You are on page 1of 3

16/7/2020 Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dòng điện có hãm - Kỹ Thuật Điện

Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dòng


điện có hãm

Bảo vệ so lệch cho máy biến áp thường có đặc điểm là dòng điện sơ cấp ở các phía của máy
biến áp thường khác nhau về trị số và góc pha. Tuy nhiên hiện nay người ta đã có thể cân
bằng trị số và góc pha ngay trong rơle so lệch.

1. Nguyên lý của bảo vệ so lệch dòng điện có hãm:

Nguyên lý làm việc của rơle so lệch có hãm cho máy biến áp tự ngẫu như hình vẽ:

https://ktdien.com/bao-ve-so-lech-dong-dien-co-ham/ 1/3
16/7/2020 Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dòng điện có hãm - Kỹ Thuật Điện

2. Công thức tính toán:

Giả sử phía cuộn dây 1 của máy biến áp nối với nguồn cung cấp, phía cuộn dây 2 và 3 nối
với phụ tải. Bỏ qua dòng điện kích từ của máy biến áp trong chế độ làm việc bình thường của
máy biến áp ta có :

IS1 = IS2 + IS3

Dòng điện đi vào cuộn dây làm việc :ILV = IT1 – (IT2 + IT3).

Dòng điện hãm : IH1 = IT1 + IT2

IH2 = IT3

Các dòng điện hãm được cộng với nhau theo trị số tuyệt đối để tạo nên hiệu ứng hãm theo
quan hệ :

IH = (|IT1+ IT2| + |IT3|).KH

Trong đó KH ≤ 0,5 là hệ số hãm của bảo vệ so lệch.

Ngoài ra để ngăn chặn tác động sai do ảnh hưởng của dòng từ hóa khi đóng máy biến áp
không tải và khi cắt ngắn mạch ngoài, bảo vệ còn được hãm bằng thành phần hài bậc 2 trong
dòng điện từ hóa IHM. Để đảm bảo được tác động hãm khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ cần
thực hiện điều kiện |IH| > |ILV|.

https://ktdien.com/bao-ve-so-lech-dong-dien-co-ham/ 2/3
16/7/2020 Nguyên lý làm việc của bảo vệ so lệch dòng điện có hãm - Kỹ Thuật Điện

Xem thêm:
Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện
Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh – Rơ le 50
Bảo vệ quá dòng điện có thời gian – Rơ le 51

https://ktdien.com/bao-ve-so-lech-dong-dien-co-ham/ 3/3

You might also like