You are on page 1of 8

Trường:…………………..

Họ và tên giáo viên:


Tổ:………………………... …………………………..

TÊN BÀI DẠY: THỦY QUYỀN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa Lý; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kể được tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
- Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản
thân trong học tập và trong cuộc sống.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan
trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức
giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
2.2. Năng lực Địa lí
- Nhận thức khoa học Địa lí: Kể được tên các thành phần chủ yếu của thủy
quyển. Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
- Tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, sơ đồ, video, đoạn
văn bản… để tìm hiểu về các thành phần của thủy quyển và vòng tuần hoàn của
nước.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế để
hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá
nhân/nhóm). Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.
- Yêu nước: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên

1
- Sơ đồ tuần hoàn nước và biểu đồ thành phần của thủy quyển
- Bảng nhóm, bút màu, kéo, hồ dán, các vật liệu tái chế (túi ni lông, đĩa giấy,
giấy màu…)
- Thiết bị điện tử (ti vi, máy vi tính)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
III. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Gợi mở và kết nối kiến thức, tạo tình huống có vấn đề để học sinh muốn
tìm hiểu về thủy quyển và vòng tuần hoàn của nước trong tiết học hôm nay.
b. Nội dung: Nước và những con số biết nói
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra tình huống

- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trả lời bằng cách giơ tay nhanh nhất.
- Báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung
- Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa
vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

2
2.1. Tìm hiểu các thành phần chủ yếu của thủy quyển
a. Mục tiêu:
- Kể được tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
- Chứng minh được nước ngọt có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của
con người.
b. Nội dung:
- Tìm hiểu khái niệm thủy quyển, thành phần chính của thủy quyển.
- Vai trò của nước ngọt trong đời sống và sản xuất.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).
- Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và
nước khác (1,2%)
- Vai trò của nước ngọt trong đời sống và sản xuất.
d. Cách thức tổ chức:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Cá nhân
GV treo sơ đồ tuần hoàn nước và biểu đồ thành phần của thủy quyển, chiếu
hình 1 SGK yêu cầu HS quan sát cho biết:
+ Cho biết thủy quyển là gì?
+ Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển?
+ Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào? Nêu tỉ lệ của từng dạng?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào hiểu biết của bản thân, các em hãy trao đổi theo cặp và chứng
minh rằng nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất của con người?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Nhiệm vụ 3: HS thảo luận cặp đôi, thống nhất ý kiến
- Báo cáo, thảo luận:
+ Nhiệm vụ 1: Gọi 2-3 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung
+ Nhiệm vụ 2: Gọi 2-3 nhóm bất kì báo cáo kết quả, nhóm khác nận xét bổ sung
- Kết luận, nhận định: Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của
học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết
quả cuối cùng của học sinh. Chuẩn kiến thức.

1. Thủy quyển
- Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên
trong của vỏ Trái Đất. Gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước

3
dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng và hơi nước trong khí quyền.
- Thành phần của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%)

2.2. Tìm hiểu về vòng tuần hoàn lớn của nước.


a. Mục tiêu: Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
b. Nội dung:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 4-6 học sinh
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào hình 2 vòng tuần hoàn lớn của nước các em
hãy trao đổi và vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn lớn của nước.
- Đại diện các nhóm trình sản phẩm về vòng tuần hoàn lớn của nước.
c. Sản phẩm:
- Nhiệm vụ 1: Phản hồi thông tin phiếu học tập

Nội dung câu hỏi Trả lời

1. Nước tồn tại ở những dạng nào? - Nước tồn tại ở 3 dạng: Rắn, lỏng,
khí

2. Nước có thể chuyển trạng thái như thế nào - Rắn -> lỏng: Nóng chảy
và bằng cách nào? - Lỏng -> khí: Bay hơi (bốc hơi)
- Khí -> lỏng: Ngưng tụ
- Lỏng -> rắn: Đông đặc

3. Sự vận động và chuyển hóa từ trạng thái => Vòng tuần hoàn của nước
này sang trạng thái khác của nước trong tự
nhiên tạo nên điều gì?

- Phương án đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ 1: HS đổi phiếu cho bạn bên cạnh
để đánh giá chéo cho nhau và báo cáo kết quả cho giáo viên.
+ Trả lời đúng cả 3/3 câu: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
+ Trả lời đúng 2/3 câu: Hoàn thành nhiệm vụ
+ Trả lời 1/3 câu hoặc không trả lời đúng câu nào: Không hoàn thành nhiệm vụ
- Nhiệm vụ 2: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM
HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng.

TT NỘI TRUNG BÌNH KHÁ TỐT TỐT


DUNG
4
1 2 3

- Tiêu đề to, rõ, màu


- Tiêu đề viết rõ ràng,
1 Tiêu đề - Có tiêu đề sắc hài hòa. Bố cục
cỡ chữ to
hợp lý.

- Kiến thức tương đối


- Kiến thức đầy đủ,
- Kiến thức sơ sài, đầy đủ so với mục
2 Kiến thức logic, chính xác,
không đầy đủ tiêu và tài liệu được
đảm bảo mục tiêu.
cung cấp.

- Bố cục rõ ràng,
- Bố cục rườm rà
Bố cục, - Bố cục rõ ràng màu sắc hài hòa.
3 - Màu sắc đơn
màu sắc - Màu sắc hợp lý - Có tính sáng tạo,
điệu
thẩm mĩ

- Thuyết trình không


- Thuyết trình to, rõ, - Thuyết trình to, rõ
Thuyết rõ ràng, người nghe
4 người nghe dễ nắm ràng, dễ hiểu, cuốn
trình khó tiếp nhận thông
bắt được thông tin hút người nghe
tin

HS nhận xét về chất lượng bài làm của các nhóm:


1. Em ấn tượng với bài làm của nhóm nào nhất? Vì sao?
2. Em muốn góp ý cho nhóm nào? Nội dung góp ý cụ thể là gì?
d. Cách thức tổ chức
- Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Cá nhân
Dựa vào thông tin
SGK và hình ảnh sau,
em hãy hoàn thiện
thông tin phiếu học tập
sau:

Nội dung câu hỏi Trả lời

1. Nước tồn tại ở những dạng nào?

5
2. Nước có thể chuyển trạng thái như thế nào
và bằng cách nào?

3. Sự vận động và chuyển hóa từ trạng thái này


sang trạng thái khác của nước trong tự nhiên
tạo nên điều gì?

Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm


GV treo sơ đồ tuần hoàn nước và biểu đồ thành phần của thủy quyển và chiếu hình 2
SGK
GV chia lớp thành các nhóm từ 4 -6 học sinh. Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước (Hình 2) các em hãy trao đổi và vẽ sơ
đồ về vòng tuần hoàn lớn của nước trên giấy A3.
- Các em nên sử dụng bút màu, hình vẽ minh họa … để sản phẩm của nhóm thêm
phần hấp dẫn.

- Thực hiện nhiệm vụ:


+ Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Nhiệm vụ 2: HS thảo luận, thống nhất ý kiến và hoàn thành sản phẩm
- Báo cáo, thảo luận:
+ Nhiệm vụ 1: Gọi 2-3 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung
+ Nhiệm vụ 2: Gọi 2 nhóm bất kì báo cáo kết quả, nhóm khác nận xét bổ sung
- Kết luận, nhận định: Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện
của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá
kết quả cuối cùng của học sinh. Chuẩn kiến thức.

2. Vòng tuần hoàn lớn của nước


Nước biển bốc hơi tạo thành mây -> mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ
độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp
lạnh tạo thành tuyết -> mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm
từ lục địa ra biển -> biển lại bốc hơi,...

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: : Củng cố kiến thức Vẽ, làm sơ đồ, mô hình đơn giản về vòng tuần hoàn
nước, rèn luyện năng lực hợp tác, trung thực, giao tiếp của học sinh.
b. Nội dung: Góc sáng tạo: Vẽ, làm sơ đồ, mô hình đơn giản về vòng tuần hoàn
nước.
6
c. Sản phẩm: Sản phẩm sáng tạo của học sinh.
d. Cách thức tổ chức:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
+ Vẽ, làm sơ đồ, mô hình đơn giản về vòng tuần hoàn nước.
+ Sử dụng bút màu, kéo, hồ dán, các vật liệu tái chế (túi ni lông, đĩa giấy, giấy
màu…)
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu
- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét
- Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS có hiểu biết rộng hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và
giải pháp khắc phục
b. Nội dung: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và giải pháp khắc
phục
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức:
- Chuyển giao nhiệm vụ
+ Nguồn nước ngọt hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, em hãy cho biết
một số nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở địa phương em?
+ Em hãy đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ tài nguyên nước?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà
- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả vào đầu tiết học kế tiếp
- Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của HS./.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm bài tập 1,2 phần luyện tập vận dụng
- Sưu tầm tranh ảnh về sông hồ, nước ngầm, băng hà, Video hiện tượng băng tan

7
8

You might also like