You are on page 1of 62

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH


NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ÁP MÁI
20 KW CHO HỘ GIA ĐÌNH

GVHD: ThS. Phùng Đức Bảo Châu


SVTH: Võ Huy Cường MSSV: 2031031921
Bùi Minh Huy MSSV: 2031032904
Nguyễn Thành Vinh MSSV: 2031031918

Ninh Thuận, tháng 04 năm 2023


Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi đến quý Thầy,
Cô giáo trong khoa Điện – Điện tử viễn thông trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
TP.HCM lời cảm ơn chân thành.

Đặc biệt, tôi xin gởi đến Thầy Phùng Đức Bảo Châu, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành đồ án này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Đồng thời nhà trường đã tạo cho tôi có cơ hội được làm đề tài mà tôi yêu thích, cho
tôi bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy.
Qua đồ án này tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích để áp dụng cho công việc sau này
của mình.

Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình làm đồ án này không tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy, cô cũng như quý
công ty.

Tôi xin kính chúc quý thầy, cô thật nhiều niềm vui, sức khỏe và công tác tốt.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 2
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Điện năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới hiện đại, tại Việt Nam đang có
chính sách phát triển nguồn năng lượng sẵn có này, khuyến khích người dân đầu tư sử
dụng nó để giải quyết vấn để thiếu điện trong sinh hoạt hàng ngày, đưa điện đến những
vùng xa nguồn điện.
Phương án cung cấp điện năng lượng mặt trời phải được tính toán một cách hợp lí
đảm bảo về kinh tế, độ tin cậy, độ an toàn và thẩm mỹ. Khi vận hành đảm bảo tính liên
tục, sửa chữa đơn giản tiết kiệm và thuận tiện cho việc mở rộng và phát triển trong tương
lai.
Vì vậy Nhóm đã chọn Đồ án “Tính toán, thiết kế cung cấp điện năng lượng mặt trời
áp mái cho Hộ gia đình”
Do kiến thức có hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy Nhóm kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo Quý Thầy, Cô để Nhóm hoàn thiện đề tài của mình
và hoàn thành tốt việc học tại trường cũng như công việc sau này.
Chúng Em xin chân thành cảm ơn!
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, kiến thức chuyên sâu còn hạn chế nên nhóm chỉ tiến
hành thực hiện tính toán, thiết kế một phần nhỏ để cung cấp điện năng lượng mặt trời áp
mái cho Hộ gia đình.
Nghiên cứu, quản lý năng lượng, vận hành và sử dụng tiết kiệm nguồn điện năng
trong Hộ gia đình.
3. Mục tiêu nhiệm vụ thực hiện đề tài.
Sinh viên thực hiện đề tài “Tính toán, thiết kế cung cấp điện năng lượng mặt trời áp
mái cho Hộ gia đình ” nhằm mục đích:
- Vận dụng lại kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn, phục vụ việc tính toán,
thiết kế.
- Làm quen với công việc thiết kế điện và triển khai bản vẽ thi công sau này.
- Tạo ra môi trường an toàn điện, góp phần giảm các tổn thất điện năng, các nguy cơ
cháy nổ, mất an toàn, …
- Nghiên cứu giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả đối với từng hệ thống tiêu thụ
điện, tìm ra giải pháp tiết kiệm hợp lý qua đó tiết kiệm điện năng, giảm chi phí điện
năng, cải thiện môi trường, từ đó có thể nhân rộng việc áp dụng giải pháp cho các cơ sở
sản xuất khác.
- Học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của giáo viên hướng dẫn.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 3
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Tính toán, thiết kế cung cấp điện năng lượng mặt trời áp mái” được thực
hiện dựa vào các yếu tố:
- Tài liệu tham khảo.
- Giáo trình học tập.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Giáo trình Bộ Công Thương

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
3. Mục tiêu nhiệm vụ thực hiện đề tài........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.........................................6
1.1 Sự phát triển của Năng lượng mặt trời:....................................................................6
1.2 Giới thiệu về pin năng lượng mặt trời:......................................................................7
1.3 Đặc điểm và yêu cầu của hệ thống điện năng lượng mặt trời:..............................11
CHƯƠNG 2: CẤU HÌNH CƠ BẢN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HIỆN NAY......13
2.1 Tổng quan về hệ thống:.............................................................................................13
2.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống:.........................................................................................14
2.3 Hệ thống giám sát vận hành thiết bị:.......................................................................15
2.4 Vị trí lắp đặt:..............................................................................................................17
2.5 Các hệ thống điện năng lượng Mặt Trời hiện nay:................................................20
2.5.1 Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập (off-gird):..................................................20
2.5.2 Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ (on-gird):..........................21
2.5.3 Hệ thống điện Mặt Trời nối lưới có dự trữ:...........................................................22
2.6 Kết luận:.....................................................................................................................24
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG....................................................25
ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 20KW CHO HỘ GIA ĐÌNH..............................................25
3.1 Địa điểm lắp đặt:........................................................................................................25
3.2 Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận..........................25
3.3 Thiết kế công trình.....................................................................................................26
3.4 Tính tổng lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị mà hệ thống hệ thống điện
mặt trời phải cung cấp:...................................................................................................28
3.5 Tính toán chọn tấm pin mặt Trời:...........................................................................28
3.6 Tính toán dây:............................................................................................................34
3.7 Chọn dây dẫn điện DC:.............................................................................................35
3.8 Chọn dây từ Inverter đến Tủ AC.............................................................................35
3.9 Chọn dây từ Tủ AC đấu nối vào lưới 0.4kV............................................................35
3.10 Chọn dây nối đất và dây nối vỏ thiết bị với tiết diện S=10mm2..........................36
3.11 Chọn Tủ điện:..........................................................................................................36

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 5
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
3.12 Yêu cầu kỹ thuật chung của hệ thống:...................................................................37
CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, XỬ LÝ SỰ CỐ...........................38
HỆ THỐNG INVERTER...................................................................................................38
4.1 Sơ đồ kết nối lưới hệ thống inverter.....................................................................38
4.2 Nguyên lý hoạt động..............................................................................................38
4.3 Chế độ hoạt động...................................................................................................38
4.4 Mô tả chế độ hoạt động.........................................................................................39
4.5 Hạng mục cần kiểm tra.........................................................................................40
4.6 Quy định kiểm tra trước khi đưa 1 string vào vận hành...................................42
4.7 Quy định kiểm tra pin...........................................................................................42
4.8 Xử lý sự cố..............................................................................................................43
4.9 Một số hình ảnh thực tế từ mô hình điện đã thực hiện......................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................................................53
5.1 Kết luận:.................................................................................................................53
5.2 Hướng phát triển:..................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................54

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 6
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Hệ hai mức năng lượng....................................................................................................10


Hình 1. 2: Các vùng năng lượng........................................................................................................10
Hình 1. 3: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời..............................................................................11
Hình 1. 4: Cấu trúc pin mặt trời........................................................................................................13
Hình 1. 5: Cấu tạo module pin mặt trời.........................................................................................................13

Hình 2. 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới..................................................16


Hình 2. 2: Sơ đồ nguyên lý giám sát vận hành hệ thống...................................................................17
Hình 2. 3: Hình ảnh giám sát hệ thống qua app isolarcloud..............................................................19
Hình 2. 4: Góc nghiêng  của hệ thống.............................................................................................20
Hình 2. 5: Sơ đồ minh họa đấu nối tấm pin loại bỏ cell bị che bóng................................................21
Hình 2. 6: Sơ đồ minh họa hệ thống điện mặt trời độc lập...............................................................23
Hình 2. 7: Sơ đồ minh họa hệ thống hòa lưới không lưu trữ.............................................................24
Hình 2. 8: Sơ đồ minh họa hệ thống hòa lưới có lưu trữ...................................................................25

Hình 3. 1: Mặt bằng mái khảo sát lắp đặt pin mặt trời......................................................................27
Hình 3. 2: Mặt bằng bố trí tấm pin mặt trời......................................................................................29
Hình 3. 3: Mặt cắt đứng mái năng lượng mặt trời.............................................................................29
Hình 3. 4: Catalogue tấm pin canadian.............................................................................................32
Hình 3. 5: Hình bên ngoài inverter Sungrow SG20KTL-M..............................................................33

Hình 4. 1: Hình bố trí tấm pin mặt trời trên mái nhà.........................................................................54
Hình 4. 2: Tủ điện đấu nối thiết bị AC-DC và Inverter.....................................................................55
Hình 4. 3: Khung thép đỡ tấm pin mặt trời.......................................................................................55
Hình 4. 4: Mặt bằng bố trí thép đỡ tấm pin.......................................................................................56
Hình 4. 5: Sơ đồ đấu nối các chuỗi tấm pin đến Inverter..................................................................57
Hình 4. 6: Sơ đồ đấu nối nguồn AC đến Inverter..............................................................................58
Hình 4. 7: Sơ đồ bố trí và đấu nối các tấm pin..................................................................................59

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 7
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 8
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI

1.1 Sự phát triển của Năng lượng mặt trời:


- Nhu cầu về năng lượng của con người trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển ngày
càng tăng. Trong khi đó, các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí thiên
nhiên và ngay cả thuỷ điện đều có hạn, khiến cho nhân loại đứng trước nguy cơ thiếu
hụt năng lượng.
- Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng
lượng địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt trời là hướng quan trọng trong kế
hoạch phát triển năng lượng.
- Việc nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời ngày càng được quan tâm, nhất là trong
tình trạng thiếu hụt năng lượng và vấn đề cấp bách về môi trường như hiện nay. Năng
lượng mặt trời được xem như là dạng năng lượng ưu việt trong tương lai, đó là nguồn
năng lượng sẵn có, siêu sạch và miễn phí. Do vậy, năng lượng mặt trời ngày càng
được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới.
- Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng từ rất sớm,
nhưng ứng dụng năng lượng mặt trời vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng
thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nước nhiều năng
lượng mặt trời, những vùng sa mạc. Các nước công nghiệp phát triển đã đi tiên phong
trong việc nghiên cứu ứng dụng của năng lượng mặt trời. Trong đó, ứng dụng năng
lượng mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ tế bào quang điện bán dẫn, hay
còn gọi là Pin mặt trời, các Pin mặt trời sản xuất ra điện năng một cách liên tục chừng
nào còn có bức xạ mặt trời chiếu tới. Lĩnh vực thứ hai đó là sử dụng năng lượng mặt
trời dưới dạng nhiệt năng, ở đây, chúng ta dùng các thiết bị thu bức xạ nhiệt măt trời
và tích trữ nó dưới dạng nhiệt năng dùng vào các mục đích khác nhau.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 9
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
Bảng 1.1 : Số liệu bức xạ tại Việt Nam

Cường độ BXMT
Vùng Giờ nắng trong năm Ứng dụng
(kWh/m2, ngày)

Đông Bắc Trung bình


1600 – 1750 3,3 – 4,1

Tây Bắc Trung bình


1750 – 1800 4,1 – 4,9

Bắc Trung Bộ Tốt


1700 – 2000 4,6 – 5,2
Tây Nguyên và
Rất tốt
Nam Trung Bộ 2000 – 2600 4,9 – 5,7

Nam Bộ Rất tốt


2200 – 2500 4,3 – 4,9
Trung bình cả
Tốt
nước 1700 – 2500 4,6

- Qua bảng trên cho ta thấy, Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu
vực phía Nam, ở khu vực phía Bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn.
Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào
từng mùa trong năm.
- Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nằm
trong khu vực có cường độ bức xạ Mặt Trời tương đối cao, do đó việc sử dụng nguồn
năng lượng mặt trời sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Đây là nguồn năng lượng sạch,
không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng
thời ngành công nghiệp sản xuất pin Mặt Trời phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây tại Việt Nam sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm
phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng
quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu,
nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng Mặt Trời như một giải pháp thay thế
những nguồn tài nguyên truyền thống.

1.2 Giới thiệu về pin năng lượng mặt trời:


- Pin mặt trời là phương pháp sản xuất trực tiếp từ năng lượng mặt trời qua thiết bị biến
đổi quang điện. Pin mặt trời có ưu điểm là gọn nhẹ có thể lắp bất kỳ nơi đâu có ánh
sáng mặt trời. Ứng dụng năng lượng mặt trời dưới dạng này được phát triển với tốc độ
rất nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển. Ngày nay con người đã ứng dụng pin
SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 10
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
mặt trời trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, để chạy xe và trong sinh hoạt thay thế dần
nguồn năng lượng truyền thống.
- Hoạt động và Cấu tạo của Pin mặt trời:
Pin mặt trời làm việc theo nguyên lý là biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt trời
thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện.

 Hiệu ứng quang điện:

Xét một hệ 2 mức năng lượng điện tử trong đó E1< E2 :

E1

v
E2
hi

Hình 1.1: Hệ 2 mức năng lượng điện tử.

Bình thường điện tử chiếm mức năng lượng thấp hơn E 1. Khi nhận bức xạ mặt trời,
lượng tử ánh sáng (photon) mang năng lượng hv (h là hằng số Planck ,v là tần số ánh
sáng) bị điện tử hấp thụ và chuyển lên mức năng lượng E2.

Phương trình cân bằng năng lượng:

hv = E1-E2 (1.1)

Trong các vật rắn , do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử vòng ngoài ,
nên các năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng sát nhau và tạo thành
vùng năng lượng. Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy khi ở trạng thái
cân bằng gọi là vùng hoá trị mà mạt trên của nó có năng lượng E v. Vùng năng lượng
phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi là vùng dẫn, mặt
dưới của vùng có năng lượng là E C, cách ly giữa vùng hoá trị và vùng dẫn được gọi
là vùng cấm có độ rộng năng lượng là E g, trong đó không có mức năng lượng cho
phép nào của điện tử .

E
1

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 11
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 1. 1: Các vùng năng lượng


Khi nhận bức xạ mặt trời, photon có năng lượng hv tới hệ thống và bị điện tử ở vùng
hoá trị thấp hấp thu và nó có thể chuyển lên vùng dẫn để trở thành điện tử tự do e-,
để lại ở vùng hoá trị một lỗ trống có thể coi như hạt mang điện dương (kí hiệu h+).
Lổ trống này có thể di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện.

Phương trình hiệu ứng lượng tử :

eV + hv à e- + h+

Điều kiện để điện tử có thể hấp thụ năng lượng của photon và chuyển từ vùng hoá trị
lên vùng dẫn, tạo ra cặp điện tử – lổ trống là:

hν = hc/λ ≥ Eg=Ec - Ev

Từ đó có thể tính được bước sóng tới hạn lc của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e- -
h+ là: lc = hc/( EC – EV)

Vậy khi vật rắn nhận tia bức xạ mặt trời, điện tử ở vùng hoá trị hấp thụ năng lượng
photon hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử- lổ trống e- - h+, tức tạo
ra một điện thế và được gọi là hiện tượng quang điện bên trong.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 12
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 1. 2: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời

- Hiệu ứng quang điện xảy ra trong pin mặt trời. Các pin mặt trời này bao gồm hai
loại chất bán dẫn khác nhau loại p và loại n được nối với nhau để tạo ra một điểm nối
p-n. Bằng cách nối hai loại chất bán dẫn này, một trường điện được hình thành trong
vùng tiếp giáp khi các electron di chuyển sang phía p (dương) và các lỗ trống chuyển
sang phía n (âm). Trường này làm cho các hạt tích điện âm di chuyển theo một hướng
và các hạt tích điện dương theo hướng khác.
- Ánh sáng gồm các photon. Những photon này có thể được hấp thụ bởi một tế bào
quang điện - loại tế bào cấu thành các tấm pin mặt trời. Khi ánh sáng có bước
sóng phù hợp chiếu vào các tế bào này, năng lượng từ photon được truyền đến
một nguyên tử của vật liệu bán dẫn trong tiếp giáp p-n. Cụ thể, năng lượng được
truyền tới các electron trong vật liệu. Điều này làm cho các electron nhảy lên trạng
thái năng lượng cao hơn được gọi là dải dẫn. Điều này để lại một "lỗ hổng" trong dải
hóa trị mà electron nhảy lên từ đó. Chuyển động này của electron là kết quả của năng
lượng bổ sung tạo ra hai hạt mang điện, một cặp lỗ electron. Do điện trường tồn tại là
kết quả của tiếp giáp pn, các electron di chuyển sang phía n âm và các lỗ dương
chuyển sang phía p do đó đi kèm với hiệu ứng quang điện.
SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
 Cấu tạo pin mặt trời:

Hiện nay vật liệu chủ yếu cho pin mặt trời là các silic tinh thể.

Một lớp tiếp xúc bán dẫn pn có khả năng biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt
trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện bên trong gọi là pin mặt trời. Pin Mặt
Trời được sản xuất và ứng dụng phổ biến hiện nay là các pin Mặt trời được chế tạo
từ vật liệu tinh thể bán dẫn silicon(Si) có hóa trị IV. Từ tinh thể Si tinh khiết, để có
vật liệu bán dẫn Si loại n, người ta pha tạp chất donor là photpho(P) có hóa trị V.
Còn có thể có vật liệu bán dẫn tinh thể loại p thì tạp chất acceptor được dùng để pha
vào Si là Bo hoá trị III. Đối với pin mặt trời từ vật liệu tinh thể Si khi bức xạ mặt
trời chiếu đến thì hiệu điện thế hở mạch giữa hai cực vào khoảng 0,55V và dòng
đoản mạch của nó dưới bức xạ Mặt Trời 103 W/m2 vào khoảng (25-30) mA/cm2.

Hình 1. 3: Cấu trúc pin mặt trời


Hiện nay người ta cũng đưa ra thị trường các pin Mặt trời bằng vật liệu Si vô định
hình (a-Si). Pin Mặt Trời (a-Si) có ưu điểm tiết kiệm vật liệu trong sản xuất do đó có
thể có giá thành rẻ hơn.Tuy nhiên so với pin mặt Trời tinh thể thì hiệu suất biến đổi
quang điện của nó thấp và kém ổn định.

Ngoài Si, hiện nay người ta còn nghiên cứu và thử nghiệm các loại vật liệu khác có
nhiều triển vọng như sunfit cadmi-đồng (CuCdS), gallium-arsenit (GaAs),…

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 1. 4: Cấu tạo module pin mặt trời


1.3 Đặc điểm và yêu cầu của hệ thống điện năng lượng mặt trời:
- Hệ thống này thường được sử dụng ở châu Âu và Hoa Kỳ, do lợi ích rõ rệt về giảm chi
phí lắp đặt và có thêm thu nhập nhờ bán điện lại cho công ty điện lực. Hệ thống
thường hoạt động ở các khu có hệ thống lưới điện ổn định. Đặc biệt có hiệu quả nhất
ở nơi có khí hậu nóng, nhiều ánh nắng, nơi nhu cầu điện năng cao điểm trùng với
những giờ nắng nóng.
- Bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, bộ biến tần hòa lưới (Inverter) và các phụ
kiện đi kèm khác.
- Các tấm pin năng lượng mặt trời chuyển hóa quang năng (ánh sáng mặt trời) thành
điện năng.
- Hệ thống hòa trực tiếp và chạy song song với lưới điện quốc gia EVN.
- Yêu cầu kỹ thuật áp dụng của các thiết bị điện của hệ thống điện mặt trời khi đấu nối
lưới:
 Không vượt quá công suất đặt của trạm biến áp đang cấp điện cho các khách
hàng qua hệ thống điện hạ thế độc lập của trạm biến áp đó;
 Không vượt quá dòng điện mức (tại cấp điện áp đấu nối) của toàn bộ các thiết bị
điện từ điểm đấu nối của khách hàng đến trạm biến áp đang cấp điện cho các
khách hàng;
 Trường hợp vượt quá các yêu cầu trên phải thỏa thuận riêng phạm vi đầu tư; cải
tạo và thời gian đầu tư. Đảm bảo khi đấu nối hệ thống điện mặt trời trên mái nhà
không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành lưới điện hiện có.
 Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất < 3kWp được đấu nối vào lưới
điện hạ áp 01 pha. Trường hợp đấu nối 03 pha phải báo cáo Tổng công ty.
 Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất ≥ 3kWp được đấu nối vào lưới
điện hạ áp 03 pha khi tại điểm đấu nối của lưới điện đáp ứng yêu cầu.
- Các yêu cầu về việc thí nghiệm, kiểm định các thiết bị điện khi đấu nối:

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
 Chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-
BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy
định hệ thống điện phân phối và các quy định khác có liên quan.

CHƯƠNG 2: CẤU HÌNH CƠ BẢN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HIỆN NAY

2.1 Tổng quan về hệ thống:


- Hệ thống PV nối lưới gồm: trước tiên là hộp kết nối (combiner box) liên kết panel PV
với khối nghịch lưu (inverter). Bộ phận này gồm các diod chốt (blocking) chỉ cho
phép dòng từ panel PV đi ra, được mắc nối tiếp với cầu chì dùng bảo vệ ngắn mạch.
Ngoài ra còn có thêm phần tử thu sét (lightning surge arrestor) bảo vệ hệ thống không
bị sét phá hỏng. Giữa hộp kết nối và inverter có bộ cách ly (array disconnector) cho
phép cô lập panel PV khỏi hệ thống khi cần. Bộ nghịch lưu inverter chuyển đổi dòng
và áp DC – AC, cung cấp công suất AC lên lưới qua CB (circuit breaker) bảo vệ.
Ngoài ra còn một số khối mạch quan trọng khác như mạch điều khiển duy trì điểm
làm việc cho công suất tối ưu MPPT (maximum power point tracker), bộ phận ngắt
mạch khi có lỗi nối đất (ground – fault circuit interrupter – GFCI), mạch ngắt hệ
thống PV khỏi lưới trường hợp lưới mất điện (do sự cố,…).
- Thông thường, các khối inverter, cầu chì và các van đóng cắt, các khối điều khiển
MPPT và các bộ phận mạch quản lý năng lượng khác thường được tích hợp trong bộ
giám sát năng lượng (power conditioning unit – PCU).
- Bộ PCU phải được thiết kế sao cho có thể tự động ngắt tức hệ thống PV ra khỏi lưới
ngay khi có dấu hiệu rả lưới. Khi xuất hiện dấu hiệu rả lưới, CB sẽ tự động ngắt để cô
lập phần lưới bị sự cố để tránh nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Lúc này hệ
thống PV sẽ đóng vai trò như một máy phát cấp điện nuôi tải đang được cô lập.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Hệ PV nối lưới phải được cách ly hoàn toàn ngay khi lưới xuất hiện sự cố là yêu cầu
bức thiết vì một lý do rất quan trọng. Ta biết đa số các sự cố trên lưới thuộc dạng sự
cố thoáng qua, chẳn hạn nhánh cây rơi xuống nối tắt hai dây pha của lưới. Do đó, sau
khi CB nhảy (trip) tức thời để cô lập lưới, thường ngay sau đó 1 phần giây, CB tự
đóng lại để kiểm tra sẽ tiến hành với thời gian giản rộng ra. Chỉ sau vài lần nối lưới vô
hiệu, lưới rã điện lực sẽ cử nhân viên đến khắc phục sự cố. Trong bối cảnh đó, nếu hệ
thống PV vẫn còn nối lưới, lưới chập chờn sẽ tạo tình huống giả làm lưới không thể tự
động khôi phục được, chưa kể có thể gây nguy hiểm cho nhân viên điện lực khi khắc
phục sự cố.
- Mức năng lượng được sản xuất bởi pin NLMT phụ thuộc vào 5 yếu tố chính:
1) Điều kiện vị trí công trình: kinh độ, vĩ độ, và khí hậu tại địa phương;
2) Hướng và mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của các tấm pin;
3) Hiệu suất của pin;
4) Tổng diện tích của pin;
5) Thiết bị chuyển đổi năng lượng.

2.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống:

Hình 2. 1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống năng lượng mặt trời nối lưới


- Tấm pin năng lượng mặt trời:
Tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà và nhận ánh sáng (quang
năng) từ mặt trời để chuyển hóa năng lượng thành điện năng.

- Inverter chuyển đổi DC-AC:


Hệ thống inverter làm nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện tạo ra từ các tấm pin năng
lượng mặt trời thành nguồn điện xoay chiều và hòa vào lưới điện địa phương để cung
cấp điện năng cho tải tiêu thụ.

- Hệ thống đo đếm điện năng 2 chiều:


SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 17
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
Hệ thống đo đếm dùng để ghi sản lượng điện phát và nhận trên lưới điện.

- Điện lưới:
Cấp điện 3 pha từ lưới điện địa phương cho hệ thống năng lượng mặt trời hoạt động.

- Nguyên lý hoạt động:


Hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành nguồn
điện một chiều (DC). Nguồn điện DC này sẽ được tối ưu hóa hiệu suất chuyển đổi
DC/AC thông qua bộ inverter (bộ chuyển đổi điện nối lưới) với công nghệ MPPT
(Maximum Power Point Tracking) nhằm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ hệ pin
NLMT và cung cấp điện năng cho tải của ngôi nhà.
Nguồn điện AC từ hệ thống được hòa đồng vào lưới điện địa phương, giúp giảm điện
năng tiêu thụ từ lưới của hộ tiêu thụ.
Khi mất điện lưới inverter sẽ nhanh chóng ngắt kết nối với lưới điện. Điều này đảm
bảo an toàn cho hệ thống thiết bị năng lượng trong trường hợp lưới mất điện. Khi lưới
điện được phục hồi thì inverter tự động kiểm tra các điều kiện đồng bộ để cho phép hệ
thống điện năng tạo ra từ hệ pin NLMT phát điện lên lưới.

2.3 Hệ thống giám sát vận hành thiết bị:

Inverter

Com. Remote monitoring platform

Ethernet

WiFi module

Ethernet

Router
iSolarCloud APP

Wireless signal

Ethernet communication connection of the inverter (Via the WiFi module)

Hình 2. 2: Sơ đồ nguyên lý giám sát vận hành hệ thống


- Hệ thống sẽ giúp giám sát điều khiển toàn bộ thiết bị từ xa hoặc tại chỗ, với các khả
năng tự động thu thập, phân tích dữ liệu hệ thống, từ đó sẽ đưa ra các cảnh báo, các
báo cáo.

- Hệ thống được thiết kế trực quan sinh động, giúp quản lý đơn giản và hiệu quả nhất.
Điều khiển trực tiếp tại tủ điều khiển trung tâm hoặc điều khiển giám sát từ xa qua
mạng internet.
SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 18
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Trong trường hợp có lỗi hệ thống xảy ra, hệ thống lập tức thể hiện báo động lỗi xảy ra
qua màn hình điều khiển và các phương thức như tự động gửi email, tin nhắn SMS
đến người quản lý để cảnh báo.

Các chức năng chính của hệ thống giám sát (tùy thuộc vào nhà cung cấp phần mềm
giám sát hệ thống):
- Công suất tức thời sản sinh từ hệ thống pin NLMT.

- Thể hiện các thông số năng lượng bằng các biểu đồ.

- Mức tiết giảm khí CO2 (kg).

- Công suất tải yêu cầu (kWh).

- Điện áp của hệ tấm pin năng lượng (V).

- Dòng điện của hệ tấm pin năng lượng (A).

- Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ trên tấm pin năng lượng.

- Bức xạ mặt trời.

- Trạng thái các inverter.

- Các trạng thái bảo vệ hệ thống.

- Trạng thái tự động tắt toàn bộ hệ thống khi có lỗi nghiêm trọng xảy ra.

- Trạng thái tự động ngắt kết nối để bảo vệ.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 19
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 20
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 2. 3: Hình ảnh giám sát hệ thống qua app isolarcloud


2.4 Vị trí lắp đặt:
- Yêu cầu này xuất phát từ việc thu nhập các số liệu về bức xạ mặt trời và các số liệu
thời tiết khí hậu khác. Bức xạ mặt trời phụ thuộc vào từng thời địa điểm trên mặt đất
và các điều kiện tự nhiên của địa điểm đó. Các số liệu về bức xạ mặt trời và khí hậu,
thời tiết được các trạm khí tượng ghi lại và xử lí trong các khoảng thời gian rất dài. Vì
các thông số này biến đổi phức tạp, nên với mục đích thiết kế đúng hệ thống điện mặt
trời cần phải lấy số liệu ở các trạm khí tượng đã hoạt động trên mười năm. Khi thiết
kế hệ thống điện mặt trời, để cho hệ có thể cung cấp đủ năng lượng cho tải trong suốt
cả năm, ta phải chọn giá trị cường độ tổng xạ của tháng thấp nhất trong năm làm cơ
sở. Tất nhiên khi đó, ở các tháng mùa hè năng lượng của hệ sẽ dư thừa và có thể gây
lãng phí lớn nếu không dùng thêm các tải phụ. Ta không thể dùng các bộ tích trữ năng
lượng như acquy để tích trữ năng lượng trong các tháng mùa hè để dùng trong các
tháng mùa đông vì không kinh tế. Để giải quyết vấn đề trên người ta có thể dùng thêm
một nguồn điện dự phòng ( ví dụ máy phát diezen, máy nổ) để cấp điện thêm cho
những tháng có cường độ bức xạ mặt trời thấp.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 21
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Ngoài ra, một số ngày không có nắng thì lấy điện từ lưới của điện lực để sử dụng cho
các phụ tải.

- Vị trí lắp đặt hệ thống điện mặt trời còn dùng để xác định góc nghiêng của dàn pin
mặt trời sao cho khi đặt cố định hệ thống có thể nhận được tổng cường độ bức xạ lớn
nhất.

- Nếu gọi  là góc nghiêng của dàn pin mặt trời so với mặt phẳng ngang (Hình 2.4), thì
thông thường ta chọn: = φ +100 với φ là vĩ độ lắp đặt. Còn hướng, nếu ở bán cầu
Nam thì quay về hướng Bắc, còn ở bán cầu Bắc thì quay về hướng Nam.

Hình 2. 4: Góc nghiêng  của hệ thống


- Ngoài ra, việc đặt nghiêng dàn pin còn có một ý nghĩa khác đó là khả năng tự làm
sạch. Khi có mưa, do mặt dàn pin nghiêng nên nước mưa sẽ tẩy rửa bụi bẩn bám trên
mặt pin, làm tăng khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời của dàn pin.

- Ở các vị trí lắp đặt khác nhau, nhiệt độ môi trường cũng khác nhau. Thông thường
nhiệt độ của pin mặt trời cao hơn nhiệt độ của môi trường (20÷250C) và tuỳ thuộc vào
tốc độ gió. Vì khi nhiệt độ tăng, hiệu suất của module pin mặt trời M giảm và có thể
biểu diễn bằng quan hệ sau:

M(T)= M(TC).{ 1+ PC.(T-TC)}


Với: M(T): là hiệu suất của module ở nhiệt độ T
M(TC): là hiệu suất của module ở nhiệt độ chuẩn TC = 250C
PC : là hệ số nhiệt của module. Trong tính toán thực tế thường
lấy giá trị gần đúng bằng PC =-0.005/0C

- Các module quang điện bị sẽ bị ảnh hưởng bởi bóng râm. Pin mặt trời được thiết kế tốt
cần có sự chiếu sáng trực tiếp của Mặt Trời và không bị cản, tia nắng mặt trời từ
SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 22
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
khoảng 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều sẽ cho hiệu suất tốt nhất. Ngay cả bóng nhỏ, chẳng
hạn như bóng của một nhánh của một cây không lá có thể làm giảm đáng kể sản lượng
điện của modul năng lượng mặt trời.

- Tấm Năng lượng mặt trời với công nghệ mới hiện nay dùng kỹ thuật mắc song song
bypass diode vào mỗi cell để chỉ loại bỏ những cell bị ảnh hưởng bóng che và hot-
spot mà thôi. Khi cell bị bóng che thì dòng điện qua cell đó sẽ giảm và không còn
bằng với dòng điện tạo ra từ các cell không bị che đang hoạt động bình thường. Cell
bị che đó sẽ có hiện tượng ngược áp (reverse voltage). Nếu điện áp này > 0.6V thì sẽ
tự động kích hoạt bypass diode mắc song song với cell đó và cách ly cell đó ra khỏi
cell string trong tấm pin, dòng trong string sẽ đi qua bypass diode, và như vậy sẽ
không có hiện tượng HOT-SPOT trên cell đó. (Bypass: Bỏ qua hoặc còn gọi là hiện
tượng đi tắt)

Hình 2. 5: Sơ đồ minh họa đấu nối tấm pin loại bỏ cell bị che bóng

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 23
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

2.5 Các hệ thống điện năng lượng Mặt Trời hiện nay:
2.5.1 Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập (off-gird):
- Hệ thống điện mặt trời độc lập là hệ thống bao gồm các tấm pin năng lượng mặt
trời, thiết bị chuyển đổi điện DC thành AC và pin, acquy lưu trữ điện. Hệ thống
điện mặt trời độc lập cung cấp điện cho các thiết bị điện trong gia đình mà không
cần sử dụng điện lưới EVN.

* Ưu điểm:
- Sử dụng điện mặt trời có thể tận dụng được khoảng không gian trên mái hay còn
gọi là hệ thống điện mặt trời trên mái.

- Tự chủ nguồn điện mà không cần phụ thuộc vào điện lưới. Vì vậy khi nguồn điện
lưới có bị cắt, bị chập chờn thì nguồn điện chúng ta đều không bị ảnh hưởng.

- Mang đến sự yên tĩnh tuyệt đối, sự trong lành cho môi trường xung quanh. sự trong
lành cho môi trường xung quanh. Thay vì sử dụng các loại máy phát điện Diezen
vừa ồn ào, vừa ô nhiễm.

- Hệ thống dễ dàng di chuyển và lắp đặt mọi nơi mà không bị vướng mắc như điện
lưới.

- Hệ thống hoạt động trong cả thời tiết lạnh, chỉ cần có ánh sáng mặt trời. Những tấm
pin năng lượng mặt trời vẫn không ngừng hấp thụ và chuyển hóa thành điện năng.

- Sử dụng hệ thống điện mặt trời không hòa lưới giúp bảo vệ môi trường. Góp phần
to lớn vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

* Nhược điểm:
- Giá thành và chi phí bảo dưỡng cho ắc quy cao.

- Tuổi thọ bình ắc quy từ 3-4 năm phải thay mới

- Tổn thất nhiều.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 24
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 2. 6: Sơ đồ minh họa hệ thống điện mặt trời độc lập


2.5.2 Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới không lưu trữ (on-gird):
- Đây là hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có sự kết hợp giữa hệ thống điện
mặt trời hòa lưới và điện mặt trời độc lập. Chúng đảm bảo sự ổn định, tối ưu đầu tư
và tiết kiệm chi phí cho người dùng. Hệ thống điện năng lượng mặt trời không dự
trữ phụ thuộc vào công suất tải nhờ đó, người dùng có thể thiết kế hòa lưới với đa
dạng các công suất khác nhau.

* Ưu điểm:
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời không dùng bộ lưu trữ điện năng, nhờ đó chi phí
lắp đặt và bảo dưỡng thấp. Hệ thống điện năng lượng mặt trời được thao tác vận
hành đơn giản và dễ nâng cấp mở rộng hệ thống.

- Tuổi thọ của pin năng lượng mặt trời cao với công suất cao, thời gian bảo hành lên
đến 25 năm.

- Tiết kiệm chi phí điện năng tối đa và góp phần bảo vệ môi trường.

- Hệ thống sẽ tự động ngừng hoạt động đối với trường hợp điện lưới mất nhằm đảm
bảo an toàn cho lưới điện lẫn người sử dụng.
SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 25
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới được xem là giải pháp tiết kiệm điện
năng hiệu quả mà các doanh nghiệp, hộ gia đình không thể bỏ qua.

* Nhược điểm:
- Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, hệ thống điện mặt trời hòa lưới không dự trữ
cùng tồn tại một vài nhược điểm nhỏ. Đó chính là khi trời nhiều mây hoặc khi
nguồn điện lưới bị mất, tải tiêu thụ sẽ không có nguồn điện sử dụng.

Hình 2. 7: Sơ đồ minh họa hệ thống hòa lưới không lưu trữ


2.5.3 Hệ thống điện Mặt Trời nối lưới có dự trữ:
- Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới có lưu trữ là hệ thống sử dụng năng
lượng mặt trời và bộ pin, ắc quy lưu trữ để cung cấp điện cho các thiết bị điện cho
gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn. Lượng điện được cung cấp cho hệ thống này
hoạt động như một nguồn cung cấp dự phòng, cung cấp cho bạn năng lượng ổn
định.

- Hệ thống sẽ hoạt động và tạo ra năng lượng gần giống như hệ thống hòa lưới
nhưng được sử dụng bộ biến tần Hybrid và pin, ắc quy để lưu trữ năng lượng điện
cho mục đích như mất điện, khi trời tối,…

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 26
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
* Ưu điểm:
- Hệ thống điện mặt trời hybrid giúp bạn tiết kiệm và kiểm soát việc sử dụng năng
lượng bằng cách chuyển đổi qua lại giữa các nguồn và quản lý mức tiêu thụ của
bạn.

- Đảm bảo nguồn điện 24/7: Hệ thống tích trữ nguồn điện từ mặt trời cho ắc quy nên
nhằm đảm bảo an ninh năng lượng 24/7 cho các thiết bị điện ưu tiên sử dụng. Hệ
thống không phụ thuộc nhiều vào điện lưới nên khi lưới điện gặp sự cố, mọi hoạt
động và nhu cầu sử dụng điện sẽ không bị ảnh hưởng.

- Tiết kiệm điện: Bằng việc sử dụng nguồn điện mặt trời, gia đình hay doanh nghiệp
sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí điện hàng tháng.

- Giảm tiếng ồn: Hệ thống vận hành tự động và yên tĩnh, không sử dụng nhiên liệu
hóa thạch ô nhiễm, ồn ào và độc hại.

* Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao: Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời hybrid cao hơn so với
đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.

- Hệ thống vận hành theo vài năm sẽ dễ xảy ra những lỗi vặt

- Tuổi thọ của ắc quy hoặc pin lưu trữ Lithium không dài mà giá thành lại đắt.

Hình 2. 8: Sơ đồ minh họa hệ thống hòa lưới có lưu trữ

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 27
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

2.6 Kết luận:


- Trong đồ án này nhóm em chọn phương án “Tính toán, thiết kế Hệ thống pin năng
lượng mặt trời nối lưới không dự trữ” với lý do:

 Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình rất hợp lý. Do công nghệ
kỹ thuật hiện đại được cải tiến nên chi phí giảm xuống rất nhiều so với
trước.

 Nhà nước đã có những chính sách rất tốt. Ưu tiên sử dụng điện năng lượng
mặt trời cho hộ gia đình.

 Hệ thống điện mặt trời gia đình có độ bền cao. Thời gian bảo hành lâu dài
(20 năm với pin mặt trời, 5 năm với bộ hòa lưới)

 Dễ dàng nâng cấp mở rộng hệ thống.

 Dễ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

 Không tốn chi phí cho hệ thống ắc quy hay pin lưu trữ.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 28
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG


ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI 20KW CHO HỘ GIA ĐÌNH
3.1 Địa điểm lắp đặt:
- Địa điểm lắp đặt công trình “Mô Hình NLMT áp mái cho hộ gia đình tại thị trấn Tân
Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

- Nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới 03 pha với tổng công suất DC: 20,880
kWp, Tổng công suất AC 20kw.

- Lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên mái nhà có sẵn.

- Mái tôn nghiêng 90, dài 16.5m, rộng 7m

- Xung quanh trống trải không có vật cản che hoặc đổ bóng.

- Diện tích toàn mái: S = 115.5 m2

Hình 3. 1: Mặt bằng mái khảo sát lắp đặt pin mặt trời

3.2 Tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận
- Đối với tỉnh Ninh Thuận nằm trong khoảng từ 11041'53" đến 12052'10" Vĩ độ Bắc,
được thừa hưởng một chế độ Mặt trời nhiệt đới mà tiêu biểu là hiện tượng hàng năm
Mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần và độ cao Mặt trời thay đổi không nhiều trong cả năm.
Tổng số giờ nắng trong năm tại Ninh Thuận dao động khoảng 2480 đến 2807 giờ,
trung bình hàng tháng có từ 207 đến 234 giờ nắng.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 29
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Lượng năng lượng Mặt trời chiếu xuống mặt đất phụ thuộc vào vĩ độ địa lý. Vĩ độ địa
lý của một nơi nhất định quyết định độ cao Mặt trời, thời gian ban ngày và do đó
quyết định năng lượng Mặt trời nhận được và mất đi. Tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu
vực nội chí tuyến nên độ dài ban ngày (từ lúc Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời lặn) ở
Ninh Thuận biến đổi trong khoảng 11 đến 13 giờ, thời gian ban ngày tại Ninh Thuận
cũng khá dài và ít thay đổi trong năm, độ dài ban ngày dài nhất là tháng 6, ngắn nhất
là tháng 01. Điều này nói lên rằng năng lượng bức xạ Mặt trời trong phạm vi tỉnh
Ninh Thuận nhận được trong năm là khá dồi dào, đặc trưng của vùng vĩ độ thấp trong
vành đai nhiệt đới.

- Các số liệu quan trắc đã cho thấy tại Ninh Thuận, số giờ nắng trung bình

cả năm trong khoảng 2.600-2.800 giờ, phân bố tương đối điều hòa quanh

năm. Số tháng nắng trong năm là 9 tháng/năm (tương đương 200 ngày

nắng/năm). Vì vậy, đây là địa phương được đánh giá có tiềm năng năng

lượng Mặt Trời lớn nhất cả nước.

- Trung bình các tháng có thời gian chiếu sáng hơn 12 giờ mỗi ngày; dài nhất vào 2
tháng 3 và 4 với hơn 13 giờ/ngày, ngắn nhất vào 2 tháng 11 và 12 cũng hơn 11 giờ 30
phút/ngày. Do đó, Ninh Thuận có điều kiện tiếp nhận hàng năm một lượng lớn bức xạ
mặt trời, tổng số giờ nắng trung bình tại Ninh Thuận 2.837,8 giờ/năm cao nhất cả
nước (so với Cam Ranh 2663,6 giờ/năm, Phan Thiết 2.782,8 giờ/năm).

3.3 Thiết kế công trình


- Địa điểm xây dựng công trình: Mô hình NLMT áp mái tại thị trấn Tân Sơn , Ninh Sơn,
Ninh Thuận.

- Tổng công suất tấm pin DC: 20,88 KWp, Tổng công suất AC 20KW

- Diện tích sử dụng cho hệ thống năng lượng áp mái: 115.5m2.

- Số Tấm pin lắp đặt: 48 tấm pin quang điện Canadian Solar loại 435Wp

- Inverter: 01 inverter Sungrow SG20KTL-M

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 30
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 3. 2: Mặt bằng bố trí tấm pin mặt trời

Hình 3. 3: Mặt cắt đứng mái năng lượng mặt trời

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 31
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

3.4 Tính tổng lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị mà hệ thống hệ thống điện mặt
trời phải cung cấp:
Bảng 3.4: Phụ tải cần cấp điện
Tên thiết bị Số lượng Công suất P (W)
Máy lạnh 2HP 1 1500
Máy hàn 1 1600
Động cơ 1HP 1 750
Bếp từ 1 4500
Bóng đèn 1.2m 6 108
Bóng đèn 0.6m 4 44
ổ cấm điện 10 100
Máy tạo thác nước 1 750
Chuông điện 1 10
Tivi 1 125
Máy hút mùi trong bếp 1 40
Quạt trần 2 340
Tủ lạnh 1 150
Máy lọc nước RO 1 430
TỔNG 10447
- Tổng công suất tiêu thụ trung bình của tải làm việc 8h/ngày :

Ptổngtải = ∑ 𝑃đm*h = 10447*8 = 83576 Wh/ngày


3.5 Tính toán chọn tấm pin mặt Trời:
- Do tổn hao trong hệ thống, số Watt-hour của tấm pin trời cung cấp phải cao hơn tổng
số Watt-hour của toàn tải. Thực nghiệm cho thấy cao hơn khoảng 1,4 lần. Số Watt-
hour các tấm pin mặt trời (PV modules) = 1.4 x tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng.

PV penal = 1,4 *Ptổngtải = 1,4*83576 = 117006.4 Wh/ngày

- Công suất đỉnh (Watt peak - Wp) của tấm pin mặt trời là công suất lớn nhất có thể đạt
được trong điều kiện tiêu chuẩn là nhiệt độ 25 0C, cường độ bức xạ năng lượng mặt
trời 1000 W/m2. Công suất đỉnh mà pin mặt trời tạo ra tùy thuộc vào khí hậu của từng
vùng trên thế giới. Cùng 1 tấm pin mặt trời nhưng đặt ở nơi này thì mức độ hấp thu
năng lượng sẽ khác với khi đặt nó nơi khác.

- Để thiết kế chính xác, người ta phải khảo sát từng vùng và dựa vào cường độ bức xạ
mặt trời trung bình tại vùng đó và hiệu suất thu năng lượng của tấm pin mặt trời cần
dùng.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 32
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Ta có:

 Mức hấp thụ năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận khoảng 5,7kWh/m2/ngày

 Công suất đỉnh của hệ thống pin cần cấp cho tải:

Tổng PV panel Wp/ngày

- Chọn Pin mặt trời Canadian Solar Mono 144 cell 435W.

- Dựa vào thông số trên ta tính được số tấm Pin cần dùng là:

Số tấm pin tấm. Vậy ta chọn 48 tấm pin.

- Hoặc Dựa vào thông số diện tích mặt bằng mái S mái=115.5 m2, diện tích tấm pin S pv=
DxR = 2.108x1.045 = 2.20286 m2 = 2.2 m2 (làm tròn) ta tính được số tấm Pin cần
dùng là:

Diện tích lối đi vệ sinh tấm pin cần sử dụng: Svs = 0.5x16.5 = 8.25m2

Diện tích mái còn lại: Smái còn lại = Smái - Svs = 115.5-8.25 = 107.25m2

Số tấm pin tấm. Vậy ta chọn 48 tấm pin.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 33
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 3. 4: Catalogue tấm pin canadian

Bảng 3.5.1 Thông số tấm pin Canadian


THÔNG SỐ KỸ THUẬT

1 Hãng sản xuất Canadian solar CO., Ltd

2 Loại Đơn tinh thể (Monocrystalline)

3 Số lượng cell 144 Half-cell

4 Trọng lượng 24.9 kg

5 Mặt kính cường lực 3,2 mm

6 Công suất cực đại 435 Wp

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 34
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

7 Điện áp tại điểm công suất đỉnh 39.9 V

8 Dòng điện tại công suất đỉnh 10.91 A

9 Điện áp hở mạch Voc 48.1 V

10 Dòng điện ngắn mạch Isc 11.47 A

11 Ngưỡng nhiệt độ vận hành -40 oC đến +85 oC

12 Ngưỡng điện áp cực đại 1500VDC

13 Hiệu suất quang năng mô-đun 19.69%

Trong điều kiện tiêu chuẩn, bức xạ mặt trời là 1000W/m2, áp suất khí quyển 1.5AM,
nhiệt độ môi trường là 25 độ C.

ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU

1 Hộp đấu dây IP 68, 3 đi-ốt bypass

2 Cáp điện 4 mm2

3 Trọng tải gió 2400 Pa/244 kg/m²

4 Trọng tải cơ học 5400 Pa/550 kg/m²

Hình 3. 5: Hình bên ngoài inverter Sungrow SG20KTL-M


SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 35
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
Bảng 3.5.2 Thông số inverter Sungrow SG20KTL-M
1 Điện áp đầu vào tối đa 1100V

2 Dòng điện tối đa PV 44A(22A/22A)

3 Dòng điện tối đa ngắn mạch 60A(30A/30A)

4 MPPT phạm vi điện áp hoạt động 200 – 1000 V

5 Điện áp đầu ra định mức 3/N/PE, 230/400V

6 Tần số định mức 50/60Hz

7 Công suất biểu kiến AC tại 35°C 22KVA

8 Công suất biểu kiến AC tại 45°C 20KVA

9 Dòng điện đầu ra tối đa 31.9A

10 Phạm vi điều chỉnh hệ số công suất 0.8Leading – 0.8Lagging

11 Dải nhiệt độ hoạt động -25°C đến +60°C

12 PF > 0.99

- Công thức kiểm tra dãy MPPT của hệ thống như sau:

Vmpptinv-min < Vmpp-pv < Vmpptinv-max

Vmpptinv-min: Điện áp tối thiểu để mạch MPPT hoạt động.

Vmpptinv-max: Điện áp tối đa cho phép của mạch MPPT.

Vmpp-pv: Điện áp hoạt động của giàn pin (hay của 1 string 16 tấm)

200V< (16 x39.9) V <1000V 200V< 638.4V <1000V (Thỏa)

- MPPT là một thuật toán được thực hiện trong các bộ inverter để liên tục điều chỉnh trở
kháng để giữ cho hệ thống hoạt động ở gần với điểm công suất cực đại của giàn pin
trong các điều kiện khác nhau như thay đổi bức xạ mặt trời, nhiệt độ và tải…

- Hay nói một cách đơn giản: " điện áp hoạt động của giàn pin sẽ cần nằm trong dãy
điện áp MPPT để giúp inverter chuyển đổi DC sang AC đạt hiệu suất cao nhất "

- Nếu nằm ngoài dãy MPPT inverter sẽ giảm công suất phát, hoặc không thể hoạt động.

- Điều kiện điểm tra điện áp tối đa như sau:

Voc-pv < Vdcmax-inv


SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 36
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
Voc - pv: Điện áp hở mạch tối đa của giàn pin ( 1 string có 16 tấm pin)

Vdcmax - inv: Điện áp DC cho phép tối đa ở ngõ vào của inverter.

(16 x 48.1V<1000V) 769.6V<1000V (Thỏa)

- Điều kiện này đảm bảo các linh kiện sẽ không bị hỏng hóc do quá áp ngõ vào từ giàn
pin năng lượng mặt trời

- Kiểm tra dòng điện tối đa cho phép ngõ vào

Isc < Imax-input-inv

Isc: Dòng điện ngắn mạch tối đa của giàn pin mặt trời

Imax-input-inv: Dòng điện cho phép tối đa ngõ vào của inverter.

(11.47A <22A) (Thỏa)

- Số lượng pin tối đa cần cho 1 string inverter được tính theo công thức:

Vmax=Voc+(Tthấp-TSTC)*(Voc*TC của Voc)

=48.1+(200C-250C)*(48.1*(-0.29/100))=48.78 V

Với: : Điện áp hở mạch của tấm pin

: Hiệu suất điện áp hở mạch của tấm pin

: Nhiệt độ thấp nhất tại địa điểm khảo sát (cho là 20o)

: Nhiệt độ chuẩn STC (là -25oC)

: Điện áp đầu vào cực đại của inverter

- Số lượng module tối đa để lắp vào 1 string của inverter là tấm (Thỏa)

( Đối với nhà 1 mái nhà hiện tại ta lắp 16 tấm pin trên 1 string)

Số lượng string cần trên 1 MPPT là

Vậy chọn số string là 2 trên 1 MPPT.

- Với 48 tấm pin ta có thể thiết kế:

 01 inverter 20 kW.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 37
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
 Inverter có 2 MPPT.

 Mỗi MPPT có 2 string mắc song song.

 01 string có 16 tấm pin mắc nối tiếp nhau.

- Kiểm tra lại điều kiện:

Dòng điện tối đa trên 1 MPPT:

2 x 11.47A = 22.94A < 30A (thỏa)

- Điện áp DC tối đa trên từng MPPT :

780.48V<1000V (thỏa)

3.1 Tính toán dây:


- Yêu cầu:

 Khoảng cách tới nguồn cao thế phải nhỏ nhất.

 Đảm bảo độ tin cậy về điện.

 Khả năng tăng tải khi phát triển sản xuất.

 Độ linh hoạt cao, khi cần thay đổi sơ đồ

 Khi chọn cáp cần xét những yêu cầu: Dòng điện định mức, Độ sụt áp, Dòng
ngắn mạch.
- Khi dòng điện chạy trong dây dẫy sẽ làm phát sinh nhiệt. Khi nhiệt độ vượt quá định
mức thì phải chọn dây có tiết diện lớn hơn.

- Theo điều kiện phát nóng: dây dẫn được lựa chọn theo dòng điện tính toán của tải sao
cho nhiệt độ dây dẫn không lớn hơn nhiệt độ cho phép dây dẫn với mọi giá trị dòng

điện tải ở chế độ dài hạn

- Giá trị tra được ứng với điều kiện nơi sản xuất. Cần quy đổi dòng cho phép theo
điều kiện tản nhiệt cụ thể nơi lắp đặt như theo điều kiện môi trường, phương pháp lắp
đặt, số dây đi song song.

: dòng cho phép của dây dẫn (A)

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 38
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

: dòng điện lớn nhất chạy trong dây dẫn (A)

: hệ số hiệu chỉnh, phụ thuộc vào cách lắp đặt, số mạch liền kề.

- Xác định cỡ dây đối với cáp không chôn dưới đất:

: thể hiện ảnh hưởng của số lượng dây đặt kề nhau

: thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ tương ứng dạng cách điện

3.2 Chọn dây dẫn điện DC:


- Chọn Dây Từ Các String PV Tới Inverter

Dòng làm việc cực đại từ String


Ilvmax=I max pin *k1*k2 = 10,91x1,25x1,25=17.05A (theo tiêu chuẩn NEC của Mỹ)

Chọn dây với điều kiện:

Ta chọn dây diện DC Leader 4.0 mm2, Icpdd = 30A>21.31A, Điện áp định mức
1500/1800VDC, Nhiệt độ làm việc -400C đến 1250C, Hiệu suất chống cháy IEO
60332-1, Vật liệu cách nhiệt Polyolefin Copolymer, Chất liệu dây dẫn là đồng thiếc.

- Chọn ống cho string tới inverter .

Dây dẫn được bảo vệ trong ống nhựa PVC cứng 21

3.3 Chọn dây từ Inverter đến Tủ AC


- Cách đi dây: theo kiểu đặt trong ống và đi trên không.

Ilvmax-inverter=31.9A

Chọn cáp Cadivi ruột đồng CVV, lắp trên không 3 pha, 0,6/1kV
(3Px16mm2+1Px10mm2) Icpdd = 55A, S (tiết diện ruột) = 10 mm2, cách điện PVC,
nhiệt độ làm việc tối của ruột dẫn 700C.

Chọn Ống Nhựa: Dây dẫn được bảo vệ trong ống nhựa PVC 27 đến tủ AC.

3.4 Chọn dây từ Tủ AC đấu nối vào lưới 0.4kV.


- Cách đi dây: theo kiểu đặt trong ống và đi trên không.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 39
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
Chọn cáp Cadivi ruột đồng CVV, lắp trên không 3 pha, 0,6/1kV (4x25mm2 ) I cpdd =
103A, S (tiết diện ruột) = 16 mm2, cách điện PVC, nhiệt độ làm việc tối của ruột dẫn
700C)

Chọn Ống Nhựa: Dây dẫn được bảo vệ trong ống nhựa PVC 34 đến tủ AC.

3.5 Chọn dây nối đất và dây nối vỏ thiết bị với tiết diện S=10mm2
3.6 Chọn Tủ điện:
- Tủ điện AC có đáy cách mặt đất  1,5. Tủ điện được chế tạo bằng nhựa chống cháy.
Đáy tủ có lỗ được dập sẵn phù hợp với yêu cầu của cáp đi vào/ra. Các lỗ vào, ra của
cáp phải được bịt kín bằng các nắp xiết cáp để đảm bảo côn trùng không xâm nhập
vào tủ.

- Chọn tủ điện sao cho các thiết bị vận hành, bảo vệ bên trong phù hợp với cấp điện áp
240/380v dòng điện 100A

Bảng 3.11.1 Bảng thông số thiết bị trong tủ điện


Số
Stt Mô Tả Đvt Nhẵn hiệu
lượng
1 MCB 3P 60A 15kA Cái 1 Mitsubishi-NF100-CS
2 Cầu chì DC 1000V, 30A Bộ 6 Suntree-SRD-30
3 CB DC 1000V-16A, Icu=6kA Bộ 6 Suntree-SL7-63C16
4 SPD AC 3P+N+PE 385V/30kA Cái 1 Suntree-GB/T18802.1
5 SPD DC 1000VDC, 20kA Cái 2 Leader-LKTD2-40
6 Cáp điện đấu nối trong tủ điện Lô 1
7 Tủ điện ngoài trời Bộ 1 400x250x500
8 Phụ kiện đấu nối Bộ 1

Bảng 3.11.2 Bảng thông kê vật tư, thiết bị


STT MÔ TẢ NHÃN HIỆU ĐVT SL
1 Tấm pin Canadian Canadian solar Tấm 48
2 Biến tần Sungrow SG20KTL-M Sungrow Bộ 1
3 Cáp đồng DC – 4mm2 (dương) màu đỏ Leader Mét 100
4 Cáp đồng DC – 4mm2 (âm) màu đen Leader Mét 100
5 Đầu nối MC4 (loại đực – cái) MHD Bộ 30
6 Cáp 3 pha 4 dây, 0,6/1kV (4x10mm2) Cadivi Mét 5
7 Cáp 3 pha 4 dây, 0,6/1kV (4x25mm2) Cadivi Mét 10
8 Đầu cose ép đồng 10/12 MHD Cái 6
9 Đầu cose ép đồng 25/12 MHD Cái 6
10 Ống nhựa trắng PVC 27 Bình Minh Mét 20
11 Ống nhựa trắng PVC 34 Bình Minh Mét 20
12 Dây vàng xanh tiếp địa CV10mm2 Cadivi Mét 20
13 Đầu cose 10/10 Cái 5

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 40
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

14 Cọc tiếp địa sắt mạ đồng dài 1.5m Cây 2


Kẹp giữa chữ T lắp đặt pin năng lượng mặt
trời 17x35mm gồm: bu lông, kẹp trên, kẹp
15 Cái 100
dưới (kích thước bu lông dài 40-60mm tùy
chọn)
Kẹp ngoài 35x35mm (kẹp biên, kẹp cuối) tấm
pin năng lượng mặt trời gồm: bu lông, kẹp
16 Cái 30
trên, kẹp dưới (kích thước bu lông dài 40-
60mm tùy chọn)
17 Dây rút nhựa 10x500 VN Bịch 3
18 Phụ kiện đấu nối Bộ 1
19 Thi công lắp ráp tủ điện tại xưởng Đội
20 Giáp níu dây bọc 25, Yếm móng + U giáp níu VN Bộ 02
3.7 Yêu cầu kỹ thuật chung của hệ thống:

Yêu cầu
STT Đặc tính Mô tả đặc tính
bắt buộc

Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng


duy trì vận hành phát điện liên lục trong dải
tần số 49 Hz đến 51 Hz. Khi tần số hệ
1 Tần số thống điện nằm ngoài dải tần số nêu trên thì Đáp ứng
hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy
trì vận hành phát điện trong thời gian tối
thiểu 0,2 giây.

Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng


duy trì vận hành phát điện liên tục khi điện
áp tại điểm đấu nối trong dải từ 85% đến
110% điện áp định mức (380V). Khi điện
2 Điện áp Đáp ứng
áp tại điểm đấu nối nằm ngoài dải điện áp
như đã nêu trên thì hệ thống điện mặt trời
phải có khả năng duy trì vận hành phát điện
trong thời gian tối thiểu 02 giây.

Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp (THD)


≤ 6,5%
tại điểm đấu nối.
3 Sóng hài điện áp
Biến dạng sóng hài điện áp riêng lẻ tại điểm
≤ 3%
đấu nối.

4 Hệ số công suất Hệ số công suất cosφ tại vị trí đấu nối. ≥ 0,9

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 41
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

CHƯƠNG 4: VẬN HÀNH, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, XỬ LÝ SỰ CỐ


HỆ THỐNG INVERTER
4.1 Sơ đồ kết nối lưới hệ thống inverter

4.2 Nguyên lý hoạt động


- Inverter SG20KTL-M nhận nguồn điện DC từ các chuỗi pin năng lượng mặt trời
thông qua CB, Cầu chì DC nối đến các MPPT tương ứng (có 2 MPPT) để bám điểm
công suất cực đại của các chuỗi quang điện nhằm tối ưu hiệu suất nguồn công suất sơ
cấp. Sau đó nguồn DC được chuyển đổi thành nguồn AC ba pha thông qua mạch
nghịch lưu. Hệ thống được bảo vệ bởi các thiết bị chống sét nội bộ mạch AC SPD và
DC SPD.

4.3 Chế độ hoạt động

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 42
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

4.4 Mô tả chế độ hoạt động


- Dừng.

Đây là trạng thái ban đầu của biến tần. Các công tắc DC và AC của trạm ở vị trí
“TẮT”. Kết nối đầu nguồn và cuối nguồn bị ngắt. Do đó, bên trong biến tần không có
điện.

- Chờ ban đầu.

Khi các kết nối đầu nguồn và cuối nguồn của biến tần được kết nối, đồng thời các
công tắc AC và DC ở vị trí “BẬT”, biến tần sẽ chuyển sang chế độ chờ ban đầu. Biến
tần sẽ liên tục kiểm tra xem dãy PV và lưới điện có đáp ứng các yêu cầu kết nối lưới
điện hay không. Nếu điệp áp đầu vào DC của biến tần cao hơn điện áp khởi động biến
tần và đã đến thời gian khởi động, trong khi các yêu cầu về thông số phía lưới điện đã
được đáp ứng, thì biến tần sẽ chuyển từ chế độ chờ ban đầu sang chế độ khởi động.

- Khởi động

Đây là quá trình tạm thời giữa chế độ chờ ban đầu và chế độ chạy. Sau khi chế độ
khởi động hoàn tất, trạm biến tần sẽ bắt đầu cấp điện cho lưới.

- Chạy.

Ở chế độ này, biến tần sẽ biến đổi năng lượng điện DC thành năng lượng điện AC vào
cấp điện cho lưới thông MPPT. Biến tần theo dõi điểm công suất tối đa của dãy PV để
tối đa hóa năng lượng điện đầu ra.

- Chờ

Ở chế độ chạy, biến tần sẽ chuyển sang chế độ chờ nếu dòng điện phía DC có giá trị
0A trong giây lát. Biến tần sẽ liên tục kiểm tra xem dãy PV có đáp ứng các yêu cầu
kết nối lưới điện hay không. Nếu biến tần đạt đến điện áp khởi đông DC và đến thời
gian khởi động thì biến tần sẽ chuyển sang chế độ chạy.

- Lỗi

Nếu xảy ra lỗi trong khi vận hành, biến tần sẽ chuyển sang chế độ Lỗi. Bảng điều
khiển LCD sẽ hiển thị loại lỗi kèm theo chỉ báo lỗi cho đến khi loại bỏ được lỗi. sau
khi loại bỏ được lỗi, biến tần sẽ chuyển về chế độ chạy

Nếu lỗi không thẻ phục hồi, hãy dừng biến tần và thực hiện công việc bảo trì. Biến tần
sẽ tự động kiểm tra lỗi có phục hồi được hay không.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 43
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Dừng khẩn cấp.

Dừng biến tần bằng cách nhấn nút dừng khẩn cấp bên trong ô giám sát khi xuất hiện
lỗi hoặc tình huống khẩn cấp.

Nút dừng khẩn cấp được dùng để ngắt kết nối công tắc AC, công tác DC. Nhả nút
dừng khẩn cấp bằng chìa khóa tương ứng.

- Khóa dừng

Khi cần bảo trì hoặc bão dưỡng, biến tần sẽ chuyển từ chế độ chạy sang chế độ khóa
dừng sau khi người dùng gửi lệnh dừng trên bảng điều khiển LCD.

- Chạy cảnh báo.

Ở chế độ này, biến tần có thể tiếp tục chạy nhưng sẽ gửi tín hiệu cảnh báo. Người
dùng có thể kiểm tra thông tin cảnh báo hiện tại qua trạng thái làm việc trên màn hình
LCD măc định hoặc kiểm tra trên trang his alarm. Biến tần tự động chuyển sang chế
độ Chạy khi lỗi được loại bỏ.

4.5 Hạng mục cần kiểm tra


- Dụng cụ để kiểm tra: Đồ bảo hộ lao động, máy quét nhiệt, đồng hồ đo áp HIOKI, đồng hồ
kẹp dòng fluke, kìm tuốt cáp, kìm bấm cos MC4, tua-vít 3 ke, khay chì, chì string, đầu MC4
âm dương, cáp 4.0.

Stt Nội dung thực hiện Phương pháp thực hiện

A Kiểm tra hệ thống làm mát inverter

- Kiểm tra cánh quạt làm mát


Kiểm tra tình trạng bên
1
ngoài - Tiếng chạy quạt

- Vệ sinh cánh quạt


2 Vệ sinh thiết bị làm mát
- Vệ sinh bộ tản nhiệt

- Điện trở cách điện: Rcđ = pha – đất


Đo điện trở cách điện, điện
3
trở cuộn dây động cơ quạt - Điện trở cuộn dây: R > 3ohm

B Kiểm tra hệ thống tiếp địa inverter

1 Vệ sinh bề mặt tiếp xúc - Vệ sinh bề mặt đầu cos

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 44
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

- Siếc lại bulong đúng tiêu chuẩn


2 Siếc lại bulong tiếp địa
8 N.m

- Dòng rò được đo khi inverter đang phát


công suất.
Đo dòng rò và điện trở tiếp
3
địa - Đo điện trở tiếp địa thực hiện khi đã tách
rời tiếp địa khỏi thiết bị

Đo điện trở tiếp địa line pin, Đo điện trở tiếp địa thực hiện khi đã tách rời
4 tiếp địa khỏi thiết bị
kim thu sét

C Kiểm tra đầu cáp AC

1 Vệ sinh bề mặt tiếp xúc Vệ sinh bề mặt đầu cos

Siếc lại bulong đầu cáp vả Kiểm tra lực siết bulong đúng tiêu chuẩn: 15
2 N.m
cố định sợi cáp chắn chắn
- Pha (A; B; C) – Đất
- Pha A – Pha B
3 Đo điện trở cách điện
- Pha B – Pha C
- Pha A – Pha C

D Kiểm tra tổng quan bên ngoài inverter

Kiểm tra các đèn chỉ thị - Kiểm tra màu sắc đèn chỉ thị đúng với
1 trạng thái đang làm việc của inverter
inverter
- Test switch đảm bảo điều khiển dc
2 Switch ON/OFF inverter ON/OFF inverter

Siết lại bulong giá đỡ - Kiểm tra lực siết bulong đúng tiêu chuẩn:
3 45 N.m
inverter

Bộ thu-phát dữ liệu inverter - Kiểm tra đã gắn đúng khớp và chắc chắn
4
bằng cáp RS485
Kiểm tra string kết nối vào
E
inverter

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 45
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Kiểm tra và vệ sinh đầu Kiểm tra các jack MC4 đấu vào inverter
1 đảm bảo tiếp xúc tốt và chắc chắn
MC4 tại inverter
Dùng Ampe kìm đo dòng thực tế từng sring
2 Đo dòng điện của stirng và so sánh với dòng hiển thị ở App

Kiểm tra, thay thế cáp 4.0 bị Kiểm tra và test thông mạch các string
3 không dòng để tìm ra điểm bị sự cố
sự cố, chạm chập..

Đo điện áp hở mạch của Dùng đồng hồ Hioki DT4254 đo điện áp


4 từng string.
string

4.6 Quy định kiểm tra trước khi đưa 1 string vào vận hành
- Lưu ý: trước khi On Switch inverter phải dùng đồng hồ đo cực tính hai đầu string.
Tuyệt đối tránh ngược cực tính gây cháy nổ bên trong inverter.

 Pin đã kết nối đầy đủ, kẹp pin, giá đỡ pin, trụ bê tông chắc chắn.

 Dây cáp 4.0 mm đã kết nối đầy đủ và chắc chắn.

 Dây tiếp địa Inverter đã đấu nối.

 Kiểm tra CB AC cấp cho inverter đã ON

 Kiểm tra chạm đất cáp 4.0

Phải kiểm tra cực tính cáp 4.0 mm trước khi ON Switch đưa Inverter vào vận
hành

4.7 Quy định kiểm tra pin


- Các tấm pin mặt trời được ghép nối nối tiếp với nhau, cứ 16 tấm pin tạo thành 1
string.

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của tấm pin:

Kiểm tra xem có vết nứt kính trên tấm pin.

Ăn mòn tại các bộ phận hàn của lưới tế bào quang điện: nguyên nhân là do độ
ẩm xâm nhập vào tấm pin do hư hỏng vật liệu bảo vệ bề mặt trong quá trình
lắp đặt hoặc vận chuyển.

Kiểm tra xem có dấu vết cháy trên mặt sau tấm pin không.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 46
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
Kiểm tra các tấm pin xem có dấu hiệu lão hóa bao gồm hư hỏng do động vật
gặm nhấm, hư hỏng do thời tiết, độ kín chỗ kết nối, ăn mòn và tình trạng nối
đất.

Kiểm tra bất kỳ có vật sắc nhọn nào tiếp xúc với bề mặt tấm pin không

Kiểm tra bất kỳ chướng ngại vật che chắn các tấm pin

Kiểm tra bất kỳ ốc vít lỏng lẻo hoặc hư hỏng giữa các tấm pin và khung đỡ.
Cần điều chỉnh và sửa chữa đúng lúc

4.8 Xử lý sự cố
- Sự cố chạm đất cáp DC 4.0mm

1 Hiện tượng Đo điện áp pha đất hoặc âm với đất bị lệch ( một pha về gần
800VDC, 1 pha về gần 0 nếu bị chạm đất hoàn toàn).

2 Nguyên nhân - Cáp 4.0mm bị đứt gây chạm đất


- Cáp 4.0mm bị trầy xước vỏ chạm giá pin
- Cháy đầu MC4 dây 4.0mm rơi xuống đất

3 Xử lý - Xác nhận sự cố: OFF inverter kiểm tra string đầu vào tủ
inverter.
- Kiểm tra điện áp của từng string với đất.
- Xác định string bị chạm đất.
- Kiểm tra tổng thể đoạn cáp 4.0 từ line pin đến tủ
combiner box.

- Sự cố do string bị sụt áp hoặc mất áp.

1 Hiện tượng - Một string điện áp dao động trong khoảng 800v – 850v.
- Điện áp string bị giảm thấp, chênh lệch quá lớn so với
định mức.
- Điện áp string bị mất hoàn toàn.

2 Nguyên nhân - Tiếp xúc đầu MC4 kém dẫn đến điện áp chập chờn.
- Một hoặc một vài tấm pin bị mất áp hoặc thiếu áp: Có
thể do bể hoặc lỗi nhà sản xuất.
- Đứt cáp 4.0mm từ line pin về tủ inv.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 47
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

- Số lượng pin không đủ một string.

3 Xử lý - Xác định string bị mất áp hoặc sụt áp.


- Kiểm tra số lượng pin, tình trạng bên ngoài trong một
string.
- Kiểm tra tình trạng cáp 4.0 về tủ.
- Kiểm tra tiếp xúc các đầu MC4.
- Kiểm tra điện áp cụ thể từng tấm pin để tìm tấm mất áp
hoặc không áp.

- Sự cố dòng string giảm thấp.

1 Hiện tượng - Dòng string giảm thấp bất thường dưới mức quy định.
- Giữa các string chênh lệch dòng quá lớn.
- Dòng string bằng không.

2 Nguyên nhân - Khách quan: Nhiệt độ môi trường, hiệu suất tấm pin
giảm thấp qua thời gian làm việc…
- Do cây cối hoặc vật thể khác che bóng pin.
- Số lượng pin không đủ 1 string.

3 Xử lý - Cô lập string bị sự cố để kiểm tra xác định nguyên


nhân.
- Kiểm tra số lượng tấm pin của string.
- Kiềm tra xung quanh string.
- Kiểm tra chì string: test thông mạch.
- Nếu do 1 tấm pin hư hỏng thì báo Chủ đầu tư, tổ sửa
chữa để xử lý thay thế.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 48
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu
- Các sự cố Inverter

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
1. Kiểm tra xem bên AC/DC
của module có bị đoản mạch
không.
2. Kiểm tra xem đường dây
Bảng điều khiển bị lỗi hoặc quá
PDP-pro Lớn có hoạt động bình thường
tải phần cứng
không.
3. Kiểm tra bề ngoài của
module trong trạm MV có
bình thường không.

Kiểm tra xem đường dây có


Mism-Iac Dòng AC mất cân bằng Lớn bình thường không hay xảy
ra hiện tượng mất pha.

1. Kiểm tra, trong trạng thái


Nghỉ, xem điện áp DC trên
LCD có trùng với điện áp
thực tế đo không.
Vdc-Low Điện áp DC đầu vào quá thấp Lớn 2. Trong trường hợp không
trùng, kiểm tra xem các
mạch trên phía DC có bị
đoản mạch không hoặc có bị
nối sai cách không.

Vac-high Điệp áp AC cao hơn ngưỡng bảo Lớn 1. Nhấp vào "Set-
vệ parameters" ->
"Pro-parameters" trên LCD
để kiểm tra xem thông số
bảo vệ có tuân thủ đúng các
tiêu chuẩn và quy định địa
phương không.
2. Ngắt các công tắc AC, và
kiểm tra xem điện áp dây
thực thế có nằm trong

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 49
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
ngưỡng bình thường không .
3. Trong trạng thái Nghỉ,
kiểm tra xem điện áp dây
hiện trên LCD có khớp với
điện áp thực tế đo được
không.

Tham khảo các biện pháp


Điệp áp AC thấp hơn ngưỡng
Vac-low Lớn xử lý lỗi
bảo vệ cài đặt
"Vac-high".

1. Nhấp vào "Set-


parameters" ->
"Pro-parameters" trên LCD
để kiểm tra xem thông số
bảo vệ có tuân thủ đúng các
tiêu chuẩn và quy định địa
F-fault Tần số bất thường Lớn
phương không.
2. Trong trạng thái Nghỉ,
kiểm tra xem tần số dây
hiện trên LCD có khớp với
tần số thực tế đo được
không.

1. Kiểm tra xem dây có bình


thường không.
Xảy ra ngắt dòng điện khi điện 2. Kiểm tra xem phía AC có
Đảo/Không
áp chuyển đổi AC vượt ngưỡng Lớn bị mất điện không.
dây
bảo vệ 3. Kiểm tra xem cầu dao AC
của module đã được đóng
chưa.

Ctrol power Nguồn cấp điện bất thường Lớn 1. Kiểm tra xem công tắc
supply flt điều khiển cấp điện cả nội
bộ và bên ngoài đang ở vị trí
ON hay OFF.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 50
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
* Nếu tất cả các công tắc
đều ở vị trí ON, ngắt một
công tắc.
* Nếu tất cả các công tắc
đều ở vị trí OFF, bật một
công tắc.
2. Kiểm tra xem liệu các
cổng cấp điện trong và
ngoài có bị lỏng hay tiếp
xúc kém không. Cắm chặt
cổng nếu cần.

Kiểm tra xem đường dây có


Không khởi động được bộ đổi bình thường không, ví dụ
Soft start-flt Lớn
điện điều hòa dây và điệp áp dây
có cân bằng không

1. Nếu màu cửa sổ chuyển


từ đỏ sang xanh, thể hiện
SPD đã bị hỏng (có thể do
bão). Trong trường hợp này,
đo các thông số AC và DC,
bao gồm điện áp cực âm và
cực dương nối đất, và thay
SPD trên phía DC
DC-SPD flt Lớn SPD nếu thông số vượt quá
của module bị lỗi.
giá trị thông thường.
2. Nếu cửa sổ có màu bình
thường, lỗi có thể xảy ra do
tiếp xúc kém giữa SPD và
chân đế. Trong trường hợp
này, cài đặt lại SPD để đảm
bảo tiếp xúc tốt.

AC SPD flt SPD trên phía AC Lớn 1. Tham khảo biện pháp khi
của module bị lỗi. xảy ra lỗi "DC-SPD flt".

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 51
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
2. Kiểm tra xem cầu dao vi
mạch nối tiếp với SPD có bị
ngắt không.
3. Nếu cầu dao vi mạch bị
ngắt, đo các thông số AC và
DC. Nếu các giá trị đo được
ở mức thông thường, nối lại
cầu dao vi mạch.

1. Ngắc công tắc DC của


module, và kiểm tra điện áp
mạch hở của mạng PV có
bình thường không. Nếu bất
thường, cảnh báo có thể
xuất phát từ cấu hình mạng.
2. Đảm bảo phía LV của
Điện áp DC của module cao hơn
Vdc-high Lớn máy biến thế được nối theo
ngưỡng bảo vệ
kiểu Y, và điểm trung tính
không nối đất.
3. Trong trạng thái Nghỉ,
kiểm tra xem điện áp DC
hiện trên LCD có khớp với
điện áp thực tế đo được
không.

Kiểm tra xem phân cực trên


Chiều phân cực trên phía đầu
PV pol-rev Lớn DC của module có đúng
vào DC bị đảo ngược.
không

Đo điện áp DC của inverter,


để kiểm tra xem có xảy ra
Hardware-flt Lỗi phần cứng bên trong module Lớn
đoản mạch bên trong DC
không.

Iac-high Dòng AC máy đổi điện quá cao Lớn 1. Kiểm tra xem cáp AC và
DC của inverter có ở đúng

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 52
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
vị trí không.
2. Kiểm tra cách điện của
dây cáp còn nguyên vẹn
không.
3. Kiểm tra xem các đầu dây
có bị đoản mạch xuống đất
không.

Tham khảo các biện pháp


Overload-pro Xảy ra quá tải đầu ra Lớn xử lý lỗi
"lac-high".

1. Kiểm tra xem cáp AC có


bị hỏng không.
Giá trị mẫu của dòng rò AC vượt 2. Nếu phía LV của máy
I leakage-pro Lớn
quá ngưỡng bảo vệ biến thế được nối theo kiểu
Y, đảm bảo điểm trung tính
được ngắt.

1. Kiểm tra xem điện áp dây


có bình thường không. Đo
điện áp dây bằng đa dụng
kế, và kiểm tra có xảy ra
tình trạng mất pha không.
Fan1-flt/ Quạt số 1 hoặc số 2 bên trong
Lớn 2. Kiểm tra xem các quạt có
Fan2-flt máy đổi điện bị lỗi
được cấp điện bình thường
không. Đo nguồn điện ba
pha bằng đa dụng kế để đảm
bảo điện áp vào danh nghĩa
là 400 Vac.

Gnd-flt Lỗi nối đất Lớn 1. Kiểm tra cáp DC.


* Kiểm tra xem cáp DC
dương nối đất có bị hỏng
không.
* Kiểm tra xem trở kháng

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 53
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
nối đất của cáp DC có bình
thường không.
2. Kiểm tra cáp AC. Kiểm
tra xem điện áp nối đất của
cả ba pha có bằng nhau
không. Ngoài ra, kiểm tra
xem các SPD trên phía
inverter và phía máy biến
thế có bị hỏng không.

1. Kiểm tra xem các công


tắc AC có bị kẹt không.
2. Kiểm tra xem các công
tắc AC có bị hỏng không.
3. Kiểm tra xem các công
AC Switch flt Công tắc AC bị lỗi. Lớn
tắc AC có đóng/ngắt bình
thường không.
4. Kiểm tra xem các công
tắc AC có dẫn điện với đa
dụng kế không.

Kiểm tra xem các quạt có


bình thường không. Nếu
Radiator over Nhiệt độ phần tản nhiệt bên
Lớn bình thường, kiểm tra xem
temp trong inverter quá cao
các ống dẫn khí có bị cản
trở không.

Tham khảo các biện pháp


DC fuse flt Cầu chì DC bất thường Lớn xử lý lỗi "DC fuse-
abnomal".

AC fuse flt Cầu chì AC bất thường Lớn Check the AC fuses.

Đo điện áp đường dây, và


Grid_V_unba
Mất cân bằng điện áp lưới Lớn kiểm tra xem có mất cân
lanced
bằng điện áp dây không.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 54
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Mức độ
Tên lỗi Diễn giải nghiêm Biện pháp
trọng
Current2
Đo điện áp đường dây, kiểm
Unbalanced/
Mất cân bằng dòng AC Lớn tra xem có xảy ra mất pha
Current3
không.
Unbalanced

AC switch Nối với công tắc AC, sau


Công tắc AC bị ngắt Lớn
breaking khi bỏ báo động.

4.9 Một số hình ảnh thực tế từ mô hình điện đã thực hiện

Hình 4. 1: Hình bố trí tấm pin mặt trời trên mái nhà

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 55
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 4. 2: Tủ điện đấu nối thiết bị AC-DC và Inverter

Hình 4. 3: Khung thép đỡ tấm pin mặt trời

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 56
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 4. 4: Mặt bằng bố trí thép đỡ tấm pin

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 57
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 4. 5: Sơ đồ đấu nối các chuỗi tấm pin đến Inverter

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 58
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 4. 6: Sơ đồ đấu nối nguồn AC đến Inverter

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 59
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

Hình 4. 7: Sơ đồ bố trí và đấu nối các tấm pin

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 60
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


5.1 Kết luận:
- Mô hình năng lượng áp mái giúp giảm tải cho hệ thống điện quốc gia nói chung, khu
vực truyền tải điện địa phương nói riêng và góp phần tạo ra giá trị sản xuất điện năng
cho các hộ tiêu thụ điện sinh hoạt cũng như sản xuất.

- Bên cạnh những thuận lợi thì điện mặt trời áp mái còn gặp nhiều bất cập cũng như
khuyết điểm:

- Ưu điểm:

 Bảo vệ môi trường, hệ thống năng lượng mặt trời kết nối lưới không sinh ra
khí thải, cũng như sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

 Là nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào, xanh, sạch, thân thiện với môi
trường

 Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ngày càng giảm, đưa điện
mặt trời tới gần hơn cuộc sống của người dân

 Tuổi thọ của dự án năng lượng mặt trời lâu khoảng 25 đến 30 năm.

- Khuyết điểm:

 Chi phí đầu tư ban đầu lớn.

 Phụ thuộc vào thời tiết và chỉ hoạt động vào ban ngày.

 Cần một diện tích lớn để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời.

 Các tấm pin này cũng rất dễ hư hỏng, nếu không xử lí đúng cách sẽ gây
nguy hại nghiêm trọng tới môi trường.

 Hiệu suất của hệ thống pin mặt trời ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: bức xạ mặt
trời, thiết tiết, bụi bẩn, bóng che, thời gian trong ngày.

5.2 Hướng phát triển:


- Tính toán, thiết kế thêm hệ thống dự trữ như pin lithium, ắc quy sử dụng khi mất điện
lưới cho các thiết bị cần cung cấp điện liên tục.

- Thiết kế trạm sặc bình ắc quy, pin cho các loại xe máy điện, ô tô điện, xe đạp điện, xe
cơ giới có sử dụng bình ắc quy,… nhằm tạo ra các giá trị kinh tế bền vững.

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 61
Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ths. Phùng Đức Bảo Châu

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- [1] Sách Kỹ thuật hệ thống năng lượng tái tạo, của chủ biên Hồ Phạm Huy Ánh.
- [2] Tiến sĩ: Hoàng Dương Hùng “Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng của”
- [3] Solar Electric System Design, Operation and Installation An Overview for
Builders in the Pacific Northwest October 2009.
- [4] Slide bài giảng Năng lượng tái tạo của Đỗ Hữu Đồng-Công ty TNHH giải pháp
NLMT Prime-205 Linh Trung, KP1, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM
- [5] Bản vẽ thiết kế chi tiết kèm theo luận văn tốt nghiệp
- NGUỒN
- [5] http://www.cadivi-vn.com/vn/cxv-0-6/1-kv.html
- [6]

https://www.canadiansolar.com/wp-content/uploads/2019/12/Canadian_Solar-
Datasheet-BiHiKu_CS3W-PB-AG_High-Efficiency_1000V1500V_EN-2.pdf
- [7] https://aecom.vn/Upload/docs/CHON%20CAP%20CADIVI.pdf
- [8] https://www.manualslib.com/manual/1785374/Sungrow-Sg15ktl-M.html

SVTH: Bùi Minh Huy, Võ Huy Cường, Nguyễn Thành Vinh Trang 62

You might also like