You are on page 1of 2

Sinh viên: Bùi Thị Mơ MSSV: 22031505

Giảng viên: Phó GS-TS Phạm Thị Thu Hoa Lớp: PSY1051_5

BÀI TẬP TÂM LÝ HỌC PHẦN TRÍ NHỚ

Bài làm

Câu 1: Tại sao nói trí nhớ là khâu trung gian, chuyển tiếp giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về định nghĩa của trí
nhớ, nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính:
- Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại những gì cá nhân thu
được trong hoạt động sống của mình.
- Nhận thức cảm tính: là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để tác
động vào sự vật, hiện tượng nhằm nắm bắt sự vật hiện tượng ấy. Giai đoạn này
chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, cụ thể của sự vật hiện tượng đang trực
tiếp tác động vào các giác quan của con người.
 Có vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lí của cơ thể với
môi trường.
- Nhận thức lí tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật,
được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Đây là giai
đoạn phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự
vật – hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết.
 Có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết bản chất, những mối liên hệ có tính
quy luật của sự vậy – hiện tượng.
Như chúng ta biết, trí nhớ là công cụ lưu giữ lại các kết quả của quá trình nhận
thức. Vì vậy, khi con người nhận thức cảm tính, trí nhớ sẽ lưu giữ lại những kết
quả của quá trình bộ não phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật – hiện
tượng. Việc lưu giữ lại những thông tin mà nhận thức cảm tính thu nhận được sẽ
trở thành cơ sở dữ liệu cung cấp tài liệu cho quá trình nhận thức lí tính diễn ra.
Vì nhận thức lí tính là quá trình phản ánh những thuộc tính bên trong của một sự
vật hiện tượng. Muốn nhận thức được quá trình bên trong thì trước đó chúng ta
cần có những dữ liệu về các thuộc tính bên ngoài. Muốn nhận thức lí tính thì
trước đó phải nhận thức cảm tính. Và trí nhớ trở thành cầu nối trung gian giữa
hai giai đoạn nhận thức này.

Câu 2:
Việc lập đề cương cũng tương tự như việc chúng ta đang tổng hợp và tái hiện lại
kiến thức trong trí nhớ vậy. Từ việc lập đề cương, tài liệu được khắc sâu thêm
vào trí nhớ của chúng ta. Ngoài ra, việc lập đề cương còn giúp chúng ta có một
cái nhìn tổng quát hơn về những phần kiến thức, qua đó quá trình ghi nhớ sẽ đơn
giản hơn so với khi không lập đề cương, chúng ta sẽ không bị mông lung và mơ
hồ về những điều cần học và ghi nhớ nữa. Không chỉ vậy, quá trình xây dựng đề
cương còn đòi hỏi sự tập trung, vì thế nên não bộ sẽ liên tục hình thành các
đường liên hệ thần kinh tạm thời ở vỏ não vì liên tục thu nhận kiến thức trong
quá trình đọc lại kiến thức để xây dựng đề cương.

You might also like