You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THỰC TẬP

Đơn vị thực tập:


CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỔNG HỢP TIÊN PHONG

Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Quốc Huy


Sinh viên thực hiện : Biện Thị Hoài Như
Mã sinh viên : 18107949
Lớp : TM23.01

Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP ..........................................
PHẦN 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
TỔNG HỢP TIÊN PHONG ............................................................................... 1
1. Thông tin chung về Công ty
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Tiên
Phong ................................................................................................................. 1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ............................................................... 1
1.3. Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của công ty ............................................. 2
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 4
3.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty .................................................. 5
3.1.1. Về nguồn lực tài chính .............................................................................. 5
3.1.2. Về nguồn nhân lực.................................................................................... 8
3.1.3. Về máy móc, trang thiết bị........................................................................ 9
3.1.4. Về hoạt động Marketing ......................................................................... 10
3.1.5. Thị phần của Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phong................ 11
3.2. Một số công cụ cạnh tranh của công ty ...................................................... 12
3.2.1. Cạnh tranh bằng giá dự thầu ................................................................... 12
3.2.2. Cạnh tranh bằng quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình .................... 13
3.2.3. Cạnh tranh bằng tiến độ thi công ............................................................ 14
3.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua. 14
3.3.1. Những mặt đạt được ............................................................................... 14
3.3.2. Những mặt còn hạn chế .......................................................................... 15
PHẦN 3: SINH VIÊN TỰ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ ĐỀ
XUẤT TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN.. 17
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 18
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP

1. Họ và tên sinh viên: Biện Thị Hoài Như


2. Mã sinh viên: 18109749 Lớp: TM23.01 Khoá: Thương mại
3. Địa chỉ liên lạc: Tòa CT2-C1 chung cư VOV-Mễ Trì-Nam Từ Liêm-HN
4. Điện thoại: 0941913199
5. Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Quốc Huy
6. Thời gian hoàn thành báo cáo thực tập, chọn đề tài khoá luận: 2 tháng
PHẦN 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG
TỔNG HỢP TIÊN PHONG

1. Thông tin chung về Công ty


1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Tiên
Phong
- Tên công ty: Công ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Tiên Phong
- Mã số doanh nghiệp: 3100260857
- Ngày thành lập: 14/06/2001
- Ngành nghề chính: Hoàn thiện công trình xây dựng
- Loại hình: Công ty THNHH một thành viên
- Địa chỉ: Thôn Thủy Sơn– Phường Quảng Long – Thị xã Ba Đồn – Tỉnh Quảng
Bình
- Điện thoại: 02323512148
Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phong được thành lập theo giấy phép
kinh doanh số: 3100260857, cấp ngày 14/06/2001. Trải qua 20 năm hoạt động và
phát triển, với đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm, được kế thừa
và tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến hiện đại, công ty không ngừng đổi mới
và phát triển vững mạnh về mọi mặt, tạo được nhiều uy tín đối với các đối tác.
Công ty đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô vừa và lớn ở
nhiều địa điểm khác nhau, và đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến trúc, kĩ thuật, mỹ thuật
và tiến độ.
Trong suốt quá trình hoạt động, công ty luôn chứng tỏ được mình thực sự là
doanh nghiệp có uy tín cao và có đầy đủ năng lực để thi công mọi công trình theo
yêu cầu của chủ đầu tư.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
*Chức năng
- Thi công xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy
lợi, trạm bơm cấp – thoát nước, trạm biến thế và đường dây điện dưới 35KW.
- Đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, trường học, trụ sở làm việc, công viên,
cây xanh.

1
- Trang trí nội – ngoại thất.
- Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng.
- Thuê và cho thuê máy móc, trang thiết bị xây dựng.
- Kinh doanh bất động sản.
* Nhiệm vụ của công ty:
- Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử
dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày
càng phát triển.
- Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây
dựng.
- Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình tiêu
chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc
cho công ty trong công cuộc xây dựng Công ty.
1.3. Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

HỘI ĐỒNG THÀNH


VIÊN

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


\

Phòng Kinh Phòng Hành Phòng Kế Phòng Kế


doanh chính toán hoạch Kỹ thuật

(Nguồn: Phòng Hành chính)


* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Hội đồng thành viên: Nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện

2
các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu
công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật
này và pháp luật có liên quan.
Giám đốc: Là người đại diện theo pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch,
giám đốc do Hội đồng thành viên bổ nhiệm và miễn nhiệm, trực tiếp điều hành và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc quản lý, điều hành lĩnh vực
kế hoạch-kỹ thuật của công ty theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc. Phó giám
đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ mà Giám đốc phân
công, ủy quyền.
Phòng Kế toán : Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về thực hiện toàn bộ
công tác tài chính kế toán, đảm bảo vốn hoạt động cho sản xuất kinh doanh; thực
hiện các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán và phân phối lợi nhuận, tổ chức hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị; phân
tích tình hình tài chính, báo cáo thuế và tham mưu cho lãnh đạo giúp đưa ra các quyết
định đúng đắn.
Phòng Hành chính Nhân sự: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các lĩnh
vực: Xây dựng và thực hiện các phương pháp sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ
chức quản lý, điều phối tuyển dụng lao động đảm bảo thực hiện kế hoạch nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh toàn Công ty theo từng thời kỳ. Đồng thời, tổ chức chỉ đạo thực
hiện đúng đắn các chính sách, chế độ với người lao động, chỉ đạo kế hoạch phòng hộ
an toàn lao động; quản lý thiết bị văn phòng và làm công tác tạp dịch khác.
Phòng Kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo tháng
– quý – năm, lập kế hoạch mua sản phẩm vật tư thiết bị, tổ chức đáp ứng kịp thời
nhu cầu trong kinh doanh, thực hiện quảng cáo tiếp thị sản phẩm…
Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Bộ phận kế hoạch giúp Giám đốc quản lý công
trình, tìm kiếm thị trường đấu thầu và giao thầu, xây dựng kế hoạch. Theo dõi, tổng
hợp, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động nội bộ. Bộ phận kỹ thuật có nhiệm vụ
giải quyết các sự cố kỹ thuật xảy ra tại công trình và công ty. Giúp Giám đốc trong
công tác quản lý chất lượng và tiến độ công trình.

3
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2019 – 2021
STT Các chi tiêu Đơn vị Năm Năm Năm So sánh tăng So sánh tăng
chủ yếu tính 2019 2020 2021 giảm giảm
2020/2019 2021/2020
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
tuyệt (%) tuyệt (%)
đối đối
1 Doanh thu tiêu triệu đồng 13.343 14.982 17.658 1.049 7.86 1.266 8.79
thụ theo giá
hiện hành
2 Tổng số lao người 180 196 223 6 4 67 42.9
động
3 Tổng số vốn triệu đồng 8.188 8.925 9.848 0.737 9 0.923 10.34
kinh doanh
bình quân
3a. Vốn cố 4.658 5.350 5.942 0.692 14.85 0.592 11.06
định bình quân
3b. Vốn lưu 3.530 3.575 3.906 0.045 1.27 0.331 9.25
động bình
quân
4 Lợi nhuận sau triệu đồng 3.603 4.195 5.121 0.592 16.46 1.518 42.13
thuế
5 Nộp ngân sách triệu đồng 217 252 295 35 16,13 43 17,06
6 Thu nhập BQ 1trđ/tháng 3,45 3,71 4,57 0,26 7.54 0,86 23,18
1 lao động
7 Năng suất lao triệu đồng 74.12 76.4 79,18 2.28 3.07 2.78 3.63
động BQ
8 Tỷ suất lợi chỉ số 0,27 0,28 0,29 0,01 3,70 0,01 3,57
nhuận/ doanh
thu tiêu thụ
9 Tỷ suất lợi chỉ số 0,44 0,47 0,52 0,02 6.81 0,05 10,64
nhuận/ vốn
kinh doanh
10 số vòng quay vòng 3,78 4,19 4,52 0,41 10.84 0.33 7.87
vốn lưu động
(Nguồn: Phòng Kế toán)

4
Trong các năm gần đây, công ty luôn hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, đảm bảo
đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự kiến. Kết quả hoạt động kinh doanh luôn đạt kết
quả tốt trong 3 năm liên tục từ 2019 đến 2021. Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng lên qua các năm.
Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần của công ty trong các năm cũng tăng
nhanh đáng kể kéo theo mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của xí nghiệp tăng
gần gấp 1.36 kể từ năm 2019 đến 2021.
Những kết quả khả quan như vậy về tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty giai đoạn 2019-2021 là do công ty đã không ngừng mở rộng được quy mô sản
xuất, luôn đảm bảo việc quản lý và sử dụng lao động cũng như chi phí trong quá
trình hoạt động. Công ty luôn đảm bảo nộp ngân sách và hoàn thành nghĩa vụ đối
với Nhà nước. Kết quả đó đã tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh
thần cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp cũng như mặt bằng đời sống khu vực.
Nâng cao vị thế, uy tín của công ty trong lòng khách hàng.
3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty
3.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty
3.1.1. Về nguồn lực tài chính
Tình hình tài chính là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của
công ty. Do các công trình thi công thường có quy mô lớn, giá trị cao và thời gian
thi công dài cho nên lượng vốn nằm trong công trình rất lớn và chậm được thu hồi.
Mặt khác, do phải đảm bảo việc làm cho người lao động và đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục nên Công ty phải đảm nhiệm thi công nhiều công trình cùng
một lúc và không ngừng tìm cơ hội tham gia dự thầu các công trình khác. Thêm vào
đó không phải công trình nào đã được hoàn thành bàn giao cũng đều được chủ đầu
tư thanh toán đầy đủ ngay mà phụ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp
hay các chủ đầu tư tự huy động. Tất cả các lý do trên đòi hỏi Công ty phải có một
nguồn lực tài chính đủ mạnh thì mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn thực tế để
đảm bảo thi công các công trình đúng tiến độ, từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh
tranh của công ty. Năng lực tài chính của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể thông

5
qua bảng tính các chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn về tình
hình tài chính của công ty:
Bảng 2 : Một số chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2019 – 2021

STT Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021


1 Cơ cấu tài sản
Tài sản cố định/tổng tải sản % 56.81 59.95 60.33
Tài sản lưu động/tổng tài sản % 43.19 40.05 39.67
2 Cơ cấu vốn:
Hệ số Tự tài trợ=(Vốn % 62,32 57,96 44,39
CSH/Tổng NV)
Hệ số Nợ phải trả/Tổng NV % 37,68 42,04 55,61
3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Chỉ số 0.44 0.47 0.52
nguồn vốn kinh doanh bình
quân
4 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Chỉ Số 0,27 0,28 0,29
doanh thu thuần
5 Khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,84 1,87 1,33
6 Khả năng thanh toán nhanh “ 0,38 0,98 0,48
7 Vòng quay vốn lưu động Vòng 3,78 4,19 4,52
8 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Lần 2,03 2,69 1,38
(Nguồn: Phòng Kế toán)
• Tình hình phân bổ, sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Tỷ lệ phân bổ vốn cho tài sản lưu động và tài sản cố định có sự biến động,
giảm tỷ lệ tài sản lưu động và tăng tỷ lệ đầu tư tài sản cố định từ năm 2019 đến 2021,
từ 56.81% tăng lên đến 60,33%. Giai đoạn này công ty đã tích cực đầu tư máy móc,
thiết bị thi công hiện đại cho quá thi công công trình đạt chất lượng cao hơn do đó
làm tỉ lệ tài sản cố định/ tổng tài sản tăng. Điều này hoàn toàn hợp lý cho mọi công
ty chuyên ngành xây dựng nếu muốn phát triển, cạnh tranh được trên thị trường thì
phải từng bước thay đổi máy móc thiết bị cũ bằng những máy móc thiết bị hiện đại,
có tính năng kỹ thuật cao để phù hợp yêu cầu thuật ngày càng cao trong việc thi công
các công trình. Tỷ lệ tài sản lưu động giảm là do công ty đã giữ ổn định được khả
năng thanh toán, lượng tiền và các khoản tương đương tiền .

6
• Khả năng tự tài trợ, khả năng thanh toán nhanh:
Chi tiêu Hệ số tự tài trợ, khả năng thanh toán có xu hướng giảm, đặc biệt là
khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2021 chỉ đạt 0,48 lần. Khả năng thanh
toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh giảm Như vậy mức độ độc lập tự chủ
về mặt tài chính của Công ty là giảm, rủi ro tài chính cao. Công ty chủ yếu sử dụng
nguồn vốn vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này có
thể giúp công ty khuếch đại được thu nhập của chủ sở hữu, nhưng công ty cũng cần
lưu ý đến những rủi ro mà những khoản nợ này đem lại.
So với một số đối thủ trên địa bàn như Công ty cổ phần Xây Dựng Số 2
(Vinaconex2) năm 2021 hệ số tự tài trợ là 0,2 lần, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng
và phát triển đô thị Lilama (Lilama UDC) năm 2014 là 0,54 lần. Thì tỷ lệ vốn chủ sở
hữu / tổng vốn kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phongcó thể
coi là chấp nhận được. Tuy nhiên công ty cần xem xét lại chính sách huy động vốn,
quản lý sử dụng vốn hiệu quả, quản lý công nợ tốt sắp xếp kế hoạch trả nợ phù hợp
để không làm mất sự tín nhiệm của các đối tác.
• Khả năng huy động vốn của công ty:
Việc huy vốn của công ty chủ yếu là thông qua chủ sở hữu và vốn tín dụng
thương mại (chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và khách hàng, bên cạnh đó là vay
các tổ chức tín dụng). Là một công ty cổ phần nhưng Công ty chưa niêm yết cổ phiếu
trên sàn chứng khoán nên việc huy động vốn của công ty không thực hiện được qua
kênh này. Qua bảng chỉ tiêu ta thấy khả năng thanh toán tương đối cao so với các
doanh nghiệp cùng ngành. Đây cũng là một lợi thế cho doanh nghiệp huy động vốn
thuận lợi hơn trong tương lai.
• Hiệu quả sử dụng vốn của công ty:
Vòng quay vốn lưu động của công ty đang tăng nhanh, đến năm 2021 đạt 4,52
vòng. Chỉ số này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân trong kì sẽ tham gia và
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn lưu động của công
ty vận động càng nhanh, đây là yếu tố góp phần nâng cao năng suất của công ty.
Nhưng so với một số Công ty khác như Công ty cổ phần xây dựng số 2(Vinaconex2)
năm 2021 có: vòng quay vốn lưu động đạt 4,1 vòng. Công ty cổ phần đầu tư xây
dựng và phát triển đô thị Lilama (Lilama UDC) vòng quay vốn lưu động đạt 3,95

7
vòng)... Như vậy so với mặt bằng chung của ngành thì công ty TNHH Xây dựng tổng
hợp Tiên Phongcó hiệu quả sử dụng vốn lưu động tương đối cao. Điều này cũng phản
ánh năng lực cạnh tranh khá tốt của công ty.
3.1.2. Về nguồn nhân lực
Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chất lượng chuyên môn kỹ
thuật khá tốt và số đó cũng có kinh nghiệm lâu năm trong nghề xây dựng. Hằng năm
công ty tuyển thêm khá nhiều cán bộ trẻ, mới ra trường có trình độ cao và công ty
luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công ty hằng năm
công ty cử các cán bộ đi học các khoá học nâng cao về trình độ chuyên môn, cũng
như nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ mới. Số lượng và số năm kinh nghiệm
của cán bộ kỹ thuật và cán bộ chuyên môn của công ty được thể hiện qua các bảng
sau:
Bảng 3: Lực lượng công nhân kỹ thuật của công ty năm 2021
STT Công nhân theo Số Bậc thợ
nghề lượng(Người) 3/7 4/7 5/7 6/7 7/7
1 Thợ sắt 18 2 4 8 4
2 Thợ mộc 20 2 5 7 4 2
3 Thợ nề 50 11 21 12 4 2
4 Bê tông xây lát 48 15 12 9 7 5
5 Cơ giới(lái máy) 21 5 7 4 3 2
6 Cơ khí+Sửa chữa 10 3 4 2 1
7 Thợ điện 22 10 4 5 2 1
(Nguồn: Phòng Hành chính)
Bảng 4: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty năm 2021
STT Cán bộ chuyên môn Số Theo thâm niên
lượng(Người) >=5 >=10 >=14
năm năm năm
A Đại học và trên đại học 8 13 14
1 Kỹ sư thủy lợi 5 1 2 2
2 Kỹ sư xây dựng 13 3 5 5
3 Kỹ sư cơ khí+điện 11 3 4 4
4 Kỹ sư tài chính+kinh tế 6 1 2 3

8
STT Cán bộ chuyên môn Số Theo thâm niên
lượng(Người) >=5 >=10 >=14
năm năm năm
B Cao đẳng+Trung cấp 7 15 13
1 Thủy lợi+Xây dựng+Giao thông 13 2 5 5
2 Cơ khí+Điện 14 2 7 5
3 Thống kê kế toán 4 1 1 2
4 Các ngành khác 4 1 2 1
(Nguồn: Phòng Hành chính)
Nhận xét:
Từ các bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng công nhân của công ty chiếm
tỉ trọng rất lớn khoảng 72% tổng số nhân lực của công ty. Lực lượng công nhân và
cán bộ chuyên môn kỹ thuật của công ty đa dạng các ngành nghề trong lĩnh vực xây
dựng. Hầu hết nhân viên trong công ty đều có số thâm niên làm việc 3 năm trở lên.
Số cán bộ quản lý và cán bộ văn phòng theo trình độ đại học, cao đẳng trở lên chiếm
27,8 % tổng nhân lực Với số lượng cán bộ và công nhân viên có trình độ như trên,
công ty ngày càng phát triển, thị trường ngày càng được mở rộng công ty sẽ phải
tuyển dụng và đào tạo thêm nhiều cán bộ công nhân viên có năng lực cũng như có
trình độ chuyên môn cao để công ty hoàn thành tốt các kế hoạch mới.
3.1.3. Về máy móc, trang thiết bị
• Năng lực máy móc hiện có của công ty:
Đối với công ty xây dựng thì máy móc thiết bị là yếu tố đầu vào vô cùng quan
trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu. Nếu
công ty nào sở hữu máy móc càng tân tiến, hiện đại thì khả năng thắng thầu cảng lớn
và chất lượng công trình càng nâng cao.
Bảng 5: Danh mục các máy móc thiết bị chính của công ty
(Tính đến ngày 31/12/2021)
STT Tên thiết bị chính Số lượng Nguồn gốc
1 Máy đầm MT – 72 2 Nga – Nhật
2 Xe ủi 1 Nhật – Mỹ
3 Trộn bê tông 2 Việt Nam
4 Xe xúc SK – 04 1 Nhật

9
STT Tên thiết bị chính Số lượng Nguồn gốc
5 Xe cẩu 1 Hàn Quốc
6 Máy uốn sắt GW6 – 40 BH 4 Hàn Quốc
7 Máy cắt sắt GQ- 40 4 Hàn Quốc
8 Máy hàn tig 2 Nhật
9 Vận thăng lồng SCE300 1 Nhật
10 Ôtô Honda CR- V2.4AT 1 Nhật
11 Máy móc thiết bị khác 4
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật)
Qua bảng 5, ta thấy: Hiện tại công ty có trên 20 đầu máy và nhiều loại máy
móc thiết bị nhỏ khác, chúng đều được nhập khẩu từ những nước tiên tiến Nhật, Hàn,
Nga nên đảm bảo chất lượng cao, thi công hoàn thành được công trình theo đúng tiến
độ, tạo điều kiện cho công ty có thể tham gia nhiều công trình cùng một lúc, không
bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Trong năm 2021 công ty đã trang bị thêm một số máy
móc thiết bị mới như máy đầm, máy hàn, máy cắt sắt...Công ty từng bước thực hiện
cải tiến và hiện đại hoá hệ thống máy móc của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho việc
thi công các công trình dần dần tạo ra một ưu thế cho công ty trong cuộc chạy đua
với những đối thủ khác.
• Công tác quản lý máy móc thiết bị:
Công ty dựa vào nhiệm vụ sản xuất của các bộ phận trực tiếp sản xuất để giao
quản lý, sử dụng máy móc thiết bị, khấu hao sửa chữa máy móc thiết bị theo quy chế
khoán nội bộ của đơn vị. Bên cạnh việc phân giao máy móc thi công, công ty còn
quan tâm đến việc trang bị cho các phòng nghiệp vụ các trang thiết bị để phục vụ
công tác được thuận lợi như: máy vi tính, máy in laze, máy fax, máy điện thoại, máy
photocoppy... Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: phần
mềm kế toán, phần mềm thiết kế đồ hoạ Autocard... nhằm tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả hoạt động cho cán bộ công nhân viên. Việc quản lý như trên tuy làm cho
các đơn vị chủ động trong việc sử dụng máy móc thiết bị, song khả năng huy động
cho sử dụng thi công cùng một lúc sẽ gặp khó khăn.
3.1.4. Về hoạt động Marketing
Đây là lĩnh vực mới mẻ đối với công ty, chính vì vậy mà hoạt động này chưa
được đầu tư, quan tâm đúng mức. Hoạt động Marketing trong công ty hiện nay là tự

10
hình thành ở các cấp lãnh đạo, không xây dựng phòng ban marketing riêng, do vậy
vai trò và tác dụng của marketing vẫn chưa được công ty khai thác triệt để.
Mặc dù công ty có uy tín trên thị trường nhưng lại chỉ được biết đến thông qua
mối quan hệ xã hội. Công ty mới chỉ tìm kiếm thông tin về tình hình đầu tư, các quy
định, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước mà chưa phát triển các kênh thông tin về
thị trường các yếu tố đầu vào, thông tin về đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.
Điều này làm giảm tính chủ động trong hoạt động đấu thầu, thi công công trình. Làm
giảm năng lực cạnh tranh của công ty.
3.1.5. Thị phần của Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phong
Hình 1 : Thị phần tương đối của công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên
Phong và một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty năm 2021

Thị phần trên địa bản huyện Văn Lâm

Cty CP Đầu tư XD Thăng Long


5,45%
Cty TNHH SX và TM Trọng Hùng
5,78%
Cty TNHH XD Mai Dương 4,93%

Cty CP XD TM An Bình 5,11%

Công ty Khác trên địa bàn huyện


Văn Lâm 78,73%

Thị phần là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm
lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Công ty TNHH Xây dựng tổng
hợp Tiên Phong đã tạo dựng được một chỗ đứng riêng trong ngành xây dựng của
huyện Văn Lâm. Thị phần của công ty tuy mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 5,78% trên
địa bàn xây dựng của huyện nhưng đối với một công ty với kinh nghiệm non trẻ 8
hoạt động trong ngành xây dựng thì thị phần nhỏ đó cũng đã đóng góp vào sự phát
triển của ngành xây dựng của huyện. So với các đổi thủ cạnh tranh trực tiếp thì công
ty chiếm thị phần cao hơn. Điều này chứng tỏ so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
của mình công ty đang có ưu thế cạnh tranh hơn.

11
3.2. Một số công cụ cạnh tranh của công ty
3.2.1. Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định việc công ty có trúng thầu hay không.
Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng
trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quy định các yếu tố để
xác định giá đánh giá cho phù hợp. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được
xếp thứ nhất. Vì vậy, để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp
phải có chính sách giá linh hoạt.
Việc xác định giá thực hiện theo trình tự sau: Xác định giá dự thầu; Sửa lỗi;
Hiệu chỉnh các sai lệch; Đưa các chi phi về cùng một mặt bằng để xác định giá, bao
gồm các điều kiện về mặt kỹ thuật, điều kiện tài chính, thương mại, ưu đãi.
Bảng 6: Ví dụ về lập đơn giá dự thầu công trình: “ Thi công xây lắp và phòng
chống mối mọt thuộc Dự án Xây dựng trường THCS Lạc Đạo - Văn Lâm-
Hưng Yên”.
Năm thi công: 219
Thành
Thành phần hao phí Đơn vị Kg định mức Đơn giá tiền(Nghìn
đồng)
VẬT LIỆU 1 567.558
Xi măng PC 30 Kg 350,55000 1.000.000 350.550
Cát vàng m3 0,48073 1.000.000 48.073
Đá 1*2 m3 0,89995 250.000 224.987
Nước 1 189,62500 5 835
Vật liệu khác % 1,00000 5.619
NHÂN CÔNG 1,53 276.385
Nhân công 3.5/7 Công 3,56000 50.743 180.644
MÁY THI CÔNG 1,11 40,1124
Máy trộn bê tông 250I Ca 0.09500 91.325 8.676
Đầm dùi 1,5 KW Ca 0.18000 62.997 11.339
Máy vận thăng 0,8T Ca 1.11000 146.656 16.132
Trực tiếp chi phí khác 1,5% 13.261

12
Thành
Thành phần hao phí Đơn vị Kg định mức Đơn giá tiền(Nghìn
đồng)
Cộng chi phí trực tiếp 897.328
Chi phí chung 6% 53.840
Giá thành dự toán xây 951.167
dựng
Thu nhập chịu thuế tính 5,5% 52.314
trước
Giá trị dự toán xây dựng 1.003.482
trước thuế
Thuế giá trị gia tăng 10% 100.348
Giá trị dự toán sau thuế 1.103.803
(Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật)
3.2.2. Cạnh tranh bằng quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty đã luôn cố gắng giữ vững và không
ngừng nâng cao chất lượng công trình. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
thì thiết bị thi công ngày càng hiện đại cho phép thi công các công trình ở mọi địa
hình, cũng như mức độ kỹ thuật phức tạp. Do vậy những năm qua công ty đã đầu tư
mua sắm bổ sung nhiều loại máy móc thiết bị thi công mới của Nhật, Hàn Quốc,
Nga,.. Ngoài ra công ty còn sử dụng sự liên kết với các công ty lớn khác để chủ động
trong việc huy động thêm máy móc thiết bị khi thi công các công trình lớn. Công tác
quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình không chỉ đánh giá trình độ năng lực, khả
năng của công ty mà còn là sự tín nhiệm của khách hàng để xem xét và giao thầu.
Công ty có những mặt mạnh, đó là:
- Thực hiện đúng thiết kế và tuân thủ đúng các quy trình qui phạm kỹ thuật
đảm bảo chất lượng công trình.
- Thực hiện nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn, từng phần công việc
rất có hiệu quả.
Mặt yếu đó là: Hạn chế về mặt máy móc trang thiết bị cũng như cơ sở quản lý
chưa đủ đáp ứng yêu cầu thi công trong điều kiện thi công các công trình quy mô
lớn, phức tạp.

13
3.2.3. Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Việc tổ chức thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình không
những đảm bảo đúng theo kế hoạch đã đề ra mà còn giúp công ty tăng cường uy tín
với khách hàng, các chủ đầu tư, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước công việc
trong công tác thi công công trình của nhà thầu, ghi rõ ai làm gì và thời gian thực
hiện. Để thực hiện được đúng tiến độ thi công thì trước hết công ty phải xác định
được từng công việc cụ thể khi thi công từng công trình cụ thể từ đó mới lập được
kế hoạch tiến độ thi công một cách hợp lý. Công ty áp dụng phương pháp thông dụng
cổ điển là sử dụng sơ đồ Gant, hoặc sơ đồ mạng.
Ví dụ: Để lắp ghép một khung nhà công nghiệp chúng ta có các công việc sau,
tổng là 12 ngày phải hoàn thành xong
- Làm móng nhà (5 ngày)
- Vận chuyển cần trục (1 ngày)
- Lắp dựng cần trục (3 ngày)
- Vận chuyển cấu kiện (4 ngày)
- Lắp ghép khung nhà (5 ngày)
3.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua
3.3.1. Những mặt đạt được
- Công ty không ngừng mở rộng quy mô vốn nâng cao khả năng thi công nhiều
công trình đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Đồng thời chất lượng
công trình mà công ty đã thi công hoàn thành được đánh giá là có chất lượng cao, thi
công đúng tiến độ nên uy tín công ty không ngừng được tăng lên.
- Bộ máy lãnh đạo gồm những người có tâm huyết với công ty, trình độ, tay
nghề của đội ngũ cán bộ công nhân ngày càng được nâng cao. Hàng năm công ty có
kế hoạch tuyển dụng những lao động trẻ, có tài vào làm việc tại công ty với mức thu
nhập thoả đáng.
- Dần có sự chú trọng đầu tư thiết bị máy móc, đa dạng về chủng loại có thể
dùng cho nhiều loại công trình giúp công ty chủ động cao trong quá trình thi công
cũng như tìm kiếm các hợp đồng mới.
- Thị phần công ty ngày càng mở rộng.

14
- Mối quan hệ ngoại giao rất tốt, đã tạo được uy tín cao đối với các các chủ
đầu tư, các bạn hàng, các cấp quản lý thành phố.
3.3.2. Những mặt còn hạn chế
- Năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém. Quy mô vốn và năng
ực tài chính (kể cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của công ty còn rất nhỏ
é, đang mất dần tính bền vững, công ty có xu hướng vay vốn từ bên ngoài tăng hệ số
nợ lớn) làm tăng chi phí lãi vay, giảm năng lực cạnh tranh của công ty. Hàng tồn kho
chiếm tỷ lệ lớn, gây ứ đọng vốn, cản trở công tác đầu tư. Mặt khác còn làm cho
nguyên vật liệu, hàng tồn kho tăng phát sinh thêm nhiều chi phí như: chi phí lưu kho,
bến bãi, chí phí bảo quản, chi phí vận chuyển, bốc dỡ... Điều này làm tăng giá thành,
giảm tính cạnh tranh của công ty.
- Năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn cao
làm giảm tích lũy cho Cty, thời gian tích luỹ để đầu tư thêm máy móc thiết bị mới
kéo dài nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của công ty.
- Về trang thiết bị máy móc của công ty: Đầu tư cho máy móc thiết bị công ty
còn thiếu thốn, điều này gây khó khăn cho công ty khi phải tham gia các công trình
lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thi công các công trình đồng thời làm
tăng giá thành gây khó khăn trong cạnh tranh với các công ty khác.
- Về nguồn nhân lực: Mặc dù công tác nhân sự đã được công ty chú trọng song
so với đòi hỏi của thực tế vẫn còn nhiều hạn chế như: công ty đang thiếu nhiều cán
bộ có kỹ thuật chuyên môn giỏi, công nhân có tay nghề cao, các cán bộ quản lý còn
thiếu kiến thức kinh tế, tài chính, tin học, ngoại ngữ, chưa chủ động sáng tạo, trình
độ công nhân chưa đồng đều, khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại còn thấp nên
ảnh hưởng tiến độ hoàn thành công trình.
- Công tác quản lý chất lượng một số công trình còn kém, trong thi công còn
để thất thoát vật tư tại công trình hoặc vượt khối lượng vật tư so với hồ sơ quyết toán
công trình.
- Công ty hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược,
thiếu kiến thức trên các phương diện: Quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát
triển thương hiệu, sử dụng máy tính và công nghệ thông tin.

15
- Công tác Marketing chưa được quan tâm, chưa có phòng ban chuyên trách,
tự hình thành ở các cấp lãnh đạo và bộ phận này chưa thực sự nhanh nhạy để nắm
bắt cơ hội và khai thác thị trường, thông tin phản hồi về công ty còn chậm nhất là
vấn đề giá cả vật tư đầu vào, thông tin các đối thủ cùng dự thầu một công trình, nên
gây khó khăn cho công ty trong việc đề ra các chiến lược cạnh tranh như đơn giá dự
thầu...

16
PHẦN 3: SINH VIÊN TỰ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ ĐỀ
XUẤT TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Xây dựng là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, tạo ra cơ sở vật chất và kỹ thuật
ban đầu cho xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp xây dựng là đảm bảo nâng
cao nhanh chóng năng lực sản xuất của các ngành, các khu vực kinh tế có kế hoạch
và phân bố hợp lý sản xuất. Công nghiệp xây dựng là một trong những ngành kinh
tế lớn của nền kinh tế, có tác dụng quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy
mạnh phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật...Bên cạnh đó đất nước ngày
càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều cơ hội và cũng không
ít thách thức cho các chủ thể kinh doanh nói chung và chủ thể kinh doanh trong ngành
xây dựng nói riêng. Những điều này tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa
các doanh nghiệp xây dựng về mọi mặt. Doanh nghiệp nào có đủ sức cạnh tranh
chứng tỏ doanh nghiệp ấy càng mạnh, hoạt động càng hiệu quả. Công ty TNHH Xây
dựng tổng hợp Tiên Phong cũng nằm trong vòng xoáy cạnh tranh đó, em xin lựa
chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây
dựng tổng hợp Tiên Phong” làm luận văn tốt nghiệp.
Dự kiến kết cấu luận văn gồm 3 chương:
- CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh.
- CHƯƠNG 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Xây dựng
tổng hợp Tiên Phong.
- CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty
TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phong.

17
KẾT LUẬN

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Công ty TNHH Xây dựng tổng
hợp Tiên Phong, đòi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết của toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên
Công ty. Cùng với việc định hướng chiến lược đúng đắn và vận dụng sáng tạo. Công
ty còn phải bám sát thực tế tình hình kinh doanh của mình, đầu tư đồng bộ và toàn
diện hơn để tạo nên hiệu quả cao nhất.
Qua đây, em xin cám ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và các anh chị trong
Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tiên Phong và thầy giáo TS Nguyễn Quốc Huy
đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Do thời gian có hạn, bài viết không tránh
khỏi sai sót, em xin nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ các thầy cô.

18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA THƯƠNG MẠI

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quốc Huy
Sinh viên thực hiện : Biện Thị Hoài Như
Mã sinh viên : 18107949
Lớp : TM23.01
Đơn vị thực tập:
Nhận xét:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Điểm: ……. . Bằng chữ:………………………………………………………….
Hà nội, ngày tháng năm 2022
Giáo viên hướng dẫn

19

You might also like