tiết, chất lượng chất bôi trơn,...
Bao gồm: Phân tích độ nhớt, chỉ số axit,...
+ Giám sát sóng âm: Sử dụng để giám sát thiết bị khi có âm thanh lạ phát ra.
+ Các phương pháp giám sát không phá hủy: Sử dụng sóng siêu âm, tia X,... để phát hiện các khu vực tập trung
ứng suất, rỗ khí, khuyết tật,....

Câu 8: Dự trữ chi tiết và chiến lược thay thế ?


1, Dự trữ chi tiết
- Tồn kho cho bảo trì: Là những nguyên vật liệu, vật tư thay thế cần thiết để thực hiện thay thế, sửa chữa, bổ
sung cho máy móc.
Những tồn kho này đảm bảo cho việc bảo hành, bảo trì khi cần thiết.
- Yêu cầu tồn kho bảo trì:
+ Tồn kho loại nguyên liệu phụ tùng nào? Phụ thuộc yêu cầu, độ khan hiếm của mặt hàng, chi phí, khả năng
xảy ra hư hỏng do lưa kho
+ Khối lượng/ số lượng phụ tùng cần tồn kho. Phụ thuộc vào tần suất sử dụng và thời gian giao hàng từ nhà
cung ứng
+ Nhà cung ứng nguyên liệu/ phụ tùng? Phụ thuộc việc so sánh giá cả, thời gian giao hàng, chất lượng,...
+ Lượng tồn kho tối thiểu cho phép? Dựa vào lịch sử sử dụng và ước tính lượng cần trong trương lai.
+ Lượng tồn kho tối đa cho phép? Phụ thuộc chi phí dành cho vật tư và lịch sử sử dụng.
+ Thời gian mua và thanh toán. Dựa vào thông báo của nhà cung cấp và giảm giá, lịch sử mua hàng,...
- Quản lý tồn kho
+ B1: Xác định số lượng sử dụng hàng năm của từng loại vật tư cần thiết
+ B2: Xác định chi phí của từng laoij vật tư đó theo hàng năm
+ B3: Phân loại các loại vật tư dựa vào tỉ lệ giá trị của chúng
+ B4: Quản lý từng loại theo phương pháp tương ứng
- Tồn kho loại A: Bao gồm loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm cao nhất, chiếm 70 – 80 phần trăm tổng giá trị
hàng dự trữ, chiếm 15 phần trăm tổng số hàng dự trữ.
Đây là loại cần ưa tiên nhất. Các phương pháp quản lý cần áp dụng:
+ Thường xuyên rà soát nhu cầu sắp tới
+ Ghi lại toàn bộ lịch sử sử dụng
+ Rà soát định kì bởi cấp quản lý
+ Tìm cách giảm thời gian đặt hàng từ nhà cung cấp
+ Chính sách nhiều nhà cung cấp
- Tồn kho loại B: Bao gồm loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình, chiếm 15-25 phần trăm tổng
giá trị hàng dự trữ, chiếm 30 phần trăm tổng số hàng dự trữ.
Ưa tiên không cao. Cần áp dụng
+ Ghi chép định kỳ + Ghi lại lịch sử mau hàng và giao hàng
- Tồn kho loại C: Bao gồm loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm nhỏ, chiếm 5 phần trăm tổng giá trị hàng dự
trữ, chiếm 55 phần trăm tổng số hàng dự trữ
Không cần ưa tiên chỉ cần xác định lượng tồn kho tối thiểu cần duy trì
- Lượng đạt hàng kinh tế:
+ Khi đặt hàng nhiều vật tư để tồn kho cho bảo trì, thì chi phí mua trên một đơn vị chi tiết giảm, tuy nhiên chi
phí bảo quản lại sẽ tăng. Do vậy tổng chi phí sẽ có một điểm tối ưa, tại một lượng đặt hàng tối ưa gọi là lượng
đặt hàng kinh tế.
+ Phụ thuộc vào các yếu tố:
. Chi phí lưa kho gồm chi phí vận hành, bảo hiểm, trả lãi trên giá trị vật tư tồn kho,...
. Chi phí đặt hàng: Chi phí tổ chức đấu thầu, in ấn đơn hàng + Chi phí nhận hàng, kiểm tra chất lượng.

2,Chiến lược thay thế


- Thay thế do hư hỏng: Thay thế khi xảy ra hư hỏng, trục trặc
- Thay thế chủ động:
+ Thay thế theo thời gian:
+ Thay thế theo tuổi thọ
+ Thay thế theo điều kiện

Câu 9: An toàn của HTSX ?


- An toàn hệ thống là khả năng vận hành an toàn của tất cả các thành phần trong hệ thống mà không gây ra một
tai nạn nào.
- Phân tích an toàn hệ thống sản xuất
+ Phân tích định tính: Sử dụng các phân tích logic, tìm hiểu cấu trúc các kiểu hư hỏng khác nhau của hệ thống
và mối quan hệ giữa chúng.
+ Phân tích định lượng: Sử dụng dữ liệu hư hỏng, đánh giá thời gian sửa chữa, khuyết điểm của nhân công, dự
đoán xác suất xảy ra tai nạn,..
Việc chọn phương pháp nào phụ thuộc vào độ phức tạp hệ thống, tính khả thi dữ liệu,...
- Thủ tục phân tích an toàn hệ thống
+ Kỹ thuật quy nạp: . Hư hỏng phần cứng: Phân tích độ tin cậy và Phân tích kiểu hư hỏng
. Khuyết điểm thủ tục: Phân tích các yếu tố con người, yếu tố rủi ro
Kỹ thuật quy nạp phân tích từ mức thành phần, xác định tác nhân gây hư hỏng ở các thành phần của hệ thống
+ Kỹ thuật suy diễn: Hư hỏng phần cứng và thủ tục: Phân tích cây hư hỏng và phân tích cây sự kiện

Câu 10: Phân tích các dạng hỏng và tác nhân gây hỏng ?
- Phân tích hư hỏng là quy trinh phân tích các dạng hư hỏng và tác nhân với mục đích là xác định các dạng hư
hỏng có thể xảy ra tại các thành phần và đánh giá hệ quả của các thành phần này
- Phân ra 2 nguyên nhân cơ bản
+ Nguyên nhân thiết kế: Sử dụng phân tích các phần từ thiết kế. Tại đây tập trung vào các tác động sai lỗi liên
quan đến chức năng của các phần tử trong thiết kế
+ Nguyên nhân quá trình: Sử dụng để phân tích các chức năng của quá trình. Tại đây tập trung vào các sai lỗi
gây ra các khuyết tật trên sản phẩm
- Quy trình phân tích hư hỏng
+ Liệt kê tất cả các dạng hư hỏng tiềm năng có thể xảy ra
+ Liệt kê các nguyên nhân, tác nhân, các rủi ro của từng dạng hư hỏng
+ Đánh gía tần suất xảy ra, khả năng phát hiện, mức độ nghiêm trọng của từng dạng hư hỏng
+ Đưa ra các hoạt động theo dõi và sửa chữa, biện pháp đối ứng với từng dạng hư hỏng.
- Phân tích từng nguyên nhân gây ra khiếm khuyết theo 3 tiêu chí:
+ S – Mức độ nghiêm trọng: Xác định mức độ nghiêm trọng của hậu quả của khiếm khuyết này đối với người
tiêu dùng
+ O – Xác suất xảy ra: Nó cho thấy mức độ thường xuyên xảy một vi phạm nhất định và liệu tình huống có thể
xảy ra lần nữa hay không
+ D – Khả năng phát hiện: Liệu khiếm khuyết có dễ dàng phát hiện hay không
- Biện pháp phòng tránh:
+ Loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của khiếm khuyết bằng cách thay đổi thiết kế hoặc quy trình
+ Ngăn chặn sự xuất hiện bằng các phương pháp điều chỉnh thống kế
+ Giảm thiểu hiệu quả tiêu cực cho người mua và khách hàng
+ Giới thiệu các công cụ để phát hiện kịp thời các lỗi và sửa chữa tiếp theo
- Sử dụng hệ thống phân tích hư hỏng khi nào
+ Phát triển các yeeêu cầu hệ thống để giảm thiểu khả năng thất bại
+ Phát triển các thiết kế và hệ thống kiểm tra để đảm bảo những thất bại được loại bỏ và những nguy cơ được
giảm xuống
+ Phát triển và đánh giá các hệ thông chẩn đoán
+ Để giúp đỡ với lựa chọn thiết kế

Câu 11: Phân tích cây sự kiện, cây hư hỏng ?


1, Cây sự kiện
- Định nghĩa: Là quy trình phân tích các sự kiện có thể xảy ra của hệ thống với các giả định về trường hợp các
sự kiện đó. Qua đó ta có thể đánh giá được các phản ứng dây truyền khi một chuỗi các sự kiện xấu xảy ra
-
2. Cây hư hỏng
- Định nghĩa: Là quy trình phân tích các sự kiện dẫn đến hư hỏng của hệ thống bằng việc đánh giá xác suất xảy
ra của các sự kiện đó, dựa vào cấu trúc các sự kiện có thể xảy ra
- Quy trình xây dựng cây hư hỏng
+ B1: Xác định sự kiện hư hỏng quan trọng nhất với hệ thống
+ B2: Xác định các sự kiện dẫn đến sự kiện đó, đặt các cổng and và or
+ B3: Khai triển cây cho đến khi xác định được tất cả các lỗi cơ bản hoặc sự kiện không phát triển
+ B4: Tính xác suất xảy ra sự kiện hư hỏng quan trọng dựa vào xác suất của các sự kiện và phần tử đầu vào

Câu 12: Phân tích rủi ro, sai lỗi bảo trì do con người ?
1, Phân tích rủi ro
- Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứa những hiểm họa, xác định các mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro
- Quy trình phân tích rủi ro
+ B1: Xác định các mối đe dọa rủi ro: Từ con người, từ quá trình hoạt động, môi trường,...
+ B2: Ước lượng rủi ro: Giá trị rủi ro bằng Xác suất xảy ra rủi ro đó nhân Tỏng chi phí do rủi ro gây ra
+ B3: Kiểm soát rủi ro: Kiểm soát các rủi ro đã xác định, với quỹ cho phép bằng chính gia trị của rủi ro ấy. Đôi
khi chấp nhận rủi ro cũng sẽ tốt hơn lẵng phí nguồn nhân lực để loại trừ nó.
2, Sai lỗi bảo trì do con người
- Sai lỗi do con người là làm sai công việc khi thực hiện bảo trì, hoặc thực hiện một việc không được phép, dẫn
đến hư hỏng thiết bị và không vận hành được theo kế hoạch
- Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
+ Layout khu vực làm việc không hợp lý
+ Thiết kế chi tiết không tối ưa cho bảo trì
+ Hướng dẫn thực hiện công việc bảo trì không rõ ràng
+ Công việc bảo trì quá phức tạp
+ Công cụ dụng cụ dduwwojc cấp không phù hợp
+ Môi trường làm việc không thích hợp
+ Thiếu công tác đào tạo hướng dẫn
Nguyên nhân chủ quan
+ Có xu hướng dung tay mình để kiểm tra hoặc sờ vào chi tiết
+ Có xu hướng tiếp tục sử dụng chi tiết đã hỏng nếu không có tiếng động hay chuyển động bất thường
+ Có suy nghĩ rằng chi tiết mới mua về là an toàn
+ Có xu hướng coi thường trọng lượng của các chi tiết nhỏ
+ Coi thường quá tính của các vật đang gia tốc hoặc giảm tốc
+ Coi thường dòng điện trong những dây dẫn nhỏ
- Cách phòng tránh
+ Đảm bảo công việc tiêu chuẩn được thiết kế để thực hiện hết các công việc cần thiết
+ Kiểm tra tính đúng đắn của các tài liệu định kì, kiểm tra thực hiện một cách nghiêm túc
+ Theo dõi công nhân bảo trì thực hiện công việc đảm bạo họ thực hiện công việc đúng quy trình, tiêu chuẩn
+ Đưa ra checklist, bảng biểu để chắc chắn nhân viên bảo trì thực hiện đúng các bước trong công việc tiêu
chuẩn
+ Đưa ra chương trình đào tạo và kiểm tra định kì

Câu 13: Cơ chế hư hỏng của chi tiết, HTSX ?


1, Cơ chế hư hỏng chi tiết
a, Hư hỏng theo quy luật:
+ Loại hư hỏng sinh ra theo cơ chế lũy tiến
+ Khi tuổi đời chi tiết tăng lên, hiệu suất chi tiết giảm xuống dẫn đến:
. Gia tăng chi phí vận hành + Giảm năng suất thiết bị + Giảm giá trị sổ sách của thiết bị
b, Hư hỏng ngẫu nhiên
- Xảy ra theo xác suất
- Chi tiết thuộc loại hư hỏng này không hao mòn theo tuổi đời mà sẽ hỏng hoàn toàn sau một thời gian sử dụng
- Tuổi đời của chi tiết không phải là hằng số, xác suất chi tiết hư hỏng sẽ tuân theo phân bố tần suất lũy tiến,
lũy thoái hoặc ngẫu nhiên hoàn toàn
- Hư hỏng ngầu nhiên lũy tiến: Chi tiết có xác suất hư hỏng tăng dần theo tuổi đời của chi tiết
- Hư hỏng ngẫu nhiên lũy thoái: Chi tiết có xác suất hư hỏng cao nhất ở gia đoạn đầu tuổi đời sau đó giảm dần.
Nếu chi tiết có khả năng duy trì hoạt động qua giai đoạn đầu, thì sẽ có khả năng gia tăng tuổi thọ ̣
VD: động cơ máy bay,..
- Hư hỏng ngẫu nhiên hoàn toàn: Chi tiết hư hỏng theo các nguyên nhân ngẫu nhiên mà không liên quan đến
tuổi đời.

Câu 14: Thay thế trong bảo trì ?


- Là hoạt động cần thiết khi các nhân tố như máy móc, chi tiết hoạt động kém hiệu quá, hư hỏng, dừng hoạt
động. Dấu hiệu của nhũng hiện tượng nyaf có thể xuất hiện rõ nét theo quy luật xảy ra hoặc hoàn toàn ngẫu
nhiên
- Bài toán bảo trì hư hỏng diễn biến gọi là Bảo trì tất định. Thời gian và hiệu quả của hoạt động thay thế được
coi là hoạt động đã biết. Việc thay thế sẽ làm giảm chi phí vận hành, sau đó thiết bị lại tiếp tục hư hỏng và gia
tăng chi phí vận hành theo quy luật đã biết
- Bài toán bảo trì hư hỏng ngẫu nhiên gọi là Bảo trì bất định. Lúc này, Thời gian và hiệu quả của hoạt động
thay thế chỉ là xác suất.
- Việc thay thế sẽ được cân nhắc khi:
+ Trang thiết bị cũ ở trong tình trạng kém, hoạt động không hiệu quả hoặc đòi hỏi chi phí bảo trì cao
+ Trang thiết bị cũ đã hư hỏng sau sự cố hoặc có thể sẽ hư hỏng sau một thời gia hư hỏng
+ Trên thị trường có trang thiết bị hiệu quả và tối ưa hơn
- Một số mô hình thay thế
+ Mô hình thời gian thay thế tối ưa
. Tối ưu chi phí cho thiết bị có chi phí vận hành tăng dần
. Cực tiểu tổng chi phí cho thiết bị chính
+ Mô hình thay thế nhóm
+ Mô hình thay thế nhằm tránh các nguy cơ tử vong và ảnh hưởng tới sức khỏe con người
+ Mô hình kết hợp
Câu 15: Mô hình thời gian thay thế tối ưa và thay thế nhóm ?
1, Mô hình thời gian thay thế tối ưa
- Dùng để:
+ Tối ưu chi phí cho thiết bị có chi phí vận hành tăng dần
Khi máy móc có tuổi đời càng tăng thì chi phí vận hành bảo dưỡng máy móc sẽ tăng theo. Sử dụng Mô hình
thời gian thay thế tối ưa có thể tiết giảm chi phí vận hành bảo dưỡng
+ Cực tiểu tổng chi phí cho thiết bị chính
- Xác định khoản thời gian bảo lâu để thay thế chi tiết một lần, thay thế theo quy luật và theo chủ đích của
người sử dụng.
2, Mô hình thay thế nhóm
- Khi trọng cụm chi tiết các chi tiết liên kết với nhau. Nếu một chi tiết bị hỏng sẽ không thay chi tiết hỏng đó
mà thay thế cả cụm chi tiết. Bỏi lẽ các chi tiết có liên kết với nhau, nếu gỡ liên kết các chi tiết để thay thế chi
tiết hỏng sẽ dễ khiến chi tiết không hỏng khác trong cụm hỏng theo.

Câu 16: Lập hồ sơ bảo trì ?


- Mục đích:
+ Tổng hợp các thông tin kỹ thuật và đặc điểm thông tin liên quan đến chi tiêt
+ Vật tư tiêu hao, các công cụ, dụng cụ và các loại công việc của bảo trì
+ Hồ sơ sẽ được dử dụng để tham khảo trong khi can thiệp sửa chữa và đánh giá thiết bị
- Danh mục trong hồ sơ bảo trì
Mỗi hồ sơ của một hoặc một nhóm các thiết bị chưa tất cả các tài liệu liên quan đến chi tiết, bao gồm
+ Các yếu tố nhận dạng thiết bị: nhà sản xuất, đặc tính, hình ảnh,...
+ Các danh mục chi tiết, bản vẽ thiết bị
+ Lịch sử thay đổi bảo trì đã thực hiện
+ Loại bảo trì áp dụng trên thiết bị
+ Danh mục các chi tiết vật tư tiêu hao, chi tiết cần thay thế, chi tiết cần sửa chữa,..
+ ....
- Các tài liệu chung trong hồ sơ bảo trì
+ Danh mục máy móc, thiết bị
+ Quy trình bảo trì
+ Phiếu yêu cầu sửa chữa
+ Phiếu ghi nhận thực hiện sửa chữa
+ Mô tả công việc nhân viên bảo trì
+ ...

Câu 17: Phương án bảo trì dự phòng và kiểm tra triển khai ?
1, Có nhiều phương án bảo trì dự phòng
- Phương án LAMDEC
+ Thực hiện phân chia và đánh giá thiết bị dựa theo tích thông số các tiêu chí
+ Phân chia, chia nhỏ công việc theo thống kê tiêu chí đối với từng hạng mục kĩ thuật trong thiết bị
- Phương pháp NOIRET
+ Xác định phương pháp bảo trì dựa trên biểu đồ
2, Kiểm tra thực hiện
- Đối tượng
+ Độ chính xác và độ nhạy cần thiết của các hệ thống cơ khí, khí nén,...
+ Khoảng nhiệt độ vận hành an toàn
+ Khoảng vận hành bình ổn của các thông số
- Tần suất kiểm tra
+ Lựa chọn tần suất kiểm tra phụ thuộc vào tuổi thọ và điều kiện thiết bị, tình trạng làm việc, môi trường làm
việc,....
Câu 18: Các trụ cột của bảo trì theo TPM, triển khai và đánh gia như thế nào ?
1. Các loại tổn thất trên thiết bị
- Là những sự cố khiến cho thiết bị, máy móc hoạt động không đạt so với công suất thiết kế hoặc với kế hoạch
gây nên thiếu hụt về sản lượng, sai lỗi về chất lượng, không đảm bảo quá trình sản xuất
- Các loại tổn thất
+ Tổn thất do đứng máy, Do cài đặt hiệu chỉnh, Do giảm tốc độ, do sai lỗi và khi khởi động
2 Các trụ cột của bảo trì theo TPM
- Bảo trì tự quản AM
- Bảo trì có kế hoạch PM
3. Triển khai, đánh giá
-

Câu 19: Đo lường, kiểm tra, đánh giá ?

Câu 20: Ứng dụng CNTT vào BTTBCN ?


Hiện nay CNTT được ứng dụng rộng rãi trong BTCN và ở 4 khía cạnh lớn sau:
1,Hệ thống thông tin trong quản lý bảo trì
Hệ thống thông tin trong quản lý bảo trì giúp:
+Theo dõi tình trạng và hoạt động của các máy móc trong phạm vi hoạt động bảo trì
+ số liệu theo dõi, báo cáo nâng cao hiệu quả bảo trì trong việc hỗ trợ chức năng sản xuất
- Chu kỳ bảo trì cơ bản
+ Bắt đầu từ việc ghi nhận những vấn đề xảy ra liên quan đến bảo trì
+ Sau đó phân tích và đưa ra những phương án cải tiến
+ Những sự cos phải được ngăn ngừa
+ Đưa ra phuong án dự phòng tránh tái xuất hiện
+ Là nền tảng cho công việc, cải tiến liên tục
- Nhiệm vụ hệ thống - Mục tiêu hệ thống
+ Tổ chức công việc + Duy trì tính sẵn sàng của thiết bị
+ Lập kế hoạch thời gian biểu + Tối thiểu chi phí bảo trì
+ Hệ thống yêu cầu công việc + Tích lũy số liệu
+ Cải tiến phương pháp + Đánh giá chất lượng hoạt động bảo trì
+ Bảo trì dự phòng + Tận dụng các tiêu chí kỹ thuật
+ Phân loại chất lượng hoạt động
- Tài nguyên của hệ thống
+ Nhận sự, xưởng sửa chữa, kho chứa, hồ sơ tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật,...
- Cấu trúc hệ thống: + Danh mục thiết bị
+ Danh sách công việc
+ Báo cáo chi phí
+ Báo cáo bảo trì
2, Hệ thống quản lý bảo trì dự phòng
- Ưa điểm hệ thống:
+ Chi phí bảo trì thấp
+ Bảo trì khi có cơ hội tuận tiện
+Giảm thời gian ngưng máy
+ Năng cao năng suất, giảm chi phí vận hành
- Danh sách các thiết bị ưa tiên
+ Thiết bị PCCC
+ Hệ thống chiếu sáng, khí nén, thu hồi dung môi, hệ thống kiểm soát đầu ra,....
3, Hỗ trợ ra quyết định thay thế
4, Đo lường và đánh giá công tác bảo trì
Bài tập tuần 12 + 13

You might also like