You are on page 1of 443

CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

CHƯƠNG

I
KHỐI ĐA DIỆN
THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 1. KHỐI ĐA DIỆN

I LÝ THUYẾT.

1. Khái niệm về hình đa diện


• Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất

i. Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc
chỉ có một cạnh chung.
ii. Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
• Mỗi đa giác như trên được gọi là một mặt của hình đa diện.
• Các đỉnh, các cạnh của đa giác ấy theo thứ tự gọi là các đỉnh, các cạnh của hình đa diện.

2. Khái niệm về khối đa diện


• Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
• Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện.
 Tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.
• Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện ứng với đa diện ấy được gọi
là điểm trong của khối đa diện.
 Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong của khối đa diện.
• Mỗi khối đa diện được xác định bởi một hình đa diện ứng với nó. Ta cũng gọi đỉnh, cạnh,
mặt, điểm trong, điểm ngoài… của một khối đa diện theo thứ tự là đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong,
điểm ngoài…của hình đa diện tương ứng.
• Khối đa diện được gọi là khối lăng trụ nếu nó được giới hạn bởi một hình lăng trụ.
• Khối đa diện được gọi là khối chóp nếu nó được giới hạn bởi một hình chóp.
• Khối đa diện được gọi là khối chóp cụt nếu nó được giới hạn bởi một hình chóp cụt.
• Tương tự ta có định nghĩa về khối n − giác; khối chóp cụt n − giác, khối chóp đều, khối
hộp,…
• Tên của khối lăng trụ hay khối chóp được đặt theo tên của hình lăng trụ hay hình chóp giới
hạn nó.

Page 1
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ví dụ:

 Các hình dưới đây là những khối đa diện:

 Các hình dưới đây không phải là những khối đa diện:

3. Một số kết quả quan trọng


 Kết quả 1: Một khối đa diện bất kì có ít nhất 4 mặt.
 Kết quả 2: Mỗi hình đa diện có ít nhất 4 đỉnh
 Kết quả 3: Cho (H) là đa diện mà các mặt của nó là những đa giác có p cạnh. Nếu số mặt của
(H) là lẻ thì p phải là số chẵn.
Chứng minh: Gọi m là số mặt của khối đa diện (H) . Vì mỗi mặt của (H) có p cạnh nên m
mặt sẽ có pm cạnh. Nhưng do mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai đa giác nên số cạnh của (H)
pm
bằng c = . Vì m lẻ nên p phải là số chẵn.
2
 Kết quả 4: (suy ra từ chứng minh kết quả 3): Cho (H) là đa diện có m mặt, mà các mặt của
pm
nó là những đa giác p cạnh. Khi đó số cạnh của (H) là c = .
2
 Kết quả 5: Mỗi khối đa diện có các mặt là các tam giác thì tổng số mặt của nó phải là một số
chẵn.
Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
Chứng minh:Gọi số cạnh và số mặt của khối đa diện lần lượt là c và m .
Vì mỗi mặt có ba cạnh và mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt nên ta có số cạnh của đa diện
3m 3m
là c = (có thể áp dụng luôn kết quả 4 để suy ra c = ).
2 2
Suy ra 3m= 2c ⇒ 3m là số chẵn ⇒ m là số chẵn.
Ví dụ
+ Khối tứ diện ABCD có 4 mặt mà mỗi mặt là một tam giác.
+ Xét tam giác BCD và hai điểm A, E ở về hai phía của mặt phẳng ( BCD ) . Khi đó ta có lục
diện ABCDE có 6 mặt là những tam giác.
+ Khối bát diện ABCDEF có 8 mặt là các tam giác.
+ Xét ngũ giác ABCDE và hai điểm M , N ở về hai phía của mặt phẳng chứa ngũ giác. Khi đó
khối thập diện MABCDEN có 10 mặt là các tam giác.
 Kết quả 6: Mỗi khối đa diện bất kì luôn có thể được phân chia thành những khối tứ diện.
 Kết quả 7: Mỗi đỉnh của một hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất 3 cạnh.
 Kết quả 8: Nếu khối đa diện có mỗi đỉnh là đỉnh chung của 3 cạnh thì số đỉnh phải là số chẵn.
Tổng quát : Một đa diện mà mỗi đỉnh của nó đều là đỉnh chung của một số lẻ mặt thì tổng số
đỉnh là một số chẵn.
 Kết quả 9: Mỗi hình đa diện có ít nhất 6 cạnh.
 Kết quả 10: Không tồn tại hình đa diện ó 7 cạnh.
 Kết quả 11: Với mỗi số nguyên k ≥ 3 luôn tồn tại một hình đa diện có 2k cạnh.
 Kết quả 12: Với mỗi số nguyên k ≥ 4 luôn tồn tại một hình đa diện có 2k + 1 cạnh.
 Kết quả 13: Không tồn tại một hình đa diện có
+ Số mặt lớn hơn hoặc bằng số cạnh.
+ Số đỉnh lớn hơn hoặc bằng số cạnh.
 Kết quả 14: Tồn tại khối đa diện có 2n mặt là những tam giác đều.
Khối tứ diện đều có 4 mặt là tam giác đều. Ghép hai khối tứ diện đều bằng nhau (một mặt của tứ
diện này ghép vào một mặt của tứ diện kia) ta được khối đa diện H 6 có 6 mặt là các tam giác đều.
Ghép thêm vào H 6 một khối tứ diện đều nữa ta được khối đa diện H 8 có 8 mặt là các tam giác
đều. Bằng cách như vậy ta được khối đa diện 2n mặt là những tam giác đều.

H6 H8

Page 3
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

II HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Mỗi hình sau gồm một số hữu hạn đa giác phẳng (kể cả các điểm trong của nó), số hình đa diện là

A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Câu 2: Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất bao nhiêu mặt?
A. Năm mặt. B. Ba mặt. C. Bốn mặt. D. Hai mặt.
Câu 3: Lăng trụ tam giác có bao nhiêu mặt?
A. 6 . B. 3 . C. 9 . D. 5 .
Câu 4: Gọi n là số hình đa diện trong bốn hình trên. Tìm n .

A. n = 4 . B. n = 2 . C. n = 1 . D. n = 3 .
Câu 5: Cho một hình đa diện. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.
B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.
C. Mỗi cạnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt.
D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh.
Câu 6: Hình nào sau đây không phải là hình đa diện?
A. Hình trụ. B. Hình tứ diện. C. Hình lập phương. D. Hình chóp.
Câu 7: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
A. Mỗi hình đa diện có ít nhất bốn đỉnh.
B. Mỗi hình đa diện có ít nhất ba đỉnh.
C. Số đỉnh của một hình đa diện lớn hơn hoặc bằng số cạnh của nó.
D. Số mặt của một hình đa diện lớn hơn hoặc bằng số cạnh của nó.

Câu 8: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
A. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh.
B. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh và số mặt bằng nhau.
C. Số đỉnh và số mặt của hình đa diện luôn bằng nhau.
D. Tồn tại một hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau.
Câu 9: Cho một hình đa diện. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Mỗi cạnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt.
B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.
C. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.
D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh.
Câu 10: Khối lăng trụ ngũ giác có tất cả bao nhiêu cạnh?
A. 20 . B. 25 . C. 10 . D. 15 .

Câu 11: Cắt khối trụ ABC. A′B′C ′ bởi các mặt phẳng ( AB′C ′ ) và ( ABC ′ ) ta được những khối đa diện nào?
A. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
B. Một khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
C. Ba khối tứ diện.
D. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.

Câu 12: Gọi n là số cạnh của hình chóp có 101 đỉnh. Tìm n .
A. n = 202 . B. n = 200 . C. n = 101 . D. n = 203
Câu 13: Hình lăng trụ có 45 cạnh có bao nhiêu mặt?
A. 15 . B. 20 . C. 18 . D. 17 .
Câu 14: Tổng số đỉnh, số cạnh và số mặt của hình lập phương là
A. 16 . B. 26 . C. 8 . D. 24 .
Câu 15: Khối lăng trụ ngũ giác có bao nhiêu mặt?
A. 7 mặt. B. 9 mặt. C. 6 mặt. D. 5 mặt.
Câu 16: Khối đa diện có tất cả các mặt là hình vuông có bao nhiêu đỉnh.
A. 8 . B. 4 . C. 16 . D. 20 .
Câu 17: Một hình chóp có tất cả 2018 mặt. Hỏi hình chóp đó có bao nhiêu đỉnh?
A. 1009 . B. 2018 . C. 2017 . D. 1008 .
Câu 18: Một hình đa diện có các mặt là các tam giác có số mặt M và số cạnh C của đa diện đó thỏa mãn
hệ thức nào dưới đây
A. 3C = 2 M B. C = 2 M C. 3M = 2C D. 2C = M

Page 5
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 2. KHỐI ĐA DIỆN LỒI – KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU

I LÝ THUYẾT.

1. Khối đa diện lồi


Khối đa diện được gọi là khối đa diện lồi nếu với bất kì hai điểm A và B nào của nó thì mọi điểm
thuộc đoạn thẳng AB cũng thuộc khối đa diện đó.

A
C

Khối đa diện lồi. Khối đa diện không lồi


Lưu ý: Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối
với mỗi mặt phẳng đi qua một mặt của nó. (Hình 2.2)

Công thức Ơ-le : Trong một đa diện lồi nếu gọi D là số đỉnh, C là số cạnh, M là số mặt
D −C + M = 2.
2. Khối đa diện đều
a. Định nghĩa
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có hai tính chất sau đây:
+ Các mặt là những đa giác đều n cạnh.
+ Mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng p mặt.

Khối đa diện đều như vậy gọi là khối đa diện đều loại {n, p}
b. Định lý
Chỉ có 5 loại khối đa diện đều. Đó là loại {3;3} , loại {4;3} , loại {3; 4} , loại {5;3} ,loại {3;5} .Tùy theo
số mặt của chúng, 5 khối đa diện trên lần lượt có tên gọi là: Khối tứ diện đều; khối lập phương; khối bát
diện đều; khối mười hai mặt đều, khối hai mươi mặt đều.

3. Bảng tóm tắt của 5 loại khối đa diện đều

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
Số Số Số
Khối đa diện đều Loại
đỉnh cạnh mặt

Tứ diện
đều
4 6 4 {3;3}

Khối lập
phương
8 12 6 {4;3}

Bát diện
đều
6 12 8 {3; 4}

Mười hai
mặt đều
20 30 12 {5;3}

Hai mươi
mặt đều
12 30 20 {3;5}

Chú ý: Giả sử khối đa diện đều loại {n, p} có D đỉnh, C cạnh và M mặt:
D 2=
p= C nM

B. MỘT SỐ KẾT QUẢ QUAN TRỌNG


Kết quả 1: Cho một khối tứ diện đều. Khi đó:
+ Các trọng tâm của các mặt của nó là các đỉnh của một tứ diện đều;
+ Các trung điểm của các cạnh của nó là các đỉnh của một khối bát điện đều (khối tám mặt đều).
Kết quả 2: Tâm của các mặt của một khối lập phương là các đỉnh của một bát diện đều.
Kết quả 3: Tâm của các mặt của một bát diện đều là các đỉnh của một hình lập phương.
Kết quả 4: Hai đỉnh của một bát diện đều được gọi là hai đỉnh đối diện nếu chúng không cùng thuộc
một cạnh của khối đó. Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo của khối bát diện đều. Khi
đó:
+ Ba đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
+ Ba đường chéo đôi một vuông góc với nhau;
+ Ba đường chéo bằng nhau.

Page 7
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

II HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là hình vuông và SA vuông góc với ( ABCD ) . Hình chóp
này có mặt đối xứng nào?
A. Không có. B. ( SAB ) . C. ( SAC ) . D. ( SAD ) .
Câu 2. Hình đa diện nào dưới đây không có tâm đối xứng?

A. Tứ diện B. Bát diện đều. C. Hìnhlập phương. D. Lăng trụ lục


đều. giác đều.
Câu 3. Gọi n1 , n2 , n3 lần lượt là số trục đối xứng của khối tứ diện đều, khối chóp tứ giác đều và khối lập
phương. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. n1  0, n2  0, n3  6. B. n1  0, n2  1, n3  9.
C. n1  3, n2  1, n3  9. D. n1  0, n2  1, n3  3.

Câu 4. Cho hình lập phương ABCD.A B C D  tâm O (tâm đối xứng). Ảnh của đoạn thẳng A′B qua phép
đối xứng tâm DO là đoạn thẳng
A. DC ′ . B. CD′ . C. DB′ . D. AC ′ .
Câu 5. Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là
A. Các đỉnh của một hình tứ diện đều. B. Các đỉnh của một hình bát diện đều.
C. Các đỉnh của một hình mười hai mặt đều. D. Các đỉnh của một hình hai mươi mặt đều.
Câu 6. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Tâm tất cả các mặt của 1 hình lập phương thì tạo thành một hình lập phương.
B. Tâm tất cả các mặt của 1 hình tứ diện đều thì tạo thành một hình tứ diện đều.
C. Tâm tất cả các mặt của 1 hình tứ diện đều thì tạo thành một hình lập phương.
D. Tâm tất cả các mặt của 1 hình lập phương thì tạo thành một hình tứ diện đều.

Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

III BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP.

Câu 1: (Đề Tham Khảo 2017) Hình đa diện trong hình vẽ có bao nhiêu mặt?

A. 12 B. 11 C. 6 D. 10
Câu 2: Hình đa diện sau có bao nhiêu cạnh?

A. 15 B. 12 C. 20 D. 16
Câu 3: Hình chóp ngũ giác có bao nhiêu mặt?
A. Bảy. B. Sáu. C. Năm. D. Mười.
Câu 4: Trong một khối đa diện, mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Hai cạnh bất kỳ có ít nhất một điểm chung
B. Ba mặt bất kì có ít nhất một đỉnh chung
C. Hai mặt bất kì có ít nhất một điểm chung
D. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt
Câu 5: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Tồn tại hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau.
B. Số đỉnh và số mặt của một hình đa diện luôn bằng nhau.
C. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh và số mặt bằng nhau.
D. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh.
Câu 6: Hình nào sau đây không phải là hình đa diện?
A. Hình lăng trụ. B. Hình chóp. C. Hình lập phương. D. Hình vuông.
Câu 7: Cho các mệnh đề sau:
I/ Số cạnh của một khối đa diện lồi luôn lớn hơn hoặc bằng 6 .
II/ Số mặt của khối đa diện lồi luôn lớn hơn hoặc bằng 5 .
III/ Số đỉnh của khối đa diện lồi luôn lớn hơn 4 .
Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề nào là mệnh đề đúng?
A. II và III B. I và II C. Chỉ I D. Chỉ II

Câu 8: Cho khối đa diện đều. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số đỉnh của khối lập phương bằng 8 . B. Số mặt của khối tứ diện đều bằng 4 .

Page 9
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

C. Khối bát diện đều là loại {4;3} . D. Số cạnh của khối bát diện đều bằng 12 .

Câu 9: Có tất cả bao nhiêu khối đa diện đều


A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 10: Số cạnh của hình 12 mặt đều là:
A. 20 . B. 30 . C. 16 . D. 12 .
Câu 11: Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện?

A. Hình 3 . B. Hình 2 . C. Hình 4 . D. Hình 1 .


Câu 12: Khối đa diện đều loại {3;5} là khối
A. Hai mươi mặt đều. B. Tám mặt đều. C. Lập phương. D. Tứ diện đều.
Câu 13: Hình vẽ bên dưới có bao nhiêu mặt

A. 7 . B. 9 . C. 4 . D. 10 .

Câu 14: Biết ( H ) là đa diện đều loại {3;5} với số đỉnh và số cạnh lần lượt là a và b . Tính a − b .
18 .
A. a − b = B. a − b =−8 . C. a − b =−18 . 10 .
D. a − b =
Câu 15: Gọi n là số hình đa diện trong bốn hình trên. Tìm n .

A. n = 3 . B. n = 2 . C. n = 1 . D. n = 4 .

Câu 16: Khối đa diện đều loại {4;3} là:


A. Khối tứ diện đều. B. Khối lập phương. C. Khối bát diện đều. D. Khối hộp chữ nhật.

Câu 17: Khối đa diện đều nào sau đây có mặt không phải là tam giác đều ?
A. Tám mặt đều. B. Tứ diện đều. C. Mười hai mặt đều. D. Hai mươi mặt đều.
Câu 18: Số hình đa diện lồi trong các hình dưới đây là

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 19: Cho khối đa diện đều loại {3; 4} . Tổng các góc phẳng tại 1 đỉnh của khối đa diện bằng
A. 324° . B. 360° . C. 180° . D. 240° .
Câu 20: Hình nào dưới đây không phải là một khối đa diện?

A. . B. .

C. . D. .
Câu 21: Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện?

A. B. C. . D.
Câu 22: Khối đa diện 12 mặt đều có số đỉnh và số cạnh lần lượt là
A. 30 và 20 . B. 12 và 20 . C. 20 và 30 . D. 12 và 30 .
Câu 23: Khối hai mươi mặt đều thuộc loại nào sau đây?
A. {3; 4} B. {4;3} C. {3;5} D. {5;3}

Câu 24: Khối đa diện có mười hai mặt đều có số đỉnh, số cạnh, số mặt lần lượt là:
A. 30 , 20 , 12 . B. 20 , 12 , 30 . C. 12 , 30 , 20 . D. 20 , 30 , 12 .

Page 11
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 25: Trong các hình dưới đây hình nào không phải đa diện lồi?

A. Hình (IV). B. Hình (III). C. Hình (II). D. Hình (I).


Câu 26: Hình đa diện bên có bao nhiêu mặt?

A. 7 . B. 11 . C. 12 . D. 10 .
Câu 27: Một hình lăng trụ có đúng 11 cạnh bên thì hình lăng trụ đó có tất cả bao nhiêu cạnh?
A. 33 . B. 31 . C. 30 . D. 22 .
Câu 28: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình đa diện?

A. Hình 4. B. Hình 2. C. Hình 1. D. Hình 3.


Câu 29: Cho đa giác đều 16 đỉnh, Hỏi có bao nhiêu tam giác vuông có ba đỉnh là ba đỉnh của đa giác đều
đó?
A. 560 . B. 112 . C. 121 . D. 128 .
Câu 30: Hình đa diện nào dưới đây không có tâm đối xứng?

A. Tứ diện đều. B. Bát diện đều. C. Hình lập phương. D. Lăng trụ lục giác đều.
Câu 31: (Mã 123 2017) Hình hộp chữ nhật có ba kích thước đôi một khác nhau có bao nhiêu mặt phẳng đối
xứng?
A. 6 mặt phẳng B. 9 mặt phẳng C. 3 mặt phẳng D. 4 mặt phẳng
Câu 32: Hình tứ diện đều có bao nhiêu trục đối xứng?

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
A. 0 . B. 1 . C. 3 . D. 2 .
Câu 33: Một hình hộp đứng có đáy là hình thoi (không phải là hình vuông) có bao nhiêu mặt phẳng đối
xứng?
A. 3 mặt phẳng. B. 4 mặt phẳng. C. 2 mặt phẳng. D. 1 mặt phẳng.
Câu 34: Hình hộp chữ nhật có ba kích thước đôi một khác nhau có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 6 mặt phẳng. B. 4 mặt phẳng. C. 3 mặt phẳng. D. 9 mặt phẳng.
Câu 35: Hình tứ diện đều có tất cả bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 6 . B. 3 . C. 4 . D. 2 .
Câu 36: Biết rằng một hình đa diện H có 6 mặt là 6 tam giác đều. Hãy chỉ ra mệnh đề nào dưới đây là
đúng?
A. Không tồn tại hình H nào có mặt phẳng đối xứng.
B. Có tồn tại một hình H có đúng 4 mặt đối xứng.
C. Không tồn tại hình H nào có đúng 5 đỉnh.
D. Có tồn tại một hình H có hai tâm đối xứng phân biệt.
Câu 37: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 2. B. 6 . C. 8 . D. 4 .
Câu 38: Hình đa diện nào dưới đây không có tâm đối xứng?
A. Hình bát diện đều. B. Hình tứ diện đều. C. Hình lập phương D. Hình lăng trụ tứ giác
đều.
Câu 39: Hình nào dưới nào dưới đây không có trục đối xứng?
A. Tam giác cân. B. Hình thang cân. C. Hình elip. D. Hình bình hành.
Câu 40: Hình lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 4 . B. 3 . C. 5 . D. 6 .
Câu 41: Khối bát diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 8 . B. 4 . C. 9 . D. 6 .

Câu 42: (Mã 110 2017) Mặt phẳng ( AB′C ′ ) chia khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ thành các khối đa diện nào?
A. Hai khối chóp tứ giác.
B. Hai khối chóp tam giác.
C. Một khối chóp tam giác và một khối chóp ngũ giác.
D. Một khối chóp tam giác và một khối chóp tứ giác.

Câu 43: Cắt khối trụ ABC. A ' B ' C ' bởi các mặt phẳng ( AB ' C ') và ( ABC ' ) ta được những khối đa diện nào?
A. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
B. Ba khối tứ diện.
C. Một khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
D. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác
Câu 44: Cho khối tứ diện ABCD . Lấy điểm M nằm giữa A và B , điểm N nằm giữa C và D . Bằng hai
mặt phẳng ( CDM ) và ( ABN ) , ta chia khối tứ diện đó thành bốn khối tứ diện nào sau đây?
A. NACB , BCMN , ABND , MBND . B. MANC , BCDN , AMND , ABND .
C. MANC , BCMN , AMND , MBND . D. ABCN , ABND , AMND , MBND .

Page 13
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 45: Cắt khối trụ ABC. A′B′C ′ bởi các mặt phẳng ( AB′C ′ ) và ( ABC ′ ) ta được những khối đa diện nào?
A. Một khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác. B. Ba khối tứ diện.
C. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác. D. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.

Câu 46: Cắt khối lăng trụ MNP.M ′N ′P′ bởi các mặt phẳng ( MN ′P′ ) và ( MNP′ ) ta được những khối đa diện
nào?
A. Ba khối tứ diện. B. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
C. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác. D. Một khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
Câu 47: Có thể chia một khối lập phương thành bao nhiêu khối tứ diện có thể tích bằng nhau mà các đỉnh
của tứ diện cũng là đỉnh của hình lập phương?
A. 2 . B. 8 . C. 4 . D. 6 .

Page 14
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

CHƯƠNG

I
KHỐI ĐA DIỆN
THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 1. KHỐI ĐA DIỆN

I LÝ THUYẾT.

1. Khái niệm về hình đa diện


• Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất

i. Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc
chỉ có một cạnh chung.
ii. Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác.
• Mỗi đa giác như trên được gọi là một mặt của hình đa diện.
• Các đỉnh, các cạnh của đa giác ấy theo thứ tự gọi là các đỉnh, các cạnh của hình đa diện.

2. Khái niệm về khối đa diện


• Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
• Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện.
 Tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.
• Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện ứng với đa diện ấy được gọi
là điểm trong của khối đa diện.
 Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong của khối đa diện.
• Mỗi khối đa diện được xác định bởi một hình đa diện ứng với nó. Ta cũng gọi đỉnh, cạnh,
mặt, điểm trong, điểm ngoài… của một khối đa diện theo thứ tự là đỉnh, cạnh, mặt, điểm trong,
điểm ngoài…của hình đa diện tương ứng.
• Khối đa diện được gọi là khối lăng trụ nếu nó được giới hạn bởi một hình lăng trụ.
• Khối đa diện được gọi là khối chóp nếu nó được giới hạn bởi một hình chóp.
• Khối đa diện được gọi là khối chóp cụt nếu nó được giới hạn bởi một hình chóp cụt.
• Tương tự ta có định nghĩa về khối n − giác; khối chóp cụt n − giác, khối chóp đều, khối
hộp,…
• Tên của khối lăng trụ hay khối chóp được đặt theo tên của hình lăng trụ hay hình chóp giới
hạn nó.

Page 1
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ví dụ:

 Các hình dưới đây là những khối đa diện:

 Các hình dưới đây không phải là những khối đa diện:

3. Một số kết quả quan trọng


 Kết quả 1: Một khối đa diện bất kì có ít nhất 4 mặt.
 Kết quả 2: Mỗi hình đa diện có ít nhất 4 đỉnh
 Kết quả 3: Cho (H) là đa diện mà các mặt của nó là những đa giác có p cạnh. Nếu số mặt của
(H) là lẻ thì p phải là số chẵn.
Chứng minh: Gọi m là số mặt của khối đa diện (H) . Vì mỗi mặt của (H) có p cạnh nên m
mặt sẽ có pm cạnh. Nhưng do mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai đa giác nên số cạnh của (H)
pm
bằng c = . Vì m lẻ nên p phải là số chẵn.
2
 Kết quả 4: (suy ra từ chứng minh kết quả 3): Cho (H) là đa diện có m mặt, mà các mặt của
pm
nó là những đa giác p cạnh. Khi đó số cạnh của (H) là c = .
2
 Kết quả 5: Mỗi khối đa diện có các mặt là các tam giác thì tổng số mặt của nó phải là một số
chẵn.
Page 2
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chứng minh:Gọi số cạnh và số mặt của khối đa diện lần lượt là c và m .


Vì mỗi mặt có ba cạnh và mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt nên ta có số cạnh của đa diện
3m 3m
là c = (có thể áp dụng luôn kết quả 4 để suy ra c = ).
2 2
Suy ra 3m= 2c ⇒ 3m là số chẵn ⇒ m là số chẵn.
Ví dụ
+ Khối tứ diện ABCD có 4 mặt mà mỗi mặt là một tam giác.
+ Xét tam giác BCD và hai điểm A, E ở về hai phía của mặt phẳng ( BCD ) . Khi đó ta có lục
diện ABCDE có 6 mặt là những tam giác.
+ Khối bát diện ABCDEF có 8 mặt là các tam giác.
+ Xét ngũ giác ABCDE và hai điểm M , N ở về hai phía của mặt phẳng chứa ngũ giác. Khi đó
khối thập diện MABCDEN có 10 mặt là các tam giác.
 Kết quả 6: Mỗi khối đa diện bất kì luôn có thể được phân chia thành những khối tứ diện.
 Kết quả 7: Mỗi đỉnh của một hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất 3 cạnh.
 Kết quả 8: Nếu khối đa diện có mỗi đỉnh là đỉnh chung của 3 cạnh thì số đỉnh phải là số chẵn.
Tổng quát : Một đa diện mà mỗi đỉnh của nó đều là đỉnh chung của một số lẻ mặt thì tổng số
đỉnh là một số chẵn.
 Kết quả 9: Mỗi hình đa diện có ít nhất 6 cạnh.
 Kết quả 10: Không tồn tại hình đa diện ó 7 cạnh.
 Kết quả 11: Với mỗi số nguyên k ≥ 3 luôn tồn tại một hình đa diện có 2k cạnh.
 Kết quả 12: Với mỗi số nguyên k ≥ 4 luôn tồn tại một hình đa diện có 2k + 1 cạnh.
 Kết quả 13: Không tồn tại một hình đa diện có
+ Số mặt lớn hơn hoặc bằng số cạnh.
+ Số đỉnh lớn hơn hoặc bằng số cạnh.
 Kết quả 14: Tồn tại khối đa diện có 2n mặt là những tam giác đều.
Khối tứ diện đều có 4 mặt là tam giác đều. Ghép hai khối tứ diện đều bằng nhau (một mặt của tứ
diện này ghép vào một mặt của tứ diện kia) ta được khối đa diện H 6 có 6 mặt là các tam giác đều.
Ghép thêm vào H 6 một khối tứ diện đều nữa ta được khối đa diện H 8 có 8 mặt là các tam giác
đều. Bằng cách như vậy ta được khối đa diện 2n mặt là những tam giác đều.

H6 H8

Page 3
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

II HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

Câu 1: Mỗi hình sau gồm một số hữu hạn đa giác phẳng (kể cả các điểm trong của nó), số hình đa diện là

A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Lời giải
Chọn C
Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các đa giác thỏa mãn hai tính chất:
a. Hai đa giác bất kì hoặc không có điểm chung, hoặc có một đỉnh chung, hoặc có một cạnh chung.
b. Mỗi cạnh của đa giác là cạnh chung của đúng hai đa giác.
Ta thấy có ba hình thỏa mãn hai tính chất trên.
Câu 2: Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất bao nhiêu mặt?
A. Năm mặt. B. Ba mặt. C. Bốn mặt. D. Hai mặt.
Lời giải
Chọn B
Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.
Câu 3: Lăng trụ tam giác có bao nhiêu mặt?
A. 6 . B. 3 . C. 9 . D. 5 .
Lời giải
Chọn D
B

C
A

B'

C'
A'
* Lăng trụ tam giác có 5 mặt gồm 3 mặt bên và 2 mặt đáy.
Câu 4: Gọi n là số hình đa diện trong bốn hình trên. Tìm n .

Page 4
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. n = 4 . B. n = 2 . C. n = 1 . D. n = 3 .
Lời giải
Chọn D
Số hình đa diện là 3 vì hình đầu tiên không phải hình đa diện.
Câu 5: Cho một hình đa diện. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.
B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.
C. Mỗi cạnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt.
D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh.
Lời giải
Chọn C
Câu 6: Hình nào sau đây không phải là hình đa diện?
A. Hình trụ. B. Hình tứ diện. C. Hình lập phương. D. Hình chóp.
Lời giải.
Chọn A
Câu 7: Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
A. Mỗi hình đa diện có ít nhất bốn đỉnh.
B. Mỗi hình đa diện có ít nhất ba đỉnh.
C. Số đỉnh của một hình đa diện lớn hơn hoặc bằng số cạnh của nó.
D. Số mặt của một hình đa diện lớn hơn hoặc bằng số cạnh của nó.
Lời giải
Chọn A
C và D sai (Ví dụ hình tứ diện); B sai vì không có hình đa diện nào ba đỉnh.
Câu 8: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh.
B. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh và số mặt bằng nhau.
C. Số đỉnh và số mặt của hình đa diện luôn bằng nhau.
D. Tồn tại một hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau.
Lời giải
Chọn D
Hình tứ diện có 4 đỉnh và 4 mặt.
Câu 9: Cho một hình đa diện. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Mỗi cạnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt.
B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.
C. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.
D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh.
Lời giải
Chọn A
Page 5
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Hình tứ diện có 4 đỉnh và 4 mặt.


Câu 10: Khối lăng trụ ngũ giác có tất cả bao nhiêu cạnh?
A. 20 . B. 25 . C. 10 . D. 15 .
Lời giải
Chọn D
Hình vẽ.
A'
E'
D'
B'
C'

A E

D
B
C
.

Câu 11: Cắt khối trụ ABC. A′B′C ′ bởi các mặt phẳng ( AB′C ′ ) và ( ABC ′ ) ta được những khối đa diện nào?
A. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
B. Một khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
C. Ba khối tứ diện.
D. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
Lời giải
Chọn C

Ta có ba khối tứ diện là A. A′B′C ′; B′. ABC ′; C ′. ABC .


Câu 12: Gọi n là số cạnh của hình chóp có 101 đỉnh. Tìm n .
A. n = 202 . B. n = 200 . C. n = 101 . D. n = 203
Lời giải
Chọn B
Ta có: khối chóp có đáy là đa giác n cạnh thì có n + 1 đỉnh, n + 1 mặt và 2n cạnh.
Khi đó khối chóp có 101 đỉnh, do đó đa giác đáy có 100 cạnh, suy ra khối chóp có 200 cạnh.
Câu 13: Hình lăng trụ có 45 cạnh có bao nhiêu mặt?
A. 15 . B. 20 . C. 18 . D. 17 .
Lời giải
Chọn D

Page 6
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi x là số cạnh của một mặt đáy hình lăng trụ ta có 3 x = 45 ⇔ x =


15 .
Vậy hình lăng trụ có 15 mặt bên và 2 mặt đáy.
Số mặt của hình lăng trụ là 17 .
Câu 14: Tổng số đỉnh, số cạnh và số mặt của hình lập phương là
A. 16 . B. 26 . C. 8 . D. 24 .
Lời giải
Chọn B
Hình lập phương có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt.
Vậy tổng số đỉnh, số cạnh và số mặt của hình lập phương là 26 .
Câu 15: Khối lăng trụ ngũ giác có bao nhiêu mặt?
A. 7 mặt. B. 9 mặt. C. 6 mặt. D. 5 mặt.
Lời giải
Chọn A

Khối lăng trụ ngũ giác ABCDE. A′B′C ′D′E ′ có 7 mặt ( 5 mặt bên và 2 mặt đáy).
Câu 16: Khối đa diện có tất cả các mặt là hình vuông có bao nhiêu đỉnh.
A. 8 . B. 4 . C. 16 . D. 20 .
Lời giải
Chọn A
Khối đa diện có tất cả các mặt là hình vuông là khối lập phương. Do đó khối lập phương có 8 đỉnh.
Câu 17: Một hình chóp có tất cả 2018 mặt. Hỏi hình chóp đó có bao nhiêu đỉnh?
A. 1009 . B. 2018 . C. 2017 . D. 1008 .
Lời giải
Chọn B
Giả sử số đỉnh của đa giác đáy của hình chóp là n ( n ≥ 3) thì đa giác đáy sẽ có n cạnh.
Do đó, số mặt bên của hình chóp là n .
Theo bài ra ta có phương trình
n + 1 =2018 ⇔ n = 2017 .
Do đó, số đỉnh của hình chóp là 2018 .
Câu 18: Một hình đa diện có các mặt là các tam giác có số mặt M và số cạnh C của đa diện đó thỏa mãn
hệ thức nào dưới đây
A. 3C = 2 M B. C = 2 M C. 3M = 2C D. 2C = M
Lời giải
Chọn C
Mỗi mặt của đa diện trên là một tam giác ( 3 cạnh)
Số mặt của đa diện là M → tổng tất cả số cạnh tạo nên tất cả tam giác thuộc đa diện đó là 3M .

Page 7
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Nếu cắt nhỏ các đa giác ra khỏi khối đa diện, ta thấy mỗi cạnh của khối đa diện là cạnh chung của
đúng hai tam giác → Tổng số cạnh tạo nên tất cả các tam giác là 2C
Vậy ta có 3M = 2C .

Page 8
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 2. KHỐI ĐA DIỆN LỒI – KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU

I LÝ THUYẾT.

1. Khối đa diện lồi


Khối đa diện được gọi là khối đa diện lồi nếu với bất kì hai điểm A và B nào của nó thì mọi điểm
thuộc đoạn thẳng AB cũng thuộc khối đa diện đó.

A
C

Khối đa diện lồi. Khối đa diện không lồi


Lưu ý: Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối
với mỗi mặt phẳng đi qua một mặt của nó. (Hình 2.2)

Công thức Ơ-le : Trong một đa diện lồi nếu gọi D là số đỉnh, C là số cạnh, M là số mặt
D −C + M = 2.
2. Khối đa diện đều
a. Định nghĩa
Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có hai tính chất sau đây:
+ Các mặt là những đa giác đều n cạnh.
+ Mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng p mặt.

Khối đa diện đều như vậy gọi là khối đa diện đều loại {n, p}
b. Định lý
Chỉ có 5 loại khối đa diện đều. Đó là loại {3;3} , loại {4;3} , loại {3; 4} , loại {5;3} ,loại {3;5} .Tùy theo
số mặt của chúng, 5 khối đa diện trên lần lượt có tên gọi là: Khối tứ diện đều; khối lập phương; khối bát
diện đều; khối mười hai mặt đều, khối hai mươi mặt đều.

Page 9
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3. Bảng tóm tắt của 5 loại khối đa diện đều


Số Số Số
Khối đa diện đều Loại
đỉnh cạnh mặt

Tứ diện
đều
4 6 4 {3;3}

Khối lập
phương
8 12 6 {4;3}

Bát diện
đều
6 12 8 {3; 4}

Mười hai
mặt đều
20 30 12 {5;3}

Hai mươi
mặt đều
12 30 20 {3;5}

Chú ý: Giả sử khối đa diện đều loại {n, p} có D đỉnh, C cạnh và M mặt:
D 2=
p= C nM

B. MỘT SỐ KẾT QUẢ QUAN TRỌNG


Kết quả 1: Cho một khối tứ diện đều. Khi đó:
+ Các trọng tâm của các mặt của nó là các đỉnh của một tứ diện đều;
+ Các trung điểm của các cạnh của nó là các đỉnh của một khối bát điện đều (khối tám mặt đều).
Kết quả 2: Tâm của các mặt của một khối lập phương là các đỉnh của một bát diện đều.
Kết quả 3: Tâm của các mặt của một bát diện đều là các đỉnh của một hình lập phương.
Kết quả 4: Hai đỉnh của một bát diện đều được gọi là hai đỉnh đối diện nếu chúng không cùng thuộc
một cạnh của khối đó. Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo của khối bát diện đều. Khi
đó:
+ Ba đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường;
+ Ba đường chéo đôi một vuông góc với nhau;
+ Ba đường chéo bằng nhau.

Page 10
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

II HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Cho hình chóp S .ABCD có đáy ABCD là hình vuông và SA vuông góc với ( ABCD ) . Hình chóp
này có mặt đối xứng nào?
A. Không có. B. ( SAB ) . C. ( SAC ) . D. ( SAD ) .
Lời giải
Chọn C.
Ta có: BD ⊥ ( SAC ) và O là trung điểm của BD . Suy ra ( SAC ) là mặt phẳng trung trực của
BD . Suy ra ( SAC ) là mặt đối xứng của hình chóp, và đây là mặt phẳng duy nhất.

Câu 2. Hình đa diện nào dưới đây không có tâm đối xứng?

A. Tứ diện đều. B. Bát diện đều. C.Hìnhlập phương. D.Lăng trụ lục giác
đều.

Lời giải
Chọn A
Câu 3. Gọi n1 , n2 , n3 lần lượt là số trục đối xứng của khối tứ diện đều, khối chóp tứ giác đều và khối lập
phương. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. n1  0, n2  0, n3  6. B. n1  0, n2  1, n3  9.
C. n1  3, n2  1, n3  9. D. n1  0, n2  1, n3  3.
Lời giải
Chọn C.
Khối tứ diện đều có 3 trục đối xứng (đi qua trung điểm của các cặp cạnh đối diện). Khối chóp tứ
giác đều có 1 trục đối xứng (đi qua đỉnh và tâm của mặt tứ giác). Khối lập phương có 9 trục đối
xứng (Loại 1: đi qua tâm của các mặt đối diện ; Loại 2: đi qua trung điểm các cặp cạnh đối diện).
Câu 4. Cho hình lập phương ABCD.A B C D  tâm O (tâm đối xứng). Ảnh của đoạn thẳng A′B qua phép
đối xứng tâm DO là đoạn thẳng
A. DC ′ . B. CD′ . C. DB′ . D. AC ′ .
Page 11
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn B.
Ta có
DO ( A ') C=
= ; DO ( B ) D '
Do đó
DO ( A ' B ) = CD '

Câu 5. Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là


A. Các đỉnh của một hình tứ diện đều. B. Các đỉnh của một hình bát diện đều.
C. Các đỉnh của một hình mười hai mặt đều. D. Các đỉnh của một hình hai mươi mặt đều.
Lời giải

Chọn B.
Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. Gọi M , N , P, I , J , K lần lượt là trung điểm của các cạnh
AB, BC , CD, AC , AD, DB .
1
Ta có: IM
= IN
= NM
= a (tính chất đường trung bình của tam giác). Suy ra IMN đều.
2
Chứng minh tương tự, ta có các tam giác: IPN , IPJ , KPJ , KPN , IMJ , KMJ , KMN là các tam
giác đều.
Tám tam giác trên tạo thành một đa diện có các đỉnh là M , N , P, I , J , K mà mỗi đỉnh là đỉnh chung
của đúng 4 tam giác đều. Do đó đa diện đó là đa diện đều loại {3; 4} tức là bát diện đều.

Câu 6. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Tâm tất cả các mặt của 1 hình lập phương thì tạo thành một hình lập phương.
B. Tâm tất cả các mặt của 1 hình tứ diện đều thì tạo thành một hình tứ diện đều.
C. Tâm tất cả các mặt của 1 hình tứ diện đều thì tạo thành một hình lập phương.
D. Tâm tất cả các mặt của 1 hình lập phương thì tạo thành một hình tứ diện đều.
Lời giải

Page 12
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn B.
Gọi P, I , J , K là tâm của các mặt ABD , ACD , ABC , BCD của tứ diện đều ABCD .
Ta có: IN =KN =1 ⇒ KI =1 ⇒ KI =1 a .
AN BN 3 BA 3 3
1
Chứng mình tương tự ta có: IK
= JP
= IJ
= PI
= PK
= KI
= a.
3
Vậy PIJK là tứ diện đều.

Page 13
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

III BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP.

Câu 1: (Đề Tham Khảo 2017) Hình đa diện trong hình vẽ có bao nhiêu mặt?

A. 12 B. 11 C. 6 D. 10
Lời giải
Chọn B
Đếm đáy hình chóp có 5 mặt tam giác và 5 mặt tứ giác và 1 mặt ngũ giác. Vậy có 11 mặt.
Câu 2: Hình đa diện sau có bao nhiêu cạnh?

A. 15 B. 12 C. 20 D. 16
Lời giải
Chọn D
Lý thuyết
Câu 3: Hình chóp ngũ giác có bao nhiêu mặt?
A. Bảy. B. Sáu. C. Năm. D. Mười.
Lời giải

Hình chóp ngũ giác có năm mặt bên và một mặt đáy, nên số mặt của nó là sáu mặt.

Page 14
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 4: Trong một khối đa diện, mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Hai cạnh bất kỳ có ít nhất một điểm chung
B. Ba mặt bất kì có ít nhất một đỉnh chung
C. Hai mặt bất kì có ít nhất một điểm chung
D. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt
Lời giải
Chọn D
Theo tính chất khối đa diện sgk hình học 12 .
Câu 5: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Tồn tại hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau.
B. Số đỉnh và số mặt của một hình đa diện luôn bằng nhau.
C. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh và số mặt bằng nhau.
D. Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh.
Lời giải
Hình tứ diện có số đỉnh bằng số mặt và bằng bốn.
Câu 6: Hình nào sau đây không phải là hình đa diện?
A. Hình lăng trụ. B. Hình chóp. C. Hình lập phương. D. Hình vuông.
Lời giải
Chọn D
Câu 7: Cho các mệnh đề sau:
I/ Số cạnh của một khối đa diện lồi luôn lớn hơn hoặc bằng 6 .
II/ Số mặt của khối đa diện lồi luôn lớn hơn hoặc bằng 5 .
III/ Số đỉnh của khối đa diện lồi luôn lớn hơn 4 .
Trong các mệnh đề trên, những mệnh đề nào là mệnh đề đúng?
A. II và III B. I và II C. Chỉ I D. Chỉ II
Lời giải
Chọn C
Mệnh đề II sai vì khối tứ diện là khối đa diện lồi có số mặt nhỏ hơn 5
Mệnh đề III sai vì khối tứ diện là khối đa diện lồi có 4 đỉnh
Câu 8: Cho khối đa diện đều. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số đỉnh của khối lập phương bằng 8 . B. Số mặt của khối tứ diện đều bằng 4 .
C. Khối bát diện đều là loại {4;3} . D. Số cạnh của khối bát diện đều bằng 12 .
Lời giải
Chọn C
Khối bát diện đều là loại {3; 4} .

Câu 9: Có tất cả bao nhiêu khối đa diện đều


A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Lời giải
Chọn B
Có tất cả 5 khối đa diện đều là: Khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều (hay khối tám
mặt đều), khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều.
Câu 10: Số cạnh của hình 12 mặt đều là:
A. 20 . B. 30 . C. 16 . D. 12 .
Page 15
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn B
Ta có số cạnh của hình mười hai mặt đều là 30 .
Câu 11: Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện?

A. Hình 3 . B. Hình 2 . C. Hình 4 . D. Hình 1 .


Lời giải
Chọn A
Có một cạnh là cạnh chung của 3 mặt.
Câu 12: Khối đa diện đều loại {3;5} là khối
A. Hai mươi mặt đều. B. Tám mặt đều. C. Lập phương. D. Tứ diện đều.
Lời giải
Chọn A
Theo SGK Hình học 12 trang 17 thì khối đa diện đều loại {3;5} là khối hai mươi mặt đều.

Câu 13: Hình vẽ bên dưới có bao nhiêu mặt

A. 7 . B. 9 . C. 4 . D. 10 .
Lời giải
Chọn B

Từ hình vẽ 1 suy ra có 9 mặt.

Câu 14: Biết ( H ) là đa diện đều loại {3;5} với số đỉnh và số cạnh lần lượt là a và b . Tính a − b .
18 .
A. a − b = B. a − b =−8 . C. a − b =−18 . 10 .
D. a − b =
Lời giải
Chọn C
Page 16
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Đa diện đều loại {3;5} là khối hai mươi mặt đều với số đỉnh a = 12 và số cạnh b = 30 .
Do đó a − b =−18 .
Câu 15: Gọi n là số hình đa diện trong bốn hình trên. Tìm n .

A. n = 3 . B. n = 2 . C. n = 1 . D. n = 4 .
Lời giải
Chọn A
Số hình đa diện là 3 vì hình đầu tiên không phải hình đa diện.

Câu 16: Khối đa diện đều loại {4;3} là:


A. Khối tứ diện đều. B. Khối lập phương. C. Khối bát diện đều. D. Khối hộp chữ nhật.
Lời giải
Chọn B
Theo định nghĩa khối đa diện đều loại {4;3} là khối có: Mỗi mặt là 1 đa giác đều có 4 cạnh (hình
vuông), mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng 3 mặt. Vậy nó là khối lập phương.
Theo bảng tóm tắt về năm loại khối đa diện đều
Loại Tên gọi Số đỉnh Số cạnh Số mặt
{3;3} Tứ diện đều 4 6 4
{4;3} Lập phương 8 12 6
{3; 4} Bát diện đều 6 12 8
{5;3} Mười hai mặt đều 20 30 12
{3;5} Hai mươi mặt đều 12 30 20

Câu 17: Khối đa diện đều nào sau đây có mặt không phải là tam giác đều ?
A. Tám mặt đều. B. Tứ diện đều. C. Mười hai mặt đều. D. Hai mươi mặt đều.
Lời giải
Chọn C

.
Hình khối 12 mặt đều.
Câu 18: Số hình đa diện lồi trong các hình dưới đây là

Page 17
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Lời giải
Chọn B
Quan sát bốn hình trên ta thấy chỉ có một hình thứ tư từ trái qua là hình đa diện lồi vì lấy bất kỳ hai
điểm nào thì đoạn thẳng nối hai điểm đó nằm trong khối đa diện.
Vậy chỉ có một đa diện lồi.

Câu 19: Cho khối đa diện đều loại {3; 4} . Tổng các góc phẳng tại 1 đỉnh của khối đa diện bằng
A. 324° . B. 360° . C. 180° . D. 240° .
Lời giải
Chọn D
Khối đa diện đều loại {3; 4} là khối bát diện đều, mỗi mặt là một tam giác đều và tại mỗi đỉnh có 4
tam giác đều nên tổng các góc tại 1 đỉnh bằng 240° .
Câu 20: Hình nào dưới đây không phải là một khối đa diện?

A. . B. .

C. . D. .
Lời giải
Chọn D
Câu 21: Hình nào dưới đây không phải là hình đa diện?

A. B. C. . D.
Lời giải
Chọn A
Câu 22: Khối đa diện 12 mặt đều có số đỉnh và số cạnh lần lượt là
A. 30 và 20 . B. 12 và 20 . C. 20 và 30 . D. 12 và 30 .

Page 18
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn C
Câu 23: Khối hai mươi mặt đều thuộc loại nào sau đây?
A. {3; 4} B. {4;3} C. {3;5} D. {5;3}
Lời giải
Chọn C

Khối hai mươi mặt đều có các mặt là tam giác nên thuộc loại {3;5} .

Câu 24: Khối đa diện có mười hai mặt đều có số đỉnh, số cạnh, số mặt lần lượt là:
A. 30 , 20 , 12 . B. 20 , 12 , 30 . C. 12 , 30 , 20 . D. 20 , 30 , 12 .
Lời giải
Chọn D
Câu 25: Trong các hình dưới đây hình nào không phải đa diện lồi?

A. Hình (IV). B. Hình (III). C. Hình (II). D. Hình (I).


Lời giải
Chọn A

Ta có đường nối hai điểm MN không thuộc hình IV nên đây không phải là đa diện lồi.

Page 19
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 26: Hình đa diện bên có bao nhiêu mặt?

A. 7 . B. 11 . C. 12 . D. 10 .
Lời giải
Chọn D
Hình đa diện bên có 10 mặt.
Câu 27: Một hình lăng trụ có đúng 11 cạnh bên thì hình lăng trụ đó có tất cả bao nhiêu cạnh?
A. 33 . B. 31 . C. 30 . D. 22 .
Lời giải
Chọn A
Hình lăng trụ có 11 cạnh thì đáy có 11 cạnh bên. Vậy hình lăng trụ có 33 cạnh.
Câu 28: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình đa diện?

A. Hình 4. B. Hình 2. C. Hình 1. D. Hình 3.


Lời giải
Hình 1, Hình 2, Hình 4 không phải hình đa diện vì nó vi phạm tính chất: “ mỗi cạnh là cạnh chung
của đúng hai mặt”.
Câu 29: Cho đa giác đều 16 đỉnh, Hỏi có bao nhiêu tam giác vuông có ba đỉnh là ba đỉnh của đa giác đều
đó?
A. 560 . B. 112 . C. 121 . D. 128 .
Lời giải

Page 20
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có đa giác đều có 16 đỉnh nên có 8 đường chéo qua tâm. Ứng với mỗi đường chéo qua tâm có
14 tam giác vuông. Vậy có 8.14 = 112 tam giác.
Câu 30: Hình đa diện nào dưới đây không có tâm đối xứng?

A. Tứ diện đều. B. Bát diện đều. C. Hình lập phương. D. Lăng trụ lục giác đều.
Lời giải
Chọn A
Dễ dàng thấy hình bát diện đều, hình lập phương và hình lăng trục lục giác đều có tâm đối xứng.
Còn tứ diện đều không có tâm đối xứng.
Câu 31: (Mã 123 2017) Hình hộp chữ nhật có ba kích thước đôi một khác nhau có bao nhiêu mặt phẳng đối
xứng?
A. 6 mặt phẳng B. 9 mặt phẳng C. 3 mặt phẳng D. 4 mặt phẳng
Lời giải
Chọn C

Xét hình hộp chữ nhật ABCD. A ' B ' C ' D ' có ba kích thước đôi một khác nhau.
Khi đó có 3 mặt phẳng đối xứng là MNOP , QRST , UVWX.

Câu 32: Hình tứ diện đều có bao nhiêu trục đối xứng?
A. 0 . B. 1 . C. 3 . D. 2 .
Lời giải
Chọn C

Page 21
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi S là tập hợp các đỉnh của khối tứ diện đều ABCD . Giả sử d là trục đối xứng của tứ diện đã cho,
phép đối xứng trục d biến S thành chính S nên d phải là trung trực của ít nhất một đoạn thẳng nối
hai đỉnh bất kỳ của tứ diện.
Vậy tứ diện đều có 3 trục đối xứng là các đường thẳng nối trung điểm của các cặp cạnh đối diện.
Câu 33: Một hình hộp đứng có đáy là hình thoi (không phải là hình vuông) có bao nhiêu mặt phẳng đối
xứng?
A. 3 mặt phẳng. B. 4 mặt phẳng. C. 2 mặt phẳng. D. 1 mặt phẳng.
Lời giải

Hình hộp đứng có đáy là hình thoi có 3 mặt phẳng đối xứng trong đó bao gồm 2 mặt phẳng chứa
từng cặp đường chéo song song của mỗi mặt đáy và 1 mặt phẳng cắt ngang tại trung điểm của chiều
cao hình hộp. Cụ thể, theo hình vẽ trên là: ( BDEH ) , ( ACGF ) , ( IJKL ) .

Câu 34: Hình hộp chữ nhật có ba kích thước đôi một khác nhau có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 6 mặt phẳng. B. 4 mặt phẳng. C. 3 mặt phẳng. D. 9 mặt phẳng.
Lời giải
Chọn C

Câu 35: Hình tứ diện đều có tất cả bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 6 . B. 3 . C. 4 . D. 2 .
Lời giải
Chọn A

Hình tứ diện có tất cả 6 mặt phẳng đối xứng.


Câu 36: Biết rằng một hình đa diện H có 6 mặt là 6 tam giác đều. Hãy chỉ ra mệnh đề nào dưới đây là
đúng?
A. Không tồn tại hình H nào có mặt phẳng đối xứng.
B. Có tồn tại một hình H có đúng 4 mặt đối xứng.

Page 22
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

C. Không tồn tại hình H nào có đúng 5 đỉnh.


D. Có tồn tại một hình H có hai tâm đối xứng phân biệt.
Lời giải
Chọn B
Luôn tồn tại hình đa diện H có mặt phẳng đối xứng và có đúng 5 đỉnh, H không có tâm đối xứng.
Câu 37: Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 2. B. 6 . C. 8 . D. 4 .
Lời giải
Chọn D
Đó là các mặt phẳng ( SAC ) , ( SBD ) , ( SHJ ) , ( SGI ) với G , H , I , J là các trung điểm của các
cạnh AB, CB, CD, AD (hình vẽ bên dưới).
S

A J D
G
O I
B H C
Câu 38: Hình đa diện nào dưới đây không có tâm đối xứng?
A. Hình bát diện đều. B. Hình tứ diện đều.
C. Hình lập phương D. Hình lăng trụ tứ giác đều.
Lời giải
Chọn B
Ta có phép đối xứng tâm I biến hình ( H ) thành chính nó. Khi đó hình ( H ) có tâm đối xứng là I suy
ra hình lăng trụ tứ giác đều, hình bát diện đều và hình lập phương là các hình đa diện có tâm đối
xứng.
Câu 39: Hình nào dưới nào dưới đây không có trục đối xứng?
A. Tam giác cân. B. Hình thang cân. C. Hình elip. D. Hình bình hành.
Lời giải
Chọn D
Câu 40: Hình lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 4 . B. 3 . C. 5 . D. 6 .
Lời giải
Chọn A
Có 4 mặt phẳng đối xứng như hình vẽ sau.

Page 23
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

.
Câu 41: Khối bát diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A. 8 . B. 4 . C. 9 . D. 6 .
Lời giải
Chọn C

Hình bát diện ABCDEF có 9 mặt phẳng đối xứng: 3 mặt phẳng ( ABCD ) , ( BEDF ) , ( AECF ) và
6 mặt phẳng mà mỗi mặt phẳng là trung trực của hai cạnh song song.

Câu 42: (Mã 110 2017) Mặt phẳng ( AB′C ′ ) chia khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ thành các khối đa diện nào?
A. Hai khối chóp tứ giác.
B. Hai khối chóp tam giác.
C. Một khối chóp tam giác và một khối chóp ngũ giác.
D. Một khối chóp tam giác và một khối chóp tứ giác.
Lời giải
Chọn D

Mặt phẳng ( AB′C ′ ) chia khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ thành hai khối chóp
Chóp tam giác: A. A′B′C ′ và chóp tứ giác: A.BB′C ′C .

Page 24
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 43: Cắt khối trụ ABC. A ' B ' C ' bởi các mặt phẳng ( AB ' C ') và ( ABC ' ) ta được những khối đa diện nào?
A. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
B. Ba khối tứ diện.
C. Một khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
D. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác
Lời giải
Chọn B

Ba khối tứ diện là AA’B’C’ , ABB’C’ , ABCC’ .


Câu 44: Cho khối tứ diện ABCD . Lấy điểm M nằm giữa A và B , điểm N nằm giữa C và D . Bằng hai
mặt phẳng ( CDM ) và ( ABN ) , ta chia khối tứ diện đó thành bốn khối tứ diện nào sau đây?
A. NACB , BCMN , ABND , MBND . B. MANC , BCDN , AMND , ABND .
C. MANC , BCMN , AMND , MBND . D. ABCN , ABND , AMND , MBND .
Lời giải
Chọn C
A

B D
N

Bằng hai mặt phẳng ( CDM ) và ( ABN ) , ta chia khối tứ diện đó thành bốn khối tứ diện:
MANC , BCMN , AMND , MBND .

Câu 45: Cắt khối trụ ABC. A′B′C ′ bởi các mặt phẳng ( AB′C ′ ) và ( ABC ′ ) ta được những khối đa diện nào?
A. Một khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác. B. Ba khối tứ diện.
C. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác. D. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
Lời giải
Chọn B

Page 25
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có ba khối tứ diện là A. A′B′C ′; B′. ABC ′; C ′. ABC .

Câu 46: Cắt khối lăng trụ MNP.M ′N ′P′ bởi các mặt phẳng ( MN ′P′ ) và ( MNP′ ) ta được những khối đa diện
nào?
A. Ba khối tứ diện. B. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
C. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác. D. Một khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
Lời giải
Chọn A
M N

M' N'

P'
.
Cắt khối lăng trụ MNP.M ′N ′P′ bởi các mặt phẳng ( MN ′P′ ) và ( MNP′ ) ta được ba khối tứ diện là
P.MNP′; P.MNN ′; M′ .MN′P′ . .

Câu 47: Có thể chia một khối lập phương thành bao nhiêu khối tứ diện có thể tích bằng nhau mà các đỉnh
của tứ diện cũng là đỉnh của hình lập phương?
A. 2 . B. 8 . C. 4 . D. 6 .
Lời giải
Chọn D
+ Ta chia khối lập phương thành hai khối lăng trụ đứng;
+ Ứng với mỗi khối lăng trụ đứng ta có thể chia thành ba khối tứ diện đều mà các đỉnh của tứ diện
cũng là đỉnh của hình lập phương.
Vậy có tất cả là 6 khối tứ diện có thể tích bằng nhau.

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

I
KHỐI ĐA DIỆN
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

I LÝ THUYẾT.

1. Khái niệm về thể tích khối đa diện


Cho khối đa diện ( H ) , khi đó thể tích khối đa diện ( H ) là số dương V( H ) thỏa mãn :
a) Nếu ( H ) là khối lập phương có cạnh bằng 1 thì V( H ) = 1 .
b) Nếu hai khối đa diện ( H1 ) và ( H 2 ) bằng nhau thì V( H1 ) = V( H 2 ) .
c) Nếu khối đa diện ( H ) được phân chia thành hai khối đa diện ( H1 ) và ( H 2 ) thì
V=
(H ) V( H1 ) + V( H 2 ) .
Định lí : Thể tích khối hộp chữ nhật có ba kích thước a, b, c : V  a.b.c S
2. Thể tích khối chóp
1
+ Thể tích khối chóp V = .B.h
3 h

Trong đó : B là diện tích đa giác đáy. C


A
H
h : là chiều cao của khối chóp.
3. Thể tích khối lăng trụ B
C1
A1

+ Thể tích khối lăng trụ V = B.h B1

Trong đó : B là diện tích đa giác đáy.


h : là chiều cao của khối lăng trụ.
Lưu ý: Lăng trụ đứng có chiều cao là độ dài cạnh bên.
A C

4. Tỉ số thể tích.
G
H
B
Cho hình chóp S . ABC . Trên các đoạn thẳng SA, SB, SC lần lượt lấy ba điểm M , N , K khác với S ,
khi đó ta có: S
VS .MNK SM SN SK
= . . .
VS . ABC SA SB SC
M K
n

N
A
C

B
+ Các công thức tính nhanh (nếu có), có chứng minh các công thức tính nhanh (nếu có thể).

Page 15
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

CÔNG THỨC 1: Với tứ diện ABCD có AB, AC , AD đôi một vuông góc và= , AD c ,
, AC b=
AB a=
ta có VABCD = 1 abc .
6
a3 2
a
CÔNG THỨC 2: Thể tích khối tứ diện đều cạnh : V = .
12
1
CÔNG THỨC 3: Thể tích của khối chóp cụt =
V
3
( )
h B + B '+ BB′ với h là khoảng cách giữa hai đáy,

B, B′ là diện tích của hai đáy

CÔNG THỨC 4: Thể tích khối tứ diện biết các góc α , β , γ và các cạnh a, b, c tại cùng một đỉnh:
abc
V = . 1 + 2 cos α cos β cos γ − cos2 α − cos2 β − cos2 γ
6

; CD b; d ( AB,=
AB a=
CÔNG THỨC 5: Cho tứ diện ABCD có = CD ) d ; ( AB;=
CD ) α . Khi đó
1
VABCD = abd sin α
6
CÔNG THỨC 6: Tỉ số thể tích hai hình chóp có đáy hình bình hành. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là
hình bình hành; và hình chóp tứ giác S . A′B′C ′D′ có A′, B′, C ′, D′ lần lượt nằm trên các cạnh
V 1 SA′ SC ′  SB′ SD′ 
=
SA, SB, SC , SD ; khi đó: S . A′B′C ′D′ . .  + .
VS . ABCD 2 SA SC  SB SD 
CÔNG THỨC 7: Mặt phẳng (α ) cắt các cạnh của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ lần lượt tại M , N , P sao
AM BN CP x+ y+z
cho= ,
x= ,
y= z . Khi đó VABC .MNP = VABC . A′B′C ′ .

AA ′
BB′
CC 3

Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

CÔNG THỨC 8: Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ , lấy A1 , B1 , C1 , D1 lần lượt trên các cạnh
AA′, BB′, CC ′, DD′ sao cho bốn điểm ấy đồng phẳng. Ta có tỉ số thể tích hai khối đa diện:
VABCD. A1B1C1D1 1  AA1 CC1  1  BB1 DD1 
=  + =  + 
VABCD. A′B′C ′D′ 2  AA′ CC ′  2  BB′ DD′ 
CÔNG THỨC 9: Cho hình chóp S . ABC với các mặt phẳng ( SAB ) , ( SBC ) , ( SCA ) vuông góc với

nhau từng đôi một, diện tích các tam giác SAB, SBC , SAC lần lượt là S1 , S2 , S3 . Khi đó:
2 S1S 2 S3
VS . ABC = .
3
CÔNG THỨC 10: Cho hình chóp S . ABC có SA vuông góc với ( ABC ) , hai mặt phẳng ( SAB ) và

( SBC )  β=
BSC
vuông góc với nhau,= ;
ASB α . Khi đó: VS . ABC = SB .sin 2α . tan β
3

12
CÔNG THỨC 11: Cho hình chóp đều S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a , cạnh bên bằng
a 2 3b 2 − a 2
b . Khi đó: VSABC = .
12
CÔNG THỨC 12: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a và mặt bên tạo với mặt
α . Khi đó: V a tan α .
3
phẳng đáy góc S . ABC =
24
CÔNG THỨC 13: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có các cạnh bên bằng b và cạnh bên tạo với
3b3 .sin β .cos 2 β
mặt phẳng đáy góc β . Khi đó: VS . ABC = .
4
CÔNG THỨC 14: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a , và
a 2 4b 2 − 2a 2
SA
= SB
= SC = b . Khi đó: VABCD =
= SD .
6
CÔNG THỨC 15: Cho tứ diện ABCD có AB = a, AC
= CD = b, AD
= BD = c (tứ diện gần đều).
= BC

Khi đó: VABC 1


= D ( − a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
6 2

Page 17
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

II HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN.

DẠNG 1. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY
Kiến thức cần nhớ:
1) Công thức tính: V = 1 B.h ( B : diện tích đáy và h là chiều cao của khối chóp).
3
2) Chiều cao của khối chóp thường tính bằng độ dài cạnh vuông góc với đáy
Loại 1: Tính bằng công thức
Phương pháp giải (kiến thức cần nhớ):
Ở loại toán này trình bày cách tính thể tích khối chóp có một cạnh vuông góc với đáy bằng sử dụng đơn
thuần công thức V = 1 B.h , trong đó B : diện tích đáy và h là chiều cao của khối chóp. Ta cần nhớ một
3
số kiến thức cơ bản sau:
1. Các hệ thức lượng trong tam giác vuông
2
 BC= AB 2 + AC 2
 AH .BC = AB. AC
 AB 2 = BH .BC , AC 2 = CH .CB
1 1 1
 = + ,
AH 2 AB 2
AC 2
AH 2 = BH .CH

2. Các hệ thức trong tam giác thường


 Định lý hàm cosin:
 a 2 = b2 + c 2 − 2bc cos A
 b2 = a 2 + c 2 − 2ac cos B
 c 2 = a 2 + b2 − 2ab cos C

 Định lý hàm sin:


a b c
 = = = 2R
sin A sin B sin C
( R là bán kính đường tròn ngoại tiếp ∆ABC )

 Công thức tính diện tích tam giác: A


1 1 1
 S=
∆ABC =a.ha = b.hb c.hc
2 2 2
 S∆ABC 1=
= bc sin A =
1
ac sin B
1
ab sin C ha
2 2 2
 S ∆ABC = abc , S ∆ABC = pr B C
4R
 S= p ( p − a )( p − b )( p − c ) Trong đó: p = a + b + c , r bán
2
kính đường tròn nội tiếp

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 Công thức tính độ dài đường trung tuyến: A


2
2 ( b2 + c 2 ) − a 2 2
2 ( a 2 + c 2 ) − b2
 ma = , mb =
4 4 c b
2 (a + b ) − c
2 2 2 ma
 mc2 =
4 B C
a

3. Diện tích đa giác:


 Tam giác vuông A
 Diện tích: S∆ABC = 1 AB. AC
2

B C
 Diện tích tam giác đều A
AB 2 . 3
 Diện tích: S = .
4
AB 3 h
 Đường cao: h = .
2
B H C
 Hình vuông: A D
 Diện tích: S = AB 2
 Đường chéo: AC = BD = AB 2

B C

 Hình chữ nhật: A D


 Diện tích: S = AB. AD
 Đường chéo: AC
= BD
= AB 2 + AD 2
O

B C
 Hình thoi: B A
 Diện tích: S = 1 AC.BD
2
 Đặt biệt: 1 trong các góc trong của hình thoi bằng
60° , khi đó hình thoi được tạo bởi 2 tam giác đều.

C D
 Hình thang: A D
( AD + BC ) AH
 Diện tích: S =
2
 Đặc biệt: Hình thang vuông, hình thang cân
B H C
Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A= , AC 2a . Cạnh bên SA vuông
, AB a=
góc với đáy và SA = 2a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
Page 19
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 2. Cho hình chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , ∆ABC vuông cân tại A, SA = a. Tính theo a thể tích
= BC
V của khối chóp S . ABC
Câu 3. Cho khối chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , tam giác ABC vuông tại B , AB = a , AC = a 3 . Tính thể
tích khối chóp S . ABC , biết rằng SB = a 5 .
Câu 4. Cho hình chóp tam giác S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , cạnh bên SA vuông góc đáy và
SA = 2 3a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
Câu 5. Cho khối chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , SA = a , AB = a , AC = 2a và  = 120° . Tính thể tích
BAC
khối chóp S . ABC .
Câu 6. Hình chóp S . ABCD có đáy hình vuông, SA vuông góc với đáy và SA = a 3 , AC = a 2 . Khi đó thể
tích khối chóp S . ABCD là
Câu 7. Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình chữ nhật, SA ⊥ ( ABCD ) , AB = 3a , AD = 2a , SB = 5a. Tính
thể tích V của khối chóp S . ABCD theo a.
Câu 8. Cho hình chóp S . ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) , đáy ABCD là hình thang vuông

tại A và B có= , BC a. Biết SA = a 3, tính thể tích khối chóp S .BCD theo
, AD 3a=
AB a= a.
Câu 9. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và góc = 60° , SA ⊥ ( ABCD ) ,
BAD
a 6
SA = . Thể tích khối chóp S . ABCD là
2
Câu 10. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông, cạnh bên SA = a 2 và SA vuông góc với mặt
phẳng đáy, tam giác SBD là tam giác đều. Thể tích của khối chóp S . ABCD bằng
Câu 11. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a . Cạnh SA vuông góc với đáy và
2 2
SA = y . Trên cạnh AD lấy điểm M sao cho AM = x . Biết rằng x + y =a 2 . Tìm giá trị lớn nhất
của thể tích khối chóp S . ABCM .

LOẠI 2: TÍNH THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY KHI BIẾT GÓC
GIỮA ĐƯỜNG VÀ MẶT
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
Cách xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng
- Nếu d ⊥ ( P ) thì ( ) 90°.
d , ( P )=

- Nếu d không vuông góc với ( P ) thì (


d , ( P ) ) = (
d , d ' ) với d ' là hình chiếu của d trên
( P)
Chú ý: 0° ≤ (
d , ( P ) ) ≤ 90°.
Câu 1. Cho hình chóp SABCD, ABCD là hình vuông cạnh 2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa
SC và ( ABCD ) là 60° . Tính thể tích khối chóp SABCD.
Câu 2. Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với AC = a biết SA vuông góc với
đáy ( ABC ) và SC hợp với ( SAB ) một góc 30°. Tính thể tích khối chóp SABC.

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 3. Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a biết SA vuông góc với đáy ABC và SA
hợp với ( SBC ) một góc 45°. Tính thể tích khối chóp SABC.

LOẠI 3: TÍNH THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC ĐÁY KHI BIẾT GÓC
GIỮA HAI MẶT PHẲNG
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
- Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau: Cho hai mặt phẳng ( P ) và ( Q ) cắt nhau theo giao
tuyến d . Từ một điểm I bất kì trên d ta dựng đường thẳng a trong ( P ) vuông góc với d và dựng
đường thẳng b trong ( Q ) vuông góc với d . Khi đó góc giữa ( P ) và ( Q ) là góc giữa hai đường thẳng
a và b.
- Diện tích hình chiếu của đa giác: S ' = S .cos α
(với S là diện tích đa giác nằm trong ( P ) và S ' là diện tích hình chiếu vuông góc của đa giác đó trên
(Q ) , α là góc giữa ( P ) và ( Q ) )
Câu 1. Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết
góc giữa hai mặt phẳng ( SBD ) và ( ABCD ) là 30° . Tính thể tích khối chóp S . ABCD.

Câu 2. Cho khối chóp S . ABC có ABC là tam giác vuông cân tại A, BC = a 2, SA vuông góc với mặt
phẳng đáy. Góc giữa hai mặt phẳng ( SBC ) và ( ABC ) là 45° . Tính thể tích khối chóp S . ABC.
Câu 3. Cho khối chóp S . ABC có cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa hai mặt phẳng ( SBC )
và ( ABC ) là 60° . Tính thể tích khối chóp S . ABC biết SA = a và diện tích tam giác SBC bằng 3a 2 .
Câu 4. Cho khối chóp S . ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa
hai mặt phẳng ( SAD ) và ( SBC ) là 60° . Tính thể tích khối chóp S . ABCD.

LOẠI 4. TÍNH THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY KHI BIẾT
KHOẢNG CÁCH TỪ 1 ĐIỂM ĐẾN MỘT MẶT PHẲNG.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
1) Cần nhớ kiến thức cơ bản về xác định khoảng cách từ chân đường cao đến mặt bên.

Xét tam giác SHM vuông tại H , HM vuông góc với BC và HK là đường cao
•Tính khoảng cách từ chân đường cao H đến mặt bên ( SBC ) ta sử dụng công thức

Page 21
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

HM .SH
HK =
HM 2 + SH 2
•Tính độ dài cạnh SH ta sử dụng công thức
HM .HK
SH =
HM 2 − HK 2
2) Trong trường hợp bài toán cho khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đáy đến mặt bên, ta phải
dùng tỷ lệ để đưa về khoảng cách từ chân đường cao đến mặt bên.

Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy
a 15
( ABC ) . Khoảng cách d từ A đến mặt phẳng ( SBC ) bằng . Tính VS . ABC .
5
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với= , AD 2a ; cạnh bên SA vuông
AB a=

góc với đáy. Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng ( SBD ) bằng 2a . Tính thể tích khối chóp
3
S . ABCD .
Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B , AD = 2 BC ,

AB = a 3 . Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) . Gọi E là trung điểm của
= BC
a 3
cạnh AD , khoảng cách d từ điểm E đến mặt phẳng ( SCD ) bằng . Tính thể tích khối chóp
4
S . ABCD

DẠNG 2: THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH LÀ CÁC ĐIỂM ĐẶC BIỆT
TRÊN MẶT ĐÁY (KHÔNG TRÙNG VỚI CÁC ĐỈNH CỦA ĐA GIÁC ĐÁY)
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CƠ BẢN)
+ Tóm tắt ngắn gọn kiến thức cơ bản cần nắm.
Công thức tính thể tích khối chóp: V = 1 .B.h . (Trong đó: B là diện tích đáy, h là chiều cao)
3
- Để tính thể tích của khối chóp, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định đường cao. Tính đường cao.
Bước 2: Nhận dạng đáy. Tính diện tích của đáy.
Bước 3: Tính thể tích theo công thức.
Chú ý:
1. Hình chóp có các cạnh bên bằng nhau thì chân đường cao trùng với tâm của đường tròn ngoại
tiếp đa giác đáy.
2. Nếu ( SAB) ⊥ ( ABC ) thì đường cao SH của tam giác SAB chính là đường cao của khối chóp
S . ABC
3. Để tính diện tích tam giác ta sử dụng các công thức sau:
1 1 1
=S
=ha .a = hb .b hc .c .
2 2 2
1 1 1
=S =ab sin C = bc sin A ac sin C .
2 2 2
4. Tam giác ABC có h là đường cao kẻ từ A , S là diện tích.
3 AB 3 2
- Tam giác ABC đều: h = , S= AB .
2 4

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BC
- Tam giác ABC vuông tại A := AB 2 + AC 2 , h = AB. AC , S = 1 AB. AC .
BC 2
BC 2
- Tam giác ABC cân tại A
= : h AB 2 − , S = 1 h.BC .
4 2
5. Góc giữa cạnh bên và đáy
S

A I C

(  , (
SA, ( ABC ) ) = SAH  , (
SB, ( ABC ) ) = SBH SC , ( ABC ) ) = SCH
.

Tóm lại, (  , ∀M ∈ ( ABC ) .


SM , ( ABC ) ) = SMH
6. Góc giữa mặt bên và đáy:
(  , (
( SBC ) , ( ABC ) ) = SKH ( SAC ) , ( ABC ) ) = SIH
.

Chú ý: HK = AA′. BH , HI = BB′. AH (với AA′ , BB′ là các đường cao của tam giác ABC )
AB AB
TRƯỜNG HỢP 1: HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH TRÊN MẶT ĐÁY NẰM TRÊN CẠNH CỦA ĐA
GIÁC ĐÁY (MỘT MẶT BÊN CỦA HÌNH CHÓP VUÔNG GÓC VỚI MẶT ĐÁY).
Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân tại C , tam giác SAB đều cạnh a nằm trong
mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích của khối chóp .
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a , AD = 2a . Tam giác SAB cân tại S
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Đường thẳng SC tạo với mặt phẳng đáy một góc 60°
. Tính thể tích của khối chóp S . ABCD .
Câu 3. Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác cân đỉnh A , AB
= AC 
= a , BAC = 120° . Mặt bên SAB là
tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Câu 4. Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , tam giác SAC vuông tại S và nằm trong mặt
phẳng vuông góc với đáy, cạnh bên SA tạo với đáy một góc 60° . Tính thể tích của khối chóp
S . ABCD .
Câu 5. Cho tứ diện ABCD có ABC là tam giác đều cạnh a , tam giác BCD cân tại D và nằm trong mặt
phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABC ) . Biết AD hợp với ( ABC ) một góc 60° . Tính thể tích của
khối tứ diện đã cho.
Câu 6. Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là tam giác cân tại S và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. SC tạo với ( SAB ) một góc 45° . Tính thể tích
của khối chóp đã cho.

Page 23
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

TRƯỜNG HỢP 2: HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH TRÊN MẶT ĐÁY NẰM Ở MIỀN TRONG CỦA ĐA
GIÁC ĐÁY
Câu 1. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông có cạnh 3a tâm O , SO vuông góc với
( ABCD ) , SO = a . Tính thể tích của khối chóp S . ABCD .
Câu 2. Cho khối chóp S . ABC có SA = SC , tam giác ABC là tam giác đều cạnh 2a , khoảng cách giữa
= SB
SA và BC bằng 3a . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
2

Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thoi cạnh a , 


ABC= 60° . Hình chiếu vuông góc của S lên mặt
phẳng đáy là trọng tâm của tam giác ABC . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của AB, SD . Biết cosin
2 26
góc giữa hai đường thẳng CN và SM bằng . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
13
Câu 4. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng 1 . Biết khoảng cách từ A đến mặt
6 15
phẳng ( SBC ) bằng , từ B đến mặt phẳng ( SAC ) bằng , từ C đến mặt phẳng ( SAB )
4 10
30
bằng và hình chiếu vuông góc của S xuống đáy nằm trong tam giác ABC . Tính thể tích khối
20
chóp S . ABC .
TRƯỜNG HỢP 3: HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH TRÊN MẶT ĐÁY NẰM Ở MIỀN NGOÀI CỦA ĐA
GIÁC ĐÁY
Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , biết AB
= AC
= a . Hình chiếu của
đỉnh S lên mặt phẳng ( ABC ) là điểm H đối xứng với A qua BC. Góc giữa SA và đáy bằng 45ο
. Tính thể tích của khối chóp S . ABC theo a .
Câu 2. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu của đỉnh S lên mặt phẳng
( ABC ) là điểm H đối xứng với A qua BC. Biết SA = 2a . Tính thể tích của khối chóp S . ABC
theo a .
Câu 3. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A , góc BAC = 120ο , cạnh BC = a . Biết
SA
= SB = SC = 2a . Tính thể tích của khối chóp S . ABC đã cho theo a .
Câu 4. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , tam giác SAB vuông tại B , tam giác
SAC vuông tại C . Biết góc giữa hai mặt phẳng ( SAB ) và mặt phẳng ( ABC ) bằng 60ο . Tính thể
tích của khối chóp S . ABC theo a .

Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 3: THỂ TÍCH KHỐI CHÓP ĐỀU


PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ)
1) Hình chóp đều: Là hình chóp có đáy là một đa giác đều và các cạnh bên bằng nhau.
2) Tính chất: Trong hình chóp đều ta có:
 Chân đường cao là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy.
 Các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau.
 Các cạnh bên hợp với đáy các góc bằng nhau.
 Các mặt bên hợp với đáy các góc bằng nhau.
3) Tứ diện đều: Hình hình chóp có bốn mặt là tam giác đều.
Đường cao là đường kẻ từ đỉnh qua tâm của đáy.
Câu 1. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , đường cao của hình chóp bằng a 3 . Tính
thể tích khối chóp S . ABC .
Câu 2. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có đường cao bằng a 2 . Gọi H là trọng tâm của tam giác ABC
, AH = a . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Câu 3. Thể tích khối chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng 3a .
Câu 4. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng 20 , cạnh bên bằng 30 . Tính thể tích V của
khối chóp đã cho.
Câu 5. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng a 2 . Tính thể tích khối
chóp S . ABC .
Câu 6. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , góc giữa mặt phẳng ( SBC ) và mặt phẳng
( ABC ) là 45 . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Câu 7. Tính thể tích khối chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a và góc giữa mặt bên và mặt phẳng
chứa đa giác đáy bằng 60° ?
= 45° . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Câu 8. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có chiều cao bằng 2a , SBA
Câu 9. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có góc giữa mặt phẳng ( SAB ) và mặt đáy bằng 30 . Khoảng
cách từ chân đường cao của hình chóp đến mặt phẳng ( SAB ) bằng a . Tính thể tích khối chóp
S . ABC
a 2 39
Câu 10. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có độ dài đường cao bằng a , diện tích mặt bên bằng .
12
Thể tích của khối chóp đã cho bằng.
Câu 11. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng
60° . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
Câu 12. Tính thể tích khối chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a và góc ở đỉnh của mặt bên bằng
600 ?
Câu 13. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh AB bằng a . Các cạnh bên SA , SB , SC cùng tạo với
mặt đáy một góc 60 . Gọi D là giao điểm của SA với mặt phẳng qua BC và vuông góc với SA
°

. Tính thể tích V của khối chóp S .BCD ?


Câu 14. Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD có cạnh đáy bằng a . Khoảng cách từ trọng tâm G của tam giác
a 6
SAC đến mặt phẳng ( SBC ) bằng . Tính thể tích khối chóp S. ABCD .
9
Câu 15. Cho hình chóp đều S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của
SB, SC . Biết ( AMN ) ⊥ ( SBC ) . Tính thể tích khối chóp S . ABC .

Page 25
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 4: THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ ĐỨNG – ĐỀU


PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ)
+ Hình lăng trụ đứng: Là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với đáy. Như vậy các mặt bên
của lăng trụ đứng là hình chữ nhật.

Chiều cao của hình lăng trụ đứng chính là cạnh


bên của hình lăng trụ đứng.

+ Hình lăng trụ đều: Là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều. Như vậy các mặt bên của hình
chữ nhật là các hình chữ nhật bằng nhau.
Chú ý. Hình lăng trụ tứ giác đều là một hình hộp đứng đặc biệt có đáy là hình vuông. Hình hộp
đứng thì chỉ cần đáy là hình bình hành chứ chưa là hình vuông.
Hình lăng trụ đều thì hiển nhiên là hình lăng trụ đứng.
+ Hình hộp đứng: Là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành.

Chiều cao của hình hộp đứng chính là cạnh bên


của hình hộp.

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

+ Hình hộp chữ nhật: Là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng,


chiều cao lần lượt là a, b, c có

V  abc

+ Hình lập phương: Là hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông và các mặt bên đều là hình vuông
( hay là hình hộp chữ nhật có ba kích thước bằng nhau)

Hình lập phương có cạnh bằng a có

V  a3

PHẦN 1: LĂNG TRỤ TAM GIÁC


Câu 1. Cho lăng trụ đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng 2a , độ dài cạnh bên bằng a 3 . Tính thể tích V của
khối lăng trụ.
Câu 2. Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có BB′ = a 3 , đáy ABC là tam giác cân tại A có
AB
= AC 
= 2a , BAC = 120° . Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là
Câu 3. Cho lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A và AB = a , AC = a 3 , mặt
phẳng ( A′BC ) tạo với đáy một góc 30° . Thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
Câu 4. Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông tại A và AB= AC = a.
Biết góc giữa hai đường thẳng AC ' và BA ' bằng 600 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ theo a .

Page 27
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 5: THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ XIÊN


LOẠI 1. TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ XIÊN BẰNG CÁCH XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO VÀ DIỆN
TÍCH ĐÁY
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ): Chiều cao của lăng trụ bằng khoảng cách từ một
điểm thuộc mặt đáy này đến mặt đáy kia. Thông thường ta xác định chiều cao bằng cách tìm hình chiếu
vuông góc của một đỉnh lên mặt đáy còn lại rồi tính khoảng cách giữa hai điểm đó.
 a 10
Câu 1. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có ACB
= 135° , CC ′ = , AC = a 2 , BC = a . Hình chiếu vuông
4
góc của C ′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trung điểm M của đoạn thẳng AB . Tính theo a thể
tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

 7a
Câu 2. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , BCD = 120° , AA′ = . Biết
2
rằng hình chiếu vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABCD ) trùng với giao điểm của AC và BD .
Tính theo a thể tích V của khối hộp.
Câu 3. Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Độ dài cạnh bên bằng 4a . Mặt

phẳng ( BCC ′B′ ) vuông góc với đáy và B ′BC= 30° . Tính thể tích khối lăng trụ đã cho.

Câu 4. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác vuông cân đỉnh A , AB = a , AA′ = 2a , hình chiếu
vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm H của cạnh BC . Tính thể tích của khối lăng
trụ ABC. A′B′C ′ theo a .

Câu 5. Cho lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , ABC = 120° , AA′ = a . Biết rằng
hình chiếu vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABCD ) là trọng tâm của tam giác ABD . Tính theo a
thể tích V của khối hộp
Câu 6. Cho Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A , 
ABC= 30° . Điểm M là trung
điểm cạnh AB , tam giác MA′C đều cạnh 2a 3 và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính
thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

LOẠI 2. TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ XIÊN KHI BIẾT CÁC YẾU TỐ GÓC, KHOẢNG CÁCH
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ): Sử dụng giả thiết về góc, khoảng cách để xác định
chiều cao và diện tích đáy của lăng trụ.
Câu 1. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại B,  ACB= 60° , BC = a, AA′ = 2a
. Cạnh bên tạo với mặt phẳng ( ABC ) một góc 30° . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

Câu 2. Cho khối lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a , điểm A′ cách đều ba điểm A
, B , C , cạnh bên AA′ tạo với mặt đáy một góc 60° . Tính thể tích của khối lăng trụ.

Câu 3. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A , cạnh BC = 2a và  ABC= 60° .

Biết tứ giác BCC ′B′ là hình thoi có B′BC nhọn. Biết ( BCC ′B′ ) vuông góc với ( ABC ) và ( ABB′A′ )
tạo với ( ABC ) góc 45° . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

Câu 4. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của điểm A′ lên
mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa hai đường AA′ và BC
a 3
bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
4
Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 5. Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a , góc giữa hai mặt phẳng
( A′BC ) và ( ABC ) bằng 60° , A=
′A A=
′B A′C . Tính thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

Câu 6. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a 3 , BD = 3a . Hình chiếu vuông góc
của B lên mặt phẳng ( A′B′C ′D′) là trung điểm của A′C ′ . Biết rằng côsin của góc tạo bởi hai mặt
21
phẳng ( ABCD ) và (CDD′C ′) bằng . Tính theo a thể tích khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ .
7
Câu 7. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có A′B vuông góc với mặt phẳng đáy ( ABCD ) , góc của AA′ với
( ABCD ) bằng 45 .Khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB′ và DD′
o
bằng 1. Góc của mặt
( BB′C ′C ) và mặt phẳng ( CC ′D′D ) bẳng 60 .Tính thể tích khối hộp đã cho.
o

LOẠI 3. TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ (TAM GIÁC) GIÁN TIẾP QUA THỂ TÍCH KHỐI CHÓP
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
Gọi V là thể tích của khối lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ . Khi đó,
Thể tích khối chóp A′. ABC là VA′. ABC = 1 V .
A' C'

3 B'
2
• Thể tích khối chóp A′.B′C ′CB là VA′. B′C ′CB = V.
3
a3 2
• Thể tích khối tứ diện đều cạnh a là V = .
12 A
C

Câu 1. Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Biết diện tích mặt bên ABB′A′ bằng 15, khoảng cách từ C đến mặt phẳng
( ABB′A′ ) bằng 6. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
Câu 2. Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có A′ABC là tứ diện đều cạnh a . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′
Câu 3. Cho khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ có tất cả các cạnh bằng a và các góc  = 
A′AB A′AD = 60°
= 120° , BAD
. Tính thể tích V của khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ .

Page 29
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 6: THỂ TÍCH CÁC KHỐI ĐA DIỆN KHÁC


Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có AB
= 3a, AC
= 4a, BC
= 5a , SA
= SB = 6a . Tính thể tích khối chóp
= SC
S . ABC .
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B . Hình chiếu vuông góc của S trên
mặt đáy ( ABCD ) trùng với trung điểm AB . Biết AB = 1, BC = 2, BD = 10. Góc giữa hai mặt
phẳng ( SBD ) và mặt phẳng đáy là 60° . Tính thể tích V của khối chóp S .BCD.
Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh bằng a. Hình chiếu vuông góc của đỉnh
S lên mặt phẳng ( ABCD ) là trung điểm của cạnh OC. Góc giữa mặt phẳng ( SAB ) và mặt phẳng
( ABCD ) bằng 60°. Tính theo a thể tích V của hình chóp S . ABCD.
Câu 4. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SB , N là điểm
thuộc cạnh SC sao cho SN = 2CN , P là điểm thuộc cạnh SD sao cho SP = 3DP . Mặt phẳng
( MNP ) cắt SA tại Q . Biết khối chóp S .MNPQ có thể tích bằng 1 . Tính thể tích khối đa diện
ABCD.QMNP .
Câu 5. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ cạnh bằng 1. Gọi M là trung điểm cạnh BB′ . Mặt phẳng
( MA′D ) cắt cạnh BC tại K . Tính thể tích của khối đa diện A′B′C ′D′MKCD .
Câu 6. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ có cạnh bằng a . Gọi O là tâm hình vuông ABCD . S là điểm
đối xứng với O qua CD′ . Tính thể tích khối đa diện ABCDSA′B′C ′D′ .
Câu 7. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng V . Gọi M , N , P, Q, E , F lần lượt là tâm các hình bình
hành ABCD, A′B′C ′D′, ABB′A′, BCC ′B′, CDD′C ′, DAA′D′ . Tính thể tích khối đa diện có các đỉnh
M , P, Q, E , F , N .
Câu 8. Cho khối tứ diện ABCD có thể tích V . Gọi V ′ là thể tích của khối tám mặt có các đỉnh là trung điểm
V′
các cạnh của khối tứ diện ABCD. Tính tỉ số .
V
Câu 9. Cho khối chóp tứ giác đều S . ABCD, có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a tâm O ; cạnh bên
bằng a 3. Gọi M là trung điểm của CD , H là điểm đối xứng của O qua SM . Tính thể tích khối
đa diện ABCDSH .
Câu 10. Cho hình đa diện như hình vẽ, trong đó ABCD. A′B′C ′D′ là hình hộp chữ nhật với AB = 2a,
= AD
AA′ = a, S . ABCD là hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và bằng a 3. Tính thể tích của khối tứ
diện SA′BD .
Câu 11. Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích là V . Hai mặt phẳng ( ACB′ ) và ( BA′C ′ ) chia khối lăng
trụ đã cho thành bốn phần. Tính thể tích phần lớn nhất.

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 7: CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG THỂ TÍCH TÍNH DIỆN TÍCH, KHOẢNG CÁCH,…
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ)
1. Công thức tính thể tích
- Thể tích khối chóp: V = 1 B.h
3
- Thể tích khối lăng trụ: V = B.h

(
- Thể tích khối tứ diện: VABCD = 1 AB.CD.d ( AB, CD ) .sin 
6
AB, CD )
Trong đó: B : Diện tích đáy, h : Chiều cao hạ từ đỉnh tới đáy tương ứng.
2. Công thức tính diện tích, khoảng cách, góc dựa vào thể tích
- Diện tích khối đa diện:
+ Khối chóp: B = 3V
h
+ Khối lăng trụ: B = V
h
3Vchop Vl .tru
=
- Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng: h =
B B
6.VABCD
3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau: d ( AB, CD ) =
(
AB.CD.sin AB, CD )
DẠNG 7.1: ỨNG DỤNG THỂ TÍCH TÍNH KHOẢNG CÁCH TỪ ĐIỂM ĐẾN MẶT PHẲNG
Câu 1. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a 3 và thể tích bằng a 3 . Tính chiều cao h của
hình chóp đã cho.
Câu 2. Cho khối chóp S . ABC có đáy là tam giác đều, SA ⊥ ( ABC ) và SA = a . Biết thể tích của khối S . ABC
bằng 3a 3 . Tính độ dài cạnh đáy của khối chóp S . ABC .
Câu 3. Cho hình chóp S . ABC có SA , SB , SC đôi một vuông góc và SA = a , SB = a 2 , SA = a 3 . Tính
khoảng cách từ S đến mặt phẳng ( ABC ) .

Câu 4. Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng a 2 . Tam giác SAD cân tại S và
4
mặt bên ( SAD ) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích của khối chóp S . ABCD bằng a 3 . Tính
3
khoảng cách h từ điểm B đến mặt phẳng ( SCD ) .
Câu 5. Lăng trụ ABC. A′B ′C ′ có đáy là tam giác vuông cân tại A , AB = a , biết thể tích của lăng trụ
4a 3
ABC. A′B ′C ′ là V = .Tính khoảng cách h giữa AB và B ′C ′ .
3
Câu 6: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và thể tích của
a3
khối chóp đó bằng . Tính cạnh bên SA.
4
a3 3
Câu 7: Cho hình chóp S . ABC có thể tích bằng , đáy là tam giác đều cạnh a 3 . Tính chiều cao h của
3
hình chóp đã cho.

Page 31
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 8: Cho tứ diện OABC có OA , OB , OC đôi một vuông góc. Biết OA = a , OB = 2a , OC = a 3 . Tính
khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng ( ABC ) .

Câu 9: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a , cạnh bên bằng SA vuông góc với đáy,
SA = a . Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng ( SBC ) ?

Câu 10: Cho hình chóp S . ABC có 


ASB = 60° , 
= CSB ASC= 90° , SA
= SB
= SC
= a . Tính khoảng cách d từ
điểm A đến mặt phẳng ( SBC ) .

Câu 11: Cho tứ diện ABCD có AB = a , AC = a 2 , AD = a 3 , các tam giác ABC , ACD , ABD là các
tam giác vuông tại đỉnh A . Tính khoảng cách d từ điểm A đến mặt phẳng ( BCD ) .

DẠNG 7.2: ỨNG DỤNG THỂ TÍCH TÍNH KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Tính khoảng cách hai đường thẳng chéo nhau a, b .
d ( a, b ) d=
+ Ta chuyển khoảng cách= ( ) ( )
a, (α ) d A, (α ) với A ∈ a, a // (α ) , b ⊂ (α )
3VS . ABC
ha AH
+ Áp dụng công thức = = .
S ABC
Câu 1. Cho hình chóp tam giác S . ABC có SA vuông góc với mặt đáy, tam giác ABC vuông cân tại B ,
= a , góc giữa mp ( SBC ) với mp ( ABC ) bằng 60 . Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam
0
BA
= BC
giác SBC . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AI với BC .
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thoi tâm O cạnh a ,  = 600 , SA
ABC = SB = SC = 2a . Tính
khoảng cách giữa AB và SC .
Câu 3. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có mặt đáy là tam giác đều cạnh AB = 2a . Hình chiếu vuông góc của
A′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trung điểm H của cạnh AB . Biết góc giữa cạnh bên và mặt đáy
bằng 60 . Tính khoảng cách hai đường chéo nhau BC và AA′ theo a .
0

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 8: CÁC BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ THỂ TÍCH


DẠNG 8.1. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP
KIẾN THỨC CẦN NHỚ: Cho hình chóp S . ABC gọi A′, B′, C ′ lần lượt là các điểm thuộc cạnh SA, SB, SC
VS . A′B′C ′ SA′ SB′ SC ′
tương ứng (không trùng với S ) thì = . .
VS . ABC SA SB SC

Đặc biệt:
+ Nếu hai hình chóp có đáy cùng nằm trong một mặt phẳng và có đỉnh nằm trên đường thẳng song
V1 S1
song với đáy thì = , trong đó S1 , S 2 lần lượt là diện tích đáy của hình chóp có thể tích V1 , V2
V2 S2
tương ứng.
+ Nếu hai hình chóp có cùng đáy và hai đỉnh nằm trên đường thẳng cắt mặt đáy thì
V1 h1 S1M
= = , trong đó h1 , h2 lần lượt là đường cao của hình chóp có thể tích V1 , V2 tương ứng
V2 h2 S2 M
và M là giao điểm của S1S2 với mặt phẳng đáy (với S1 , S2 là đỉnh của các hình chóp).
+ Cho hình chóp S . A1 A2 A3 ... An . Gọi ( α ) là mặt phẳng song song với mặt đáy của hình chóp và cắt
các cạnh SA1 , SA2 ,..., SAn lần lượt tại M 1 , M 2 ,..., M n (mặt phẳng ( α ) không đi qua đỉnh). Khi đó, ta
VS .M1M 2 M 3 ...M n SM 1
có = k 3 , trong đó k = .
VS . A1 A2 A3 ... An SA1
LOẠI 1: CHÓP CÓ ĐÁY LÀ TAM GIÁC

Câu 1. Cho hình tứ diện đều ABCD . Điểm M là trung điểm của cạnh AB . Tính tỉ số thể tích của khối tứ
diện MBCD và ABCD .
Câu 2. Cho hình chóp S . ABC có G là trọng tâm tam giác SBC . Mặt phẳng qua AG và song song với BC
chia khối chóp thành hai phần. Tính tỉ số thể tích hai phần đó.
Câu 3. Cho hình chóp SABC có SC = 2a và SC ⊥ ( ABC ). Đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và
AB = a 2. Mặt phẳng (α ) qua C và vuông góc với SA, (α ) cắt SA, SB lần lượt tại D, E. Tính thể
tích khối chóp SCDE.

Page 33
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 4. Cho hình chóp tam giác S . ABC có M là trung điểm của SB , N là điểm trên cạnh SC sao cho
NS = 2 NC , P là điểm trên cạnh SA sao cho PA = 2 PS . Kí hiệu V1 ,V2 lần lượt là thể tích của các
V1
khối tứ diện BMNP và SABC . Tính tỉ số .
V2
Câu 5. Cho tứ diện S . ABC , M và N là các điểm thuộc SA và SB sao cho MA = 2SM , SN = 2 NB , (α ) là
mặt phẳng qua MN và song song với SC . Kí hiệu ( H1 ) và ( H 2 ) là các khối đa diện có được khi
chia khối tứ diện S . ABC bởi mặt phẳng (α ) , trong đó ( H1 ) chứa điểm S , ( H 2 ) chứa điểm A ; V1
V1
và V2 lần lượt là thể tích của ( H1 ) và ( H 2 ) . Tính tỉ số .
V2
Câu 6. Cho hình tứ diện đều ABCD có M là trung điểm cạnh AB, N là điểm thuộc cạnh CD sao cho
CN = 2 ND . Tính tỉ số thể tích của khối tứ diện ABCD và MNBC .
Câu 7. Cho khối chóp S . ABC có thể tích V . Gọi M , N , P lần lượt là các trung điểm của cạnh SA, SB, SC
V1 là thể tích khối đa diện MNPBCD . Tính V1
tương ứng. Gọi
V
Câu 8. Cho khối chóp S . ABC . Gọi G là trọng tâm tam giác ABC . Gọi K là giao điểm của SG với đường
thẳng nối trung điểm của AB và SC Mặt phẳng (α ) chứa AK và song song với BC cắt SB, SC
VS . AMN
lần lượt tại M, N. Tính
VAMNBC
Câu 9. Cho hình chóp S . ABC có ABC là tam giác vuông cân tại B và SA vuông góc với mặt đáy ( ABC ) .
Mặt phẳng (α ) qua điểm A vuông góc với SC tại E và cắt SB tại điểm F chia khối chóp thành
VS . ABC
hai phần. Tính biết SA = a.
= AB
VAEFBC

Câu 10. Cho khối tứ diện S . ABC và hai điểm M , N lần lượt thuộc các cạnh SA, SB sao cho SM = 1 ,
MA 2
SN
= 2 . Mặt phẳng ( P ) đi qua hai điểm M , N và song song với SC cắt AC, BC lần lượt tại L, K.
NB
VSCMNKL
Tính
VABMNKL
LOẠI 2: CHÓP CÓ ĐÁY LÀ TỨ GIÁC
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Bước 1: Phân chia lắp ghép khối chóp tứ giác đã cho thành nhiều khối chóp tam giác.
Bước 2: Sử dụng công thức tỉ số thể tích khối chóp tam giác và các kĩ thuật chuyển đỉnh, kỹ thuật
chuyển đáy để tính thể tích các khối tam giác.
Bước 3: Kết luận.
Câu 1. Cho hình chóp S . ABCD . Gọi M , N , P, Q lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC , SD . Tỉ số thể tích của
khối chóp S .MNPQ và khối chóp S . ABCD .
Câu 2. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD , đáy là hình vuông cạnh a , cạnh bên tạo với đáy góc 60° Gọi
M là trung điểm SC . Mặt phẳng đi qua AM và song song với BD , cắt SB tại E và cắt SD tại F
. Tính thể tích khối chóp S . AEMF .

Page 34
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có thể tích V với đáy ABCD là hình bình hành. Mặt phẳng qua A, M , P cắt
SM 1 SP 2
cạnh SC tại N với M , P là các điểm thuộc SB , SD sao cho = , = . Tính thể tích khối
SB 2 SD 3
đa diện ABCD.MNP .

Câu 4. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Từ điểm O kẻ các đường thẳng lần
V
lượt song song với SA, SB, SC , SD và cắt SC , SD, SA, SB lần lượt tại G, E , F , H . Tính O.EFHG
VS . ABCD

Câu 5. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi K là trung điểm của SC . Mặt phẳng
( P ) qua AK và cắt các cạnh SB, SD lần lượt tại M và N= . Đặt V1 V= S . AMKN , V2 VS . ABCD . Tìm
V2 V
=S max + min 1 .
V V
=
Câu 6. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình chữ nhật, 3, AD a, SA vuông góc với đáy và SA = a
AB a=
. Mặt phẳng (α ) đi qua A vuông góc với SC cắt SB, SC , SD lần lượt tại M , N , P .Tính thể tích
khối đa diện S . AMNP
Câu 7. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi B′, D′ lần lượt là trung điểm của cạnh
SB, SD. Mặt phẳng ( AB′D′) cắt SC tại C ′ . Gọi V ,V1 lần lượt là thể tích khối chóp
V1
S . ABCD, S . AB′C ′D′ . Tính
V
Câu 8. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD . Mặt phẳng ( P ) qua A vuông góc với SC cắt SB, SC , SD lần

lượt tại B′, C ′, D′ và AB = a , SB = 2 . Tính thể tích S . AB′C ′D′ .
SB 3
Câu 8. Cho hình chóp ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Từ điểm O kẻ các đường thẳng
song song với các mặt bên của hình chóp và cắt các mặt bên ( SAB ) , ( SBC ) , ( SCD ) , ( SDA ) lần lượt
VO. JKML
tại J , K , M , L . Tính
VS . ABCD
Câu 10. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, thể tích V . Gọi P là trung điểm SC . Mặt
phẳng chứa AP cắt SB, SD lần lượt tại M , N . Tính tỉ số SM . Biết thể tích của khối chóp S . AMNP
SB
bằng 27V .
56
Câu 11. Cho hình chóp S . ABCD đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với mặt phẳng đáy ( ABCD ) và
SA = a . Điểm M thuộc cạnh SA sao cho SM = k . Xác định k sao cho mặt phẳng ( BMC ) chia khối
SA
chóp S . ABCD thành hai phần có thể tích bằng nhau.

Page 35
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 8.2: THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ


PHƯƠNG PHÁP GIẢI : Các bài toán về tỉ số thể tích của khối lăng trụ
1) Tỉ số thể tích của lăng trụ tam giác ABC . A B C 
Công thức 1: Gọi V là thể tích khối lăng trụ ABC . A ' B ' C ' , V(4) là thể tích của khối chóp có 4 đỉnh
trong 6 đỉnh của lăng trụ, V(5) là thể tích của khối chóp có 5 đỉnh trong 6 đỉnh của lăng trụ. Khi đó ta
có:

* V(4 )  V
3
2V
* V(5) 
3
Ví dụ: VA ' B ' BC  V ; VA ' BCC ' B '  2V .
3 3
Công thức 2: Cho lăng trụ tam giác ABC . A ' B ' C ' . Một mặt phẳng cắt ba cạnh của lăng trụ tại M,
N, P như hình vẽ.

V mn p
Đặt AM  m ; BN  n ; CP  p . Khi đó ta có tỉ số: MNP . ABC  .
AA ' BB ' CC ' VABC . A ' B 'C ' 3

Chú ý: khi M  A ', P  C thì AM  1, CP  0 .


AA ' CC '
2) Tỉ số thể tích của khối hộp
Công thức 1: Gọi V là thể tích khối hộp ABCD . A B C D  , V(4) là thể tích khối tứ diện có 4 đỉnh
trong 8 đỉnh của hình hộp.
Nếu khối tứ diện có hai cạnh là hai đường chéo của hai mặt đối diện lăng trụ thì ta có: V(4 )  V .
3
Nếu khối tứ diện không có hai cạnh là hai đường chéo của hai mặt đối diện lăng trụ thì ta có: V(4 )  V
6
.

Page 36
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ví dụ: VACB ' D '  V ;VA 'C ' BB '  V .


3 6
Công thức 2: Cho hình hộp ABCD . A ' B ' C ' D ' . Một mặt phẳng cắt ba cạnh của hình hộp tại M, N,
P, Q như hình vẽ.

Đặt DM  m ; AN  n ; BP  p ; CQ  q .
DD ' AA ' BB ' CC '
VMNPQ . ABCD mn p q m p nq
Khi đó ta có tỉ số: m  p  n  q và    .
VABCD . A ' B 'C ' D ' 4 2 2
Câu 1. Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC . A B C  . Mặt phẳng ( A BC ) chia khối lăng trụ thành hai phần.
Tỉ số thể tích của phần bé so với phần lớn.
Câu 2. Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC . A B C  . Gọi M là trung điểm cạnh AA ' . Mặt phẳng ( MBC ) chia
khối lăng trụ thành hai phần. Tỉ số thể tích của phần bé so với phần lớn.
Câu 3. Cho khối lăng trụ ABC . A B C  . Đường thẳng đi qua trọng tâm của tam giác ABC và song song với
BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại M , N . Mặt phẳng  A MN  chia khối lăng trụ thành hai phần.
Tính tỉ số thể tích của hai phần (phần bé chia phần lớn) .
Câu 4. Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AA′ và BB′ . Mặt
phẳng ( MNC ′) chia khối lăng trụ đã cho thành hai phần. Tính tỉ số thể tích của khối chóp
C ′. A′B′NM và khối đa diện CC ′ABNM .
Câu 5. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng V . Các điểm M , N , P lần lượt thuộc các cạnh AA′
AM 1 BN CP 2
, BB′ , CC ′ sao cho = , = = . Tính thể tích khối đa diện ABC.MNP .
AA′ 2 BB′ CC ′ 3
Câu 6. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ . Mặt phẳng ( BDC ′ ) chia khối lập phương thành 2 phần. Tính
tỉ số thể tích phần bé chia phần lớn.
Câu 8. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích là V. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của A′B′ và
B′C ′ . Tính thể tích khối chóp D′.DMN .
Page 37
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 9. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có= AB a= , BC b= , AA′ c . Gọi M và N theo thứ tự là
trung điểm của A′B′ và B′C ′ . Tính tỉ số giữa thể tích khối chóp D′.DMN và thể tích khối hộp chữ
nhật ABCD. A′B′C ′D′ .
 =°
Câu 10. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có các cạnh bằng a, BAD ′ =
60 , BAA ′ =
90°, DAA 120° . Tính thể tích
khối hộp.
Câu 11. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ , I là trung điểm của BB′ . Mặt phẳng ( DIC ′ ) chia khối lập
phương thành 2 phần. Tính tỉ số thể tích phần bé chia phần lớn.

Page 38
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

I
KHỐI ĐA DIỆN
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

I LÝ THUYẾT.

1. Khái niệm về thể tích khối đa diện


Cho khối đa diện ( H ) , khi đó thể tích khối đa diện ( H ) là số dương V( H ) thỏa mãn :
a) Nếu ( H ) là khối lập phương có cạnh bằng 1 thì V( H ) = 1 .
b) Nếu hai khối đa diện ( H1 ) và ( H 2 ) bằng nhau thì V( H1 ) = V( H 2 ) .
c) Nếu khối đa diện ( H ) được phân chia thành hai khối đa diện ( H1 ) và ( H 2 ) thì
V=
(H ) V( H1 ) + V( H 2 ) .

Định lí : Thể tích khối hộp chữ nhật có ba kích thước a, b, c : V  a.b.c S
2. Thể tích khối chóp
1
+ Thể tích khối chóp V = .B.h
3 h

C
Trong đó : B là diện tích đa giác đáy. A
H
h : là chiều cao của khối chóp.
3. Thể tích khối lăng trụ B
C1
A1

+ Thể tích khối lăng trụ V = B.h B1

Trong đó : B là diện tích đa giác đáy.


h : là chiều cao của khối lăng trụ.
Lưu ý: Lăng trụ đứng có chiều cao là độ dài cạnh bên.
A C

4. Tỉ số thể tích.
G
H
B
Cho hình chóp S . ABC . Trên các đoạn thẳng SA, SB, SC lần lượt lấy ba điểm M , N , K khác với S ,
khi đó ta có: S
VS .MNK SM SN SK
= . . .
VS . ABC SA SB SC
M K
n

N
A
C

B
+ Các công thức tính nhanh (nếu có), có chứng minh các công thức tính nhanh (nếu có thể).

CÔNG THỨC 1
Page 1
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
Với tứ diện ABCD có AB, AC , AD đôi một vuông góc và= , AC b=
AB a= , AD c , ta có VABCD = abc
6
.
Chứng minh

1 1 1 1
Ta=
có VABCD =AD.S ∆ABC . AB. AC
AD= abc .
3 3 2 6

CÔNG THỨC 2.
a3 2
Thể tích khối tứ diện đều cạnh a : V = .
12
Chứng minh

Xét tứ diện đều ABCD cạnh a . Gọi G là trọng tâm tam giác BCD .
a 3 a2 a 6
Ta có DG = , suy ra AG = 2
a − = .
3 3 3
a2 3
Diện tích tam giác BCD : S BCD = .
4
1 a 6 a2 3 a3 2
cạnh a là: V
Thể tích khối tứ diện đều = .
= . .
3 3 4 12

CÔNG THỨC 3

Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
Thể tích của khối chóp cụt =
V
3
( )
h B + B '+ BB′ với h là khoảng cách giữa hai đáy, B, B′ là diện

tích của hai đáy

CÔNG THỨC 4.
Thể tích khối tứ diện biết các góc α , β , γ và các cạnh a, b, c tại cùng một đỉnh:
abc
V= . 1 + 2 cos α cos β cos γ − cos2 α − cos2 β − cos2 γ
6
Chứng minh

Xét tứ diện S . ABC có các góc α , β , γ và các cạnh a, b, c tại đỉnh S như hình vẽ trên.
Dựng mặt phẳng qua A , vuông góc với SA , cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại B′, C ′ .
SA a SA a
Ta có= SB′ = ; SC ′ =
= = và AB′ a= tan α , AC ′ a tan β .
cos α cos α cos β cos β
VS . ABC SB′ SC ′ bc
= = . .
VS . AB′C ′ SB SC a cos α cos β
2

Áp dụng định lí cosin trong ∆SB′C ′ , có



2 AB′AC ′.cos B ′AC ′ = AB′2 + AC ′2 − B′C ′2
 1 1 2 cos γ   2 cos γ 
= a 2 tan 2 α + a 2 tan 2 β − a 2  + =
−  a2  − 2
 cos α cos β cos α cos β   cos α .cos β
2 2

Page 3
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 cos γ − cos α .cos β


⇒ AB′. AC ′.cos B ′AC ′ =
a. .
cos α .cos β

( ) ( )
2 2
Ta có AB′. AC ′.sin
= 
B ′AC ′ ( AB′. AC ′)
2 
− AB′. AC ′.cos B ′AC ′

cos2 γ + cos2 α + cos2 β − 2 cos α cos β cos γ


a 4 tan 2 α tan 2 β − a 4 .
cos2 α cos2 β

=a 4 (1 − cos α )(1 − cos β ) − cos


2 2 2
γ − cos2 α − cos2 β + 2 cos α cos β cos γ
cos2 α cos2 β
1 − cos2 α − cos2 β − cos2 γ + 2 cos α cos β cos γ
= a4.
cos2 α cos2 β

AB′. AC ′.sin B ′AC ′ a 2 1 − cos2 α − cos2 β − cos2 γ + 2 cos α cos β cos γ
⇒ S AB′C ′
= = .
2 2 cos α cos β
bc abc
Suy ra VS . ABC
= = VS . AB′C ′ . 1 + 2 cos α cos β cos γ − cos2 α − cos2 β − cos2 γ .
a cos α cos β
2
6
CÔNG THỨC 5
1
Cho tứ diện ABCD có= AB a= ; CD b; d ( AB,= CD ) d ; ( AB;= CD ) α . Khi đó VABCD = abd sin α
6
Chứng minh

Trong mặt phẳng ( ABC ) vẽ hình bình hành CBAA′ .


Ta có AA′  BC nên VABCD = VA′BCD .
Gọi MN là đoạn vuông góc chung của AB và CD với M ∈ AB, N ∈ CD .
Vì BM  CA′ nên VBA′CD = VMA′CD . Ta có MN ⊥ AB nên MN ⊥ CA′ .
Ngoài ra MN ⊥ CD nên MN ⊥ ( CDA′ ) .
Ta có (=
AB, CD ) (=
A′C , CD ) α .
1 1 1 1
Do đó VMACD = S ACD ⋅ MN = ⋅ CA′ ⋅ CD ⋅ sin α ⋅ MN = AB ⋅ CD ⋅ d ⋅ sin α .
3 3 2 6
1
Vậy V=
ABCD AB ⋅ CD.d .sin α .
6

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

CÔNG THỨC 6.
Tỉ số thể tích hai hình chóp có đáy hình bình hành. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành;
và hình chóp tứ giác S . A′B′C ′D′ có A′, B′, C ′, D′ lần lượt nằm trên các cạnh SA, SB, SC , SD ; khi đó:
VS . A′B′C ′D′ 1 SA′ SC ′  SB′ SD′ 
= . .  + .
VS . ABCD 2 SA SC  SB SD 
Chứng minh

VS . A′B′C ′D′ VS . A′C ′D′ VS . A′C ′B′ 1 SA′ SC ′ SD′ 1 SA′ SC ′ SB′
Ta có = + = . . . + . . .
VS . ABCD 2VS . ACD 2VS . ACB 2 SA SC SD 2 SA SC SB
1 SA′ SC ′  SB′ SD′ 
. . . + .
2 SA SC  SB SD 
CÔNG THỨC 7
Mặt phẳng (α ) cắt các cạnh của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ lần lượt tại M , N , P sao cho
AM BN CP x+ y+z
= , ′ y=
x= , z . Khi đó VABC .MNP = VABC . A′B′C ′ .
AA′
BB CC ′
3
Chứng minh

Ta có VABCMNP
= VNACB + VNACPM .
BN BN 1
VNACB = ⋅ VB′ACB = ⋅ VABCA′B′C ′ (1) .
BB′ BB′ 3
1
(CP + AM ) ⋅
VNACPM
= =
S ACPM
= 2 1  CP + AM 
 
VB′ACC ′A′ S ACC ′A′ AA′ 2  CC ′ AA′ 
Page 5
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1  CP AM  2
⇒ VNACPM =  +  ⋅ VABCA′B′C ′ ( 2) .
2  CC ′ AA′  3
1  BN CP AM 
Từ (1) và ( 2 ) suy ra VABCMNP = VNACB + VNACPM =  + +  ⋅ VABCA′B′C ′ .
3  BB′ CC ′ AA′ 
CÔNG THỨC 8.
Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ , lấy A1 , B1 , C1 , D1 lần lượt trên các cạnh AA′, BB′, CC ′, DD′ sao cho bốn
điểm ấy đồng phẳng. Ta có tỉ số thể tích hai khối đa diện:
VABCD. A1B1C1D1 1  AA1 CC1  1  BB1 DD1 
=  + =  + 
VABCD. A′B′C ′D′ 2  AA′ CC ′  2  BB′ DD′ 
Chứng minh

Gọi I, I′ lần lượt là trung điểm AC , A′C ′ . Ta chứng minh được ba mặt phẳng
( ACC ′A′) , ( BDD′B′) , ( A1B1C1D1 ) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến đồng quy tại I1 .
Ta có ( ABB′A′) // ( CDD′C ′) , suy ra A1B1 // C1D1 . Tương tự, ta cũng được A1D1 // B1C1 .
Suy ra A1B1C1D1 là hình bình hành, ta có I1 là trung điểm A1C1 .
Ta có II1 là đường trung bình trong các hình thang AA1C1C và BB1D1D , suy ra
2II1 = AA1 + CC1 = BB1 + DD1 .
AA1 CC1 BB1 DD1
Suy ra: + = + .
AA′ CC ′ BB′ DD′
Áp dụng công thức tỉ số thể tích trong khối lăng trụ tam giác, ta có:
VABCD
= . A1B1C1D1 VABC . A1B1C1 + VACD. A1C1D1
1  AA1 BB1 CC1  1 1  AA DD1 CC1  1
=  ′+ +  . VABCD. A′B′C ′D′ +  1 + +  . VABCD. A′B′C ′D′
3  AA BB′ CC ′  2 3  AA′ DD′ CC ′  2
1  AA1 CC1  1  BB1 DD1 
=  ′+  .VABCD. A′B′C ′D′ =  +  .VABCD. A′B′C ′D′ .
2  AA CC ′  2  BB′ DD′ 
CÔNG THỨC 9.
Cho hình chóp S . ABC với các mặt phẳng ( SAB ) , ( SBC ) , ( SCA ) vuông góc với nhau từng đôi một,
diện tích các tam giác SAB, SBC , SAC lần lượt là S1 , S 2 , S3 .
2 S1S 2 S3
Khi đó: VS . ABC = .
3
Chứng minh

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Đặt
= SA , SB
a= , SC
b= c.
1 1 1
Suy=
ra S1 =ab; S 2 = bc; S3 ca .
2 2 2
 1  1  1 
2  ab   bc   ca 
1 abc 2 2 2
 2  2  2  2.S1.S 2 .S3
V= =
S . ABCabc = = .
6 6 3 3
CÔNG THỨC 10.
Cho hình chóp S . ABC có SA vuông góc với ( ABC ) , hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SBC ) vuông góc với
 β=
BSC
nhau,= ;
ASB α .
SB 3 .sin 2α .tan β
Khi đó: VS . ABC =
12
Chứng minh

SA = SB.cos α .
( SAB ) và ( SBC ) vuông góc với nhau.
Nên BC vuông góc ( SAB ) .
1 1
Tam giác SBC vuông tại B nên BC
= SB. tan β ⇒ S ∆SBC
= =
.SB.BC .SB 2 . tan β
2 2
Kẻ AK vuông góc SB . Lúc này AK sẽ là khoảng cách từ A đến SBC . Do AK vuông góc BC và SB
.
Ta=
có AK SA
= .sinα SB.sinα .cosα .
SB sin 2α
AK = .
2
SB 3 .sin 2α .tan β
VS . ABC = .
12
CÔNG THỨC 11.
Cho hình chóp đều S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a , cạnh bên bằng b .

Page 7
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 2 3b 2 − a 2
Khi đó: VSABC = .
12
Chứng minh

2 2 3 3
AG
= = AM .= a a.
3 3 2 3

2
 3  3b 2 − a 2
SG =−
b  2
a  = .
 3  3

1 1 3 2 3b 2 − a 2 a 2 3b 2 − a 2
VS . ABC . .
= a . .
3 2 2 3 12
CÔNG THỨC 12.
Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a và mặt bên tạo với mặt phẳng đáy góc α .
a 3 tan α
Khi đó: VS . ABC = .
24
Chứng minh

1 1 3 3
GM =AM =⋅ a=a .
3 3 2 6
3
SG = a tan α .
6
1 1 3 2 3 a 3tanα
VS . ABC =. . a . atanα .
3 2 2 6 24
CÔNG THỨC 13.
Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có các cạnh bên bằng b và cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy góc
β.
3b3 .sin β .cos 2 β
Khi đó: VS . ABC = .
4
Chứng minh

Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

SG = b sin β .
3 3
AM = AG= .b.cosβ ⇒ BC= 3.b.cosβ .
2 2
3 3 2 2 3b3 .sin β .cos 2 β
S ABC
= b cos β ⇒ V=
S . ABC .
4 4
CÔNG THỨC 14.
Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a , và
SA
= SB = SC
= SD = b.
a 2 4b 2 − 2a 2
Khi đó: VABCD = .
6
Chứng minh

a2
SO = SA2 − OA2 = b 2 − .
2
1 2 2 a 2 a 2 4b 2 − 2a 2
VS . ABCD
= .a . b −= .
3 2 6

CÔNG THỨC 15.


Cho tứ diện ABCD có AB
= CD = a, AC = BD = b, AD = BC = c (tứ diện gần đều).
1
Khi đó: VABC
= D (− a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
6 2
Chứng minh
Cách 1:

Page 9
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A'

B
C

C'
B' A

Dựng tứ diện D. A’B’C’ sao cho A, B, C lần lượt là trung điểm của B’C’, C’ A’, A’B’ . Khi đó tứ diện
D. A’B’C có các cạnh DA’, DB’, DC’ đôi một vuông góc.
1 1
Ta có=VABCD = VDA ' B 'C ' DA '.DB '.DC ' .
4 24
 DA '2 + DC '2= 4b 2  DA '2= 2(a 2 + b 2 − c 2 )
 
Ta có  DA '2 + DB '2 = 4a 2 ⇒  DB '2 = 2(a 2 − b 2 + c 2 ) .
 DB '2 + DC '2 = 4c 2  DC '2 = 2(− a 2 + b 2 + c 2 )
 
1 1
Khi đó: VABCD
= = DA '.DB '.DC ' (− a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
24 6 2
Cách 2: Dựng lăng trụ AMNBCD như hình bên.
N

n M
A
m
h
I
a b
D

B c C

Từ giả thiết ta có: MNDC là hình thoi; các tam giác CAN , DAM là các tam giác cân, suy ra:
AI ⊥ NC , AI ⊥ DM ⇒ AI ⊥ (CDMN ) .
1 1 1 1
Ta có: = VABCD V=
A. MNDC .4=
VA.IMN 2= VA.IMN IA.IM= .IN h.m.n .
2 2 3 3
 2 −a 2 + b 2 + c 2
m = 2
h + m =
2 2
c 2

  a + b − c2
2 2
Từ h 2 + n 2 = b 2 ⇔ n 2 = .
m 2 + n 2 = 2  2
 a  2 a 2 − b2 + c2
h =
 2
Suy ra:
1
VABC
= D (− a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
6 2
Cách 3: Dựng hình hộp chữ nhật AMCN .PBQD như hình bên.

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

n C

A b
m
c M

D
p
a
Q

Gọi các kích thước của hình hộp là m, n, p .


1
Ta có: V=PADB V=MABC V=QBCD V= NACD VAMCN .PBQD . Suy ra:
6
1 1
VABCD =
= VAMCN .PBQD m.n. p .
3 3
 2 a 2 + b2 − c2
m = 2
m + n =
2 2
b 2

 2  −a + b 2 + c 2
2
Ta có: m + p 2 = a 2 ⇔ n 2 = .
 p 2 + n2 =  2
 c2  2 a 2 − b2 + c2
p =
 2
1
VABC
= D (−a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
6 2
Cách 4:
A

b
I

a
c
B
D

1
Sử dụng công thức VABCD = AB.CD.d ( AB, CD).sin( AB, CD) .
6
Gọi I , J lần lượt là trung điểm của AB và CD . Ta chứng minh được IJ là đường vuông góc chung
của AB và CD . Gọi α là góc giữa AB và CD
1
Ta có VABCD = AB.CD.IJ .sin α .
6
AC 2 + BC 2 AB 2 CD 2 b 2 + c 2 − a 2
+ IJ 2 = IC 2 − CJ 2 = − − = .
2 4 4 2
   
+ AB.CD = AB.CD.cos( AB, CD) (*).
        
Tính AB.CD= AB( AD − AC= ) AB. AD − AB. AC (**).

Page 11
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 2   2  2  2     c 2 + a 2 − b 2


BD = ( AD − AB) = AD + AB − 2 AB. AD ⇒ AB. AD = .
2
  a 2 + b 2 − c 2
Tương tự: AB. AC = .
2
Thay vào (**) ta được:
  c 2 + a 2 − b 2 a 2 + b 2 − c 2
AB.CD = − = c2 − b2 .
2 2
 
Từ (*) ta có c 2 − b 2 = a 2 .cos( AB, CD)
(c 2 − b 2 ) 2
(c 2 − b=) a 4 .cos 2 α ⇒ cos=
2 2 2
α .
a4
1 1 2 b2 + c2 − a 2 (c 2 − b 2 ) 2
Ta có: VABCD =
= AB.CD.IJ .sin α a . . 1− .
6 6 2 a4
1
VABC
= D (−a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
6 2
Cách 5:
A

b
I P
a

M c

B G N
D

Q J

Gọi I , J , M , N , P, Q lần lượt là trung điểm của AB, CD, AC , BD, AD, BC .
Ta thấy tứ giác MINJ là hình thoi. Ta chứng minh được PQ vuông góc với AD và BC nên PQ
vuông góc với mp ( IMJN ) .
Gọi G là giao điểm của các đường IJ , MN , PQ . Ta có
1 1 1
V
= PMINJQ 2=
VP.MINJ 2. PG. = IJ .MN PQ.IJ .MN .
3 2 6
1 1
Vì V= AIMP V=
BINQ VCQMJ
= V= DPNJ VABCD nên VPIMJNQ = VABCD − (VAIMP + VBINQ + VCQMJ + VDPNJ ) = VABCD
8 2
.
1
Suy ra = VABCD 2= VPIMJN PQ.IJ .MN .
3
Ta tính được:
2 2 2 AC 2 + BC 2 AB 2 CD 2 b 2 + c 2 − a 2
IJ = IC − CJ = − − = .
2 4 4 2
Tương tự:
b2 + a 2 − c2 a 2 − b2 + c2
PQ 2 = ; MN 2 =
2 2
Từ đó:

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
VABC
= D (−a 2 + b 2 + c 2 )(a 2 − b 2 + c 2 )(a 2 + b 2 − c 2 ) .
6 2

Page 13
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

II HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUẬN.

DẠNG 1. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY
Kiến thức cần nhớ:
1
1) Công thức tính: V = B.h ( B : diện tích đáy và h là chiều cao của khối chóp).
3
2) Chiều cao của khối chóp thường tính bằng độ dài cạnh vuông góc với đáy
Loại 1: Tính bằng công thức
Phương pháp giải (kiến thức cần nhớ):
Ở loại toán này trình bày cách tính thể tích khối chóp có một cạnh vuông góc với đáy bằng sử dụng đơn
1
thuần công thức V = B.h , trong đó B : diện tích đáy và h là chiều cao của khối chóp. Ta cần nhớ một
3
số kiến thức cơ bản sau:
1. Các hệ thức lượng trong tam giác vuông
2
 BC= AB 2 + AC 2
 AH .BC = AB. AC
 AB 2 = BH .BC , AC 2 = CH .CB
1 1 1
 = 2 2
+ ,
AH AB AC 2
AH 2 = BH .CH

2. Các hệ thức trong tam giác thường


 Định lý hàm cosin:
 a 2 = b2 + c 2 − 2bc cos A
 b2 = a 2 + c 2 − 2ac cos B
 c 2 = a 2 + b2 − 2ab cos C

 Định lý hàm sin:


a b c
 = = = 2R
sin A sin B sin C
( R là bán kính đường tròn ngoại tiếp ∆ABC )

 Công thức tính diện tích tam giác: A


1 1 1
 S=
∆ABC =a.ha = b.hb c.hc
2 2 2
1 1 1 ha
 S∆ABC =
= bc sin A = ac sin B ab sin C
2 2 2
abc B C
 S∆ABC = , S∆ABC = pr
4R a+b+c
Trong đó: p = , r bán
 S= p ( p − a )( p − b )( p − c ) 2
kính đường tròn nội tiếp

Page 14
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 Công thức tính độ dài đường trung tuyến: A


2
2 ( b2 + c 2 ) − a 2 2
2 ( a 2 + c 2 ) − b2
 ma = , mb =
4 4 c b
2 (a + b ) − c
2 2 2 ma
 mc2 =
4 B C
a

3. Diện tích đa giác:


 Tam giác vuông A
1
 Diện tích: S∆ABC = AB. AC
2

B C
 Diện tích tam giác đều A
AB 2 . 3
 Diện tích: S = .
4
AB 3 h
 Đường cao: h = .
2
B H C
 Hình vuông: A D
 Diện tích: S = AB 2
 Đường chéo: AC = BD = AB 2

B C

 Hình chữ nhật: A D


 Diện tích: S = AB. AD
 Đường chéo: AC
= BD
= AB 2 + AD 2
O

B C
 Hình thoi: B A
1
 Diện tích: S = AC.BD
2
 Đặt biệt: 1 trong các góc trong của hình thoi bằng
60° , khi đó hình thoi được tạo bởi 2 tam giác đều.

C D
 Hình thang: A D

 Diện tích: S =
( AD + BC ) AH
2
 Đặc biệt: Hình thang vuông, hình thang cân
B H C

Page 15
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A= , AC 2a . Cạnh bên SA
, AB a=
vuông góc với đáy và SA = 2a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
Lời giải

Đường cao: SA = 2a .
AB. AC
Diện tích:=
S ∆ABC = a2 .
2
1 2a 3
⇒ Thể tích:
= VS . ABC =S ∆ABC .SA .
3 3
Câu 2. Cho hình chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , ∆ABC vuông cân tại A, SA = a. Tính theo a thể tích
= BC
V của khối chóp S . ABC
Lời giải.
S

A C

B
.
2
BC a 1 a
Ta có AB
= = nên=
S ABC = AB 2 .
2 2 2 4
1 1 a 2 a3
Thể tích khối chóp S . ABC=
là V SA
=.S ABC .a.
= .
3 3 4 12
Câu 3. Cho khối chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , tam giác ABC vuông tại B , AB = a , AC = a 3 . Tính thể
tích khối chóp S . ABC , biết rằng SB = a 5 .
Lời giải

Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có: SA = SB 2 − AB 2 = 2a; BC = AC 2 − AB 2 = a 2
AB.BC a 2 2 1 a3 2
S ABC = = ⇒ VS . ABC = SA.S ABC = .
2 2 3 3
Câu 4. Cho hình chóp tam giác S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , cạnh bên SA vuông góc đáy và
SA = 2 3a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
Lời giải

a2 3 a3
Ta có S ABC = = 2 3a ⇒ V = .
h SA
;=
4 2

Câu 5. Cho khối chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , SA = a , AB = a , AC = 2a và BAC
= 120° . Tính thể tích
khối chóp S . ABC .
Lời giải
S

A C

1 1 1  a3 3
Ta có:
= VS . ABC = SA.S ∆ABC SA. AB. AC=
.sin BAC (đvtt).
3 3 2 6
a3 3
Vậy thể tích khối chóp S . ABC là .
6

Page 17
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 6. Hình chóp S . ABCD có đáy hình vuông, SA vuông góc với đáy và SA = a 3 , AC = a 2 . Khi đó thể
tích khối chóp S . ABCD là
Lời giải

Ta có ABCD là hình vuông có AC = a 2 suy ra AB = a .


1 1 a3 3
= VS . ABCD =SA.S ABCD a 3.a 2 = .
3 3 3
Câu 7. Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình chữ nhật, SA ⊥ ( ABCD ) , AB = 3a , AD = 2a , SB = 5a. Tính
thể tích V của khối chóp S . ABCD theo a.
Lời giải
S

5a

A 3a B
2a

D C .
1
Ta có: VS . ABCD = .SA.S ABCD .
3
Xét tam giác vuông SAB có: SA = SB 2 − AB 2 = 4a .

Và=S ABCD AB =. AD 6a 2 .
1
Nên=VS . ABCD = .4a.6a 2 8a 3 .
3
Câu 8. Cho hình chóp S . ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) , đáy ABCD là hình thang vuông
tại A và B có= , BC a. Biết SA = a 3, tính thể tích khối chóp S .BCD theo a.
, AD 3a=
AB a=
Lời giải
S

A D

B C

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
Ta có VS .BCD = SA.S BCD .
3
1 1 1 1 2
S BCD S ABCD − S=
Lại có = ABD AB. ( AD + BC ) − =AB. AD = AB.BC a .
2 2 2 2
1 a 2 a3 3
Mà SA =a 3 ⇒ VS .BCD = a 3. = .
3 2 6
Nhận xét: Nếu đề bài bỏ giả thiết AD = 3a thì sẽ giải như sau:
1 1 1 1 a3 3
Ta có
= VS .BCD =SA.S BCD SA. d ( =
D, BC ) .BC = SA. AB.BC .
3 3 2 6 6
= 60° , SA ⊥ ( ABCD ) ,
Câu 9. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a và góc BAD
a 6
SA = . Thể tích khối chóp S . ABCD là
2
Lời giải

Tam giác ABD đều, có cạnh bằng a .


a2 3 a2 3
Suy ra S=
ABCD 2=S ABD 2. = .
4 2
1 a3 2
VS . ABCD
= =S ABCD .SA .
3 4
Câu 10. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông, cạnh bên SA = a 2 và SA vuông góc với
mặt phẳng đáy, tam giác SBD là tam giác đều. Thể tích của khối chóp S . ABCD bằng
Lời giải

x 2.
Đặt AB = x , ∆ABD vuông cân tại A ⇒ BD =

Page 19
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Do ∆SBD là tam giác đều ⇒ SB = SD = BD = x 2.


Lại có ∆SAB vuông tại A

( ) (x 2)
2 2
⇒ SA2 + AB 2 = SB 2 ⇔ a 2 + x2 =

⇒ x 2= 2a 2 ⇒ x= a 2
1 1 2a 3 2
( )
2
⇒ VS . ABCD
= .SA.S ABCD
= .a 2. a 2= .
3 3 3
Câu 11. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a . Cạnh SA vuông góc với đáy và
SA = y . Trên cạnh AD lấy điểm M sao cho AM = x . Biết rằng x 2 + y 2 =
a 2 . Tìm giá trị lớn nhất
của thể tích khối chóp S . ABCM .
Lời giải

.
; y
Ta có 0 < x < a = a2 − x2 .
1 1 ( x + a) a 1
VS . ABCM
= =SA.S ABCM y. = a a2 − x2 ( x + a ) .
3 3 2 6
Xét hàm số f ( x ) = a 2 − x 2 ( x + a ) .
−2x 2 − ax + a 2
f ′( x) = .
a2 − x2
 x = −a
a
f ′ ( x )= 0 ⇔  a nhận x = .
x = 2
 2

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2
 a  3a 3 a3 3
⇒ Max f ( x ) =
f = . Vậy MaxVS . ABCM = .
2 4 8

LOẠI 2: TÍNH THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY KHI BIẾT GÓC
GIỮA ĐƯỜNG VÀ MẶT
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
Cách xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

- Nếu d ⊥ ( P ) thì ( ) 90°.


d , ( P )=

- Nếu d không vuông góc với ( P ) thì (


d , ( P ) ) = (
d , d ') với d ' là hình chiếu của d trên ( P )
Chú ý: 0° ≤ ( ( ))
d , P ≤ 90°.
Câu 1. Cho hình chóp SABCD, ABCD là hình vuông cạnh 2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa
SC và ( ABCD ) là 60° . Tính thể tích khối chóp SABCD.
Lời giải
S

A D
60°

B C
Vì SA ⊥ ( ABCD ) nên AC là hình chiếu của SC trên ( ABCD )
= 60°.
⇒ SCA
ABCD là hình vuông nên AC = AB 2 + BC 2 = 2a 2.
= .tan 60° 2a 6
SA AC=
1 2 8 3
Thể tích khối chóp SABCD
= là: V =.4a .2a 6 a 6.
3 3
Câu 2. Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với AC = a biết SA vuông góc với
đáy ( ABC ) và SC hợp với ( SAB ) một góc 30°. Tính thể tích khối chóp SABC.
Lời giải

Page 21
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A C
B
Ta có: SA ⊥ ( ABC ) ⇒ SA ⊥ BC
Mà BC ⊥ AB ⇒ BC ⊥ ( SAB )
⇒ SB là hình chiếu của SC trên ( SAB )
= 30°
⇒ BSC
a 2
ABC là tam giác vuông cân nên AB
= BC
=
2
Vì BC ⊥ ( SAB ) ⇒ BC ⊥ SB
BC a 6
B, SB
Xét ∆SBC vuông tại = =
tan 30° 2
Xét ∆SAB vuông tại A , SA = SB 2 − AB 2 = a
1 1 a 2 a3
Thể tích khối chóp
= là V =.a. .
3 2 2 12
Câu 3. Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a biết SA vuông góc với đáy ABC và SA
hợp với ( SBC ) một góc 45°. Tính thể tích khối chóp SABC.
Lời giải

Gọi H là trung điểm BC , dựng AM ⊥ SH


Ta có SA ⊥ ( ABC ) ⇒ SA ⊥ BC mà BC ⊥ AH

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

⇒ BC ⊥ ( SAH ) ⇒ BC ⊥ AM .
⇒ AM ⊥ ( SBC ) ⇒ SM là hình chiếu của SA lên mặt phẳng ( SBC )

⇒ 45 .
ASH =°
a 3
⇒ ∆SAH là tam giác vuông cân tại A ⇒ SA = AH =
2
1 a 2 3 a 3 a3
Thể tích khối
= chóp là V .
= . .
3 4 2 8

LOẠI 3: TÍNH THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC ĐÁY KHI BIẾT GÓC
GIỮA HAI MẶT PHẲNG
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
- Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau: Cho hai mặt phẳng ( P ) và ( Q ) cắt nhau theo giao
tuyến d . Từ một điểm I bất kì trên d ta dựng đường thẳng a trong ( P ) vuông góc với d và dựng
đường thẳng b trong ( Q ) vuông góc với d . Khi đó góc giữa ( P ) và ( Q ) là góc giữa hai đường thẳng
a và b.
- Diện tích hình chiếu của đa giác: S ' = S .cos α
(với S là diện tích đa giác nằm trong ( P ) và S ' là diện tích hình chiếu vuông góc của đa giác đó trên
(Q ) , α là góc giữa ( P ) và ( Q ) )
Câu 1. Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết
góc giữa hai mặt phẳng ( SBD ) và ( ABCD ) là 30° . Tính thể tích khối chóp S . ABCD.
Lời giải

 BD ⊥ SA  BD ⊥ AO
Gọi O là tâm hình vuông ABCD. Khi đó  ⇒ BD ⊥ ( SAO ) ⇒  .
 BD ⊥ AO  BD ⊥ SO
 hay SOA
Do đó góc giữa hai mặt phẳng ( SBD ) và ( ABCD ) là góc SOA  = 300.

Xét tam giác vuông SAO


= , cạnh SA AO
=  1=
.tan SOA AC.tan 300
a 6
.
2 6
1 1 a 6 2 a3 6
Suy ra:
= VS . ABCD =SA.S ABCD =. .a .
3 3 6 18

Page 23
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 2. Cho khối chóp S . ABC có ABC là tam giác vuông cân tại A, BC = a 2, SA vuông góc với mặt
phẳng đáy. Góc giữa hai mặt phẳng ( SBC ) và ( ABC ) là 45° . Tính thể tích khối chóp S . ABC.
Lời giải

 BC ⊥ AD  BC ⊥ AD
Gọi D là trung điểm cạnh BC. Khi đó  ⇒ BC ⊥ ( SAD ) ⇒  .
 BC ⊥ SA  BC ⊥ SD
 hay SDA
Do đó góc giữa hai mặt phẳng ( SBC ) và ( ABC ) là góc SDA  = 450.

1 a 2
SA AD
Tam giác SAD là tam giác vuông cân tại A nên = = BC
= (tam giác ABC vuông cân
2 2
tại A ).
a2 1 1 a 2 a 2 a3 2
Mặt khác S ∆ABC = = V
nên S . ABC =SA.S ∆ABC .
= . .
2 3 3 2 2 12
Câu 3. Cho khối chóp S . ABC có cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa hai mặt phẳng ( SBC )
và ( ABC ) là 60° . Tính thể tích khối chóp S . ABC biết SA = a và diện tích tam giác SBC bằng 3a 2 .
Lời giải

Do SA ⊥ ( ABC ) nên ∆ABC là hình chiếu vuông góc của ∆SBC lên mặt phẳng ( ABC ) .
3a 2
Suy
= ra S ∆ABC S ∆SBC
= .cos 600 3=
a 2 .cos 600 .
2
1 1 3a 2 a 3
Do đó=
VS . ABC SA
=.S ∆ABC =.a. .
3 3 2 2
Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 4. Cho khối chóp S . ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc
giữa hai mặt phẳng ( SAD ) và ( SBC ) là 60° . Tính thể tích khối chóp S . ABCD.
Lời giải

 AD ⊥ SA
Ta có  ⇒ AD ⊥ ( SAB ) .
 AD ⊥ AB

Qua S kẻ đường thẳng d song song với AD . Khi đó d là giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAD ) và
d ⊥ SA
( SBC ) . Mặt khác d ⊥ ( SAB ) ⇒  nên góc 
ASB là góc giữa hai mặt phẳng ( SBC ) và ( SAD )
d ⊥ SB
hay 
ASB= 60°.

AB a a 3
Xét tam giác vuông SAB, cạnh
= SA = = .

tan ASB tan 60
0
3

1 1 a 3 2 a3 3
Do đó:
= VS . ABCD =SA.S ABCD =. .a .
3 3 3 9

LOẠI 4. TÍNH THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY KHI BIẾT
KHOẢNG CÁCH TỪ 1 ĐIỂM ĐẾN MỘT MẶT PHẲNG.
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
1) Cần nhớ kiến thức cơ bản về xác định khoảng cách từ chân đường cao đến mặt bên.

Page 25
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Xét tam giác SHM vuông tại H , HM vuông góc với BC và HK là đường cao
•Tính khoảng cách từ chân đường cao H đến mặt bên ( SBC ) ta sử dụng công thức
HM .SH
HK =
HM 2 + SH 2
•Tính độ dài cạnh SH ta sử dụng công thức
HM .HK
SH =
HM 2 − HK 2
2) Trong trường hợp bài toán cho khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đáy đến mặt bên, ta phải
dùng tỷ lệ để đưa về khoảng cách từ chân đường cao đến mặt bên.

Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy
a 15
( ABC ) . Khoảng cách d từ A đến mặt phẳng ( SBC ) bằng . Tính VS . ABC .
5
Lời giải

K
A C

M
B

a 3
Gọi M là trung điểm BC , suy ra AM ⊥ BC và AM = .
2
Gọi K là hình chiếu của A trên SM , suy ra AK ⊥ SM . (1)
 AM ⊥ BC
Ta có  ⇒ BC ⊥ ( SAM ) ⇒ BC ⊥ AK . ( 2)
 BC ⊥ SA
Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 15
Từ (1) và ( 2 ) , suy ra AK ⊥ ( SBC ) nên d  A, ( SBC=
) AK
= .
5
a2 3
Diện tích tam giác ABC : S ABC =
4
AK . AM 1 a2 3 a3
Trong ∆= SAM , có SA = a 3.
= Vậy VS . ABC =. .a 3 .
2
AM − AK 2 3 4 4
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với= AB a=, AD 2a ; cạnh bên SA vuông
2a
góc với đáy. Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng ( SBD ) bằng . Tính thể tích khối chóp
3
S . ABCD .
Lời giải
Trong ( ABCD ) , kẻ AE ⊥ BD, ( E ∈ BD ) .

Trong ( ABCD ) , kẻ AH ⊥ SE , ( H ∈ SE ) (1)

 BD ⊥ SA
Vì  ⇒ BD ⊥ ( SAE ) ⇒ BD ⊥ AH (2)
 BD ⊥ AE
Từ (1) và (2) ⇒ AH ⊥ ( SBD ) ⇒ d ( A, ( SBD ) ) =
AH .

Xét ∆ABD vuông tại A có đường cao AE , ta có:


AB. AD a.2a 2a
=AE = = .
AB 2 + AD 2 2
a + 4a 2
5

Xét ∆SAE vuông tại A có đường cao AH , ta có:


2a 2a
.
AH . AE 3 5
=SA = = a
AE 2 − AH 2 4a 2 4a 2

5 9

1 2a 3
Vậy
= VS . ABCD
=AB. AD.SA .
3 3
Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B , AD = 2 BC ,
AB = a 3 . Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) . Gọi E là trung điểm của
= BC
a 3
cạnh AD , khoảng cách d từ điểm E đến mặt phẳng ( SCD ) bằng . Tính thể tích khối chóp
4
S . ABCD
Lời giải

Page 27
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 9a 2
2 2
( )
Ta có diện tích hình thang S ABCD = ( AD + BC ) AB = 2a 3 + a 3 .a 3 = .
2
a 3
d ( A, ( SCD ) ) 2=
Ta có = d ( E , ( SCD ) )
.
2
Dễ thấy AC vuông góc CD do vậy kẻ AI vuông góc với SC thì AI = d ( A, ( SCD ) ) .
Xét tam giác vuông SAC có AI là đường cao, khi đó
a 3
a 3. 2.
AC. AI 2 a 42
=SA = = .
AC 2 − AI 2 a 3
2 7
( )
2
a 6 −  
 2 
1 9a 2 a 42 3a 3 42
chóp VS . ABCD
Thể tích khối = .
= . .
3 2 7 14

DẠNG 2: THỂ TÍCH KHỐI CHÓP CÓ HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH LÀ CÁC ĐIỂM ĐẶC BIỆT
TRÊN MẶT ĐÁY (KHÔNG TRÙNG VỚI CÁC ĐỈNH CỦA ĐA GIÁC ĐÁY)
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CƠ BẢN)
+ Tóm tắt ngắn gọn kiến thức cơ bản cần nắm.
1
Công thức tính thể tích khối chóp: V = .B.h . (Trong đó: B là diện tích đáy, h là chiều cao)
3
- Để tính thể tích của khối chóp, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định đường cao. Tính đường cao.
Bước 2: Nhận dạng đáy. Tính diện tích của đáy.
Bước 3: Tính thể tích theo công thức.
Chú ý:
1. Hình chóp có các cạnh bên bằng nhau thì chân đường cao trùng với tâm của đường tròn ngoại
tiếp đa giác đáy.
2. Nếu ( SAB) ⊥ ( ABC ) thì đường cao SH của tam giác SAB chính là đường cao của khối chóp
S . ABC
3. Để tính diện tích tam giác ta sử dụng các công thức sau:

Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1
=S =ha .a = hb .b hc .c .
2 2 2
1 1 1
=S =ab sin C = bc sin A ac sin C .
2 2 2
4. Tam giác ABC có h là đường cao kẻ từ A , S là diện tích.
3 AB 3
- Tam giác ABC đều: h = , S= AB 2 .
2 4
AB. AC 1
- Tam giác ABC vuông tại A :=
BC AB 2 + AC 2 , h = , S = AB. AC .
BC 2
BC 2 1
A: h
- Tam giác ABC cân tại = AB 2 − , S = h.BC .
4 2
5. Góc giữa cạnh bên và đáy
S

A I C

(  , (
SA, ( ABC ) ) = SAH  , (
SB, ( ABC ) ) = SBH SC , ( ABC ) ) = SCH
.

Tóm lại, (
SM , ( ABC ) ) = SMH
 , ∀M ∈ ( ABC ) .

6. Góc giữa mặt bên và đáy:


(  , (
( SBC ) , ( ABC ) ) = SKH ( SAC ) , ( ABC ) ) = SIH
.

BH AH
Chú ý: HK = AA′. , HI = BB′. (với AA′ , BB′ là các đường cao của tam giác ABC )
AB AB
TRƯỜNG HỢP 1: HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH TRÊN MẶT ĐÁY NẰM TRÊN CẠNH CỦA ĐA
GIÁC ĐÁY (MỘT MẶT BÊN CỦA HÌNH CHÓP VUÔNG GÓC VỚI MẶT ĐÁY).
Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân tại C , tam giác SAB đều cạnh a nằm
trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính thể tích của khối chóp .
Lời giải
S

A B
H

Page 29
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a
∆SAB đều cạnh a ⇒ đường cao SH = ; ( SAB ) ⊥ ( ABC ) nên SH cũng là đường cao của hình
2
AB a
chóp S . ABC . ∆ABC vuông cân tại C nên AC
= BC = =
2 2
1 a2 1 3a 3
⇒ S ABC
= AC.BC= ⇒ VS . ABC
= SH .S ABC
= .
2 4 3 24
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a , AD = 2a . Tam giác SAB cân tại
S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Đường thẳng SC tạo với mặt phẳng đáy một góc
60° . Tính thể tích của khối chóp S . ABCD .
Lời giải
S

2a
A D

a
H 60°

B C

∆SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy nên hình chiếu vuông góc của S
trên ( ABCD) là trung điểm H của AB.
17 a 51a
CH = BC 2 + BH 2 = . Do (
SC , ( ABCD)= = 60° =
) SCH nên SH CH=
.tan 60° .
2 2
1 51a 3
S ABCD AB
= = .CD 2a 2 ⇒ VS . ABCD
= SH .S ABCD
= .
3 3
Câu 3. Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác cân đỉnh A , AB
= AC= a , BAC  = 120° . Mặt bên SAB là
tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Lời giải
S

A a B
H
120°

Gọi H là trung điểm của AB , ∆SAB đều cạnh a và vuông góc với đáy nên đường cao của hình
3a
chóp là SH = .
2

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1  1 a= 3a 2 1 a3
S ABC
= AB. AC=.sin BAC 2
sin120° = SH .S ABC
⇒ VS . ABC = .
2 2 4 3 8
Câu 4. Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , tam giác SAC vuông tại S và nằm trong mặt
phẳng vuông góc với đáy, cạnh bên SA tạo với đáy một góc 60° . Tính thể tích của khối chóp
S . ABCD .
Lời giải
S

A D

B C

Do ( SAC ) ⊥ ( ABCD ) nên đường cao SH của tam giác SAC là đường cao của khối chóp S . ABCD
2a
Tam giác SAC vuông tại S và ( )
SA, ( ABCD )= = 60=
SAH .cos 60°
° ⇒ SA AC=
2
6a
⇒ SH SA.sin
= = 60°
4
1 6a 3
S ABCD = a 2 ⇒ VS . ABCD
SH .S ABCD
= = .
3 12
Câu 5. Cho tứ diện ABCD có ABC là tam giác đều cạnh a , tam giác BCD cân tại D và nằm trong mặt
phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABC ) . Biết AD hợp với ( ABC ) một góc 60° . Tính thể tích của
khối tứ diện đã cho.
Lời giải

60°

Do ∆BCD cân tại D và nằm trong mặt phẳng vuông góc với ( ABC ) nên hình chiếu vuông góc
của D trên ( ABC ) là trung điểm H của BC ⇒ DH ⊥ ( ABC )
3a
( )
AD, ( ABC )= = 60°=
DAH .tan 60°
⇒ DH AH=
2
.

Page 31
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a 2 1 3a 3
S ABC = = ⇒V DH
= .S ABC .
4 3 8
Câu 6. Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là tam giác cân tại S và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. SC tạo với ( SAB ) một góc 45° . Tính thể tích của
khối chóp đã cho.
Lời giải

45°

Do ∆SAB cân tại S và ( SAB ) ⊥ ( ABCD ) nên hình chiếu


vuông góc của S trên ( ABCD ) là trung điểm H của AB ⇒ SH ⊥ ( ABCD )

BC ⊥ AB, BC ⊥ SH ⇒ BC ⊥ ( SAB ) ⇒ (
SC , ( SAB ) ) =
=
BSC 45° ⇒ SB = BC = a
3a
⇒ ∆SAB đều cạnh a ⇒ SH = .
2
1 3a 3
S ABCD = a 2 ⇒ VABCD
= SH .S ABCD
= .
3 6

TRƯỜNG HỢP 2: HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH TRÊN MẶT ĐÁY NẰM Ở MIỀN TRONG CỦA ĐA
GIÁC ĐÁY
Câu 1. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông có cạnh 3a tâm O , SO vuông góc với
( ABCD ) , SO = a . Tính thể tích của khối chóp S . ABCD .
Lời giải

Diện tích mặt đáy ABCD là: S ABCD = 3a 2 .

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1
Thể tích khối chóp S . ABCD=
là: V .SO=
.S ABCD = .a.3a 2 a 3 .
3 3
Câu 2. Cho khối chóp S . ABC có SA = SB = SC , tam giác ABC là tam giác đều cạnh 2a , khoảng cách giữa
3a
SA và BC bằng . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
2
Lời giải

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC suy ra G là chân đường cao kẻ từ S xuống mặt đáy
⇒ SG ⊥ ( ABC )
Kẻ Ax / / BC ⇒ BC / / ( SA, Ax )
3 3
Nên
= ( BC , ( SA, Ax ) ) d ( M , ( SA, Ax ) ) =
d ( SA, BC ) d=
2
d ( G, ( SA, Ax ) ) vì MA = GA .
2
Kẻ GH ⊥ SA .
 Ax ⊥ GA
Ta có  ⇒ Ax ⊥ ( SAG ) ⇒ Ax ⊥ GH .
 Ax ⊥ SG
GH ⊥ Ax
Khi đó  ⇒ GH ⊥ ( SA, Ax ) ⇒ d ( G, ( SA, Ax ) ) =
GH .
GH ⊥ SA
3
Do đó d ( SA, BC )= GH ⇒ GH = a .
2
2 2 2a 3 2a 3
Ta lại có= AG = AM = .
3 3 2 3
1 1 1 1 1 1 1
Nên 2
= 2
+ 2
⇔ 2
= 2
− 2
= 2 ⇒ SG = 2a .
GH SG AG SG GH AG 4a
Mà S ABC = a 2 3 .
1 2a 3 3
Vậy V
= =S ABC .SG .
3 3
Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thoi cạnh a , 
ABC= 60° . Hình chiếu vuông góc của S lên
mặt phẳng đáy là trọng tâm của tam giác ABC . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của AB, SD . Biết
2 26
cosin góc giữa hai đường thẳng CN và SM bằng . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
13
Lời giải
Page 33
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

O AC ∩ BD và G là trọng tâm tam giác ∆ABC ta có SG ⊥ ( ABCD).


Gọi =
Đặt SG = h. Gọi P là trung điểm của DM .
2 26
NP //SM ⇒ ( SM , CN ) = ( =
NP, NC ) ⇒ cos CNP ± .
13
Vì đây là hình thoi và 
ABC= 60° nên ∆ABC , ∆ADC là các tam giác đều cạnh a .
Khi đó:
3 2
2 2 a + a2
 = 900 ⇒ CP = DM = CM + CD 4 7a
MCD = = .
2 2 2 4
a2
h2 +
SM SG 2 + GM 2 12 .
NP =
= =
2 2 2
2 ( CS 2 + CD 2 ) − SD 2 2 ( CG 2 + SG 2 + CD 2 ) − ( SG 2 + GD 2 )
CN = = .
4 4
 a2   4 
2  + h2 + a 2  −  h2 + a 2 
 3   3  3h 2 + 4a 2
= = .
4 12
1  2 a 2  3h 2 + 4a 2 7 a 2
h + + −
= NP 2
+ CN 2
− CP 2
4  12  12 16
Ta có: cos CNP =
2 NP.CN a 2 2
3h + 4a 2
h2 + .
12 12
2 2
6h − a
= .
12h + a 2 . 3h 2 + 4a 2
2

6h 2 − a 2 2 26 19
Do đó: = ± ⇔h= a.
12h 2 + a 2 3h 2 + 4a 2 13 6
1 1  3 2  19 38a 3
VS . ABCD
Vậy= = S ABCD .h .2  a=
 . a .
3 3  4  6 12
Câu 4. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng 1 . Biết khoảng cách từ A đến mặt
6 15
phẳng ( SBC ) bằng , từ B đến mặt phẳng ( SAC ) bằng , từ C đến mặt phẳng ( SAB )
4 10

Page 34
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

30
bằng và hình chiếu vuông góc của S xuống đáy nằm trong tam giác ABC . Tính thể tích khối
20
chóp S . ABC .
Lời giải

Gọi O là chân đường cao hạ từ S xuống mặt phẳng ( ABC ) .


Đặt d ( O, BC ) = a , d ( O, AC ) = b , d ( O, AB ) = c , SO = h .
3
Ta có S ∆ABC
= S ∆OBC + S ∆OAC + S ∆OAB ⇒ a + b +=
c (1) (vì ∆ABC đều cạnh bằng 1 ).
2
d ( O, ( SBC ) ) OM OI 2a 2a 6 a
Mặt khác = = = ⇒ d ( O, ( SBC ) ) = . = .
d ( A, ( SBC ) ) AM AK 3 3 4 2
2 1 1
Suy ra 2
= 2 + 2 ⇒a= h.
a h a
d ( O, ( SAC ) ) d ( O, AC ) 2b 2b 15 b
Tương tự = = ⇒ d ( O, ( SAC ) ) ==. .
d ( B, ( SAC ) ) d ( B, AC ) 3 3 10 5
5 1 1
Suy ra 2
= 2 + 2 ⇒ b = 2h .
b h b
d ( O, ( SAB ) ) d ( O, AB ) 2c 2c 30 c
Tương tự = = ⇒ d ( O, ( SAC ) ) = . = .
d ( C, ( SAB ) ) d ( C, AB ) 3 3 20 10
10 1 1
Suy ra = + ⇒ c = 3h .
c2 h2 c2
3 3 1 1
(1) ⇒ h + 2h + 3h = ⇔h= ⇒ V = .SO.S ∆ABC = .
2 12 3 48
1
Vậy thể tích khối chóp S . ABC bằng .
48
TRƯỜNG HỢP 3: HÌNH CHIẾU CỦA ĐỈNH TRÊN MẶT ĐÁY NẰM Ở MIỀN NGOÀI CỦA ĐA
GIÁC ĐÁY

Page 35
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , biết AB = a . Hình chiếu của
= AC
đỉnh S lên mặt phẳng ( ABC ) là điểm H đối xứng với A qua BC. Góc giữa SA và đáy bằng 45ο
. Tính thể tích của khối chóp S . ABC theo a .
Lời giải

Vì H đối xứng với A qua BC và ∆ABC vuông cân tại A nên ABHC là hình vuông.
 = 45ο .
Do SH ⊥ ( ABC ) nên góc giữa SA và mặt phẳng ( ABC ) là góc SAH
Suy ra SH = a 2.
= AH
1 1 a2 2a 3
Vậy thể tích của khối chóp S . ABC là VS . ABC = .SH .S ∆ABC = .a 2. = .
3 3 2 6
Câu 2. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu của đỉnh S lên mặt phẳng
( ABC ) là điểm H đối xứng với A qua BC. Biết SA = 2a . Tính thể tích của khối chóp S . ABC
theo a .
Lời giải

a 3
Vì H đối xứng với A qua BC và ∆ABC đều nên=
AH 2.= a 3 .
2
Do SH ⊥ ( ABC ) nên tam giác SAH vuông tại H , do đó SH = SA2 − AH 2 = 4a 2 − 3a 2 = a .
1 1 3a 2 3a 3
Vậy thể tích của khối chóp S . ABC là VS . ABC = .SH .S ∆ABC = .a. = .
3 3 4 12
Page 36
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 = 120ο , cạnh BC = a . Biết


Câu 3. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A , góc BAC
SA
= SB= SC = 2a . Tính thể tích của khối chóp S . ABC đã cho theo a .
Lời giải

Do SA = SC nên hình chiếu H của S lên mặt phẳng ( ABC ) là tâm của đường tròn ngoại tiếp
= SB
tam giác ABC .
Gọi R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC , ta có:
BC a a
= 2R ⇒ R = = .

sin BAC 2sin120 ο
3
a2 11
SH
Khi đó: +)= SA2 −=
R2 4a 2 − =a .
3 3
1 1 ο 1 a 1 3a 2
+) S ∆ABC = AM .BC = .BM .tan 30 .a = . . .a = .
2 2 2 2 3 12
1 11a 3a 2 11a 3
Vậy thể tích khối chóp S . ABC
= là: VS . ABC =. . .
3 3 12 36
Câu 4. Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , tam giác SAB vuông tại B , tam giác
SAC vuông tại C . Biết góc giữa hai mặt phẳng ( SAB ) và mặt phẳng ( ABC ) bằng 60ο . Tính thể
tích của khối chóp S . ABC theo a .
Lời giải

Page 37
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là hình chiếu của S lên mặt phẳng ( ABC ) .


 AB ⊥ SH
Ta có:  ⇒ AB ⊥ ( SBH ) ⇒ AB ⊥ HB .
 AB ⊥ SB
 AC ⊥ SH
Tương tự:  ⇒ AC ⊥ ( SCH ) ⇒ AC ⊥ HC .
 AC ⊥ SC
Nhận thấy: ∆SAB = ∆SAC ⇒ SB = SC . Khi đó ∆SHC = HB . Mà AB = AC .
∆SHB ⇒ HC =
Ta được HA là trung trực của BC .
 ο a
Do đó HB
= HC = AB.tan BAH = AB.tan 30 = .
3
Mặt khác: ( SAB ) ∩ ( ABC ) =
AB , HB ⊥ AB; SB ⊥ AB . Suy ra góc giữa hai mặt phẳng

 = 60ο . Do đó a
( SAB ) , ( ABC ) là SBH = SH HB.tan
= 60ο = . 3 a.
3
1 1 3a 2 3a 3
Vậy thể tích khối chóp S . ABC là VS . ABC = .SH .S ∆ABC = .a. = .
3 3 4 12
DẠNG 3: THỂ TÍCH KHỐI CHÓP ĐỀU
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ)
1) Hình chóp đều: Là hình chóp có đáy là một đa giác đều và các cạnh bên bằng nhau.
2) Tính chất: Trong hình chóp đều ta có:
 Chân đường cao là tâm đường tròn ngoại tiếp đáy.
 Các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau.
 Các cạnh bên hợp với đáy các góc bằng nhau.
 Các mặt bên hợp với đáy các góc bằng nhau.
3) Tứ diện đều: Hình hình chóp có bốn mặt là tam giác đều.
Đường cao là đường kẻ từ đỉnh qua tâm của đáy.
Câu 1. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , đường cao của hình chóp bằng a 3 . Tính
thể tích khối chóp S . ABC .
Lời giải

Gọi H là trọng tâm tam giác đều ABC . Khi đó SH ⊥ ( ABC ) tại H .
1 1 a2 3
Diện tích tam giác đều ABC
= là S ABC . AB.BC
= .sin 
ABC = .a.a.sin 60 .
2 2 4
1 1 a 2 3 a3
Thể tích khối chóp S . ABC
= là V =.SH .S ABC .a=
3. .
3 3 4 4

Page 38
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 2. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có đường cao bằng a 2 . Gọi H là trọng tâm của tam giác ABC
, AH = a . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Lời giải

Gọi E là trung điểm của BC . Khi đó AE ⊥ BC tại E .


3 3a
Do H là trọng tâm của tam giác đều ABC nên= AE = AH .
2 2
3a
AE
Xét tam giác ABE vuông tại E : AB = = 2 = a 3 ⇒ BC = a 3 .
sin 60 
3
2
1 1 3 3a 2 3
Diện tích tam giác đều ABC=
là S ABC =.BC. AE .=
a 3. a .
2 2 2 4
1 1 3a 2 3 a 3 6
Thể tích khối chóp S . =
ABC là V =. AH .S ABC .a =
2. .
3 3 4 4
Câu 3. Thể tích khối chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng 3a .
Lời giải
S

3a 3a

3a

A a C

a
H M
N a

1
Gọi H là trọng tâm của tam giác ABC ⇒ SH ⊥ ( ABC ) . Khi đó V = SH . S ∆ABC (do khối chóp
3
S . ABC đều).
2 a 3 a 3 a 26 a2 3
=
Ta có AH =. ⇒ SH = SA2 − AH 2 = ; S ∆ABC = ;
3 2 3 3 4

Page 39
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 a 26 a 2 3 a 3 26
Suy ra V
= =. . (đvtt).
3 3 4 12
Câu 4. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng 20 , cạnh bên bằng 30 . Tính thể tích V của
khối chóp đã cho.
Lời giải
S

A D

O
B C
O AC ∩ BD , do hình chóp S . ABCD là hình chóp tứ giác đều nên
Trong mặt phẳng ABCD , gọi =
AC
SO ⊥ ( ABCD ) . Đáy là hình vuông cạnh 20 ⇒ AO = = 10 2 .
2
Trong tam giác vuông SAO có SO = SA2 − AO 2 = 10 7 .
1 1 4000 7
Thể tích V của khối chóp trên là V = = SO.S ABCD = 10 7.400 .
3 3 3
Câu 5. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng a 2 . Tính thể tích khối
chóp S . ABC .
Lời giải

Gọi E là trung điểm của BC (1) và H là trọng tâm tam giác ABC . Khi đó SH ⊥ ( ABC ) tại H .
Do (1) nên AE ⊥ BC tại E .
Xét tam giác ABE vuông tại E :
a 3 2 2 a 3 a 3
AE = AB.sin 
ABE = a.sin 60 = ⇒ AH = AE = . = .
2 3 3 2 3
a 15
Xét tam giác SAH vuông tại H : SH = SA2 − AH 2 = .
3
1  1 a2 3
Diện tích tam giác đều ABC
= là S ABC . AB.BC
= .sin ABC = .a.a.sin 60 
.
2 2 4

Page 40
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 a 15 a 2 3 a 3 5
Thể tích khối chóp S . ABC
= là V =.SH .S ABC . = . .
3 3 3 4 12
Câu 6. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , góc giữa mặt phẳng ( SBC ) và mặt phẳng
( ABC ) là 45 . Tính thể tích khối chóp S . ABC .

Lời giải

Gọi E là trung điểm của BC và H là trọng tâm tam giác ABC . Khi đó SH ⊥ ( ABC ) tại H và
AE ⊥ BC tại E .
Ta có SE ⊥ BC tại E (do tam giác SBC cân tại S ).
( SBC ) ∩ ( ABC ) =BC

Ta có  SE ⊥ BC , SE ⊂ ( SBC ) ⇒ ( ( SBC ) , ( ABC ) ) = =
( SE , AE ) =
SEA 45 .

 AE ⊥ BC , AE ⊂ ( ABC )
a 3 1 a 3
Xét tam giác ABE vuông tại E : AE = AB.sin 
ABE = a.sin 60 = ⇒ HE = . AE = .
2 3 6
 a = 3 a 3
Xét tam giác SHE vuông tại=
H : SH HE=
.tan SEA .tan 45° .
6 6
1 1 a2 3
Diện tích tam giác đều ABC
= là S ABC . AB.BC
= .sin 
ABC = .a.a.sin 60 .
2 2 4
1 1 a 3 a 2 3 a3
Thể tích khối chóp S . ABC
= là V =.SH .S ABC . =. .
3 3 6 4 24
Câu 7. Tính thể tích khối chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a và góc giữa mặt bên và mặt phẳng
chứa đa giác đáy bằng 60° ?
Lời giải

Page 41
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Vì S . ABCD là hình chóp đều nên ABCD là hình vuông, gọi O là tâm của hình vuông ABCD thì ta
có SO là đường cao của hình chóp S . ABCD .
Diện tích đáy ABCD là S ABCD .a a 2 .
= a=
Gọi I là trung điểm của BC thì ta có OI ⊥ BC và SI ⊥ BC nên góc giữa mặt bên ( SBC ) và mặt đáy
= 60° .
( ABCD ) là góc SIO

Từ
= đó: SO OI
=  a 3.
.tan SIO
2
1 a 3 2 a3 3
VS . ABCD =
Thể tích khối chóp= a .
3 2 6
= 45° . Tính thể tích khối chóp S . ABC
Câu 8. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có chiều cao bằng 2a , SBA
.
Lời giải

Gọi H là trọng tâm tam giác ABC và D là trung điểm cạnh AB . Khi đó SH ⊥ ( ABC ) tại H .
Tam giác ABC đều nên CD ⊥ AB tại D , tam giác SAB cân tại S nên SD ⊥ AB tại D .
Xét tam giác SBD vuông tại
= D : SD BD
=  BD
.tan SBD = .tan 45 BD .
Xét tam giác CDB vuông tại D :
 = BD.tan 60 = BD 3 ⇒ DH = 1 CD = BD 3 .
CD = BD.tan CBD
3 3
Xét tam giác SDH vuông tại H :
BD 2
SH 2 + DH 2 = SD 2 ⇔ 4a 2 + = BD 2 ⇒ BD = a 6 ⇒ AB = 2 BD = 2a 6 .
3
1 1
Diện tích tam giác đều
= ABC là S ABC = . AB.BC.sin ABC 6.2a 6.sin 60 6 3a 2 .
.2a=
2 2
1 1
Thể tích khối chóp S . ABC
= là V = .SH .S ABC .2
= a.6 3a 2 4 3a 3 .
3 3

Page 42
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 9. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có góc giữa mặt phẳng ( SAB ) và mặt đáy bằng 30 . Khoảng

cách từ chân đường cao của hình chóp đến mặt phẳng ( SAB ) bằng a . Tính thể tích khối chóp
S . ABC
Lời giải

Gọi H là trọng tâm tam giác ABC và D là trung điểm của cạnh AB . Khi đó SH ⊥ ( ABC ) tại H
. Do tam giác ABC đều nên CD ⊥ AB tại D , tam giác SAB cân tại S nên SD ⊥ AB tại D . Ta có
( SAB ) ∩ ( ABC ) =AB

 SD ⊥ AB, SD ⊂ ( SAB ) ⇒ ( ( SAB ) , ( ABC ) ) =
( SD, CD ) ==
SDC 30 .

CD ⊥ AB, CD ⊂ ( ABC )
Trong tam giác SDH , dựng HK ⊥ SD tại K .
 AB ⊥ SD
Ta có  ⇒ AB ⊥ ( SCD ) mà HK ⊂ ( SCD ) nên HK ⊥ AB .
 AB ⊥ DC
 HK ⊥ SD, HK ⊥ AB

Ta có  SD ∩=AB D ⇒ HK ⊥ ( SAB ) tại K ⇒ d ( H , ( SAB ) ) =
HK =
a.
 SD, AB ⊂ SAB
 ( )
HK HK
Xét tam giác DHK vuông tại K : DH = = =2a ⇒ DC =3DH =6a .
 sin 30
sin SDC
DC 6a
Xét tam giác BCD vuông tại D=
: BC = = 4a 3 .

sin ABC sin 60

 2= 2a
Xét tam giác SDH vuông tại=
H : SH DH =
.tan SDC a.tan 30 .
3
1 1
Diện tích tam giác đều
= ABC là S ABC =. AB.BC.sin 
ABC a 3.4a 3.sin 60 12a 2 3 .
.4=
2 2
1 1 2a
Thể tích khối chóp S .=
ABC là V = .SH .S ∆ABC . = .12a 2 3 8a 3 .
3 3 3
a 2 39
Câu 10. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có độ dài đường cao bằng a , diện tích mặt bên bằng .
12
Thể tích của khối chóp đã cho bằng.

Page 43
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

Gọi H là tâm của tam giác đều ABC .


Khi đó SH ⊥ ( ABC ) , SH = a .
1 x 3
HM
Đặt BC = x .Khi đó = =AM
3 6
2
x 3
Xét ∆SHM vuông tại H . Có SM = SH + HM = a + 
2
. 2 2
 6 
 
2
a 2 39 1 1 x 3 a2 3
S ∆SBC = = BC.SM = .x. a 2 +   ⇒ x = a ⇒ S ∆ABC =
12 2 2  6  4
1 1 a 2 3 a3 3
Thể tích
= VS . ABC SH
= .S ∆ABC = a. .
3 3 4 12
Câu 11. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng
60° . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
Lời giải
S

A D
60°
O
B a C

= 60° .
Gọi O = AC ∩ BD ⇒ SO ⊥ ( ABCD ) và SBO
a 2 a 6
cao SO OB
Đường= =.tan 60° .tan 60° = .
2 2
1 1 a 6 2 a3 6
S ABCD = a 2 ⇒ VSABCD = SO.S ABCD = . .a = .
3 3 2 6
Câu 12. Tính thể tích khối chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a và góc ở đỉnh của mặt bên bằng
600 ?
Lời giải

Page 44
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Vì S . ABCD là hình chóp đều nên ABCD là hình vuông, gọi O là tâm của hình vuông ABCD thì ta
có SO là đường cao của hình chóp S . ABCD .
Diện tích đáy ABCD là S ABCD = a 2
 = 600 nên tam giác SBC đều SB = a vậy cạnh bên của hình chóp là a
Vì BSC
Ta có: BD = a 2 nên tam giác SBD là tam giác vuông cân đỉnh S .
a 2
Đường cao SO = .
2
1 a 2 2 a3 2
Thể tích khối chóp= VS . ABCD = a .
3 2 6
Câu 13. Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh AB bằng a . Các cạnh bên SA , SB , SC cùng tạo với
mặt đáy một góc 60 . Gọi D là giao điểm của SA với mặt phẳng qua BC và vuông góc với SA
°

. Tính thể tích V của khối chóp S .BCD ?


Lời giải

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và M là trung điểm BC .
Vì S . ABC là chóp tam giác đều nên SO ⊥ ( ABC ) .
 BC ⊥ SM
Kẻ BD ⊥ SA tại D . Ta có  ⇒ BC ⊥ ( SAM ) ⇒ BC ⊥ SA .
 BC ⊥ AM
 SA ⊥ BD
+)  ⇒ SA ⊥ ( BCD) .
 SA ⊥ BC

Page 45
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 = tan 60° = SO ⇒ SO = AO ⋅ tan 60° = a 3 ⋅ 3 = a


+) Trong ∆SAO : tan SAO
AO 3
 = cos 60° = AO a 3 1 2a 3
+) Trong ∆SAO : cos SAO ⇒ SA = : =
SA 3 2 3
2 2 2
SA + SC − AC 5
+) Trong ∆
=SAC : cos 
ASC = .
2 SA ⋅ SC 8
5a
+) Trong ∆SDC : SD = SC ⋅ cos 
ASC = .
4 3
1 1 a 2 3 a3 3
+) VS . ABC = ⋅ S ∆ABC .SO =⋅a = .
3 3 4 12
5a 3
VS .BCD SD 12 5 5 a 3 3 5a 3 3
+) = = = ⇒ VS , BCD =⋅ = .
VS . ABC SA 2a 3 8 8 12 96
3
5a 2 3
Vậy thể tích khối chóp S .BCD là .
96
Câu 14. Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD có cạnh đáy bằng a . Khoảng cách từ trọng tâm G của tam giác
a 6
SAC đến mặt phẳng ( SBC ) bằng . Tính thể tích khối chóp S. ABCD .
9
Lời giải

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD .


Do hình chóp S. ABCD là hình chóp tứ giác đều nên SO ⊥ ( ABCD) .
d ( G, ( SBC ) ) SG 2 3 a 6 a 6
Ta có = = . Suy ra d ( O, (=
SBC ) ) =. .
d ( O, ( SBC ) ) SO 3 2 9 6
Gọi E là trung điểm của cạnh BC ⇒ OE ⊥ BC .
Kẻ OH ⊥ SE , ( H ∈ SE ) (1) .
BC ⊥ OE 
 ⇒ BC ⊥ ( SOE ) ⇒ BC ⊥ OH (2) .
BC ⊥ SO 
a 6
⇒ OH d ( O, (=
Từ (1) và (2) suy ra OH ⊥ ( SBC ) = SBC ) ) .
6

Page 46
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 1 1 1 1 1 2 a 2
= + ⇒ = − = − = 2 ⇒ SO = .
OH 2
SO 2
OE 2
SO 2
OH 2
OE 2
a 6
2
a
2
a 2
   
 6  2
3
1 1 a 2 2 a 2
VS . ABCD = =SO.S ABCD .
= .a .
3 3 2 6
Câu 15. Cho hình chóp đều S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của
SB, SC . Biết ( AMN ) ⊥ ( SBC ) . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
Lời giải

Gọi E là trung điểm MN , K là trung điểm BC , H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .
Ta có: S , E , K thẳng hàng và A, H , K thẳng hàng.
Ta có: ∆SAB = ∆SAC ⇒ AM = AN ⇒ tam giác AMN cân tại A ⇒ AE ⊥ MN
( AMN ) ⊥ ( SBC )

( AMN ) ∩ ( SBC ) = MN
Ta có:  ⇒ AE ⊥ ( SBC )
 AE ⊥ MN
 AE ⊂ ( AMN )

⇒ AE ⊥ SK
SE SM 1
Ta có: = = ⇒ E là trung điểm SK ⇒ tam giác SAK cân tại A
SK SB 2
a 3
⇒ AS = AK =
2
3a 2 3a 2 a 15 a2 3
Ta có: SH = 2
SA − AH =2
− = , S ∆ABC =
4 9 6 4
1 a3 5
ra: VS . ABC =
Suy= SH .S ∆ABC .
3 24

Page 47
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

I
KHỐI ĐA DIỆN
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


DẠNG 4: THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ ĐỨNG – ĐỀU
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ)
+ Hình lăng trụ đứng: Là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với đáy. Như vậy các mặt bên
của lăng trụ đứng là hình chữ nhật.

Chiều cao của hình lăng trụ đứng chính là cạnh


bên của hình lăng trụ đứng.

+ Hình lăng trụ đều: Là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều. Như vậy các mặt bên của hình
chữ nhật là các hình chữ nhật bằng nhau.
Chú ý. Hình lăng trụ tứ giác đều là một hình hộp đứng đặc biệt có đáy là hình vuông. Hình hộp
đứng thì chỉ cần đáy là hình bình hành chứ chưa là hình vuông.
Hình lăng trụ đều thì hiển nhiên là hình lăng trụ đứng.
+ Hình hộp đứng: Là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành.

Page 1
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chiều cao của hình hộp đứng chính là cạnh bên


của hình hộp.

+ Hình hộp chữ nhật: Là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng,


chiều cao lần lượt là a, b, c có

V  abc

+ Hình lập phương: Là hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông và các mặt bên đều là hình vuông
( hay là hình hộp chữ nhật có ba kích thước bằng nhau)

Hình lập phương có cạnh bằng a có

V  a3

PHẦN 1: LĂNG TRỤ TAM GIÁC


Câu 1. Cho lăng trụ đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng 2a , độ dài cạnh bên bằng a 3 . Tính thể tích V của
khối lăng trụ.
Lời giải

Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3
Thể tích của khối lăng trụ: V = S ∆ABC . AA′ = ( 2a ) .
2
.a 3 = 3a 3 .
4
x2 3
Chú ý: Diện tích của tam giác đều cạnh x là .
4
Câu 2. Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có BB′ = a 3 , đáy ABC là tam giác cân tại A có
AB
= AC 
= 2a , BAC = 120° . Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là
Lời giải

1  1 2a.2a. 3 = a 2 3 .
Ta có S ∆ABC
= =. AB. AC.sin BAC
2 2 2
2
cho là V a=
Do đó thể tích khối lăng trụ đã= 3.a 3 3a 3 .
Câu 3. Cho lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A và AB = a , AC = a 3 , mặt
phẳng ( A′BC ) tạo với đáy một góc 30° . Thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
Lời giải

Page 3
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' C'

B'

A C

H
B

 BC ⊥ AH
Gọi AH là đường cao của tam giác ABC , ta có  ⇒ BC ⊥ ( AA′H ) ⇒ BC ⊥ A′H nên
 BC ⊥ AA′
góc giữa mặt phẳng ( A′BC ) và mặt phẳng ( ABC ) là góc 
AHA=′ 30° .

1 1 1 1 1 4 a 3
Ta có = 2+ =2+ = 2 ⇒ AH = .
( )
2 2 2
AH AB AC a a 3 3a 2

AA′ a 3 1 a
tan 30° = ⇒ AA′ = AH .tan 30° = . = .
AH 2 3 2

1 1 a2 3
S ∆ABC
= .=
AB. AC = .a.a 3 .
2 2 2

a a 2 3 a3 3
Do đó V=
ABC . A′B′C ′ AA
=′.S ∆ABC
.
= .
2 2 4
Câu 4. Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông tại A và AB
= AC = a
. Biết góc giữa hai đường thẳng AC ' và BA ' bằng 60 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ theo
0

a.
Lời giải
A
C

C'
A'

B' D

Gọi D là đỉnh thứ tư của hình bình hành A ' B ' DC ' . Vì tam giác ABC vuông cân tại A nên
A ' B ' DC ' là hình vuông.
Khi đó góc giữa AC ' và BA ' bằng góc giữa BA ' và BD và bằng 60° .

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

+ Trường hợp 1: Góc A ' BD= 60° .


Gọi O là tâm của hình vuông A ' B ' DC ' .
Ta có A=
' D 2 A= 'C' a 2 .
' O B=
Tam giác A ' BD có A′B = A′B′2 + BB′2 = DB′2 + BB′2 = BD nên ∆A ' BD cân tại B.
Do  ′B A=
A ' BD= 60° nên tam giác ∆A ' BD đều suy ra A= ′D a 2 .
Từ đó tính được B′B = A′B 2 − A′B′2 = a .
a3
Thể tích lăng trụ
= là V BB
= ′.S ABC .
2
+ Trường hợp 2: Góc A′BD
= 120° .
Lập luận như trường hợp 1 ta cũng có ∆A ' BD cân tại B. Do đó BO là tia phân giác cũng đồng
thời là đường cao.
a 2
A′O a 6 a 2
Tính được BO = 0
= 2 = < = B′O là điều vô lý vì BO là cạnh huyền trong tam
tan 60 3 6 2
giác vuông BB′O .

Page 5
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 5: THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ XIÊN


LOẠI 1. TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ XIÊN BẰNG CÁCH XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO VÀ DIỆN
TÍCH ĐÁY
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ): Chiều cao của lăng trụ bằng khoảng cách từ một
điểm thuộc mặt đáy này đến mặt đáy kia. Thông thường ta xác định chiều cao bằng cách tìm hình chiếu
vuông góc của một đỉnh lên mặt đáy còn lại rồi tính khoảng cách giữa hai điểm đó.
 a 10
Câu 1. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có ACB
= 135° , CC ′ = , AC = a 2 , BC = a . Hình chiếu vuông
4
góc của C ′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trung điểm M của đoạn thẳng AB . Tính theo a thể
tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
Lời giải

C' B'

A'

C a
B
a 2 135°
M
A

1 a2
Diện tích tam giác
= ABC là S ABC =CA.CB.sin 
ACB .
2 2
Trong tam giác ABC ta có

 = 2a 2 + a 2 − 2.a 2.a.  − 2  = 5a 2 .
AB 2 = CA2 + CB 2 − 2CA.CB.cos ACB  2 
 
Theo công thức tính độ dài đường trung tuyến thì

2 ( CA2 + CB 2 ) − AB 2 2 ( 2a 2 + a 2 ) − 5a 2 a 2
2
=CM = = .
4 4 4

10a 2 a 2 a 6
Tam giác C ′CM vuông tại M nên C ′M
= CC ′2 − CM=
2
− = .
16 4 4

a 2 a 6 a3 6
Vậy thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là V =S ABC .C ′M = ⋅ = .
2 4 8

 7a
Câu 2. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , BCD = 120° , AA′ = . Biết
2
rằng hình chiếu vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABCD ) trùng với giao điểm của AC và BD .
Tính theo a thể tích V của khối hộp.

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

A' D'

B'
C'

A
D
120° a
H
B a C

2
Diện tích hình thoi ABCD
= là S ABCD CB
=  a 3.
.CD.sin BCD
2
Gọi H là giao điểm của AC và BD .
 = 60° . Suy ra ABC là tam giác đều.
= 120° nên ABC
Hình thoi ABCD có BCD
1 a
Do đó, =
AH =AC .
2 2
2 2
 7a   a 
Tam giác AHA′ vuông tại H nên A′H = AA′ − AH =
2 2
  −   = a2 3 .
 2  2

a2 3
Vậy thể tích của khối hộp là V = S ABCD . A′H = ⋅ a 2 3 = 3a 3 .
2
Câu 3. Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Độ dài cạnh bên bằng 4a . Mặt

phẳng ( BCC ′B′ ) vuông góc với đáy và B ′BC= 30° . Tính thể tích khối lăng trụ đã cho.

Lời giải
B' C'

A'

4a

B C
H

a2 3
Diện tích tam giác ABC là S ABC = .
4
Page 7
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là hình chiếu của B′ trên BC . Từ giả thiết suy ra B′H ⊥ ( ABC ) .
1  1
Diện tích tam giác BB′C là S BB′C = BB′.BC = .sin B ′BC 4a.a.sin 30° = a 2 .
2 2
1 2 S BB′C 2a 2
Mặt khác S BB′C = B′H .BC ⇒ B′H = = = 2a .
2 BC a
a 2 3 a3 3
Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C là
′ ′ ′ V = B ′H .S ABC = 2a. = .
4 2
Câu 4. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác vuông cân đỉnh A , AB = a , AA′ = 2a , hình chiếu
vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm H của cạnh BC . Tính thể tích của khối lăng
trụ ABC. A′B′C ′ theo a .
Lời giải
A' C'

B'

A
C
H
B

1 a2
là S ABC
Diện tích tam giác ABC = =AB. AC .
2 2
1 a 2
AH
Vì tam giác ABC vuông cân đỉnh A có AB = a nên BC = a 2 , = =BC .
2 2
2a 2 a 14
Tam giác AA ' H vuông tại H nên A′H = AA′2 − AH 2 = 4a 2 − = .
4 2
a 2 a 14 a 3 14
Vậy thể tích khối lăng trụ V=
ABC . A′B′C ′ S= ′
ABC . A H = . .
2 2 4
Câu 5. Cho lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , ABC  = 120° , AA′ = a . Biết rằng
hình chiếu vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABCD ) là trọng tâm của tam giác ABD . Tính theo a
thể tích V của khối hộp
Lời giải
B' C'

A'
D'

B a
C
a 120°

G O
A D

 a2 3
Diện tích hình thoi ABCD
= là S ABCD BA
= .BC.sin ABC .
2
Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi O là tâm hình thoi ABCD và G là trọng tâm của tam giác ABD .

Hình thoi ABCD có  = 60° . Suy ra ABD là tam giác đều.


= 120° nên BAD
ABC

2 2 a 3 a 3
Do đó, AG =AO =⋅ = .
3 3 2 3
2
a 3 a 6
Tam giác AGA′ vuông tại G nên A′G = AA′ − AG = a − 
2 2
.
2
 3  = 3
 

a 2 3 a 6 a3 2
Vậy thể tích của khối hộp là V = S ABCD . A′G = ⋅ = .
2 3 2

Câu 6. Cho Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A , 
ABC= 30° . Điểm M là trung
điểm cạnh AB , tam giác MA′C đều cạnh 2a 3 và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính
thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
Lời giải

A' C'

B'

A C
H
M

Gọi H là trung điểm của MC .


 A′H ⊥ MC

Ta có ( A′MC ) ⊥ ( ABC ) ⇒ A′H ⊥ ( ABC ) .
 ′
( A MC ) ∩ ( ABC ) =
MC
 MC = 2a 3
Tam giác MA′C đều cạnh 2a 3 ⇒ 
 A′H = 3a
 BC = 2 x
Đặt AC= x > 0 , tam giác ABC vuông tại A có  ABC= 30° ⇒ 
 AB = x 3
Áp dụng công thức tính độ dài trung tuyến ta có
2 CA2 + CB 2 AB 2 x 2 + 4 x 2 3x 2 4a 3
CM
= − ⇔= 12a 2 − =⇔x .
2 4 2 4 7
1 1 12a 4a 3 24a 2 3
Suy=
ra S ABC =AB. AC . = . .
2 2 7 7 7
Page 9
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

72a 3 3
Do đó V=
ABC . A′B′C ′
′H .S ABC
A= .
7

LOẠI 2. TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ XIÊN KHI BIẾT CÁC YẾU TỐ GÓC, KHOẢNG CÁCH
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ): Sử dụng giả thiết về góc, khoảng cách để xác định
chiều cao và diện tích đáy của lăng trụ.
Câu 1. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại B,  ACB= 60° , BC = a, AA′ = 2a
. Cạnh bên tạo với mặt phẳng ( ABC ) một góc 30° . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

Lời giải

A' C'

2a
B'

30°
A C
60°
H
a

B
AB
Tam giác ABC vuông tại B nên tan 60
= ° ⇒ AB 3 a 3.
= BC. =
BC
1 a2. 3
Diện tích đáy=
là S ABC =AB.BC .
2 2
Gọi H là hình chiếu của A′ lên mặt phẳng ( ABC ) . Góc giữa cạnh bên AA′ và đáy là A′AH= 30°
.
1
Trong tam giác vuông A′HA ta có A= ′H AA′.sin =30° 2a= . a..
2
a 2 3 a3. 3
Thể tích khối lăng trụ
= là V A′H= . S ABC a=. .
2 2
Câu 2. Cho khối lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a , điểm A′ cách đều ba điểm A
, B , C , cạnh bên AA′ tạo với mặt đáy một góc 60° . Tính thể tích của khối lăng trụ.

Lời giải

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' C'

B'

60°
A C

a G
M
B
a2 3
Diện tích tam giác đều ABC là S ABC = .
4
Gọi M là trung điểm của BC và G là trọng tâm của tam giác đều ABC .

Vì A= ′B A′C nên A′G ⊥ ( ABC ) .


′A A=

Khi đó, góc giữa cạnh bên AA′ và mặt đáy là 


A′AG= 60° .

2 2 a 3 a 3 a 3
Ta tính được AG =AM =⋅ = và A′G = AG tan 
A′AG = ⋅ 3= a .
3 3 2 3 3

a3 3
′C ′ là V S=
Vậy thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B= ′
ABC . A G .
4

Câu 3. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A , cạnh BC = 2a và ABC = 60° .

Biết tứ giác BCC ′B′ là hình thoi có B ′BC nhọn. Biết ( BCC ′B′ ) vuông góc với ( ABC ) và ( ABB′A′ )
tạo với ( ABC ) góc 45° . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

Lời giải

B' C'

A'
2a

H
B C
K

1 a2 3
Ta có AB  BC.sin 30  a  AC  a 3, S ABC  AB. AC  .
2 2

Page 11
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Kẻ BH  BC , H  BC. Ta có  BCC B   ABC  nên B H   ABC .


 ABBA   ABC   AB
 AB  BH
Kẻ HK  AB, K  AB. Ta có   BK  AB.
 AB  HK

Do đó góc giữa  ABBA và  ABC  bằng góc giữa BK và HK bằng B KH  45.
HK 2 HK 2 BH
Ta có BH  HK , BH   BH   .
sin 60 
3 3
4 BH 2 2a 3
BB 2  BH 2  HB 2  4a 2  BH 2   BH 
3 7
2a 3 a 2 3 3a 3
Thể tích khối lăng trụ ABC. A BC  là VABC . ABC   BH .S ABC 
.  .
7 2 7
Câu 4. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của điểm A′ lên
mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa hai đường AA′ và BC
a 3
bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
4
Lời giải

A'
B'

H C'

A B

G
N
M

Gọi M là trung điểm của BC và G là trọng tâm tam giác ABC .

Dễ thấy AM ⊥ BC , A′G ⊥ BC ⇒ BC ⊥ ( A′AM ) .

Gọi H là hình chiếu của M lên AA′ .

a 3
Từ đó suy ra khoảng cách giữa hai đường AA′ và BC bằng MH = .
4

a 3 a2
, A′A = A′G + AG = x +
2 2 2
Đặt A′G = x , ta tính được AM = .
2 3

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3 3 a2 a
Ta có A′ G. AM
= HM . A′ A ⇒ x.a = a ⋅ x 2
+ ⇔= x .
2 4 3 3
a a 2 3 a3 3
Thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là V = A′G.S ABC = ⋅ = .
3 4 12
Câu 5. Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a , góc giữa hai mặt phẳng
( A′BC ) và ( ABC ) bằng 60° , A= ′B A′C . Tính thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
′A A=
Lời giải

A'
C'

B'

A C
60°
a G
M
B

a2 3
Diện tích tam giác đều ABC là S ABC = .
4
Gọi M là trung điểm của BC và G là trọng tâm của tam giác đều ABC .

Vì A= ′B A′C nên A′G ⊥ ( ABC ) .


′A A=

Kết hợp với ( A′BC ) ∩ ( ABC ) =


BC , GM ⊥ BC suy ra góc giữa ( A′BC ) và ( ABC ) là

A′MG= 60° .

1 1 a 3 a 3 a 3 a
Ta tính được MG =AM =⋅ = và A′G = MG tan 
A′MG = ⋅ 3= .
3 3 2 6 6 2

a3 3
Vậy thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B=
′C ′ là V S= ′
ABC . A G .
8

Câu 6. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a 3 , BD = 3a . Hình chiếu vuông
góc của B lên mặt phẳng ( A′B′C ′D′) là trung điểm của A′C ′ . Biết rằng côsin của góc tạo bởi hai
21
mặt phẳng ( ABCD ) và (CDD′C ′) bằng . Tính theo a thể tích khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ .
7
Lời giải

Page 13
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A D

B
C

A'
D'
H
O
B' C'


Áp dụng định lý côsin cho tam giác A′B′D′ suy ra B ′A′D′ = 120o. Do đó A′B′C ′ , A′C ′D′ là các tam
giác đều cạnh a 3.
O A′C ′ ∩ B′D′ , ta có BO ⊥ ( A′B′C ′D′ ) .
Gọi=

Kẻ OH ⊥ A′B′ tại H, suy ra A′B′ ⊥ ( BHO ) . Do đó ( ( ) .


ABCD ) , ( CDD′C ′ ) = BHO

21
 =.
 = ⇒ tan BHO 2
Từ cos BHO
7 3

 A′O.sin = 2 a 3
⇒ BO HO.tan
= = BHO 600. .
3 2
a 3 9a 3
Vậy VABCD. A′B′C ′D′
= = .a 3.a 3.sin 600 .
2 4

Câu 7. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có A′B vuông góc với mặt phẳng đáy ( ABCD ) , góc của AA′ với
( ABCD ) bằng 45o .Khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB′ và DD′ bằng 1. Góc của mặt
( BB′C ′C ) và mặt phẳng ( CC ′D′D ) bẳng 60o .Tính thể tích khối hộp đã cho.
Lời giải

A′AB là góc giữa AA′ và mặt phẳng ( ABCD ) . Suy ra 


Ta có A′B ⊥ ( ABCD) ⇒  A′AB= 45° .

Page 14
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Goị H , K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A ' lên đường thẳng BB ' và DD′ . Khi đó,

′K 1 và AA′ ⊥ ( A′HK ) .
′H A=
A=

Hình bình hành ABB′A′ có A′B ⊥ AB và  A′AB = 45o nên các tam giác A′AB và A′BB′ là các tam
giác vuông cân tại B và A′ . Từ đó suy ra H là trung điểm của BB′ và
A′H = 1 ⇒ BB′= 2 A′H = 2

Vì ABCD. A′B′C ′D′ là hình hộp nên góc giữa hai mặt phẳng ( BCC ′B′ ) và ( CDD′C ′ ) bằng góc giữa
hai mặt phẳng ( ABB′A′ ) và ( ADD′A′ ) . Suy ra góc giữa A′H và A′K bằng 60o .

  1  3
Vậy HA′K = 60o hoặc HA′K = 120o . S ∆A′HK =⋅A′H A′K sin HA′K =
2 4

3 3
Từ đó suy ra VABD. A′B′D′ =AA′.S ∆A′HK =⋅
2 = .
4 2

Vì ABCD. A′B′C ′D′ là hình hộp nên VABC


= D . A′B′C ′D ′ ' 2=
VABD. A′B′D′ 3.

Page 15
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

LOẠI 3. TÍNH THỂ TÍCH LĂNG TRỤ (TAM GIÁC) GIÁN TIẾP QUA THỂ TÍCH KHỐI CHÓP
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ):
Gọi V là thể tích của khối lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ . Khi đó,
1 A' C'
• Thể tích khối chóp A′. ABC là VA′. ABC = V .
3 B'
2
• Thể tích khối chóp A′.B′C ′CB là VA′. B′C ′CB = V .
3
3
a 2
• Thể tích khối tứ diện đều cạnh a là V = . C
12 A

Câu 1. Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Biết diện tích mặt bên ABB′A′ bằng 15, khoảng cách từ C đến mặt phẳng
( ABB′A′ ) bằng 6. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
Lời giải
A' C'

B'

C
A

B
Gọi V là thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
1 1
Thể tích khối chóp C. ABB′A′ là VC . ABB′A′ =S ABB′A′ .d ( C , ( ABB′A′ ) ) =⋅15.6 =
30 .
3 3
3 3
Thể tích khối lăn trụ ABC. A′B′C ′ là V = VC . ABB′A′ = ⋅ 30 =45 .
2 2
Câu 2. Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có A′ABC là tứ diện đều cạnh a . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′
Lời giải
A' C'

B'

a a
a

a
A C
a a
B

a3 2
Thể tích khối tứ diện đều cạnh a là VA′ABC = .
12
a3 2 a3 2
Vậy thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là V =
3VA′ABC =
3⋅ = .
12 4

Câu 3. Cho khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ có tất cả các cạnh bằng a và các góc  = 
A′AB A′AD = 60°
= 120° , BAD
. Tính thể tích V của khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ .
Lời giải
Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A B

D
a
C

a
A' B'

a
D' C'

Hình bình hành ABB′A′ có A′AB= 120° nên  AA′B=′ 60° . Suy ra AA
=′ AB ′B ′ a .
=′ A=
Tương tự, tam giác AA′D′ đều nên AA=′ AD =′ A= ′D ′ a .
= 60° nên BD =
Tam giác ABD cân tại A có BAD AB = AD = a ⇒ B′D′ =
BD =a.
Do đó, tứ diện AA B D là tứ diện đều cạnh a .
′ ′ ′
a3 2
Thể tích khối tứ diện đều AA′B′D′ là VAA′B′D′ = .
12
a3 2 a3 2
Vậy thể tích khối hộp là V =
2VABD. A′B′D′ =
2.3.VAA′B′D′ =
2.3 ⋅ = .
12 2
DẠNG 6: THỂ TÍCH CÁC KHỐI ĐA DIỆN KHÁC
Câu 1. Cho hình chóp S . ABC có AB
= 3a, AC
= 4a, BC
= 5a , SA
= SB = 6a . Tính thể tích khối chóp
= SC
S . ABC .
Lời giải


= AB 3= a, BC 5a nên tam giác ABC vuông tại A .
a, AC 4=
Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng ( ABC ) . Vì SA
= SB
= SC nên H là tâm
đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và chính là trung điểm của BC .
25 2 119a
Xét tam giác vuông SBH ta có SH = SB 2 − HB 2 = 36a 2 − a = .
4 2
1
Diện tích tam giác ABC là S ∆ABC = ⋅ AB ⋅ AC =6a 2 .
2
1 119
Vậy thể tích khối chóp S . ABC là VS . ABC = ⋅ 6a 2 ⋅ a=a 3 119 .
3 2

Page 17
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và B . Hình chiếu vuông góc của S trên
mặt đáy ( ABCD ) trùng với trung điểm AB . Biết AB = 1, BC = 2, BD = 10. Góc giữa hai mặt
phẳng ( SBD ) và mặt phẳng đáy là 60° . Tính thể tích V của khối chóp S .BCD.
Lời giải

Gọi I là trung điểm của AB , G là chân đường cao kẻ từ A xuống BD , H là trung điểm BG .
.
Khi đó IH ⊥ BD ⇒ BD ⊥ ( SHI ) . Vậy góc giữa mặt phẳng ( SBD ) và mặt phẳng đáy là góc SHI

Ta có AD = BD 2 − AB 2 = 3 .
1 1 1
Xét tam giác vuông ABD có = 2 2
+
AG AB AD 2
3 10 3 10
⇒ AG= ⇒ IH=
10 20
3 30
.tan 60°
⇒ SI IH =
= .
20
1 1
Hơn nữa
= S ∆BCD d ( D, BC
= ) .BC = AB.BC 1 .
2 2
1 30
Vậy
= VS . BCD = SI .S ∆BCD .
3 20
Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông tâm O cạnh bằng a. Hình chiếu vuông góc của đỉnh
S lên mặt phẳng ( ABCD ) là trung điểm của cạnh OC. Góc giữa mặt phẳng ( SAB ) và mặt phẳng
( ABCD ) bằng 60°. Tính theo a thể tích V của hình chóp S . ABCD.
Lời giải

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là trung điểm của cạnh OC ⇒ SH ⊥ ( ABCD ) .


 AB ⊥ HP
Kẻ HP ⊥ AB ( P ∈ AB ) , ta có  ⇒ AB ⊥ ( SHP ) ⇒ AB ⊥ SP .
 AB ⊥ SH
  =600 ⇒ tan 600 = SH = 3 ⇒ SH = HP 3 .
Do đó ( ( SAB ) ; ( ABCD ) ) = SPH
HP
Xét mặt phẳng ( ABCD ) , ta có
 HP ⊥ AB HP AH 3 3 3a 3a 3
 ⇒ HP / / BC ⇒ = = ⇒ HP = BC = ⇒ SH = .
 BC ⊥ AB BC AC 4 4 4 4
1 1 3a 3 2 a 3 3
⇒V
= SH
= .S ABCD . = .a .
3 3 4 4

Câu 4. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SB , N là điểm
thuộc cạnh SC sao cho SN = 2CN , P là điểm thuộc cạnh SD sao cho SP = 3DP . Mặt phẳng
( MNP ) cắt SA tại Q . Biết khối chóp S .MNPQ có thể tích bằng 1 . Tính thể tích khối đa diện
ABCD.QMNP .
Lời giải
S

M
Q
I
P N
B
A
D O
C

Gọi O = AC ∩ BD ; I =∩ SO PM ; Q =∩ IN SA .
SA SB SC 3 SD 4
Đặt=a ;=b = 2 ;= c = ;=d = .
SQ SM SN 2 SP 3
11
Ta có: a + c = b + d ⇒ a = .
6
V a+b+c+d 5 22
Ta có: S .MNPQ = =⇒ VS . ABCD = .
VS .BCDA 4abcd 22 5

Page 19
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

17
Vậy VABCD.QMNP = VS . ABCD − VS .MNPQ =
.
5
Câu 5. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ cạnh bằng 1. Gọi M là trung điểm cạnh BB′ . Mặt phẳng
( MA′D ) cắt cạnh BC tại K . Tính thể tích của khối đa diện A′B′C ′D′MKCD .
Lời giải

 1
( A ' A + MB ) . AB 1 +  .1 3
= 2
S A ' MBA
= =
2 2 4
1 1 3 1
Nên VD. A ' ABM = .S A ' MBA=
. AD = . .1
3 3 4 4
V BM BK 1 1 1
* Dễ thấy B.MKD = .= = .
VB.CB'D BB ' BC 2 2 4
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Suy ra=
VB.MKD =VB.CB'D . .S DB
= C .BB ' . . .DC.BC
= .BB ' . .= .1.1.1
4 4 3 4 3 2 4 3 2 24
1 1 17
*Vậy VA ' B 'C ' D '.MKCD =1 − VD. A ' ABM − VB.MKD =1 − − =
4 24 24
Câu 6. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ có cạnh bằng a . Gọi O là tâm hình vuông ABCD . S là điểm
đối xứng với O qua CD′ . Tính thể tích khối đa diện ABCDSA′B′C ′D′ .
Lời giải

1
VABCDSA′B′C ′D′ =VABCD. A′B′C ′D′ + VS .CDD′C ′ = a 3 + .SCDD′C ′ .d ( S ; ( CDD′C ′ ) )
3
1 1 1 1 a 7 3
= a 3 + .a 2 .d ( O; ( CDD′C ′ )= ) a 3 + .a 2 . d ( A; ( CDD′C ′ ) ) = a 3 + .a 2 . = a .
3 3 2 3 2 6
Câu 7. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng V . Gọi M , N , P, Q, E , F lần lượt là tâm các hình bình
hành ABCD, A′B′C ′D′, ABB′A′, BCC ′B′, CDD′C ′, DAA′D′ . Tính thể tích khối đa diện có các đỉnh
M , P, Q, E , F , N .

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
B' C'

A'
D'

Q
P
E

F
C
B

A D

Gọi V1 là thể tích khối đa diện có các đỉnh M , P, Q, E , F , N .


Gọi S , h lần lượt là diện tích đáy và chiều cao của hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ .
1 1 S
= Ta có : S PQEF =PE.QF .sin ( PE , QF ) = AB.BC.sin ( AB, BC ) .
2 2 2
1 1S V
Suy ra V1 = S PQEF .  d ( M , ( PQEF ) ) + d ( N , ( PQEF ) )  = h= .
3 32 6
Câu 8. Cho khối tứ diện ABCD có thể tích V . Gọi V ′ là thể tích của khối tám mặt có các đỉnh là trung điểm
V′
các cạnh của khối tứ diện ABCD. Tính tỉ số .
V
Lời giải

V AM AN AP 1
=
Ta có : A.MNP = . . .
V AB AC AD 8
V
Suy ra V = .
A.MNP 8
V
Tương tự, ta có V= V= V= .
B.MSQ C.NQR D.PSR 8
V V′ 1
Từ đó suy ra V ′ = . Nên = .
2 V 2
Câu 9. Cho khối chóp tứ giác đều S . ABCD, có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a tâm O ; cạnh bên
bằng a 3. Gọi M là trung điểm của CD , H là điểm đối xứng của O qua SM . Tính thể tích khối
đa diện ABCDSH .
Lời giải

Page 21
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Khối đa diện ABCDSH được chia thành hai khối chóp S . ABCD và H .SCD.
1 1 10
 VS . ABCD =SO.S ABCD = SB 2 − OB 2 .S ABCD = a 3 .
3 3 6
 Vì H là điểm đối xứng của O qua SM nên d ( O, ( SCD ) ) = d ( H , ( SCD ) )
1 10 3
Suy ra: V=
H . SCD V=
O . SCD VS=
. ABCD a .
4 24
5 10
Vậy thể tích khối đa diện cần tính bằng VS . ABCD + VH .SCD =a 3 .
24
Câu 10. Cho hình đa diện như hình vẽ, trong đó ABCD. A′B′C ′D′ là hình hộp chữ nhật với AB = 2a,
= AD
AA′ = a, S . ABCD là hình chóp có các cạnh bên bằng nhau và bằng a 3. Tính thể tích của khối tứ
diện SA′BD .
Lời giải

Gọi O =AC ∩ BD, I =SA′ ∩ AC . Ta thấy VS=


. A′BD VS .DBI + VA′.DBI .
Tính được DB = 2 2a ⇒ OB = 2a và SO  SB 2  OB 2  a  A A.
Suy ra V =V +V =2V .
S . A′BD S .DBI A′.DBI S .DBI
1
Ta có=S∆DBI =S a2.
4 ABCD
1 2 2 2a3
Vậy V = 2V = 2. S = .SO = a .a .
S . A′BD S .DBI 3 ∆DBI 3 3
Câu 11. Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích là V . Hai mặt phẳng ( ACB′ ) và ( BA′C ′ ) chia khối lăng
trụ đã cho thành bốn phần. Tính thể tích phần lớn nhất.
Lời giải

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi I = A′B ∩ AB′, J = B′C ∩ BC ′ .


1 1 1
Ta tính được= V ′ ;V
V= =V V.
B BAC 3 BJIB′ 4 B′BAC 12
1 1 1
Suy ra V =V ′ ′ ′ = V − V = V .
ABCJI A B C JI 3 12 4
1 1 5
Vậy V = V − V − V = V.
ACC ′A′IJ 3 4 12
DẠNG 7: CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG THỂ TÍCH TÍNH DIỆN TÍCH, KHOẢNG CÁCH,…
PHƯƠNG PHÁP GIẢI (KIẾN THỨC CẦN NHỚ)
1. Công thức tính thể tích
1
- Thể tích khối chóp: V = B.h
3
- Thể tích khối lăng trụ: V = B.h
1
- Thể tích khối tứ diện: VABCD = AB.CD.d ( AB, CD ) .sin 
6
(
AB, CD )
Trong đó: B : Diện tích đáy, h : Chiều cao hạ từ đỉnh tới đáy tương ứng.
2. Công thức tính diện tích, khoảng cách, góc dựa vào thể tích
- Diện tích khối đa diện:
3V
+ Khối chóp: B =
h
V
+ Khối lăng trụ: B =
h
3Vchop V
- Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng: =h = l .tru
B B
6.VABCD
3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau: d ( AB, CD ) =
AB.CD.sin  (
AB, CD )
DẠNG 7.1: ỨNG DỤNG THỂ TÍCH TÍNH KHOẢNG CÁCH TỪ ĐIỂM ĐẾN MẶT PHẲNG
Câu 1. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a 3 và thể tích bằng a 3 . Tính chiều cao h của
hình chóp đã cho.
Lời giải

( )
2
Diện tích mặt đáy: S = a 3 = 3a 2 .

1 3V 3a 3
Ta có: V = S .h ⇒ h = = 2 = a .
3 S 3a
Câu 2. Cho khối chóp S . ABC có đáy là tam giác đều, SA ⊥ ( ABC ) và SA = a . Biết thể tích của khối S . ABC
bằng 3a 3 . Tính độ dài cạnh đáy của khối chóp S . ABC .
Page 23
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
S

A C h

B B C
3
Tam giác ABC là tam giác đều cạnh x nên đường
= .sin 60° x
cao h AB= .
2
1 3VS . ABC 3 3a 3
Ta có VS . ABC = .SA.S ∆ABC ⇒ S ∆ABC = = = 3 3a 2 .
3 SA a
1 1 3
3 3a 2 ⇔ x
⇒ .h.BC = 3 3a 2 ⇔ x 2 =
.x = 12a 2 ⇔ x =2 3a .
2 2 2
Câu 3. Cho hình chóp S . ABC có SA , SB , SC đôi một vuông góc và SA = a , SB = a 2 , SA = a 3 . Tính
khoảng cách từ S đến mặt phẳng ( ABC ) .
Lời giải

a 2

S a 3
C
a

1 a3 6
=
 Thể tích khối chóp: V =SA.SB.SC .
6 6
 AB = SA2 + SB 2 = a 3 ; AC = SA2 + SC 2 = 2a ; BC = SB 2 + SC 2 = a 5 ;
a 2 11 AB + AC + BC
 S ABC = p ( p − AB )( p − AC )( p − BC ) = , với p = .
2 2
3V a 66
 Suy ra: d ( S , ( ABC
= )) = .
S ABC 11
Câu 4. Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng a 2 . Tam giác SAD cân tại S và
4
mặt bên ( SAD ) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích của khối chóp S . ABCD bằng a 3 . Tính
3
khoảng cách h từ điểm B đến mặt phẳng ( SCD ) .

Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

Ta có chiều cao của khối chóp S . ABCD là SI với I là trung điểm của AD .
4 1 4 3
Suy ra thể tích của khối chóp S . ABCD bằng a 3 ⇔ 2a 2 .SI = a ⇔ SI = 2a .
3 3 3
Xét tam giác SCD vuông tại D có:
3a 2 1 1 3a 2 3a 2
SD = SI 2 + ID 2 = nên
= S ∆SCD = SD.CD . = .a 2 .
2 2 2 2 2
4 1 4
S . ABCD 2=
Thấy ngay V= VS .BCD 2VB.SCD= ⇔ a3 2. S∆SCD
= .h ⇔ h a.
3 3 3
Câu 5. Lăng trụ ABC. A′B ′C ′ có đáy là tam giác vuông cân tại A , AB = a , biết thể tích của lăng trụ
4a 3
ABC. A′B ′C ′ là V = .Tính khoảng cách h giữa AB và B ′C ′ .
3
Lời giải
B C

A
h

B' C'
a a
A'

′ ) d ( AB, ( A′B ′C ′=
Ta có AB  ( A′B ′C ′ ) ⇒ d ( AB, B ′C= ) ) d ( B, ( A′B ′C ′ ) ) .
4a 3
2
a V 8a
Dễ có: S ∆ABC = . Mà V = S ∆ABC .h ⇒ h= = 32 = .
2 S ∆ABC a 3
2
Câu 6: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với đáy và thể tích của
a3
khối chóp đó bằng . Tính cạnh bên SA.
4
Lời giải
a2 3
Đáy là tam giác đều cạnh a nên diện tích S ABC = .
4

Page 25
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a 3
1 3VS . ABC
SA là đường cao nên VS . ABC= SA.S ABC ⇒ SA
= = 24 = a 3 .
3 S ABC a 3
4

a3 3
Câu 7: Cho hình chóp S . ABC có thể tích bằng , đáy là tam giác đều cạnh a 3 . Tính chiều cao h của
3
hình chóp đã cho.
Lời giải
3
a 3
3.
1 3V 3 4a
Ta có: V = S ABC .h ⇒ =
h = = .
3 S ABC 3 3
( )
2
a 3 .
4
Câu 8: Cho tứ diện OABC có OA , OB , OC đôi một vuông góc. Biết OA = a , OB = 2a , OC = a 3 . Tính
khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng ( ABC ) .
Lời giải
A

O C

1 a3 3
VOABC =
= OA.OB.OC .
6 3
Tính được AB = OA2 + OB 2 = a 5 , AC = OA2 + OC 2 = 2a , BC = OB 2 + OC 2 = a 7 .
19 2 AB + AC + BC
S ABC = p ( p − AB )( p − AC )( p − BC ) = a (với p = )
2 2
1 3VOABC 2 3
Gọi h = d ( O; ( ABC ) ) . Ta có VOABC
= h.S ABC =
⇒h = a.
3 S ABC 19
Câu 9: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 2a , cạnh bên bằng SA vuông góc với đáy,
SA = a . Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng ( SBC ) ?
Lời giải

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2a C
A
2a E
2a
B

Ta có SB = SC = a 5; SE = 5a 2 − a 2 = 2a. (E là trung điểm BC)


(=
2a ) 3
2

Diện tích tam giác ABC


= là S 3a 2 .
4
1 1
Diện tích của tam giác SBC
= là S ′ SE.BC =
= .2a.2a 2a 2 .
2 2
1 3 3
Thể tích hình chóp S . ABC
= là V =a. 3a 2 a.
3 3
3 3 1 3a 3 3a
Mặt khác V ==a d ( A; ( SBC ) ) .S ′ ⇒ d ( A; ( SBC ) ) = 2
= .
3 3 2a 2

Câu 10: Cho hình chóp S . ABC có  = 60° , 


ASB= CSB ASC= 90° , SA
= SB = a . Tính khoảng cách d
= SC
từ điểm A đến mặt phẳng ( SBC ) .
Lời giải

A
H
C

Ta có: ∆SAB , ∆SBC là các đều cạnh a nên AB


= BC
= a
Ta lại có: ∆SAC vuông cân tại S nên AC = a 2
2 a2
Dễ có : AC
= AB 2 + BC 2 nên ∆ABC vuông tại B và S ABC =
2
Gọi H là trung điểm của AC . Vì HA = HC và SA
= HB = SC nên SH ⊥ ( ABC ) và
= SB
AC a 2
SH
= = .
2 2
a 2 a2
.
3VS . ABC SH .S ABC 2 2 a 6
Vậy d  A; ( SBC
= )  = = =
S SBC S SBC 2
a 3 3
4
Page 27
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 11: Cho tứ diện ABCD có AB = a , AC = a 2 , AD = a 3 , các tam giác ABC , ACD , ABD là các
tam giác vuông tại đỉnh A . Tính khoảng cách d từ điểm A đến mặt phẳng ( BCD ) .
Lời giải
D

A C

Do các tam giác ABC , ACD , ABD vuông tại A nên nếu D là đỉnh hình chóp thì AD là đường
cao của hình chóp.
1 1 1 a3 6
Khi đó thể tích khối chóp D. ABC =
là: VD. ABC =.DA.S ABC .a 3.= .a 2.a .
3 3 2 6
1 3VABCD
Ta lại có V=
ABCD V=
D . ABC .d ( A, ( BCD ) ) .S BCD ⇒ d ( A, ( BCD ) ) = .
3 S BCD
Ta có AB = a , AC = a 2 , AD = a 3 nên BC = a 3 , BD = 2a , CD = a 5 .
11 2
Theo công thức Hê rông, ta có S BCD = a .
2
a3 6
3.
6 a 66
Vâỵ d ( A, (=
BCD ) ) = .
11 2 11
a
2

DẠNG 7.2: ỨNG DỤNG THỂ TÍCH TÍNH KHOẢNG CÁCH GIỮA 2 ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Tính khoảng cách hai đường thẳng chéo nhau a, b .
( a, (α ) ) d ( A, (α ) ) với A ∈ a, a // (α ) , b ⊂ (α )
d ( a, b ) d=
+ Ta chuyển khoảng cách=
3VS . ABC
ha AH
+ Áp dụng công thức = = .
S ABC
Câu 1. Cho hình chóp tam giác S . ABC có SA vuông góc với mặt đáy, tam giác ABC vuông cân tại B ,
= a , góc giữa mp ( SBC ) với mp ( ABC ) bằng 60 . Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam
0
BA
= BC
giác SBC . Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AI với BC .
Lời giải

Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A C

B
Kẻ IJ //BC , J thuộc cạnh SB . Suy ra= ( BC , ( AIJ )) d ( S , ( AIJ )) .
d ( AI , BC ) d=
Ta có:
1 1 a
Tam giác AIJ vuông tại J và =
AJ =SB =
a IJ = BC .
2 2 2
a2
Suy ra S ∆AIJ = .
4
VS . AIJ 1 1 a3 3
=⇒ VS . AIJ =VS . ABC = .
VS . ABC 4 4 24
3VS . AIJ a 3
Suy ra d ( AI=
, BC ) d ( S , (=
AIJ )) = .
S ∆AIJ 2
Câu 2. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thoi tâm O cạnh a ,  = 600 , SA
ABC = SB = 2a . Tính
= SC
khoảng cách giữa AB và SC .
Lời giải
S

A D
K O

G
B C

3VBSCD
AB // ( SCD ) ⇒ d ( AB, SC )= d ( AB, ( SCD ) )= d ( B, ( SCD ) )= .
S ∆SCD

2 2 a 2 a 11
2
Tam giác SGC vuông tại G suy ra SG= SC − GC = 4a − = .
3 3

Page 29
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a a 3
=
Tam giác ABC đều có cạnh bằng a nên: OC = , OB .
2 2
1 1 a a2 3
: S ∆BCD
Tam giác BCO vuông tại O= =OC.BD =. .a 3 .
2 2 2 4
1 1 a 11 a 2 3 a 3 11
Do=
đó: VSBCD =SG.S ∆BCD . = . .
3 3 3 4 12
CD ⊥ SG
CD ⊥ CG

Ta có:  ⇒ CD ⊥ ( SGC ) ⇒ CD ⊥ SC .
 SG ∩ CG = {G}
 SG, CG ⊂ ( SCG )

1 1
Tam giác SCD vuông tại C : =
S ∆SCD SC
= .CD = .2a.a a 2 .
2 2
3VBSCD a 11
Vậy d ( AB=
, SC ) = .
S ∆SCD 4
Câu 3. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có mặt đáy là tam giác đều cạnh AB = 2a . Hình chiếu vuông góc của
A′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trung điểm H của cạnh AB . Biết góc giữa cạnh bên và mặt đáy
bằng 60 . Tính khoảng cách hai đường chéo nhau BC và AA′ theo a .
0

Lời giải
A C

B

A C

H
F
B
K
E
3VABCB′ VABC . A′B′C ′
′, BC ) d ( AA′, ( BCC
Ta có: d ( AA= = ′B′ ) ) d ( A, ( BCC
= ′B′ ) ) d ( A, ( BCB
= ′) ) =
S BCB′ S BCB′
V=
ABC . A′B′C ′
′H .S ABC 3a 3 .
A=
∆BCB′ có: BC =2a; BB′ =AA′ = AH 2 + A′H 2 =2a ; B′C = B′E 2 + CE 2 = a 6 .
15 2 2 15
Suy ra: S BCB′ = a . Vậy d ( AA′, BC ) = a.
2 5

DẠNG 8: CÁC BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ THỂ TÍCH


DẠNG 8.1. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KIẾN THỨC CẦN NHỚ: Cho hình chóp S . ABC gọi A′, B′, C ′ lần lượt là các điểm thuộc cạnh SA, SB, SC
V SA′ SB′ SC ′
tương ứng (không trùng với S ) thì S . A′B′C ′ = . .
VS . ABC SA SB SC

Đặc biệt:
+ Nếu hai hình chóp có đáy cùng nằm trong một mặt phẳng và có đỉnh nằm trên đường thẳng song
V S
song với đáy thì 1 = 1 , trong đó S1 , S 2 lần lượt là diện tích đáy của hình chóp có thể tích V1 , V2
V2 S 2
tương ứng.
+ Nếu hai hình chóp có cùng đáy và hai đỉnh nằm trên đường thẳng cắt mặt đáy thì
V1 h1 S1M
= = , trong đó h1 , h2 lần lượt là đường cao của hình chóp có thể tích V1 ,V2 tương ứng và
V2 h2 S 2 M
M là giao điểm của S1S 2 với mặt phẳng đáy (với S1 , S 2 là đỉnh của các hình chóp).
+ Cho hình chóp S . A1 A2 A3 ... An . Gọi ( α ) là mặt phẳng song song với mặt đáy của hình chóp và cắt
các cạnh SA1 , SA2 ,..., SAn lần lượt tại M 1 , M 2 ,..., M n (mặt phẳng ( α ) không đi qua đỉnh). Khi đó,
VS .M1M 2 M 3 ...M n SM 1
ta có = k 3 , trong đó k = .
VS . A1 A2 A3 ... An SA1
LOẠI 1: CHÓP CÓ ĐÁY LÀ TAM GIÁC

Câu 1. Cho hình tứ diện đều ABCD . Điểm M là trung điểm của cạnh AB . Tính tỉ số thể tích của khối tứ
diện MBCD và ABCD .
Lời giải
A

D B

Page 31
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VA.MCD AM AC AD AM 1
Cách 1. Xét hai khối chóp A.BCD và A.MCD có = . .= =
VA.BCD AB AC AD AB 2
1 1 V 1
Suy ra VM . BCD =VA. BCD − VA.MCD =VA.BCD − VA.BCD = VA.BCD . Vậy nên M .BCD =
2 2 VA.BCD 2
Cách 2. Vì M là trung điểm của AB nên khoảng cách từ A tới ( BCD ) gấp 2 lần khoảng cách từ
V d ( M , ( BCD)) 1
M tới ( BCD ) . Do đó,=
ta có M .BCD =
VA.BCD d ( A, ( BCD)) 2
Câu 2. Cho hình chóp S . ABC có G là trọng tâm tam giác SBC . Mặt phẳng qua AG và song song với BC
chia khối chóp thành hai phần. Tính tỉ số thể tích hai phần đó.
Lời giải

Qua G kẻ đường thẳng d song song với BC . Khi đó, d cắt SB, SC lần lượt tại M và N tương
ứng. Lúc này, mặt phẳng ( AMN ) chia khối chóp thành hai phần: Khối chóp S . AMN có thể tích V1
và khối đa diện AMNCB có thể tích V .
V1 VS . AMN SA SM SN SM SN
Ta có = = . =. .
VS . ABC VS . ABC SA SB SC SB SC
SM SN SG 2
Vì MN / / BC nên = = = (trong đó I là trung điểm của cạnh BC ). Suy ra
SB SC SI 3
V1 SM SN 2 2 4 4 4 V 4
= . = . = ⇒ V1 = VS . ABCD = (V1 + V2 ) ⇒ 5V1 = 4V2 ⇒ 1 =
VS . ABC SB SC 3 3 9 9 9 V2 5
Câu 3. Cho hình chóp SABC có SC = 2a và SC ⊥ ( ABC ). Đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và
AB = a 2. Mặt phẳng (α ) qua C và vuông góc với SA, (α ) cắt SA, SB lần lượt tại D, E. Tính thể
tích khối chóp SCDE.
Lời giải

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Theo giả thiết thì E , D lần lượt là hình chiếu vuông góc của C trên SB, SA.
1 2a 3 V SE SD SE SD
Ta =
có: VSABC = SC.S ABC và SCED = . hay VSCDE = . .VSABC .
3 3 VSABC SB SA SB SA
2
2 SE  SC  2
Trong tam giác vuông SBC có SC = SE.SB ⇔ =  = .
SB  SB  3
2
2 SD  SC  1
Trong tam giác vuông SBC có SC = SD.SA ⇔ =  = .
SA  SA  2
1 2a 3
VSCED
Vậy = =VSABC .
3 9
Câu 4. Cho hình chóp tam giác S . ABC có M là trung điểm của SB , N là điểm trên cạnh SC sao cho
NS = 2 NC , P là điểm trên cạnh SA sao cho PA = 2 PS . Kí hiệu V1 ,V2 lần lượt là thể tích của các
V1
khối tứ diện BMNP và SABC . Tính tỉ số .
V2
Lời giải
S

M N

C
A

1
⋅ d ( N , ( SAB)) ⋅ S BMP
VN .BMP 3 d ( N , ( SAB)) NS 2
= ; = = .
VC .SAB 1 d (C, ( SAB )) CS 3
⋅ d (C, ( SAB)) ⋅ S SAB
3
1 1 1
S BPM= S BPS= ⋅ S SAB
2 2 3
VN . BMP 2 1 1
Suy ra, = ⋅ = .
VC .SAB 3 6 9

Page 33
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 5. Cho tứ diện S . ABC , M và N là các điểm thuộc SA và SB sao cho MA = 2SM , SN = 2 NB , (α ) là
mặt phẳng qua MN và song song với SC . Kí hiệu ( H1 ) và ( H 2 ) là các khối đa diện có được khi
chia khối tứ diện S . ABC bởi mặt phẳng (α ) , trong đó ( H1 ) chứa điểm S , ( H 2 ) chứa điểm A ; V1
V1
và V2 lần lượt là thể tích của ( H1 ) và ( H 2 ) . Tính tỉ số .
V2
Lời giải

Kí hiệu V là thể tích khối tứ diện S . ABC .


Gọi P , Q lần lượt là giao điểm của (α ) với các đường thẳng BC , AC .
Ta có NP //MQ //SC . Khi chia khối ( H1 ) bởi ( QNC ) , ta được hai khối chóp N .SMQC và N .QPC
.
VN .SMQC d ( N , ( SAC ) ) S SMQC
Ta có = . .
VB. ASC d ( B, ( SAC ) ) S SAC
d ( N , ( SAC ) ) NS 2
= = .
d ( B, ( SAC ) ) BS 3
2
S AMQ  AM  4 S SMQC 5
=
  = ⇒ = .
S ASC  AS  9 S ASC 9
VN .SMQC 2 5 10
Suy ra = = . .
VB. ASC 3 9 27
VN .QPC d ( N , ( QPC ) ) SQPC NB CQ CP 1 1 2 2
= .= . =. . .
= .
VS . ABC d ( S , ( ABC ) ) S ABC SB CA CB 3 3 3 27
V1 VN .SMQC VN .QPC 10 2 4 V1 4 V 4
= + = + = ⇒ = ⇒ 1 = .
V VB. ASC VS . ABC 27 27 9 V1 + V2 9 V2 5

Câu 6. Cho hình tứ diện đều ABCD có M là trung điểm cạnh AB, N là điểm thuộc cạnh CD sao cho
CN = 2 ND . Tính tỉ số thể tích của khối tứ diện ABCD và MNBC .
Lời giải

Page 34
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có
VB.MCN 1
+ M là trung điểm của AB nên ta có =
VB. ACN 2
NC 2 V 2
+ N là điểm thuộc cạnh CD mà CN = 2 ND nên = . Do đó, ta có N . ABC =
DC 3 VD. ABC 3
VB.MCN VB.MCN VN . ABC 2 1 1 VABCD
Suy ra = . = . = ⇒ 3
=
VD. ABC VB. ACN VD. ABC 3 2 3 VMNBC
Câu 7. Cho khối chóp S . ABC có thể tích V . Gọi M , N , P lần lượt là các trung điểm của cạnh SA, SB, SC
V1
tương ứng. Gọi V1 là thể tích khối đa diện MNPBCD . Tính
V
Lời giải
S

M N

A B

SM SN SP 1
Vì M , N P lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC nên ta có = = = .
SA SB SC 2
Vì vậy
VS .MNP SM SN SP 1 1 1 1 1 7 V 7
= . . = . . = ⇒ VS .MNP = V ⇒ V1 = V ⇒ 1 = .
VS . ABC SA SB SC 2 2 2 8 8 8 V 8

Câu 8. Cho khối chóp S . ABC . Gọi G là trọng tâm tam giác ABC . Gọi K là giao điểm của SG với đường
thẳng nối trung điểm của AB và SC Mặt phẳng (α ) chứa AK và song song với BC cắt SB, SC
VS . AMN
lần lượt tại M, N. Tính
VAMNBC
Page 35
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

Gọi I , J lần lượt là trung điểm của AB, SC tương ứng và G′ là trọng tâm của tam giác SBC .
Ta có SG, IJ cắt nhau tại K ; AG′, SG cắt nhau vì cùng nằm trong mặt phẳng ( SEA ) trong đó E
là trung điểm của BC ; AG′, IJ cắt nhau vì cùng nằm trong mặt phẳng ( BAI ) . Mặt khác
AG′, SG, IJ không đồng phẳng.Vì vậy ba đường thẳng AG′, SG, IJ đồng qui tại K .
Qua G′ kẻ đường thẳng d song song với BC .
Khi đó, d cắt SB, SC lần lượt tại M và N tương ứng. Lúc này, mặt phẳng ( AMN ) chia khối
chóp thành hai phần:
+ Khối chóp S . AMN có thể tích V1
+ Khối da diện AMNBC có thể tích V2 .
V1 VS . AMN SA SM SN SM SN
Ta có = = . =. .
VS . ABC VS . ABC SA SB SC SB SC
SM SN SG 2
Vì MN / / BC nên = = = (trong đó I là trung điểm của cạnh BC ). Suy ra
SB SC SI 3
V1 SM SN 2 2 4 4 4 V 4 V 4
= . = . = ⇒ V1 = VS . ABC = (V1 + V2 ) ⇒ 5V1 = 4V2 ⇒ 1 = . Vậy S . AMN =
VS . ABC SB SC 3 3 9 9 9 V2 5 VAMNBC 5
Câu 9. Cho hình chóp S . ABC có ABC là tam giác vuông cân tại B và SA vuông góc với mặt đáy ( ABC ) .
Mặt phẳng (α ) qua điểm A vuông góc với SC tại E và cắt SB tại điểm F chia khối chóp thành
VS . ABC
hai phần. Tính biết SA = a.
= AB
VAEFBC
Lời giải

Page 36
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

F
C
A

V SA SE SF SE SF
Đặt V V=
= S . ABC , V1 S . AEF , V2
V= VAEFBC . Ta có V1 + V2=
V và 1 =
= . . .
V SA SC SB SC SB
Vì BC ⊥ AB, BC ⊥ SA ⇒ BC ⊥ ( SAB ) nên BC ⊥ AF .
Lại do (α ) ⊥ SC nênn SC ⊥ AF . Suy ra AF ⊥ ( SBC ) ⇒ AF ⊥ SB .
2
SF  SA  a2 1
Xét tam giác vuông SAB có SF .SB = SA2 ⇒ =  = 2 2
= . Tương tự, ta có
SB  SB  a + a 2
2
SE  SA  a2 1 V 1 V 1 V 1
= =  = . Do đó 1 = ⇒ 1 = . Vậy S . ABC =
2
SC  SC  a + 2a 2
3 V 6 V2 5 VAEFBC 5

SM 1
Câu 10. Cho khối tứ diện S . ABC và hai điểm M , N lần lượt thuộc các cạnh SA, SB sao cho = ,
MA 2
SN
= 2 . Mặt phẳng ( P ) đi qua hai điểm M , N và song song với SC cắt AC, BC lần lượt tại L, K.
NB
V
Tính SCMNKL
VABMNKL
Lời giải

Mặt phẳng ( P ) đi qua hai điểm M , N và song song với SC cắt hai mặt phẳng ( SAC ) , ( SBC ) theo
các giao tuyến ML, NK cùng song song với SC .
Ta có:

Page 37
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

CL SM 1 CK SN 2
+ = = , = = .
CA MA 3 CB NB 3
Gọi V , V1 , V2 lần lượt là thể tích khối đa điện S . ABC , SCMNKL, ABMNKL.
VSKLC VCSKL CL CK 2
+ = = .=
V V CA CB 9
V SM 1
= =
+ SKLM
VSKLA SA 3
VSKLA dt ( ALK ) dt ( ALK ) dt ( AKC ) AL CK 2 2 4
+ = = . = .= = .
V dt ( ABC ) dt ( AKC ) dt (aBC ) AC CA 3 3 9
V 1 4 4
Suy ra SKLM
= = .
V 3 9 27
V SM SN 1 2 2
=
+ SMNK .= .
=
VSABK SA SB 3 3 9
VSABK dt ( ABK ) BK 1
+ = = =
V dt ( ABC ) BC 3
VSABK 2 1 2 V 2 4 2 4 V1 V 4 5
Suy ra = = . . Do đó, ta có 1 = + + = ⇒ = 1 = =
V 9 3 27 V 9 27 27 9 V2 V − V1 9 − 4 9
VSCMNKL 5
Vậy =
VABMNKL 9
LOẠI 2: CHÓP CÓ ĐÁY LÀ TỨ GIÁC
PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Bước 1: Phân chia lắp ghép khối chóp tứ giác đã cho thành nhiều khối chóp tam giác.
Bước 2: Sử dụng công thức tỉ số thể tích khối chóp tam giác và các kĩ thuật chuyển đỉnh, kỹ thuật
chuyển đáy để tính thể tích các khối tam giác.
Bước 3: Kết luận.
Câu 1. Cho hình chóp S . ABCD . Gọi M , N , P, Q lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC , SD . Tỉ số thể tích của
khối chóp S .MNPQ và khối chóp S . ABCD .
Lời giải

VS .MNP SM SN SP 1 1 1 1
Tỉ số = . =. . .
= .
VS . ABC SA SB SC 2 2 2 8
VS .MPQ SM SP SQ 1 1 1 1
Tỉ số = . =. . .
= .
VS . ACD SA SC SD 2 2 2 8

Page 38
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1
⇒ VS .MNPQ = VS .MNP + VS .MPQ = VS . ABC + VS . ACD = VS . ABCD
8 8 8
1 V 1
⇒ V1 = V2 ⇒ 1 = .
8 V2 8
Câu 2. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD , đáy là hình vuông cạnh a , cạnh bên tạo với đáy góc 60° Gọi
M là trung điểm SC . Mặt phẳng đi qua AM và song song với BD , cắt SB tại E và cắt SD tại F
. Tính thể tích khối chóp S . AEMF .
Lời giải

Gọi O = AC ∩ BD, I =SO ∩ AM . Ta có


( AEMF ) / / BD ⇒ EF / / BD
2 a 6
Ta có: dt ( ABC
= D) a= , SO AO.tan
= 600
2
1 a3 6
nên VS . ABCD
= =dt ( ABCD).SO
3 6
VS . AEMF = VS . AMF + VS . AME = 2VS . AMF ;VS . ABCD = 2VS . ACD
V . AEMF VS . AMF SM SF SF
Suy ra S= = = .
VS . ABCD VS . ACD SC SD 2SD
Vì O, M là trung điểm của AD, SC tương ứng nên I là trọng tâm tam
giác SAC . Vì vậy

SF SI 2 VS . AEMF VS . AMF 2 1 1 a3 6
== ⇒ = == ⇒ VS . AEMF = VS . ABCD =
SD SO 3 VS . ABCD VS . ACD 2.3 3 3 18

Câu 3. Cho hình chóp S . ABCD có thể tích V với đáy ABCD là hình bình hành. Mặt phẳng qua A, M , P cắt
SM 1 SP 2
cạnh SC tại N với M , P là các điểm thuộc SB , SD sao cho = , = . Tính thể tích khối
SB 2 SD 3
đa diện ABCD.MNP .
Lời giải

P
N Q
I
M

A D
O
B C

Ta có công thức cho bài toán tổng quát: cho hình chóp S . ABCD đáy là hình bình hành. Mặt phẳng
(α ) cắt các cạnh SA, SB, SC , SD lần lượt tại M , N , P, Q như hình vẽ.

Page 39
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

SM SN SP SQ 1 1 1 1
Đặt: = x= , ,
y= ,
z= t . Khi đó ta có: + = + .
SA SB SC SD x z y t
Áp dụng vào bài toán ta có:
S

N
M P
I

D
A
O
B C
SA SM 1 SN SP 2
( AMNP ) là mặt phẳng cắt nên: =1, = , = x, = .
SA SB 2 SC SD 3
1 1 1 1 1 5 2
Suy ra: + = + ⇔ = ⇔ x = .
1 x 1 2 x 2 5
2 3
VSAMN 1 2 1 VSANP 2 2 4
Khi đó: = 1.= . ; = 1.= . .
VSABC 2 5 5 VSACD 5 3 15
V V 1 4 7 V 7 V 7
Nên: SAMN + SANP = + = hay: S . AMNP = ⇔ S . AMNP = .
VSABC VSACD 5 15 15 1 15 V 30
VS . ABCD S . ABC D
2
V 23
Do đó: AMNP.BCD = .
VS . ABCD 30

Câu 4. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Từ điểm O kẻ các đường thẳng lần
V
lượt song song với SA, SB, SC , SD và cắt SC , SD, SA, SB lần lượt tại G, E , F , H . Tính O.EFHG
VS . ABCD
Lời giải

Ta có khoảng cách từ điểm S , O đến mặt phẳng ( EFHG ) bằng nhau nên VS .EFHG = VO.EFHG

Page 40
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Mà mặt phẳng ( ABCD) song song với mặt phẳng ( EFHG ) .


3
SE SF SH SG 1 V 1 1
Mặt khác = = = = nên S .EFHG
= =  .
SD SA SB SC 2 VS . ABCD  2  8
V 1
Vậy O.EFHG =
VS . ABCD 8

Câu 5. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi K là trung điểm của SC . Mặt phẳng
( P ) qua AK và cắt các cạnh SB, SD lần lượt tại M và N= . Đặt V1 V= S . AMKN , V2 VS . ABCD . Tìm
V2 V
=S max + min 1 .
V V
Lời giải

SM SN V
Đặt x = , y= . Tính 1 theo x và y .
SB SD V
V SM SK 1 x y
Ta có S . AMK = . = x ⇒ VS . AMK = V . Tương tự ta có VS . ANK = V
VS . ABC SB SC 2 4 4
V x+ y
Suy ra 1 = (1)
V 4
1 V SM SN xy
=V1 VS . AMN + VS .MNK và V=S . ABC V=
S . ADC V . Mà S . AMN = . =⇒xy VS . AMN =V
2 VS . ABD SB SD 2
VS .MNK SM SN SK xy xy
= . . = ⇒ VS .MNK =V
VS .BDC SB SD SC 2 4
V1 3 xy
Suy ra = (2)
V 4
x 1
Từ (1) và (2) suy ra y = . Do x, y > 0 nên x > .
3x − 1 3
x 1 1 
Vì y ≤ 1 ⇒ ≤ 1 ⇒ x ≥ . Vậy ta có x ∈  ;1
3x − 1 2 2 

Page 41
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V1 3 xy 3x 2 1  3 x(3 x − 2)
Xét hàm số f ( x=
) = = với x ∈  ;1 . Có f ′ ( x ) = .
V 4 4(3 x − 1) 2  4(3 x − 1) 2
BBT:

V1 1 V 3 1 3 17
Từ BBT suy ra min = ; max 1 = ⇒ S = + =
V 3 V 8 3 8 24

Câu 6. Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình chữ nhật,


= AB a= 3, AD a, SA vuông góc với đáy và SA = a
. Mặt phẳng (α ) đi qua A vuông góc với SC cắt SB, SC , SD lần lượt tại M , N , P .Tính thể tích khối
đa diện S . AMNP
Lời giải
S

A D
N
M

B C

1 3a 3
=
Ta có VS . ABCD =.a.a 3.a .
3 3
Mặt phẳng (α ) đi qua A vuông góc với SC cắt SB, SC , SD lần lượt tại M , N , P dễ ràng chứng
minh được rằng: AM ⊥ SB, AP ⊥ SD
SM SM .SB SA2 1
Trong tam giác vuông SAB ta có: = = = .
SB SB 2 SB 2 4
SN SN .SC SA2 1
Trong tam giác vuông SAC ta có: = = = .
SC SC 2 SC 2 5
SP SP.SD SA2 1
Trong tam giác vuông SAD ta có: = = = .
SD SD 2 SD 2 2
SA SM 1 SN 1 SP 1
Suy ra= x = 1;= y = =;z = = ;t =
SA SB 4 SC 5 SD 2
1 1 1
1. . .
VS . AMNP xyzt 1 1 1 1 4 5 2 .(1 + 4 + 5= 3
Và = .( + + =+ ) + 2)
VS . ABCD 4 x y z t 4 40
3 3 3a 3 3a 3
⇒ VS . AMNP= .VS . ABCD= . =
40 40 3 40

Page 42
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 7. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi B′, D′ lần lượt là trung điểm của cạnh
SB, SD. Mặt phẳng ( AB′D′ ) cắt SC tại C ′ . Gọi V , V1 lần lượt là thể tích khối chóp
V1
S . ABCD, S . AB′C ′D′ . Tính
V
Lời giải

Ta có
Gọi O là giao điểm hai đường chéo hình bình hành ABCD . Ta có B′D′ cắt SO tại trung điểm I
của SO . C ′ là giao điểm của AI và SC .
Từ O kẻ OK song song với SC (trong đó K ∈ SC ).
SC ′ SB′ 1
Ta có OK = SC ′ . Suy ra = =
SC SB 3
1
VS . AB′C ′ 2 VS . AB′C ′D′ SB′ SC ′ 1 1 1 VS . AB′C ′D′ 1
Do đó = = . = . = ⇒ = .
VS . ABC 1 SB SC 2 3 6 V 6
V
2
Câu 8. Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD . Mặt phẳng ( P ) qua A vuông góc với SC cắt SB, SC , SD lần
SB′ 2
lượt tại B′, C ′, D′ và AB = a , = . Tính thể tích S . AB′C ′D′ .
SB 3
Lời giải
S

C' B'

D' H

A B

D C

SB ' SD ' SH 2 SC ' 1


Ta có thiết diện là tứ giác AB ' C ' D ' . Ta có = = = => = => ∆SAC cân tại A
SB SD SO 3 SC 2
a 2 a3 6
=> SA = AC = a 2 = > SO = . Ta= có V V= S . ABCD .
2 6

Page 43
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VS . AB ' C ' D ' VS . AC ' D ' VS . AC ' B ' 1 SC ' SD ' 1 SC ' SB ' 1 1 a3 6
Lại có = + = . . + . . = => VS . AB 'C ' D ' = V=
VS . ABCD 2VS . ACD 2VS . ACB 2 SC SD 2 SC SB 3 3 18
Câu 9. Cho hình chóp ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Từ điểm O kẻ các đường thẳng
song song với các mặt bên của hình chóp và cắt các mặt bên ( SAB ) , ( SBC ) , ( SCD ) , ( SDA ) lần lượt
VO. JKML
tại J , K , M , L . Tính
VS . ABCD
Lời giải

Gọi I , G, F , H lần lượt là trung điểm của AB, BC , CD, DA thì J , K , M , L lần lượt thuộc các đoạn
thẳng SH , SI , SG, SF
Do O là trung điểm của AC , BD và OJ , OK , OM , OL lần lượt song song với SG, SF , SH , SI nên
J , K , M , L lần lượt là trung điểm của các đọan SH , SI , SG, SF . Vì vậy mặt phẳng ( JKML ) song
3 3
V JKML  SK   1  1
song với mặt ( ABCD ) Do đó S .=  =  = 
VS . HIGF  SI   2  8
VS . JKML VS . JKML 1
Mặt khác dt ( ABCD) = 2dt ( HIGF ) nên = =
VS . ABCD 2VS .HIGF 16
Câu 10. Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, thể tích V . Gọi P là trung điểm SC . Mặt
SM
phẳng chứa AP cắt SB, SD lần lượt tại M , N . Tính tỉ số . Biết thể tích của khối chóp S . AMNP
SB
27V
bằng .
56
Lời giải

Page 44
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

P M

H
N
A B

D C

V 27 1 SM 1 1 1 SN SM SN 27
Ta có = = . . + . . = > + =(1)
VS . AMNP 56 2 SB 2 2 2 SD SB SD 14
SB SD SC SB SD
Lại có + = 1+ <=
> + = 3 (2)
SM SN SP SM SN
SM 3
Từ (1) và (2) ta có =
SB 7
Câu 11. Cho hình chóp S . ABCD đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với mặt phẳng đáy ( ABCD ) và
SM
SA = a . Điểm M thuộc cạnh SA sao cho = k . Xác định k sao cho mặt phẳng ( BMC ) chia khối
SA
chóp S . ABCD thành hai phần có thể tích bằng nhau.
Lời giải

Vì BC // AD nên mặt phẳng ( BMC ) cắt mặt bên ( SAD ) của hình chóp theo đoạn thẳng MN // AD
( N ∈ SD ) .
VS .BMC SM k
== k .VS . ABC =
k ⇒ VS .MBC = .VS . ABCD
VS . ABC SA 2
VS .MNC SM SN 2 2 k2
= . k
=⇒ k .VS . ADC = .VS . ABCD
VS .MNC =
VS . ADC SA SD 2
 k k2 
⇒ VS .MBCN =+
  VS . ABCD
2 2 
Mặt phẳng ( BMNC ) chia hình chóp thành 2 phần có thể tích bằng nhau thì
k k2 1 −1 + 5
+ = ⇔ k 2 + k −1 = 0 ⇔ k = ( do k > 0 )
2 2 2 2

Page 45
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 8.2: THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ


PHƯƠNG PHÁP GIẢI : Các bài toán về tỉ số thể tích của khối lăng trụ
1) Tỉ số thể tích của lăng trụ tam giác ABC . A B C 
Công thức 1: Gọi V là thể tích khối lăng trụ ABC . A ' B ' C ' , V(4 ) là thể tích của khối chóp có 4 đỉnh
trong 6 đỉnh của lăng trụ, V(5) là thể tích của khối chóp có 5 đỉnh trong 6 đỉnh của lăng trụ. Khi đó ta
có:

V
* V(4) 
3
2V
* V(5) 
3
V 2V
Ví dụ: VA ' B ' BC ; VA ' BCC ' B '  .
3 3
Công thức 2: Cho lăng trụ tam giác ABC . A ' B ' C ' . Một mặt phẳng cắt ba cạnh của lăng trụ tại M,
N, P như hình vẽ.

AM BN CP V mn p
Đặt  m;  n;  p . Khi đó ta có tỉ số: MNP . ABC  .
AA ' BB ' CC ' VABC . A ' B 'C ' 3
AM CP
Chú ý: khi M  A ', P  C thì  1,  0.
AA ' CC '
2) Tỉ số thể tích của khối hộp
Công thức 1: Gọi V là thể tích khối hộp ABCD . A B C D  , V(4 ) là thể tích khối tứ diện có 4 đỉnh
trong 8 đỉnh của hình hộp.
V
Nếu khối tứ diện có hai cạnh là hai đường chéo của hai mặt đối diện lăng trụ thì ta có: V(4)  .
3
V
Nếu khối tứ diện không có hai cạnh là hai đường chéo của hai mặt đối diện lăng trụ thì ta có: V(4) 
6
.

Page 46
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V V
Ví dụ: VACB ' D '  ;VA 'C ' BB '  .
3 6
Công thức 2: Cho hình hộp ABCD . A ' B ' C ' D ' . Một mặt phẳng cắt ba cạnh của hình hộp tại M, N,
P, Q như hình vẽ.

DM AN BP CQ
Đặt  m;  n;  p; q.
DD ' AA ' BB ' CC '
V mn p q m p nq
Khi đó ta có tỉ số: m  p  n  q và MNPQ . ABCD    .
VABCD . A ' B 'C ' D ' 4 2 2
Câu 1. Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC . A B C  . Mặt phẳng ( A BC ) chia khối lăng trụ thành hai phần.
Tỉ số thể tích của phần bé so với phần lớn.
Lời giải

Mặt phẳng ( A ' BC ) chia khối lăng trụ ABC . A B C  thành hai phần là A '. ABC và A ' B ' C ' BC
1 2
Ta có: VA '. ABC  VABC . A ' B 'C '  VA ' B 'C ' BC  VABC . A ' B 'C'
3 3
1
Suy ra tỉ số thể tích cần tìm bằng .
2
Câu 2. Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC . A B C  . Gọi M là trung điểm cạnh AA ' . Mặt phẳng ( MBC ) chia
khối lăng trụ thành hai phần. Tỉ số thể tích của phần bé so với phần lớn.
Page 47
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

Mặt phẳng ( MBC ) chia khối lăng trụ thành hai phần M . ABC và MA ' B 'C'BC.
1 1 1 5
Ta có:VM . ABC   h.S ABC  VABC . A ' B 'C ' Suy ra :VMA 'B'C'BC  VABC . A ' B 'C '
3 2 6 6
1
Tỉ số thể tích của cần tìm bằng .
5
Câu 3. Cho khối lăng trụ ABC . A B C  . Đường thẳng đi qua trọng tâm của tam giác ABC và song song với
BC cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại M , N . Mặt phẳng  A MN  chia khối lăng trụ thành hai phần.
Tính tỉ số thể tích của hai phần (phần bé chia phần lớn) .
Lời giải

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC .


AG 2
Gọi E là trung điểm của BC   .
AE 3
Đường thẳng d đi qua G và song song BC , cắt các cạnh AB, AC lần lượt tại M , N .
AM AN AG 2
   
AB AC AE 3

 2

 AM  AB
 3 4
  SAMN  SABC 1

 2 9
 AN  AC


 3
1
Ta có VABC . A B C   SABC . AA ' và VA '. AMN  SAMN . AA '. 2 
3
4 23
Từ 1 và 2 , suy ra VA '. AMN  VABC . A B C   VBMNC . A B C   VABC . A B C 
27 27
VA '. AMN 4
Vậy  .
VBMNC . A B C  23

Page 48
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 4. Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của hai cạnh AA′ và BB′ . Mặt
phẳng ( MNC ′) chia khối lăng trụ đã cho thành hai phần. Tính tỉ số thể tích của khối chóp
C ′. A′B′NM và khối đa diện CC ′ABNM .
Lời giải

Cách 1: Gọi V là thể tích của khối lăng trụ


Vì hai khối chóp C ′. ABNM và C ′MNB′A′ có cùng chiều cao và có mặt đáy bằng nhau nên thể tích
1 2 1
của khối chóp C ′.MNB′A′ là: VC ' A=
' B ' NM . V
= V.
2 3 3
1 2
Từ đó suy ra thể tích của khối VCC ' ABNM = V − V =V .
3 3
VC ' MNA ' B ' 1
Do đó tỉ số thể tích hai phần được phân chia= là k = .
VCC ' ABNM 2
1 1
VC ' MN . ABC 1 + 2 + 2 2 V 1
Cách 2: Áp dụng công thức = = . Suy ra C ' MNB ' A ' =
VABC . A ' B 'C ' 3 3 VABC . A ' B 'C ' 3
VC ' MNA ' B ' 1
Do đó tỉ số thể tích hai phần được phân chia
= là k = .
VCC ' ABNM 2
Câu 5. Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng V . Các điểm M , N , P lần lượt thuộc các cạnh AA′
AM 1 BN CP 2
, BB′ , CC ′ sao cho = , = = . Tính thể tích khối đa diện ABC.MNP .
AA′ 2 BB′ CC ′ 3
Lời giải
A' B'

C'
N
M

A B

Cách 1:

Đặt

Page 49
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 2 2 4
=V1 V=
M . NPCB d ( M , ( CC ′B′B ) )=
.S NPCB d ( M , ( CC ′B′B ) ) . =SCC ′B′B V=
A. BCC ′B′ V
3 3 3 3 9
1 1 1 1
=V2 V=
M . ABC d ( M , ( ABC ) )=
.S ABC . d ( A′, ( ABC ) )=.S ABC V
3 3 2 6
4 1 11
Vậy VABC .MNP =V1 + V2 = V + V = V
9 6 18
Cách 2:
AM BN CP 1 2 2
+ + + +
Áp dụng công thức ta có: =
VMNP. ABC AA ′ BB= =′ CC ′ 2 3 3 11 .
VABC . A′B′C ′ 3 3 18
Câu 6. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ . Mặt phẳng ( BDC ′ ) chia khối lập phương thành 2 phần. Tính
tỉ số thể tích phần bé chia phần lớn.
Lời giải

1 1
Ta có:
= VC .BDC ′ =VBCD.B′C ′D′ VABCD. A′B′C ′D′
3 6
5
⇒ Phần còn lại V2 = VABCD. A′B′C ′D′
6
1
⇒ Tỉ số cần tìm bằng .
5
Câu 8. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích là V. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của A′B′ và
B′C ′ . Tính thể tích khối chóp D′.DMN .
Lời giải

 1 1
 S MNB′
=
4
=S A′B′C ′
4
S A′C ′D′

 1 1
 S NC ′D′
Ta có = =S B′C ′D′ S A′C ′D′
 2 2
 1 1
=S MA′D′ =S A′B′D′ S A′C ′D′
 2 2

Page 50
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 3
⇒ S D=
′MN S A′B′C ′D′ −  + +  S A=
′C ′D ′ S A′C ′D′
4 2 2 4
V
3 3 2 V
⇒ VD. D′MN = VD. A′C ′D′ = . = .
4 4 3 8

Câu 9. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có= AB a= , BC b= , AA′ c . Gọi M và N theo thứ tự là
trung điểm của A′B′ và B′C ′ . Tính tỉ số giữa thể tích khối chóp D′.DMN và thể tích khối hộp chữ
nhật ABCD. A′B′C ′D′ .
Lời giải

Thể tích khối chóp D′.DMN bằng thể tích khối chóp D.D′MN
Ta có S D′MN = S A′B′C ′D′ − ( S D′A′M + S D′C ′N ′ + S B′MN )
 ab ab ab  3ab
= ab −  + + =
 4 4 8  8
1 1 3ab abc
Thể tích khối chóp D′.DMN là: V1 = S ∆D′MN .DD′ = ⋅ ⋅c =
3 3 8 8
V 1
Thể tích của khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ là V = abc ⇒ 1 =.
V 8
Câu 10. Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có các cạnh bằng a, BAD = ′ =
60°, BAA ′ =
90°, DAA 120° . Tính thể
tích khối hộp.
Lời giải

Từ giả thiết ta tính được BD = a , A′B = a 2, A′D =a 3 nên tam giác A′BD vuông tại B .
Vì AB = AA′ nên hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng ( A′BD ) trùng với tâm H của
= AD
đường tròn ngoại tiếp tam giác A′BD ( H là trung điểm của A′D )

Page 51
CHUYÊN ĐỀ I – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 1 a2 2
Ta có
= AH AA′ =
cos 60° =, S A′BD BA
= ′.BD ,
2 2 2
a3 2
Do đó thể tích khối tứ diện A′. ABD là VA′. ABD = .
12
a3 2
Ta đã biết VABCD. A′B′C ′D′ = 6VA′. ABD nên VABCD. A′B′C ′D′ = .
2
Câu 11. Cho hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ , I là trung điểm của BB′ . Mặt phẳng ( DIC ′ ) chia khối lập
phương thành 2 phần. Tính tỉ số thể tích phần bé chia phần lớn.
Lời giải

Mặt phẳng ( IDC ′ ) cắt AB tại N, với NA = NB .


Giả sử cạnh của hình lập phương ABCD. A′B′C ′D′ bằng a . V1 , V2 lần lượt là thể tích phần bé và
phần lớn.
1 1
Ta có: VC ′DANIB′ =VC ′. ADN + VC ′. ANIB′ = CC ′.S ADN + C ′B′.S ANIB′ .
3 3
2 2
1 a a 1 a a a
Mà =S ADN = a. và= S IBN = . .
2 2 4 2 2 2 8
1 a 2 3a 2 5a 3
⇒ S ANIB′ = a 2 − = ⇒ VC ′DANIB′ =
2 8 8 24
3 3
1 3 5a 7a
⇒ V1= a − =
2 24 24
7 a 3 17 a 3 V 7
⇒ Phần còn lại V2 = a 3 − = ⇒ 1 = .
24 24 V2 17

Page 52
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRÍCH TỪ ĐỀ THAM KHẢO VÀ ĐỀ CHÍNH THỨC


CỦA BỘ GIÁO DỤC TỪ NĂM 2017 ĐẾN NAY

Câu 1: (MĐ 101-2022) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy 3a 2 và chiều cao 2a. Thể tích khối lăng trụ
đã cho bằng
A. a 3 . B. 6a 3 . C. 3a 3 . D. 2a 3 .
Câu 2: (MĐ 101-2022) Cho khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 3 , đáy ABC có diện tích bằng 10 .
Thể tích khối chóp S . ABC bằng
A. 2 . B. 15 . C. 10 . D. 30 .
Câu 3: (MĐ 102-2022) Cho khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 3, đáy ABC có diện tích bằng 10. Thể
tích khối chóp S . ABC bằng
A. 15 . B. 10. C. 2 . D. 30.
Câu 4: (MĐ 102-2022) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy 3a và chiều cao 2a . Thể tích khối lăng trụ
2

đã cho bằng
A. 3a 3 . B. 6a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Câu 5: (MĐ 103-2022) Cho khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 5 , đáy ABC có diện tích bằng 6 .
Thể tích khối chóp S . ABC bằng
A. 11 . B. 10 . C. 15 . D. 30 .
Câu 6: (MĐ 104-2022) Khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 5 , đáy ABC có diện tích bằng 6 . Thể
tích khối chóp S . ABC bằng
A. 30 . B. 10 . C. 15 . D. 11 .
Câu 7: (MĐ 103-2022) Cho khối chóp và khối lăng trụ có diện tích đáy, chiều cao tương ứng bằng nhau
V
và có thể tích lần lượt là V1 , V2 . Tỉ số 1 bằng
V2
2 3 1
A. . B. 3 . C. . D. .
3 2 3
Câu 8: (MĐ 104-2022) Cho khối chóp và khối lăng trụ có diện tích đáy, chiều cao tương ứng bằng nhau
V
và có thể tích lần lượt là V1 , V2 .Tỉ số 1 bằng
V2
2 3 1
A. . B. . C. 3 . D. .
3 2 3
Câu 9: (MĐ 101-2022) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại
A, AB = 2a. Góc giữa đường thẳng BC ′ và mặt phẳng ( ACC ′A′ ) bằng 30° . Thể tích của khối
lăng trụ đã cho bằng:

Page 39
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. 3a 3 . B. a 3 . C. 12 2a 3 . D. 4 2a 3 .
Câu 10: (MĐ 102-2022) Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A ,
AB = a . Góc giữa đường thẳng BC ′ và mặt phẳng ( ACC ′A′ ) bằng 30° . Thể tích của khối lăng
trụ đã cho bằng
1 3 3 3 2 3 2 3
A. a . B. a 3 . C. a . D. a .
8 8 2 2
Câu 11: (MĐ 103-2022) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A
, cạnh bên AA′ = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng 300 . Thể tích của khối
lăng trụ đã cho bằng:
8 3 8
A. 24a 3 . B. a . C. 8a 3 . D. a 3 .
3 9
Câu 12: (MĐ 104-2022) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác ABC vuông cân tại
A , cạnh bên AA ' = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A ' BC ) và ( ABC ) bằng 600 . Thể tích khối
lăng trụ đã cho bằng
8 8
A. a 3 . B. 8a 3 . C. a 3 . D. 24a 3 .
9 3
Câu 13: (TK 2020-2021) Một khối chóp có diện tích đáy bằng 6 và chiều cao bằng 5 . Thể tích của khối
chóp đó bằng
A. 10. B. 30. C. 90. D. 15.
Câu 14: (TK 2020-2021) Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước 2;3;7 bằng
A. 14. B. 42. C. 126. D. 12.
Câu 15: (TK 2020-2021) Công thức tính thể tích V của khối nón có bán kính đáy r và chiều cao h là:
1 1
A. V = π rh. B. V = π r 2 h. C. V = π rh. D. V = π r 2 h.
3 3
Câu 16: (MĐ 101 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 5a và chiều cao h = a .
2

Thể tích khối chóp đã cho bằng


5 5 5
A. a 3 . B. a 3 . C. 5a 3 . D. a 3 .
6 2 3
Câu 17: (MĐ 102 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B  3a và chiều cao h  a .
2

Thể tích của khối chóp đã cho bằng


3 1
A. a 3 . B. 3a 3 . C. a 3 . D. a 3 .
2 3
Câu 18: (MĐ 102 2020-2021 – ĐỢT 1) Thể tích khối lập phương cạnh 4a bằng
A. 64a 3 . B. 32a 3 . C. 16a 3 . D. 8a 3 .
Câu 19: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 7 a 2 và chiều cao h = a .
Thể tích của khối chóp đã cho bằng
7 7 7
A. a 3 . B. a 3 . C. a 3 D. 7a 3 .
6 2 3
Câu 20: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 1) Thể tích khối lập phương cạnh 3a bằng
A. 27a 3 . B. 3a 3 . C. 9a 3 . D. a 3 .
Câu 21: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 1) Thể tích của khối lập phương cạnh 2a bằng
A. a 3 . B. 2a 3 . C. 8a 3 . D. 4a 3 .
Câu 22: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 8a 2 và chiều cao h = a .
Thể tích của khối chóp đã cho bằng

Page 40
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

4 3 8
A. 8a 3 . B. a . C. 4a 3 . D. a 3 .
3 3
Câu 23: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối trụ có diện tích đáy B = 2a và chiều cao h = a . Thể
2

tích của khối trụ đã cho bằng


2 1
A. a 3 . B. a 3 . C. a 3 . D. 2a 3 .
3 3
Câu 24: (MĐ 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy B = 4a 2 và chiều cao h = a . Thể
tích của khối lăng trụ đã cho bằng
2 4 3
A. a 3 . B. 4a 3 . C. a . D. 2a 3 .
3 3
Câu 25: (TK 2020-2021) Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, cạnh bên SA
vuông góc với mặt phẳng đáy, góc giữu SA và mặt phẳng ( SBC ) bằng 45 (tham khảo hình
bên). Thể tích của khối chóp S . ABC bằng

a3 3a 3 3a 3 a3
A. . B. . C. . D. .
8 8 12 4
Câu 26: (MĐ 101 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình vuông,
BD = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) bằng 30 . Thể tích của khối hộp chữ
nhật đã cho bằng
3 2 3 3 3 2 3 3
A. 6 3a . B. a . C. 2 3a . D. a .
9 3
Câu 27: (MĐ 102 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A ' B ' C ' D ' có đáy là hình vuông,
BD = 4a , góc giữa 2 mặt phẳng ( A ' BD ) , ( ABCD ) bằng 30° . Thể tích của khối hộpchữ nhật đã
cho bằng:
16 3 3 16 3 3
A. a . B. 48 3a 3 . C. a . D. 16 3a 3 .
9 3
Câu 28: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình vuông,
BD = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) bằng 60° . Thể tích của khối hộp chữ
nhật đã cho bằng
2 3 3 2 3 3
A. a . B. 6 3a 3 . C. a . D. 2 3a 3 .
9 3
Câu 29: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình vuông,
BD = 4a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) bằng 60° . Thể tích của khối hộp chữ
nhật đã cho bằng
16 3 3 16 3 3
A. 48 3a 3 . B. a . C. a . D. 16 3a 3 .
9 3

Page 41
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 30: (MĐ 101 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A ' B ' C ' có cạnh bên bằng
4a , góc giữa hai mặt phẳng ( A ' BC ) và ( ABC ) bằng 300 . Thể tích của khối lăng trụ đã cho
bằng
64 3 3 64 3 3 64 3 3
A. 64 3a 3 . B. a . C. a . D. a .
3 27 9
Câu 31: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh bên bằng
2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng 60° . Thể tích của khối lăng trụ đã cho
bằng
8 3 3 8 3 3 8 3 3
A. a . B. a . C. a . D. 8 3a 3 .
3 9 27
Câu 32: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh bên bằng
4a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng 60° . Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng
64 3 3 64 3 3 64 3 3
A. a . B. a . C. a . D. 64 3a 3 .
9 27 3
Câu 33: (TK 2020 Lần 2) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 3 và chiều cao h = 4 . Thể tích của khối
chóp đã cho bằng
A. 6 . B. 12 . C. 36 . D. 4 .
Câu 34: (Mã 101 - 2020 Lần 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 6 và chiều cao h = 2 . Thể tích của
khối chóp đã cho bằng:
A. 6 . B. 3 . C. 4 . D. 12 .
Câu 35: (Mã 102 - 2020 Lần 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 3 và chiều cao h = 2 . Thể tích khối
chóp đã cho bằng
A. 6 . B. 12 . C. 2 . D. 3 .
Câu 36: (Mã 102 - 2020 Lần 2) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 6a 2 và chiều cao h = 2a . Thể tích
khối chóp đã cho bằng:
A. 2a 3 . B. 4a 3 . C. 6a 3 . D. 12a 3 .
Câu 37: (Đề Minh Họa 2017) Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a ,
cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a 2 . Tính thể tích V của khối chóp
S . ABCD
2a 3 2a 3 2a 3
A. V = B. V = C. V = 2a 3
D. V =
6 4 3
Câu 38: (Mã 105 2017) Cho khối chóp S. ABC có SA vuông góc với đáy, SA = 4 , AB = 6 , BC = 10
và CA = 8 . Tính thể tích V của khối chóp S. ABC .
A. V = 32 B. V = 192 C. V = 40 D. V = 24
Câu 39: (Mã 104 2017) Cho khối chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a
. Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
11a 3 11a 3 13a 3 11a 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
6 4 12 12
Câu 40: (Dề Tham Khảo 2019) Cho khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng 2a . Thể tích của
khối chóp đã cho bằng
2 2a 3 8a 3 8 2a 3 4 2a 3
A. B. C. D.
3 3 3 3
Câu 41: (Mã 123 2017) Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a , cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy.
Tính thể tích V của khối chóp đã cho.

Page 42
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2a3 14 a 3 2a3 14 a 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
2 2 6 6
Câu 42: (Mã 105 2017) Cho khối chóp S. ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy
a 2
và khoảng cách từ A đến mặt phẳng ( SBC ) bằng . Tính thể tích của khối chóp đã cho.
2
a3 3a 3 a3
A. B. a 3 C. D.
3 9 2
Câu 43: (Mã 110 2017) Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a , AD = a 3 ,
SA vuông góc với mặt phẳng đáy và mặt phẳng ( SBC ) tạo với đáy một góc 60o . Tính thể tích
V của khối chóp S . ABCD .
3a 3 a3
A. V = 3a 3 B. V = C. V = a 3 D. V =
3 3
Câu 44: (Mã 123 2017) Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy,
SC tạo với mặt phẳng ( SAB ) một góc 30 0 . Tính thể tích khối chóp S . ABCD

2a3 2a3 6a3


A. B. C. D. 2a 3
3 3 3
Câu 45: (Đề Minh Họa 2017) Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2a .
Tam giác SAD cân tại S và mặt bên ( SAD ) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích khối
4 3
chóp S . ABCD bằng a . Tính khoảng cách h từ B đến mặt phẳng ( SCD )
3
3 2 4 8
A. h = a B. h = a C. h = a D. h = a
4 3 3 3
Câu 46: (Đề Minh Họa 2017) Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB , AC và AD đôi một vuông góc với
nhau; AB = 6a , AC = 7 a và AD = 4a . Gọi M , N , P tương ứng là trung điểm các cạnh BC ,
CD , DB . Tính thể tích V của tứ diện AMNP .
28 3 7
A. V = 7 a 3 B. V = 14a 3 C. V = a D. V = a 3
3 2
Câu 47: (Mã 101 - 2019) Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và có chiều cao h là
4 1
A. Bh . B. Bh . C. Bh . D. 3Bh .
3 3
Câu 48: (Đề Minh Họa 2020 Lần 1) Cho khối lập phương có cạnh bằng 6 . Thể tích của khối lập phương
đã cho bằng
A. 216 . B. 18 . C. 36 . D. 72 .
Câu 49: (Đề Tham Khảo 2020 Lần 2) Thể tích khối lập phương cạnh 2 bằng
A. 6 . B. 8 . C. 4 . D. 2 .
Câu 50: (Mã 101 - 2020 Lần 1) Cho khối hộp chữ nhật có 3 kích thước 3; 4;5 . Thể tích của khối hộp đã
cho bằng?
A. 10 . B. 20 . C. 12 . D. 60 .
Câu 51: (Mã 102 - 2020 Lần 1) Cho khối hộp hình chữ nhật có ba kích thước 2; 4; 6 . Thể tích của khối
hộp đã cho bằng
A. 16 . B. 12 . C. 48 . D. 8 .
Câu 52: (Mã 102 - 2020 Lần 2) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy B = 3 và chiều cao h = 2 . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
A. 1 . B. 3 . C. 2 . D. 6 .

Page 43
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 53: (Mã 103 2018) Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 4a . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
16 3 4
A. 16a 3 B. 4a 3 C. a D. a 3
3 3
Câu 54: (Mã 104 2018) Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 2a . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
2 4
A. a 3 B. a 3 C. 2a 3 D. 4a 3
3 3
Câu 55: (Mã 102 -2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A B C  có đáy là tam giác đều cạnh a và AA′ = 2a
(minh họa như hình vẽ bên).

Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng


3a 3 3a 3 3 3a 3
A. . B. . C. 3a . D. .
2 6 3
Câu 56: (Đề Minh Họa 2017) Tính thể tích V của khối lập phương ABCD. A′B′C ′D′ , biết AC ′ = a 3 .
3 6a 3 1
A. V = a 3
B. V = C. V = 3 3a 3 D. V = a 3
4 3
Câu 57: (Đề Tham Khảo 2019) Thể tích của khối lập phương cạnh 2a bằng
A. 8a 3 B. 2a 3 C. a 3 D. 6a 3
Câu 58: (Mã 104 2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác
đều cạnh a và AA ' = 2a (minh họa như hình vẽ bên dưới).

Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng


6a 3 6a 3
A. . B. .
2 4
6a 3 6a 3
C. . D. .
6 12
Câu 59: (Đề Tham Khảo 2017) Thể tích của khối lăng trụ tam giác đều có tất
cả các cạnh bằng a .
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
12 2 4 6
′ ′ ′ ′
Câu 60: (Mã 110 2017) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A B C có BB = a , đáy ABC là tam giác vuông
cân tại B và AC = a 2 . Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
a3 a3 a3
A. V = B. V = C. V = a 3 D. V =
3 2 6
Câu 61: (Mã 103 2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh 2a và
AA ' = 3a (minh họa như hình vẽ bên).

Page 44
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' C'

B'

A C

Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng


3 3 3 3
A. 6 3a . B. 3 3a . C. 2 3a . D. 3a .
Câu 62: (Mã 101 -2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều
cạnh a và AA ' = 3a (minh họa hình vẽ bên). Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng.
A' C'

B'

A C

a3 a3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
4 2 4 2
Câu 63: (Đề Minh Họa 2020 Lần 1) Cho khối lăng trụ đứng ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình thoi cạnh
a , BD = a 3 và AA′ = 4a (minh họa như hình bên). Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

3 3 2 3a 3 4 3a 3
A. 2 3a . B. 4 3a . C. . D. .
3 3
Câu 64: (Mã 104 2017) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác cân với
AB
= AC = a , BAC = 120° . Mặt phẳng ( AB′C ′) tạo với đáy một góc 60° . Tính thể tích V của
khối lăng trụ đã cho.
3a 3 9a 3 a3 3a 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
8 8 8 4
Câu 65: (Mã 101 2018) Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ , khoảng cách từ C đến đường thẳng BB′ bằng
2 , khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB′ và CC ′ lần lượt bằng 1 và 3 , hình chiếu
2 3
vuông góc của A lên mặt phẳng ( A′B′C ′ ) là trung điểm M của B′C ′ và A′M = . Thể tích
3
của khối lăng trụ đã cho bằng

Page 45
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 3
A. 2 B. 1 C. 3 D.
3
Câu 66: (Mã 103 -2018) Cho khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' , khoảng cách từ C đến đường thẳng BB ' bằng
2, khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB ' và CC ' lần lượt bằng 1 và 3 , hình chiếu vuông
góc của A lên mặt phẳng ( A ' B ' C ') là trung điểm M của B ' C ' và A ' M = 2 . Thể tích của khối
lăng trụ đã cho bằng
2 3
A. B. 1 C. 3 D. 2
3
Câu 67: (Mã 102 2018) Cho khối lăng trụ ABC. A'B'C' , khoảng cách từ C đến BB ' là 5 , khoảng cách
từ A đến BB ' và CC ' lần lượt là 1; 2 . Hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng A ' B ' C ' là
15
trung điểm M của B ' C ' , A ' M = . Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
3
2 5 2 15 15
A. . B. 5 C. D.
3 3 3
Câu 68: (Mã 104 2018) Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Khoảng cách từ C đến đường thẳng BB′ bằng
5 , khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB′ và CC ′ lần lượt bằng 1 và 2 , hình chiếu
vuông góc của A lên mặt phẳng ( A′B′C ′ ) là trung điểm M của B′C ′ và A′M = 5 . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
15 2 5 2 15
A. 5 B. C. D.
3 3 3

Câu 69: (Đề tham khảo 2017) Cho khối tứ diện có thể tích bằng V . Gọi V là thể tích của khối đa diện
V′
có các đỉnh là các trung điểm của các cạnh của khối tứ diện đã cho, tính tỉ số .
V
V′ 1 V′ 1 V′ 2 V′ 5
A. = . B. = . C. = . D. = .
V 2 V 4 V 3 V 8
Câu 70: (Đề minh họa lần 1 2017) Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB , AC và AD đôi một vuông
góc với nhau; AB = 6a , AC = 7 a và AD = 4a . Gọi M , N , P tương ứng là trung điểm các cạnh
BC , CD , DB . Tính thể tích V của tứ diện AMNP .
7 28 3
A. V = a 3 B. V = 14a 3 C. V = a D. V = 7 a 3
2 3

Page 46
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRÍCH TỪ ĐỀ THAM KHẢO VÀ ĐỀ CHÍNH THỨC


CỦA BỘ GIÁO DỤC TỪ NĂM 2017 ĐẾN NAY

Câu 1: (MĐ 101-2022) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy 3a 2 và chiều cao 2a. Thể tích khối lăng trụ
đã cho bằng
A. a 3 . B. 6a 3 . C. 3a 3 . D. 2a 3 .
Lời giải
Chọn B

Thể tích khối lăng trụ đã cho là: = .h 3a 2 .2


V B= = a 6a 3 .

Câu 2: (MĐ 101-2022) Cho khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 3 , đáy ABC có diện tích bằng 10 .
Thể tích khối chóp S . ABC bằng
A. 2 . B. 15 . C. 10 . D. 30 .
Lời giải
Chọn C
1 1
Thể tích khối chóp S . ABC là: VS . ABC = ⋅ S ABC ⋅ h = ⋅10 ⋅ 3 = 10.
3 3
Câu 3: (MĐ 102-2022) Cho khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 3, đáy ABC có diện tích bằng 10. Thể
tích khối chóp S . ABC bằng
A. 15 . B. 10. C. 2 . D. 30.
Lời giải
Chọn B
1 1
Ta có: V=S . ABC ∆ABC .h
S= =.10.3 10 .
3 3
Câu 4: (MĐ 102-2022) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy 3a 2 và chiều cao 2a . Thể tích khối lăng trụ
đã cho bằng
A. 3a 3 . B. 6a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Lời giải
Chọn B
VKLT
= B=.h 3a 2 .2=
a 6a 3 .

Page 1
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 5: (MĐ 103-2022) Cho khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 5 , đáy ABC có diện tích bằng 6 .
Thể tích khối chóp S . ABC bằng
A. 11 . B. 10 . C. 15 . D. 30 .
Lời giải
Chọn B

1
Ta có thể tích khối chóp S . ABC là:
= V =.5.6 10 .
3
Câu 6: (MĐ 104-2022) Khối chóp S . ABC có chiều cao bằng 5 , đáy ABC có diện tích bằng 6 . Thể
tích khối chóp S . ABC bằng
A. 30 . B. 10 . C. 15 . D. 11 .
Lời giải
Chọn B

1 1
Thể tích khối chóp VS . ABC  .SABC .h  .6.5  10.
3 3


Tam giác B′BC vuông cân tại B′ nên B′BC = 45o .

Câu 7: (MĐ 103-2022) Cho khối chóp và khối lăng trụ có diện tích đáy, chiều cao tương ứng bằng nhau
V
và có thể tích lần lượt là V1 , V2 . Tỉ số 1 bằng
V2
2 3 1
A. . B. 3 . C. . D. .
3 2 3
Lời giải
Chọn D

1
B.h
V1 3 1
Ta có= = .
V2 B.h 3

Câu 8: (MĐ 104-2022) Cho khối chóp và khối lăng trụ có diện tích đáy, chiều cao tương ứng bằng nhau
V
và có thể tích lần lượt là V1 , V2 .Tỉ số 1 bằng
V2
2 3 1
A. . B. . C. 3 . D. .
3 2 3
Lời giải
Chọn D

1 V 1
Ta có: V1 = Bh và V2 = Bh . Suy ra 1 = .
3 V2 3

Câu 9: (MĐ 101-2022) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại
A, AB = 2a. Góc giữa đường thẳng BC ′ và mặt phẳng ( ACC ′A′ ) bằng 30° . Thể tích của khối
lăng trụ đã cho bằng:
A. 3a 3 . B. a 3 . C. 12 2a 3 . D. 4 2a 3 .
Lời giải

Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn D
A' C'

B'

A C

AB ⊥ AC 
Ta có:  ⇒ AB ⊥ ( ACC ′A′ )
AB ⊥ AA′

Suy ra góc giữa đường thẳng BC ′ và mặt phẳng ( ACC ′A′ ) bằng góc giữa đường thẳng BC ′ và

đường thẳng AC ′ ⇒ 
AC ′B =
30°.
AB
Ta có AC ′ = = 2 3a ⇒ AA′ = 12a 2 − 4a 2 = 2 2a
tan 30°
1
Vậy V
= ABC . A′B′C ′ ABC .AA
S= ′ a.2 2a 4 2a 3
.2a.2=
2
Câu 10: (MĐ 102-2022) Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A ,
AB = a . Góc giữa đường thẳng BC ′ và mặt phẳng ( ACC ′A′ ) bằng 30° . Thể tích của khối lăng
trụ đã cho bằng
1 3 3 3 3 2 3 2 3
A. a . B. a . C. a . D. a .
8 8 2 2
Lời giải
Chọn D
B' C'

A'

B C

 BA ⊥ AC
Ta có  nên BA ⊥ ( ACC ′A′ ) suy ra ( BC ′, ( ACC ′A′ )=
) BC
 ′A= 30° .
 BA ⊥ AA ′
BA a
( )
2
Khi đó
= AC ′ = = a 3 suy ra AA =′ AC ′2 − A′C=
′2 a 3 2
− a= a 2.

tan BC ′A tan 30°
1 2 3
Thể tích khối lăng trụ đã cho là V=
ABC . A′B′C ′ AA
= ′.S ABC a =
2. a 2 a .
2 2

Câu 11: (MĐ 103-2022) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A

Page 3
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

, cạnh bên AA′ = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng 300 . Thể tích của khối
lăng trụ đã cho bằng:
8 3 8 3
A. 24a 3 . B. a . C. 8a 3 . D. a .
3 9
Lời giải
Chọn A

Gọi M là trung điểm của BC . Khi đó, AM ⊥ BC mà BC ⊥ AA ' nên BC ⊥ ( A ' AM ) .

A′MA nên 
Do đó, góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) là góc  A′MA = 300 .

A' A 1
Ta có:
= AM = 0
BC 2=
2a 3 ;= AM 4a 3 suy=
ra S ABC = AM .BC 12a 2 .
tan 30 2

Vậy V=
ABC . A ' B ' C ' AA
= '.S ABC 24a 3 .

Câu 12: (MĐ 104-2022) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác ABC vuông cân tại
A , cạnh bên AA ' = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A ' BC ) và ( ABC ) bằng 600 . Thể tích khối
lăng trụ đã cho bằng
8 8 3
A. a 3 . B. 8a 3 . C. a . D. 24a 3 .
9 3
Lời giải
Chọn C

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

B'
A'

C'

2a

B
A
G

C
Đặt AB = 2 x, x > 0 . Gọi G là trung điểm cạnh BC
= AC

Ta có ∆ABC vuông cân tại A nên BC = 2x 2 và AG = x 2 và AG ⊥ BC

Do ABC. A ' B ' C ' là lăng trụ đứng nên AA ' ⊥ ( ABC )

Suy ra AG là hình chiếu của A ' G lên mặt phẳng ( ABC )

Suy ra A ' G ⊥ BC

Vậy góc giữa hai mặt phẳng ( A ' BC ) và ( ABC ) bằng ( AG, A ' G ) = 600
∠A ' GA =

3 a 6
Xét ∆ABC vuông tại A ta có: AG
= A ' A.cot 600 ⇔ x =
2 2a x
⇔=
3 3
2
1 1  2a 6  8a 3
Vậy thể tích khối lăng trụ=
đã cho là V = AB. AC.AA ' . =  .2a .
2 2  3  3

Câu 13: (TK 2020-2021) Một khối chóp có diện tích đáy bằng 6 và chiều cao bằng 5 . Thể tích của khối
chóp đó bằng
A. 10. B. 30. C. 90. D. 15.
Lời giải

1 65
Thể tích khối chóp là: S  h với S  diện tích đáy, h  chiều cao nên V   10.
3 3

Câu 14: (TK 2020-2021) Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước 2;3;7 bằng
A. 14. B. 42. C. 126. D. 12.
Lời giải

Page 5
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Thể tích cần tìm là V  2  3  7  42.

Câu 15: (TK 2020-2021) Công thức tính thể tích V của khối nón có bán kính đáy r và chiều cao h là:
1 1
A. V = π rh. B. V = π r 2 h. C. V = π rh. D. V = π r 2 h.
3 3
Lời giải

1
Ta có: V = π r 2 h.
3

Câu 16: (MĐ 101 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 5a 2 và chiều cao h = a .
Thể tích khối chóp đã cho bằng
5 5 5
A. a 3 . B. a 3 . C. 5a 3 . D. a 3 .
6 2 3
Lời giải
1 5 3
Ta có thể tích khối chóp là=
V =Bh a .
3 3
Câu 17: (MĐ 102 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B  3a 2 và chiều cao h  a .
Thể tích của khối chóp đã cho bằng
3 1
A. a 3 . B. 3a 3 . C. a 3 . D. a 3 .
2 3
Lời giải
1
V  B.h  a 3 .
3

Câu 18: (MĐ 102 2020-2021 – ĐỢT 1) Thể tích khối lập phương cạnh 4a bằng
A. 64a 3 . B. 32a 3 . C. 16a 3 . D. 8a 3 .
Lời giải

(=
4a )
3
Ta có:
= V 64a 3 .

Câu 19: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 7 a 2 và chiều cao h = a .
Thể tích của khối chóp đã cho bằng
7 7 7
A. a 3 . B. a 3 . C. a 3 D. 7a 3 .
6 2 3
Lời giải
1 1 7 3
Ta có thể tích khối chóp=
V =Bh 2
.7 a= .a a.
3 3 3

Câu 20: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 1) Thể tích khối lập phương cạnh 3a bằng
A. 27a 3 . B. 3a 3 . C. 9a 3 . D. a 3 .
Lời giải

Thể tích khối lập phương cạnh 3a là:


= V (3
=a )3 27 a 3

Câu 21: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 1) Thể tích của khối lập phương cạnh 2a bằng
A. a 3 . B. 2a 3 . C. 8a 3 . D. 4a 3 .
Lời giải

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

(=
2a )
3
Ta có
= V 8a 3 .

Câu 22: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 8a 2 và chiều cao h = a .
Thể tích của khối chóp đã cho bằng
4 8
A. 8a 3 . B. a 3 . C. 4a 3 . D. a 3 .
3 3
Lời giải

Thể tích của khối chóp có diện tích đáy B = 8a 2 và chiều cao h = a là:
1 1 2 8
=V = B.h .8a .a = a 3
3 3 3

Câu 23: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối trụ có diện tích đáy B = 2a 2 và chiều cao h = a . Thể
tích của khối trụ đã cho bằng
2 1
A. a 3 . B. a 3 . C. a 3 . D. 2a 3 .
3 3
Lời giải

Thể tích khối trụ là = .a 2a 3 .


.h 2a 2=
V B=

Câu 24: (MĐ 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy B = 4a 2 và chiều cao h = a . Thể
tích của khối lăng trụ đã cho bằng
2 3 4 3
A. a . B. 4a 3 . C. a . D. 2a 3 .
3 3
Lời giải

.h 4a 2=
V B=
Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng = .a 4a 3 .
Câu 25: (TK 2020-2021) Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, cạnh bên SA
vuông góc với mặt phẳng đáy, góc giữu SA và mặt phẳng ( SBC ) bằng 45 (tham khảo hình
bên). Thể tích của khối chóp S . ABC bằng

a3 3a 3 3a 3 a3
A. . B. . C. . D. .
8 8 12 4
Lời giải

Gọi M là trung điểm BC thì AM  BC và SA  BC nên BC  ( SAM ). Từ đây dễ thấy góc


a 3
cần tìm là   
ASM  45 . Do đó, SAM vuông cân ở A và SA  AM  .
2

Page 7
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 a 3 a2 3 a3
Suy ra VS . ABC     .
3 2 4 8

Câu 26: (MĐ 101 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình vuông,
BD = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) bằng 30 . Thể tích của khối hộp chữ
nhật đã cho bằng
3 2 3 3 3 2 3 3
A. 6 3a . B. a . C. 2 3a . D. a .
9 3
Lời giải

Gọi ϕ là góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) .

O AC ∩ BD .
Gọi =

 AO ⊥ BD 
Ta có  ⇒ A′O ⊥ BD ⇒=
ϕ ( AO; A′O=) =′ 30 .
AOA
 AA′ ⊥ BD

Ta có đáy ABCD là hình vuông có BD = 2a ⇒ AB = AD = a 2 .

1 1
Ta có=
AO =AC = BD a .
2 2

a 3
Trong ∆AOA′ có AA′ = AO.tan 30 = .
3
Vậy thể tích khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ là:
a 3 2 2 3a 3
VABCD
= . A′B′C ′D′ AA
=′.S ABCD = .2a .
3 3
Câu 27: (MĐ 102 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A ' B ' C ' D ' có đáy là hình vuông,
BD = 4a , góc giữa 2 mặt phẳng ( A ' BD ) , ( ABCD ) bằng 30° . Thể tích của khối hộpchữ nhật đã
cho bằng:
16 3 3 16 3 3
A. a . B. 48 3a 3 . C. a . D. 16 3a 3 .
9 3
Lời giải

Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' B'

D'
C'

A B

C
D

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD , từ giả thiết ta có


4a
( )
2
AC = 4a, AB = = 2a 2 ⇒ AO = 2a, S ABCD = 2a 2 = 8a 2
2

ABCD là hình vuông ⇒ AO ⊥ BD


Ta có:

AO ⊥ BD 
 ⇒ BD ⊥ ( A ' AO ) ⇒ BD ⊥ A ' O ⇒ ( ( A ' BD ) , ( ABCD ) ) =

A ' OA
AA ' ⊥ BD ( gt ) 

(tam giác A ' OA vuông tại A )

A' A 3 2a 3
Từ giả thiết ⇒ 
A ' OA= 30° ⇒ tan 30°= ⇒ A ' A= .2a=
AO 3 3

2a 3 2 16 3a 3
⇒ VABCD. A ' B 'C ' D ' =A ' A.S ABCD = .8a = .
3 3
Câu 28: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình vuông,
BD = 2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) bằng 60° . Thể tích của khối hộp chữ
nhật đã cho bằng
2 3 3 2 3 3
A. a . B. 6 3a 3 . C. a . D. 2 3a 3 .
9 3
Lời giải

Page 9
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
Ta có BD= 2 AD ⇒ AD= 2a , nên = 2a) 2 2a 2 và=
S ABCD (= OA =BD a .
2

Gọi O là trung điểm của DB

 AO ⊥ BD 
Khi đó, ta có  ⇒ (( A ' BD);( ABCD)) = (
A ' O; AO) = 
A ' OA ⇒ 
A ' OA = 600
 A ' O ⊥ BD

( Vì tam giác A ' AO vuông tại A nên 


A ' OA là góc nhọn)

AA '
Xét tam giác A ' AO có tan 
A ' OA = ⇒AA ' = AO.tan 
A ' OA = a.tan 600 = a 3 .
AO

Vậy VABCD=
. A ' B 'C ' D ' AA= 3.2a 2 2 3a 3 .
'.S ABCD a=

Câu 29: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 1) Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình vuông,
BD = 4a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BD ) và ( ABCD ) bằng 60° . Thể tích của khối hộp chữ
nhật đã cho bằng
16 3 3 16 3 3
A. 48 3a 3 . B. a . C. a . D. 16 3a 3 .
9 3
Lời giải

A'
D'

B'
C'

A
D

B C

x AA ', AB
Đặt= = a 8
= AD

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3 d ( A, ( A ' BD ) ) 3
Ta có: sin ( ( A ' BD ) , ( ABD ) ) =
= ⇒ d ( A, ( A ' BD ) ) = .2a =
a 3
2 d ( A, BD ) 2

1 1 1 1
Vì ABDA ' là tam diện vuông tại A nên ta có: 2
= 2
+ 2 + 2 ⇔ x= a 12
3a 8a 8a x

Vậy
= 12. a 8.a 8 16 3a 3
VABCD. A ' B 'C ' D ' a=

Câu 30: (MĐ 101 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A ' B ' C ' có cạnh bên bằng
4a , góc giữa hai mặt phẳng ( A ' BC ) và ( ABC ) bằng 300 . Thể tích của khối lăng trụ đã cho
bằng
64 3 3 64 3 3 64 3 3
A. 64 3a 3 . B. a . C. a . D. a .
3 27 9
Lời giải

A' C'

B'
4a

A C
M
B

Gọi M là trung điểm của BC . Khi đó ( ( A ' BC ) ; ( ABC


= )) ' MA 300 .
A=

Trong tam giác vuông A ' MA có:

A' A 4a
tan 
A ' MA = ⇔ AM = ⇔ AM = 4 3a
AM tan 300

AB 3
Tam giác ABC đều nên: AM= = 8a
⇔ AB
2

(8a=
) 3 .4a
2

=
Vậy thể tích khối lăng ∆ABC . A ' A
trụ: V S= 64 3a 3 .
4
Câu 31: (MĐ 103 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh bên bằng
2a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng 60° . Thể tích của khối lăng trụ đã cho
bằng
8 3 3 8 3 3 8 3 3
A. a . B. a . C. a . D. 8 3a 3 .
3 9 27
Lời giải

Page 11
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
A' C'

B'

A C
600
M

 BC ⊥ AM
Gọi M là trung điểm của BC ⇒  ⇒ BC ⊥ A′M .
 BC ⊥ A′A

 BC ⊥ AM

Ta có  BC ⊥ A′M ⇒ ( ( A′BC ) , ( ABC ) ) =
 60° .
A′MA =
 A′BC ∩ ABC =
( ) ( ) BC
x 3 A′A
Đặt AB = x ( x > 0 ) ⇒ AM = . Xét tam giác A′AM vuông tại A ⇒ tan 
A′MA =
2 AM
2
3x 4a  4a  3 4a 2 3
° A′A ⇔ = 2a ⇔ =
⇔ AM .tan 60= x ⇒ S ABC=   . = .
2 3  3  4 9

4a 2 3 8a 3 3
Vậy thể tích khối lăng trụ đã cho là V=
ABC . A′B′C AA
= ′.S ABC 2 a.
= .
9 9
Câu 32: (MĐ 104 2020-2021 – ĐỢT 2) Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh bên bằng
4a , góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng 60° . Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng
64 3 3 64 3 3 64 3 3
A. a . B. a . C. a . D. 64 3a 3 .
9 27 3
Lời giải

A' C'

B'

A C

+ Gọi x ( x > 0 ) là độ dài cạnh tam giác đều ABC và I là trung điểm của BC .

Suy ra: BC ⊥ AI và BC ⊥ A′I .

⇒ Góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) là góc 


AIA=′ 60° .

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

x 3 3 8a
+ Xét ∆A′AI vuông tại A có:
= AI AA′.cot 60° ⇔= 4a. = ⇔x .
2 3 3
2
8a 3 64 3 3
Vậy thể tích khối lăng =
trụ là: V S=
∆ABC . AA
′   =
. .4a a .
 3  4 9

Câu 33: (TK 2020 Lần 2) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 3 và chiều cao h = 4 . Thể tích của khối
chóp đã cho bằng
A. 6 . B. 12 . C. 36 . D. 4 .
Lời giải
Chọn D
1 1
Ta có công thức thể tích khối chóp
= V =.B.h = .3.4 4 .
3 3
Câu 34: (Mã 101 - 2020 Lần 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 6 và chiều cao h = 2 . Thể tích của
khối chóp đã cho bằng:
A. 6 . B. 3 . C. 4 . D. 12 .
Lời giải
Chọn C

1
Thể tích của khối chóp=
V =Bh 4
3
Câu 35: (Mã 102 - 2020 Lần 1) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 3 và chiều cao h = 2 . Thể tích khối
chóp đã cho bằng
A. 6 . B. 12 . C. 2 . D. 3 .
Lời giải
Chọn C

1 1
V
Thể tích khối chóp đã cho là= =Bh .3.2 2 .
=
3 3

Câu 36: (Mã 102 - 2020 Lần 2) Cho khối chóp có diện tích đáy B = 6a 2 và chiều cao h = 2a . Thể tích
khối chóp đã cho bằng:
A. 2a 3 . B. 4a 3 . C. 6a 3 . D. 12a 3 .
Lời giải
Chọn B
1 1 2
=V =B.h .2a 4a 3
6a=
3 3

Câu 37: (Đề Minh Họa 2017) Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a ,
cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a 2 . Tính thể tích V của khối chóp
S . ABCD
2a 3 2a 3 2a 3
A. V = B. V = C. V = 2a 3 D. V =
6 4 3
Lời giải

Page 13
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn D

Ta có SA ⊥ ( ABCD ) ⇒ SA là đường cao của hình chóp

1 1 a3 2
Thể tích khối chóp S . ABCD
= :V SA.S ABCD =
= .a 2.a 2 .
3 3 3

Câu 38: (Mã 105 2017) Cho khối chóp S. ABC có SA vuông góc với đáy, SA = 4 , AB = 6 , BC = 10
và CA = 8 . Tính thể tích V của khối chóp S. ABC .
A. V = 32 B. V = 192 C. V = 40 D. V = 24
Lời giải
Chọn A

1
Ta có BC
= 2
AB2 + AC 2 suy ra ∆ABC vuông tại A . SABC =
= 24 , V = S .SA 32
3 ABC

Câu 39: (Mã 104 2017) Cho khối chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a
. Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
11a 3 11a 3 13a 3 11a 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
6 4 12 12
Lời giải
Chọn D

Page 14
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Do đáy là tam giác đều nên gọi I là trung điểm cạnh BC , khi đó AI là đường cao của tam
a2 a 3 2 2a 3 a 3
giác đáy. Theo định lý Pitago ta có AI = a2 − = , và =
AO = AI = .
4 2 3 3.2 3
a2 11a
Trong tam giác SOA vuông tại O ta có SO= 4a 2 − = .
3 3
1 1 a 3 11a 11a 3
=
Vậy thể tích khối chóp S . ABC là V =. a . .
3 2 2 3 12

Câu 40: (Dề Tham Khảo 2019) Cho khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng 2a . Thể tích của
khối chóp đã cho bằng
2 2a 3 8a 3 8 2a 3 4 2a 3
A. B. C. D.
3 3 3 3
Lời giải
Chọn D

Gọi hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng 2a là S . ABCD và I tâm của đáy ta có:

SA
= SC= BA = BC = DC ⇒ ∆SAC = ∆BAC = ∆DBC ⇒ ∆SAC ; ∆BAC ; ∆DAC lần lượt
= DA
vuông tại S , B, D .

1 1
I là trung điểm của AC suy ra=
SI =AC 2a.
= 2 a 2
2 2

1 1 4 2a 3
( 2=
a ) .a 2
2
VS . ABCD =
= S ABCD .SI
3 3 3
Câu 41: (Mã 123 2017) Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a , cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy.
Tính thể tích V của khối chóp đã cho.
2a3 14 a 3 2a3 14 a 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
2 2 6 6
Lời giải
Chọn D

Page 15
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2
a 2 a 14
Chiều cao của khối chóp: SI = SA 2 − AI 2 = 4a2 −   =
 2  2
 

1 1 a 14 2 14 a 3
chóp: V
Thể tích khối= = SI .SABCD .
= a
3 3 2 6
Câu 42: (Mã 105 2017) Cho khối chóp S. ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy
a 2
và khoảng cách từ A đến mặt phẳng ( SBC ) bằng . Tính thể tích của khối chóp đã cho.
2
a3 3a 3 a3
A. B. a 3 C. D.
3 9 2
Lời giải
Chọn A

Ta có BC ⊥ AB, BC ⊥ SA ⇒ BC ⊥ AH . Kẻ AH ⊥ SB ⇒ AH ⊥ ( SBC ) .

a 2
(
Suy ra d A; ( SBC= )
) AH
=
2
.

1 1 1
Tam giác SAB vuông tại A có: 2
= 2
+ ⇒ SA = a .
AH SA AB2

1 a3
Vậy
= VSABCD = SA.SABCD .
3 3

Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 43: (Mã 110 2017) Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a , AD = a 3 ,
SA vuông góc với mặt phẳng đáy và mặt phẳng ( SBC ) tạo với đáy một góc 60o . Tính thể tích
V của khối chóp S . ABCD .
3a 3 a3
A. V = 3a 3 B. V = C. V = a 3 D. V =
3 3
Lời giải
Chọn.C

Ta có S ABCD = 3a 2 .

( SBC ) ∩ ( ABCD ) =
BC

Vì  BC ⊥ SB ⊂ ( SBC ) ⇒ (
( SBC ) , ( ABCD
= ) ) ( .
AB ) SBA
SB; =

 BC ⊥ AB ⊂ ( ABCD )

 = 60o
Vậy SBA

SA
Xét tam giác vuông SAB có: tan 60o = ⇒ SA = AB.tan 60o = a 3
AB

1 1 2
Vậy
= VS . ABCD =S ABCD .SA a=3.a 3 a 3 .
3 3
Câu 44: (Mã 123 2017) Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy,
SC tạo với mặt phẳng ( SAB ) một góc 30 . Tính thể tích khối chóp S . ABCD
0

2a3 2a3 6a3


A. B. C. D. 2a 3
3 3 3
Lời giải
Chọn B

Page 17
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

+) Do ABCD là hình vuông cạnh a nên: SABCD = a 2

 = 30 0 .
+) Chứng minh được BC ⊥ ( SAB ) ⇒ góc giữa SC và (SAB) là CSB

+) Đặt SA = x ⇒ SB = x2 + a2 . Tam giác SBC vuông tại B nên


 0 1 BC
tan CSA
= tan 30
= =
3 SB

Ta được: SB= BC 3 ⇔ x 2 + a 2= a 3 ⇒ x= a 2 .

1 1 2a3
Vậy
= VSABCD .SA
= .SABCD = .a 2.a 2 (Đvtt)
3 3 3
Câu 45: (Đề Minh Họa 2017) Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2a .
Tam giác SAD cân tại S và mặt bên ( SAD ) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích khối
4 3
chóp S . ABCD bằng a . Tính khoảng cách h từ B đến mặt phẳng ( SCD )
3
3 2 4 8
A. h = a B. h = a C. h = a D. h = a
4 3 3 3
Lời giải
Chọn C

Gọi I là trung điểm của AD . Tam giác SAD cân tại S

⇒ SI ⊥ AD

 SI ⊥ AD
Ta có  ⇒ SI ⊥ ( ABCD )
( SAD ) ⊥ ( ABCD )

⇒ SI là đường cao của hình chóp.


Theo giả thiết
1 4 3 1
= .SI .S ABCD ⇔ =
VS . ABCD a SI .2a 2 ⇔=
SI 2a
3 3 3

Vì AB song song với ( SCD )

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

⇒ d ( B, ( SCD ) ) = d ( A, ( SCD ) ) = 2d ( I , ( SCD ) )

Gọi H là hình chiếu vuông góc của I lên SD .

 SI ⊥ DC  IH ⊥ SD
Mặt khác  ⇒ IH ⊥ DC . Ta có  ⇒ IH ⊥ ( SCD ) ⇒ d ( I , ( SCD ) ) =
IH
 ID ⊥ DC  IH ⊥ DC
1 1 1 1 4 2a
Xét tam giác SID vuông tại I : 2
= 2
+ 2 = 2
+ 2 ⇒ IH =
IH SI ID 4a 2a 3

4
⇒ d ( B, ( SCD ) ) = d ( A, ( SCD ) ) = 2d ( I , ( SCD ) ) = a.
3

Câu 46: (Đề Minh Họa 2017) Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB , AC và AD đôi một vuông góc với
nhau; AB = 6a , AC = 7 a và AD = 4a . Gọi M , N , P tương ứng là trung điểm các cạnh BC ,
CD , DB . Tính thể tích V của tứ diện AMNP .
28 3 7
A. V = 7 a 3 B. V = 14a 3 C. V = a D. V = a 3
3 2
Lời giải
Chọn A

1 1 1
Ta=
có VABCD AB.= AD. AC = 6a.7 a.4a 28a 3
3 2 6

1 1 1
Ta nhận thấy S MNP = S MNPD = S BCD ⇒ VAMNP = VABCD = 7 a 3 .
2 4 4

Câu 47: (Mã 101 - 2019) Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và có chiều cao h là
4 1
A. Bh . B. Bh . C. Bh . D. 3Bh .
3 3
Lời giải
Chọn A

Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và có chiều cao h là: V = B.h .

Câu 48: (Đề Minh Họa 2020 Lần 1) Cho khối lập phương có cạnh bằng 6 . Thể tích của khối lập phương
đã cho bằng
A. 216 . B. 18 . C. 36 . D. 72 .
Lời giải
Chọn A

Page 19
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
3
Thể tích khối lập phương có cạnh bằng 6 là V= 6= 216 .

Câu 49: (Đề Tham Khảo 2020 Lần 2) Thể tích khối lập phương cạnh 2 bằng
A. 6 . B. 8 . C. 4 . D. 2 .
Lời giải
Chọn B
Thể tích khối lập phương cạnh a là V = a 3 .

Vậy thể tích khối lập phương cạnh 2 là: V= 2=


3
8.
Câu 50: (Mã 101 - 2020 Lần 1) Cho khối hộp chữ nhật có 3 kích thước 3; 4;5 . Thể tích của khối hộp đã
cho bằng?
A. 10 . B. 20 . C. 12 . D. 60 .
Lời giải
Chọn D
Thể tích của khối hộp đã cho bằng
= V 3.4.5
= 60

Câu 51: (Mã 102 - 2020 Lần 1) Cho khối hộp hình chữ nhật có ba kích thước 2; 4; 6 . Thể tích của khối
hộp đã cho bằng
A. 16 . B. 12 . C. 48 . D. 8 .
Lời giải
Chọn C
Thể tích của khối hộp đã cho bằng 2.4.6 = 48.

Câu 52: (Mã 102 - 2020 Lần 2) Cho khối lăng trụ có diện tích đáy B = 3 và chiều cao h = 2 . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
A. 1 . B. 3 . C. 2 . D. 6 .
Lời giải
Chọn D
 Thể tích khối lăng trụ là = = 6.
.h 3.2
V B=

Câu 53: (Mã 103 2018) Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 4a . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
16 3 4
A. 16a 3 B. 4a 3 C. a D. a 3
3 3
Lời giải
Chọn B
2
=V S= day .h a= .4a 4a 3 .

Câu 54: (Mã 104 2018) Cho khối lăng trụ có đáy là hình vuông cạnh a và chiều cao bằng 2a . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
2 4
A. a 3 B. a 3 C. 2a 3 D. 4a 3
3 3
Lời giải
Chọn C

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có: Vlangtru = S day .h = a 2 .2a = 2a 3 .

Câu 55: (Mã 102 -2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A B C  có đáy là tam giác đều cạnh a và AA′ = 2a
(minh họa như hình vẽ bên).

Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

3a 3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. 3a 3. D. .
2 6 3
Lời giải
Chọn A

a2 3
Tam giác ABC đều cạnh a nên SABC 
4

Do khối lăng trụ ABC. A B C  là lăng trụ đứng nên đường cao của lăng trụ là AA′ = 2a

a2 3 3a 3
Thể tích khối lăng trụ là V  AA.SABC  2a.  .
4 2

Câu 56: (Đề Minh Họa 2017) Tính thể tích V của khối lập phương ABCD. A′B′C ′D′ , biết AC ′ = a 3 .
3 6a 3 1
A. V = a 3 B. V = C. V = 3 3a 3 D. V = a 3
4 3
Lời giải
Chọn A

Page 21
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Giả sử khối lập phương có cạnh bằng x; ( x > 0 )

Xét tam giác A ' B ' C ' vuông cân tại B ' ta có:

' C '2 A ' B '2 + B ' C '2 = x 2 + x 2 = 2 x 2 ⇒ A ' C ' =


A= x 2

Xét tam giác A ' AC ' vuông tại A ' ta có

AC
= '2 A ' A2 + A ' C '2 ⇔ 3a 2 =x 2 + 2 x 2 ⇔ x =a

Thể tích của khối lập phương ABCD. A′B′C ′D′ là V = a 3 .

Câu 57: (Đề Tham Khảo 2019) Thể tích của khối lập phương cạnh 2a bằng
A. 8a 3 B. 2a 3 C. a 3 D. 6a 3
Lời giải
Chọn A

(=
2a )
3
Thể tích của khối lập phương cạnh 2a bằng:
= V 8a 3

Câu 58: (Mã 104 2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a và
AA ' = 2a (minh họa như hình vẽ bên dưới).

Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

6a 3 6a 3 6a 3 6a 3
A. . B. . C. . D. .
2 4 6 12
Lời giải
Chọn B
a2 3
Ta có: S ∆ABC = .
4

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Vậy thể tích của khối lăng trụ đã cho là

a2 3 a3 6
V=
ABC . A′B′C ′ ∆ABC . AA
S= ′ = .a 2 .
4 4
Câu 59: (Đề Tham Khảo 2017) Thể tích của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a .
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
12 2 4 6
Lời giải
Chọn C
h = a
 a3 3
 a2 3 ⇒ V = h.S = .
S = 4
 4

Câu 60: (Mã 110 2017) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có BB′ = a , đáy ABC là tam giác vuông
cân tại B và AC = a 2 . Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
a3 a3 3 a3
A. V = B. V = C. V = a D. V =
3 2 6
Lời giải
Chọn B

AC 1
Tam giác ABC vuông cân tại B ⇒ AB = BC = = a . Suy ra: S ABC = a 2 .
2 2

1 2 a3
Khi đó: VABC=
. A′B′C ′ .BB′
S ABC= =a .a
2 2
Câu 61: (Mã 103 2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh 2a và
AA ' = 3a (minh họa như hình vẽ bên).
A' C'

B'

A C

Page 23
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng


3 3 3
A. 6 3a . B. 3 3a . C. 2 3a . D. 3a 3 .
Lời giải
Chọn B
(2a ) 2 3
Khối lăng trụ đã cho có đáy là tam giác đều có diện tích là và chiều cao là AA ' = 3a
4
(2a ) 2 3
(do là lăng trụ đứng) nên có thể tích là .3a = 3 3a 3
4
Câu 62: (Mã 101 -2019) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều
cạnh a và AA ' = 3a (minh họa hình vẽ bên). Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng.

A' C'

B'

A C

a3 a3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
4 2 4 2
Lời giải
Chọn C

a2 3
Ta có S ABC = ; AA ' = a 3 .
4

3 3a 3
2
Từ đó= 3.a
suy ra V a= .
4 4
Câu 63: (Đề Minh Họa 2020 Lần 1) Cho khối lăng trụ đứng ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình thoi cạnh
a , BD = a 3 và AA′ = 4a (minh họa như hình bên). Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3 3 2 3a 3 4 3a 3
A. 2 3a . B. 4 3a . C. . D. .
3 3
Lời giải
Chọn A

BD a 3
I AC ∩ BD . Ta có: AC ⊥ BD, BI = = . Xét tam giác vuông BAI vuông tại I :
Gọi=
2 2
2
2 2
a 3
2 2 2 3a 2 a 2 a
AI =BA − BI =a −   =a − = ⇒ AI = ⇒ AC =a.
 2  4 4 2

1 1a 3 a2 3
S ABCD 2S
Diện tích hình bình hành ABCD : = =∆ABC 2. BI
= . AC 2. = .a .
2 2 2 2

a2 3
Vậy: VABCD
= . A′B′C ′D′ ABCD . AA
S= ′ = .4a 2 3a 3 .
2

Câu 64: (Mã 104 2017) Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác cân với
AB
= AC 
= a , BAC= 120° . Mặt phẳng ( AB′C ′) tạo với đáy một góc 60° . Tính thể tích V của
khối lăng trụ đã cho.
3a 3 9a 3 a3 3a 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
8 8 8 4
Lời giải
Chọn A

Page 25
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là trung điểm của B′C ′ , khi đó góc giữa mp ( AB′C ′ ) và đáy là góc 
AHA=′ 60° .

1 a2 3
Ta có S ∆ABC
= AC
= . AB.sin120° .
2 4

−1
B′C=′ BC
= AB 2 + AC 2 − 2 AB. AC.cos120=
° a 2 + a 2 − 2.a.a. = a 3
2
2 S ∆ABC a a 3
⇒ A′H= = = ⇒ AA′ A′H=
.tan 60° .
B′C ′ 2 2

3a 3
∆ACB . AA
Vậy V S=
= ′ .
8

Câu 65: (Mã 101 2018) Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ , khoảng cách từ C đến đường thẳng BB′ bằng
2 , khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB′ và CC ′ lần lượt bằng 1 và 3 , hình chiếu
2 3
vuông góc của A lên mặt phẳng ( A′B′C ′ ) là trung điểm M của B′C ′ và A′M = . Thể tích
3
của khối lăng trụ đã cho bằng
2 3
A. 2 B. 1 C. 3 D.
3
Lời giải
Chọn A

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Cắt lăng trụ bởi một mặt phẳng qua A′ và vuông góc với AA′ ta được thiết diện là tam giác
A′B1C1 có các cạnh A′B1 = 1 ; A′C1 = 3 ; B1C1 = 2 .

Suy ra tam giác A′B1C1 vuông tại A′ và trung tuyến A′H của tam giác đó bằng 1 .

Gọi giao điểm của AM và A′H là T .

2 3 1 
Ta có: A′M = ; A′H = 1 ⇒ MH =. Suy ra MA′H= 30° .
3 3

 A′M 4
Do đó MA′A= 60° ⇒ =
AA′ = .

cos MA′A 3

Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng thể tích khối lăng trụ A′B1C1. AB2C2 và bằng
4 3
V = AA′.S A′B1C1 = ⋅ = 2.
3 2

Câu 66: (Mã 103 -2018) Cho khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' , khoảng cách từ C đến đường thẳng BB ' bằng
2, khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB ' và CC ' lần lượt bằng 1 và 3 , hình chiếu vuông
góc của A lên mặt phẳng ( A ' B ' C ') là trung điểm M của B ' C ' và A ' M = 2 . Thể tích của khối
lăng trụ đã cho bằng
2 3
A. B. 1 C. 3 D. 2
3
Lời giải
Chọn D

Page 27
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi A1 , A2 lần lượt là hình chiếu của A trên BB ' , CC ' . Theo đề ra=
AA1 1;=
AA2 3;=
A1 A2 2.

Do AA12 + AA2 2 =
A1 A2 2 nên tam giác AA1 A2 vuông tại A .

A1 A2
Gọi H là trung điểm A1 A2 thì =
AH = 1.
2

Lại có MH  BB ' ⇒ MH ⊥ ( AA1 A2 ) ⇒ MH ⊥ AH suy ra MH = AM 2 − AH 2 = 3.

MH 3
nên cos(( ABC ), ( AA1 A
=2 )) cos( MH , AM
= ) cos HMA
= = .
AM 2
S AA1 A2
Suy ra S ABC
= = 1. Thể tích lăng trụ là V = AM ⋅ S ABC = 2 .
cos(( ABC ), ( AA1 A2 ))

Nhận xét. Ý tưởng câu này là dùng diện tích hình chiếu S ' = S cos α .

Câu 67: (Mã 102 2018) Cho khối lăng trụ ABC. A'B'C' , khoảng cách từ C đến BB ' là 5 , khoảng cách
từ A đến BB ' và CC ' lần lượt là 1; 2 . Hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng A ' B ' C ' là
15
trung điểm M của B ' C ' , A ' M = . Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
3
2 5 2 15 15
A. . B. 5 C. D.
3 3 3
Lời giải
Chọn C

Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Kẻ AI ⊥ BB ' , AK ⊥ CC ' ( hình vẽ ).

Khoảng cách từ A đến BB ' và CC ' lần lượt là 1; 2 ⇒ AI =


1 , AK = 2 .

15 15
Gọi F là trung điểm của BC . A ' M = ⇒ AF =
3 3

AI ⊥ BB ' 
Ta có  ⇒ BB ' ⊥ ( AIK ) ⇒ BB ' ⊥ IK .
BB ' ⊥ AK 

Vì CC '  BB ' ⇒ d (C , BB ') = d ( K , BB ') = IK = 5 ⇒ ∆AIK vuông tại A .

Gọi E là trung điểm của IK ⇒ EF  BB ' ⇒ EF ⊥ ( AIK ) ⇒ EF ⊥ AE .

Lại có AM ⊥ ( ABC ) . Do đó góc giữa hai mặt phẳng ( ABC ) và ( AIK ) là góc giữa EF và AM
5
bằng góc   = AE = 2 = 3 ⇒ FAE
 . Ta có cos FAE
AME = FAE  =°30 .
AF 15 2
3

Hình chiếu vuông góc của tam giác ABC lên mặt phẳng ( AIK ) là ∆AIK nên ta có:

 ⇒ 1 =S 3 2
S AIK = S ABC cos EAF ABC ⇒ S ABC .
=
2 3

15
AF 3 ⇒ AM =
Xét ∆AMF vuông tại A : tan 
AMF = ⇒ AM = 5.
AM 3
3

2 2 15
Vậy VABC . A ' B 'C ' = 5. = .
3 3

Câu 68: (Mã 104 2018) Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Khoảng cách từ C đến đường thẳng BB′ bằng
5 , khoảng cách từ A đến các đường thẳng BB′ và CC ′ lần lượt bằng 1 và 2 , hình chiếu

Page 29
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

vuông góc của A lên mặt phẳng ( A′B′C ′ ) là trung điểm M của B′C ′ và A′M = 5 . Thể tích
của khối lăng trụ đã cho bằng
15 2 5 2 15
A. 5 B. C. D.
3 3 3
Lời giải
Chọn D

Gọi J , K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A lên BB′ và CC ′ , H là hình chiếu vuông góc
của C lên BB′

Ta có AJ ⊥ BB′ (1) .
AK ⊥ CC ′ ⇒ AK ⊥ BB′ ( 2) .
Từ (1) và ( 2 ) suy ra BB′ ⊥ ( AJK ) ⇒ BB′ ⊥ JK ⇒ JK //CH ⇒ JK = CH = 5.

Xét ∆AJK có JK 2 = AJ 2 + AK 2 =5 suy ra ∆AJK vuông tại A .

5
Gọi F là trung điểm JK khi đó ta có AF
= JF
= FK
= .
2
Gọi N là trung điểm BC , xét tam giác vuông ANF ta có:

5
AF 1
cos 
NAF = = 2 = ⇒ 60 . ( AN
NAF = = AM
= 5 vì AN //AM và AN = AM ).
AN 5 2

1 1 S 1
Vậy ta có S ∆AJK = . AK
AJ= = S∆ABC .cos 60 ⇒ S∆ABC =∆AJK  ==
.1.2 1 ⇒ S ∆AJK = 2.
2 2 cos 60 1
2

 15
=′ 
Xét tam giác AMA′ vuông tại M ta có MAA = 30 hay AM = A′M .tan 30 =
AMF .
3

15 2 15
Vậy thể tích khối lăng trụ là V = AM .=
S ∆ABC = .2 .
3 3
Câu 69: (Đề tham khảo 2017) Cho khối tứ diện có thể tích bằng V . Gọi V ′ là thể tích của khối đa diện
V′
có các đỉnh là các trung điểm của các cạnh của khối tứ diện đã cho, tính tỉ số .
V

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V′ 1 V′ 1 V′ 2 V′ 5
A. = . B. = . C. = . D. = .
V 2 V 4 V 3 V 8
Lời giải
Chọn A

Q P

B E F D

M N

Cách 1. Đặc biệt hóa tứ diện cho là tứ diện đều cạnh a . Hình đa diện cần tính có được bằng cách
a
cắt 4 góc của tứ diện, mỗi góc cũng là một tứ diện đều có cạnh bằng .
2

V V
V ′′ 4.=
Do đó thể tích phần cắt bỏ là = .
8 2
3
1 1
(Vì với tứ diện cạnh giảm nửa thì thể tích giảm   = )
2 8

V V′ 1
Vậy V ′ = ⇔ = .
2 V 2
Cách 2. Khối đa diện là hai khối chóp tứ giác (giống nhau) có cùng đáy là hình bình hành úp lại.
1 1 1
ra: V ′ 2V=
Suy= N . MEPF 4.=
VN .MEP 4.=
VP.MNE 4.= . V V
2 4 2

(Do chiều cao giảm một nửa, cạnh đáy giảm một nửa nên diện tích giảm 4 )

V ' V − VA.QEP − VB.QMF − VC .MNE − VD.NPF


Cách 3. Ta có =
V V
VA.QEP VB.QMF VC .MNE VD.NPF 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
1−
= − − − 1− . . − . . − . . − . . =
= .
V V V V 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Câu 70: (Đề minh họa lần 1 2017) Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB , AC và AD đôi một vuông
góc với nhau; AB = 6a , AC = 7 a và AD = 4a . Gọi M , N , P tương ứng là trung điểm các cạnh
BC , CD , DB . Tính thể tích V của tứ diện AMNP .
7 28 3
A. V = a 3 B. V = 14a 3 C. V = a D. V = 7 a 3
2 3
Lời giải
Chọn D

Page 31
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1
Ta=
có VABCD AB.= AD. AC = 6a.7 a.4a 28a 3
3 2 6

1 1 1
Ta nhận thấy S MNP = S MNPD = S BCD ⇒ VAMNP = VABCD = 7 a 3
2 4 4

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

PHƯƠNG PHÁP CHUNG

THỂ TÍCH KHỐI CHÓP – KHỐI LĂNG TRỤ


1 1
1. Thể tích khối chóp Vchãp   Sđ ¸ y . chiÒu cao   Sđ ¸ y . d đØnh; mÆt ph¼ng ®¸y
3 3
2. Thể tích khối lăng trụ Vl¨ng trô  Sđ ¸ y . chiÒu cao

 Thể tích khối lập phương V  a 3  Thể tích khối hộp chữ nhật V  abc

3. Tỉ số thể tích
 Cho khối chóp S .ABC , trên các đoạn thẳng SA, SB, SC lần
lượt
lấy các điểm A, B , C  khác S . Khi đó ta luôn có tỉ số thể tích:
VS .AB C  SA SB  SC 
   
VS .ABC SA SB SC
 Ngoài những cách tính thể tích trên, ta còn phương pháp chia nhỏ
khối đa diện thành những đa diện nhỏ mà dễ dàng tính toán. Sau đó
cộng lại.
 Ta thường dùng tỉ số thể tích khi điểm chia đoạn theo tỉ lệ.
4. Tính chất của hình chóp đều
 Đáy là đa giác đều (hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, hình chóp tứ giác đều có đáy là hình
vuông).
 Chân đường cao trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy
 Các mặt bên là những tam giác cân và bằng nhau.
 Góc giữa các cạnh bên và mặt đáy đều bằng nhau.
 Góc giữa các mặt bên và mặt đáy đều bằng nhau.

Page 47
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

5. Tứ diện đều và bát diện đều:


 Tứ diện đều là hình chóp có tất cả các mặt là những tam giác đều bằng nhau.
 Bát diện đều là hình gồm hai hình chóp tứ giác đều ghép trùng khít hai đáy với nhau. Mỗi đỉnh của nó là
đỉnh chung của bốn tam giác đều. Tám mặt là các tam giác đều và bằng nhau.
Nếu nối trung điểm của hình tứ diện đều hoặc tâm các mặt của hình lập phương ta sẽ thu được một hình bát
diện đều.

Hình lăng trụ đứng và hình lăng trụ đều:


 Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt phẳng đáy. Do đó các mặt bên
của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy.
 Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO THƯỜNG GẶP
a) Hình chóp có một cạnh bên Ví dụ: Hình chóp S .ABC có cạnh bên S

vuông góc với đáy: Chiều cao SA vuông góc với mặt phẳng đáy, tức
của hình chóp là độ dài cạnh bên SA  (ABC ) thì chiều cao của hình
vuông góc với đáy. chóp là SA. A C

b) Hình chóp có 1 mặt bên Ví dụ: Hình chóp S .ABCD có mặt S

vuông góc với mặt đáy: Chiều bên (SAB ) vuông góc với mặt phẳng
cao của hình chóp là chiều cao đáy (ABCD ) thì chiều cao của hình
của tam giác chứa trong mặt bên chóp là SH là chiều cao của A
D
vuông góc với đáy.
SAB. B
H

c) Hình chóp có 2 mặt bên Ví dụ: Hình chóp S .ABCD có hai S

vuông góc với mặt đáy: Chiều mặt bên (SAB ) và (SAD ) cùng
cao của hình chóp là giao tuyến vuông góc với mặt đáy (ABCD ) thì
của hai mặt bên cùng vuông góc chiều cao của hình chóp là SA. D

với mặt phẳng đáy.


A

B C

Page 48
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

d) Hình chóp đều: Ví dụ: Hình chóp đều


Chiều cao của hình chóp là đoạn S .ABCD có tâm đa giác đáy S

thẳng nối đỉnh và tâm của đáy. là giao điểm của hai đường
Đối với hình chóp đều đáy là tam chéo hình vuông ABCD thì
giác thì tâm là trọng tâm G của có đường cao là SO.
tam giác đều.
A D

O
B C

DIỆN TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH THƯỜNG GẶP


a b c
 Diện tích tam giác thường: Cho tam giác ABC và đặt AB  c, BC  a, CA  b và p  :
2
nửa chu vi. Gọi R, r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam giác ABC . Khi đó:
1 1 1
 a.ha  b.hb  c.hc
2 2 2
1 1 1
 ab sin C  bc sin A  ac sin B
 S ABC  2 2 2
abc
  p.r
4R
 p(p  a )(p  b)(p  c), (Héron)

1
 Stam gi¸c vu«ng   (tích hai cạnh góc vuông).
2
(c¹nh huyÒn)2
 Stam gi¸c vu«ng c©n  
4
(c¹nh)2 . 3 c¹nh. 3
 Stam gi¸c ®Òu   ChiÒu cao tam gi¸c ®Òu  
4 2
 Shình chữ nhật  dài  rộng và Shình vuông  (cạnh)2.
(®¸y lín  ®¸y bÐ)  (chiÒu cao)
 S h×nh thang  
2
TÝch hai ®­êng chÐo TÝch 2 ®­êng chÐo
 S Tø gi¸c cã 2 ®­êng chÐo vu«ng gãc   S h×nh thoi  
2 2
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Cho ABC vuông tại A, có AH là đường cao, AM là trung tuyến. Khi đó:
 BC 2  AB 2  AC 2 (Pitago), AH .BC  AB.AC .
 AB 2  BH  BC và AC 2  CH  CB.
1 1 1
 2
 2
 và AH 2  HB  HC .
AH AB AC 2
 BC  2AM .
1 1
 S ABC   AB  AC   AH  BC .
2 2
2. Hệ thức lượng trong tam giác thường
a b c
Cho ABC và đặt AB  c, BC  a, CA  b, p  (nửa chu vi). Gọi R, r lần lượt là bán
2
kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác ABC . Khi đó:

Page 49
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a b c A
 Định lý hàm sin:    2R.
sin A sin B sin C

 2
  b c a
  cos A
2 2
c b

 a 2  b 2  c 2  2bc cos A

 2bc

 a 2
 c2  b2
  cos B
 a
 Định lý hàm cos:  b 2  a 2  c 2  2ac cos B B C

 2ac M


2
  a b c
  cos C
2 2

 c 2
 a 2
 b 2
 2ab cos C


 2ab
 2 2 2
 AM 2  AB  AC  BC
 2 4
 BA2
 BC 2
AC 2
 Công thức trung tuyến:  BN 2   
 2 4
 CA2  CB 2 AB 2
 CK 2   A
 2 4

 AM AN MN M N

  MN  BC    k

 AB AC BC
 Định lý Thales:   AM 
2 
 S AMN 
     k 2
B C
 S  AB 
 ABC

DẠNG 1. CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY


Câu 1: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA vuông góc
với mặt phẳng đáy và SA = 2a . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
2a 3 2a 3 2a 3
A. B. C. 2a 3 D.
6 4 3
Câu 2: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với đáy và thể
a3
tích của khối chóp đó bằng . Tính cạnh bên SA .
4
a 3 a 3
A. . B. . C. a 3. D. 2a 3.
2 3

Câu 3: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Biết SA ⊥ ( ABC ) và SA = a 3 .
Tính thể tích khối chóp S . ABC .
a a3 a3 3a 3
A. B. C. D.
4 2 4 4
Câu 4: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a . Cạnh bên SC vuông góc với mặt phẳng
( ABC ) , SC = a . Thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 3 a3 2 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
3 12 9 12
Câu 5: Cho tứ diện ABCD có AD vuông góc với mặt phẳng ( ABC ) biết đáy ABC là tam giác vuông
tại B và=
AD 10,
= AB 10,
= BC 24 . Tính thể tích của tứ diện ABCD .
1300
A. V = 1200 B. V = 960 C. V = 400 D. V =
3

Page 50
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 6: Cho hình chóp S . ABC có cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy ( ABC ) . Biết SA = a , tam
giác ABC là tam giác vuông cân tại A , AB = 2a . Tính theo a thể tích V của khối chóp S . ABC
.
a3 a3 2a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = 2a 3 .
6 2 3

Câu 7: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B ,= , AC 2a, SA ⊥ ( ABC )
AB a=
và SA = a . Thể tích của khối chóp đã cho bằng
a3 3 a3 3 a3 2a 3
A. . B. . C. . D. .
3 6 3 3
Câu 8: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = 3a và AD = 4a . Cạnh bên SA
vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) và SA = a 2 . Thể tích của khối chóp S . ABCD bằng
4 2a 3 2 2a 3
A. 4 2a 3 . B. 12 2a 3 . C. . D. .
3 3

3 2 3
Câu 9: Thể tích của khối chóp có diện tích đáy bằng và chiều cao bằng là
2 3
6 1 2
A. . B. . C. . D. 1 .
6 3 3
Câu 10: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B , độ dài cạnh AB = a,
= BC
cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = 2a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
a3 a3 3 a3
A. V = . B. V = . C. V = a . D. V = .
3 2 6
Câu 11: Cho hình chóp S . ABC , có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , SA  AB  a , SA vuông
góc với mặt phẳng  ABC  . Thể tích của khối chóp S . ABC bằng
a3 a3 a3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
3 6 2 2
Câu 12: Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc và OA
= OB
= OC= a . Khi đó thể
tích của tứ diện OABC là
a3 a3 a3 a3
A. . B. . C. . D. .
12 6 3 2
2
Câu 13: Cho hình chóp S . ABC có diện tích đáy là a 3 , cạnh bên SA vuông góc với đáy, SA = a . Tính
thể tích khối chóp S . ABC theo a .
3 a3 3 a3 3 a3 3
A. a 3 . B. . C. . D. .
3 6 2

Câu 14: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với mặt
phẳng đáy và SA = a 2 . Thể tích của khối chóp S . ABCD bằng

2a 3 2a 3 2a 3
A. V = 2a 3 . B. V = . C. V = . D. V = .
6 4 3

Page 51
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 15: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a , SA ⊥ ( ABC ) ,
SA = 3a . Thể tích V của khối chóp S . ABCD là:
1
A. V = a 3 . B. V = 3a 3 . C. V = a 3 . D. V = 2a 3 .
3

Câu 16: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . Biết SA ⊥ ( ABCD ) và SA = a 3
. Thể tích của khối chóp S.ABCD là:
a3 3 a3 3 a3
A. . B. a 3 3 . C. . D. .
12 3 4
Câu 17: Khẳng định nào sau đây là sai?
1
A. Thể tích của khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là V = Bh .
3
B. Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là V = Bh .
C. Thể tích của một khối hộp chữ nhật bằng tích ba kính thước của nó.
D. Thể tích của khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là V = 3Bh .
Câu 18: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B. Cạnh bên SA vuông góc với mặt
phẳng đáy. Biết SA
= AB = 2a , BC = 3a . Tính thể tích của S . ABC là
A. 3a .
3
B. 4a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Câu 19: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD hình chữ nhật với AB = 4a , BC = a , cạnh bên SD = 2a
và SD vuông góc với mặt phẳng đáy. Thể tích khối chóp S . ABCD bằng
8 2
A. 6a 3 . B. 3a 3 . C. a 3 . D. a 3 .
3 3
Câu 20: Tính thể tích của khối chóp S . ABC có SA là đường cao, đáy là tam giác BAC vuông cân tại A
; SA
= AB = a
a3 a3 2a 3 a3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
3 6 3 9
DẠNG 2. MẶT BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY
Câu 21: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AB = 2a . Tam giác SAB
đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích V của khối chóp S . ABC
a3 3 a3 3 a3 3 2a 3 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
4 3 12 3
Câu 22: Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a 2 , tam giác SAC vuông tại S và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với đáy, cạnh bên SA tạo với đáy góc 60 . Tính thể tích V của khối
chóp S . ABCD .
a3 3 a3 3 a3 6 a3 2
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
12 3 12 12
Câu 23: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2a . Mặt bên ( SAB ) là tam giác đều
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) . Thể tích của khối chóp S . ABCD

a3 3 a3 3 4a 3 3
A. 4a 3 3 . B. . C. . D. .
2 4 3

Page 52
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 24: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , tam giác SAB cân tại S và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với đáy, SA  2a . Tính theo a thể tích khối chóp S . ABCD .
a 3 15 a 3 15 2a 3
A. V  2a 3 . B. V  . C. V  . D. V  .
12 6 3
Câu 25: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại C , tam giác SAB đều nằm trong mặt
phẳng vuông góc với đáy. Tính theo a thể tích của khối chóp. Biết rằng
= AB a= 3; AC a.
a3 a3 2 a3 3 a3 2
A. . B. . C. . D. .
2 4 2 2
Câu 26: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là một tam
giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy ( ABCD ) . Tính thể tích khối chóp S . ABCD
a3 a3 3 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
6 6 2 2

a 2
Câu 27: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA = , tam giác SAC vuông
2
tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với ( ABCD ) . Tính theo a thể tích V của khối chóp
S . ABCD .
6a 3 6a 3 6a 3 2a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
12 3 4 6

Câu 28: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác cân tại A , AB
= AC 
= a , BAC
= 120° . Tam giác SAB
là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Tính thể tich V của khối chóp
S . ABC .
a3 a3
A. V = . B. V = 2a 3 . C. V = a 3 . D. V = .
2 8
Câu 29: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2a . Tam giác SAB cân tại S và nằm
4a 3
trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Biết thể tích khối chóp S . ABCD bằng . Gọi α là góc
3
giữa SC và mặt đáy, tính tan α .

3 2 5 7 5
A. tan α = . B. tan α = . C. tan α = . D. tan α = .
3 5 7 5
Câu 30: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A . Hình chiếu của S lên mặt phẳng
( ABC ) là trung điểm H của BC , AB = a , AC = a 3 , SB = a 2 . Thể tích của khối chóp
S . ABC bằng
a3 3 a3 6 a3 3 a3 6
A. . B. . C. . D. .
2 2 6 6

Page 53
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 3. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP ĐỀU


Câu 31: Thể tích của khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng a là
a3 2 a3 2 a3 2
A. . B. . C. a 3 . D. .
6 3 2
Câu 32: Cho một hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng
450 . Thể tích khối chóp đó là
a3 3 a3 a3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
12 12 36 36

Câu 33: Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2a cạnh bên bằng a 5 . Thể tích của khối chóp đã
cho bằng
3 3 4 5a 3 4 3a 3
A. 4 5a . B. 4 3a . C. . D. .
3 3

Câu 34: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a 6 , góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng
600 . Tính thể tích V của khối chóp S.ABC?
A. V = 9a 3 B. V = 2a 3 C. V = 3a 3 D. V = 6a 3
Câu 35: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có độ dài cạnh đáy bằng a , góc hợp bởi cạnh bên và mặt
đáy bằng 60° . Thể tích của khối chóp đã cho bằng
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
12 3 6 4

Câu 36: Cho hình chóp đều S . ABCD có chiều cao bằng a 2 và độ dài cạnh bên bằng a 6 . Thể tích
khối chóp S . ABCD bằng:
10a 3 3 10a 3 2 8a 3 3 8a 3 2
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3
Câu 37: Xét khối chóp tam giác đều cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng 2 lần chiều cao tam giác đáy. Tính
thể tích khối chóp.
a3 3 a3 6 a3 2 a3 2
A. . B. . C. . D. .
2 18 6 4
Câu 38: Thể tích khối tứ diện đều có cạnh bằng 3 .
9 2 4 2
A. . B. 2 2 . C. . D. 2.
4 9
Câu 39: Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a , cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy. Tính thể tích V
của khối chóp đã cho.
14a 3 14a 3 2a 3 2a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 2 2 6
Câu 40: Cho hình chóp đều S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . Cạnh bên SA tạo với đáy
góc 600 . Tính thể tích khối SBCD .
a3 6 a3 6 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
6 12 6 12

Page 54
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 41: Cho khối chóp đều S . ABCD có cạnh đáy là a , các mặt bên tạo với đáy một góc 60° . Tính thể
tích khối chóp đó.
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
2 12 6 3
  90 , tính thể tích V của
Câu 42: Cho khối chóp tứ giác đều S .ABCD có cạnh đáy bằng a . Biết ASC
khối chóp đó.
a3 a3 2 a3 2 a3 2
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
3 3 6 12
Câu 43: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng
60 . Thể tích khối chóp S . ABCD là
a3 6 a3 3 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
6 6 12 2
Câu 44: Hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy là a và mặt bên tạo với đáy góc 45 . Tính theo a
thể tích khối chóp S . ABC .
a3 a3 a3 a3
A. . B. . C. . D. .
8 24 12 4
Câu 45: Cho khối chóp có đáy hình thoi cạnh a ( a > 0 ) các cạnh bên bằng nhau và cùng tạo với đáy góc
45° . Thể tích của khối chóp đã cho bằng
1 3a 3 1 3
A. a3 . B. 2a 3 . C. . D. a .
3 2 2 2
Câu 46: Tính thể tích khối tứ diện đều có tất cả các cạnh bằng a
2 3 1 3
A. a 3 . B. a . C. a . D. 6a 3 .
12 12
Câu 47: Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 60° . Thể
tích khối chóp là
a3 6 a3 6 a3 3 a3 6
A. . B. . C. . D. .
6 2 6 3
Câu 48: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng 2a , cạnh bên tạo với đáy một góc 60° .
Thể tích khối chóp S . ABC là
2a 3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. a 3 3 .
3 3 4
Câu 49: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng 2a , cạnh bên bằng 3a . Tính thể tích V
của khối chóp đã cho.
4 7a3 4a 3 4 7a3
A. V = 4 7a3 . B. V = . C. V = . D. V = .
9 3 3
Câu 50: Kim tự tháp Kê - ốp ở Ai Cập được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Kim tự
tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao là 147 m , cạnh đáy là 230 m . Thể tích của
nó là
A. 2592100 m3 . B. 2952100 m3 . C. 2529100 m3 . D. 2591200 m3 .

Page 55
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 4. CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY


Câu 51: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác vuông cân tại C , cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy,
a3
biết=AB 4a,
= SB 6a. Thể tích khối chóp S . ABC là V . Tỷ số là
3V
5 5 5 3 5
A. B. C. D.
80 40 20 80
Câu 52: Cho hình chóp tam giác S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B , AB = a , ACB= 60° ,
cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và SB hợp với mặt đáy một góc 45° . Tính thể tích V của
khối chóp S . ABC .
a3 3 a3 3 a3 a3 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
18 12 2 3 9
Câu 53: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật AB = a và AD = 2a , cạnh bên SA
vuông góc với đáy. Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD biết góc giữa hai mặt phẳng ( SBD )
và ( ABCD ) bằng 600 .
3 3 3 3
A. V = a 15 B. V = a 15 C. V = 4a 15 D. V = a 15
15 6 15 3

Câu 54: có AB 5=
Cho hình chóp S . ABCD = 3, BC 3 3 , góc =
BAD = 90° ,
BCD SA = 9 và SA
vuông góc với đáy. Biết thể tích khối chóp S . ABCD bằng 66 3 , tính cotang của góc giữa mặt
phẳng ( SBD ) và mặt đáy.
20 273 91 3 273 9 91
A. . B. . C. . D.
819 9 20 9
Câu 55: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều, SA ⊥ ( ABC ) . Mặt phẳng ( SBC ) cách A
một khoảng bằng a và hợp với mặt phẳng ( ABC ) góc 30 0
. Thể tích của khối chóp S . ABC bằng
8a 3 8a 3 3a 3 4a 3
A. . B. . C. . D. .
9 3 12 9
Câu 56: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . Hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SAD )
cùng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp S . ABCD biết rằng SC = a 3 .
3 a3 3 a3 3
B. VS . ABCD = a .
3
A. VS . ABCD = a . C. VS . ABCD =. D. VS . ABCD = .
3 3 9
Câu 57: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại C , AB = 2a , AC = a và SA vuông
góc với mặt phẳng ( ABC ) . Biết góc giữa hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SBC ) bằng 60° . Tính thể
tích của khối chóp S . ABC .
a3 2 a3 6 a3 6 a3 2
A. . B. . C. . D. .
6 12 4 2

Câu 58: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A với BC = 2a , BAC  = 120° , biết
SA ⊥ ( ABC ) và mặt ( SBC ) hợp với đáy một góc 45° . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
a3 a3 a3
A. . B. a 3
2. C. . D. .
2 9 3

Page 56
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 59: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB  a , AD  2a ; SA vuông góc
với đáy, khoảng cách từ A đến  SCD  bằng a . Tính thể tích của khối chóp theo a .
2
4 15 3 4 15 3 2 5 3 2 5 3
A. a . B. a . C. a . D. a .
45 15 15 45
Câu 60: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy ABCD ,
góc giữa hai mặt phẳng  SBD  và ABCD bằng 600 . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của
SB , SC . Tính thể tích khối chóp S . ADNM .
a3 6 a3 6 3a 3 6 a3 6
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
16 24 16 8
Câu 61: Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy và khoảng cách từ
a 3
C đến mặt phẳng ( SBD ) bằng . Tính thể tích V của khối chóp đã cho.
3
a3 a3 3a 3
A. V = . B. V = a . 3
C. V = . D. V = .
2 3 9
Câu 62: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt đáy, SD tạo với mặt
phẳng ( SAB ) một góc bằng 30° . Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.
3a 3 6a 3 6a 3
A. V = 3a 3 . B. V = . C. V = . D. V = .
3 18 3
Câu 63: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi, góc BAD bằng 1200 , AB = a . Hai mặt
phẳng ( SAB ) và ( SAD ) cùng vuông góc với đáy. Góc giữa ( SBC ) và mặt phẳng đáy là 600 .
Tính thể tích V của chóp S . ABCD .
2a 3 15 3 a3 3 a 3 13
A. V = . B. V = a . C. V = . D. V = .
15 12 4 12
DẠNG 5. MẶT BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY
Câu 64: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là tam giác cân tại
S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy; góc giữa SC và mặt phẳng đáy bằng 45o . Tính
thể tích khối chóp S . ABCD bằng:
a3 3 a3 3 a3 5 a3 5
A. B. C. D.
12 9 24 6
Câu 65: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, tam giác SAB là tam giác đều cạnh a

và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Mặt phẳng ( SCD ) tạo với đáy góc 30° . Thể tích
khối chóp S . ABCD là?
a3 3 a3 3 a3 3 5a 3 3
A. B. C. D.
4 2 36 36
Câu 66: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 2a . Tam giác SAD
cân tại S và mặt bên ( SAD ) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích khối chóp S . ABCD

bằng 4 a 3 . Tính khoảng cách h từ B đến mặt phẳng ( SCD ) .


3
2 5 6
A. h = 4 a B. h = 3 a C. h = a D. h = a
3 2 5 3

Page 57
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 67: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông và tam giác SAB đều nằm trong mặt
phẳng vuông góc với đáy. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BD bằng 21 . Hãy
cho biết cạnh đáy bằng bao nhiêu?
A. 21 B. 21 C. 7 3 D. 7
1
Câu 68: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B ,=
BC =AD a .
2
Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, góc giữa SC và mặt phẳng
15
( ABCD ) bằng α sao cho tan α = . Tính thể tích khối chóp S . ACD theo a .
5
a3 a3 a3 2 a3 3
A. VS . ACD = . B. VS . ACD =C. VS . ACD
. D. VS . ACD =
= . .
2 3 6 6
Câu 69: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình chữ nhật;=
AB a= ; AD 2a . Tam giác SAB cân tại S
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng SC và mp ( ABCD ) bằng
45° . Gọi M là trung điểm của SD . Tính theo a khoảng cách d từ điểm M đến ( SAC ) .

a 1513 2a 1315 a 1315 2a 1513


A. d = . B. d = . C. d = . D. d = .
89 89 89 89
Câu 70: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A . Hình chiếu của S lên mặt phẳng
( ABC ) là trung điểm H của BC , AB = a , AC = a 3 , SB = a 2 . Thể tích của khối chóp
S . ABC bằng
a3 3 a3 6 a3 3 a3 6
A. . .B. C. . D. .
2 2 6 6
Câu 71: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác vuông tại
S . Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy là điểm H thuộc cạnh AD sao cho
HA  3HD . Biết rằng SA  2a 3 và SC tạo với đáy một góc bằng 30 . Tính theo a thể tích
V của khối chóp S . ABCD .
8 6a 3 8 6a 3
A. V  8 6a 3 . B. V  . C. V  8 2a 3 . D. V  .
3 9
Câu 72: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D , AB
= AD = a , CD = 2a . Hình
chiếu của đỉnh S lên mặt ( ABCD ) trùng với trung điểm của BD . Biết thể tích tứ diện SBCD
a3
bằng . Khoảng cách từ đỉnh A đến mặt phẳng ( SBC ) là?
6
a 3 a 2 a 3 a 6
A. B. C. D.
2 6 6 4
Câu 73: Hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là vuông cạnh a , hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng
( ABCD ) trùng với trung điểm của cạnh AD; gọi M là trung điểm của CD; cạnh bên SB hợp
với đáy góc 60° . Tính theo a thể tích của khối chóp S . ABM .
a 3 15 a 3 15 a 3 15 a 3 15
A. B. C. D.
3 6 4 12

Page 58
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 74: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của S trên
đáy là điểm H trên cạnh AC sao cho AH = 2 AC ; mặt phẳng ( SBC ) tạo với đáy một góc 60o
3
. Thể tích khối chóp S . ABC là?
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
12 48 36 24
Câu 75: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có AB = a , BC = a 3 . Mặt bên
( SAB ) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABC ) . Tính theo a
thể tích của khối chóp S . ABC .
a3 6 a3 6 2a 3 6 a3 6
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 12 3 4
Câu 76: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có AB  a , BC  a 3 . Mặt
bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng  ABC  . Tính theo
a thể tích của khối chóp S . ABC .
a3 6 a3 6 a3 6 a3 6
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
12 4 8 6
1
Câu 77: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B ,=
BC =AD a . Tam
2
giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy; góc giữa SC và mặt phẳng ( ABCD )
15
bằng α sao cho tan α = . Tính thể tích khối chóp S . ACD theo a
5
a3 a3 a3 2 a3 3
A. VS . ACD = . B. VS . ACD = . C. VS . ACD = . D. VS . ACD = .
2 3 6 6
Câu 78: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác cân tại A , AB
= AC 
= a , BAC = 120° . Tam giác SAB
là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Tính thể tích V của khối chóp
S . ABC .
a3 a3
A. V = . B. V = a . 3
C. V = . D. V = 2a 3 .
8 2
Câu 79: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác đều cạnh 2a
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABCD) . Góc giữa mặt phẳng ( SBC ) và mặt
phẳng ( ABCD) là 30° . Thể tích của khối chóp S . ABCD là:
2a 3 3 a3 3 4a 3 3
A. . B. . C. . D. 2a 3 3 .
3 3 3

Câu 80: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB nằm trong mặt phẳng vuông
góc với ( ABCD ) ,  = 300 , SA = 2a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD.
SAB
3a 3 a3 a3
A. V = . B. V = a . C. V = .
3
D. V = .
6 9 3
Câu 81: Cho hình chóp S . ABC có=AB a= , BC a 3, 
ABC 0
= 60 . Hình chiếu vuông góc của S lên mặt
phẳng ( ABC ) là một điểm thuộc cạnh BC . Góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng ( ABC ) là
450 . Giá trị nhỏ nhất của thể tích khối chóp S . ABC bằng

Page 59
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
3 8 12 6
DẠNG 6. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP ĐỀU
Câu 82: Cho khối chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 600
. Thể tích V của khối chóp S . ABCD bằng
a3 3 a3 2 a3 3 a3 2
A. V = B. V = C. V = D. V =
2 2 6 6
Câu 83: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , tâm của đáy là O . Gọi M và N lần
lượt là trung điểm của SA và BC . Biết góc giữa đường thẳng MN và mặt phẳng ( ABCD ) bằng
600 . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
a 3 10 a 3 30 a 3 30 a 3 10
A. B. C. D.
6 2 6 3
Câu 84: Nếu một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2 và có diện tích xung quanh bằng 4 3 thì
có thể tích bằng
4 2 4 3
A. . B. 4 3. C. . D. 4 2 .
3 3
Câu 85: Cho hình chóp đều S . ABC có SA = a . Gọi D, E lần lượt là trung điểm của SA, SC . Tính thể
tích khối chóp S . ABC theo a , biết BD vuông góc với AE .
a 3 21 a3 3 a3 7 a 3 21
A. . B. . C. . D. .
54 12 27 27
Câu 86: Cho hình chóp đều S . ABCD có cạnh AB  a , góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng  ABC 
bằng 45 . Thể tích khối chóp S . ABCD là
a3 a3 2 a3 a3 2
A. . B. . C. . D. .
3 6 6 3
Câu 87: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD độ dài cạnh đáy là a. Biết rằng mặt phẳng ( P ) qua A và
SB′ 2
vuông góc với SC , cắt cạnh SB tại B′ với = . Tính thể tích của khối chóp S . ABCD
SB 3
a3 6 a3 6 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
6 4 2 3
Câu 88: Cho một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2a và cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc
45° . Thể tích của khối chóp đó là
4a 3 2 a3 2 a3 2
A. . B. . C. . D. 2a 3 2 .
3 8 6
Câu 89: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng 2a 3 , khoảng cách giữa hai đường thẳng
SA và CD bằng 3a . Thể tích khối chóp đã cho bằng:
8a 3 3
A. a 3 3 . B. 6a 3 3 . C. 12a 3 . D. .
3
Câu 90: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC , cạnh AB = a và cạnh bên hợp với đáy một góc 45° . Thể
tích V của khối chóp là
a3 a3 a3 a3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
12 6 3 4
Câu 91: Cho khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng 2a . Thể tích của khối chóp đã cho bằng:

Page 60
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 2a 3 8a 3 8 2a 3 4 2a 3
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3

DẠNG 7. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP KHÁC


Câu 92: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABC là tam giác vuông cân đỉnh A, AB = a 2. Gọi I là trung
điểm của BC , hình chiếu vuông góc của đỉnh S lên mặt phẳng ( ABC ) là điểm H thỏa mãn
 
IA = −2 IH , góc giữa SC và mặt phẳng ( ABC ) bằng 60°. Thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 5 a3 5 a 3 15 a 3 15
A. . B. . C. . D. .
2 6 6 12
Câu 93:

Cho hình chóp S . ABC có ABC là tam giác đều cạnh 3a , SAB

= 900 , góc giữa (SAB )
= SCB
và (SCB ) bằng 600 . Thể tích khối chóp S . ABC bằng
3 2a 3 2a 3 2a 3 9 2a 3
A. . B. . C. . D. .
8 3 24 8
Câu 94: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có tất cả các cạnh đều bằng 1 . Gọi G là trọng tâm tam giác
SBC . Thể tích tứ diện SGCD bằng
2 2 3 2
A. . B. . C. . D. .
36 6 36 18
 
= 300 . Tính thể tích
Câu 95: Cho hình chóp S . ABC có AB = 4 , BC = 2 , SA = 4 3 , SAC
= AC = SAB
khối chóp S . ABC bằng
A. 4 . B. 5 . C. 5 2 . D. 2 5 .
Câu 96: Cho hình chóp S . ABC có các cạnh SA = 3 ; SB
= BC = 4 ; SC
= AC = 2 5 . Tính thể tích
= AB
khối chóp S . ABC .
390 390 390 390
A. . B. . C. . D. .
4 6 12 8
Câu 97: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a , SA = a 2 . Khoảng cách
= SB
từ A đến mặt phẳng ( SCD) bằng a . Thể tích khối chóp đã cho bằng
6 a3 3 a3 6 a3 2 3 a3
A. . B. . C. 2 . D. .
3 6 3 3

  60, SO  ( ABCD)
Câu 98: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O , AB  a, BAD
và mặt phẳng ( SCD) tạo với mặt phẳng đáy một góc bằng 60 . Thể tích khối chóp đã cho bằng
3a 3 3a 3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
8 24 48 12
Câu 99: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , khoảng cách từ điểm A đến mặt
a 15 a 15
phẳng ( SBC ) là , khoảng cách giữa SA và BC là . Biết hình chiếu của S lên mặt
5 5
phẳng ( ABC ) nằm trong tam giác ABC , tính thể tích khối chóp S . ABC .
a3 a3 3 a3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
4 8 8 4

Page 61
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

= 60° , SO ⊥ ( ABCD ) và
Câu 100: Hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O , AB = a , BAD
mặt phẳng ( SCD ) tạo với mặt đáy một góc 60° . Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD .
3a 3 3a 3 3a 3 3a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
24 48 12 8
  60 , gọi I là giao điểm AC
Câu 101: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh x , BAD
và BD . Hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng ( ABCD) là H sao cho H là trung điểm của
BI . Góc giữa SC và ( ABCD) bằng 45 . Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD .
39 x3 39 x3 39 x3 39 x3
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
12 36 24 48
  SAC
Câu 102: Cho hình chóp S . ABC có AB  AC  4 , BC  2 , SA  4 3 , SAB   30º . Tính thể tích
khối chóp S . ABC.
A. VS . ABC  8 . B. VS . ABC  6 . C. VS . ABC  4 . D. VS . ABC  12 .
 0  0
Câu 103: Cho hình chóp S . ABC có SA  a, AB  a 3 , AC  a 2 . Góc SAB  60 , BAC  90 ,

C AS  1200 . Thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 3 a3 3 a3 6 a3
A. . B. . C. . D. .
3 6 3 3
Câu 104: Cho hình chóp S . ABC có AB = 7cm, BC = 8cm, AC = 9cm . Các mặt bên tạo với đáy góc 30° .
Tính thể tích khối chóp S . ABC . Biết hình chiếu vuông góc của S trên ( ABC ) thuộc miền trong
của tam giác ABC .
20 3 63 3
A.
3
( cm3 ) . B. 20 3 ( cm3 ) . C.
2
( cm3 ) . D. 72 3 ( cm3 ) .

Câu 105: Cho hình chóp S . ABC có các mặt bên ( SAB ) , ( SAC ) , ( SBC ) tạo với đáy các góc bằng nhau
và đều bằng 60° .Biết
= AB 13
=a , AC 14
= a , BC 15a , tính thể tích V của khối chóp S . ABC
3 3 3
A. V = 28 3a . B. V = 112 3a . C. V = 84 3a . D. 84a 3 .
Câu 106: Cho hình chóp S . ABC có SA
= SB = 6 , AC = 4 ; ABC là tam giác vuông cân tại B . Tính
= SC
thể tích V của khối chóp S . ABC .
16 7 16 2
A. V = 16 7 B. V = C. V = 16 2 D. V =
3 3
Câu 107: Cho hình chóp S . ABC biết rằng SA
= SB = a, 
= SC = 60°
= 120° , BSC
ASB 
và ASC= 90° .
Thể tích khối chóp S . ABC là
a3 2 a3 2 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
12 6 4 8
Câu 108: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 1 , biết khoảng cách từ A đến ( SBC )
6 15 30
là , từ B đến ( SCA ) là , từ C đến ( SAB ) là và hình chiếu vuông góc của S
4 10 20
xuống đáy nằm trong tam giác ABC . Tính thể tích khối chóp VS . ABC .
1 1 1 1
A. B. C. D.
36 48 12 24

Page 62
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Page 63
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

PHƯƠNG PHÁP CHUNG

THỂ TÍCH KHỐI CHÓP – KHỐI LĂNG TRỤ


1 1
1. Thể tích khối chóp Vchãp   Sđ ¸ y . chiÒu cao   Sđ ¸ y . d đØnh; mÆt ph¼ng ®¸y
3 3
2. Thể tích khối lăng trụ Vl¨ng trô  Sđ ¸ y . chiÒu cao

 Thể tích khối lập phương V  a 3  Thể tích khối hộp chữ nhật V  abc

3. Tỉ số thể tích
 Cho khối chóp S .ABC , trên các đoạn thẳng SA, SB, SC lần
lượt
lấy các điểm A, B , C  khác S . Khi đó ta luôn có tỉ số thể tích:
VS .AB C  SA SB  SC 
   
VS .ABC SA SB SC
 Ngoài những cách tính thể tích trên, ta còn phương pháp chia nhỏ
khối đa diện thành những đa diện nhỏ mà dễ dàng tính toán. Sau đó
cộng lại.
 Ta thường dùng tỉ số thể tích khi điểm chia đoạn theo tỉ lệ.
4. Tính chất của hình chóp đều
 Đáy là đa giác đều (hình chóp tam giác đều có đáy là tam giác đều, hình chóp tứ giác đều có đáy là hình
vuông).
 Chân đường cao trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy
 Các mặt bên là những tam giác cân và bằng nhau.
 Góc giữa các cạnh bên và mặt đáy đều bằng nhau.
 Góc giữa các mặt bên và mặt đáy đều bằng nhau.

Page 1
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

5. Tứ diện đều và bát diện đều:


 Tứ diện đều là hình chóp có tất cả các mặt là những tam giác đều bằng nhau.
 Bát diện đều là hình gồm hai hình chóp tứ giác đều ghép trùng khít hai đáy với nhau. Mỗi đỉnh của nó là
đỉnh chung của bốn tam giác đều. Tám mặt là các tam giác đều và bằng nhau.
Nếu nối trung điểm của hình tứ diện đều hoặc tâm các mặt của hình lập phương ta sẽ thu được một hình bát
diện đều.

Hình lăng trụ đứng và hình lăng trụ đều:


 Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt phẳng đáy. Do đó các mặt bên
của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy.
 Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
XÁC ĐỊNH CHIỀU CAO THƯỜNG GẶP
a) Hình chóp có một cạnh bên Ví dụ: Hình chóp S .ABC có cạnh bên S

vuông góc với đáy: Chiều cao SA vuông góc với mặt phẳng đáy, tức
của hình chóp là độ dài cạnh bên SA  (ABC ) thì chiều cao của hình
vuông góc với đáy. chóp là SA. A C

b) Hình chóp có 1 mặt bên Ví dụ: Hình chóp S .ABCD có mặt S

vuông góc với mặt đáy: Chiều bên (SAB ) vuông góc với mặt phẳng
cao của hình chóp là chiều cao đáy (ABCD ) thì chiều cao của hình
của tam giác chứa trong mặt bên chóp là SH là chiều cao của A
D
vuông góc với đáy.
SAB. B
H

c) Hình chóp có 2 mặt bên Ví dụ: Hình chóp S .ABCD có hai S

vuông góc với mặt đáy: Chiều mặt bên (SAB ) và (SAD ) cùng
cao của hình chóp là giao tuyến vuông góc với mặt đáy (ABCD ) thì
của hai mặt bên cùng vuông góc chiều cao của hình chóp là SA. D

với mặt phẳng đáy.


A

B C

Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

d) Hình chóp đều: Ví dụ: Hình chóp đều


Chiều cao của hình chóp là đoạn S .ABCD có tâm đa giác đáy S

thẳng nối đỉnh và tâm của đáy. là giao điểm của hai đường
Đối với hình chóp đều đáy là tam chéo hình vuông ABCD thì
giác thì tâm là trọng tâm G của có đường cao là SO.
tam giác đều.
A D

O
B C

DIỆN TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH THƯỜNG GẶP


a b c
 Diện tích tam giác thường: Cho tam giác ABC và đặt AB  c, BC  a, CA  b và p  :
2
nửa chu vi. Gọi R, r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp của tam giác ABC . Khi đó:
1 1 1
 a.ha  b.hb  c.hc
2 2 2
1 1 1
 ab sin C  bc sin A  ac sin B
 S ABC  2 2 2
abc
  p.r
4R
 p(p  a )(p  b)(p  c), (Héron)

1
 Stam gi¸c vu«ng   (tích hai cạnh góc vuông).
2
(c¹nh huyÒn)2
 Stam gi¸c vu«ng c©n  
4
(c¹nh)2 . 3 c¹nh. 3
 Stam gi¸c ®Òu   ChiÒu cao tam gi¸c ®Òu  
4 2
 Shình chữ nhật  dài  rộng và Shình vuông  (cạnh)2.
(®¸y lín  ®¸y bÐ)  (chiÒu cao)
 S h×nh thang  
2
TÝch hai ®­êng chÐo TÝch 2 ®­êng chÐo
 S Tø gi¸c cã 2 ®­êng chÐo vu«ng gãc   S h×nh thoi  
2 2
HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC
1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Cho ABC vuông tại A, có AH là đường cao, AM là trung tuyến. Khi đó:
 BC 2  AB 2  AC 2 (Pitago), AH .BC  AB.AC .
 AB 2  BH  BC và AC 2  CH  CB.
1 1 1
 2
 2
 và AH 2  HB  HC .
AH AB AC 2
 BC  2AM .
1 1
 S ABC   AB  AC   AH  BC .
2 2
2. Hệ thức lượng trong tam giác thường
a b c
Cho ABC và đặt AB  c, BC  a, CA  b, p  (nửa chu vi). Gọi R, r lần lượt là bán
2
kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác ABC . Khi đó:

Page 3
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a b c A
 Định lý hàm sin:    2R.
sin A sin B sin C

 2
  b c a
  cos A
2 2
c b

 a 2  b 2  c 2  2bc cos A

 2bc

 a 2
 c2  b2
  cos B
 a
 Định lý hàm cos:  b 2  a 2  c 2  2ac cos B B C

 2ac M


2
  a b c
  cos C
2 2

 c 2
 a 2
 b 2
 2ab cos C


 2ab
 2 2 2
 AM 2  AB  AC  BC
 2 4
 BA2
 BC 2
AC 2
 Công thức trung tuyến:  BN 2   
 2 4
 CA2  CB 2 AB 2
 CK 2   A
 2 4

 AM AN MN M N

  MN  BC    k

 AB AC BC
 Định lý Thales:   AM 
2 
 S AMN 
     k 2
B C
 S  AB 
 ABC

DẠNG 1. CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY


Câu 1: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA vuông góc
với mặt phẳng đáy và SA = 2a . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
2a 3 2a 3 2a 3
A. B. C. 2a 3 D.
6 4 3
Lời giải
Chọn D

2 1 2a 3
Ta có S ABCD = a=
. VS . ABCD = SA.S ABCD .
3 3
Câu 2: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với đáy và thể
a3
tích của khối chóp đó bằng . Tính cạnh bên SA .
4
a 3 a 3
A. . B. . C. a 3. D. 2a 3.
2 3

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

a3
1 3VS . ABC 3.
VS . ABC= .S∆ABC .SA ⇒ SA
= = 4= a 3 .
3 S∆ABC 2
a 3
4

Câu 3: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Biết SA ⊥ ( ABC ) và SA = a 3 .
Tính thể tích khối chóp S . ABC .
a a3 a3 3a 3
A. B. C. D.
4 2 4 4
Lời giải
Chọn C

Ta có SA là đường cao hình chóp

a2 3
Tam giác ABC đều cạnh a nên S ∆ABC =
4

1 a2 3 a3
Vậy thể tích cần tìm
= là: VS . ABC .
= .a 3 .
3 4 4
Câu 4: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác đều cạnh a . Cạnh bên SC vuông góc với mặt phẳng
( ABC ) , SC = a . Thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 3 a3 2 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
3 12 9 12
Lời giải
Chọn D

Page 5
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a2 3 1 a 2 3 a3 3
S ABC = = .a. =
⇒ VS . ABC .
4 3 4 12

Câu 5: Cho tứ diện ABCD có AD vuông góc với mặt phẳng ( ABC ) biết đáy ABC là tam giác vuông
tại B và=
AD 10,
= AB 10,
= BC 24 . Tính thể tích của tứ diện ABCD .
1300
A. V = 1200 B. V = 960 C. V = 400 D. V =
3
Lời giải
Chọn C

1 1 1
Ta có
= VABCD AD.= AB.BC = 10.10.24 400
3 2 6

Câu 6: Cho hình chóp S . ABC có cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy ( ABC ) . Biết SA = a , tam
giác ABC là tam giác vuông cân tại A , AB = 2a . Tính theo a thể tích V của khối chóp S . ABC
.
a3 a3 2a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = 2a 3 .
6 2 3
Lời giải

1 1
Diện tích tam giác ABC vuông cân tại A là:
= S ABC AB
= . AC = 2a.2a 2a 2 .
2 2

1 1 2a 3
Thể tích khối chóp S . ABC là:=
VS . ABC SA
=.S ABC =.a.2a 2 .
3 3 3

Câu 7: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B ,= , AC 2a, SA ⊥ ( ABC )
AB a=
và SA = a . Thể tích của khối chóp đã cho bằng
a3 3 a3 3 a3 2a 3
A. . B. . C. . D. .
3 6 3 3
Lời giải

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có BC 2 = AC 2 − AB 2 = 3a 2 ⇒ BC = a 3 .

1 1 1 1 a3 3
Vậy
= VS . ABC =S ∆ABC .SA . AB
=.BC.SA = .a.a 3.a .
3 3 2 6 6
Câu 8: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = 3a và AD = 4a . Cạnh bên SA
vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) và SA = a 2 . Thể tích của khối chóp S . ABCD bằng
4 2a 3 2 2a 3
A. 4 2a 3 . B. 12 2a 3 . C. . D. .
3 3
Lời giải
Chọn A

Diện tích đáy hình chữ nhật là S = AB ⋅ AD = 3a ⋅ 4a = 12a 2 (đvdt)

1 1
Thể tích của hình chóp có đáy hình chữ nhật là V =Sh =⋅12a 2 ⋅ a 2 =
4 2a 3 .
3 3

3 2 3
Câu 9: Thể tích của khối chóp có diện tích đáy bằng và chiều cao bằng là
2 3
6 1 2
A. . B. . C. . D. 1 .
6 3 3
Lời giải
Chọn B
1 1
Thể tich khối chóp là V = . chiều cao. diện tích đáy = .
3 3
Câu 10: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B , độ dài cạnh AB = BC= a,
cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA = 2a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .

Page 7
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 a3 a3
A. V = . B. V = . C. V = a 3 . D. V = .
3 2 6
Lời giải

Chọn A

1 1 1 a3
Ta có: VS . ABC = SA ⋅ S ABC = ⋅ 2a ⋅ ⋅ a 2 = .
3 3 2 3
Câu 11: Cho hình chóp S . ABC , có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , SA  AB  a , SA vuông
góc với mặt phẳng  ABC  . Thể tích của khối chóp S . ABC bằng
a3 a3 a3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
3 6 2 2
Lời giải
Chọn B

1 a3
Thể tích của khối chóp S . ABC : S . ABC
V  SA.S ABC  .
3 6
Câu 12: Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc và OA
= OB
= OC
= a . Khi đó thể
tích của tứ diện OABC là
a3 a3 a3 a3
A. . B. . C. . D. .
12 6 3 2
Lời giải
Chọn B

Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 a3
Ta có: V
= =SOBC .OA . .OB
=.OC.OA .
3 3 2 6
2
Câu 13: Cho hình chóp S . ABC có diện tích đáy là a 3 , cạnh bên SA vuông góc với đáy, SA = a . Tính
thể tích khối chóp S . ABC theo a .
3 a3 3 a3 3 a3 3
A. a 3 . B. . C. . D. .
3 6 2
Lời giải
Chọn B

1 a3 3
Áp dụng công thức V = Bh ta có V = .
3 3
Câu 14: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông ABCD cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với mặt
phẳng đáy và SA = a 2 . Thể tích của khối chóp S . ABCD bằng

2a 3 2a 3 2a 3
A. V = 2a 3 . B. V = . C. V = . D. V = .
6 4 3
Lời giải
Chọn D

1 1 2 a3 2
VS . ABCD
= SA
= .S ABCD = a 2.a .
3 3 3

Câu 15: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng a , SA ⊥ ( ABC ) ,
SA = 3a . Thể tích V của khối chóp S . ABCD là:
1
A. V = a 3 . B. V = 3a 3 . C. V = a 3 . D. V = 2a 3 .
3
Lời giải
Chọn A

Page 9
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a

A a B

D C

Diện tích đáy ABCD là S ABCD = a 2 .


Vì SA ⊥ ( ABC ) nên chiều cao của khối chóp là SA = 3a .
1 1
Vậy thể tích khối chóp S . ABCD là: V = .S ABCD .SA = .a 2 .3a = a 3 .
3 3

Câu 16: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . Biết SA ⊥ ( ABCD ) và SA = a 3
. Thể tích của khối chóp S.ABCD là:
a3 3 a3 3 a3
A. . B. a 3 3 . C. . D. .
12 3 4
Lời giải
Chọn C

Khối chóp S . ABCD có chiều cao h = a 3 và diện tích đáy B = a 2 .


1 2 a3 3
Nên có thể
= tích V =.a .a 3 .
3 3
Câu 17: Khẳng định nào sau đây là sai?
1
A. Thể tích của khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là V = Bh .
3
B. Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là V = Bh .
C. Thể tích của một khối hộp chữ nhật bằng tích ba kính thước của nó.
D. Thể tích của khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là V = 3Bh .
Lời giải
Chọn D
Theo công thức tính thể tích khối chóp, khối lăng trụ và khối hộp chữ nhật ta thấy các khẳng
định đúng là A, B, C; khẳng định sai là D.
Câu 18: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B. Cạnh bên SA vuông góc với mặt
phẳng đáy. Biết SA
= AB = 2a , BC = 3a . Tính thể tích của S . ABC là

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. 3a 3 . B. 4a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Lời giải
Chọn C

1 1
=V . AB.BC.SA 2a 3 .
=
3 2

Câu 19: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD hình chữ nhật với AB = 4a , BC = a , cạnh bên SD = 2a
và SD vuông góc với mặt phẳng đáy. Thể tích khối chóp S . ABCD bằng
8 2
A. 6a 3 . B. 3a 3 . C. a 3 . D. a 3 .
3 3
Lời giải
Chọn C

1
Theo đề, ta có thể tích hình chóp S . ABCD là V = .S ABCD .SD .
3

1 8 3
S ABCD AB
ABCD là hình chữ nhật nên = = .BC 4a 2 . Vậy=
VS . ABCD =.4 a 2 .2 a a
3 3

Câu 20: Tính thể tích của khối chóp S . ABC có SA là đường cao, đáy là tam giác BAC vuông cân tại A
; SA
= AB = a
a3 a3 2a 3 a3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
3 6 3 9
Lời giải
Chọn B

1 1 1 1 a3
Ta có: =
VS . ABC .SA=
.S ∆ABC SA. . AB
= .BC = .a.a.a .
3 3 2 6 6

Page 11
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 2. MẶT BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY


Câu 21: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AB = 2a . Tam giác SAB
đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích V của khối chóp S . ABC
a3 3 a3 3 a3 3 2a 3 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
4 3 12 3
Lời giải
Chọn D

Gọi H là trung điểm của AB suy ra SH = a 3

1
AB =2a ⇒ BC =2a ⇒ S ∆ABC = ( 2a ) =2a 2
2

1 1 2 2a 3 3
VS . ABC
= .=
S ABC .SH = 2a a 3
3 3 3

Câu 22: Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a 2 , tam giác SAC vuông tại S và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với đáy, cạnh bên SA tạo với đáy góc 60 . Tính thể tích V của khối
chóp S . ABCD .
a3 3 a3 3 a3 6 a3 2
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
12 3 12 12
Lời giải

Kẻ SH ⊥ AC , H ∈ AC H suy ra SH ⊥ ( ABCD ) .

a 3
AC = 2a , tam giác SAC vuông ở S , góc SAC = 60 nên= , SC a 3,=
SA a= SH .
2

1 2 a 3 a3 3
Thể tích hình
= chóp là V
3
(
=a 2 . )2 3
.

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 23: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2a . Mặt bên ( SAB ) là tam giác đều
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABCD ) . Thể tích của khối chóp S . ABCD

a3 3 a3 3 4a 3 3
A. 4a 3 3 . B. . C. . D. .
2 4 3
Lời giải
Chọn D

Gọi H là trung điểm của AB , ta có SH ⊥ AB .


Mà ( SAB ) ⊥ ( ABCD ) theo giao tuyến là đường thẳng AB nên SH ⊥ ( ABCD ) .
1 1 2 2a 3 4a 3 3
Thể tích khối chóp S . ABCD
= bằng V =S ABCD .SH . ( 2=
a) . .
3 3 2 3
Câu 24: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , tam giác SAB cân tại S và nằm
trong mặt phẳng vuông góc với đáy, SA  2a . Tính theo a thể tích khối chóp S . ABCD .
a 3 15 a 3 15 2a 3
A. V  2a 3 . B. V  . C. V  . D. V  .
12 6 3
Lời giải
Chọn C

Gọi H là trung điểm AB .


Theo đề, tam giác SAB cân tại S nên suy ra SH  AB .
Mặt khác, tam giác SAB nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy nên suy ra SH   ABCD  .
Xét tam giác SHA vuông tại H .
2
a a 15
SH  SA  AH  2a     
2 2 2
 2  2
Diện tích hình vuông là S ABCD  a 2 .

Page 13
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 a 3 15
Vậy thể tích khối chóp S . ABCD là V  .SH .S ABCD  .
3 6
Câu 25: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại C , tam giác SAB đều nằm trong mặt
phẳng vuông góc với đáy. Tính theo a thể tích của khối chóp. Biết rằng
= 3; AC a.
AB a=
a3 a3 2 a3 3 a3 2
A. . B. . C. . D. .
2 4 2 2
Lời giải
Chọn B

Trong mặt phẳng ( SAB ) .Gọi H là trung điểm của AB .

∆SAB đều ⇒ SH ⊥ AB.

Ta có:

SH ⊥ AB 

( SAB ) ∩ ( ABC ) = AB  ⇒ SH ⊥ ( ABC ) .

( SAB ) ⊥ ( ABC ) 

3a
∆SAB đều AB = a 3 ⇒ SH =.
2

∆ABC là tam giác vuông cân tại C ⇒ AB 2 = AC 2 + BC 2 ⇒ BC= 3a 2 − a 2 = a 2.

1 3a 1 a3 2
VS . ABC
= = a 2.a .
3 2 2 4
Câu 26: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là một tam
giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy ( ABCD ) . Tính thể tích khối chóp S . ABCD

a3 a3 3 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
6 6 2 2
Lời giải
Chọn B
Hình vẽ minh họa

Page 14
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 3
Gọi H là trung điểm AB thì SH ⊥ AB và SH =
2
( SAB ) ⊥ ( ABCD )

Ta có ( SAB ) ∩ ( ABCD ) = AB ⇒ SH ⊥ ( ABCD ) . Suy ra SH là đường cao của hình chóp.

 SH ⊥ AB
Diện tích đáy S ABCD = a 2
1 1 a 3 2 a3 3
Vậy thể tích khối chóp S . ABCD =
là VABCD SH
= .S ABCD = .a
3 3 2 6

a 2
Câu 27: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA = , tam giác SAC vuông
2
tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với ( ABCD ) . Tính theo a thể tích V của khối chóp
S . ABCD .
6a 3 6a 3 6a 3 2a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
12 3 4 6
Lời giải

Chọn A
Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên AC .
1 a 2
Ta có=
SO =AC suy ra ∆SAO là tam giác đều.
2 2
a 6
⇒ SH = .
4
1 a 6 2 a3 6
Vậy V
= .
= .a .
3 4 12

Câu 28: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác cân tại A , AB 
= a , BAC
= AC = 120° . Tam giác SAB
là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Tính thể tich V của khối chóp
S . ABC .

Page 15
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 a3
A. V = . B. V = 2a 3 . C. V = a 3 . D. V = .
2 8
Lời giải
Chọn D

a 3
Gọi H là trung điểm AB , ta có SH ⊥ AB và SH = .
2
( SAB ) ⊥ ( ABC )

AB ⇒ SH ⊥ ( ABC ) .
Khi đó ( SAB ) ∩ ( ABC ) =
 SH ⊥ AB

1 1 a 3 1 2 a3
Thể tích khối chóp
= V = SH .S ∆ABC . . .a .sin120° = .
3 3 2 2 8
a3
Vậy V = .
8
Câu 29: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng 2a . Tam giác SAB cân tại S và nằm
4a 3
trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Biết thể tích khối chóp S . ABCD bằng . Gọi α là góc
3
giữa SC và mặt đáy, tính tan α .

3 2 5 7 5
A. tan α = . B. tan α = . C. tan α = . D. tan α = .
3 5 7 5
Lời giải
Chọn D
Dựng SH ⊥ AB , do ( SAB ) ⊥ ( ABCD ) theo giao tuyến AB nên SH ⊥ ( ABCD ) ⇒ α 
SCH
= .
1 4a 3
Ta có VS . ABCD = 1 SH .S ABCD ⇒ SH .4a =
2
⇒ SH =
a.
3 3 3
Do SAB cân tại S nên H là trung điểm của AB ⇒ HC= BH 2 + BC 2= a 5 .

Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

⇒ tan α = tan SCH SH = a = 5


 = .
HC a 5 5
Câu 30: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A . Hình chiếu của S lên mặt phẳng
( ABC ) là trung điểm H của BC , AB = a , AC = a 3 , SB = a 2 . Thể tích của khối chóp
S . ABC bằng
a3 3 a3 6 a3 3 a3 6
A. . B. . C. . D. .
2 2 6 6
Lời giải

( )
2
Xét tam giác ABC vuông tại A có: BC = AB 2 + AC 2 = a 2 + a 3 =2a .

H là trung điểm của BC nên BH = a .


(a 2 )
2
Xét tam giác SBH vuông tại H có: SH= SB 2 − HB 2= − a 2= a .

là: S ABC 1=
Diện tích đáy ABC = AB. AC
1 2
a 3.
2 2
1 1 1 2 a3 3
=
Thể tích của khối chóp S . ABC là: V = SH .S ABC .a=
. .a 3 .
3 3 2 6
DẠNG 3. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP ĐỀU
Câu 31: Thể tích của khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng a là
a3 2 a3 2 a3 2
A. . B. . C. a .
3
D. .
6 3 2
Lời giải

A
B

H
D C

Giả sử khối chóp tứ giác đều đã cho là S . ABCD . Khi đó ABCD là hình vuông cạnh a và
SA
= SB = SC = SD = a.

Page 17
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là tâm của hình vuông ABCD thì SH ⊥ ( ABCD ) nên SH là chiều cao của khối chóp
S . ABCD . Tính SH :
AC
Xét tam giác ABC vuông tại B ta có:= AB 2 + BC
= 2
a2 + a2 =a 2.

AC = a
Nhận thấy AC
= 2
SA2 + SC 2 nên tam giác SAC vuông tại S . Suy ra SH = .
2 2
2
Diện tích đáy của khối chóp S . ABCD là S ABCD = a .

1 1 2 a a3 2
Vậy thể tích khối chóp S . ABCD là: V = .S ABCD .SH = .a . = .
3 3 2 6

Câu 32: Cho một hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt phẳng đáy bằng
450 . Thể tích khối chóp đó là
a3 3 a3 a3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
12 12 36 36
Lời giải
Chọn B

+ ( SA; ( ABC )=
) SAO
= 45°

a 3
.tan 45°
+ SO AO=
=
3

1 1 a 3 a 2 3 a3
=+V = .SO.S ABC . = .
3 3 3 4 12

Câu 33: Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2a cạnh bên bằng a 5 . Thể tích của khối chóp đã
cho bằng
4 5a 3 4 3a 3
A. 4 5a 3 . B. 4 3a 3 . C. . D. .
3 3
Lời giải

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2
Ta có S ABCD = 4a ; SO = SB 2 − OB 2 = 5a 2 − 2 a 2 = a 3

1 a 3.4a 2 4 3a 3
VS . ABCD
Vậy= SO
=.S ABCD =
3 3 3

Câu 34: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a 6 , góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng
600 . Tính thể tích V của khối chóp S.ABC?
A. V = 9a 3 B. V = 2a 3 C. V = 3a 3 D. V = 6a 3
Lời giải
Chọn D

(a =
6)
2
2
Diện tích đáy là: S ABCD
= AB= 6a 2 .

Góc giữa cạnh bên SB và mặt đáy ( ABCD ) là SD


  ⇒ SDO
, ( ABCD ) = SDO  = 600

1 1 1
ABCD là hình vuông suy ra =
DO = BD AB
= 2 a 6.
= 2 a 3.
2 2 2

SOD : SO DO
Xét tam giác vuông= =  a=
.tan SDO 3.tan 600 3a.
1 1
Vậy=
VS . ABCD .SO
=.S ABCD =.3a.6a 2 6a 3 .
3 3

Câu 35: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có độ dài cạnh đáy bằng a , góc hợp bởi cạnh bên và mặt
đáy bằng 60° . Thể tích của khối chóp đã cho bằng
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
12 3 6 4

Page 19
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

Gọi H là tâm của tam giác đều ABC .

a 3
Khi đó SH ⊥ ( ABC ) , BH = .
3

Theo đề bài ta có: ( ) SBH


SB, ( ABC )= = 60° .

a 3
Xét ∆SBH vuông tại H . Có
= SH BH .tan
= 60° = . 3 a.
3

1 1 a 2 3 a3 3
=
Thể tích VS . ABC SH
= .S∆ABC = a. .
3 3 4 12
Câu 36: Cho hình chóp đều S . ABCD có chiều cao bằng a 2 và độ dài cạnh bên bằng a 6 . Thể tích khối
chóp S . ABCD bằng:
10a 3 3 10a 3 2 8a 3 3 8a 3 2
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3
Lời giải
Chọn D

O AC ∩ BD thì SO = a 2 .
Gọi =

2 2
Tam giác SOA vuông tại O và SA = a 6 nên OA = SA − SO =2a ⇒ AC =BD =4a .

1 AC.BD 1 4a.4a 8a 3 2
=
Thể tích khối chóp S . ABCD bằng V =.SO. =.a 2. .
3 2 3 2 3
Câu 37: Xét khối chóp tam giác đều cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng 2 lần chiều cao tam giác đáy. Tính
thể tích khối chóp.
a3 3 a3 6 a3 2 a3 2
A. . B. . C. . D. .
2 18 6 4
Lời giải
Chọn C

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là trọng tâm tam giác ABC ⇒ SH ⊥ ( ABC ) .

a 3
Gọi M là trung điểm của cạnh BC ⇒ AM ⊥ BC , AM = ⇒ SA= a 3 .
2
2
2 a 3 2a 6
(a 3)
2
Xét tam giác SAH vuông tại H ⇒ SH = 2
SA − AH = 2
−  .  = .

3 2  3

1 1 a 2 3 2a 6 a 3 2
có: VS . ABC =
Ta= .S∆ABC .SH . = . .
3 3 4 3 6
Câu 38: Thể tích khối tứ diện đều có cạnh bằng 3 .
9 2 4 2
A. . B. 2 2 . C. . D. 2.
4 9
Lời giải

Chọn A
3 3
Có ∆BCD đều cạnh 3 ⇒ BE = ⇒ BH = 3.
2
∆ABH vuông tại H ⇒ AH = AB 2 − BH 2 = 32 − ( 3 ) = 6 .
2

1 1 3 3 9 3
S ∆BCD
= =.BE.CD =. .3 .
2 2 2 4
1 1 9 3 9 2
⇒ VABCD
= . AH .S∆=
BCD . 6. = .
3 3 4 4

Page 21
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 39: Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a , cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy. Tính thể tích V
của khối chóp đã cho.
14a 3 14a 3 2a 3 2a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 2 2 6
Lời giải
Chọn A

Gọi O là tâm hình vuông ABCD , ta có: SO ⊥ ( ABCD ) .


2
 a 2  a 14
( 2a ) − 
2 2 2
Trong tam giác SOC vuông tại O có: SO = SC − OC =  = .
 2  2

1 1 a 14 2 a 3 14
=
Thể tích khối chóp S . ABCD là: V =.SO.S ABCD =. .a .
3 3 2 6
Câu 40: Cho hình chóp đều S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . Cạnh bên SA tạo với đáy góc
600 . Tính thể tích khối SBCD .
a3 6 a3 6 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
6 12 6 12
Lời giải
Chọn B

O AC ∩ BD. Do hình chóp S . ABCD đều nên SO ⊥ ( ABCD ) suy ra OA là hình chiếu
Gọi =

(
vuông góc của SA trên mp ( ABCD ) ⇒ SA, ( ABCD ) = )  = 60 .
( SA, OA) =
SAO 0

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 2 a 6 a2
có SO AO.tan
Ta= = 60 = 0
. 3 ; S BCD = .
2 2 2

1 1 a 6 a 2 a3 6
=
Từ đó, VSBCD =SO.S BCD .= . .
3 3 2 2 12
Câu 41: Cho khối chóp đều S . ABCD có cạnh đáy là a , các mặt bên tạo với đáy một góc 60° . Tính thể
tích khối chóp đó.
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
2 12 6 3
Lời giải
Chọn C

Gọi M là trung điểm BC , Góc giữa mặt bên ( SBC ) và mặt phẳng ( ABCD ) là góc
= 60° .
SMO

= 60° thì= a a 3
Xét ∆SOM có OM = a , SMO 
SO OM .tan SMO
= = . 3
2 2 2

1 a3 3
=
Nên VS . ABCD =.SO.S ABCD (đvtt). Đáp án được chọn là C.
3 6


Câu 42: Cho khối chóp tứ giác đều S .ABCD có cạnh đáy bằng a . Biết ASC  90 , tính thể tích V của
khối chóp đó.
a3 a3 2 a3 2 a3 2
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
3 3 6 12
Lời giải
Chọn C

Page 23
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

D C

H
A B

Ta có: S ABCD  a 2 .

Gọi H là tâm của hình vuông ABCD . Tam giác ASC là tam giác vuông, H là trung điểm
AC a 2
của AC nên SH   .
2 2

1 1 2 a 2 a3 2
V
Vậy S .ABCD  S .SH  .a .  .
3 ABCD 3 2 6
Câu 43: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 60
. Thể tích khối chóp S . ABCD là
a3 6 a3 3 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
6 6 12 2
Lời giải
Chọn A

Gọi O là tâm của đáy thì SO  ( ABCD) . Suy ra   60 .


SDB
DB 3 a 6
SDB đều nên SO   .
2 2
3
1 2 a 6 a 6
Thể tích khối chóp S . ABCD là V  1 S ABCD .SO  a .  .
3 3 2 6
Câu 44: Hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy là a và mặt bên tạo với đáy góc 45 . Tính theo a
thể tích khối chóp S . ABC .
a3 a3 a3 a3
A. . B. . C. . D. .
8 24 12 4
Lời giải

Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn B

Gọi G là tâm của tam giác đều ABC và M là trung điểm BC .


Theo giả thiết góc giữa mặt bên và đáy bằng 45 suy ra   45 .
SMG
3 1 a 3
Tam giác ABC đều cạnh a nên AM  a và GM  AM  .
2 3 6
 SG SG a 3
Xét tam giác SGM có tan SMG  tan 45   SG  GM 
GM GM 6
1 1 3 2 a 3 a3
Vậy thể tích khối chóp S . ABC là VS . ABC  S ABC .SG  . a . 
3 3 4 6 24

Câu 45: Cho khối chóp có đáy hình thoi cạnh a ( a > 0 ) các cạnh bên bằng nhau và cùng tạo với đáy góc
45° . Thể tích của khối chóp đã cho bằng
1 3a 3 1 3
A. a3 . B. 2a 3 . C. . D. a .
3 2 2 2
Lời giải
Chọn A
Ta có hình vẽ dưới đây.

Xét khối chóp trên ta thấy hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng đáy trùng với tâm của
hình thoi ABCD .

Mặt khác SA
= SB = SC = SD và góc hợp bởi các cạnh bên bằng 45° nên ta có các tam giác
vuông cân tại O bằng nhau: ∆SOA =
∆SOB = ∆SOC = ∆SOD .

Suy ra hình thoi ABCD là một hình vuông diện tích đáy bằng S ABCD = a 2 .

Page 25
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 a 2
Chiều cao của hình chóp trên là: SO
= OD
= BD
= .
2 2

1 1 a 2 2 a3
=
Suy ra thể tích khối chóp bằng VS . ABCD .=
SO.S ABCD =. .a .
3 3 2 3 2

Câu 46: Tính thể tích khối tứ diện đều có tất cả các cạnh bằng a
2 3 1 3
A. a 3 . B. a . C. a . D. 6a 3 .
12 12
Lời giải
Chọn B

a 3 a 3 a 6
Gọi M là trung điểm của CD . Ta có BM   BH  . AH  AB 2  BH 2 
2 3 3

a2 3
Do đáy BCD là tam giác đều cạnh a  S BCD  .
4

1 a2 3 a 6 2 3
Vậy thể tích tứ diện đều là VABCD  .  a
3 4 3 12
Câu 47: Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a , góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng 60° . Thể
tích khối chóp là
a3 6 a3 6 a3 3 a3 6
A. . B. . C. . D. .
6 2 6 3
Lời giải
Chọn A

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Giả sử hình chóp tứ giác đều là S . ABCD . Gọi O là giao điểm của BD và AC .

= 60° , AC = a 2 ⇒ OA = a 2
Ta có SO ⊥ ( ABCD ) , SAO .
2

Khi đó SO AO
= =  a 6 S
.tan SAO 2
, ABCD = a .
2

1 a3 6
Thể tích khối=
chóp là V =SO.S ABCD .
3 6

Câu 48: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC có cạnh đáy bằng 2a , cạnh bên tạo với đáy một góc 60° .
Thể tích khối chóp S . ABC là
2a 3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. a 3 3 .
3 3 4
Lời giải
Chọn A

= 60° .
□ Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC thì SO ⊥ ( ABC ) . Suy ra SAO

2 3 2a 3
□ AO
= = .2a. = , SH AO=
.tan 60° 2a .
3 2 3

(=
2a ) 3
2

□ Diện tích ∆ABC=


là S ABC a2 3 .
4

1 2a 3 3
□ Thể tích khối chóp S . ABC
= là V =S ABC .SO .
3 3

Page 27
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 49: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng 2a , cạnh bên bằng 3a . Tính thể tích V
của khối chóp đã cho.

4 7a3 4a 3 4 7a3
A. V = 4 7 a . 3
B. V = . C. V = . D. V = .
9 3 3
Lời giải
Chọn D
(=
2a )
2
Diện tích đáy S=
ABCD 4a 2 .
S . ABCD là hình chóp tứ giác đều nên SO ⊥ ( ABCD ) .

h =SO = SA2 − AO 2 = 9a 2 − 2a 2 =a 7 .
1 4a 3 7
Vậy VS . ABCD
= =Sh .
3 3
Câu 50: Kim tự tháp Kê - ốp ở Ai Cập được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Kim tự
tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao là 147 m , cạnh đáy là 230 m . Thể tích của
nó là
A. 2592100 m3 . B. 2952100 m3 . C. 2529100 m3 . D. 2591200 m3 .
Lời giải
Chọn A

Gọi khối chóp tứ giác đều là S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh 230 m ; chiều cao
SH = 147 m.
1 1
Thể tích của nó=
là: VS . ABCD = .S ABCD .SH . (=
2302 ) .147 2592100 .
3 3
Vậy thể tích Kim tự tháp là 2592100 m . 3

Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 4. CẠNH BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY


Câu 51: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác vuông cân tại C , cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy,
a3
biết=
AB 4a,
= SB 6a. Thể tích khối chóp S . ABC là V . Tỷ số là
3V
5 5 5 3 5
A. B. C. D.
80 40 20 80
Lời giải
Chọn B
Ta có:
+ ABC vuông cân tại C , AB = 4a suy ra

AC = 2a 2.
= BC

1
Do đó:
= S ABC =AC.BC 4a 2 .
2

+ SA ⊥ ( ABC ) ⇒ SA ⊥ AB ⇒ ABC vuông tại A

( 6a ) − ( 4a )
2 2
SA = SB 2 − AB 2 = = 2a 5.

+ Khối chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC )

1 1 2 8a 3 5
⇒V
= S ABC
= .SA 4a .2a
= 5
3 3 3

a3 a3 5
Vậy tỷ=
số: = .
3V 3.8a 5 40
3

Câu 52: Cho hình chóp tam giác S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B , AB = a , ACB= 60° ,
cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và SB hợp với mặt đáy một góc 45° . Tính thể tích V của
khối chóp S . ABC .
a3 3 a3 3 a3 a3 3
A. V = B. V = C. V = D. V =
18 12 2 3 9
Lời giải
Chọn A

Page 29
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

AB 3
ABC là tam giác vuông tại B , AB = a , 
ACB= 60° ⇒ BC
= = a
tan 600 3

( ( ABC ) ) (
SB,= SB, AB )
= 450 nên tam giác SAB vuông cân tại S ⇒ SA = AB = a

1 1 1 1 3 a3 3
VS . ABC
= =S ∆ABC .SA . BA
=.BC.SA = a.a a
3 3 2 6 3 18
Câu 53: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật AB = a và AD = 2a , cạnh bên SA
vuông góc với đáy. Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD biết góc giữa hai mặt phẳng ( SBD )
và ( ABCD ) bằng 600 .
a3 15 a3 15 4a3 15 a3 15
A. V = B. V = C. V = D. V =
15 6 15 3
Lời giải
Chọn C

Kẻ AE ⊥ BD

((
SBD ) , ( ABCD
= )) = 600
SEA

Xét ∆ABD vuông tại A

AD. AB 2a 2 2a 5
AE
= = =
AD 2 + AB 2 a 5 5

Xét ∆SAE vuông tại A

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2a 5 2a 15
= .tan 600
SA AE= = . 3
5 5

Khi đó thể tích S . ABCD

1 1 2a 15 4a3 15
=V =SA.S ABCD . = .2a 2
3 3 5 15

Câu 54: Cho hình chóp S . ABCD =


có AB 5= = BCD
3, BC 3 3 , góc BAD = 90° , SA = 9 và SA

vuông góc với đáy. Biết thể tích khối chóp S . ABCD bằng 66 3 , tính cotang của góc giữa mặt
phẳng ( SBD ) và mặt đáy.

20 273 91 3 273 9 91
A. . B. . C. . D.
819 9 20 9
Lời giải

1 1
Có: VS . ABCD
= .SA.S ABCD ⇔ 66 =
3 .9.S ABCD ⇒ S ABCD
= 44 3
3 3

1 1
Suy ra AB. AD + BC.CD = 44 3 ⇔ 5 AD + 3CD = 44 . (1)
2 2
Áp dụng định lí Pitago trong 2 tam giác vuông ABD; BCD , ta có:

AB 2 + AD 2 = BD 2 = BC 2 + CD 2 ⇔ CD 2 − AD 2 = 48 (2)

Page 31
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 AD = 4
Từ (1) và (2) suy ra 
 AD = 47
 2

47 44
AD = không thỏa mãn do từ (1) ta có: AD < 4.
⇒ AD =
2 5
Trong tam giác ABD , dựng AH ⊥ BD lại có SA ⊥ BD ⇒ BD ⊥ SH .

.
Vậy góc giữa ( SBD ) và đáy là góc SHA

AB. AD 20 273  AH 20 273


Dễ tính
= BD 91,
= AH = , cot SHA
= = .
BD 91 SA 819

Câu 55: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều, SA ⊥ ( ABC ) . Mặt phẳng ( SBC ) cách A
một khoảng bằng a và hợp với mặt phẳng ( ABC ) góc 300 . Thể tích của khối chóp S . ABC
bằng
8a 3 8a 3 3a 3 4a 3
A. . B. . C. . D. .
9 3 12 9
Lời giải

 = 300 .
Gọi I là trung điểm sủa BC suy ra góc giữa mp ( SBC ) và mp ( ABC ) là SIA

H là hình chiếu vuông góc của A trên SI suy ra d ( A, ( SBC=


) ) AH
= a.

AH
Xét tam giác AHI vuông tại H suy =
ra AI = 2a .
sin 300

3 4a
Giả sử tam giác đều ABC có cạnh bằng x , mà AI là đường cao suy ra 2=
a x x
⇒= .
2 3
2
 4a  3 4a 2 3
Diện tích tam giác đều ABC
= là S ABC =  . .
 3 4 3

2a
Xét tam giác SAI vuông tại A suy
= ra SA AI
= .tan 300 .
3

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 4a 2 3 2a 8a 3
=
Vậy VS . ABC = .S ABC .SA . = . .
3 3 3 3 9

Câu 56: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . Hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SAD )
cùng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp S . ABCD biết rằng SC = a 3 .
a3 a3 3 a3 3
A. VS . ABCD = a 3 . B. VS . ABCD = . C. VS . ABCD = . D. VS . ABCD = .
3 3 9
Lời giải
Chọn B

Vì hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SAD ) cùng vuông góc với đáy. Mà ( SAB ) ∩ ( SAD ) =
SA nên
SA ⊥ ( ABCD ) .

(a 3) − (a 2 )
2 2
Ta có: AC = a 2 ; SA = SC 2 − AC 2 = = a.

1 1 2 a3
Thể tích khối chóp S . ABCD là: VS=
. ABCD SA.S=
ABCD =a.a .
3 3 3

Câu 57: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại C , AB = 2a , AC = a và SA vuông
góc với mặt phẳng ( ABC ) . Biết góc giữa hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SBC ) bằng 60° . Tính thể
tích của khối chóp S . ABC .
a3 2 a3 6 a3 6 a3 2
A. . B. . C. . D. .
6 12 4 2
Lời giải
Chọn B

Page 33
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Trong ∆ABC kẻ CH ⊥ AB ⇒ CH ⊥ ( SAB ) ⇒ CH ⊥ SB(1) .

BC = AB 2 − AC 2 = a 3 ,
BH .BA = BC 2 ,
3a a 3
⇒ BH =, CH = BC 2 − BH 2 = .
2 2
Trong ∆SAB kẻ HK ⊥ SB ⇒ CK ⊥ SB( 2 ) .
Từ (1) , ( 2 ) ⇒ HK ⊥ SB .
= 60° .
Góc giữa hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SBC ) là CKH
a
Trong vuông ∆CKH=
có HK CH=
.cot 60° , BK = BH 2 − HK 2 = a 2 .
2
SA AB 2a a
∆SAB ∽ ∆HKB ( g .g ) nên = = ⇒ SA =
HK BK a 2 2
1 1 a 1 a3 6
=
Thể tích hình chóp S . ABC là V = SA.S ∆ABC = . .a. 3.a .
3 3 2 2 12

Câu 58: Cho khối chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác cân tại A với BC = 2a , BAC  = 120° , biết
SA ⊥ ( ABC ) và mặt ( SBC ) hợp với đáy một góc 45° . Tính thể tích khối chóp S . ABC .
a3 a3 a3
A. . B. a 3 2 . C. . D. .
2 9 3
Lời giải
Chọn C

Page 34
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 Gọi I là trung điểm BC .

+ Do ∆ABC cân tại A nên BC ⊥ AI

+ Mặt khác do SA ⊥ ( ABC ) ⇒ BC ⊥ SA

Suy ra BC ⊥ SI .

= 45° .
Do đó góc giữa ( SBC ) và đáy chính là góc SIA

= 60° , suy= IB a
 Xét ∆AIB vuông tại I có IB = a , IAB ra IA = .
tan 60° 3

a  a
∆SAI vuông tại A có IA = , SIA= 45° nên ∆SAI vuông cân tại A , do đó SA
= IA
= .
3 3

1 1 1 a3
 Thể tích của khối chóp S . ABC
= là V =S ∆ABC .SA . BC
= . AI .SA .
3 3 2 9
Câu 59: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB  a , AD  2a ; SA vuông góc
a
với đáy, khoảng cách từ A đến  SCD  bằng . Tính thể tích của khối chóp theo a .
2
4 15 3 4 15 3 2 5 3 2 5 3
A. a . B. a . C. a . D. a .
45 15 15 45
Lời giải
Chọn A

Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm A trên đường thẳng SD . Ta có

Page 35
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 AH  SD a
  AH   SCD   AH  d  A,  SCD  . Suy ra AH  .
 AH  CD 2
SAD vuông tại A có đường cao AH nên
1 1 1 1 1 1 15 2a 15
 2  2   2  SA  .
AH 2
SA AD 2
SA AH 2
AD 2
4a 15
1 1 2a 15 4 15 3
Vậy V  AB. AD.SA  a.2a.  a .
3 3 15 45
Câu 60: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy ABCD ,
góc giữa hai mặt phẳng  SBD  và ABCD bằng 600 . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của
SB , SC . Tính thể tích khối chóp S . ADNM .
a3 6 a3 6 3a 3 6 a3 6
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
16 24 16 8
Lời giải
Chọn A

Gọi O  AC  BD .

  600 .
AO  BD  SO  BD . Nên góc của  SBD  và ABCD là góc SOA

1 1 1 1 1
VS . ADN  .VS . ADC  .VS . ABCD và VS . AMN  . VS . ABC  VS . ABCD .
2 4 2 2 8

3
 VS . ADMN  VS . ADN  VS . AMN  VS . ABCD .
8

  a 2 tan 600  a 6  V 1 a3 6
SA  AO.tan SOA S . ABCD  S ABCD .SA  .
2 2 3 6

3 a3 6 a3 6
 VS . ADMN  .  .
8 6 16
Câu 61: Cho khối chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy và khoảng cách
a 3
từ C đến mặt phẳng ( SBD ) bằng . Tính thể tích V của khối chóp đã cho.
3
a3 a3 3a 3
A. V = . B. V = a . 3
C. V = . D. V = .
2 3 9

Page 36
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn C

O AC ∩ BD , gọi H là hình chiếu của A lên SO .


Gọi =

Vì O là trung điểm của AC nên d ( C , ( SBD ) ) = d ( A, ( SBD ) )

Ta có: BD ⊥ AC ; BD ⊥ SA ⇒ BD ⊥ ( SAC ) ⇒ ( SBD ) ⊥ ( SAC ) ;

SO
= ( SAC ) ∩ ( SBD )
a 3
AH ⊥ SO ⇒ AH ⊥ ( SBD ) = SBD ) ) d ( C , (=
⇒ AH d ( A, (= SBD ) )
3

a 2
Ta có: AO = .
2
1 1 1
Trong tam giác SAO : 2
= 2
+ ⇒ SA = a .
AH SA AO 2

1 a3
VSABCD
= =.S ABCD .SA .
3 3
Câu 62: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt đáy, SD tạo với mặt
phẳng ( SAB ) một góc bằng 30° . Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD.

3a 3 6a 3 6a 3
A. V = 3a 3 . B. V = . C. V = . D. V = .
3 18 3
Lời giải
Chọn B

Page 37
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh, SA vuông góc với mặt đáy nên DA ⊥ AB
= 30° .
và DA ⊥ SA . Suy ra DA ⊥ ( SAB ) . Vậy góc giữa SD và mặt phẳng ( SAB ) là DSA

.cot 30° a 3
có SA AD=
Ta=

1 1 3 3
=V .SA
= .S ABCD = .a 3.a 2 a .
3 3 3

Câu 63: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi, góc BAD bằng 1200 , AB = a . Hai mặt
phẳng ( SAB ) và ( SAD ) cùng vuông góc với đáy. Góc giữa ( SBC ) và mặt phẳng đáy là 600 .
Tính thể tích V của chóp S . ABCD .
2a 3 15 a3 a3 3 a 3 13
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
15 12 4 12
Lời giải
Chọn C

Vì hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SAD ) cùng vuông góc với đáy nên SA ⊥ mp ( ABCD ) .

a 3
Ta có tam giác ABC đều cạnh a , gọi I là trung điểm của BC khi đó: AI =
2
 = 600 .
Và góc giữa ( SBC ) và mặt phẳng đáy là SIA

SA  ⇒=
Xét tam giác SAI ta có:= tan SIA
AI
( )
SA AI tan ( 600 ) ⇒=
SA
3a
2
.

1  a 3 a2 3
Ta có diện tích đáy ABCD là: S=
ABCD 2=S ABC 2  AI .
=BC  = a .
2  2 2

1 1 3a a 2 3 a 3 3
Thể tích của chóp S . ABCD
= là: V =SA.S ABCD .= . .
3 3 2 2 4

Page 38
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

DẠNG 5. MẶT BÊN VUÔNG GÓC VỚI ĐÁY


Câu 64: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là tam giác cân
tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy; góc giữa SC và mặt phẳng đáy bằng 45o .
Tính thể tích khối chóp S . ABCD bằng:
a3 3 a3 3 a3 5 a3 5
A. B. C. D.
12 9 24 6
Lời giải
Chọn D

Gọi H là trung điểm của AB , ∆SAB cân tại S ⇒ SH ⊥ AB

( SAB ) ⊥ ( ABCD ) 

( SAB ) ∩ ( ABCD ) = AB  ⇒ SH ⊥ ( ABCD )

SH ⊂ ( SAB ) ; SH ⊥ AB 

(
SC ; ( ABCD
= )) = 45o ⇒ ∆SHC vuông cân tại H
SCH

a2 a 5 2
⇒ SH = HC = BC 2 + BH 2 = a2 + = ; S ABCD
= AB= a2
4 2

1 1 a 5 a3 5
⇒ VS . ABCD= .S ABCD .SH= a 2 . =
3 3 2 6
Câu 65: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, tam giác SAB là tam giác đều cạnh
a và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Mặt phẳng ( SCD ) tạo với đáy góc 30° . Thể tích
khối chóp S . ABCD là?
a3 3 a3 3 a3 3 5a 3 3
A. B. C. D.
4 2 36 36
Lời giải
Chọn A

Page 39
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H , K lần lượt là trung điểm AB và CD .

Suy ra SH ⊥ ( ABCD ) và ( ( = 30° .


SCD ) , ( ABCD )= SKH )
SH a 3 1 3a
Xét ∆SHK vuông tại H , có
= HK = :
= .
tan 30° 2 3 2

1 1 a 3 3a a 3 3
Vậy
= VS . ABCD = SH .S ABCD .= .a. .
3 3 2 2 4

Câu 66: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh bằng 2a . Tam giác SAD
cân tại S và mặt bên ( SAD ) vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết thể tích khối chóp S . ABCD
4 3
bằng a . Tính khoảng cách h từ B đến mặt phẳng ( SCD ) .
3
4 3 2 5 6
A. h = a B. h = a C. h = a D. h = a
3 2 5 3
Lời giải
Chọn A
Gọi H là trung điểm của AD . Nên SH ⊥ AD

( SAD ) ⊥ ( ABCD )

( SAD ) ∩ ( ABCD ) = AD ⇒ SH ⊥ ( ABCD )
 AD ⊥ SH

Ta có: S ABCD = 2a 2
3
3V 3. 4a
⇒ SH= = 3= 2a
S ABCD 2a 2

Gọi I là hình chiếu của H lên SD

( B; ( SCD ) ) d=
d= ( A; ( SCD ) ) 2d=
( H ; ( SCD ) ) 2 IH

Page 40
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 2
2a.
SH .HD SH .HD 2= 2 a

= IH = =
SD SH 2 + HD 2 a 2
2 3
( 2a ) + 
2

 2 

4
Vậy d ( B; ( SCD ) ) = a
3
Câu 67: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông và tam giác SAB đều nằm trong mặt
phẳng vuông góc với đáy. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng SA và BD bằng 21 . Hãy
cho biết cạnh đáy bằng bao nhiêu?
A. 21 B. 21 C. 7 3 D. 7
Lời giải
Chọn D

Giả sử AB = a . Gọi H là trung điểm của AB ⇒ SH ⊥ AB ⇒ SH ⊥ ( ABCD )

        1


( )(
Ta có SA.BD = SH + HA BA + BC = HA.BA = a 2 )
2
  1 2   1 7
(
⇔ a 2 2. cos SA, BD =
2
)a ⇔ cos SA, BD = (
2 2
)
⇒ sin ( SA, BD ) =
8

1 1a 3 2 3 3 3 3
VSABCD = SH . AB. AD = .a = a ⇒ VSABD = a
3 3 2 6 12

1 3 3 1 7 3 3
⇔ SA.BD.d( SA,BD ) .sin ( SA, BD
= ) a ⇔ a.a 2. 21. = a 7
a ⇔=
6 12 6 8 12

1
Câu 68: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B ,=
BC =AD a . Tam
2
giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, góc giữa SC và mặt phẳng ( ABCD )
15
bằng α sao cho tan α = . Tính thể tích khối chóp S . ACD theo a .
5
a3 a3 a3 2 a3 3
A. VS . ACD = . B. VS . ACD = . C. VS . ACD = . D. VS . ACD = .
2 3 6 6
Lời giải

Page 41
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là trung điểm AB , từ giả thiết ta có: SH ⊥ ( ABCD ) , ( SC , ( ABCD


= ) ) SCH
= α.

x2 x2 15
Đặt AB = x , ta có: HC = BH 2 + BC 2 = + a2 , =
SH HC.tan
= α + a2 . .
4 4 5

x 3 x2 15 x 3
Mặt khác SH = . Vậy ta có: + a2 . = ⇔x=a.
2 4 5 2

=S ABCD
(=
AD + BC ) . AB 3a 2 2
; S ACD =
= 2
S ABCD a=
1
; VS . ACD = SH .S ACD
a3 3
.
2 2 3 3 6
Câu 69: ; AD 2a . Tam giác SAB cân tại S
AB a=
Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình chữ nhật;=
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng SC và mp ( ABCD ) bằng
45° . Gọi M là trung điểm của SD . Tính theo a khoảng cách d từ điểm M đến ( SAC ) .

a 1513 2a 1315 a 1315 2a 1513


A. d = . B. d = . C. d = . D. d = .
89 89 89 89
Lời giải

Gọi H là trung điểm đoạn AB ⇒ SH ⊥ ( ABCD ) .

a 2 a 17
Xét  BCH vuông tại B , có: CH= 4a 2 + = .
4 2

a 17 a 34
, có: SH
Xét SHC vuông cân tại H= = ; SC .
2 2

Page 42
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

17a 2 a 2 3 2
Xét SAH vuông tại H , có: SA
= + = a.
4 4 2

Xét  ABC vuông tại B , có: AC = a 2 + 4a 2 = a 5 .

89
⇒ S SAC =a 2 .
4

1 a 3 17 1 a 3 17
Ta có: VS . ABCD= V= .SH .S ABCD= ; VS . ACD
= = V .
3 3 2 6

1 a 3 17 1 89 2 a 1513
VS . ACM
= = VS . ACD =
. Mà VS . MAC = .d .S SAC a .d ⇒ d = .
2 12 3 12 89
Câu 70: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A . Hình chiếu của S lên mặt phẳng
( ABC ) là trung điểm H của BC , AB = a , AC = a 3 , SB = a 2 . Thể tích của khối chóp
S . ABC bằng
a3 3 a3 6 a3 3 a3 6
A. . B. . C. . D. .
2 2 6 6
Lời giải

( )
2
Xét tam giác ABC vuông tại A có: BC = AB 2 + AC 2 = a 2 + a 3 =2a .
H là trung điểm của BC nên BH = a .

(a 2 )
2
Xét tam giác SBH vuông tại H có: SH= SB 2 − HB 2= − a 2= a .
1 1 2
Diện tích đáy ABC =
là: S ABC =AB. AC a 3.
2 2
1 1 1 2 a3 3
Thể tích của khối chóp S . ABC
= là: V =SH .S ABC .a=
. .a 3 .
3 3 2 6
Câu 71: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác vuông tại
S . Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy là điểm H thuộc cạnh AD sao cho
HA  3HD . Biết rằng SA  2a 3 và SC tạo với đáy một góc bằng 30 . Tính theo a thể tích
V của khối chóp S . ABCD .

Page 43
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3 8 6a 3 8 6a 3
A. V  8 6a . B. V  . C. V  8 2a . 3
D. V  .
3 9
Lời giải

SH 2  HD.HA  3HD 2  SH  3HD



  SH

tan SDH   3
 DH SA SA
Có:    3  SD   2a  DA  SD 2  SA2  4a .

  SA SD 3
 tan SDH


 SD
1
DH  DA  a .
4
 SH SH SH
Tam giác SHC có tan SCH  tan 30   HC   3a .
HC HC tan 30
Tam giác DHC có DC  DH 2  HC 2  2 2a
1 1 8 6a 3
Vậy VS . ABCD  SH . AD.DC  . 3a.4a.2 2a 
3 3 3
Câu 72: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D , AB
= AD = a , CD = 2a . Hình
chiếu của đỉnh S lên mặt ( ABCD ) trùng với trung điểm của BD . Biết thể tích tứ diện SBCD
a3
bằng . Khoảng cách từ đỉnh A đến mặt phẳng ( SBC ) là?
6
a 3 a 2 a 3 a 6
A. B. C. D.
2 6 6 4
Lời giải
Chọn D

Page 44
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi M là trung điểm của CD thì ta có ABMD là hình vuông cạnh a do đó BC = a 2


= BD
⇒ CD =4a =BC + BD do đó tam giác BCD vuông cân tại B .
2 2 2 2

Gọi H là trung điểm của BD thì SH ⊥ ( ABCD ) .

a3
6.
6= a 6
Khi đó VS .BCD = 1 SH . 1 BD.BC ⇒ SH= 2
.
3 2 2a 2
Hạ HI ⊥ SB .

Vì ABMD là hình vuông nên H là trung điểm của AM và ta có AMCB là hình bình hành do
( ) (
đó AH //BC ⇒ d A; ( SBC ) = d H ; ( SBC ) = HI . )
a 6 a 6
1
Khi đó = 2
HI
1
+
1
=
4
+
2
=
8 ⇒ HI =
SH 2 HB 2 6a 2 a 2 3a 2 4
hay d A; ( SBC ) =
4
. ( )
Câu 73: Hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là vuông cạnh a , hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng
( ABCD ) trùng với trung điểm của cạnh AD; gọi M là trung điểm của CD; cạnh bên SB hợp
với đáy góc 60° . Tính theo a thể tích của khối chóp S . ABM .
3 3
a 15 a 15 a 3 15 a 3 15
A. B. C. D.
3 6 4 12
Lời giải
Chọn D

Page 45
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 2
Ta có=
S ∆ABM = S ABCD a .
2 2

Gọi I là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng ( ABCD )

2
a a 5
IB= IA2 + AB 2= 2
  +a =
2
  2

Ta có IB là hình chiếu vuông góc của SB lên mp ( ABCD ) ⇒ ( SB, ( ABCD ) ) =


( SB, IB ) =
60°

a 15
Ta có SI IB
= =.tan 60°
2

1 1 a 15 a 2 a 3 15
= .SI .S∆ABM
⇒ VS . ABM = . .= .
3 3 2 2 12
Câu 74: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của S trên
đáy là điểm H trên cạnh AC sao cho AH = 2 AC ; mặt phẳng ( SBC ) tạo với đáy một góc 60o
3
. Thể tích khối chóp S . ABC là?
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
12 48 36 24
Lời giải

Gọi M là trung điểm của BC .


CN CH 1
N ∈ CM : == ⇒ HN //AM . Mà
CM CA 3
∆ABC đều nên AM ⊥ BC ⇒ HN ⊥ BC ⇒ BC ⊥ ( SHN ) .
Nên (
SBC ) ; ( ABC
= 
) SN ;= = 60o .
HN SNH

a 3 1 a 3
Do ∆ABC đều nên AM = ⇒ HN = AM = .
2 3 6
 a= 3 a
H có SH HN
∆SHN vuông tại= = .sin SNH .sin 60o .
6 4
1 1 a a 2 3 a3 3
VS . ABC
= =SH .S ABC . .
= .
3 3 4 4 48

Câu 75: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có AB = a , BC = a 3 . Mặt bên
( SAB ) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABC ) . Tính theo a
thể tích của khối chóp S . ABC .
a3 6 a3 6 2a 3 6 a3 6
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 12 3 4
Lời giải
Chọn B

Gọi H là trung điểm của cạnh AB . Do ∆SAB đều nên SH ⊥ AB

Page 46
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

( SAB ) ⊥ ( ABC ) 

( SAB ) ∩ ( ABC )= AB  ⇒ SH ⊥ ( ABC )

SH ⊂ ( SAB ) , SH ⊥ AB 

Vậy SH là chiều cao của khối chóp S . ABC .

(a 3)
2
∆ABC vuông tại A , ta có: AC
= BC 2 − AB=
2 2
− a= a 2

1 1 a2 2 a 3
S ABC
= AB. AC =
= .a.a 2 , SH =
2 2 2 2

1 1 a 2 2 a 3 a3 6
là: VS . ABC =
Thể tích khối chóp S . ABC = .S ABC .SH . = . .
3 3 2 2 12

Câu 76: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có AB  a , BC  a 3 . Mặt
bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng  ABC  . Tính theo
a thể tích của khối chóp S . ABC .
a3 6 a3 6 a3 6 a3 6
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
12 4 8 6
Lời giải
Chọn A
S

A C

2
2 2
Xét tam giác ABC vuông tại A , ta có: AC  BC  AB  a 3   a2  a 2 .
2
1 1 a 2
Diện tích tam giác ABC là: S ABC  . AB. AC  .a.a 2  .
2 2 2
Gọi H là trung điểm đoạn AB thì SH  AB . Vì  SAB    ABC  và  SAB    ABC   AB
nên SH   ABC  . Suy ra SH là chiều cao của khối chóp S . ABC .

Tam giác SAH vuông tại H nên SH   a.sin 60  a 3 .


 SA.sin SAH
2
2 3
1 a 2 a 3 a 6
Thể tích khối chóp S . ABC là: V  1 .S ABC .SH  . .  .
3 3 2 2 12

Page 47
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
Câu 77: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B ,=
BC =AD a . Tam
2
giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy; góc giữa SC và mặt phẳng ( ABCD )

15
bằng α sao cho tan α = . Tính thể tích khối chóp S . ACD theo a
5
a3 a3 a3 2 a3 3
A. VS . ACD = . B. VS . ACD = . C. VS . ACD = . D. VS . ACD = .
2 3 6 6
Lời giải
Chọn D

Đặt AB= x > 0 , gọi M , N lần lượt là trung điểm AB, AD .

Tam giác SAB đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy nên SM chính là đường cao của
x x 3 x2
hình chóp S . ABCD và BM = , SM = ⇒ CM = a 2 +
2 2 4

15
Góc giữa SC và mặt phẳng ( ABCD ) bằng α sao cho tan α = suy ra
5

SM 15 2 3 3 2 3  2 x2 
= ⇒ SM = CM 2 ⇒ x= a +  ⇒ =
x a
CM 5 5 4 5 4 

1
Dễ thấy ABCN là hình vuông nên CN = a2
a ⇒ S ACD =AD.CN =
2

1 1 a 3 2 a3 3
=
Vậy VS . ACD SM
= .S ∆ACD =. .a .
3 3 2 6

Câu 78: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác cân tại A , AB
= AC 
= a , BAC = 120° . Tam giác SAB
là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy. Tính thể tích V của khối chóp
S . ABC .
a3 a3
A. V = . B. V = a . 3
C. V = . D. V = 2a 3 .
8 2
Lời giải
Chọn A

Page 48
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là trung điểm đoạn AB ⇒ SH ⊥ AB ( vì tam giác SAB là tam giác đều).
( SAB ) ⊥ ( ABC )

( SAB ) ∩ ( ABC ) = AB ⇒ SH ⊥ ( ABC ) .

 SH ⊂ ( SAB ) ; SH ⊥ AB
a 3
Nhận thấy ∆SAB là tam giác đều cạnh a ⇒ SH = .
2
1 a2 3
=S∆ABC =AB. AC.sin1200 .
2 4
1 1 a 3 a 2 3 a3
là: VS . ABC =
Vậy thể tích khối chóp S . ABC= .SH .S∆ABC . = . .
3 3 2 4 8
Câu 79: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, mặt bên SAD là tam giác đều cạnh 2a
và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng ( ABCD) . Góc giữa mặt phẳng ( SBC ) và mặt
phẳng ( ABCD) là 30° . Thể tích của khối chóp S . ABCD là:
2a 3 3 a3 3 4a 3 3
A. . B. . C. . D. 2a 3 3 .
3 3 3
Lời giải
Chọn D
S

A B

30°
I
M

D C

+ Trong tam giác đều SAD gọi I là trung điểm AD ⇒ SI ⊥ AD ⇒ SI ⊥ ( ABCD) .

+ Gọi M là trung điểm BC ⇒ BC ⊥ IM (1) .

Mặt khác do SI ⊥ ( ABCD) ⇒ BC ⊥ SI (2) .

Từ (1), (2) suy ra BC ⊥ SM .

Page 49
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

+ Vậy, góc giữa mặt phẳng ( SBC ) và mặt phẳng ( ABCD) chính là góc = 30° .
SMI
SI
+ Xét tam giác vuông SIM có
= IM = 3a (vì tam giác SAD là tam giác đều cạnh 2a
tan 30°
nên SI = a 3 ).

Vậy, thể tích của khối chóp S . ABCD


= là V 1=
S ABCD .SI
1
AD
=.BC.SI 2a 3 3 .
3 3

Câu 80: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB nằm trong mặt phẳng vuông
góc với ( ABCD ) ,  = 300 , SA = 2a . Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD.
SAB
3a 3 a3 a3
A. V = . B. V = a .
3
C. V = . D. V = .
6 9 3
Lời giải
Chọn D

Gọi H là hình chiếu vuông góc của S lên cạnh AB .

Do ( SAB ) ⊥ ( ABCD ) và ( SAB ) ∩ ( ABCD ) =


AB nên SH ⊥ ( ABCD ) .

 = SH ⇒ SH = sin 300.SA = a.
Xét tam giác SAH vuông tại H ta có: sin SAB
SA
2 2
Mặt khác: S ABCD
= AD = a.

1 1 2 a3
Nên VS . ABCD =⋅ S ABCD .a =⋅ a .a = ⋅
3 3 3

, BC a 3, 
AB a=
Câu 81: Cho hình chóp S . ABC có= = 600. Hình chiếu vuông góc của S lên mặt
ABC
phẳng ( ABC ) là một điểm thuộc cạnh BC . Góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng ( ABC ) là
450 . Giá trị nhỏ nhất của thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
3 8 12 6
Lời giải
Chọn B

+Gọi H là hình chiếu của S lên mặt phẳng ( ABC ) , H ∈ BC .

Page 50
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

+ (
SA, ( ABC= 
) ) SAH HA.
= 450 ⇒ ∆SHA vuông cân ⇒ SH =

1 1 1
+ VS . ABC
= =S ABC .SH . AH . AB.BC.sin 
ABC
3 3 2

1 a2
=. AH .a .a 3.sin 600 AH . .
6 4

+ Vmin ⇔ AH min ⇔ AH ⊥ BC tại H .

AH a 3 a 3 a 2 a3 3
+ sin 
ABH = ⇒ AH = a.sin 600 = ⇒ Vmin = . = .
AB 2 2 4 8

DẠNG 6. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP ĐỀU


Câu 82: Cho khối chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng 600
. Thể tích V của khối chóp S . ABCD bằng
a3 3 a3 2 a3 3 a3 2
A. V = B. V = C. V = D. V =
2 2 6 6
Lời giải

Gọi O là tâm của đáy, gọi M là trung điểm của BC .

 SO ⊥ BC
Ta có  nên ( SOM ) ⊥ BC , suy ra ( SCD ) , ( ABCD
= )  ( SM , OM
= ) = 600 .
SMO
OM ⊥ BC

1 = a SO OM a 3
Có =
OM BC
= , = tan 600 .
2 2 2

1 1 a 3 2 a3 3
=
Thể tích khối chóp S . ABCD là VS . ABCD SO.S ABCD =
= . .a .
3 3 2 6
Câu 83: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng a , tâm của đáy là O . Gọi M và N lần
lượt là trung điểm của SA và BC . Biết góc giữa đường thẳng MN và mặt phẳng ( ABCD ) bằng
600 . Tính thể tích khối chóp S . ABCD .
a 3 10 a 3 30 a 3 30 a 3 10
A. B. C. D.
6 2 6 3
Lời giải

Page 51
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là trung điểm AO . Khi đó góc giữa MN và ( ABCD ) là .


MNH

a 10
Ta có HN = CN 2 + CH 2 − 2CN .CH .cos 450 = .
4

a 10 a 30
Suy= .tan 600
ra MH HN= = . 3 .
4 4

a 30
SO 2=
Do đó= MH .
2

Câu 84: Nếu một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2 và có diện tích xung quanh bằng 4 3 thì
có thể tích bằng
4 2 4 3
A. . B. 4 3. C. . D. 4 2 .
3 3
Lời giải
Chọn A

Xét hình chóp đều S . ABCD như hình vẽ

Kẻ OE ⊥ BC ⇒ E là trung điểm BC và BC ⊥ ( SOE )

Do đó BC ⊥ SE

Xét ∆SOE vuông tại O , ta có


2
SE
= SO 2 + OE 2
⇒ SE= SO 2 + 1
Mặt khác

Page 52
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

S xq = 4 S ∆SBC
1
⇔4 3=
4. .SE.BC
2
⇔ 4 3= 2. SO 2 + 1.2
⇔ SO= 2 ( x > 0)

1 1 4 2
VS . ABCD
= .SO
=.S ABCD = . 2.22 (đvtt)
3 3 3
Câu 85: Cho hình chóp đều S . ABC có SA = a . Gọi D, E lần lượt là trung điểm của SA, SC . Tính thể
tích khối chóp S . ABC theo a , biết BD vuông góc với AE .
a 3 21 a3 3 a3 7 a 3 21
A. . B. . C. . D. .
54 12 27 27
Lời giải
Chọn A
S

D E

A C

Gọi F là trung điểm SE ⇒ BD ⊥ DF ; gọi AB = x

2 2 2 2 AS 2 + 2 AC 2 − SC 2 2a 2 + 2 x 2 − a 2 a 2 + 2 x 2
Ta có BE
= BD
= AE
= = =
4 4 4
a2 + 2 x2 a2
22a 2 + 2 2 −
2 2 BS + 2 BE − SE 2 4 9a 2 + 4 x 2
=BF = =
4 4 16
2
5 BD
BF 2 = BD 2 + DF 2 ⇔ BF 2 =
4
2 2 2 2
9a + 4 x 5 a + 2x 2
⇔ = . ⇔ 9a 2 + 4 x 2 = 5a 2 + 10 x 2 ⇔ 4a 2 = 6 x 2 ⇒ x= a
16 4 4 3

Gọi H là hình chiếu của S lên ( ABC ) khi đó H là tâm đường tròn ngoại tiếp ∆ABC

2
2 2
2 x 3
2 a 7
⇒ SH = SA − AH = a −  .  =
3 2  3

x2 3 a2 3
Tam giác ABC đều có cạnh là x ⇒ S=
∆ABC =
4 6

Page 53
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 a 7 a 2 3 a 3 21
Vậy VS . ABC = SH .S ∆ABC = . . =
3 3 3 6 54
Hoặc sử dụng công thức tính thể tích chóp tam giác ABC đều có cạnh bên bằng a , cạnh đáy
bằng x
2 2
2a 2a
2 2 2 3a 2 −
x . 3a − x 3 3 a 3 21
VS . ABC =
= =
12 12 54

Câu 86: Cho hình chóp đều S . ABCD có cạnh AB  a , góc giữa đường thẳng SA và mặt phẳng  ABC 
bằng 45 . Thể tích khối chóp S . ABCD là
a3 a3 2 a3 a3 2
A. . B. . C. . D. .
3 6 6 3
Lời giải
Chọn B
S

450
A
B

H
D a C

Vì S . ABCD là hình chóp đều nên đáy ABCD là hình vuông và chân đường cao H trùng với
tâm của hình vuông ABCD .
Diện tích đáy của khối chóp S . ABCD là S ABCD  a 2 .
Nhận thấy HA là hình chiếu vuông góc của SA trên  ABC  . Vì thế  SA,  ABC    SA, HA
 . Suy ra SAH
 SAH   45 .
a 2
Xét tam giác ABC vuông tại B , ta có: AC  AB 2  BC 2  a 2 . Suy ra HA  .
2
  45 nên là tam giác vuông cân tại H . Suy ra SH
Tam giác SHA vuông tại H và có SAH
a 2
 HA  .
2
1 1 a 2 a3 2
Thể tích khối chóp S . ABCD là: V  .S ABCD .SH  .a 2 .  .
3 3 2 6

Câu 87: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD độ dài cạnh đáy là a. Biết rằng mặt phẳng ( P ) qua A và
SB′ 2
vuông góc với SC , cắt cạnh SB tại B′ với = . Tính thể tích của khối chóp S . ABCD
SB 3
a3 6 a3 6 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
6 4 2 3
Lời giải
Chọn A

Page 54
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BD ⊥ AC 
Ta có:  ⇒ BD ⊥ ( SAC ) ⇒ BD ⊥ SC
BD ⊥ SO 

Mà ( P ) ⊥ SC ⇒ ( P ) // BD

SG SB′ 2
Trong ( SAC ) , gọi {=
G} AC ′ ∩ SO ⇒ GB′ // BD ⇒ = =
SO SB 3

Suy ra G là trọng tâm ∆SAC ⇒ C ′ là trung điểm SC

3 6
Nên ∆SAC là tam giác đều cạnh AC = a 2 ⇒ =
SO a 2.= a
2 2

1 1 a 6 a3 6
⇒ VSABCD
= = a2. =
S ABCD .SO
3 3 2 6
Câu 88: Cho một hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2a và cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc
45° . Thể tích của khối chóp đó là
4a 3 2 a3 2 a3 2
A. . B. . C. . D. 2a 3 2 .
3 8 6
Lời giải
Chọn A

Dựng hình chóp tứ giác đều S . ABCD thỏa mãn các điều kiện đề bài với {O
=} AC ∩ BD
= 45°
Theo giả thiết ta có AB = 2a , SA tạo với mặt phẳng ( ABCD ) một góc 45° suy ra SAO
ABCD là hình vuông cạnh 2a nên tính được AC= 2 2a ⇒ OA= a 2
=
Tam giác SOA vuông cân tại O vì có SO ⊥ OA, SAO 45° suy ra SO = a 2
= OA

Page 55
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 2 4a 3 2
Vậy thể tích khối chóp
= là V S ABCD .SO =
= 4a .a 2
3 3 3

Câu 89: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có cạnh đáy bằng 2a 3 , khoảng cách giữa hai đường thẳng
SA và CD bằng 3a . Thể tích khối chóp đã cho bằng:
8a 3 3
A. a 3 3 . B. 6a 3 3 . C. 12a 3 . D. .
3
Lời giải
Chọn C
Gọi O  AC  BD.
CD // AB

Ta có 
  d CD, SA  d CD,  SAB   d  D,  SAB   2d O,  SAB .


 AB   SAB 
S

OK  AB 3a
Kẻ   OH   SAB   OH  d O,  SAB   .
OH  SK 2 H

1 1 1
Xét  SOK : 2
 2
  SO  3a. A K B

OH SO OK 2 O

1 D C
Vậy thể tích khối chóp S . ABCD : V  S ABCD .SO  12a 3 .
3

Câu 90: Cho hình chóp tam giác đều S . ABC , cạnh AB = a và cạnh bên hợp với đáy một góc 45° . Thể
tích V của khối chóp là
a3 a3 a3 a3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
12 6 3 4
Lời giải
Chọn A

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .


Vì S . ABC là hình chóp tam giác đều nên SO ⊥ ( ABC ) .
Do S . ABC là hình chóp tam giác đều nên các cạnh bên đều tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.
Góc giữa cạnh SC với đáy là góc giữa hai đường thẳng SC và OC hay chính là góc SCO .
= 45° ⇒ ∆SOC vuông cân tại O .
Theo bài ra ta có SCO
2 a 3 a 3
Tam giác ABC đều cạnh a nên CO
= SO
= . = .
3 2 3
a2 3
Diện tích đáy: S ABC = .
4

Page 56
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 a 2 3 a 3 a3
Thể tích của khối=
chóp V = S ABC .SO = . .
3 3 4 3 12
Câu 91: Cho khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng 2a . Thể tích của khối chóp đã cho bằng:
2 2a 3 8a 3 8 2a 3 4 2a 3
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3
Lời giải
Chọn D

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD , ta có SO ⊥ ( ABCD ) .


1 1
SA 2a,=
Xét tam giác SOA vuông tại O có= AO =AC .2=
a 2 a 2.
2 2

( )
2
( 2a )
2
Suy ra SO = SA2 − AO 2 = − a 2 = a 2.

1 1 4a 3 2
2. ( 2a )
2
Vậy
= VS . ABCD =.SO.S ABCD .a= .
3 3 3

DẠNG 7. THỂ TÍCH KHỐI CHÓP KHÁC

Câu 92: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABC là tam giác vuông cân đỉnh A, AB = a 2. Gọi I là trung
điểm của BC , hình chiếu vuông góc của đỉnh S lên mặt phẳng ( ABC ) là điểm H thỏa mãn
 
IA = −2 IH , góc giữa SC và mặt phẳng ( ABC ) bằng 60°. Thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 5 a3 5 a 3 15 a 3 15
A. . B. . C. . D. .
2 6 6 12
Lời giải
Chọn C

1 1
S ABC
= =AB. AC 2.a 2 a 2 .
.a=
2 2

Page 57
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a
BC = 2a, IA = a, IH = .
2
a2 5a 2 a 5
Tam giác HIC vuông tại I ta có HC 2 = HI 2 + IC 2 = + a2 = ⇒ HC = .
4 4 2
=
tan SCH
SH  = a 5 . 3 = a 15 .
⇔ SH = HC.tan SCH
HC 2 2
1 1 a 15 2 a 3 15
Vậy
= VS . ABC =.SH .S ABC .
= .a .
3 3 2 6

Câu 93:

Cho hình chóp S . ABC có ABC là tam giác đều cạnh 3a , SAB

= 900 , góc giữa (SAB )
= SCB
và (SCB ) bằng 600 . Thể tích khối chóp S . ABC bằng
3 2a 3 2a 3 2a 3 9 2a 3
A. . B. . C. . D. .
8 3 24 8
Lời giải
Chọn D
Trong mặt phẳng (ABC ) lấy D nằm trên đường trung trực của AC sao cho SD ⊥ (ABC ) và
 
= BAD
BCD  = SCB
= 900 ⇒ SAB  = 900

BC 2
Gọi O = AC ∩ BD ⇒ BD = = 2a 3 ⇒ CD = a 3
OB
Dựng AM ⊥ SB , do ∆SAB =∆SCB ⇒ CM ⊥ SB ⇒ (( SAB ),(SCB )) =
(AM ,CM )
 OC
+ Nếu AMC =600 ⇒ MC = =3a =BC vô lí vì tam giác MBC vuông tại M
sin300
 OC 3a 2 3a 6
+ Nếu AMC = 1200 ⇒ MC = 0
= 3 ⇒ SC = ⇒ SB =
sin60 2 2
a 6 1 1 9a 2 3 a 6 9a 3 3
SD = SB − BD = 2
⇒ VS .ABC = .S ABC .SD = .
2
. =
2 3 3 4 2 8
Câu 94: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có tất cả các cạnh đều bằng 1 . Gọi G là trọng tâm tam giác
SBC . Thể tích tứ diện SGCD bằng
2 2 3 2
A. . B. . C. . D. .
36 6 36 18
Lời giải
Chọn A

Page 58
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi O là tâm hình vuông ABCD , M là trung điểm BC .

Vì S . ABCD là hình chóp tứ giác đều nên SO ⊥ ( ABCD )

VSGCD SG 2 2
= = suy ra VSGCD = VSMCD (1).
VSMCD SM 3 3

Mặt khác:
1 1
Hình chóp S . ABCD và S .MCD có chung đường cao SO và =
S ∆MCD =S ∆BCD S ABCD
2 4

1
nên VSMCD = VS . ABCD (2).
4

1
Từ (1) và (2) suy ra: VSGCD = VS . ABCD
6

2 1 1 2 2
Mặt khác SO = SA2 − AO 2 = ,=
VS . ABCD .SO=
.S ABCD =. .1 .
2 3 3 2 6

2
Vậy VSGCD = .
36
 
= 300 . Tính thể tích
Câu 95: Cho hình chóp S . ABC có AB = 4 , BC = 2 , SA = 4 3 , SAC
= AC = SAB
khối chóp S . ABC bằng
A. 4 . B. 5 . C. 5 2 . D. 2 5 .
Lời giải
Chọn A
Ta có:
.
SC 2 =SA2 + AC 2 − 2 SA. AC.cos SAC
3
⇒ SC 2 = 48 + 16 − 2.4 3.4. .
2
4.
⇒ SC =
.
SB 2 = SA2 + AB 2 − 2 SA. AB.cos SAB
⇒ SB = 4.
Gọi M , N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC , SA .
Ta có:
∆SBC cân tại S , ∆ ABC cân tại A .

Page 59
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 SM ⊥ BC
⇒ ⇒ BC ⊥ ( SAM ) .
 AM ⊥ BC
Kẻ SH ⊥ AM .
Mà BC ⊥ ( SAM ) ⇒ BC ⊥ SH .

Vậy, SH ⊥ ( ABC ) .

Ta có, SM = SC 2 − MC 2 = 15 =AM .
Nên ∆SAM cân tại M ⇒ MN ⊥ SA .
Ta có:
MN = AM 2 − AN 2 = 3;
MN .SA 4 15
MN .SA
= SH . AM ⇒ SH
= = ;
AM 5
1 1 1 4. 15
S ∆ABC
= =AM .BC 15 . Do=
đó: VS . ABC =.SH .S ∆ABC .=
15. 4.
2 3 3 5

Câu 96: Cho hình chóp S . ABC có các cạnh SA = 3 ; SB


= BC = 4 ; SC
= AC = 2 5 . Tính thể tích
= AB
khối chóp S . ABC .
390 390 390 390
A. . B. . C. . D. .
4 6 12 8
Lời giải
Chọn A
Áp dụng công thức thể tích khối tứ diện gần đều:

2 390
V=
S . ABC
12
(a 2
+ b 2 − c 2 )( a 2 − b 2 + c 2 )( −a 2 + b 2 + c 2 ) =
4
.

Câu 97: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a , SA = a 2 . Khoảng cách
= SB
từ A đến mặt phẳng ( SCD) bằng a . Thể tích khối chóp đã cho bằng
6 a3 3 a3 6 a3 2 3 a3
A. . B. . C. 2 . D. .
3 6 3 3
Lời giải
Chọn D

Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD theo đề bài ta có: SA  SB  a 2 nên hình
chiếu H của S lên đáy nằm trên đường thẳng IJ . Dễ thấy CD  ( SIJ) .

Suy ra d  A, ( SCD)  d  I , ( SCD)  d  I , SJ   a .

Page 60
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Tam giác SAB vuông cân tại S nên SI  a suy ra SI  d  I , SJ   a  SI  ( SCD) .

2
a. 2a   a 2
Trong tam giác vuông SIJ ta có: SH .IJ  SI .SJ  SH  SI .SJ  
a 3.
IJ 2a 2
3
Thể tích khối chóp S . ABCD là: V  1 S ABCD . AH  1 .4a 2 . a 3  2 3a .
3 3 2 3
  60, SO  ( ABCD)
Câu 98: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O , AB  a, BAD
và mặt phẳng ( SCD) tạo với mặt phẳng đáy một góc bằng 60 . Thể tích khối chóp đã cho bằng
3a 3 3a 3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
8 24 48 12
Lời giải
Chọn A

  60 nên BD  a, AC  a 3 .
Từ giả thiết hình thoi ABCD có AB  a, BAD
Dựng OK  CD, ( K  CD) .
Ta có SO  ( ABCD)  SO  CD và OK  CD nên CD   SOK   CD  SK .
  60 .
Do đó góc giữa 2 mặt phẳng ( SCD) và ( ABCD) là góc SKO
  90) có 1 1 1 1 1 16
Trong tam giác vuông OCD, (COD 2
 2
 2
 2
 2
 2
OK OC OD  a 3   a  3a
 
  

 2  2

a 3
 OK  .
4
  a 3 .tan 60  3a .
  90) có SO  OK .tan SKO
Trong tam giác vuông SOK , ( SOK
4 4
AC.BD a 3.a 3a 2
Diện tích hình thoi ABCD là: S ABCD    .
2 2 2
1 1 3a 2 3a 3a 3
Vậy VS . ABCD  .S ABCD .SO  . .  .
3 3 2 4 8
Câu 99: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , khoảng cách từ điểm A đến mặt
a 15 a 15
phẳng ( SBC ) là , khoảng cách giữa SA và BC là . Biết hình chiếu của S lên mặt
5 5
phẳng ( ABC ) nằm trong tam giác ABC , tính thể tích khối chóp S . ABC .

Page 61
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 a3 3 a3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
4 8 8 4
Lời giải
Chọn D

Dựng hình bình hành ABCD . Gọi O là hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng ( ABCD) .

Dựng đường thẳng d đi qua O , vuông góc với BC và cắt BC , AD lần lượt tại H , M .

Khi đó AD, BC  ( SHM ) .

Trong SHM , dựng HK  SM ( K  SM ) và MN  SH ( N  SH ) .

Ta có MN  SH và MN  BC nên MN  ( SBC ) .

a 15
Vì vậy MN  d ( M , ( SBC ))  d ( A, ( SBC ))  .
5

a 15
Do BC / /  SAD  nên d ( BC , SA)  d ( BC , ( SAD))  d ( H , ( SAD))  HK . Suy ra HK  .
5
Do SHM có hai đường cao MN  HK nên cân tại S . Suy ra O là trung điểm của MH .

a 3
Ta có MH  d ( AD, BC )  d ( A, BC )  (do ABC đều, cạnh bằng a ). Suy ra
2
a 3
MO  .
4
Xét hai tam giác đồng dạng MKH và MOS , ta có

a 3 a 15

KH MK MO.KH 4 5 a 3
  SO    .
SO MO MK 2
 a 3   a 15 
2 2
   
 2    5 

1 1 a 3 a 2 3 a3
Vậy thể tích khối chóp S . ABC là V  SO  SABC     .
3 3 2 4 8
= 60° , SO ⊥ ( ABCD ) và
Câu 100: Hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O , AB = a , BAD
mặt phẳng ( SCD ) tạo với mặt đáy một góc 60° . Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD .

Page 62
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a 3 3a 3 3a 3 3a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
24 48 12 8
Lời giải
Chọn D

= 60° , nên tam giác BCD đều cạnh a


Do ABCD là hình thoi tâm O , AB = a , BAD
2
Ta có S ABCD AB
= =  a 3
. AD.sin BAD
2

a 3 1 a 3
Gọi E là trung điểm CD và I là trung điểm ED . BE = ,=
OI = BE . BE ⊥ CD
2 2 4
nên OI ⊥ CD .

Nên góc giữa mặt phẳng ( SCD ) và mặt đáy là góc  , suy ra SIO
SIO = 60° .

3a
=SO OI .tan
= 60° .
4

1 1 a 2 3 3a a 3 3
Vậy thể tích V của khối chóp S . ABCD
= là V =S ABCD .SO = . .
3 3 2 4 8

  60 , gọi I là giao điểm AC


Câu 101: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh x , BAD
và BD . Hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng ( ABCD) là H sao cho H là trung điểm của
BI . Góc giữa SC và ( ABCD) bằng 45 . Tính thể tích V của khối chóp S . ABCD .
39 x3 39 x3 39 x3 39 x3
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
12 36 24 48
Lời giải
Chọn C

Page 63
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

x
Tam giác ABD đều cạnh x  BD  x  IH 
4

x 3
Áp dụng định lí cosin cho tam giác ABC : AC  x 2  x 2  2 x.x.cos120  x 3  IC 
2

x 2 3x 2 x 13
Xét tam giác IHC vuông tại I : HC  IH 2  IC 2   
16 4 4

   SC ,  ABCD   45 nên tam giác SHC vuông cân


Do tam giác SHC vuông tại H , có SCH

x 13
tại H . Suy ra: HC  SH 
4

1 1 1 x 13 x3 39
Vậy thể tích khối chóp S . ABCD : VS . ABCD  . . AC.BD.SH  .x 3.x. 
3 2 6 4 24
  SAC
Câu 102: Cho hình chóp S . ABC có AB  AC  4 , BC  2 , SA  4 3 , SAB   30º . Tính thể tích
khối chóp S . ABC.
A. VS . ABC  8 . B. VS . ABC  6 . C. VS . ABC  4 . D. VS . ABC  12 .
Lời giải
Chọn C

Gọi M là trung điểm của cạnh BC . Vì ABC cân tại A (do AB  AC  4 ) nên AM  BC .
1
AM  AC 2  MC 2  15 ; SABC  AM .BC  15 .
2
SAB  SAC c  g  c nên SB  SC . Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm S trên
mặt phẳng  ABC  suy ra H  AM .
Áp dụng định lí cosin cho SAB , ta có: SB 2  SA2  AB 2  2 SA. AB.cos 30  16  SB  4 .
SMB vuông tại M nên SM  SB 2  MB 2  15 .
 SM 2  AM 2  SA2 3
Áp dụng định lí cosin cho SAM , ta có cos SMA  .
2.SM . AM 5
4.
  1 cos 2 SMA
 sin SMA
5
  15. 4  4 15 .
 SH  SM .sin SMA
5 5
1 1 4 15
Vậy VS . ABC  SABC .SH  . 15.  4.
3 3 5

Page 64
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Cách 2:

Áp dụng định lí cosin cho ABC , ta có


AB 2  AC 2  BC 2 7
cos A   .
2 AB. AC 8
abc
Sử dụng công thức V  1 cos 2 α  cos 2 β  cos 2 γ  2 cos α cos β cos γ
6
2
AB. AC.SA 7 7
V  1 cos 2 30 cos 2 30    2 cos 30.cos 30.  4 .
6 
8 8

 0  0
Câu 103: Cho hình chóp S . ABC có SA  a, AB  a 3 , AC  a 2 . Góc SAB  60 , BAC  90 ,

C AS  1200 . Thể tích khối chóp S . ABC bằng
a3 3 a3 3 a3 6 a3
A. . B. . C. . D. .
3 6 3 3
Lời giải
Chọn B

Lấy trên cạnh AB ; AC lần lượt các điểm M ; P sao cho AS  AM  AP  a .


Ta có: SM  a ; MP  a 2 ; SP  a 3  SMP vuông tại M .
Do AS  AM  AP  a  Hình chiếu của A trên đáy  SMP  là tâm đường tròn ngoại tiếp
tam giác SMP , là H .
1 1 a2 2
Ta có: SSMP  .SM .MP  .a.a 2  .
2 2 2
2
 SP 
2  a 3  a 1 a3 2
AH  SA     a 2  
2
   VASMP  SSMP . AH  .
 2   2  2 3 12

Page 65
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VA.SBC AB AC a3 2 a3 3
Ta lại có:  .  6  VS . ABC  VA.SBC  6.VA.SMP  6.  .
VA.SMP AM AP 12 6

Câu 104: Cho hình chóp S . ABC có AB = 7cm, BC = 8cm, AC = 9cm . Các mặt bên tạo với đáy góc 30° .
Tính thể tích khối chóp S . ABC . Biết hình chiếu vuông góc của S trên ( ABC ) thuộc miền trong
của tam giác ABC .
20 3 63 3
A.
3
( cm3 ) . B. 20 3 ( cm3 ) . C.
2
( cm3 ) . D. 72 3 ( cm3 ) .

Lời giải
Chọn A

AB + BC + AC
Ta có p
= = 12 ( cm ) .
2

Diện tích tam giác ABC là S = p ( p − AB )( p − AC )( p − BC ) = 12 5 ( cm 2 )

Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên ( ABC ) .

Gọi K , N , M là hình chiếu vuông góc của H trên AB, BC , CA .

= SNH
Theo bài ra ta có SKH = SMH
= 30° .

Ta có ∆SKH =
∆SNH =
∆SMH vì

= SHN
SHK = SHM
= 90° ,

SH chung,

= SNH
SKH = SMH
= 30° .

Suy ra KH
= NH
= MH .

Vậy H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC .

Page 66
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

S ∆ABC
Khi đó KH
= NH
= MH
= = 5 ( cm ) .
p

15
= tan 30°
SH HK= ( cm ) .
3

1 1 15 20 3
Thể tích khối chóp S . =
ABC là V
3
=SH .S ∆ABC
3
.12
= 5.
3 3
( cm3 ) .
Câu 105: Cho hình chóp S . ABC có các mặt bên ( SAB ) , ( SAC ) , ( SBC ) tạo với đáy các góc bằng nhau
và đều bằng 60° .Biết
= AB 13
=a , AC 14
= a , BC 15a , tính thể tích V của khối chóp S . ABC
3 3 3
A. V = 28 3a . B. V = 112 3a . C. V = 84 3a . D. 84a 3 .
Lời giải
Chọn B

Gọi H là hình chiếu của S trên mặt phẳng ( ABC ) .


Gọi M , N , K lần lượt là hình chiếu của H trên các cạnh BC , AC , AB .Khi đó,ta có các tam
giác ∆SHK , ∆SHM , ∆SHN bằng nhau ⇒ HM = HN = HK =r ,với r là bán kính đường tròn
nội tiếp tam giác ABC .
AB + BC + CA 13 + 14 + 15
ABC là p
Ta có nửa chu vi của tam giác = = = 21 .
2 2
Ta có: S ABC= p ( p − AB )( p − BC )( p − AC )= 21.( 21 − 13)( 21 − 14 )( 21 − 15 )= 84 .
S ABC 84
Mà. S ABC = pr ⇔ r = = = 4 = HM
p 21
 = 60° ⇒ SH= r.tan 60°= 4 3
Ta lại có: ( ( SBC ) , ( ABC ) )= SMH
1
⇒ VS . ABC
= .84.4 =
3 112 3 .
3
Câu 106: Cho hình chóp S . ABC có SA
= SB = 6 , AC = 4 ; ABC là tam giác vuông cân tại B . Tính
= SC
thể tích V của khối chóp S . ABC .
16 7 16 2
A. V = 16 7 B. V = C. V = 16 2 D. V =
3 3
Lời giải

Page 67
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn D

 Gọi H là hình chiếu của S trên mặt phẳng ( ABC ) .


Do SA
= SB = SC nên ∆SHA = ∆SHB =∆SHC (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
⇒ HA = HB = HC ⇒ H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .
Tam giác ABC vuông cân tại B nên H là trung điểm AC .
1
Suy ra HA
= HC= = 2 ⇒ SH = SA2 − HA2 = 4 2
AC
2
AC 2
 Ta có: BA
= BC
= = 2 2
2
1 1 1 16 2
=
Vậy VS . ABC
3
=.S ABC .SH (
3 2
)(
. 2 2 2=
2 .4 2) 3
.

Câu 107: Cho hình chóp S . ABC biết rằng SA


= SB = a, 
= SC ASB = 60°
= 120° , BSC 
và ASC= 90° .
Thể tích khối chóp S . ABC là
a3 2 a3 2 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
12 6 4 8
Lời giải

Ta có SB
= SC = 60° suy ra tam giác BSC đều ⇒ BC =
= a , BSC a.

Lại có SA = a, 
= SC ASC= 90° suy ra tam giác ASC vuông cân tại S ⇒ AC =
a 2.

Mặt khác, SA = a, 
= SB = 120° , áp dụng định lí cosin cho tam giác ASB , ta được:
ASB

AB 2 = SA2 + SB 2 − 2 SA.SB.cos 
ASB = 3a 2 ⇔ AB = a 3 .

Xét tam giác ABC có BC 2 + AC 2 =a 2 + 2a 2 =3a 2 =AB 2 suy ra tam giác ABC vuông tại C .

Page 68
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 a2 2
Vậy diện tích tam giác ABC là:
= S ∆ABC = AC.BC .
2 2
Gọi O là trung điểm của cạnh AB suy ra O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC .

Mà SA = SC ⇒ SO ⊥ ( ABC ) .
= SB

2
2
 3a 
2 2a
Xét tam giác vuông ASO vuông tại O có SO = SA − AO = a −   = .
 2  2

1 1 a 2 2 a a3 2
Vậy thể tích khối chóp S . ABC=
là: VS . ABC = .S ∆ABC .SO =. . .
3 3 2 2 12

Câu 108: Cho hình chóp S . ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh 1 , biết khoảng cách từ A đến ( SBC )
6 15 30
là , từ B đến ( SCA ) là , từ C đến ( SAB ) là và hình chiếu vuông góc của S
4 10 20
xuống đáy nằm trong tam giác ABC . Tính thể tích khối chóp VS . ABC .
1 1 1 1
A. B. C. D.
36 48 12 24
Lời giải
Chọn B

Gọi M , N , P lần lượt là hình chiếu của H lên các cạnh AC , BC , AB .

1 3 h 3
Đặt SH =
h ⇒ VS . ABC = .h. = .
3 4 12

2 S SAB 6VS . ABC h 3 30


Ta có=
AP = 2= S SAB = : = h 10
AB d ( C ; ( SAB ) ) 2 20

Tương tự, tính được=


HM 2=
h, HN h

Page 69
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

⇒ PH = SP 2 − SH 2 = 3h

1 3 3
Ta có S ABC = S HAB + S HAC + S HBC = ( HP + HM + HN ) ⇔ 3h= ⇔ h=
2 4 12

3 3 1
VS . ABC
Vậy= = . .
12 12 48

Page 70
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ


DẠNG 1. THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ ĐỨNG
Thể tích khối lăng trụ Vl¨ng trô  Sđ ¸ y . chiÒu cao

 Thể tích khối lập phương V  a 3  Thể tích khối hộp chữ nhật V  abc

Hình lăng trụ đứng và hình lăng trụ đều:

 Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt phẳng đáy. Do đó các
mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt
phẳng đáy.

 Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.

Câu 1: Cho khối lăng trụ có diện tích đáy bằng a 2 3 , khoảng cách giữa hai đáy của lăng trụ bằng a 6
. Tính thể tích V của khối lăng trụ
a3 2 3a 3 2
A. V = 3a 3 2 B. V = a 3 2 C. V = D. V =
3 4
Câu 2: Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có B′C = 3a , đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và
AC = a 2 . Tính thể tích V của khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ .
2a 3 a3
A. V = 2a 3 . B. V = 2a 3 . C. V = . D. V = .
3 6 2
Câu 3: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A B C  có đáy ABC là tam giác vuông tại A , biết AB  a ,
AC  2a và A B  3a . Tính thể tích của khối lăng trụ ABC. A B C  .
2 2a 3 5a 3
A. . B. . C. 5a 3 . D. 2 2a 3 .
3 3

Page 64
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 4: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A B C D  có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB  a , AD  a 2
, AB   a 5 (tham khảo hình vẽ). Tính theo a thể tích V của khối lăng trụ đã cho.

2a 3 2
A. V  a 3 2 . B. V  2a 3 2 . C. V  a 3 10 . D. V  .
3
Câu 5: Lăng trụ tam giác đều có độ dài tất cả các cạnh bằng 3. Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng:
27 3 9 3 9 3 27 3
A. . B. . C. . D. .
4 2 4 2
Câu 6: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A B C  có đáy là tam giác vuông cân tại B , AB  a và
A B  a 3 . Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  là
a3 3 a3 a3 a3 2
A. B. C. D.
2 6 2 2
Câu 7: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh a , A ' B tạo với mặt phẳng đáy
một góc 60o . Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' bằng
3a 3 a3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
2 4 4 8
Câu 8: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A ' B ' C ' D ' , đáy là hình thang vuông tại A và D , có
= 2CD, AD
AB =' 2a . Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng
= a 2, AA
= CD
A. 12a 3 . B. 6a 3 . C. 2a 3 . D. 4a 3 .
Câu 9: Tính thể tích khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ biết
= AA′ 2= a; AC 4a và AB ⊥ AC .
a; AB 3=
A. 12a 3 . B. 4a 3 . C. 24a 3 . D. 8a 3 .
Câu 10: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình thoi, biết
= AA′ 4=a, AC 2= a, BD a .
Thể tích V của khối lăng trụ là
8
A. V = 8a 3 . B. V = 2a 3 . C. V = a 3 . D. V = 4a 3 .
3
Câu 11: Cho hình hộp đứng có một mặt là hình vuông cạnh a và một mặt có diện tích là 3a 2 . Thể tích
khối hộp là
A. a 3 . B. 3a 3 . C. 2a 3 . D. 4a 3 .
Câu 12: Cho khối hộp chữ nhật ABCD . A′B′C ′D′ , biết=
AB a= ; AC ′ a 21 . Tính thể tích V của
; BC 2a =
khối hộp đó?
8
A. 4a 3 . B. 16a 3 . C. a 3 . D. 8a 3 .
3
Câu 13: Hình lập phương có độ dài đường chéo bằng 6 thì có thể tích là

Page 65
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. 2 2 . B. 54 2 . C. 24 3 . D. 8 .
Câu 14: Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có = AA′ a= , AB 3a= , AC 5a . Thể tích của khối hộp
đã cho là
A. 5a 3 . B. 4a 3 . C. 12a 3 . D. 15a 3 .
Câu 15: Cho hình hộp đứng có cạnh bên độ dài 3a , đáy là hình thoi cạnh a và có một góc 60° . Khi đó
thể tích khối hộp là
3a 3 3 a3 3 a3 3 3a 3 3
A. . B. . C. . D. .
4 3 2 2
Câu 16: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có BB′ = a , đáy ABC là tam giác vuông cân tại
B, AC = a 2 . Tính thể tích lăng trụ

a3 a3 a3
A. . B. . C. a 3 . D. .
3 6 2

Câu 17: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A B C D  , có ABCD là hình vuông cạnh 2a , cạnh AC   2a 3
.Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  bằng
A. 4a 3 . B. 3a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Câu 18: Cho lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A với BC = a và
mặt bên AA ' B ' B là hình vuông. Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' bằng
2 3 2 3 1 3 1 3
A. a . B. a . C. a. D. a .
8 4 4 12
Câu 19: Cho khối đa diện (kích thước như hình vẽ bên) được tạo bởi ba hình chữ nhật và hai tam giác
bằng nhau.

Tính thể tích khối đa diện đã cho.


A. 48cm3 . B. 192cm3 . C. 32cm3 . D. 96cm3 .
Câu 20: Cho khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a . Thể tích khối lăng trụ đó bằng

Page 66
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 6 a3 2 a3 3 a3 3
. . . .
A. 4 B. 4 C. 4 D. 12

Câu 21: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có
= AB 2= a, AA′ a 3 . Tính thể tích khối lăng trụ
ABC. A′B′C ′ .
a3 3a 3
A. 3a .
3
B. . C. . D. a 3 .
4 4

Câu 22: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A’B’C’ có
= a, AA ' a 3 . Tính thể tích khối lăng trụ
AB 2=
ABC. A’B’C’.
3a 3 a3
A. 3a 3 . B. a 3 . C. . D. .
4 4

Câu 23: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , BC  a 2,
A ' B tạo với đáy một góc bằng 600 . Thể tích của khối lăng trụ bằng
3a 3 3a 3 3a 3 a3
A. . B. . C. . D. .
2 4 2 2
Câu 24: Cho khối lăng trụ đứng tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là một tam giác vuông tại A . Cho
AC = 2a , góc giữa AC ′ và mặt phẳng ( ABC ) bằng 30° . Tính thể tích khối lăng trụ
= AB
ABC. A′B′C ′ .
2a 3 3 a3 3 5a 3 3 4a 3 3
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3
Câu 25: Cho lăng trụ đứng tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với
BA = a , biết A ' B tạo với mặt phẳng ( ABC ) một góc 600 . Thể tích khối lăng trụ đã cho
= BC
bằng
a3 3 a3 3 3
A. 2a 3 . B. . C. . D. a .
6 2 2

Câu 26: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông tại A , 
ACB = 30° , biết
1
góc giữa B ' C và mặt phẳng ( ACC ' A ' ) bằng α thỏa mãn sin α = . Cho khoảng cách
2 5
giữa hai đường thẳng A ' B và CC ' bằng a 3 . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A ' B ' C '
.
3 3a 3 6
A. V = a 6 . B. V = . C. V = a3 3 . D. V = 2a 3 3 .
2
Câu 27: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A ' B ' C ' có AB = a, góc giữa đường thẳng A ' C và mặt
phẳng ( ABC ) bằng 45°. Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' bằng
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
4 2 12 6
Câu 28: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có AB = 4a , góc giữa đường thẳng A′C và mặt
phẳng ( ABC ) bằng 45o . Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng

Page 67
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 3 a3 3 3 a3 3
A. . B. . C. 16a 3. D. .
4 2 6

Câu 29: Cho lăng trụ đều ABC. A′B′C ′ . Biết rằng góc giữa ( A′BC ) và ( ABC ) là 30° , tam
giác A′BC có diện tích bằng 8 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
A. 8 3. B. 8 . C. 3 3. D. 8 2.
a2 3
Câu 30: Cho lăng trụ tam giác đều ABC. A ' B ' C ' có diện tích đáy bằng . Mặt phẳng ( A ' BC ) hợp
4
với mặt phẳng đáy một góc 600 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' .
3a 3 3 a3 3 5a 3 3 3a 3 2
A. B. C. D.
8 8 12 8
Câu 31: Cho lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng a và AB′ vuông góc với BC ′ . Tính
thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
a3 6 a3 6 3 7a3
A. V = . B. V = . C. V = a 6 . . D. V =
4 8 8
Câu 32: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a và ( A ' BC ) hợp
với mặt đáy ABC một góc 30° . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' .
a3 3 a3 3 a3 3 3a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
8 12 24 8
Câu 33: Cho lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A và AB = a , AC = a 3
, mặt phẳng ( A′BC ) tạo với đáy một góc 30° . Thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
a3 3 a3 3 3 3 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
12 3 4 4
Câu 34: Cho hình lăng trụ đứng, có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , AB = a 2 , góc giữa mp
 AB ' C ' và mp  ABC  bằng 600. Thể tích khối lăng trụ bằng
A. 3a 3 . B. 3 3a 3 . C. a 3 . D. 3a 3 .
Câu 35: Cho hình lăng trụ đều ABC. A B C  . Biết khoảng cách từ điểm C đến mặt phẳng  ABC  bằng
1
a , góc giữa hai mặt phẳng  ABC  và  BCC B  bằng α với cos α  . Tính thể tích khối
2 3
lăng trụ ABC. A B C  .
3a 3 2 3a 3 2 a3 2 3a 3 2
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
4 2 2 8
Câu 36: Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có A′B = a 6 , đường thẳng A ' B vuông góc với
đường thẳng B′C . Tính thể tích khối lăng trụ đã cho theo a .
a3 6 3 3a 3 9a 3
A. . B. a 6. C. . D. .
3 4 4
Câu 37: Cho khối lăng trụ đều ABC. A ' B ' C ' có cạnh đáy bằng a . Khoảng cách từ điểm A ' đến mặt phẳng
2a 3
( AB ' C ') bằng . Thể tích của khối lăng trụ đã cho là
19

Page 68
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 3 a3 3 a3 3 3a 3
A. B. C. D.
4 6 2 2
Câu 38: Cho lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ đáy là tam giác vuông cân tại B , AC = a 2 , biết góc giữa
( A′BC ) và đáy bằng 60 
. Tính thể tích V của khối lăng trụ.
a3 3 a3 3 a3 3 a3 6
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
2 3 6 6

Câu 39: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC )
bằng 60° , cạnh AB = a . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
3 3 3 3 3
A. V = a . B. V = 3 a 3 . C. V = a . D. V = 3a3 .
4 4 8
Câu 40: Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy là a và khoảng cách từ A đến mặt
phẳng ( A′BC ) bằng a . Thể tích của khối lăng trụ bằng:
2
3
3 2a 2a 3 3a 3 2 3a 3 2
A. . B. . C. . D. .
12 16 16 48
Câu 41: Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác cân với AB = a,
= AC
 = 120° , mặt phẳng
BAC ( A′BC ′) tạo với đáy một góc 60° . Tính thể tích của khối lăng trụ đã
cho
3a 3 9a 3 3a 3 3 3a 3
A. V = . B. V = . C. . D. V = .
8 8 8 8
Câu 42: Cho hình lăng trụ đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng a . Đường thẳng AB′ tạo với mặt phẳng
( BCC ′B′ ) một góc 30° . Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ theo a .
3a 3 a3 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
4 4 12 4
Câu 43: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ , biết đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Khoảng cách từ
tâm O của tam giác ABC đến mặt phẳng ( A′BC ) bằng a . Tính thể tích khối lăng trụ
6
ABC. A′B′C ′ .
3a 3 2 3a 3 2 3a 3 2 3a 3 2
A. . B. . C. . D. .
8 28 4 16

Page 69
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 44: Cho một lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng a , góc giữa A′C và mặt phẳng
đáy bằng 60° . Tính diện tích xung quanh S xp của hình nón có đáy là đường tròn nội tiếp tam
giác ABC và đỉnh là trọng tâm của tam giác A′B′C ′ .
A' B'

C'

A B

π a 2 333 π a 2 333 π a 2 111 π a 2 111


A. S xq = . B. S xq = . C. S xq = . D. S xq = .
36 6 6 36

DẠNG 2. THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ XIÊN


Câu 45: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có tất cả các cạnh bằng a , các cạnh bên tạo với đáy góc 60° .
Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
a3 3 3a 3 a3 3 a3
A. B. C. D.
24 8 8 8
Câu 46: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a , biết A=
′A A=
′B A=
′C a
. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ ?
3 a3 2 a3 3 3
A. 3a . B. . C. . D. a .
4 4 4 4

Câu 47: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AC = 2 2 , biết góc
giữa AC ′ và ( ABC ) bằng 600 và AC ′ = 4 . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
8 3
A. V = 8 B. V = 16 C. V = D. 8 3
3 3 3
Câu 48: Cho lăng trụ tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh a , góc giữa cạnh bên và mặt đáy
bằng 300 . Hình chiếu của A ' lên ( ABC ) là trung điểm I của BC . Tính thể tích khối lăng trụ
a3 3 a 3 13 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
2 12 8 6

Câu 49: Một khối lăng trụ tam giác có đáy là tam giác đều cạnh bằng 3 , cạnh bên bằng 2 3 tạo với mặt
phẳng đáy một góc 30° . Khi đó thể tích khối lăng trụ là:
9 27 27 3 9 3
A. B. C. D.
4 4 4 4
 ′AB  ′AD 120 .
Câu 50: Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có các cạnh bằng 2a . Biết BAD = 60 , A= A=

Tính thể tích V của khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ .


A. 4 2a 3 . B. 2 2a 3 . C. 8a 3 . D. 2a 3 .

Page 70
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 51: Cho hình lăng trụ ABC. A B C  có đáy là tam giác đều cạnh
bằng 2 . Hình chiếu vuống góc của A lên mặt phẳng  ABC 
trùng với trung điểm H của cạnh BC . Góc tạo bởi cạnh bên
A A với đáy bằng 450 (hình vẽ bên). Tính thể tích V của khối
lăng trụ ABC. A B C  .
6
A. V  . B. V  1 .
24
6
C. V  . D. V  3 .
8
Câu 52: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , hình chiếu của A′
xuống ( ABC ) là tâm O đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC . Biết AA′ hợp với đáy ( ABC )
một góc 60° , thể tích khối lăng trụ là
a3 3 3a 3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
4 4 12 36
Câu 53: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Độ dài cạnh bên bằng 4 a .
Mặt phẳng ( BCC ′B′ ) vuông góc với đáy và 
B′BC= 30° . Thể tích khối chóp A.CC ′B′ là:
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
2 12 18 6

Câu 54: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , cạnh AC = 2 2
. Biết AC ′ tạo với mặt phẳng ( ABC ) một góc 60° và AC ′ = 4 . Tính thể tích V của khối đa
diện ABCB′C ′ .
8 3 16 3
A. V = 8 B. V = 16 C. V = D. V =
3 3 3 3
Câu 55: Cho lăng trụ tam giác ABC. A ' B ' C ' có độ dài cạnh bên bằng 8a và khoảng cách từ điểm A đến
các đường thẳng BB′, CC ′ lần lượt bằng 2a và 4a. Biết góc giữa hai mặt phẳng (ABB′A′) và
(ACC′A′) bằng 60° . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C '.
16 3 3 3
A. 3a 3 . B. 8 3a . C. 24 3a . D. 16 3a .
3
Câu 56: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , hình chiếu vuông góc của
A′ trên ( ABC ) là trung điểm cạnh AB , góc giữa đường thẳng A′C và mặt phẳng đáy bằng 600
. Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
2a 3 3a 3 3 3a 3 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
4 4 8 4

Câu 57: Cho lăng trụ ABC. A1 B1C1 có diện tích mặt bên ( ABB1 A1 ) bằng 4 , khoảng cách giữa cạnh CC1
đến mặt phẳng ( ABB1 A1 ) bằng 6. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A1 B1C1 .
A. 12 . B. 18 . C. 24 . D. 9 .

Câu 58: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′, tam giác A′BC có diện tích bằng 1 và khoảng cách từ A đến mặt
phẳng ( A′BC ) bằng 2. Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng

Page 71
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A. 6. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 59: Một khối lăng trụ tam giác có đáy là tam giác đều cạnh 3, cạnh bên bằng 2 3 và tạo với mặt
phẳng đáy một góc 60° . Khi đó thể tích khối lăng trụ là?
27 9 3 27 3 9
A. . B. . C. . D. .
4 4 4 4
Câu 60: Cho lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông tại B , đường cao BH . Biết
A ' H ⊥ ( ABC ) và=
AB 1,=
AC 2,=
AA ' 2 . Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
21 7 21 3 7
A. . B. . C. . D. .
12 4 4 4
Câu 61: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh a , góc giữa cạnh bên và mặt phẳng
đáy bằng 300 . Hình chiếu của A ' xuống  ABC  là trung điểm BC . Tính thể tích khối lăng trụ
ABC. A ' B ' C ' .
a3 3 a3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
8 8 24 4

Câu 62: Cho hình lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , 
ABC= 60° . Chân đường
cao hạ từ B′ trùng với tâm O của đáy ABCD ; góc giữa mặt phẳng ( BB′C ′C ) với đáy bằng 60°
. Thể tích lăng trụ bằng:
3a 3 3 2a 3 3 3a 3 2 3a 3
A. B. C. D.
8 9 8 4
Câu 63: Cho lăng trụ ABC. A′ B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a , hình chiếu vuông góc của điểm A’ lên
mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng
a 3
AA’ và BC bằng . Tính theo a thể tích của khối lăng trụ đã cho.
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
3 24 6 12

Câu 64:   60 , góc


Cho hình lăng trụ ABC. A B C  có AA  2a , tam giác ABC vuông tại C và BAC
giữa cạnh bên BB  và mặt đáy  ABC  bằng 60 . Hình chiếu vuông góc của B  lên mặt phẳng
 ABC  trùng với trọng tâm của tam giác ABC . Thể tích của khối tứ diện A. ABC theo a bằng
9a 3 3a 3 9a 3 27 a 3
A. . B. . C. . D. .
208 26 26 208
Câu 65: Cho lăng trụ tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu của điểm
A ' trên mặt phẳng ( ABC ) trùng vào trọng tâm G của tam giác ABC . Biết tam giác A ' BB ' có
2a 2 3
diện tích bằng . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' .
3
6a 3 2 3a 3 7 3a 3 5 3a 3 3
A. B. C. D.
7 8 8 8

Page 72
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 66: Cho hình lăng trụ ABC. A B C  có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AC  2a . Hình
chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng  ABC  là trung điểm H của cạnh AB và AA  a 2
. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
a3 6 a3 6
A. V  . B. V  . C. V  2a 2 2 . D. V  a 3 3 .
6 2
Câu 67: Cho lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh 2a , cạnh bên AA  2a . Hình chiếu
vuông góc của A lên mặt phẳng  ABC  là trung điểm BC . Thể tích của khối lăng trụ đã cho là
A. a 3 3 . B. 2a 3 3 . C. 3a 3 2 . D. 2a 3 6 .

3a
Câu 68: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , AA′ = . Biết rằng hình
2
chiếu vuông góc của điểm A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm của cạnh BC . Tính thể tích
V của khối lăng trụ đó theo a .
3 2a 3 3a 3
A. V  a 3 . B. V  . C. V  . D. V  a 3 .
2 3 4 2

Câu 69: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác vuông cân đỉnh A, AB = a, AA′ = 2a, hình
chiếu vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm H của cạnh BC. Thể tích của khối
lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
a 3 14 a 3 14 a3 7 a3 3
A. . B. . C. . D. .
2 4 4 2
2a
Câu 70: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , độ dài cạnh bên bằng , hình
3
chiếu của đỉnh A′ trên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm của tam giác ABC . Thể tích khối
lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng:
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
36 6 12 24
3a
Câu 71: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , AA ' = . Biết rằng hình
2
chiếu vuông góc của A ' lên ( ABC ) là trung điểm BC . Thể tích của khối lăng trụ ABC. A ' B ' C '

a3. 2 3a 3 . 2 a3. 6 2a 3
A. . B. . C. . D. .
8 8 2 3
Câu 72: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh bằng a , hình chiếu vuông góc của
A ' lên mặt phẳng  ABC  trùng với trọng tâm G của tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa
a 3
BC và AA ' bằng . Thể tích khối chóp B '. ABC bằng:
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
36 9 18 12
Câu 73: Cho lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ACBD là hình thoi cạnh a , biết A′. ABC là hình chóp
đều và A′D hợp với mặt đáy một góc 45° . Thể tích khối lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ là :

Page 73
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3 a3 6 3 a3 6
A. a . B. . C. a 3 . D. .
12 3
Câu 74: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của điểm
A′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa hai đường
a 3
AA′ và BC bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 24 12 3
Câu 75: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của điểm
A′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa hai đường
a 3
thẳng AA′ và BC bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 3 24 12

Câu 76: Cho lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , tâm O và  = 120° . Góc
ABC
giữa cạnh bên AA′ và mặt đáy bằng 60° . Đỉnh A′ cách đều các điểm A , B , D . Tính theo a
thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
3a 3 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = a 3 3 .
2 6 2

Câu 77: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A , AB = a , AC = a 3 .
Hình chiếu vuông góc của đỉnh A′ lên ( ABC ) trùng với tâm của đường tròn ngoại tiếp của tam
giác ABC . Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho CM = 2 MA . Biết khoảng cách giữa hai đường
a
thẳng A′M và BC bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
2
a3 3 3a 3 2a 3 3
A. V = . B. V = a .3
C. V = . D. V = .
2 2 3

Page 74
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

DẠNG 1. THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ ĐỨNG


Thể tích khối lăng trụ Vl¨ng trô  Sđ ¸ y . chiÒu cao

 Thể tích khối lập phương V  a 3  Thể tích khối hộp chữ nhật V  abc

Hình lăng trụ đứng và hình lăng trụ đều:

 Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với mặt phẳng đáy. Do đó các
mặt bên của hình lăng trụ đứng là các hình chữ nhật và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt
phẳng đáy.

 Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.

Câu 1: Cho khối lăng trụ có diện tích đáy bằng a 2 3 , khoảng cách giữa hai đáy của lăng trụ bằng a 6
. Tính thể tích V của khối lăng trụ
a3 2 3a 3 2
A. V = 3a 3 2 B. V = a 3 2 C. V = D. V =
3 4
Lời giải
Chọn A

.h a 2 3.a =
V B=
Thể tích khối lăng trụ là = 6 3a 3 2

Câu 2: Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có B′C = 3a , đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và
AC = a 2 . Tính thể tích V của khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ .
2a 3 a3
A. V = 2a 3 . B. V = 2a 3 . C. V = . D. V = .
3 6 2
Lời giải
Chọn C

Page 1
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

AC a 2
Đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AC = a 2 ⇒ BC = AC = = = a.
2 2

( B′C )
2
∆BB′C vuông tại B ⇒ BB=′ − BC 2= 9a 2 − a 2= 2a 2 .

1 1 1 2a 3
V = ⋅ BB′ ⋅ S ∆ABC = 2a 2 ⋅ ⋅ a 2 = .
3 3 2 3
2a 3
Vậy thể tích của khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ là V = .
3
Câu 3: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A B C  có đáy ABC là tam giác vuông tại A , biết AB  a ,
AC  2a và A B  3a . Tính thể tích của khối lăng trụ ABC. A B C  .
2 2a 3 5a 3
A. . B. . C. 5a 3 . D. 2 2a 3 .
3 3
Lời giải

Chọn D

A' C'

3a B'

2a
A C

1 1
+ Diện tích đáy là S ABC  AB. AC  .a.2a  a 2 .
2 2

2
+ Tam giác ABA vuông tại A nên có AA  A B 2  AB 2  3a   a 2  2a 2 .

+ Thể tích cần tính là: V  S ABC . AA  a 2 .2a 2  2 2a 3 .

Câu 4: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A B C D  có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB  a , AD  a 2
, AB   a 5 (tham khảo hình vẽ). Tính theo a thể tích V của khối lăng trụ đã cho.

Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2a 3 2
A. V  a 3
2. B. V  2a 3
2. C. V  a 3
10 . D. V  .
3
Lời giải
Chọn B
S ABCD  AB. AD  a.a 2  a 2 2 .

2
Trong tam giác ABB  , BB   AB  2  AB 2  a 5   a 2
 2a .

Vậy V  BB .S ABCD  2a.a 2 2  2a 3 2 .

Câu 5: Lăng trụ tam giác đều có độ dài tất cả các cạnh bằng 3. Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng:
27 3 9 3 9 3 27 3
A. . B. . C. . D. .
4 2 4 2
Lời giải
Chọn A
32 3 9 3
Đáy hình lăng trụ là tam giác đều cạnh bằng 3 nên
= S = .
4 4
Chiều cao của hình lăng trụ bằng h = 3
9 3 27 3
Thể tích = .h
V S= =.3 .
4 4
Câu 6: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A B C  có đáy là tam giác vuông cân tại B , AB  a và
A B  a 3 . Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  là
a3 3 a3 a3 a3 2
A. B. C. D.
2 6 2 2
Lời giải
Chọn D

Page 3
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' C'

B'

a 3

A C
a

1 a2
Ta có AA  A B 2  AB 2  a 2 , S ABC  AB 2  .
2 2

a3 2
Thể tích khối lăng trụ là V  AA.S ABC  .
2
Câu 7: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh a , A ' B tạo với mặt phẳng đáy
một góc 60o . Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' bằng
3a 3 a3 3a 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
2 4 4 8
Lời giải
Chọn C

a2 3
Đáy là tam giác đều cạnh a , có diện tích: SABC  .
4

Vì AA '   ABC   
A ' BA   A ' B,  ABC   60o , suy ra: AA '  AB tan 60o  a 3

Vậy thể tích khối lăng trụ:

a2 3 3a 3
VABC . A ' B 'C '  SABC . AA '  .a 3  .
4 4

Câu 8: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A ' B ' C ' D ' , đáy là hình thang vuông tại A và D , có
= 2CD, AD
AB =' 2a . Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng
= a 2, AA
= CD
A. 12a 3 . B. 6a 3 . C. 2a 3 . D. 4a 3 .

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn B
A' B'

2a
C'
D'

A B

a 2

D a 2 C

Diện tích hình thang ABCD là:

S ABCD =
( AB + CD ) . AD = ( 2CD + CD ) . AD 3CD. AD 3.a 2.a 2
= = = 3a 2 .
2 2 2 2

Thể tích khối lăng trụ đã cho: V = S ABCD . AA′ = 3a 2 .2a = 6a 3 .

Câu 9: Tính thể tích khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ biết
= AA′ 2= a; AC 4a và AB ⊥ AC .
a; AB 3=
A. 12a 3 . B. 4a 3 . C. 24a 3 . D. 8a 3 .
Lời giải
Chọn A

1 1
Ta có:
= S ABC AB
= . AC = 3a.4a 6a 2 .
2 2

Vậy V=
ABC . A′B′C ′ AA
= ′.S ABC 12a 3 .

Câu 10: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A′B′C ′D′ có đáy là hình thoi, biết
= AA′ 4=
a, AC 2=
a, BD a .
Thể tích V của khối lăng trụ là
8
A. V = 8a 3 . B. V = 2a 3 . C. V = a 3 . D. V = 4a 3 .
3
Lời giải
Chọn D

Page 5
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1
Thể tích V của khối lăng = ABCD . AA
trụ là: V S= ′ .BD. AA′ =
. AC= .2a.a.4a 4a 3 .
2 2

Câu 11: Cho hình hộp đứng có một mặt là hình vuông cạnh a và một mặt có diện tích là 3a 2 . Thể tích
khối hộp là
A. a 3 . B. 3a 3 . C. 2a 3 . D. 4a 3 .
Lời giải
Chọn B

Giả sử mặt ABB' A' là hình vuông cạnh bằng a , mặt ABCD có diện tích bằng 3a 2 .

Do đó chiều cao=h AA'


= a , diện tích đáy =
là B S=
ABCD 3a 2 .

Suy ra thể tích của khối hộp đó là= a 2 a 3a 3 .


V 3=

Câu 12: Cho khối hộp chữ nhật ABCD . A′B′C ′D′ , biết= ; AC ′ a 21 . Tính thể tích V của
; BC 2a =
AB a=
khối hộp đó?
8 3
A. 4a 3 . B. 16a 3 . C. a . D. 8a 3 .
3
Lời giải
Chọn D

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Xét tam giác vuông ABC , ta có: AC = AB 2 + BC 2 = a 5 .


Xét tam giác vuông ACC ′ , ta có: CC ′= AC ′2 − AC 2 = 4a .
.2a .4a 8a 3 .
′ là: V a=
Vậy thể tích của khối hộp hộp chữ nhật ABCD . A′B′C ′D=

Câu 13: Hình lập phương có độ dài đường chéo bằng 6 thì có thể tích là
A. 2 2 . B. 54 2 . C. 24 3 . D. 8 .
Lời giải
Chọn C
Gọi cạnh của hình lập phương là a a  0 .

 đường chéo của hình lập phương là a 3 .


Theo bài ra ta có: a 3  6  a  2 3 .
3

Vậy thể tích của khối lập phương là: V  2 3  24 3 . 
Câu 14: Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có =
AA′ a= , AC 5a . Thể tích của khối hộp
, AB 3a=
đã cho là
A. 5a 3 . B. 4a 3 . C. 12a 3 . D. 15a 3 .
Lời giải
Chọn C

( 5a ) − ( 3a )
2 2
Xét ∆ABC vuông tại B , ta có: BC = AC 2 − AB 2 = = 4a .

S=
ABCD AB= a .4a 12a 2
. BC 3=
VABCD=
. A′B′C ′D ′ . AA′ 12
S ABCD= = a 2 . a 12a 3 .
Câu 15: Cho hình hộp đứng có cạnh bên độ dài 3a , đáy là hình thoi cạnh a và có một góc 60° . Khi đó
thể tích khối hộp là

Page 7
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a 3 3 a3 3 a3 3 3a 3 3
A. . B. . C. . D. .
4 3 2 2
Lời giải
Chọn D

Ta có chiều cao h = 3a .

a2 3 a2 3
Hình thoi cạnh a và có một góc 60° có diện=
tích S 2.=
4 2

3a 3 3
Thể tích khối hộp là = .h
V S= .
2

Câu 16: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có BB′ = a , đáy ABC là tam giác vuông cân tại
B, AC = a 2 . Tính thể tích lăng trụ

a3 a3 a3
A. . B. . C. a 3 . D. .
3 6 2
Lời giải
Chọn D

( )
2
Trong ∆ABC : AC 2 = AB 2 + BC 2 ⇔ 2 AB 2 = a 2 ⇔ AB = BC = a.

1 a3
Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là: V
= ABC . A′B′C ′ ∆ABC .BB
S= ′ .BC.BB′
AB= .
2 2

Câu 17: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A B C D  , có ABCD là hình vuông cạnh 2a , cạnh AC   2a 3
.Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  bằng
A. 4a 3 . B. 3a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Lời giải
Chọn A

Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có: AC  2  AB 2  AD 2  AA 2  AA 2  4a 2  AA  2a .

Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  là

1 1
VABC . AB C   . AB. AD. AA  .2a.2a.2a  4a 3 .
2 2

Câu 18: Cho lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A với BC = a và
mặt bên AA ' B ' B là hình vuông. Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' bằng
2 3 2 3 1 3 1 3
A. a . B. a . C. a. D. a .
8 4 4 12
Lời giải
Chọn A
A
B
a
C

A' B'

C'

BC 2 a 2 1 a2
Tam giác ABC vuông cân tại A ⇒ AB
= = ⇒ SABC = AB2 = .
2 2 2 4
a 2
Mặt bên AA ' B ' B là hình vuông ⇒ AA ' = AB = .
2
a 2 a2 a3 2
=
Vậy VABC .A' B'C" =
AA '.SABC = . .
2 4 8
Câu 19: Cho khối đa diện (kích thước như hình vẽ bên) được tạo bởi ba hình chữ nhật và hai tam giác
bằng nhau.

Page 9
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Tính thể tích khối đa diện đã cho.


A. 48cm3 . B. 192cm3 . C. 32cm3 . D. 96cm3 .
Lời giải
Chọn D
Từ giả thiết, suy ra khối đa diện là một khối lăng trụ đứng có đáy là tam giác và các mặt bên là
hình chữ nhật.
1
Thể tích khối đa diện
= là V =.6.4.8 96 ( cm3 ) .
2
Câu 20: Cho khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a . Thể tích khối lăng trụ đó bằng
a3 6 a3 2 a3 3 a3 3
. . . .
A. 4 B. 4 C. 4 D. 12
Lời giải
Chọn C
a2 3 a2 3 a3 3
Diện tích đáy S = đó V =
, chiều cao h = a . Khi= a .
4 4 4

Câu 21: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có
= a, AA′ a 3 . Tính thể tích khối lăng trụ
AB 2=
ABC. A′B′C ′ .
a3 3a 3
A. 3a .
3
B. . C. . D. a 3 .
4 4
Lời giải
Chọn A

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

( 2a ) 3
2

Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B


= ′C ′ : V AA
= ′.S ABC a 3. = 3a 3 .
4

Câu 22: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A’B’C’ có
= a, AA ' a 3 . Tính thể tích khối lăng trụ
AB 2=
ABC. A’B’C’.
3 3 3a 3 a3
A. 3a . B. a . C. . D. .
4 4
Lời giải
Chọn A

Lăng trụ ABC. A’B’C’ là lăng trụ đều nên ∆ABC là tam giác đều và AA ' ⊥ ( ABC ) .

• AA ' ⊥ ( ABC ) ⇒ chiều cao của lăng trụ là:= =' a 3 .


h AA
= 2a ⇒ ∆ABC diện tích là:
• ∆ABC là tam giác đều có AB
( AB ) 3 ( 2a ) 3
2 2

S ∆ABC
= = = a2 3 .
4 4
VS . ABC h=
⇒ Thể tích khối lăng trụ là: = a 2 3 3a 3 .
.S ∆ABC a 3.=

Câu 23: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , BC  a 2,
A ' B tạo với đáy một góc bằng 600 . Thể tích của khối lăng trụ bằng

Page 11
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

3a 3 3a 3 3a 3 a3
A. . B. . C. . D. .
2 4 2 2
Lời giải
Chọn A

1 1
ABC là tam giác vuông cân tại A , BC  a 2  AB  AC  a  SABC  a.a  a 2 .
2 2
A ' B tạo với đáy một góc bằng 600  BA ' B '  600 .
 BB '
v BA ' B ' : tan BA 'B'  3  BB '  3 A ' B '  a 3.
A' B '
1 3a 3
Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' là: VABC . A ' B 'C '  BB '.SABC  a 3. a 2  .
2 2
Câu 24: Cho khối lăng trụ đứng tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là một tam giác vuông tại A . Cho
AC
= AB= 2a , góc giữa AC ′ và mặt phẳng ( ABC ) bằng 30° . Tính thể tích khối lăng trụ
ABC. A′B′C ′ .
2a 3 3 a3 3 5a 3 3 4a 3 3
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3
Lời giải
Chọn D

1
Diện tích tam giác ABC
= : S ABC =AB. AC 2a 2 .
2

Hình chiếu vuông góc của AC ′ lên ( ABC ) là AC .

⇒ Góc giữa AC ′ và mặt phẳng ( ABC ) là góc tạo bởi giữa đường thẳng AC ′ và AC hay C
′AC

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Theo bài ra có C
′AC= 30° .

2a 3
có CC ′ AC=
Xét tam giác C ′CA vuông tại C = .tan 30° .
3

2a 3 2 4a 3 3
Thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là V=
ABC . A′B′C ′ CC
= ′.S ABC = .2a .
3 3
Câu 25: Cho lăng trụ đứng tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B với
BA = a , biết A ' B tạo với mặt phẳng ( ABC ) một góc 600 . Thể tích khối lăng trụ đã cho
= BC
bằng
a3 3 a3 3 3
A. 2a 3 . B. . C. . D. a .
6 2 2
Lời giải
Chọn C

Góc giữa đường thẳng A ' B và mặt phẳng ( ABC ) là 


A ' BA =600 ⇒ A ' A =AB.tan 600 =a 3 .

1 a2 a3 3
Có S ABC = BA.BC = S ABC . A ' A = .
⇒ VABC . A ' B 'C ' =
2 2 2

Câu 26: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông tại A , 
ACB = 30° , biết
1
góc giữa B ' C và mặt phẳng ( ACC ' A ' ) bằng α thỏa mãn sin α = . Cho khoảng cách
2 5
giữa hai đường thẳng A ' B và CC ' bằng a 3 . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A ' B ' C '
.
3a 3 6
A. V = a3 6 . B. V = . C. V = a3 3 . D. V = 2a 3 3 .
2
Lời giải
Chọn D

Page 13
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

* Ta có: CC ′//AA′ ⇒ CC ′// ( AA′B′B )


Mà A ' B ⊂ ( AA ' B ' B ) , nên
' B ) d ( CC '; ( AA ' B '=
d ( CC '; A= B ) ) C=
' A' a 3

' C ' a 3 ;=
AC A=
* Ta có: = 'B' a;
AB A=
a2 3
=
Diện tích đáy ( ABC )
là B dt=
2
* Dễ thấy A ' B '  ( ACC ' A ')

Góc giữa B ' C và mặt phẳng ( ACC ' A ' ) là 


B ' CA ' = α
A' B ' 1
sin α = = ⇔ B ' C = 2a 5
B 'C 2 5
CC=' B ' C 2 − B ' C '2= 20a 2 − 4a 2= 4a
a2 3
= CC ' V
* Thể tích lăng trụ là V = B.h với h= = .4a 2a 3 3.
2
Câu 27: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A ' B ' C ' có AB = a, góc giữa đường thẳng A ' C và mặt
phẳng ( ABC ) bằng 45°. Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' bằng

a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
4 2 12 6
Lời giải
Chọn A

Page 14
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 
 
Có: A 'C , ABC   A 'CA  45 .

 AA '
Xét tam giác A ' AC vuông tại A, ta có: tan A 'CA   AA '  a.
AC
a2 3 a3 3
'.S∆ABC a=
' là: V AA=
Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C= . .
4 4
Câu 28: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có AB = 4a , góc giữa đường thẳng A′C và mặt
phẳng ( ABC ) bằng 45o . Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng

a3 3 a3 3 3 a3 3
A. . B. . C. 16a 3. D. .
4 2 6
Lời giải
Chọn C

C' A'

B'

C 45 0 4a
A

4a 4a

ABC. A′B′C ′ là lăng trụ tam giác đều ⇒ ABC. A′B′C ′ là lăng trụ đứng và đáy là tam giác đều.

Ta có:

A′A ⊥ ( ABC ) ⇒ ( )
A′C , ( ABC ) =
A′CA =45o ⇒ ∆A′AC vuông cân tại A ⇒ A′A = AC = 4a .

( AB ) 3 ( 4a ) 3
2 2

4a 2 3 ⇒ VABC . A ' B 'C ' = AA′.S ∆ABC = 4a.4a 3 = 16a 3 .


2 3
S ∆ABC
= = =
4 4

Page 15
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 29: Cho lăng trụ đều ABC. A′B′C ′ . Biết rằng góc giữa ( A′BC ) và ( ABC ) là 30° , tam
giác A′BC có diện tích bằng 8 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
A. 8 3. B. 8 . C. 3 3. D. 8 2.
Lời giải
Chọn A

A' C'

B'

A 30° C
x M
B

AB x, ( x > 0 ) , gọi M là trung điểm BC .


Đặt =

( A′BC ) = ( ABC ) = BC

Ta có  AM ⊥ BC ⇒ (
( A′BC ) , ( ABC ) ) =

A′MA =
30° .
 A′M ⊥ BC

AM x 3 2
Xét ∆A′AM , có=
A′M = =. x.
cos 30° 2 3

1
S A′BC = 8 ⇔ A′M .BC = 8 ⇔ x 2 = 16 ⇒ x = 4
2

4. 3 1 16. 3
Suy
= ra A′A AM=
.tan 30° = . S ABC = 4 3 .
2 ;=
2 3 4

Vậy VABC=
. A′B′C ′ A′A=
.S ABC 2.4
= 3 8 3.

a2 3
Câu 30: Cho lăng trụ tam giác đều ABC. A ' B ' C ' có diện tích đáy bằng . Mặt phẳng ( A ' BC ) hợp
4
với mặt phẳng đáy một góc 600 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' .
3a 3 3 a3 3 5a 3 3 3a 3 2
A. B. C. D.
8 8 12 8
Lời giải
Chọn A

Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a2 3
Vì đáy ABC là tam giác đều có diện tích bằng ⇒ cạnh đáy bằng a .
4

 BC ⊥ AM
Gọi M trung điểm BC , ta có  ⇒ BC ⊥ A ' M
 BC ⊥ AA '

Từ đó ta có (
( A ' BC ) , ( ABC
= ) ) ( AM ) 
A ' M ,= ' MA 600 .
A=

3a
Xét ∆A ' AM=
ta có AA ' AM
= . tan 600
2

3a 3 3
Thể tích lăng trụ ABC. A ' B ' C ' là V=
ABC . A ' B ' C ' AA
= '.S ABC
8
Câu 31: Cho lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng a và AB′ vuông góc với BC ′ . Tính
thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
a3 6 a3 6 3 7a3
A. V = . B. V = . C. V = a 6 . D. V = .
4 8 8
Lời giải
Chọn B

     


Đặt x BA
= = , y BC
= , z BB′ , theo giả thiết AB′ ⊥ BC ′ nên

Page 17
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
         2      2  
( )( )
AB′.BC ′ =0 ⇔ z − x y + z =0 ⇔ z. y + z − x. y − x.z =0 ⇔ z =x. y
 2   a2  a 2
⇔ z = x y cos60o = ⇒ z =
2 2

1 6a 3
Vậy VABC . A ' B 'C ' =
= AB. AC.sin 60o.BB′
2 8

Câu 32: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a và ( A ' BC ) hợp
với mặt đáy ABC một góc 30° . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' .
a3 3 a3 3 a3 3 3a 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
8 12 24 8
Lời giải
Chọn A

Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên BC . Suy ra AH ⊥ BC .

A ' H ⊥ BC .

Mà ( ABC ) ∩ ( A ' BC ) =
BC

⇒ Góc giữa ( A ' BC ) và ( ABC ) bằng góc ( AH ; A ' H =) 


AHA=' 30° .

a 3 a
Ta có: ABC là tam giác đều cạnh bằng a nên AH = = , A ' A AH=
.tan 30° .
2 2

a a2 3 a3 3
A ' A. S∆ABC =
Thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' là V = ⋅ = .
2 4 8

Câu 33: Cho lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A và AB = a , AC = a 3
, mặt phẳng ( A′BC ) tạo với đáy một góc 30° . Thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a3 3 a3 3 3 3 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
12 3 4 4
Lời giải
Chọn D

* Xác định góc giữa mặt phẳng ( A′BC ) và mặt phẳng đáy:

Trong mặt phẳng ( ABC ) , dựng AH ⊥ BC với H nằm trên cạnh BC . Theo định lý ba đường
vuông góc, ta có: A′H ⊥ BC . Vậy (
( A′BC ) ; ( ABC )=) 
A′HA= 30°

1 1 1 1 1 a 3
* Xét tam giác ABC có: 2
= 2+ 2
= 2 + 2 ⇒ AH = .
AH AB AC a 3a 2

AB. AC a 2 3
là: B
Diện tích B của tam giác ABC= = .
2 2

a
* Xét tam giác A′HA vuông tại A , ta =
có: A′A AH=
.tan 30° . Thể tích khối lăng trụ
2
2 3
a 3 a 3a
ABC. A′B′C ′ bằng= .h
V B= .
= .
2 2 4
Câu 34: Cho hình lăng trụ đứng, có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , AB  a 2 , góc giữa mp
 AB ' C ' và mp  ABC  bằng 600. Thể tích khối lăng trụ bằng
A. 3a 3 . B. 3 3a 3 . C. a 3 . D. 3a 3 .
Lời giải
Chọn D

Page 19
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi I là trung điểm của cạnh B ' C ' .

Ta có góc giữa mp  AB ' C ' và mp  ABC  bằng góc giữa mp  AB ' C ' và mp  A ' B ' C '

Ta có B ' C '   AB ' C '  A ' B ' C '

Vì ABC là tam giác vuông cân tại A nên hai mặt bên ABB ' A ' và ACC ' A ' là hai hình chữ
nhật bằng nhau, do đó AC '  AB '  AB ' C ' là tam giác cân tại A  AI  B ' C '

Vì A ' B ' C ' là tam giác vuông cân tại A ' nên A ' I  B ' C ' . Như vậy góc giữa mp  AB ' C ' và

mp  ABC  bằng 
AIA '  600

Ta có A ' I  1 BC  a  AA '  A ' I . tan 600  a 3


2

1 2
 VABC . A ' B 'C '  AA '.S ABC  a 3.
2
a 2   a3 3

Câu 35: Cho hình lăng trụ đều ABC. A B C  . Biết khoảng cách từ điểm C đến mặt phẳng  ABC  bằng
1
a, góc giữa hai mặt phẳng  ABC  và  BCC B  bằng α với cos α  . Tính thể tích khối
2 3
lăng trụ ABC. A B C  .
3a 3 2 3a 3 2 a3 2 3a 3 2
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
4 2 2 8
Lời giải
Chọn B

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' C'

B'
E y
K
α
a

A C

M x

Gọi M , N lần lượt là trung điểm của AB và BC


 AB  CC 
Do   AB   MCC    ABC    MCC  .

 AB  CM

Kẻ CK vuông góc với CM tại K thì ta được CK   ABC  , do đó CK  d C ;  ABC   a .

x 3
Đặt BC  x, CC   y,  x  0, y  0 , ta được: CM 
2
1 1 1 4 1 1
2
 2
 2
 2  2  2 1 .
CM CC  CK 3x y a

Kẻ CE  BC  tại E , ta được   α , EC  KC 
KEC a
a
12
.
sin α 1 11
1
12

1 1 1 11
Lại có 2
 2 2  2 .
x y CE 12a 2

a 6
Giải 1 , 2 ta được x  2a, y  .
2
Thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  là:

x 2 3 a 6 4a 2 3 3 2a 3
V  y.  . 
4 2 4 2

Câu 36: Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có A′B = a 6 , đường thẳng A ' B vuông góc với
đường thẳng B′C . Tính thể tích khối lăng trụ đã cho theo a .
a3 6 3 3a 3 9a 3
A. . B. a 6. C. . D. .
3 4 4
Lời giải
Chọn A

Page 21
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Dựng hình hộp ABCD. ABCD khi đó tứ giác ABCD là hình thoi.

Đặt AB = x ⇒ AD =
x

Tam giác ABD có góc  = 120° áp dụng định lý côsin ta có:


BAD
BD 2 = AB 2 + AD 2 − 2 AB. AD. cos BAD = x 2 + x 2 − 2 x.x.cos120 = 3x 2

Ta có: A ' B = a 6 ⇒ A′D = a 6


Ta có: A′D //B′C ⇒ A′B ⊥ A′D ⇒ ∆A′BD vuông tại A′

⇒ BD 2 = A ' B 2 + A′D 2 ⇔ 3 x 2 =
12a 2 ⇔ x 2= 4a 2 ⇒ x= 2a

Chiều cao hình trụ AA


= ′2 A′B 2 − AB 2 = 6a 2 − 4a 2 = 2a 2 ⇒ AA′ =
a 2

1 1 1 3 6a 3
⇒ VABC . A′B′C ′= AA′.S∆ABC= a 2. .2a.2a. = .
3 3 2 2 3
Câu 37: Cho khối lăng trụ đều ABC. A ' B ' C ' có cạnh đáy bằng a . Khoảng cách từ điểm A ' đến mặt phẳng
2a 3
( AB ' C ') bằng . Thể tích của khối lăng trụ đã cho là
19
a3 3 a3 3 a3 3 3a 3
A. B. C. D.
4 6 2 2
Lời giải
Chọn C

Gọi M là trung điểm của B ' C ' .

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

 AA ' ⊥ B ' C '


Ta có  ⇒ B ' C ' ⊥ ( AA ' M ) ⇒ ( AB ' C ') ⊥ ( AA ' M ) theo giao tuyến AM .
 A ' M ⊥ B 'C '

Kẻ A ' H ⊥ AM trong mặt phẳng ( AA ' M ) , suy ra ⇒ A ' H ⊥ ( AB ' C ') .

2a 3
Vậy khoảng cách từ A ' đến mặt phẳng ( AB ' C ') là A ' H = .
19

1 1 1 1 1 1 1
Ta có 2
= 2
+ 2
⇒ 2
= 2
− 2
= 2 ⇒ A' A =
2a .
A' H A' A A'M A' A A' H A'M 4a

a 2 3 a3 3
'.S A ' B 'C ' 2=
trụ là V AA=
Vậy thể tích khối lăng= a. .
4 2
Câu 38: Cho lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ đáy là tam giác vuông cân tại B , AC = a 2 , biết góc giữa
( A′BC ) và đáy bằng 60 
. Tính thể tích V của khối lăng trụ.

a3 3 a3 3 a3 3 a3 6
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
2 3 6 6
Lời giải

Tam giác ABC vuông cân tại B , AC = a 2 ⇒ AB = BC = a .

a2
S ∆ABC = .
2

Góc giữa ( A′BC ) và đáy là góc 


A′BA = 60 .

=A′A AB
= .tan 60 a 3 .

a2 a3 3
VABC
= . A′B′C ′ S ∆ABC
= . A′A = .a 3 .
2 2

Câu 39: Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có góc giữa hai mặt phẳng ( A′BC ) và ( ABC ) bằng
60° , cạnh AB = a . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
3 3 3 3 3 3 3
A. V = a . B. V = a . C. V = a . D. V = 3a 3 .
4 4 8

Page 23
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải

Gọi M là trung điểm của BC suy ra AM ⊥ BC (1)


 BC ⊥ AM
Ta có  ⇒ BC ⊥ A′M ( 2 )
 BC ⊥ AA′

BC ( 3)
Mặt khác ( ABC ) ∩ ( A′BC ) =

(
Từ (1) , ( 2 ) , ( 3) suy ra ( )
ABC ) ; ( A′BC )= 
A′MA= 60° .

a2 3 a 3
Vì tam giác ABC đều nên S ∆ABC = và AM = .
4 2
3a
Ta
= có AA′ AM=
.tan 60° .
2

3a a 2 3 3a 3 3
Vậy V
= ABC . A′B′C ′ AA
= ′.S ∆ABC = . .
2 4 8
Câu 40: Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy là a và khoảng cách từ A đến mặt
a
phẳng ( A′BC ) bằng . Thể tích của khối lăng trụ bằng:
2
3 2a 3 2a 3 3a 3 2 3a 3 2
A. . B. . C. . D. .
12 16 16 48
Lời giải

Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi I là trung điểm của BC và H là hình chiếu vuông góc của A trên A′I . Khi đó ta có:

a
d ( A, ( A′BC=
) ) AH
= .
2

Trong tam giác vuông AA′I ta có:

1 1 1 1 1 1 1 1 4 4 8
= + 2 ⇒ = 2− 2 = − = 2− 2 = 2
AH 2
AA′ 2
AI AA′ 2
AH AI 2
a a 3
2
a 3a 3a
  
 2   2 

a 6
Suy ra: AA′ = .
4

a 2 3 a 6 3a 3 2
Thể tích khối lăng trụ là: V = S ∆ABC . AA′ = ⋅ = .
4 4 16
Câu 41: Cho khối lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác cân với AB = a,
= AC
 = 120° , mặt phẳng ( A′BC ′) tạo với đáy một góc 60° . Tính thể tích của khối lăng trụ đã
BAC
cho
3a 3 9a 3 3a 3 3 3a 3
A. V = . B. V = . C. . D. V = .
8 8 8 8
Lời giải

Hạ B′I ⊥ A′C ′ . Khi đó ta có ((


A′BC ′ ) ,( ABC
= )
) B
′IB 60°
=

Page 25
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

  B′I a 3
Vì B ′A′C
=′ 120° ⇒ B ′A′I =°
60 . Do đó sin 60° = ⇔ B′I = .
B′A 2

 BB′ BB′ a 3 3a
Suy ra tan B ′IB = ⇔ tan 60° = =′
⇔ BB .=
3
B′I B′I 2 2

1 1 a a2 3
Mặt khác
= S ∆ABC = . AI .BC . .a 3 = .
2 2 2 4

a 2 3 a3 3 3a 3
.h
V B=
Vậy thể tích khối chóp là = .= .
4 2 8
Câu 42: Cho hình lăng trụ đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng a . Đường thẳng AB′ tạo với mặt phẳng
( BCC ′B′ ) một góc 30° . Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ theo a .
3a 3 a3 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
4 4 12 4
Lời giải

Gọi M là trung điểm của cạnh BC . Do ABC. A′B′C ′ là hình lăng trụ tam giác đều nên ta có
AM ⊥ ( BCC ′B′ ) ⇒ ( AB′, ( BCC ′B′ ) ) = 
AB′M= 30° .
AM AM 3a
Xét tam giác vuông AB′M ta có tan 30° = ⇔ AB′ = ⇔ AB′ =.
AB′ tan 30° 2
9a 2 a 2
Xét tam giác vuông B′BM ta có
= BB′ B′M 2 − BM
= 2
− =a 2.
4 4
1 a3 6
Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C=
′ là VABC . A′B′C ′ AB. AC.sin 60°.BB′ = .
2 4
Câu 43: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ , biết đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Khoảng cách từ
a
tâm O của tam giác ABC đến mặt phẳng ( A′BC ) bằng . Tính thể tích khối lăng trụ
6
ABC. A′B′C ′ .
3a 3 2 3a 3 2 3a 3 2 3a 3 2
A. . B. . C. . D. .
8 28 4 16
Lời giải

a2 3
là B S=
Diện tích đáy = ∆ABC .
4

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

( ( ABC ) ; ( A′B′C ′) ) AA′ .


Chiều cao là h d=
=

Do tam giác ABC là tam giác đều nên O là trọng tâm của tam giác ABC . Gọi I là trung
điểm của BC , H là hình chiếu vuông góc của A lên A′I ta có
AH ⊥ ( A′BC ) ⇒ d ( A; ( A′BC ) ) =
AH

d ( O; ( A′BC ) ) IO 1 d ( A; ( A′BC ) ) AH a a
= = ⇒ d ( O; ( A′BC ) ) = = = ⇒ AH =
d ( A; ( A′BC ) ) IA 3 3 3 6 2

Xét tam giác A′AI vuông tại A ta có:

1 1 1 1 1 1 a 3 a 3 3a 3 2
= + ⇒ = − ⇒ AA′ = ⇒ h = ⇒ V ABC . A′B′C ′ = .
AH 2 AA′2 AI 2 AA′2 AH 2 AI 2 2 2 2 2 16

Câu 44: Cho một lăng trụ tam giác đều ABC. A′B′C ′ có cạnh đáy bằng a , góc giữa A′C và mặt phẳng
đáy bằng 60° . Tính diện tích xung quanh S xp của hình nón có đáy là đường tròn nội tiếp tam
giác ABC và đỉnh là trọng tâm của tam giác A′B′C ′ .
A' B'

C'

A B

π a 2 333 π a 2 333 π a 2 111 π a 2 111


A. S xq = . B. S xq = . C. S xq = . D. S xq = .
36 6 6 36
Lời giải

Page 27
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A' B'

G'

C'

A B

G
M

Ta có ( ) 
A′C ; ( ABC )= ra AA′ AC=
A′CA= 60° suy= .tan 60° 3a .

1 1 3a 3 2 3a 2 111a

= r GM
= = . =
AM a và
= ′M
l G= G′G + GM
2 2
= 3a + = .
3 3 2 6 36 6

3 111 π a 2 333
Vậy S=
xp π=
rl π . a. = a .
6 6 36

DẠNG 2. THỂ TÍCH KHỐI LĂNG TRỤ XIÊN


Câu 45: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có tất cả các cạnh bằng a , các cạnh bên tạo với đáy góc 60° .
Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
a3 3 3a 3 a3 3 a3
A. B. C. D.
24 8 8 8
Lời giải
Chọn B

Kẻ AH ′ ⊥ ( ABC ) ⇒ ( A′A, ( ABC ) ) =



A′AH =
60°.

A′H a 3
Xét ∆AHA′ : sin =
60° ′H AA′.sin =
⇔ A= 60° .
AA′ 2

Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 2 3 a 3 3a 3
Thể tích khối lăng trụ ABC. A
=′B′C ′ : V S= ′
∆ABC . A H = . .
4 2 8
′A A=
Câu 46: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a , biết A= ′B A=
′C a
. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ ?
3a 3 a3 2 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
4 4 4 4
Lời giải

Gọi H là trọng tâm tam giác ABC . Theo giả thiết ta có ABC là tam giác đều cạnh bằng a và
′A A=
A= ′B A= ′C a nên A′. ABC là tứ diện đều cạnh a ⇒ A′H ⊥ ( ABC ) hay A′H là đường
cao của khối chóp A′. ABC .

a 6
A′H
Xét tam giác vuông A′HA ta có= A′A2 − AH 2 = .
3

1 a2 3
Diện tích tam giác ABC
= là S ABC a.a.sin 60° = .
2 4

a 2 3 a 6 a3 2
Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là VABC . A′B′C ′ = = .
4 3 4

Câu 47: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AC = 2 2 , biết góc
giữa AC ′ và ( ABC ) bằng 600 và AC ′ = 4 . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

8 16 8 3
A. V = B. V = C. V = D. 8 3
3 3 3
Lời giải

Page 29
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là hình chiếu của C ′ lên mặt phẳng ( ABC ) , khi đó C ′H là đường cao

⇒ 
AC ′, ( ABC ) =
C ′AH =
600
Xét tam giác vuông AC ′H = ta có C ′H C= ′A.sin 600 2 3
1
( )
2
Khi đó VABC
= . A′B′C S= ′
d .C H 2 2= .2 3 8 3
2
Câu 48: Cho lăng trụ tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh a , góc giữa cạnh bên và mặt
đáy bằng 300 . Hình chiếu của A ' lên ( ABC ) là trung điểm I của BC . Tính thể tích khối lăng
trụ
a3 3 a 3 13 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
2 12 8 6
Lời giải
Chọn C

Ta có A ' I ⊥ ( ABC ) ⇒ AI là hình chiếu vuông góc của AA ' lên ( ABC )

Nên  (
AA ', ( ABC
= ) ) ( AI )
AA ',= ' AI 300
A=

a 3 0 a a2 3
Ta có AI = ⇒ A ' I = AI tan 30 = , S ∆ABC =
2 2 4

a 2 3 a a3 3
Vậy VABC
= . A ' B 'C ' = .
4 2 8

Câu 49: Một khối lăng trụ tam giác có đáy là tam giác đều cạnh bằng 3 , cạnh bên bằng 2 3 tạo với mặt
phẳng đáy một góc 30° . Khi đó thể tích khối lăng trụ là:

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

9 27 27 3 9 3
A. B. C. D.
4 4 4 4
Lời giải
Chọn B

Gọi H là hình chiếu của A′ lên mặt đáy. Suy ra góc 


A′AH= 30°
A′H 1
sin 30
= ° ′H A′A.sin 30
⇒ A= = ° 2 3.
= 3
A′A 2

2 3 27
Khi đó: =
VABC . A′B′C 3=. . 3 .
4 4
 = 60 , 
Câu 50: Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có các cạnh bằng 2a . Biết BAD ′AB 
A= ′AD 120 .
A=
Tính thể tích V của khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ .
A. 4 2a 3 . B. 2 2a 3 . C. 8a 3 . D. 2a 3 .
Lời giải
Chọn A

Từ giả thuyết ta có các tam giác ∆ABD , ∆A′AD và A′AB là các tam giác đều.

⇒ A′A = A′B = A′D nên hình chiếu H của A′ trên mặt phẳng ( ABCD ) là tâm đường tròn ngoại
tiếp tam giác đều ABD .

Page 31
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 3 2 3
⇒ AH
= .2a. = a
3 2 3

2 6
⇒ A′H = A′A2 − AH 2 = a.
3

2 6 4a 2 . 3
Thể tích của khối hộp ABCD. A′B=
′C ′D′ : V A=
′H .S ABCD = 4 2a 3 .
a.2.
3 4

Câu 51: Cho hình lăng trụ ABC. A B C  có đáy là tam giác đều cạnh bằng 2 . Hình chiếu vuống góc của
A lên mặt phẳng  ABC  trùng với trung điểm H của cạnh BC . Góc tạo bởi cạnh bên A A với
đáy bằng 450 (hình vẽ bên). Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A B C  .

6 6
A. V  . B. V  1 . C. V  . D. V  3 .
24 8
Lời giải
Chọn D

Thể tích của khối lăng trụ ABC. A B C  : VABC . AB C   S ABC . A H

Ta có

4 3
S ABC   3
4

 2 3

 AH   3

 2


 0 A H

 tan 45   A H  AH  3

 AH

Vậy thể tích khối lăng trụ ABC. A B C  bằng: VABC . AB C   S ABC . A H  3. 3  3

Câu 52: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , hình chiếu của A′
xuống ( ABC ) là tâm O đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC . Biết AA′ hợp với đáy ( ABC )
một góc 60° , thể tích khối lăng trụ là
a3 3 3a 3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
4 4 12 36
Lời giải
Chọn A

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 3 2 a 3
Gọi M là trung điểm cạnh BC . Khi đó AM = AO =
và= AM .
2 3 3

Do A′O ⊥ ( ABC ) tại điểm O nên AO là hình chiếu vuông góc của AA′ xuống ( ABC ) . Suy

ra góc giữa đường thẳng AA′ và ( ABC ) là góc 


A′AO , suy ra 
A′AO = 60° .

a 3
có A′O AO=
Xét ∆A′AO vuông tại O ta = .tan 60 = . 3 a.
3

a 2 3 a3 3
Vậy thể tích khối lăng trụ là V =′
A O ⋅ S ∆ABC =
a⋅ = .
4 4

Câu 53: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Độ dài cạnh bên bằng 4 a .
Mặt phẳng ( BCC ′B′ ) vuông góc với đáy và 
B′BC= 30° . Thể tích khối chóp A.CC ′B′ là:
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
2 12 18 6
Lời giải
A'

B' C'

B H C

Chọn D
Ta có ( BCC ′B′ ) ⊥ ( ABC ) (gt).

Hạ B′H ⊥ BC ⇒ B′H ⊥ ( ABC ) và 


B′BH= 
B′BC= 30°
Suy ra chiều cao của lăng trụ ABC. A′B′C ′ là:= ′H BB′.sin 30
h B= = ° 2a .

Page 33
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a2 3
Diện tích đáy là S đáy = .
4
a2 3 a3 3
đáy .h
VLT S=
Thể tích của khối lăng trụ là:= =.2a .
4 2
1 a3 3
Thể tích khối chóp A.CC ′B′ là:
= V =VLT .
3 6

Câu 54: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A , cạnh AC = 2 2
. Biết AC ′ tạo với mặt phẳng ( ABC ) một góc 60° và AC ′ = 4 . Tính thể tích V của khối đa
diện ABCB′C ′ .
8 3 16 3
A. V = 8 B. V = 16 C. V = D. V =
3 3 3 3
Lời giải

Chọn D

Phân tích: Tính thể tích của khối đa diện ABCB′C ′ bằng thể tích khối của lăng trụ ABC. A′B′C ′
trừ đi thể tích của khối chóp A. A′B′C ′ .

Giả sử đường cao của lăng trụ là C ′H . Khi đó góc giữa AC ′ mặt phẳng ( ABC ) là góc C
′AH= 60°
.

C ′H 1
( )
2
Ta có: sin 60
= ° ′H 2 3; S ∆=
⇒ C= ABC 4; = ′H .S ∆ABC 2 3. =
VABC . A′B′C ′ C= . 2 2 8 3.
AC ′ 2

1 1 8 3 8 3 16 3
VA. A′B′C ′
= C ′H .S∆ABC =
= .VABC . A′B′C ′ ; VABB′C ′C =VABC . A′B′C ′ − VA. A′B′C ′ =8 3 − = .
3 3 3 3 3
Câu 55: Cho lăng trụ tam giác ABC. A ' B ' C ' có độ dài cạnh bên bằng 8a và khoảng cách từ điểm A đến
các đường thẳng BB′, CC ′ lần lượt bằng 2a và 4a. Biết góc giữa hai mặt phẳng (ABB′A′) và
(ACC′A′) bằng 60° . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C '.
16 3 3 3
A. 3a 3 . B. 8 3a . C. 24 3a . D. 16 3a .
3
Lời giải

Page 34
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn D

Gọi H , K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên BB′, CC ′ .

Ta có HA ⊥ BB′, KA ⊥ CC ′ ⇒ A′A ⊥ ( AHK ) do đó ∠AHK =


60° .

Khi đó HK
= 2
AK 2 + AH 2 − 2 AK . AH .cos 60
= ° 12a 2 ⇒ AK
= 2
HK 2 + AH 2 . Suy ra tam giác
AHK vuông tại H .

Gọi H ′, K ′ lần lượt là hình chiếu vuông góc của A′ trên BB′, CC ′ . Ta có VA.BCKH = VA.B 'C ' K ′H ′

Khi đó V=
ABC . A′B′C ′ V=
AHK . A′H ′K ′ AA
= ′.S AHK 16 3a 3 .

Câu 56: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , hình chiếu vuông góc của
A′ trên ( ABC ) là trung điểm cạnh AB , góc giữa đường thẳng A′C và mặt phẳng đáy bằng 600
. Thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
2a 3 3a 3 3 3a 3 3 3a 3
A. . B. . C. . D. .
4 4 8 4
Lời giải
Chọn C

Gọi H là hình chiếu vuông góc của A′ trên mặt phẳng ( ABC ) .

Page 35
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có: A′H ⊥ ( ABC ) ⇒ HC là hình chiếu vuông góc của A′C lên mặt phẳng ( ABC ) .

⇒ ( (
A′C , ( ABC ) ) = 
A′C , HC ) =
A′CH =
600 .

a 3
CH =
2

a 3 3a a2 3
Xét tam giác vuông A′HC , ta có:
= A′H CH .tan
= 600 = . 3 , S ABC = .
2 2 4

a 2 3 3a 3 3a 3
Vậy thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là: V=
ABC . A′B′C ′ S= ′
ABC . A H = . .
4 2 8

Câu 57: Cho lăng trụ ABC. A1 B1C1 có diện tích mặt bên ( ABB1 A1 ) bằng 4 , khoảng cách giữa cạnh CC1
đến mặt phẳng ( ABB1 A1 ) bằng 6. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A1 B1C1 .
A. 12 . B. 18 . C. 24 . D. 9 .
Lời giải
Chọn A

1 1
Ta có: VC . ABB
= 1 A1
d ( C , ( ABB1 A1 ) ) .S ABB
= 1 A1
=.4.6 8 (đvtt)
3 3

1 2
VC . ABB1 A1 = VABC . A1B1C1 − VC .C1B1 A1 = VABC . A1B1C1 − VABC . A1B1C1 = VABC . A1B1C1
3 3

3 3
⇒ VABC . A1B1C1 = .VC . ABB1 A1 ==.8 12 (đvtt)
2 2

Câu 58: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′, tam giác A′BC có diện tích bằng 1 và khoảng cách từ A đến mặt
phẳng ( A′BC ) bằng 2. Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng
A. 6. B. 3. C. 2. D. 1.
Lời giải
Chọn C

Page 36
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là hình chiếu vuông góc của A' trên mp ( ABC ) suy ra A'H là chiều cao của lăng trụ.

=
Xét khối chóp A.A' BC có diện tích đáy B S=
A' BC 1= ( A,( A' BC ) ) 2 suy ra
, chiều cao h d=
thể

1 1 2
tích của khối chóp A.A' BC là VA.A'
= BC =Bh .1.2
= .
3 3 3

 1 2
V=A.A' BC V=A' .ABC S ABC=
. A'H 2
Mặt khác  3 3VA.A' BC =
3 ⇒ VABC .A' B' C' = 3. =2.
VABC .A' B' C' = S ABC . A'H 3

* Cách khác.

Ta thấy lăng trụ ABC.A' B' C' được chia thành ba khối chóp có thể thích bằng nhau là

A' . ABC, A' .BCB', A' .B' C' C .

1 1 2 2
Mà VA'=
.ABC VA.A'
= BC =Bh .1.2
= suy ra VABC .A' B'=
C' 3VA.A'=
BC 3=
. 2.
3 3 3 3

Câu 59: Một khối lăng trụ tam giác có đáy là tam giác đều cạnh 3, cạnh bên bằng 2 3 và tạo với mặt
phẳng đáy một góc 60° . Khi đó thể tích khối lăng trụ là?
27 9 3 27 3 9
A. . B. . C. . D. .
4 4 4 4
Lời giải
Chọn C

Page 37
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi H là hình chiếu vuông góc của C ′ xuống mp ( ABC ) , khi đó góc hợp bởi CC ′ và

  3
mp ( ABC ) là C ′CH . Theo đề bài: C ′CH= 60° ⇒
= C ′H C ′C.sin
= 60° 2=
3. 3.
2
3 2 9 3
Lại có ∆ABC đều cạnh bằng 3 nên=
S ABC = .3 .
4 4
9 3 27 3
Do đó VABC=
. A′B′C ′ .C ′H
S ABC= = .3 . Chọn C
4 4
Câu 60: Cho lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác vuông tại B , đường cao BH . Biết
A ' H ⊥ ( ABC ) và=
AB 1,=
AC 2,=
AA ' 2 . Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng
21 7 21 3 7
A. . B. . C. . D. .
12 4 4 4
Lời giải

Tam giác ABC vuông tại B có=


AB 1;=
AC 2 nên BC= 22 − 1= 3.
AB.BC 3 3 1
Độ dài của đường cao BH=
: BH = ra AH
. Suy = = : 3 .
AC 2 2 2
1 7
Khi đó độ dài đường cao A ' H của hình lăng trụ bằng : A ' H = AA '2 − AH 2 = 2− = .
4 2
1 1 7 21
bằng : V
Thể tích khối lăng trụ đã cho= .BC. A ' H =
AB= .1. 3 .
2 2 2 4

Page 38
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 61: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh a , góc giữa cạnh bên và mặt phẳng
đáy bằng 300 . Hình chiếu của A ' xuống  ABC  là trung điểm BC . Tính thể tích khối lăng trụ
ABC. A ' B ' C ' .
a3 3 a3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
8 8 24 4
Lời giải
Chọn A

Gọi H là trung điểm BC suy ra A ' H   ABC 

Ta có  A ' A,  ABC    A ' A, AH   


A ' AH  300

a 3
Ta có AH 
2
2
a a 3
Ta có A ' H  AH .tan 300  và S ABC 
2 4

a3 3
Vậy V  A ' H .S ABC 
8

Câu 62: Cho hình lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , 
ABC= 60° . Chân đường
cao hạ từ B′ trùng với tâm O của đáy ABCD ; góc giữa mặt phẳng ( BB′C ′C ) với đáy bằng 60°
. Thể tích lăng trụ bằng:
3a 3 3 2a 3 3 3a 3 2 3a 3
A. B. C. D.
8 9 8 4
Lời giải
Chọn D

Page 39
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

ABCD là hình thoi nên AB = BC . Lại có 


ABC= 60° nên ∆ABC là tam giác đều. OH ⊥ BC .

Góc giữa mặt phẳng ( BB′C ′C ) với đáy khi đó là B ′HO= 60° .

1 1 1 1 1 4 4 16 a 3
Ta có = + = + 2 = + 2 = . ⇒ OH =
OH 2
OB 2
OC 2
3a 2
a 3a 2
a 3a 2
4
4 4
Theo giả thiết, B′O là đường cao lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ .

 a 3 3a
=B′O OH .tan
= B ′HO = tan 60° .
4 4

a 2 3 3a 3a 3 3
VABCD. A=
′B′C ′D′ day .h
S= .
=
2 4 8
Câu 63: Cho lăng trụ ABC. A′ B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a , hình chiếu vuông góc của điểm A’ lên
mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC. Biết khoảng cách giữa hai đường thẳng
a 3
AA’ và BC bằng . Tính theo a thể tích của khối lăng trụ đã cho.
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. B. C. D.
3 24 6 12
Lời giải
Chọn D

Page 40
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BC ⊥ AM 
Ta có  ⇒ BC ⊥ AA '
BC ⊥ A 'G 

Kẻ MH ⊥ AA ' tại H , suy ra MH là đoạn vuông góc chung của giữa hai đường thẳng AA’ và
BC

3
Tam giác MHA vuông tại H có AH = AM 2 − AH 2 = a
4

A ' G GA MH .GA a
Tam giác A ' GA đồng dạng tam giác MHA nên = ⇒ A 'G = =
MH HA HA 3

a3 3
Thể tích khối lăng=
trụ là V S=
ABC . A ' G
12

Câu 64:   60 , góc


Cho hình lăng trụ ABC. A B C  có AA  2a , tam giác ABC vuông tại C và BAC
giữa cạnh bên BB  và mặt đáy  ABC  bằng 60 . Hình chiếu vuông góc của B  lên mặt phẳng
 ABC  trùng với trọng tâm của tam giác ABC . Thể tích của khối tứ diện A. ABC theo a bằng
9a 3 3a 3 9a 3 27 a 3
A. . B. . C. . D. .
208 26 26 208
Lời giải

Ta có

3
B G  BB  sin 60  2a. a 3
2 .
1 3 3a
BG  BB  cos 60  2a.  a  BI  BG 
2 2 2

Đặt AC  2 x  x  0  CI  x; BC  AC.tan 60  2 x 3 .

Khi đó
2
 3a 
2 3a 13 1 1 3a 13 3a 13 9a 2 3
2
 
x  2 x 3     x 
 2  26
 SABC  AC.BC  .2.
2 2 26
.2.
26
. 3
26
.

Page 41
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 9a 2 3 9a 3
Vậy VA. ABC  . .a 3 
3 26 26
Câu 65: Cho lăng trụ tam giác ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu của điểm
A ' trên mặt phẳng ( ABC ) trùng vào trọng tâm G của tam giác ABC . Biết tam giác A ' BB ' có
2a 2 3
diện tích bằng . Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A ' B ' C ' .
3
6a 3 2 3a 3 7 3a 3 5 3a 3 3
A. B. C. D.
7 8 8 8
Lời giải
Chọn B

 AB ⊥ CM
+ Ta có  ⇒ AB ⊥ ( A′CM ) ⇒ AB ⊥ A′M
 AB ⊥ A′M

1 2a2 3 4a 3
Nên S∆A′AB= A′M. AB= ⇔ A′M=
2 3 3

1 a 3
Do ∆ABC đều cạnh bằng a nên=
GM =CM
3 6

a 21
+ Trong ∆A′GM vuông tại G ta có A′G= A′M 2 − GM 2 =
2

a 21 a 2 3 3a3 7
Vậy VABC. A′B′C′= A′G.dt ( ∆ABC )= . =
2 4 8

Câu 66: Cho hình lăng trụ ABC. A B C  có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AC  2a . Hình
chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng  ABC  là trung điểm H của cạnh AB và AA  a 2
. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
a3 6 a3 6
A. V  . B. V  . C. V  2a 2 2 . D. V  a 3 3 .
6 2
Lời giải

Page 42
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn B

Tam giác ABC vuông cân tại B cạnh AC  2a nên suy ra AB  a 2 , có diện tích đáy

1 1 2
SABC 
2 2

AB 2  a 2   a2 .

H là hình chiếu vuông góc của A trên mặt phẳng  ABC  nên A H là chiều cao của khối
lăng trụ. Thể tích là V  A ' H .SABC .

a 2 2 2 2 2a 2 a 6
H là trung điểm của cạnh AB  AH   A H  AA  AH  2a 
   .
2 4 2

a 6 2 a3 6
Suy ra V  A ' H .SABC  .a  .
2 2

Câu 67: Cho lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh 2a , cạnh bên AA  2a . Hình chiếu
vuông góc của A lên mặt phẳng  ABC  là trung điểm BC . Thể tích của khối lăng trụ đã cho là
A. a 3 3 . B. 2a 3 3 . C. 3a 3 2 . D. 2a 3 6 .
Lời giải
Chọn A

Gọi H là hình chiếu của A ' trên mặt phẳng  ABC  , suy ra H là trung điểm của BC .

Tam giác ABC đều cạnh 2a , suy ra AH  a 3 .

Đường cao hình lăng trụ: h  A ' H  4a 2  3a 2  a

Page 43
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1
Vậy thể tích lăng trụ: V  SABC .h  AH .BC. A ' H  a 3.2a.a  a 3 3 .
2 2

3a
Câu 68: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , AA′ = . Biết rằng hình
2
chiếu vuông góc của điểm A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm của cạnh BC . Tính thể tích
V của khối lăng trụ đó theo a .
3 2a 3 3a 3
A. V  a 3 . B. V  . C. V  . D. V  a 3 .
2 3 4 2
Lời giải
Chọn C

Gọi M là trung điểm của BC .


a 3 a2 3
Theo bài ra ABC là tam giác đều cạnh a nên: AM = ; S ABC = .
2 4
Hình chiếu vuông góc của điểm A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm M của cạnh BC nên
có: A′M ⊥ ( ABC ) ; A′M ⊥ BC .

2 2
 3a   a 3  a 6
Xét tam giác A′MA vuông tại M : A′M = AA′ − AM =
2 2
  −   = .
 2   2  2

a 6 a 2 3 3a 3
Thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là: V
= ABC . A′B′C ′
′M .S ABC
A= =. .
2 4 4 2
Câu 69: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác vuông cân đỉnh A, AB = a, AA′ = 2a, hình
chiếu vuông góc của A′ lên mặt phẳng ( ABC ) là trung điểm H của cạnh BC. Thể tích của khối
lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng
a 3 14 a 3 14 a3 7 a3 3
A. . B. . C. . D. .
2 4 4 2
Lời giải
Chọn B

Page 44
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

A'

2a B'

A C
a
H

1 a 2
Tam giác ABC vuông cân tại A ⇒ BC = a 2; AH = BC = .
2 2

A′H ⊥ ( ABC ) ⇒ A′H ⊥ AH

2a 2 14
Trong tam giác AA′H vuông tại H ta có: A′H = AA′2 − AH 2 = 4a 2 − = a .
4 2

14 1 a 3 14
Vậy V=
ABC . A′B′C ′
′H .S ABC a
A= =. .a.a .
2 2 4
2a
Câu 70: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , độ dài cạnh bên bằng , hình
3
chiếu của đỉnh A′ trên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm của tam giác ABC . Thể tích khối
lăng trụ ABC. A′B′C ′ bằng:
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
36 6 12 24
Lời giải
Chọn C

Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC . Ta có:

2 2
2 a 3  2a   a 3  a2 a
AG =
= AI ; A′G =A′A − AG =  − 
2 2 2
 = ⇒ A′G = .
3 3  3   3  9 3

Page 45
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

a 2 3 a a3 3
.h
V B=
= .
= .
4 3 12

3a
Câu 71: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , AA ' = . Biết rằng hình
2
chiếu vuông góc của A ' lên ( ABC ) là trung điểm BC . Thể tích của khối lăng trụ ABC. A ' B ' C '

a3 . 2 3a 3 . 2 a3. 6 2a 3
A. . B. . C. . D. .
8 8 2 3
Lời giải
Chọn B

a 3 a2. 3
Gọi H là trung điểm BC , vì tam giác ABC đều nên ta có AH = ⇒ S ∆ABC = .
2 4
Theo đề: A ' H ⊥ ( ABC ) ⇒ A ' H ⊥ AH . Trong tam giác vuông A ' AH có

9a 2 3a 2 a 3
A' H = A ' A2 − AH 2 = − = .
4 4 2
a 2 3 a 3 3a 3 . 2
Suy ra VABC . A ' B=
'C ' .h
B= . = .
4 2 8

Câu 72: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có đáy là tam giác đều cạnh bằng a , hình chiếu vuông góc của
A ' lên mặt phẳng  ABC  trùng với trọng tâm G của tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa
a 3
BC và AA ' bằng . Thể tích khối chóp B '. ABC bằng:
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. . B. . C. . D. .
36 9 18 12
Lời giải
Chọn A

Page 46
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi M là trung điểm của BC , MH  AA ' tại H .


Ta có BC   AA ' M   BC  HM . Do đó HM  d  AA ', BC  .
a 3 a 3   HM  1  HAM   300.
AM  , AG   sin HAM
2 3 AM 2
2
a 1 a 3
A ' G  AG.tan 300  , S ABC  AM .BC  .
3 2 4
1 a3 3
VB '. ABC  A ' G.S ABC  .
3 36
Câu 73: Cho lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ACBD là hình thoi cạnh a , biết A′. ABC là hình chóp
đều và A′D hợp với mặt đáy một góc 45° . Thể tích khối lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ là :
3 a3 6 3 a3 6
A. a . B. . C. a 3. D. .
12 3
Lời giải

Ta có ( ) 
A′D, ( ABCD )= A′DG= 45° .

a 3 2a 3
Ta giác ABC đều cạnh a nên BG = DG 2=
, DB = a 3 , = BG .
3 3

2a 3
′G DG
Tam giác A′DG vuông cân tại G nên A= = .
3

1 2a 3
VABCD
= . A′B′C ′D′ ABCD . AG
S= a.a =
3. a3 .
2 3

Page 47
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 74: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của điểm
A′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa hai đường
a 3
AA′ và BC bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 24 12 3
Lời giải

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC . Vì A′G ⊥ ( ABC ) và tam giác ABC đều nên A′ABC là
a 3
hình chóp đều. Kẻ EF ⊥ AA′ và BC ⊥ ( AA′E ) nên d ( AA′, BC
= ) EF
= . Đặt A′G = h
4
2
a 3
′A
Ta có A= 2
h +   .
 3 

Tam giác A′AG đồng dạng với tam giác EAF nên
2
A′A AG A′G a 3 a 3 a 3 a
= = ⇒ A′G.EA= A′A.FE ⇔ h. = 2
h +   . ⇔ h= .
EA FA FE 2  3  4 3

a a 2 3 a3 3
=
Thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ là V AG
= .S ABC =. .
3 4 12
Câu 75: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của điểm
A′ lên mặt phẳng ( ABC ) trùng với trọng tâm tam giác ABC . Biết khoảng cách giữa hai đường
a 3
thẳng AA′ và BC bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
4
a3 3 a3 3 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
6 3 24 12
Lời giải

Page 48
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi M là trung điểm của BC . Vẽ MH ⊥ AA′ ( H ∈ BC ) .

Ta có AM ⊥ BC , A′G ⊥ BC ⇒ BC ⊥ ( A′AG ) ⇒ BC ⊥ MH ⇒ d ( AA′, BC ) =


MH .

22 3a 2 3a 2 3a
AH
= AM − MH
= − = .
4 16 4

a 3 a 3
.
MH A′G MH . AG
 ⇒ A′G = 4 3 = a.
Ta có = = tan GAH =
AH AG AH 3a 3
4

a 2 3 a a3 3
Vậy V = S ABC . A′G = . = .
4 3 12

Câu 76: Cho lăng trụ ABCD. A′B′C ′D′ có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , tâm O và  = 120° . Góc
ABC
giữa cạnh bên AA′ và mặt đáy bằng 60° . Đỉnh A′ cách đều các điểm A , B , D . Tính theo a
thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
3a 3 a3 3 a3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = a 3 3 .
2 6 2
Lời giải

Page 49
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

= 60° nên ABD là tam giác đều.


Ta có tam giác ABD cân tại A và BAD

Gọi H là trọng tâm tam giác ABD . Vì A′ cách đều A , B , D nên A′H là trục đường tròn
ngoại tiếp tam giác ABD . Do đó A′H ⊥ ( ABD ) .

Suy ra góc giữa A′A và đáy ( ABCD ) là góc 


A′AH= 60° .

2 a 3 3a
AH
Ta có = = AO đó A′H AH=
. Do= .tan 60° .
3 2 2

a2 3 a2 3
Ngoài ra S=
ABCD 2=
S ABD 2. = .
4 2

a 2 3 3a 3a 3 3
′D′ là V S ABCD
Thể tích khối lăng trụ ABCD. A′B′C= = . A′H = . .
2 2 8

Câu 77: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có đáy ABC là tam giác vuông tại A , AB = a , AC = a 3 .
Hình chiếu vuông góc của đỉnh A′ lên ( ABC ) trùng với tâm của đường tròn ngoại tiếp của tam
giác ABC . Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho CM = 2 MA . Biết khoảng cách giữa hai đường
a
thẳng A′M và BC bằng . Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
2
a3 3 3a 3 2a 3 3
A. V = . B. V = a 3 . C. V = . D. V = .
2 2 3
Lời giải

Kẻ MN // BC , N ∈ AB . HK ⊥ MN , HI ⊥ A′K .

a
d ( A′M ; BC ) = d ( BC ; ( A′MN ) ) = d ( H ; ( A′MN ) ) = HI ⇒ HI = .
2

2
Kẻ AT // HK , AT ∩ MN =
P ⇒ HK = PT = AT
3

Page 50
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 4 2 a
Tam giác ABC vuông tại A ⇒ 2
= 2
+ 2
= 2 ⇒ HK = AT = .
AT AB AC 3a 3 3

1 1 1 4 3 1
Tam giác A′HK vuông tại H ⇒ = − = 2 − 2 = 2 ⇒ A′H = a .
A′H 2
HI 2
HK 2
a a a

1 a3 3
Vậy thể tích khối lăng trụ đã cho
= ′H .S ABC a.=
là: V A= .a.a 3 .
2 2

Page 51
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

TỈ SỐ THỂ TÍCH
PHƯƠNG PHÁP CHUNG
1. Kỹ thuật chuyển đỉnh
A. Song song đáy
Vcò = Vmíi

B. Cắt đáy

Vcò Giao cò IA
= =
Vmíi Giao míi IB

2. Kỹ thuật chuyển đáy (đường cao không đổi)

Vcò S
= đÊy
Vmíi SđÊy míi

- Để kỹ thuật chuyển đáy được thuận lợi, ta nên chọn hai đáy có cùng công thức tính diện
tích, khi đó ta sẽ dễ dàng so sánh tỉ số hơn.
- Cả hai kỹ thuật đều nhằm mục đích chuyển đa diện ban đầu về đa diện khác dễ tính thể tích
hơn.
3. Tỉ số diện tích của hai tam giác

S∆OMN OM.ON
=
S∆APQ OP.OQ

Page 75
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

4. Tỉ số thể tích của khối chóp


A. Công thức tỉ số thể tích của hình chóp tam giác

VS . MNP SM SN SP
= . .
VS . ABC SA SB SC

Công thức trên chỉ áp dụng cho hình chóp tam giác,
do đó trong nhiều trường hợp ta cần hoạt phân chia hình chóp đã cho thành nhiều hình chóp
tam giác khác nhau rồi mới áp dụng.
B. Một số trường hợp đặc biệt
SA1 SB1 SC1 SD1 VS . A1 B1C1D1
Nếu ( A1 B1C1 D1 )  ( ABCD ) và = = = = k thì = k3
SA SB SC SD VS . ABCD

Kết quả vẫn đúng trong trường hợp đáy là n − giác.


5. Tỉ số thể tích của khối lăng trụ
A. Lăng trụ tam giác
Gọi V là thể tích khối lăng trụ, V( 4 ) là thể tích khối chóp tạo thành từ 4 trong 6 đỉnh của lăng
trụ,

V( 5) là thể tích khối chóp tạo thành từ 5 trong 6 đỉnh của lăng trụ. Khi đó:

V
V( 4 ) =
3

2
V( 5) = V
3

V 2V
Ví dụ:
= V A ' B ' BC = ; VA ' B ' ABC
3 3

Page 76
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

B. Mặt phẳng cắt các cạnh bên của lăng trụ tam giác
Gọi V1 , V2 và V lần lượt là thể tích phần trên, phần dưới và lăng trụ. Giả sử
AM CN BP
= m= , n=
, p
AA ' CC ' BB '

m+n+ p
Khi đó: V2 = .V
3

AM CN
Khi M ≡ A ', N ≡ C thì= 1,= 0
AA ' CC '
6. Khối hộp
A. Tỉ số thể tích của khối hộp
Gọi V là thể tích khối hộp, V( 4 ) là thể tích khối chóp tạo thành từ 4 trong 8 đỉnh của khối hộp.
Khi đó:

V
V( 4 ) (hai đường chéo của hai mặt phẳng song song) =
3

V
V( 4 ) (trường hợp còn lại) =
6

V V
Ví dụ:
= VA ' C ' BD = , V A'C ' D' D
3 6
B. Mặt phẳng cắt các cạnh của hình hộp (chỉ quan tâm tới hai cạnh đối nhau)
DM 
= x
DD '  x+y
 ⇒ V2 = .V
BP 2
=y
BB ' 

Câu 1: Cho hình chóp S . ABC . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC . Tỉ số thể tích
VS . ABC
bằng
VS .MNP
A. 12 . B. 2 . C. 8 . D. 3 .
Câu 2: Cho tứ diện MNPQ . Gọi I ; J ; K lần lượt là trung điểm của các cạnh MN ; MP ; MQ . Tỉ số
VMIJK
thể tích bằng
VMNPQ
1 1 1 1
A. B. C. D.
3 4 6 8
Câu 3: Cho hình chóp S.ABCD . Gọi A′ , B′ , C ′ , D′ theo thứ tự là trung điểm của SA , SB , SC , SD .
Tính tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A′B′C ′D′ và S.ABCD .
1 1 1 1
A. B. C. D.
16 4 8 2

Page 77
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 4: Cho hình chóp S . ABC . Gọi M , N , P theo thứ tự là trung điểm của SA , SB , SC . Tính tỉ số
thể tích của 2 khối chóp S .MNP và S . ABC bằng
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
4 8 16 2
Câu 5: Cho khối chóp S . ABC có thể tích V . Gọi B′, C ′ lần lượt là trung điểm của AB, AC . Tính theo
V thể tích khối chóp S . AB′C ′ .
1 1 1 1
A. V . B. V . C. V. D. V .
3 2 12 4
Câu 6: Cho hình chóp S . ABCD , gọi I , J , K , H lần lượt là trung điểm các cạnh SA , SB , SC , SD .
Tính thể tích khối chóp S . ABCD biết thể tích khối chóp S .IJKH bằng 1 .
A. 16 . B. 8 . C. 2 . D. 4 .

Câu 7: Cho hình chóp S . ABC , trên các tia SA , SB , SC lần lượt lấy các điểm A ' , B ' , C ' . Gọi V1 , V2
lần lượt là thể tích khối chóp S . ABC và S . A ' B ' C ' . Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. V1 = SA . SB ' . SC . B. V1 = 1 . SB . SC .
V2 SA ' SB SC ' V2 2 SB ' SC '

C. V1 = SA . SB . D. V1 = SA . SB . SC .
V2 SA ' SB ' V2 SA ' SB ' SC '
3
Câu 8: Cho khối chóp SABC có thể tích bằng 5a . Trên các cạnh SB , SC lần lượt lấy các điểm M và
N sao cho SM  3MB , SN  4 NC (tham khảo hình vẽ). Tính thể tích V của khối chóp
AMNCB .
3 3
A. V  a 3 . B. V  a 3 . C. V  a 3 . D. V  2a 3 .
5 4
Câu 9: Nếu một hình chóp tứ giác đều có chiều cao và cạnh đáy cùng tăng lên 2 lần thì thể tích của nó
tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 8 lần.
Câu 10: Trên ba cạnh OA, OB, OC của khối chóp O. ABC lần lượt lấy các điểm A′, B′, C ′ sao cho
2OA′ = OA, 4OB′ = OB và 3OC ′ = OC. Tỉ số thể tích giữa hai khối chóp O. A′B′C ′ và O. ABC là
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
12 24 32 16

VM . ABC
Câu 11: Cho khối chóp SAB.C , M là trung điểm của SA . Tỉ số thể tích bằng
VS . ABC
1 1 1
A. . B. . C. 2 . D. .
4 2 8
Câu 12: Cho khối tứ diện ABCD có thể tích V và điểm E trên cạnh AB sao cho AE = 3EB . Tính thể
tích khối tứ diện EBCD theo V .
V V V V
A. . B. . C. . D. .
4 3 2 5
Câu 13: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích V . Các điểm A′ , B′ , C ′ tương ứng là trung điểm các cạnh
SA , SB , SC . Thể tích khối chóp S . A′B′C ′ bằng
V V V V
A. . B. . C. . D. .
8 4 2 16

Page 78
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 14: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh a . Trên các cạnh AB , AC lần lượt lấy các điểm B ', C ' sao
a 2a
cho
= AB ' = , AC ' . Tỉ số thể tích của khối tứ diện AB ' C ' D và khối tứ diện ABCD là
2 3
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
2 3 4 5
Câu 15: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng V . Tính thể tích khối đa diện BAA′C ′C .
3V 2V V V
A. . B. . C. . D. .
4 3 2 4
Câu 16: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ , M là trung điểm CC ′ . Mặt phẳng ( ABM ) chia khối lăng trụ thành
hai khối đa diện. Gọi V1 là thể tích khối lăng trụ chứa đỉnh C và V2 là thể tích khối đa diện còn
V1
lại. Tính tỉ số .
V2
1 1 1 2
A. . B. . C. D.
5 6 2. 5
Câu 17: Khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng 6 . Mặt phẳng ( A′BC ′ ) chia khối lăng trụ thành một
khối chóp tam giác và một khối chóp tứ giác có thể tích lần lượt là
A. 2 và 4 . B. 3 và 3 . C. 4 và 2 . D. 1 và 5 .
Câu 18: Cho khối lăng trụ tam giác ABC. A′B ′C ′ có thể tích V . Gọi M là trung điểm của cạnh CC ′ .
Mặt phẳng ( MAB ) chia khối lăng trụ thành hai phần có tỉ số k ≤ 1 . Tìm k ?
2 3 1 1
A. . B. . C. . D. .
5 5 5 6
Câu 19: Một khối lăng trụ tứ giác đều có thể tích là 4 . Nếu gấp đôi các cạnh đáy đồng thời giảm chiều
cao của khối lăng trụ này hai lần thì được khối lăng trụ mới có thể tích là:
A. 8 . B. 4 . C. 16 . D. 2 .
Câu 20: Biết khối hộp ABCD. A ' B ' C ' D ' có thể tích V . Nếu tăng mỗi cạnh của hình hộp đó lên gấp hai
lần thì thể tích khối hộp mới là:
A. 8V . B. 4V . C. 2V . D. 16V .
VM . ABC
Câu 21: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có M là trung điểm của AA′ . Tỉ số thể tích bằng
VABC . A′B′C ′
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
6 3 12 2
Câu 22: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có thể tích là V . Gọi M là trung điểm cạnh AA′ . Khi đó thể
tích khối chóp M .BCC ′B′ là
V 2V V V
A. . B. . C. . D. .
2 3 3 6

Câu 23: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Biết diện tích mặt bên ( ABB′A′ ) bằng 15, khoảng cách từ điểm C
đến ( ABB′A′ ) bằng 6. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
A. 30 . B. 45 . C. 60 . D. 90 .
Câu 24: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng V . Tính thể tích khối đa diện ABCB′C ′ .
V V 3V 2V
A. . B. . C. . D. .
4 2 4 3

Page 79
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 25: Cho hình hộp ABCD. A ' B ' C ' D ' có I là giao điểm của AC và BD . Gọi V1 và V2 lần lượt là
V1
thể tích của các khối ABCD. A ' B ' C ' D ' và I . A ' B ' C ' . Tính tỉ số .
V2
V1 V1 V1 3 V1
A. = 6. B. = 2. C. = . D. = 3.
V2 V2 V2 2 V2

Câu 26: Cho tứ diện ABCD có thể tích V với M , N lần lượt là trung điểm AB, CD . Gọi V1 , V2 lần lượt
V +V
là thể tích của MNBC và MNDA . Tính tỉ lệ 1 2 .
V
A. 1 . B. 1 . C. 1 . D. 2 .
2 3 3

Câu 27: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M và N là trung điểm các cạnh SA, SC ,
VSBMPN
mặt phẳng ( BMN ) cắt cạnh SD tại P . Tỉ số bằng :
VSABCD
VSBMPN 1 VSBMPN 1 V 1 VSBMPN 1
A. = . B. = . C. SBMPN = . D. = .
VSABCD 16 VSABCD 6 VSABCD 12 VSABCD 8

Câu 28: Cho tứ diện ABCD . Gọi B′ , C ′ lần lượt là trung điểm của AB và CD . Khi đó tỷ số thể tích của
khối đa diện AB′C ′D và khối tứ diện ABCD bằng
A. 1 . B. 1 . C. 1 . D. 1 .
2 4 6 8
Câu 29: Cho hình chóp S . ABCD đáy là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA, SC .
V
Mặt phẳng ( BMN ) cắt SD tại P . Tỉ số S . BMPN bằng:
VS .ABCD
VS . BMPN 1 VS .BMPN 1 VS . BMPN 1 VS .BMPN 1
A. = . B. = . C. = . D. = .
VS .ABCD 16 VS .ABCD 6 VS .ABCD 12 VS .ABCD 8

Câu 30: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi K , M lần lượt là trung điểm của
các đoạn thẳng SA , SB , (α ) là mặt phẳng qua K song song với AC và AM . Mặt phẳng
(α ) chia khối chóp S . ABCD thành hai khối đa diện. Gọi V1 là thể tích của khối đa diện chứa
V1
đỉnh S và V2 là thể tích khối đa diện còn lại. Tính tỉ số
V2
V1 7 V1 5 V1 7 V1 9
A.  . B.  . C.  . D.  .
V2 25 V2 11 V2 17 V2 23

Câu 31: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD . Mặt phẳng ( P) qua A và vuông góc với SC cắt

SB, SC , SD lần lượt tại B′, C ′, D′ . Biết C ′ là trung điểm của SC . Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích
V1
hai khối chóp S . AB′C ′D′ và S . ABCD . Tính tỷ số .
V2
V1 2 V1 2 V1 4 V1 1
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 3 V2 9 V2 9 V2 3

Page 80
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 32: Cho hình chóp S . ABCD . Gọi A, B , C , D theo thứ tự là trung điểm của SA, SB, SC , SD . Tính
tỉ số thể tích của hai khối chóp S . A B C D và S . ABCD .
A. 1 . B. 1 . C. 1 . D. 1 .
16 4 8 2

Câu 33: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, trên cạnh SA lấy điểm M và đặt
SM
= x . Giá trị x để mặt phẳng ( MBC ) chia khối chóp đã cho thành hai phần có thể tích bằng
SA
nhau là:
5 −1 5 5 −1
A. x = 1 . B. x = . C. x = . D. x = .
2 2 3 3
Câu 34: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của
các cạnh AB , BC . Điểm I thuộc đoạn SA . Biết mặt phẳng ( MNI ) chia khối chọp S . ABCD

thành hai phần, phần chứa đỉnh S có thể tích bằng 7 lần phần còn lại. Tính tỉ số k = IA ?
13 IS
A. 1 . B. 2 . C. 1 . D. 3 .
2 3 3 4

SA 6,=
Câu 35: Cho hình chóp S.ABC có= SB 2,=
SC 4,= = 90o , 

AB 2 10, SBC = 120o . Mặt phẳng
ASC
( P) đi qua B và trung điểm N của SC đồng thời vuông góc với ( SAC ) cắt SA tại M. Tính tỉ số
VS . BMN
thể tích k = .
VS . ABC
A. k = 2 . B. k = 1 . C. k = 1 . D. k = 2 .
5 4 6 9
Câu 36: Cho tứ diện ABCD , trên các cạnh BC , BD, AC lần lượt lấy các điểm M , N , P sao cho
BC = 3BM
= , BD 3=
BN , AC 2 AP. Mặt phẳng ( MNP ) chia khối tứ diện ABCD thành hai khối
2
đa diện có thể tích là V1 ,V2 , trong đó khối đa diện chứa cạnh CD có thể tích là V2 . Tính tỉ số
V1
.
V2
V1 26 V1 26 V1 15 V1 3
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 19 V2 13 V2 19 V2 19

Câu 37: Cho tứ diện ABCD . Xét điểm M trên cạnh AB , điểm N trên cạnh BC , điểm P trên cạnh CD
MB NB PC 3
sao cho= 3,= 4,= . Gọi V1 ,V2 theo thứ tự là thể tích các khối tứ diện MNBD
MA NC PD 2
V1
và NPAC . Tỉ số bằng
V2
1 1
A. 3 . B. 5 . C. . D. .
5 3

Page 81
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 38: Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N là hai điểm nằm trên hai cạnh SC,
SM 1 SN VG.MND m
SD sao cho= ,
= 2 , biết G là trọng tâm tam giác SAB . Tỉ số thể tích = , m,
SC 2 ND VS . ABCD n
n là các số nguyên dương và ( m, n ) = 1 . Giá trị của m + n bằng:
A. 17 B. 19 C. 21 D. 7
Câu 39: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA, SB
. Mặt phẳng ( MNCD ) chia hình chóp đã cho thành hai phần. Tỉ số thể tích hai phần là (số bé
chia số lớn)
1 4
A. 3 . B. 3 . C. . D. .
5 4 3 5
Câu 40: Cho hình chóp S . ABCD . Gọi M , N , P , Q theo thứ tự là trung điểm của SA , SB , SC , SD .
V1
Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích của hai khối chóp S .MNPQ và S . ABCD . Tỉ số bằng
V2
A. 1 . B. 1 . C. 1 . D. 1 .
16 8 2 4

Câu 41: Cho hình chóp S . ABC , M và N là các điểm thuộc các cạnh SA và SB sao cho MA = 2 SM ,
SN = 2 NB , (α ) là mặt phẳng qua MN và song song với SC . Mặt phẳng (α ) chia khối chóp
S . ABC thành hai khối đa diện ( H1 ) và ( H 2 ) với ( H1 ) là khối đa diện chứa điểm S , ( H 2 ) là
V1
khối đa diện chứa điểm A . Gọi V1 và V2 lần lượt là thể tích của ( H1 ) và ( H 2 ) . Tính tỉ số
V2
.
A. 4 . B. 5 . C. 3 . D. 4 .
5 4 4 3

Câu 42: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , = 60° và SA vuông góc với
BAD
mặt phẳng ( ABCD ) . Góc giữa hai mặt phẳng ( SBD ) và ( ABCD ) bằng 45° . Gọi M là điểm
đối xứng của C qua B và N là trung điểm của SC . Mặt phẳng ( MND ) chia khối chóp
S . ABCD thành hai khối đa diện, trong đó khối đa diện chứa đỉnh S có thể tích V1 , khối đa diện
còn lại có thể tích V2 (tham khảo hình vẽ bên).

V1
Tính tỉ số .
V2

V1 12 V1 5 V1 1 V1 7
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 7 V2 3 V2 5 V2 5

Page 82
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 43: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật. Mặt phẳng (α ) đi qua A , B và trung
điểm M của SC . Mặt phẳng (α ) chia khối chóp đã cho thành hai phần có thể tích lần lượt là
V1
V1 , V2 với V1 < V2 . Tính .
V2
V1 3 V1 1 V1 1 V1 3
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 5 V2 3 V2 4 V2 8

Câu 44: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a . Mặt phẳng ( P ) chứa cạnh BC cắt cạnh AD tại E . Biết góc
5 2
giữa hai mặt phẳng ( P ) và ( BCD ) có số đo là α thỏa mãn tan α = . Gọi thể tích của hai
7
V1
tứ diện ABCE và tứ diện BCDE lần lượt là V1 và V2 . Tính tỉ số .
V2
A. 3 . B. 5 . C. 3 . D. 1 .
5 8 8 8

Câu 45: Cho khối chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC , mặt
phẳng ( P ) chứa AM và song song BD chia khối chóp thành hai khối đa diện, đặt V1 là thể tích
V2
khối đa diện có chứa đỉnh S và V2 là thể tích khối đa diện có chứa đáy ABCD . Tỉ số là:
V1
V2 V2 V2 V2 3
A. = 3. B. = 2. C. = 1. D. = .
V1 V1 V1 V1 2

Câu 46: Cho điểm M nằm trên cạnh SA , điểm N nằm trên cạnh SB của hình chóp tam giác S . ABC
sao cho SM = 1 , SN = 2. Mặt phẳng (α ) qua MN và song song với SC chia khối chóp thành
MA 2 NB
2 phần. Gọi V1 là thể tích của khối đa diện chứa A , V2 là thể tích của khối đa diện còn lại. Tính
V1
tỉ số ?
V2
V1 4 V1 5 V1 5 V1 6
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 5 V2 4 V2 6 V2 5
Câu 47: Cho khối chóp tứ giác S . ABCD . Mặt phẳng đi qua trọng tâm các tam giác SAB, SAC , SAD chia
V1
khối chóp thành hai phần có thể tích là V1 và V2 (V1 < V2 ) . Tính tỉ lệ .
V2
A. 8 . B. 16 . C. 8 . D. 16 .
27 81 19 75
Câu 48: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′. Trên các cạnh AA′, BB′ lần lượt lấy các điểm E , F sao cho
=AA′ kA
=′E , BB′ kB′F . Mặt phẳng ( C ′EF ) chia khối lăng trụ đã cho thành hai khối đa diện
bao gồm khối chóp C ′. A′B′FE có thể tích V1 và khối đa diện ABCEFC ′ có thể tích V2 . Biết rằng
V1 2
= , tìm k .
V2 7
A. k = 4 . B. k = 3 . C. k = 1 . D. k = 2 .

Page 83
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 49: Cho khối đa diện như hình vẽ bên. Trong đó ABC. A ' B ' C ' là khối lăng trụ tam giác đều có tất cả
các cạnh đều bằng 1, S . ABC là khối chóp tam giác đều có cạnh bên SA  2 . Mặt phẳng  SA ' B '
3
chia khối đa diện đã cho thành hai phần. Gọi V1 là thể tích phần khối đa diện chứa đỉnh A , V2
là thể tích phần khối đa diện không chứa đỉnh A . Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. 72V1  5V2 . B. 3V1  V2 . C. 24V1  5V2 . D. 4V1  5V2 .


Câu 50: Cho khối lăng trụ đứng tam giác ABC. A′B′C ′ . Gọi M , N , P, Q lần lượt là các điểm thuộc AA′

, AA′ , BB′ , CC ′ , B′C ′ thỏa mãn AM = 1 , BN = 1 , CN = 1 , C Q = 1 . Gọi V1 , V2 là thể tích
AA ' 2 BB ' 3 CC ' 4 C ′B′ 5
V1
khối tứ diện MNPQ và ABC. A′B′C ′ . Tính tỷ số .
V2
V1 11 V1 11 V1 19 V1 22
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 30 V2 45 V2 45 V2 45

Câu 51: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Gọi M , N , P lần lượt là các điểm thuộc các cạnh AA′ , BB′
, CC ′ sao cho AM = 2 MA′ , NB′ = 2 NB , PC = PC ′ . Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích của hai khối
V1
đa diện ABCMNP và A′B′C ′MNP . Tính tỉ số .
V2
V1 V1 1 V1 V1 2
A. = 2. B. = . C. = 1. D. = .
V2 V2 2 V2 V2 3

Câu 52: Cho hình chóp S . ABCD , gọi I , J , K , H lần lượt là trung điểm các cạnh SA , SB , SC , SD .
Tính thể tích khối chóp S . ABCD biết thể tích khối chóp S .IJKH bằng 1 .
A. 16 . B. 8 . C. 2 . D. 4 .
Câu 53: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a . Mặt bên tạo với đáy
góc 600 . Gọi K là hình chiếu vuông góc của O trên SD . Tính theo a thể tích khối tứ diện
DKAC
4a 3 3 4a 3 3 2a 3 3
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  a3 3 .
15 5 15
Câu 54: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích bằng 32 . Gọi M , N , P , Q lần lượt là trung điểm SA , SB
, SC , SD . Thể tích khối chóp S . MNPQ bằng
A. 16 . B. 8 . C. 4 . D. 2 .

Page 84
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 55: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi. Gọi D′ là trung điểm SD , mặt phẳng chứa
BD′ và song song với AC lần lượt cắt các cạnh SA , SC tại A′ và C ′ . Biết thể tích khối chóp
S . A′BC ′D′ bằng 1 , tính thể tích V của khối chóp S . ABCD .
A. V = 9 . B. V = 3 . C. V = 6 . D. V = 3 .
2 2

Câu 56: Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng 1 . Gọi M , N , P lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC
, ACD , ABD . Tính thể tích của tứ diện AMNP .
A. 1 . B. 2 . C. 1 . D. 2 .
27 9 3 27
Câu 57: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích bằng 18, đáy ABCD là hình bình hành. Điểm M thuộc cạnh
SD sao cho SM = 2MD . Mặt phẳng ( ABM ) cắt đường thẳng SC tại N . Thể tích khối chóp
S . ABNM bằng
A. 6. B. 10. C. 12. D. 8.
Câu 58: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Điểm M thuộc cạnh A′B′ sao cho A′B′ = 3 A′M . Đường thẳng
BM cắt đường thẳng AA′ tại F , và đường thẳng CF cắt đường thẳng A′C ′ tại G , Tính tỉ số
thể tích khối chóp FA′MG và thể tích khối đa diện lồi GMB′C ′CB
A. 1 . B. 1 . C. 3 . D. 1 .
11 27 22 28
Câu 59: Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng V , hai điểm M và P lần lượt là trung điểm của AB, CD
; điểm N thuộc đoạn AD sao cho AD = 3 AN . Tính thể tích tứ diện BMNP .
V V V
A. V . B. . C. . D. .
4 12 8 6
Câu 60: Cho hình chóp S . ABCD có thể tích bằng 48 và ABCD là hình thoi. Các điểm M , N , P , Q
lần lượt là các điểm trên các đoạn SA , SB , SC , SD thỏa mãn SA = 2SM , SB = 3SN ,
SC = 4 SP , SD = 5SQ . Tính thể tích khối đa diện S .MNPQ
A. 2 . B. 4 . C. 6 . D. 8 .
5 5 5 5
Câu 61: Cho khối chóp đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng
2a . Gọi M là trung điểm SB ,
N là điểm trên đoạn SC sao cho NS = 2 NC . Thể tích của khối chóp A.BCNM bằng
a 3 11 a 3 11 a 3 11 a 3 11
A. . B. . C. . D. .
18 24 36 16
   60 
Câu 62: Cho hình chóp S . ABC có SA  2a , SB  3a , SC  4a và ASB  BSC , ASC  90 .
Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
2a 3 2 4a 3 2
A. V  . B. V  2a 3 2 . C. V 
. D. V  a 3 2 .
9 3
Câu 63: Cho hình chóp đều S . ABCD, có đáy và cạnh bên đều bằng a 2. Gọi M , N lần lượt là trung
điểm của các cạnh SB, SD. Mặt phẳng ( AMN ) chia khối chóp thành hai phần có thể tích V1 , V2
với V1  V2 . Ta có V2 bằng
a3 5a 3 8a 3 a3
A. . B. . C. . D. .
18 9 15 9
   0
Câu 64: Cho tứ diện ABCD có AB  1; AC  2; AD  3 và BAC  CAD  DAB  60 .Tính thể tích V
của khối tứ diện ABCD .

Page 85
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 2 3 2
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
2 6 4 12

Câu 65: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân ở B , AC = a 2 . SA vuông góc với
mặt phẳng ( ABC ) và SA = a . Gọi G là trọng tâm của tam giác SBC . Một mặt phẳng đi qua hai
điểm A , G và song song với BC cắt SB , SC lần lượt tại B′ và C ′ . Thể tích khối chóp S . AB′C ′
bằng:
2a 3 a3 4a 3 2a 3
A. . B. . C. . D. .
27 9 27 9
Câu 66: Một viên đá có dạng khối chóp tứ giác đều với tất cả các cạnh bằng nhau và bằng a . Người ta
cưa viên đá đó theo mặt phẳng song song với mặt đáy của khối chóp để chia viên đá thành hai
phần có thể tích bằng nhau. Tính diện tích thiết diện viên đá bị cưa bởi mặt phẳng nói trên.
a2 a2 a2 3
2a 2
A. 3 . B. . C. 3 . D. .
2 3 4 4
Câu 67: Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC , AD vuông góc với nhau từng đôi một và
= AB 3= a, AC 6= a, AD 4a . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC , CD, BD .
Tính thể tích khối đa diện AMNP .
A. 12a 3 B. 3a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Câu 68: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi và có thể tích bằng 2 . Gọi M , N lần lượt
SM SN
là các điểm trên cạnh SB và SD sao cho = = k . Tìm giá trị của k để thể tích khối chóp
SB SD
1
S . AMN bằng .
8
1 2 1 2
A. k = . B. k = . C. k = . D. k = .
8 4 4 2
1
Câu 69: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có thể tích bằng V. Lấy điểm A′ trên cạnh SA sao cho SA ' = SA
3
. Mặt phẳng qua A′ và song song với đáy của hình chóp cắt các cạnh SB, SC, SD lần lượt tại B’,
C’, D’. Tính theo V thể tích khối chóp S.A’B’C’D’?
V V V V
A. . B. . C. . D. .
3 81 27 9

Câu 70: Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC và AD đôi một vuông góc với nhau. Gọi G1 , G2 , G3 và
G4 lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC , ABD, ACD và BCD . Biết AB = 6a, AC = 9a ,
AD = 12a . Tính theo a thể tích khối tứ diện G1G2G3G4 .
A. 4a 3 . B. a 3 . C. 108a 3 . D. 36a 3 .

Page 86
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 71: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân ở B , AC = a 2 , SA ⊥ ( ABC ) ,
SA = a . Gọi G là trọng tâm của tam giác SBC , mặt phẳng (α ) đi qua AG và song song với
BC chia khối chóp thành hai phần. Gọi V là thể tích của khối đa diện không chứa đỉnh S . Tính
V.
4a 3 4a 3 5a 3 2a 3
A. . B. . C. . D. .
9 27 54 9
Câu 72: Cho tứ diện ABCD có thể tích V . Gọi E , F , G lần lượt là trung điểm của BC , BD, CD và
M , N , P, Q lần lượt là trọng tâm ∆ABC , ∆ABD, ∆ACD, ∆BCD . Tính thể tích khối tứ diện
MNPQ theo V .
V V 2V V
A. . B. . C. . D. .
9 3 9 27
Câu 73: Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng 12 và G là trọng tâm của tam giác BCD . Tính thể tích V
của khối chóp A.GBC
A. V = 3 B. V =4 C. V = 6 D. V = 5

Câu 74: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB , BC
và E là điểm đối xứng với B qua D . Mặt phẳng ( MNE) chia khối tứ diện ABCD thành hai
khối đa diện, trong đó khối chứa điểm A có thể tích V . Tính V .
13 2 a 3 7 2a3 2a3 11 2 a 3
A. B. C. D.
216 216 18 216
Câu 75: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích V = 12 . Gọi M , N lần
lượt trung điểm SA, SB; P là điểm thuộc cạnh SC sao cho PS = 2 PC . Mặt phẳng ( MNP ) cắt cạnh
SD tại Q . Tính thể tích khối chóp S .MNPQ bằng
5 7 4 12
A. . B. . C. . D. .
18 3 3 25

Câu 76: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có tất cả các cạnh bằng 1 . Gọi G là trọng tâm của tam giác
SBC . Thể tích khối tứ diện SGCD bằng
2 2 3 2
A. . B. . C. . D. .
36 6 36 18
Câu 77: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích bằng 1, đáy ABCD là hình thang với cạnh đáy lớn là AD
và AD = 3BC . Gọi M là trung điểm cạnh SA, N là điểm thuộc cạnh CD sao cho ND = 3 NC .
Mặt phẳng ( BMN ) cắt cạnh SD tại P . Thể tích khối chóp A.MBNP bằng
3 5 5 9
A. . B. . C. . D. .
8 12 16 32
Câu 78: Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng V . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của
các cạnh AB , A′C ′ , BB′ . Tính thể tích khối tứ diện CMNP .
1 7 5 1
A. V . B. V. C. V. D. V .
8 48 48 6

Page 87
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 79: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành và có thể tích bằng 48 . Trên cạnh SB , SD
lấy các điểm M , N sao cho SM = MB , SD = 3SN . Mặt phẳng ( AMN ) cắt SC tại P . Tính thể
tích V của khối tứ diện SMNP .
1 1
A. V = . B. V = . C. V = 2 . D. V = 1 .
3 2
= CBD
Câu 80: Cho tứ diện ABCD có DAB = 90° ; AB = a 5; 
= a; AC = 135° . Biết góc giữa hai
ABC
mặt phẳng ( ABD ) , ( BCD ) bằng 30° . Thể tích của tứ diện ABCD là
a3 a3 a3 a3
A. . B. . C. . D. .
2 3 2 3 2 6

Câu 81: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SB . N là điểm
thuộc cạnh SC sao cho SN = 2CN , P là điểm thuộc cạnh SD sao cho SP = 3DP . Mặt phẳng
( MNP ) cắt SA tại Q. Biết khối chóp SMNPQ có thể tích bằng 1. Khối đa diện ABCD.QMNP
có thể tích bằng
9 17 14
A. . B. . C. 4 . D. .
7 5 5

Câu 82: Cho hình chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , tam giác ABC đều, AB = a , góc giữa SB và mặt phẳng
( ABC ) bằng 60° . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA , SB . Tính thể tích của khối chóp
S .MNC .
a3 a3 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
8 4 12 16

Câu 83: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình vuông tâm O , SA = a 6 , SA vuông góc với đáy,
mặt phẳng ( SBC ) tạo với đáy góc ϕ sao cho tan ϕ = 6 . Gọi G là trọng tâm tam giác SCD .
Tính thể tích khối tứ diện SOGC .
a3 6 a3 6 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
36 6 12 24
Câu 84: Cho khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích V . Lấy điểm M thuộc cạnh AA′ sao cho
MA = 2 MA′ . Thể tích của khối chóp M . ABC bằng
V V V V
A. . B. . C. . D. .
3 9 18 6
Câu 85: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có thể tích là V .Gọi M là trung điểm BB ' , điểm N thuộc cạnh
CC ' sao cho CN  2C ' N . Tính thể tích khối chóp A.BCMN theo V .
7V 7V V 5V
A. VA. BCMN  . B. VA. BCMN  . C. VA. BCMN  . D. VA. BCMN  .
12 18 3 18

Câu 86: Cho khối chóp S . ABC có  = CSA


ASB= BSC = 60°, SA = a, SB = 2a, SC = 4a . Tính thể tích
khối chóp S . ABC theo a .
8a 3 2 2a 3 2 4a 3 2 a3 2
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3

Page 88
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

  
Câu 87: Cho khối chóp S . ABC có góc ASB= BSC= CSA= 60° và SA = 2 , SB = 3 , SC = 4 . Thể tích
khối chóp S . ABC .
A. 2 2 . B. 2 3 . C. 4 3 . D. 3 2 .
Câu 88: Cho khối tứ diện ABCD có thể tích 2017 . Gọi M , N , P , Q lần lượt là trọng tâm của các tam
giác ABC , ABD , ACD , BCD . Tính theo V thể tích của khối tứ diện MNPQ .
2017 4034 8068 2017
A. . B. . C. . D. .
9 81 27 27
Câu 89: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA = a và SA vuông góc với
đáy. Gọi M là trung điểm SB , N là điểm thuộc cạnh SD sao cho SN = 2 ND . Tính thể tích V
của khối tứ diện ACMN .
1 1 1 1
A. V = a 3 B. V = a 3 . C. V = a 3 . D. V = a 3 .
12 6 8 36
Câu 90: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và
SA = 2a . Gọi B′; D′ lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên các cạnh SB, SD . Mặt phẳng
( AB′D′ ) cắt cạnh SC tại C ′ . Tính thể tích của khối chóp S . AB′C ′D′
a3 16a 3 a3 2a 3
A. . B. . C. . D.
3 45 2 4
Câu 91: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 1 . Trên các cạnh AB và CD lần lượt lấy các điểm M và
    
N sao cho MA + MB = 0 và NC = −2 ND . Mặt phẳng ( P ) chứa MN và song song với AC
chia khối tứ diện ABCD thành hai khối đa diện, trong đó khối đa diện chứa đỉnh A có thể tích
là V . Tính V .
2 11 2 7 2 2
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
18 216 216 108
Câu 92: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD đáy là hình bình hành có thể tích bằng V . Lấy điểm B′ , D′ lần
lượt là trung điểm của cạnh SB và SD . Mặt phẳng qua ( AB′D′ ) cắt cạnh SC tại C ′ . Khi đó thể
tích khối chóp S . AB′C ′D′ bằng
V 2V V3 V
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 6
Câu 93: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy,
SA = a 2 . Một mặt phẳng đi qua A vuông góc với SC cắt SB , SD , SC lần lượt tại B′ , D′ ,
C ′ . Thể tích khối chóp S AB′C ′D′ là:
2a 3 3 2a 3 2 a3 2 2a 3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
9 3 9 3
Câu 94: Cho khối tứ diện đều ABCD có thể tích là V . Gọi M , N , P , Q lần lượt là trung điểm của
AC , AD , BD , BC . Thể tích khối chóp AMNPQ là
V V V V 2
A. . B. . C. . D. .
6 3 4 3

Page 89
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 95: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA = a và SA vuông góc với
đáy. Gọi M là trung điểm SB , N thuộc cạnh SD sao cho SN = 2 ND . Tính thể tích V của
khối tứ diện ACMN .
1 1 1 1
A. V = a3 . B. V = a3 . C. V = a3 . D. V = a3 .
8 6 36 12
Câu 96: Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng 2110 . Biết A′M = MA , DN = 3 ND′ ,
CP = 2C ′P như hình vẽ. Mặt phẳng ( MNP ) chia khối hộp đã cho thành hai khối đa diện. Thể
tích khối đa diện nhỏ hơn bằng

5275 8440 7385 5275


A. . B. . C. D. .
6 9 18 12
Câu 97: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành có thể tích bằng V . Gọi E là điểm
trên cạnh SC sao cho EC = 2 ES . Gọi (α ) là mặt phẳng chứa AE và song song với BD , (α )
cắt SB, SD lần lượt tại hai điểm M , N . Tính theo V thể tích của khối chóp S . AMEN .
3V V 3V V
A. . B. . C. . D. .
8 6 16 9
Câu 98: Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng 2110 . Biết A′M = MA ; DN = 3 ND′ ;
CP = 2 PC ′ . Mặt phẳng ( MNP ) chia khối hộp đã cho thành hai khối đa diện. Thể tích khối đa
diện nhỏ hơn bằng
D′ C′
A′
N B′
P

D C
A B

7385 5275 8440 5275


A. . B. . C. . D. .
18 12 9 6
Câu 99: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng 2018. Gọi M là trung điểm AA′ ; N , P lần lượt
là các điểm nằm trên các cạnh BB′ , CC ′ sao cho BN = 2 B′N , CP = 3C ′P . Tính thể tích khối
đa diện ABC.MNP .
32288 40360 4036 23207
A. . B. . C. . D. .
27 27 3 18
Câu 100: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng 6a 3 . Các điểm M , N , P lần lượt thuộc các
AM 1 BN CP 2
cạnh AA′ , BB′ , CC ′ sao cho = , = = . Tính thể tích V ′ của đa diện
AA′ 2 BB′ CC ′ 3
ABC.MNP
11 3 9 11 11
A. V ′ = a . B. V ′ = a 3 . C. V ′ = a 3 . D. V ′ = a 3 .
27 16 3 18

Page 90
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

KHỐI ĐA DIỆN
I
CHƯƠNG

THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

BÀI 3. THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN


III HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

PHƯƠNG PHÁP CHUNG


1. Kỹ thuật chuyển đỉnh
A. Song song đáy
Vcò = Vmíi

B. Cắt đáy

Vcò Giao cò IA
= =
Vmíi Giao míi IB

2. Kỹ thuật chuyển đáy (đường cao không đổi)

Vcò S
= đÊy
Vmíi SđÊy míi

- Để kỹ thuật chuyển đáy được thuận lợi, ta nên chọn hai đáy có cùng công thức tính diện
tích, khi đó ta sẽ dễ dàng so sánh tỉ số hơn.
- Cả hai kỹ thuật đều nhằm mục đích chuyển đa diện ban đầu về đa diện khác dễ tính thể tích
hơn.
3. Tỉ số diện tích của hai tam giác

S∆OMN OM.ON
=
S∆APQ OP.OQ

4. Tỉ số thể tích của khối chóp


A. Công thức tỉ số thể tích của hình chóp tam giác

VS . MNP SM SN SP
= . .
VS . ABC SA SB SC

Công thức trên chỉ áp dụng cho hình chóp tam giác,
do đó trong nhiều trường hợp ta cần

Page 1
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

hoạt phân chia hình chóp đã cho thành nhiều hình


chóp tam giác khác nhau rồi mới áp dụng.
B. Một số trường hợp đặc biệt
SA1 SB1 SC1 SD1 VS . A1 B1C1D1
Nếu ( A1 B1C1 D1 )  ( ABCD ) và = = = = k thì = k3
SA SB SC SD VS . ABCD

Kết quả vẫn đúng trong trường hợp đáy là n − giác.


5. Tỉ số thể tích của khối lăng trụ
A. Lăng trụ tam giác
Gọi V là thể tích khối lăng trụ, V( 4 ) là thể tích khối chóp tạo thành từ 4 trong 6 đỉnh của lăng
trụ,

V( 5) là thể tích khối chóp tạo thành từ 5 trong 6 đỉnh của lăng trụ. Khi đó:

V
V( 4 ) =
3

2
V( 5) = V
3

V 2V
Ví dụ:
= V A ' B ' BC = ; VA ' B ' ABC
3 3
B. Mặt phẳng cắt các cạnh bên của lăng trụ tam giác
Gọi V1 , V2 và V lần lượt là thể tích phần trên, phần dưới và lăng trụ. Giả sử
AM CN BP
= m= , n=
, p
AA ' CC ' BB '

m+n+ p
Khi đó: V2 = .V
3

AM CN
Khi M ≡ A ', N ≡ C thì= 1,= 0
AA ' CC '

Page 2
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

6. Khối hộp
A. Tỉ số thể tích của khối hộp
Gọi V là thể tích khối hộp, V( 4 ) là thể tích khối chóp tạo thành từ 4 trong 8 đỉnh của khối hộp.
Khi đó:

V
V( 4 ) (hai đường chéo của hai mặt phẳng song song) =
3

V
V( 4 ) (trường hợp còn lại) =
6

V V
Ví dụ:
= VA ' C ' BD = , V A'C ' D' D
3 6
B. Mặt phẳng cắt các cạnh của hình hộp (chỉ quan tâm tới hai cạnh đối nhau)
DM 
= x
DD '  x+y
 ⇒ V2 = .V
BP 2
=y
BB ' 

DẠNG 1. TỈ SỐ THỂ TÍCH KHỐI CHÓP TAM GIÁC


Câu 1: Cho hình chóp S . ABC . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC . Tỉ số thể tích
VS . ABC
bằng
VS .MNP
A. 12 . B. 2 . C. 8 . D. 3 .
Lời giải

VS . ABC SA SB SC
Ta có = . .= 2.2.2
= 8 , suy ra đáp án C.
VS .MNP SM SN SP

Câu 2: Cho tứ diện MNPQ . Gọi I ; J ; K lần lượt là trung điểm của các cạnh MN ; MP ; MQ . Tỉ số
VMIJK
thể tích bằng
VMNPQ
1 1 1 1
A. B. C. D.
3 4 6 8
Lời giải

Page 3
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn D

VM . IJK MI MJ MK 1 1 1 1
Ta có:  . .  . .  .
VM . NPQ MN MP MQ 2 2 2 8

Câu 3: Cho hình chóp S.ABCD . Gọi A′ , B′ , C ′ , D′ theo thứ tự là trung điểm của SA , SB , SC , SD .
Tính tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A′B′C ′D′ và S.ABCD .
1 1 1 1
A. B. C. D.
16 4 8 2
Lời giải
Chọn C

V SA′ SB′ SD′ 1 V 1


Ta=
có S. A′B′D′ =
. . ⇒ S. A′B′D′ = .
VS. ABD SA SB SD 8 VS. ABCD 16

V SB′ SD′ SC ′ 1 V 1
Và S.B′D′C ′ =
= . . ⇒ S. B′D′C ′ = .
VS. BDC SB SD SC 8 VS. ABCD 16

VS. A′B′D′ VS. B′D′C ′ 1 1 1 V 1


Suy ra + = + = ⇒ S. A′B′C ′D′ = .
VS. ABCD VS. ABCD 16 16 8 VS. ABCD 8

Câu 4: Cho hình chóp S . ABC . Gọi M , N , P theo thứ tự là trung điểm của SA , SB , SC . Tính tỉ số
thể tích của 2 khối chóp S .MNP và S . ABC bằng
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
4 8 16 2
Lời giải
Chọn B

VS .MNP SM SN SP 1
Ta có = ⋅ ⋅ =
VS . ABC SA SB SC 8

Câu 5: Cho khối chóp S . ABC có thể tích V . Gọi B′, C ′ lần lượt là trung điểm của AB, AC . Tính theo
V thể tích khối chóp S . AB′C ′ .

Page 4
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 1
A. V. B. V. C. V. D. V.
3 2 12 4
Lời giải
Chọn D

VA.SB′C ′ AB′ AC ′ 1 1 1 1 1
Ta có tỷ số thể tích = . = = . . Do đó VA.SB′C ′ = VA.SBC hay VS . AB′C ′ = V .
VA.SBC AB AC 2 2 4 4 4

Câu 6: Cho hình chóp S . ABCD , gọi I , J , K , H lần lượt là trung điểm các cạnh SA , SB , SC , SD .
Tính thể tích khối chóp S . ABCD biết thể tích khối chóp S .IJKH bằng 1 .
A. 16 . B. 8 . C. 2 . D. 4 .
Lời giải
Chọn B

VS . ABC SA SB SC
Ta có:  . .  8  VS . ABC  8VS . IJK .
VS . IJK SI SJ SK
VS . ACD SA SC SD
 . .  8  VS . ACD  8VS . IKH
VS . IKH SI SK SH
Do đó: VS . ABCD  8VS . IJKH  8 .

Câu 7: Cho hình chóp S . ABC , trên các tia SA , SB , SC lần lượt lấy các điểm A ' , B ' , C ' . Gọi V1 , V2
lần lượt là thể tích khối chóp S . ABC và S . A ' B ' C ' . Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. V1 = SA . SB ' . SC . B. V1 = 1 . SB . SC .
V2 SA ' SB SC ' V2 2 SB ' SC '

C. V1 = SA . SB . D. V1 = SA . SB . SC .
V2 SA ' SB ' V2 SA ' SB ' SC '
Lời giải
Chọn D

Theo công thức tỉ số thể tích ta có V1 = SA . SB . SC .


V2 SA ' SB ' SC '

Page 5
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 8: Cho khối chóp SABC có thể tích bằng 5a 3 . Trên các cạnh SB , SC lần lượt lấy các điểm M và
N sao cho SM  3MB , SN  4 NC (tham khảo hình vẽ). Tính thể tích V của khối chóp
AMNCB .
3 3
A. V  a 3 . B. V  a 3 . C. V  a 3 . D. V  2a 3 .
5 4
Lời giải
Chọn D

Gọi V1 là thể tích khối chóp SAMN và Vo là thể tích khối chóp SABC .

V1 SM SN 3 4 3
Theo công thức tỷ lệ thể tích ta có:  .  .  .
Vo SB SC 4 5 5

V là thể tích khối chóp AMNCB ta có V  V1  V0 .

2 2
Vậy V  V0  .5a 3  2a 3 .
5 5

Câu 9: Nếu một hình chóp tứ giác đều có chiều cao và cạnh đáy cùng tăng lên 2 lần thì thể tích của nó
tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 8 lần.
Lời giải
Chọn D

Gọi h , a lần lượt là chiều cao và cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều.

1
Thể tích của khối chóp tứ giác đều là V = a 2 h .
3

Khi tăng chiều cao và cạnh đáy lên 2 lần thì ta được khối chóp tứ giác đều mới có thể tích là

1 1
( 2a ) ( 2h ) =
2
V′ = 8 ⋅ a2h =
8V .
3 3
Vậy thể tích của khối chóp tăng lên 8 lần.

Câu 10: Trên ba cạnh OA, OB, OC của khối chóp O. ABC lần lượt lấy các điểm A′, B′, C ′ sao cho
2OA′ = OA, 4OB′ = OB và 3OC ′ = OC. Tỉ số thể tích giữa hai khối chóp O. A′B′C ′ và O. ABC là
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
12 24 32 16

Page 6
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn B

VO. A ' B′C ′ OA′ OB′ OC ′ 1 1 1 1


= . .
= . .
=
VO. ABC OA OB OC 2 4 3 24

VM . ABC
Câu 11: Cho khối chóp SAB.C , M là trung điểm của SA . Tỉ số thể tích bằng
VS . ABC
1 1 1
A. . B. . C. 2 . D. .
4 2 8
Lời giải
Chọn B

VS .MBC SM 1 VM . ABC 1
Ta có == ⇒ = .
VS . ABC SA 2 VS . ABC 2

Câu 12: Cho khối tứ diện ABCD có thể tích V và điểm E trên cạnh AB sao cho AE = 3EB . Tính thể
tích khối tứ diện EBCD theo V .
V V V V
A. . B. . C. . D. .
4 3 2 5
Lời giải
A

B D

C
VB. ECD BE AC AD 1 1
=. . = ⇒ VB. ECD =
VE . BCD = V
VA. BCD BA AC AD 4 4

Câu 13: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích V . Các điểm A′ , B′ , C ′ tương ứng là trung điểm các cạnh
SA , SB , SC . Thể tích khối chóp S . A′B′C ′ bằng
V V V V
A. . B. . C. . D. .
8 4 2 16
Lời giải

VS . A′B′C ′ SA′ SB′ SC ′ 1 V


Ta có = ⋅ ⋅ = ⇒ VS . A′B′C ′ = .
VS . ABC SA SB SC 8 8

Page 7
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 14: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh a . Trên các cạnh AB , AC lần lượt lấy các điểm B ', C ' sao
a 2a
cho
= AB ' = , AC ' . Tỉ số thể tích của khối tứ diện AB ' C ' D và khối tứ diện ABCD là
2 3
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
2 3 4 5
Lời giải

VAB 'C ' D AB ' AC ' 1


Ta có:= = . .
VABCD AB AC 3
A

B'

C'

B
C

DẠNG 2. TỈ SỐ KHỐI LĂNG TRỤ


Câu 15: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng V . Tính thể tích khối đa diện BAA′C ′C .
3V 2V V V
A. . B. . C. . D. .
4 3 2 4
Lời giải
Chọn B

Mặt phẳng ( BA′C ′ ) chia khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ thành hai khối: B. AA′C ′C và B. A′B′C ′
⇒ VB. AA′C ′C = VABC . A′B′C ′ − VB. A′B′C ′ .
1
Khối chóp B. A′B′C ′ và khối lăng trụ có chung đáy và chung chiều cao ⇒ VB. A′B′C ′ = V
3
1 2V
⇒ VBAA′C ′C =V− V= .
3 3

Page 8
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 16: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ , M là trung điểm CC ′ . Mặt phẳng ( ABM ) chia khối lăng trụ thành
hai khối đa diện. Gọi V1 là thể tích khối lăng trụ chứa đỉnh C và V2 là thể tích khối đa diện còn
V1
lại. Tính tỉ số .
V2
1 1 1 2
A. . B. . C. D.
5 6 2. 5
Lời giải

1
V1 là thể tích khối lăng trụ chứa đỉnh C tức=
là V1 V=
M . ABC S ABC .MC
3
1 5
V2 là thể tích khối đa diện còn lại ⇒
= V2 VABC . A′B′C=
′ − V1 S ABC .CC ′ − S ABC=
.CC ′ S ABC .CC ′
6 6
Khi đó ta có tỉ số
1 1
S MC S ABC .CC ′
V1 3 ABC 6 1
= = = .
V2 5 S .CC ′ 5 S .CC ′ 5
ABC ABC
6 6

Câu 17: Khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng 6 . Mặt phẳng ( A′BC ′ ) chia khối lăng trụ thành một
khối chóp tam giác và một khối chóp tứ giác có thể tích lần lượt là
A. 2 và 4 . B. 3 và 3 . C. 4 và 2 . D. 1 và 5 .
Lời giải
Chọn A

+) Thể tích khôi lăng


= ( B, ( A′B′C ′) ) .S A′B′C′ 6 .
trụ là: VABC . A′B′C ′ d=
+) Thể tích khối chóp tam giác B. A′B′C ′ là:
1 1 1
VB. A′B=
′C ′ .d ( B, ( A′B′C ′ ) ) .S A′B=
′C ′ .VABC . A′B=
′C ′ =.6 2 .
3 3 3

Page 9
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Vậy thể tích khối chóp tứ giác B. ACC ′A′ là: VB. ACC ′A′ = VABC . A′B′C ′ − VB. A′B′C ′ = 6 − 2 = 4 .

Câu 18: Cho khối lăng trụ tam giác ABC. A′B ′C ′ có thể tích V . Gọi M là trung điểm của cạnh CC ′ .
Mặt phẳng ( MAB ) chia khối lăng trụ thành hai phần có tỉ số k ≤ 1 . Tìm k ?
2 3 1 1
A. . B. . C. . D. .
5 5 5 6
Lời giải
Chọn C

Ta có V d ( C ′, ( ABC ) ) ⋅ S ABC .
=
1 1 1 5
Khi đó VM . ABC = d ( M , ( ABC ) ) .S ABC = d ( C ′, ( ABC ) ) ⋅ S ABC = V ⇒ VABM . A′B′C ′ = V .
3 6 6 6
VM . ABC 1
Vậy k =
= .
VABM . A′B′C ′ 5

Câu 19: Một khối lăng trụ tứ giác đều có thể tích là 4 . Nếu gấp đôi các cạnh đáy đồng thời giảm chiều
cao của khối lăng trụ này hai lần thì được khối lăng trụ mới có thể tích là:
A. 8 . B. 4 . C. 16 . D. 2 .
Lời giải
Chọn A
Giả sử khối lăng trụ tứ giác đều có độ dài cạnh đáy là a và chiều cao là h . Khi đó thể tích khối
lăng trụ tứ giác đều được tính bởi công thức V  B.h  a 2 .h  4 .
Nếu gấp đôi các cạnh đáy thì diện tích đáy mới B '  4a 2 . Giảm chiều cao hai lần nên chiều cao
h h
mới h '  . Vì vậy thể tích khối lăng trụ mới sẽ là: V  B '.h '  4a 2 .  2a 2 h  8 .
2 2
Câu 20: Biết khối hộp ABCD. A ' B ' C ' D ' có thể tích V . Nếu tăng mỗi cạnh của hình hộp đó lên gấp hai
lần thì thể tích khối hộp mới là:
A. 8V . B. 4V . C. 2V . D. 16V .
Lời giải
Chọn A
Ta có nếu tăng mỗi cạnh của khối hộp lên hai lần thì ta được khối hộp mới đồng dạng với khối
hộp cũ theo tỉ số 2. Do đó thể tích khối hộp mới bằng 23.V = 8V .
VM . ABC
Câu 21: Cho hình lăng trụ đứng ABC. A′B′C ′ có M là trung điểm của AA′ . Tỉ số thể tích bằng
VABC . A′B′C ′

Page 10
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
6 3 12 2
Lời giải
Chọn A

A' C'

B'
M

A C

B
Ta có:
VABC . A′B′C ′ = AA′.S ∆ ABC
1 1 1 1
VM . ABC
= = AM .S ∆ ABC .= AA′.S ∆ ABC VABC . A′B′C ′ .
3 3 2 6
V 1
⇒ M . ABC =
VABC . A′B′C ′ 6
Câu 22: Cho lăng trụ tam giác ABC. A′B′C ′ có thể tích là V . Gọi M là trung điểm cạnh AA′ . Khi đó thể
tích khối chóp M .BCC ′B′ là
V 2V V V
A. . B. . C. . D. .
2 3 3 6
Lời giải

Chọn B

Vì AA′ // ( BB′C ′C ) nên d ( M , ( BB′C ′C ) ) = d ( A, ( BB′C ′C ) ) suy ra VM .BB′C ′C = VA.BB′C ′C

1 2
Mà VA. BB′C ′C =VABC . A′B′C ′ − VAA′B′C ′ =V − V =V
3 3

2
Vậy VM . BB′C ′C = V .
3

Page 11
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 23: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Biết diện tích mặt bên ( ABB′A′ ) bằng 15, khoảng cách từ điểm C
đến ( ABB′A′ ) bằng 6. Tính thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .
A. 30 . B. 45 . C. 60 . D. 90 .
Lời giải
Chọn B

1 1
Ta có V=
C ABB′A′ d ( C ; ( ABB′A′ ) ) .S=
ABB′A′ =.6.15 30.
3 3

2 3
Mà VC ABB′A′ = .VABC . A′B′C ′ ⇒ VABC . A′B′C ′ = VC ABB′A′ = 45.
3 2

Câu 24: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng V . Tính thể tích khối đa diện ABCB′C ′ .
V V 3V 2V
A. . B. . C. . D. .
4 2 4 3
Lời giải
Chọn D

S ABC S=
Gọi chiều cao của lăng trụ là h , = A′B′C ′ S . Khi đó V = S .h .
1 1 2
Ta có VA.=
A′B′C ′ =S .h V ⇒ VABCB′C ′ = V.
3 3 3

Câu 25: Cho hình hộp ABCD. A ' B ' C ' D ' có I là giao điểm của AC và BD . Gọi V1 và V2 lần lượt là
V1
thể tích của các khối ABCD. A ' B ' C ' D ' và I . A ' B ' C ' . Tính tỉ số .
V2
V1 V1 V1 3 V1
A. = 6. B. = 2. C. = . D. = 3.
V2 V2 V2 2 V2
Lời giải

Page 12
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn A
B C

A D

B'
C'

A'
D'

Ta có: V1 = AA '.S A ' B 'C ' D '


1 1 1 1 1 V
=V2 d ( I ; ( A ' B=
' C ') ) .S ∆A ' B 'C ' ') ) . S A ' B 'C 'D' =
d ( A; ( A ' B ' C= AA '.S A ' B 'C ' D ' 6
V1 ⇒ 1 =
3 3 2 6 6 V2
Câu 26: Cho tứ diện ABCD có thể tích V với M , N lần lượt là trung điểm AB, CD . Gọi V1 , V2 lần lượt
V1 + V2
là thể tích của MNBC và MNDA . Tính tỉ lệ .
V
1 1 2
A. 1 . B. . C. . D. .
2 3 3
Lời giải
Chọn B

Vì M , N lần lượt là trung điểm AB, CD nên ta có:


d ( A, ( MCD ) ) d=
= ( B, ( MCD ) ) ; d ( C , ( NAB ) ) d ( D, ( NAB ) ) , do đó:
V VB.MCD V
V=
A. MCD V=
B . MCD = ; V1 V=
MNBC V=
C . MNB V=
D . MNB = ;
2 2 4
VA.MCD V
V2 V=
= MNAD V=
D . MNA V=
C . MNA = .
2 4

Page 13
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V V
+
V1 + V2 4 4 1
⇒ = = .
V V 2

Câu 27: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M và N là trung điểm các cạnh SA, SC
VSBMPN
, mặt phẳng ( BMN ) cắt cạnh SD tại P . Tỉ số bằng :
VSABCD
VSBMPN 1 VSBMPN 1 VSBMPN 1 VSBMPN 1
A. = . B. = . C. = . D. = .
VSABCD 16 VSABCD 6 VSABCD 12 VSABCD 8
Lời giải
Chọn B

{I } , SI ∩ SD =
Dựng SO ∩ MN = {P} , OE / / BP ;
SP SI 1 DE DO 1
Khi đó: I là tung điểm của MN , SO nên = = ; = =
SE SO 2 DP DP 2

SP 1
Vậy: SP = PE = ED ⇒ =
SD 3

VSMPB SP SM 1 1 1 V 1
= == ⇒ SMPB =
VSADB SD SA 3 2 6 VSABCD 12

VSNPB SP SN 1 1 1 V 1
= == ⇒ SNPB =
VSCDB SD SC 3 2 6 VSABCD 12

Page 14
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VSMPNB 1 1 1
VSBMPN = VSBMP + VSBPN ⇒ = + =
VSABCD 12 12 6

Câu 28: Cho tứ diện ABCD . Gọi B′ , C ′ lần lượt là trung điểm của AB và CD . Khi đó tỷ số thể tích của
khối đa diện AB′C ′D và khối tứ diện ABCD bằng
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
2 4 6 8
Lời giải
Chọn B

.
Ta có:.
1 1
S ∆DC ′A .d ( B′ , ( DC ′A ) ) DC ′.DA.sin 
ADC ′ d ( B′ , ( DC ′A ) )
VAB′C ′D VB′AC ′D 3 2 1 1 1
= = = . = = . .
ADC d ( B , ( DCA ) ) 2 2 4
VABCD VBACD 1 1
S ∆DCA .d ( B , ( DCA ) ) DC.DA.sin 
3 2
Câu 29: Cho hình chóp S . ABCD đáy là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA, SC .
VS . BMPN
Mặt phẳng ( BMN ) cắt SD tại P . Tỉ số bằng:
VS .ABCD
VS .BMPN 1 VS .BMPN 1 VS . BMPN 1 VS .BMPN 1
A. = . B. = . C. = . D. = .
VS .ABCD 16 VS .ABCD 6 VS .ABCD 12 VS .ABCD 8
Lời giải
Chọn B

Page 15
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

SM SN 1
Ta có M , N là trung điểm của SA, SC nên = = .
SA SC 2

Cách 1: Áp dụng định lý Menelaus cho ∆SOD ta có :


PS BD IO PS PS 1 SP 1
⋅ ⋅ = 1⇒ ⋅ 2 ⋅1 = 1 ⇒ = ⇒ = .
PD BO IS PD PD 2 SD 3

Cách 2: Kẻ OH // BP , ta có O là trung điểm của BD nên H là trung điểm của PD .

Ta có OH // IP mà I là trung điểm của SO nên P là trung điểm của SH .

SP 1
Suy ra =
SP PH
= HD ⇒ = .
SD 3

VS .BMPN 2VS .BMP SM SP 1 1 1


Theo công thức tỉ số thể tích ta có : = = ⋅ = ⋅ = ..
VS .ABCD 2VS .BAD SA SD 2 3 6

Câu 30: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi K , M lần lượt là trung điểm của
các đoạn thẳng SA , SB , (α ) là mặt phẳng qua K song song với AC và AM . Mặt phẳng (α )
chia khối chóp S . ABCD thành hai khối đa diện. Gọi V1 là thể tích của khối đa diện chứa đỉnh S
V1
và V2 là thể tích khối đa diện còn lại. Tính tỉ số
V2
V1 7 V1 5 V1 7 V1 9
A.  . B.  . C.  . D.  .
V2 25 V2 11 V2 17 V2 23
Lời giải
Chọn D

Page 16
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi V là thể tích khối chóp S . ABCD ; I , H lần lượt là trung điểm SC , SM . Do (α ) / /
( ACM ) nên (α ) cắt ( SAD), ( SBD), ( SCD) lần lượt tại KL, HP, IJ cùng song song với OM .

VB. HQP BH BQ BP 3 3 3 27 27 27 1 27
Ta có  . .  . .  . Suy ra VB. HQP  VB.SAC  . V  V .
VB.SAC BS BA BC 4 2 2 16 16 16 2 32

VA. KQL AK AQ AL 1 1 1 1 1 1 1 1
 . .  . .   VA. KQL  VA.SBD  . V  V .
VA.SBD AS AB AD 2 2 2 8 8 8 2 16

1
Tương tự:  VC.IPJ  V.
16

 27 1 1 23 9
Do đó V2     V  V  V1  V .
 32 16 16  32 32

V1 9
Vậy tỉ số  .
V2 23

Câu 31: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD . Mặt phẳng ( P) qua A và vuông góc với SC cắt
SB, SC , SD lần lượt tại B′, C ′, D′ . Biết C ′ là trung điểm của SC . Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích
V1
hai khối chóp S . AB′C ′D′ và S . ABCD . Tính tỷ số .
V2
V1 2 V1 2 V1 4 V1 1
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 3 V2 9 V2 9 V2 3
Lời giải
Chọn D

Page 17
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

có V2 2.=
Ta= VS . ABC 2.VS . ACD . Gọi = J SO ∩ AC ′ .
O AC ∩ BD , =
Vì C ′ là trung điểm của SC nên J là trọng tâm của ∆SAC .
Vì BD ⊥ ( SAC ) ⇒ BD ⊥ SC mà ( P ) qua A và vuông góc với SC nên ( P ) // BD .

Trong ( SBD ) qua J kẻ đường thẳng song song với BD cắt SB, SD lần lượt tại B′, D′ .
SB′ SD′ SJ 2
Ta có = = = .
SB SD SO 3
V1 VS . AB′C ′ VS . AC ′D′ 1  SA SB′ SC ′ SA SD′ SC ′  1 2 1 1
Khi đó = + =  . . + . .  = .2. . = .
V2 2VS . ABC 2VS . ACD 2  SA SB SC SA SD SC  2 3 2 3
Câu 32: Cho hình chóp S . ABCD . Gọi A, B , C , D theo thứ tự là trung điểm của SA, SB, SC , SD . Tính
tỉ số thể tích của hai khối chóp S . A B C D và S . ABCD .
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
16 4 8 2
Lời giải
Chọn C

VS . AB C  SA SB  SC  1 VS . AD C  SA SD  SC  1


Ta có:  . .  ;  . .  .
VS . ABC SA SB SC 8 VS . ADC SA SD SC 8

Mà VS . ABCD  VS . ABC  VS . ACD , suy ra

1
VS . AB C D VS . AB C   VS . AC D 8 VS . ABC  VS . ACD  1
   .
VS . ABCD VS . ABCD VS . ABCD 8

Câu 33: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, trên cạnh SA lấy điểm M và đặt
SM
= x . Giá trị x để mặt phẳng ( MBC ) chia khối chóp đã cho thành hai phần có thể tích bằng
SA
nhau là:

Page 18
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 5 −1 5 5 −1
A. x = . B. x = . C. x = . D. x = .
2 2 3 3
Lời giải
Chọn B

Ta có:
 BC / / ( SAD ) SM SN
 ⇒ ( SAD ) ∩ ( BMC ) =MN / / BC ⇒ = =x .
 BC ⊂ ( BMC ) SA SD
VS .MBC 2VS .MBC SM
= = = x
VS . ABC V SA
VS .MCN 2VS .MCN SM SN
= = = . x2
VS . ACD V SA SD
2 (VS .MCN + VS .MBC ) 2V V x + x2
⇒ =x + x 2 ⇔ S .MBCN =x + x 2 ⇔ S .MBCN = (1)
V V V 2
Mặt phẳng ( MBC ) chia khối chóp đã cho thành hai phần có thể tích bằng nhau
VS .MNBC 1
= ( 2)
V 2
5 −1
Từ (1) và ( 2 ) ta có: 1 = x + x 2 ⇔ x = .
2
Câu 34: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm
của các cạnh AB , BC . Điểm I thuộc đoạn SA . Biết mặt phẳng ( MNI ) chia khối chọp S . ABCD
7 IA
thành hai phần, phần chứa đỉnh S có thể tích bằng lần phần còn lại. Tính tỉ số k = ?
13 IS
1 2 1 3
A. . B. . C. . D. .
2 3 3 4
Lời giải
Chọn B

Page 19
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Mặt phẳng ( MNI ) cắt khối chóp theo thiết diện như hình 1. Đặt VS . ABCD = V .
1 1 S 1
Ta có S ∆APM = S ∆BMN = S ∆ABC = S ABCD ⇒ ∆APM = .
4 8 S ABCD 8
d ( I , ( ABCD ) ) IA k
= = .
d ( S , ( ABCD ) ) SA k + 1

VI . APM S d ( I , ( ABCD ) ) k k
⇒ = ∆APM . = ⇒ VI . APM = V.
VS . ABCD S ABCD d ( S , ( ABCD ) ) 8 ( k + 1) 8 ( k + 1)
Do MN / / AC ⇒ IK / / AC ⇒ IK / / ( ABCD ) ⇒ d ( I ; ( ABCD ) ) =
d ( K ; ( ABCD ) ) .
k
Mà S ∆APM = S ∆NCQ . ⇒ VI . APM = VK . NCQ = V.
8 ( k + 1)
Kẻ IH / / SD ( H ∈ SD ) như hình 2. Ta có :
IH AH AI k
= = = .
SD AD AS k + 1
IH PH PA AH PA 2 AH 1 2k 3k + 1
= = + = + = + = .
ED PD PD PD PD 3 AD 3 3 ( k + 1) 3 ( k + 1)

ED IH ID 3k d ( E , ( ABCD ) ) ED 3k
⇒ = : = ⇒ = = .
SD SD ED 3k + 1 d ( S , ( ABCD ) ) SD 3k + 1
S ∆PQD 9 VE .PQD 27 k 27 k
= ⇒ = ⇒ VE .PQD = V.
S ABCD 8 VS . ABCD 24k + 8 24k + 8
13 13
VEIKAMNCD = V ⇔ VE . PDC − VI . APM − VK . NQC = V
20 20
27 k k k 13
⇔ V− V− V= V
8 ( 3k + 1) 8 ( k + 1) 8 ( k + 1) 20
27 k k 13 2
⇔ − = ⇔k=
2 ( 3k + 1) k + 1 5 3

SA 6,=
Câu 35: Cho hình chóp S.ABC có= SB 2,=
SC 4,= 
= 90o , 
AB 2 10, SBC = 120o . Mặt phẳng
ASC
( P) đi qua B và trung điểm N của SC đồng thời vuông góc với ( SAC ) cắt SA tại M. Tính tỉ số
VS . BMN
thể tích k = .
VS . ABC

Page 20
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 1 1 2
A. k = . B. k = . C. k = . D. k = .
5 4 6 9
Lời giải
Chọn C
S

2
2
2

M B
D
2
H E

2 10
6

A
C
o,
Ta có:
• SA2 + SB 2 = 62 + 22 = 40 = AB 2 ⇒ 
ASB = 90o .
1
• ∆SBC vuông tại B ⇒ BN = SC = 2 .
2
⇒ SN = NB = SB = 2 ⇒ ∆SNB đều.
Gọi D là điểm thuộc cạnh SA sao cho SD = 2 , ta có:

DB 2 = 22 + 22 = 8
DN 2 = 22 + 22 − 2.2.2.cos120o = 12
NB 2 = 4
⇒ DB 2 + NB= 2
DN 2 ⇒ ∆DNB vuông tại B .
• Gọi H, E lần lượt là trung điểm của DN, NB, ta có:

 NB ⊥ SE
+)  ⇒ NB ⊥ ( SHE ) ⇒ NB ⊥ SH .
 NB ⊥ HE

 SH ⊥ DN
+)  ⇒ SH ⊥ ( DNB ) ⇒ ( SDN ) ⊥ ( DNB ) ⇒ D ≡ M ⇒ SM =
2.
 SH ⊥ NB

VS .BMN SM SN 2 2 1
⇒ k= = . = .= .
VS . ABC SA SC 6 4 6

Câu 36: Cho tứ diện ABCD , trên các cạnh BC , BD, AC lần lượt lấy các điểm M , N , P sao cho
3
BC = 3BM
= , BD =BN , AC 2 AP. Mặt phẳng ( MNP ) chia khối tứ diện ABCD thành hai khối
2
V
đa diện có thể tích là V1 , V2 , trong đó khối đa diện chứa cạnh CD có thể tích là V2 . Tính tỉ số 1
V2
.

Page 21
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V1 26 V1 26 V1 15 V1 3
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 19 V2 13 V2 19 V2 19
Lời giải
Chọn A

MB ND GC GC
Áp dụng định lí Me-ne-la-uyt ta có : . . 1⇒
= 4
=
MC NB GD GD

GC FD PA FD 1
và . . 1⇒
= =
GD FA PC FA 4

VDCPMNF = VCPMF + VCMNF + VCNFD

1
VCPMF 3 ( (
d F , CPM ) ) .SCPM
4 1 2 4
= = = . .
VABCD 1 5 2 3 15
d ( D, ( ABC ) ) .S ABC
3

1
VCNMF 3 ( (
d F , CNM ) ) .SCNM
1 2 2 4
= = = . .
VABCD 1 5 3 3 45
d ( A, ( CBD ) ) .SCBD
3

1
VCNDF 3 ( (
d C , FND ) ) .S FND
1 2 4
= = = .
VABCD 1 d C , ABD .S 5 3 15
3
( ( ) ) ABD
V2 4 4 1 19 V 45 − 19 26
⇒ = + + = ⇒ 1 = =
VABCD 15 45 15 45 V2 19 19

Câu 37: Cho tứ diện ABCD . Xét điểm M trên cạnh AB , điểm N trên cạnh BC , điểm P trên cạnh CD
MB NB PC 3
sao cho= 3,= 4,= . Gọi V1 ,V2 theo thứ tự là thể tích các khối tứ diện MNBD
MANC PD 2
V
và NPAC . Tỉ số 1 bằng
V2

Page 22
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1
A. 3 . B. 5 . C. . D. .
5 3
Lời giải

Chọn B

1
V=
1 =
3
( M ; ( BCD ) ) ; S1 S∆NBD .
h1.S1 với h1 d=

1
V2=
3
( A; ( BCD ) ) ; S2 S∆CNP .
= h2 .S 2 với h2 d=

V1 h1.S1
= = 5
V2 h2 .S 2

h1 3 4 1 3 3 S1 20
Vì S1
= và= ; S2
S ∆BCD= . S ∆=
BCD S ∆BCD ⇒= .
h2 4 5 5 5 25 S2 3

Câu 38: Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N là hai điểm nằm trên hai cạnh SC,
SM 1 SN V m
SD sao cho= = , 2 , biết G là trọng tâm tam giác SAB . Tỉ số thể tích G .MND = , m,
SC 2 ND VS . ABCD n
n là các số nguyên dương và ( m, n ) = 1 . Giá trị của m + n bằng:
A. 17 B. 19 C. 21 D. 7
Lời giải
Chọn B

Page 23
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

M
N
G

D
A
E
B
C

1 1
+=
S ∆DMN =S ∆SMD S ∆SCD
3 6

+ Gọi E là trung điểm của AB

2 2 2
⇒=
d(G ,( DMN )) = .d( E,( DMN )) =.d( A,( DMN )) .d
3 3 3 ( A,( SCD ))

1
⇒ VG .MND = .S ∆DMN .d(G ,( DMN ))
3
1 1 2 1 1
= . S ∆SCD . .d= =V VS . ABCD
3 ( ( )) 9
S . ACD
3 6 A, SCD
18

VG .MND 1
⇒ = ⇒ m + n = 19
VS . ABCD 18

Câu 39: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA, SB
. Mặt phẳng ( MNCD ) chia hình chóp đã cho thành hai phần. Tỉ số thể tích hai phần là (số bé
chia số lớn)
3 3 1 4
A. . B. . C. . D. .
5 4 3 5
Lời giải
Chọn A

Page 24
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi thể tích khối chóp S . ABCD là V , khi đó thể tích khối chóp S . ABC và S . ACD là
1
V=
S . ABC V=
S . ACD V.
2

VS .MNC SM SN SC 1 1 1 1 1 1 1
Ta có = . =. =. .1 , do đó VS .MNC = V=
S . ABC . V
= V.
VS . ABC SA SB SC 2 2 4 4 4 2 8

VS .MCD SM SC SD 1 1 1 1 1 1
Ta có = . =. = .1.1 , do đó VS .MCD = V=
S . ACD . V
= V.
VS . ACD SA SC SD 2 2 2 2 2 4

1 1 3 3 5
Từ đó VS .MNCD =VS .MNC + VS .MCD = V + V = V , do đó VMNABCD =V − V =V .
8 4 8 8 8

VS .MNCD 3 5 3
Vậy = V: V
= .
VMNABCD 8 8 5

Câu 40: Cho hình chóp S . ABCD . Gọi M , N , P , Q theo thứ tự là trung điểm của SA , SB , SC , SD .
V1
Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích của hai khối chóp S .MNPQ và S . ABCD . Tỉ số bằng
V2
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
16 8 2 4
Lời giải
Chọn B
S

N
M

Q P
A B

D C

Ta có:

Page 25
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VS .MNQ SM SN SQ 1 1 VS . NPQ SN SP SQ 1 1
=. . = ⇒ VS .MNQ = .VS . ABD ; =. . = ⇒ VS . NPQ = .VS .BCD .
VS . ABD SA SB SD 8 8 VS .BCD SB SC SD 8 8
1 1 1 1
Suy ra: V1 = VS .MNPQ = VS .MNQ + VS . NPQ = (VS . ABD + VBCD ) = .VS . ABCD = .V2 ⇒ V1 = .
8 8 8 V2 8

Câu 41: Cho hình chóp S . ABC , M và N là các điểm thuộc các cạnh SA và SB sao cho MA = 2 SM ,
SN = 2 NB , (α ) là mặt phẳng qua MN và song song với SC . Mặt phẳng (α ) chia khối chóp
S . ABC thành hai khối đa diện ( H1 ) và ( H 2 ) với ( H1 ) là khối đa diện chứa điểm S , ( H 2 ) là
V1
khối đa diện chứa điểm A . Gọi V1 và V2 lần lượt là thể tích của ( H1 ) và ( H 2 ) . Tính tỉ số .
V2
4 5 3 4
A. . B. . C. . D. .
5 4 4 3
Lời giải

Kí hiệu V là thể tích khối tứ diện SABC .

Gọi P , Q lần lượt là giao điểm của (α ) với các đường thẳng BC , AC .

Ta có NP // MQ // SC .

Khi chia khối ( H1 ) bởi mặt phẳng ( QNC ) , ta được hai khối chóp N .SMQC và N .QPC .

VN .SMQC d ( N , ( SAC ) ) S SMQC


Ta=
có ⋅ .
VB. ASC d ( B, ( SAC ) ) S SAC

d ( N , ( SAC ) ) NS 2 S AMQ AM AQ  AM 2 4 S 5
= = = ; =. =  ⇒ SMQC = .
d ( B, ( SAC ) ) BS 3 S ASC AS AC  AS  9 S ASC 9

VN .SMQC 2 5 10
Do đó = ⋅ = .
VB. ASC 3 9 27

Page 26
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VN .QPC d ( N , ( QPC ) ) SQPC NB  CQ CP  1  1 2  2


= ⋅ = ⋅ ⋅  =⋅ ⋅  = .
VS . ABC d ( S , ( ABC ) ) S ABC SB  CA CB  3  3 3  27

V VN .SMQC VN .QPC 10 2 4 V1 4 V 4
Do=
đó 1 + = + = ⇒ = ⇒ 5V1 =
4V2 ⇒ 1 =.
V VB. ASC VS . ABC 27 27 9 V1 + V2 9 V2 5

= 60° và SA vuông góc với


Câu 42: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , BAD
mặt phẳng ( ABCD ) . Góc giữa hai mặt phẳng ( SBD ) và ( ABCD ) bằng 45° . Gọi M là điểm
đối xứng của C qua B và N là trung điểm của SC . Mặt phẳng ( MND ) chia khối chóp
S . ABCD thành hai khối đa diện, trong đó khối đa diện chứa đỉnh S có thể tích V1 , khối đa diện
còn lại có thể tích V2 (tham khảo hình vẽ bên).

V1
Tính tỉ số .
V2

V1 12 V1 5 V1 1 V1 7
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 7 V2 3 V2 5 V2 5
Lời giải

O AC ∩ BD .
Goi =

=
Khi đó góc giữa hai mặt phẳng ( SBD ) và ( ABCD ) bằng 45° ⇔ SOA 45° .

a 3 a 3 2 a 6
∆BAD đều ⇒ AO == .tan 45° =
⇒ SA AO= . .
2 2 2 4

1 2 a 6 a 2 3 a3 2
Thể tích khối chóp S . ABCD bằng: V == SA.2 S ∆ABD =. . .
3 3 4 4 8

1 a3 2
V′
Thể tích khối chóp N .MCD bằng thể tích khối chóp N . ABCD bằng: = =V .
2 16

1 1 1 a 6 a 2 3 a3 2
V ′′
Thể tích khối chóp KMIB bằng:= . SA.S ∆=
MBI . . = .
3 3 9 4 8 96

a 3 2 a 3 2 5 2a 3 a 3 2 5 2a 3 7 a 3 2
Khi đó: V2 =V ′ − V ′′ = − = ; V1 =V − V2 = − = .
16 96 96 8 96 96

Page 27
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V1 7
Vậy = .
V2 5

Câu 43: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật. Mặt phẳng (α ) đi qua A , B và trung
điểm M của SC . Mặt phẳng (α ) chia khối chóp đã cho thành hai phần có thể tích lần lượt là
V1
V1 , V2 với V1 < V2 . Tính .
V2
V1 3 V1 1 V1 1 V1 3
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 5 V2 3 V2 4 V2 8

Lời giải

 AB ⊂ (α )
Ta có  ⇒ (α ) ∩ ( SCD ) =
MN // AB // CD .
 AB // CD

⇒ (α ) cắt hình chóp theo thiết diện là hình thang ABMN .

Khi đó ( ABMN ) chia hình chóp thành hai đa diện là S . ABMN và ABCDNM có thể tích lần
lượt là V1 và V2 .

Lại có

VSABM 1 1 1
 = ⇒ VSABM = VSABC = VSABCD .
VSABC 2 2 4

VSAMN 1 1 1
 = ⇒ VSAMN = VSABC = VSABCD .
VSACD 4 4 8

3 5
Mà V1 = VSABM + VSAMN = VSABCD và V2 = VSABCD − VSABMN = VSABCD .
8 8

V1 3
Vậy = .
V2 5

Page 28
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 44: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a . Mặt phẳng ( P ) chứa cạnh BC cắt cạnh AD tại E . Biết góc
5 2
giữa hai mặt phẳng ( P ) và ( BCD ) có số đo là α thỏa mãn tan α = . Gọi thể tích của hai
7
V1
tứ diện ABCE và tứ diện BCDE lần lượt là V1 và V2 . Tính tỉ số .
V2
3 5 3 1
A. . B. . C. . D. .
5 8 8 8
Lời giải

Gọi H , I lần lượt là hình chiếu vuông góc của A , E trên mặt phẳng ( BCD ) . Khi đó H ,
I ∈ DM với M là trung điểm BC .

a 6 a 3 a 3
Ta tính được AH = , DH = , MH = .
3 3 6

EI 5 2
Ta có góc giữa ( P ) với ( BCD ) ⇒ ( ( P ) , ( BCD ) ) =
=
EMD α =
α . Khi đó tan= .
MI 7

 a 6
 x.
DE. AH 3 x 6
= EI = =
DE EI DI  AD a 3
Gọi DE = x ⇒ = = ⇒ .
AD AH DH  a 3
 x.
DE.DH 3 x 3
= DI = =
AD a 3

a 3 x 3
Khi đó MI = DM − DI = − .
2 3

x 6
EI 5 2 3 5 2 5
α =
Vậy tan= ⇔ = ⇔ x =a .
MI 7 a 3 x 3 7 8

2 3

VDBCE DE 5 V 3
Khi đó: = = ⇒ ABCE = .
VABCD AD 8 VBCDE 5

Page 29
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 45: Cho khối chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC , mặt
phẳng ( P ) chứa AM và song song BD chia khối chóp thành hai khối đa diện, đặt V1 là thể tích
V2
khối đa diện có chứa đỉnh S và V2 là thể tích khối đa diện có chứa đáy ABCD . Tỉ số là:
V1
V2 V2 V2 V2 3
A. =3. B. = 2. C. = 1. D. = .
V1 V1 V1 V1 2
Lời giải

Đặt VS . ABCD = V .

Gọi O là giao điểm hai đường chéo AC và BD . Gọi I là giao điểm của SO và AM .

Do ( P ) //BD nên ( P ) cắt mặt phẳng ( SBD ) theo giao tuyến NP qua I và song song với BD ;
( N ∈ SB; P ∈ SD ) .
Xét tam giác SAC có I là giao điểm hai trung tuyến nên I là trọng tâm.

VS . APN SP.SN 2 2 4 4 4 1 2
Ta có = = =. ⇒ VS . APN = VS . ADB = . V = V .
VS . ADB SD.SB 3 3 9 9 9 2 9

VS .PMN SP.SM .SN 2 1 2 2 2 2 1 1


Tương tự = = . . = ⇒ VS .PMN = VS .DCB = . V = V .
VS .DCB SD.SC.SB 3 2 3 9 9 9 2 9

1 V
Từ đó
= V1 VS . APN + VS .PMN = V . Do đó 2 = 2 .
3 V1

Câu 46: Cho điểm M nằm trên cạnh SA , điểm N nằm trên cạnh SB của hình chóp tam giác S . ABC
SM 1 SN
sao cho = , = 2. Mặt phẳng (α ) qua MN và song song với SC chia khối chóp thành
MA 2 NB
2 phần. Gọi V1 là thể tích của khối đa diện chứa A , V2 là thể tích của khối đa diện còn lại. Tính
V1
tỉ số ?
V2

Page 30
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V1 4 V1 5 V1 5 V1 6
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 5 V2 4 V2 6 V2 5
Lời giải

- Trong mặt phẳng ( SAC ) dựng MP song song với SC cắt AC tại P . Trong mặt phẳng
( SBC ) dựng NQ song song với SC cắt BC tại Q. Gọi D là giao điểm của MN và PQ .
Dựng ME song song với AB cắt SB tại E (như hình vẽ).

SE SM 1 1
- Ta thấy: = = ⇒ SN = NE = NB = SB
SB SA 3 3

1 DB 1 DN 1
Suy ra N là trung điểm của BE và DM , đồng thời DB
= ME
= AB ⇒ = , = .
3 DA 4 DM 2

DQ DN 1
Do NQ / / MP ⇒ = = .
DP DM 2

=
- Nhận thấy: V1 VD. AMP − VD.BNQ .

VD. BNQ DB DN DQ 1 1 1 1 1 15 15
= . .
= . .
= ⇒ VD.BNQ = VD. AMP =
⇒ V1 .V=
D . AMP .VM . ADP .
VD. AMP DA DM DP 4 2 2 16 16 16 16

QB NB 1 d ( N ; DB ) QB 1 1
- Do NQ / / SC ⇒ = = ⇒ = = ⇒ d ( Q; DB ) = .d ( C ; AB )
CB SB 3 d ( C ; AB ) CB 3 3

1 1 1 1 1 8
⇒ SQDB=
= .d ( Q; DB ) .DB =. .d ( C ; AB ) . AB SCAB ⇒ S ADP = .S ABC
2 2 3 3 9 9

2
Và d ( M ; ( ADP ) ) = d ( S ; ( ABC ) )
3

1 1 2 8 16
⇒ VM . ADP =
= .d ( M ; ( ADP ) ) .S ADP =. d ( S ; ( ABC ) ) . S ABC .VS . ABC
3 3 3 9 27

15 16 5 4
⇒ V1
= .= .VS . ABC .VS . ABC ⇒ V=
2 VS . ABC − V=
1 .VS . ABC .
16 27 9 9

Page 31
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

V1 5
Vậy = .
V2 4

Câu 47: Cho khối chóp tứ giác S . ABCD . Mặt phẳng đi qua trọng tâm các tam giác SAB, SAC , SAD chia
V1
khối chóp thành hai phần có thể tích là V1 và V2 (V1 < V2 ) . Tính tỉ lệ .
V2
8 16 8 16
A. . B. . C. . D. .
27 81 19 75
Lời giải

Cách 1.

Gọi G1 , G2 , G3 lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SAC , SAD . Ta có ( G1G2G3 ) || ( ABCD ) .

Gọi ( G1G2G3 ) cắt SA, SB, SC , SD theo thứ tự lần lượt tại A′, B′, C ′, D′ , ta có S . A′B′C ′D′ đồng
8
2 8 V1 27 8
dạng với S . ABCD theo tỉ số k = suy ra VS . A′B′= V ⇒ = = .
V2 1 − 8
C ′D′ S . ABCD
3 27 19
27

Cách 2.

Page 32
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VS=
. ABCD VS . ABC + VS . ACD
3
VS . A ' B 'C ' SA ' SB ' SC '  2  8 8
=. . =  =⇒ VS . A ' B 'C ' =VS . ABC
VS . ABC SA SB SC  3  27 27
3
VS . A 'C'D' SA ' SC ' SD '  2  8 8
=. . =  = ⇒ VS . A 'C'D' =VS . ACD
VS . ACD SA SC SD  3  27 27
8
8 V1 27 8
VS . A ' B 'C ' D ' = VS . A ' B 'C ' + VS . A 'C'D' = VS . ABCD=
⇒ = .
27 V2 1 − 8 19
27

Câu 48: Cho lăng trụ ABC. A′B′C ′. Trên các cạnh AA′, BB′ lần lượt lấy các điểm E , F sao cho
=AA′ kA
=′E , BB′ kB′F . Mặt phẳng ( C ′EF ) chia khối lăng trụ đã cho thành hai khối đa diện bao
gồm khối chóp C ′. A′B′FE có thể tích V1 và khối đa diện ABCEFC ′ có thể tích V2 . Biết rằng
V1 2
= , tìm k .
V2 7
A. k = 4 . B. k = 3 . C. k = 1 . D. k = 2 .
Lời giải
Chọn B

Ta có:

AA′ = kA′E
BB′ = kB′F
1
S A′B′FE = S ABB′A′
k
VC ′. A′B′FE 1
= ;
VC ′. ABB′A′ k
2 2  2 
VC ′. ABB′A′ = .VABC . A′B′C ′ ⇒ VC ′. A′B′FE = .VABC . A′B′C ′ ⇒ VABCEFC ′ =
1 −  VABC . A′B′C ′
3 3k  3k 
2
VC ′. A′B′FE 3k 2 14  2 
= = ⇔ = 2 1 −  ⇔ k = 3.
VABCEFC ′  2  7 3k  3k 
1 − 
 3k 

Page 33
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 49: Cho khối đa diện như hình vẽ bên. Trong đó ABC. A ' B ' C ' là khối lăng trụ tam giác đều có tất
2
cả các cạnh đều bằng 1, S . ABC là khối chóp tam giác đều có cạnh bên SA  . Mặt phẳng
3
 SA ' B ' chia khối đa diện đã cho thành hai phần. Gọi V1 là thể tích phần khối đa diện chứa đỉnh
A , V2 là thể tích phần khối đa diện không chứa đỉnh A . Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. 72V1  5V2 . B. 3V1  V2 . C. 24V1  5V2 . D. 4V1  5V2 .


Lời giải
Chọn B

Dựng thiết diện SMA ' B ' N tạo bởi mặt phẳng  SA ' B ' và khối đa diện đã cho như hình vẽ.

2
 2  3 
2
1 1 3 1 3
SG  SC  GC        ; GD  G ' D '  CD 
2 2
; GK  G ' D ' 
 3   3  3 3 6 4 24

3 3 3 3
DK  GD  GK    ; MN  .
6 24 8 4

3 1 1 3 5 3
Gọi V là thể tích toàn bộ khối đa diện: V  VABC . A ' B 'C '  VS . A ' B 'C '  .1  . .  .
4 3 3 4 18

1 1 1  3 3 7 3
VB '. ABNM  BB '.S ABNM  .1. 1  .  .
3 3 2  4  8 192

1 1 3 1 1 3
VB '. AA ' M  d  B;( ACC ' A ').S AA ' M  . . .1.  .
3 3 2 2 4 48

1 1 1 1  3 3 7 3
VS . ABNM  SG.S ABNM  . . 1  .  .
3 3 3 2  4  8 576

Page 34
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

7 3 3 7 3 5 3 5 3 5 3 5 3
V1     => V2  V V1    .
192 48 576 72 18 72 24

Suy ra 3V1  V2 .

Câu 50: Cho khối lăng trụ đứng tam giác ABC. A′B′C ′ . Gọi M , N , P, Q lần lượt là các điểm thuộc AA′ ,
AM 1 BN 1 CN 1 C ′Q 1
AA′ , BB′ , CC ′ , B′C ′ thỏa mãn = , = , = , = . Gọi V1 , V2 là thể tích
AA ' 2 BB ' 3 CC ' 4 C ′B′ 5
V
khối tứ diện MNPQ và ABC. A′B′C ′ . Tính tỷ số 1 .
V2
V1 11 V1 11 V1 19 V1 22
A. = . B. = . C. = . D. = .
V2 30 V2 45 V2 45 V2 45
Lời giải
Chọn B

SC ′PQ C ′Q C ′P 1 3 3 3
= . = = . ⇒ SC ′PQ = SC ′B′BC .
SC ′B′C C ′B′ C ′C 5 4 20 40
S B′NQ B′Q B′N 2 4 8 4
= . = = . ⇒ S B′NQ = SC ′B′BC
S B′BC ′ B′C ′ B′B 3 5 15 15
S NPCB 1  BN CP  1  1 1  7 7
=  ′+  =  + = ⇒ S NPCB = SC ′B′BC
SC ′B′BC 2  BB CC ′  2  3 4  24 24
S NPQ SC ′QP + S B′NQ + SCPNB  3 4 7  11
Suy ra, 1
=− 1  + + =
=−
SC ′B′BC S BB′C ′C  40 15 24  30
Mặt khác AM // CC ′ nên d ( A, ( BB′C ′C ) ) = d ( M , ( BB′C ′C ) )
11 11 2
VM . NPQ
= = VA.BB′C ′C . VABC . A′B′C ′
30 30 3
V1 11
Vậy = .
V2 45

Page 35
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 51: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Gọi M , N , P lần lượt là các điểm thuộc các cạnh AA′ , BB′ ,
CC ′ sao cho AM = 2 MA′ , NB′ = 2 NB , PC = PC ′ . Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích của hai khối
V1
đa diện ABCMNP và A′B′C ′MNP . Tính tỉ số .
V2
V1 V1 1 V1 V1 2
A. = 2. B. = . C. = 1. D. = .
V2 V2 2 V2 V2 3
Lời giải

có V1 VM . ABC + VM . BCPN .
Gọi V là thể tích khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Ta =

1 1 2 2
=VM . ABC =S ABC .d ( M , ( ABC ) ) .= S ABC .d ( A′, ( ABC ) ) V.
3 3 3 9

1 1 1 1
=VM . A′B′C ′ =S A′B′C ′ .d ( M , ( A′B′C ′ ) ) .= S A′B′C ′ .d ( M , ( A′B′C ′ ) ) V.
3 3 3 9

7
Do BCC ′B′ là hình bình hành và NB′ = 2 NB , PC = PC ′ nên S B′C ′PN = S BCPN .
5

7
Suy ra VM . B′C ′PN = VM .BCPN , Từ đó V =VM . ABC + VM .BCPN + VM . A′B′C ′ + VM .B′C ′PN
5

2 1 7 5
⇔V = V + VM .BCPN + V + VM .BCPN ⇔ VM .BCPN = V.
9 9 5 18

2 5 1 1 V
Như vậy V1 = V + V = V ⇒ V2 = V . Bởi vậy: 1 = 1 .
9 18 2 2 V2

Dạng 2. Ứng dụng tỉ số thể tích để tính thể tích


Câu 52: Cho hình chóp S . ABCD , gọi I , J , K , H lần lượt là trung điểm các cạnh SA , SB , SC , SD .
Tính thể tích khối chóp S . ABCD biết thể tích khối chóp S .IJKH bằng 1 .
A. 16 . B. 8 . C. 2 . D. 4 .
Lời giải
Chọn B

Page 36
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VS . ABC SA SB SC
Ta có:  . .  8  VS . ABC  8VS . IJK .
VS . IJK SI SJ SK
VS . ACD SA SC SD
 . .  8  VS . ACD  8VS . IKH
VS . IKH SI SK SH
Do đó: VS . ABCD  8VS . IJKH  8 .

Câu 53: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a . Mặt bên tạo với đáy
góc 600 . Gọi K là hình chiếu vuông góc của O trên SD . Tính theo a thể tích khối tứ diện
DKAC
4a 3 3 4a 3 3 2a 3 3
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  a 3 3 .
15 5 15
Lời giải
Chọn A

+ Gọi E là trung điểm của AB , O là tâm của hình vuông ABCD .

 OE  AB
SO  AB

 AB   SOE  .

  SEO
 góc giữa mặt bên  SAB  và mặt đáy  ABCD  là SEO   600 .

SO
v SEO : tan 600   SO  OE.tan 600  a 3 .
OE

Page 37
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
2

+ v SOD có đường cao OK  SO 2  SK .SD 


SO 2

SK
 2
a 3 
3
 .
2 2
SD SD 3a  2a 5

KD 2
  .
SD 5

d  K ,  ABCD  KD 2 2 2a 3
   d  K ,  ABCD   SO  .
d  S ,  ABCD  SD 5 5 5

2
1 1 2a 3  2a  4a 3 3
Vậy VDKAC  d  K ,  ABCD .SACD  . .  .
3 3 5 2 15
Câu 54: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích bằng 32 . Gọi M , N , P , Q lần lượt là trung điểm SA , SB ,
SC , SD . Thể tích khối chóp S . MNPQ bằng
A. 16 . B. 8 . C. 4 . D. 2 .
Lời giải
Chọn C

V SM SN SP 1 1
Ta
= có S .MNP = . . ⇒ VS .MNP = VS .ABC .
VS .ABC SA SB SC 8 8
VS .MPQ SM SP SQ 1 1
= = . . ⇒ VS .MPQ = VS .ACD .
VS .ACD SA SC SD 8 8
1 1
Do đó VS .MNPQ = VS .MNP + VS .MPQ = (VS .ABC + VS .ACD )= VS .ABCD = 4
8 8
Vậy VS .MNPQ = 4 .

Câu 55: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi. Gọi D′ là trung điểm SD , mặt phẳng chứa
BD′ và song song với AC lần lượt cắt các cạnh SA , SC tại A′ và C ′ . Biết thể tích khối chóp
S . A′BC ′D′ bằng 1 , tính thể tích V của khối chóp S . ABCD .
9 3
A. V = . B. V = . C. V = 6 . D. V = 3 .
2 2
Lời giải
Chọn D

Page 38
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi O là tâm hình bình hành đáy và {=


I } SO ∩ BD′ .

Mặt phẳng được nói đến đi qua I và song song AC nên cắt ( SAC ) theo giao tuyến là đường
thẳng A′C ′ qua I và song song AC (với A′ ∈ SA , C ′ ∈ SC ).

SA′ SC ′ SI 2
I là trọng tâm tam giác SBD nên = = = .
SA SC SO 3
Ta có :

VS . A′BD′ SA′ SD′ 2 1 1  1


 = .= =.
 VS . ABD SA SD 3 2 3 VS . A′BD′ = 6 V 1
 ⇔ ⇒ VS . AB′C ′D′ = VS . A′BD′ + VS . BC ′D′ = V
VS . BC= SC ′ SD′ 2 1 1 V ′ ′ = 1 V 3
′D′
.= =.

S . BC D
 VS . BCD SC SD 3 2 3 6

⇒ V 3VS .=
= AB′C ′D′ 3.

Câu 56: Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng 1 . Gọi M , N , P lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC
, ACD , ABD . Tính thể tích của tứ diện AMNP .
1 2 1 2
A. . B. . C. . D. .
27 9 3 27
Lời giải
Chọn D

Gọi E , F , G lần lượt là trung điểm của BC , CD và DB

1 1 1
Ta có S ∆EFG = S ∆BCD ⇒ VA.GEF = VA.BCD =
4 4 4

Page 39
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VAMNP AM AN AP 2 2 2 8 8 2
= . =. =. . ⇒ VAMNP= VAEFG= .
VAEFG AE AF AG 3 3 3 27 27 27

Câu 57: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích bằng 18, đáy ABCD là hình bình hành. Điểm M thuộc cạnh
SD sao cho SM = 2 MD . Mặt phẳng ( ABM ) cắt đường thẳng SC tại N . Thể tích khối chóp
S . ABNM bằng
A. 6. B. 10. C. 12. D. 8.
Lời giải
Chọn B

Mặt phẳng ( MAB ) và mặt phẳng ( SCD ) có chung điểm M và lần lượt chứa hai đường thẳng
song song AB và CD nên MN // AB // CD .

1
Vì ABCD là hình bình hành nên V=
S . ABD V=
S . BDC VS=
. ABCD 9.
2

Ta có:

VM . ABD d ( M ; ( ABD ) ) MD 1
 = == 3 ⇒ VS . ABM =
⇒ VM . ABD = 6.
VS . ABD d ( S ; ( ABD ) ) SD 3

VS .BMN VB.SMN SM .SN 2 2 4


 = = = . = 4.
⇒ VS .BMN =
VS .BDC VB.SDC SD.SC 3 3 9

⇒ VS . ABNM = VS . ABM + VS .BMN = 6 + 4 = 10 .

 Chú ý: Có thể áp dụng công thức tỉ số thế tích và tính như sau:

Ta có:

VS . ABM SM 2 2
 == ⇒ VS . ABM = .VS . ABD =
6.
VS . ABD SD 3 3

VS .BMN SM SN 2 2 4 4
 =. = . = ⇒ VS .BMN = .VS .BDC =
4.
VS .BDC SD SC 3 3 9 9

Page 40
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

⇒ VS . ABNM = VS . ABM + VS .BMN = 6 + 4 = 10 .

Câu 58: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ . Điểm M thuộc cạnh A′B′ sao cho A′B′ = 3 A′M . Đường thẳng
BM cắt đường thẳng AA′ tại F , và đường thẳng CF cắt đường thẳng A′C ′ tại G , Tính tỉ số
thể tích khối chóp FA′MG và thể tích khối đa diện lồi GMB′C ′CB
1 1 3 1
A. . B. . C. . D. .
11 27 22 28
Lời giải
Chọn D

GM A′M 1 1
Ta có GM // C ′B′ ⇒ = =⇒ S A′MG =S ABC .
C ′B′ A′B′ 3 9
Gọi h là chiều cao của lăng trụ ABC. A′B′C ′ , V là thể tích của khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ .

Ta có

V = S ABC .h .

h
VA=
′MG . ABC
3
(S ABC + S A′MG + S ABC .S A′MG)
h 1 1  13 13
=  S ABC + S ABC + S ABC . S ABC  = S ABC .h = V
3  9 9  27 27

14
⇒ VGMB′C ′CB =
V − VA′MG . ABC = V.
27
Mặt khác ta cũng có

FG GM 1 FA′ FG FM 1 VFA′GM FA′ FG FM 1


= =⇒ = = =⇒ = . =. .
FC CB 3 FA FC FB 3 VFACB FA FC FB 27

1 1 1 1
⇒ VFA′GM = VFACB= (VA′MG. ABC + VFA′GM ) ⇒ VFA′GM = VA′MG. ABC = V .
27 27 26 54

VFA′GM 1
Vậy = .
VA′MG. ABC 28

Page 41
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 59: Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng V , hai điểm M và P lần lượt là trung điểm của AB, CD
; điểm N thuộc đoạn AD sao cho AD = 3 AN . Tính thể tích tứ diện BMNP .
V V V V
A. . B. . C. . D. .
4 12 8 6
Lời giải
Chọn B
A

B D

Ta có:
AB AD 1 1
MB =
= , AN = ⇒ d ( N , AB ) d ( D, AB ) ⇒ S ∆NMB = S ∆DAB
2 3 3 6
CD 1
⇒ d ( P, ( MNB ) ) = d ( C , ( ABD ) )
DP =
2 2
1 1 1 1 1
⇒ VP.MNB
= d ( P , (=
MNB ) ) .S∆MNB . d ( C , ( ABD
= ) ) . S∆ABD V
3 3 2 6 12
Câu 60: Cho hình chóp S . ABCD có thể tích bằng 48 và ABCD là hình thoi. Các điểm M , N , P , Q
lần lượt là các điểm trên các đoạn SA , SB , SC , SD thỏa mãn SA = 2 SM , SB = 3SN ,
SC = 4 SP , SD = 5SQ . Tính thể tích khối đa diện S .MNPQ
2 4 6 8
A. . B. . C. . D. .
5 5 5 5
Lời giải
Chọn D

Page 42
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có ABCD là hình thoi nên S ∆ACD = S ∆ABC .


1
Suy ra VS . ACD =
= VS . ABC =VS . ABCD 24 .
2
VS .MPQ SM SP SQ 1 1 1 3
* = . . = . . ⇒ VS .MPQ = .
VS . ACD SA SC SD 2 4 5 5
VS .MNP SM SN SP 1 1 1
* = . . 1.
= . . ⇒ VSMNP =
VS . ABC SA SB SC 2 3 4
8
Vậy VS .MNPQ = VS .MPQ + VS .MNP = .
5

Câu 61: Cho khối chóp đều S . ABC có cạnh đáy bằng a , cạnh bên bằng 2a . Gọi M là trung điểm SB ,
N là điểm trên đoạn SC sao cho NS = 2 NC . Thể tích của khối chóp A.BCNM bằng
a 3 11 a 3 11 a 3 11 a 3 11
A. . B. . C. . D. .
18 24 36 16
Lời giải
Chọn A

2 2a 3 a 3
Gọi O là trọng tâm của tam giác ABC . Khi đó =
BO = BI = .
3 3 2 3

Khối chóp S . ABC đều và O là trọng tâm tam giác ABC lên SO ⊥ ( ABC ) ⇒ SO ⊥ OB

3a 2 a 33
⇒ ∆SOB vuông tại O ⇒ SO= SB 2 − OB 2 = 4a 2 − = .
9 3

1 1 a 33 1 a 3 a 3 11
⇒ VS . ABC
= SO.S ABC
= . . a. = .
3 3 3 2 2 12
VS . AMN SM SN 1 2 1 1
Ta có =. = . = ⇒ VS . AMN = VS . ABC .
VS . ABC SB SC 2 3 3 3

1 2 2 a 3 11 a 3 11
VA. BCNM =VS . ABC − VS . AMN =VS . ABC − VS . ABC = VS . ABC = . = .
3 3 3 12 18
  
Câu 62: Cho hình chóp S . ABC có SA  2a , SB  3a , SC  4a và ASB  BSC  60 , ASC  90 .
Tính thể tích V của khối chóp S . ABC .
2a 3 2 3 4a 3 2 3
A. V  . B. V  2a 2 . C. V  . D. V  a 2 .
9 3

Page 43
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn B

Trên SA , SB , SC lần lượt lấy các điểm A , B  , C  sao cho SA  SB   SC   a , suy ra:

VS . AB C  SA SB  SC  1 1 1 1
 . .  . .   VS . ABC  24VS . AB C  .
VS . ABC SA SB SC 2 3 4 24

(vì SA  2a  2 SA , SB  3a  3SB  , SC  4a  4 SC  ).

Theo giả thiết    60 và SA  SB   a suy ra hai tam giác SA B  , SB C  đều và
ASB  BSC

A B   B C   a .


ASC  90 và SA  SC   a nên tam giác A SC ' vuông cân tại S , do đó A C   a 2 .

a 2
Gọi H là trung điểm A C  thì SH  và SH  A C  1 .
2

a 2
Tam giác A ' B C  cân tại B  nên trung tuyến, cũng là đường cao B H  .
2

2a 2 2a 2
Xét tam giác SHB  có SH 2  HB  2    a 2 suy ra SH  HB  2 .
4 4

Từ 1 , 2 suy ra SH   A B C  , nên SH là chiều cao khối chóp S . A B C  .

Thể tích khối chóp S . A B C  là:

1 1 a 2 1 a 2 a 2 a3 2
VS . AB C   SH .SAB C   . . A C .B H  .a 2.  .
3 3 2 2 12 2 12

a3 2
Suy ra VS . ABC  24VS . AB C   24.  2a 3 2 .
12

Câu 63: Cho hình chóp đều S . ABCD, có đáy và cạnh bên đều bằng a 2. Gọi M , N lần lượt là trung
điểm của các cạnh SB, SD. Mặt phẳng ( AMN ) chia khối chóp thành hai phần có thể tích V1 , V2
với V1  V2 . Ta có V2 bằng
a3 5a 3 8a 3 a3
A. . B. . C. . D. .
18 9 15 9

Page 44
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn B

Gọi O  AC  BD, I  SO  MN , P  AI  SC. Khi đó I là trung điểm của SO.

Gọi Q là trung điểm của CP  IP / / OQ  P là trung điểm của SQ  SP  PQ  QC.

VS . AMP SM SP 1 1 1 VS . AMPN 1 1 5
Ta có  .  .     V1  VS . ABCD , V2  VS . ABCD (vì V1  V2 )
VS . ABC SB SC 2 3 6 VS . ABCD 6 6 6

Mặt khác SO  SA2  AO 2  2a 2  a 2  a.

5 1 5
Do đó V2  . a.2a 2  a 3
6 3 9

   0
Câu 64: Cho tứ diện ABCD có AB  1; AC  2; AD  3 và BAC  CAD  DAB  60 .Tính thể tích V
của khối tứ diện ABCD .
2 2 3 2
A. V  . B. V  . C. V  . D. V  .
2 6 4 12
Lời giải
Chọn A

Do AB  AC  AD nên chọn E  AC , AE  1, F  AD , AF  1

  CAD
Ta có BAC   DAB
  60 (giả thiết)

2
Suy ra tứ diện ABEF là tứ diện đều cạnh bằng 1. Ta có VABEF  .
12

Page 45
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VABCD AB. AC. AD 1.2.3


Mặt khác ta có   6.
VABEF AB. AE. AF 1.1.1

2
Từ đó VABCD  nên chọn đáp án A
2

Câu 65: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân ở B , AC = a 2 . SA vuông góc với
mặt phẳng ( ABC ) và SA = a . Gọi G là trọng tâm của tam giác SBC . Một mặt phẳng đi qua hai
điểm A , G và song song với BC cắt SB , SC lần lượt tại B′ và C ′ . Thể tích khối chóp S . AB′C ′
bằng:
2a 3 a3 4a 3 2a 3
A. . B. . C. . D. .
27 9 27 9
Lời giải
Chọn A
S

N
a
B'

G
A B
C'

a 2 M

Gọi M , N lần lượt là trung điểm của đoạn thẳng BC , SB . Khi đó,=
G SM ∩ CN .
Đặt BA = BC= x > 0 . Theo định lý Pitago trong tam giác ABC vuông tại B , ta có:

( )
2
AC
= 2
BA2 + BC 2 ⇒ a 2 x2 + x2 ⇒ x2 =
= a2 ⇒ x =a.

1 a2
Diện tích tam giác ABC là: S ABC = .BA.BC = .
2 2
1 1 a2 a3
Thể tích khối chóp S . ABC là: VS . ABC = .S ABC .SA = . .a = .
3 3 2 6
Mặt phẳng qua A , G song song với BC cắt SB , SC lần lượt tại B′ , C ′ nên B′C ′ // BC . Khi
SB′ SC ′ SG 2
đó ta có = = = .
SB SC SM 3
V SA SB′ SC ′ 2 2 4
Ta lại có: S . AB′C ′ = . . = 1. . = .
VS . ABC SA SB SC 3 3 9
4 4 a 3 2a 3
Suy ra, VS . AB′C ′ = .VS . ABC = . = .
9 9 6 27
Câu 66: Một viên đá có dạng khối chóp tứ giác đều với tất cả các cạnh bằng nhau và bằng a . Người ta
cưa viên đá đó theo mặt phẳng song song với mặt đáy của khối chóp để chia viên đá thành hai
phần có thể tích bằng nhau. Tính diện tích thiết diện viên đá bị cưa bởi mặt phẳng nói trên.
a2 a2 a2 3
2a 2
A. . B. . C. . D. .
3
2 3 3
4 4
Lời giải

Page 46
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn C

Gọi khối chóp tứ giác đều là S . ABCD có tất cả các cạnh bằng a .

Vì mặt phẳng cắt hình khối chóp song song với đáy nên thiết diện tạo bởi mặt cắt và khối chóp
là một hình vuông A′B′C ′D′ .

SA′ SA′ SB′ SC ′ SD′ A′B′


Giả sử = k , ta có = = = = = k ( định lí Talet ).
SA SA SB SC SD AB

1 1
Theo giả thiết VS . A′B′C ′D′ = VS . ABCD ⇔ 2VS . A′B′C ′ = .2.VS . ABC
2 2

1 V 1
⇔ VS . A′B′C ′ = .VS . ABC ⇔ S . A′B′C ′ =
2 VS . ABC 2

SA′ SB′ SC ′ 1 1 1 A′B′ 1


⇔ (k ) =
3
⇔ . . = ⇔k= ⇒ =
SA SB SC 2 2 3
2 AB 3
2

2
a  a  a2
⇒ A′B′ = ⇒ S A′B′C ′D′ =  3  = 3 .
3
2  2 4

Câu 67: Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC , AD vuông góc với nhau từng đôi một và
AB 3=
= a, AD 4a . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC , CD, BD .
a, AC 6=
Tính thể tích khối đa diện AMNP .
A. 12a 3 B. 3a 3 . C. 2a 3 . D. a 3 .
Lời giải
Chọn B

Page 47
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VD. APN DP DN 1 VB. APM BP BM 1 VC . AMN CM CN 1


Ta có:= = . = = . = = .
VD. ABC DB DC 4 ; VB. ACD BD BC 4 ; VC . ABD CB CD 4 .

1 11  11 
Mà VAMNP = VABCD − VDAPN − VBAPM − VCAMN = VABCD =  AB. AC. AD  =  3a.6a.4a  = 3a 3 .
4 46  46 

Câu 68: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thoi và có thể tích bằng 2 . Gọi M , N lần lượt
SM SN
là các điểm trên cạnh SB và SD sao cho = = k . Tìm giá trị của k để thể tích khối chóp
SB SD
1
S . AMN bằng .
8
1 2 1 2
A. k = . B. k = . C. k = . D. k = .
8 4 4 2
Lời giải
Chọn B

1
Vì đáy ABCD là hình thoi nên S=
∆ABD S ∆CBD ⇒
= VS . ABD = VS . ABCD 1 .
2
V . AMN SA SM SN 1
Mặt khác S= . . ⇔ V=
S . AMN k 2 , Có VS . AMN =
VS . ABD SA SB SD 8
1 2 2
Suy ra k 2 = ⇒k = (do k > 0) . Vậy k = .
8 4 4

Page 48
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
Câu 69: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có thể tích bằng V. Lấy điểm A′ trên cạnh SA sao cho SA ' = SA
3
. Mặt phẳng qua A′ và song song với đáy của hình chóp cắt các cạnh SB, SC, SD lần lượt tại B’,
C’, D’. Tính theo V thể tích khối chóp S.A’B’C’D’?
V V V V
A. . B. . C. . D. .
3 81 27 9
Lời giải
Chọn C

Ta có:
3
VS . A ' B 'C ' SA ' SB ' SC '  1  1
VS . ABC + VS . ACD =
VS . ABCD ; = = = 
VS . ABC SA SB SC  3  27

3
VS . A 'D'C ' SA ' SD ' SC '  1  1 1
= = =  ; VS . A ' B 'C 'D' = VS . A ' B 'C ' + VS . A 'C 'D' = VS . ABCD .
VS . ADC SA SD SC  3  27 27

Câu 70: Cho tứ diện ABCD có các cạnh AB, AC và AD đôi một vuông góc với nhau. Gọi G1 , G2 , G3 và
G4 lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC , ABD, ACD và BCD . Biết AB = 6a, AC = 9a ,
AD = 12a . Tính theo a thể tích khối tứ diện G1G2G3G4 .
A. 4a 3 . B. a 3 . C. 108a 3 . D. 36a 3 .
Lời giải
Chọn A

Page 49
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1
∆G1G2G3 đồng dạng với ∆ACD theo tỉ số và nằm trong hai mặt phẳng song song.
3

1 1 1
S=
∆G1G2G3 =S ∆ABD 6a 2 . G3G4 / / AB và G=
3G4 = 2a . VG1G2G3G4 =
AB = G3G4 .S ∆G1G2G3 4a 3 .
9 3 3

Câu 71: Cho hình chóp S . ABC có đáy là tam giác ABC vuông cân ở B , AC = a 2 , SA ⊥ ( ABC ) ,
SA = a . Gọi G là trọng tâm của tam giác SBC , mặt phẳng (α ) đi qua AG và song song với
BC chia khối chóp thành hai phần. Gọi V là thể tích của khối đa diện không chứa đỉnh S . Tính
V.
4a 3 4a 3 5a 3 2a 3
A. . B. . C. . D. .
9 27 54 9
Lời giải
Chọn C
S

N
a
B'

G
A B
C'

a 2 M

Trong mặt phẳng ( SBC ) kẻ đường thẳng qua G song song với BC , cắt SB , SC lần lượt tại
B′ , C ′ . Khi đó mặt phẳng (α ) trùng với mặt phẳng ( AB′C ′ ) .
Gọi M , N lần lượt là trung điểm của đoạn thẳng BC , SB .
Đặt BA = BC= x > 0 . Theo định lý Pitago trong tam giác ABC vuông tại B , ta có:

( )
2
AC
= 2
BA2 + BC 2 ⇒ a 2 a2 ⇒ x =
x2 + x2 ⇒ x2 =
= a.
1 a2
Diện tích tam giác ABC là: S ABC = .BA.BC = .
2 2

Page 50
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 a2 a3
Thể tích khối chóp S . ABC là: VS . ABC = .S ABC .SA = . .a = .
3 3 2 6
SB′ SC ′ SG 2
Ta lại có: = = = .
SB SC SM 3
V SA SB′ SC ′ 2 2 4
Suy ra: S . AB′C ′ = . . = 1. . = .
VS . ABC SA SB SC 3 3 9
4 4 a 3 2a 3
Vì thế, VS . AB′C ′ = .VS . ABC = . = .
9 9 6 27
a 3 2a 3 5a 3
Vậy
= V VS . ABC − VS . AB′=
C′ − = .
6 27 54
Câu 72: Cho tứ diện ABCD có thể tích V . Gọi E , F , G lần lượt là trung điểm của BC , BD, CD và
M , N , P, Q lần lượt là trọng tâm ∆ABC , ∆ABD, ∆ACD, ∆BCD . Tính thể tích khối tứ diện
MNPQ theo V .
V V 2V V
A. . B. . C. . D. .
9 3 9 27

Lời giải
Chọn D

MN 2
Ta có ΔMNP ∼ ΔEFG và =
EF 3

EF 1
ΔEFG ∼ ΔDCB và =
DC 2

MN 1 S 1 1
Do đó ΔMNP ∼ ΔDCB và =  ΔMNP = ⇒ SΔMNP = SΔBCD
DC 3 SΔBCD 9 9

1
Mặt khác d ( Q, ( MNP ) ) = d ( A, ( BCD ) )
3

1
Suy ra VMNPQ = V.
27

Page 51
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 73: Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng 12 và G là trọng tâm của tam giác BCD . Tính thể tích V
của khối chóp A.GBC
A. V = 3 B. V =4 C. V = 6 D. V = 5
Lời giải
Chọn B

B D
G

Cách 1:

Phân tích: tứ diện ABCD và khối chóp A.GBC có cùng đường cao là khoảng cách từ A đến
mặt phẳng ( BCD ) . Do G là trọng tâm tam giác BCD nên ta có S=
∆BGC S=
∆BGD S∆CGD
3S∆BGC (xem phần chứng minh).
⇒ S∆BCD =

Áp dụng công thức thể tích hình chóp ta có:

1  1
VABCD = h.S ∆BCD  h.S
3  VABCD 3 ∆BCD S ∆BCD 1 1
 ⇒ = = = 3 ⇒ VA.GBC = VABCD = .12 =4 .
1 VA.GBC 1
VA.GBC = h.S ∆GBC  h.S ∆GBC S ∆GBC 3 3
3 
 3

Chứng minh: Đặt= ; BC a .


DN h=

CM 1 1
+) MF // ND ⇒ MF = h
= ⇒ MF = DN ⇒ MF = .
DN CD 2 2 2

+) GE // MF ⇒ GE =BG =2 ⇒ GE =2 MF =2 . h =h
MF BM 3 3 3 2 3

1 1
S ∆BCD 2 DN .BC 2
ha
+) = = 3 ⇒ S ∆BCD =
= 3S ∆GBC
S ∆GBC 1 1h
GE.BC a
2 23

Page 52
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

S∆BCD
+) Chứng minh tương tự có = 3=
S∆GBD 3S∆GCD ⇒ S∆BGC = S∆BGD = S∆CGD

Cách 2:

d ( G; ( ABC ) ) GI 1 1
Ta có = = ⇒ d ( G; ( ABC ) ) = d ( D; ( ABC ) ) .
d ( D; ( ABC ) ) DI 3 3

1 1
Nên =
VG . ABC d ( G; ( ABC ) )=
.S ∆ABC =.VDABC 4
3 3

Câu 74: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB , BC
và E là điểm đối xứng với B qua D . Mặt phẳng ( MNE) chia khối tứ diện ABCD thành hai
khối đa diện, trong đó khối chứa điểm A có thể tích V . Tính V .
13 2 a 3 7 2a3 2a3 11 2 a 3
A. B. C. D.
216 216 18 216
Lời giải
Chọn D

Tính thể tích T có khối tứ diện ABCD . Gọi F là trung điểm BC và H trọng tâm tam giác
BCD .

a 3 2 a 2
Ta có BF = BH =
và = BF suy ra BH = AB2 − BH 2 = a .
2 3 3 3

Page 53
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 2 a2 3 a3 2
Thể tích tứ diện ABCD
= là T = AH .SBCD a=
3 3 3 4 12

Gọi diện tích một mặt của tứ diện là S . Gọi P là giao điểm của NE và CD , tương tự cho Q .

nên PD 1=
Ta thấy P , Q lần lượt là trọng tâm các tam giác BEC và BEA= DC , QD
1
AD
3 3

Sử dụng công thức tỉ số thể tích ta có:

VB. ACE V 1 1 T
= 2 nên VB. ACE = 2T ; E. BMN = nên VE= = .2T .
VB. ACD VE. BAC 4 . BMN
4 2

Nên VE. AMNC = VE. ABC − VB. EMN = 2T − T = 3 T .


2 2

VE. DPQ 1
Tương tự: = nên VE. DPQ = 1 T . Nên VACPQ = 1 8
T − T =T
VE. DCA 9 9 9 9

3 8 11 11a 3 2
Suy ra V = VE. AMNC − VE. ACPQ = T− T= T=
2 9 18 216
Câu 75: Cho khối chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích V = 12 . Gọi M , N lần
lượt trung điểm SA, SB; P là điểm thuộc cạnh SC sao cho PS = 2 PC . Mặt phẳng ( MNP ) cắt cạnh
SD tại Q . Tính thể tích khối chóp S .MNPQ bằng
5 7 4 12
A. . B. . C. . D. .
18 3 3 25
Lời giải
Chọn B

SQ SP 2
Ta có PQ / / CD ⇒ = = .
SD SC 3
VSMNP SM SN SP 1 1 2 1 1
Khi đó ta có: = . = . . = ⇒ VSMNP = V.
VSABC SA SB SC 2 2 3 6 12
VSMPQ 1 2 2 2 1
=. . = ⇒ VSMPQ = V.
VSACD 2 3 3 9 9
7 7
Vậy VS .MNPQ
= = V .
36 3
Câu 76: Cho hình chóp tứ giác đều S . ABCD có tất cả các cạnh bằng 1 . Gọi G là trọng tâm của tam giác
SBC . Thể tích khối tứ diện SGCD bằng

Page 54
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 2 3 2
A. . B. . C. . D. .
36 6 36 18
Lời giải

Chọn A

Gọi O = AC ∩ BD ⇒ SO ⊥ ( ABCD ) , I là trung điểm cạnh BC .


2 2 1 2
OC = ⇒ SO = SC 2 − OC 2 = ⇒ VS . ABCD = SO.S ABCD = .
2 2 3 6
1 2
VS .DCI
= =VS . ABCD .
4 24
VS .DCG SD SC SG 2 2 2 2 2
=. . = ⇒ VS .DCG = VS .DCI =. =.
VS .DCI SD SC SI 3 3 3 24 36

Câu 77: Cho khối chóp S . ABCD có thể tích bằng 1, đáy ABCD là hình thang với cạnh đáy lớn là AD
và AD = 3BC . Gọi M là trung điểm cạnh SA, N là điểm thuộc cạnh CD sao cho ND = 3 NC .
Mặt phẳng ( BMN ) cắt cạnh SD tại P . Thể tích khối chóp A.MBNP bằng
3 5 5 9
A. . B. . C. . D. .
8 12 16 32
Lời giải
Chọn A

Đặt
= V V=
S . ABCD 1.
Gọi I là giao điểm của BN với AD , suy ra P là giao điểm của MI với SD.
BC  DI và ND = 3 NC ⇒ DI = 3BC ⇒ D là trung điểm của AI .
SP 2
Do đó P là trọng tâm của tam giác SAI ⇒ = .
SD 3

Page 55
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1 1 1 9
S BCN
= =S BCD . =S ABCD S ABCD ; S=
ADN S=
NID 9 S=
BCN S ABCD .
4 4 4 16 16
3 3 9
S ABN = S ABCD − S BCN − S ADN = S ABCD . Suy=
ra VS . ABN =V ; VS . ADN V .
8 8 16
1 1 3
VS .MBN = VS . ABN ⇒ VA.BMN = VS . ABN = V;
2 2 16
1 1 1 2 3
VS .MNP = VS . ANP ⇒ VA.MNP = VS . ANP = . VS . AND = V.
2 2 2 3 16
3 3
VA.BMN + VA.MNP =V =.
Do đó VA.MBNP =
8 8
Câu 78: Cho hình hộp ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng V . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của
các cạnh AB , A′C ′ , BB′ . Tính thể tích khối tứ diện CMNP .
1 7 5 1
A. V . B. V. C. V. D. V .
8 48 48 6
Lời giải
Chọn C

Gọi= G CM ∩ BD ,= I PN ∩ BD , = O AC ∩ BD . Dễ thấy BP là đường trung bình của


2 2
∆INO và G là trọng tâm ∆ABC nên= BG = BO BI .
3 3
VN .CMP NP 1 1
= = ⇒ VCMNP = VN .CMI .
VN .CMI NI 2 2
Đặt S = S ABCD và h là chiều cao của khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ . Ta có
1
S ∆BMC 2 d ( B, MC ) .MC BG 2 5 5 1 5
= = = ⇒ S ∆IMC = S ∆BMC = . S = S .
S ∆IMC 1 IG 5 2 2 4 8
d ( I , MC ) .MC
2
1 1 5 5
Mà =VN .IMC S ∆IMC .d ( N , ( ABCD
= )) . S .h
= V.
3 3 8 24
1 5
Vậy= VCMNP = VN .CMI V.
2 48
Câu 79: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành và có thể tích bằng 48 . Trên cạnh SB , SD
lấy các điểm M , N sao cho SM = MB , SD = 3SN . Mặt phẳng ( AMN ) cắt SC tại P . Tính thể
tích V của khối tứ diện SMNP .
1 1
A. V = . B. V = . C. V = 2 . D. V = 1 .
3 2

Page 56
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Lời giải
Chọn D

SB SD SA SC SC SC
Ta có + = + ⇔ 2+3=
1+ ⇒ 4.
=
SM SN SA SP SP SP
VS .MNP 1 VS .MNP 1 SP SM SN 1 1 1 1 1 1
= = . =. .=. . ⇒ VS .MNP
= = 1.
VS . ABCD
VS . ABCD 2 VS .BCD 2 SC SB SD 2 4 2 3 48 48

= CBD
Câu 80: Cho tứ diện ABCD có DAB = 90° ; AB = a 5; 
= a; AC = 135° . Biết góc giữa hai
ABC
mặt phẳng ( ABD ) , ( BCD ) bằng 30° . Thể tích của tứ diện ABCD là
a3 a3 a3 a3
A. . B. . C. . D. .
2 3 2 3 2 6
Lời giải
Chọn D

Vẽ AH ⊥ ( BCD ) , H ∈ ( BCD ) .

Vẽ HK // BC , K ∈ BD , có BD ⊥ BC ⇒ HK ⊥ BD , mà AH ⊥ BD .

⇒ BD ⊥ ( AHK ) ⇒ BD ⊥ AK .

Nên (( )
ABD ) , ( BCD )= 
AKH= 30°

Vẽ HM // BD , M ∈ BD , có BC ⊥ BD ⇒ HM ⊥ BC , mà AH ⊥ BC .

⇒ BC ⊥ AM , có góc  = 135° .
ABC

Suy ra 
ABM= 45° (nên B ở giữa M và C ).

ΔAMB vuông tại M có 


ABM= 45° .

Page 57
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

AB a
Suy ra ΔAMB vuông cân tại B ⇒ AM = MB = = .
2 2

Tứ giác BKHM là hình chữ nhật, nên BM = HK .

HK a 2a
ΔAHK vuông tại H có 
AKH= 30° , nên AH
= = AK 2=
,= AH .
3 6 6

1 1 1
ΔBAD vuông tại A có AK là đường cao nên = 2 2
+ .
AK AB AD 2

3 1 1 1 1
⇒ 2
=2+ 2
⇒ 2
= a 2 và BD =
⇒ AD = AB 2 + AD 2 = a 3 .
2a a AD AD 2a 2

a 2 9a 2
= CM − BM , CM 2 = CA2 − AM 2 = 5a 2 −
Có BC =
2 2

3a a
⇒ BC = − =a 2
2 2

1 1 1 a a3
Có V
= =AH .S BCD AH .BD.BC = .a 3.a 2 =
3 6 6 6 6

a3
Vậy V = .
6

Câu 81: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SB . N là điểm
thuộc cạnh SC sao cho SN = 2CN , P là điểm thuộc cạnh SD sao cho SP = 3DP . Mặt phẳng
( MNP ) cắt SA tại Q. Biết khối chóp SMNPQ có thể tích bằng 1. Khối đa diện ABCD.QMNP
có thể tích bằng
9 17 14
A. . B. . C. 4 . D. .
7 5 5
Lời giải
Chọn B

Page 58
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

SA SC SB SD
Ta có + = + (Tham khảo bài tập 73 trang 64 SBT Hình 11 nâng cao).
SQ SN SM SP
SQ 6
Do đó ta có = .
SA 11
VSMNQ SM SN SQ 2 1
Ta có = . . = ⇒ VSMNQ =VSABCD .
VSBCA SB SC SA 11 11
3 5 22
Tương tự: VSQPN = VSABCD . Do đó VSMNQ + VSQPN
= VSABCD ⇒ VSABCD
= .
22 22 5
17
Vậy VABCD.QMNP = ..
5

Câu 82: Cho hình chóp S . ABC có SA ⊥ ( ABC ) , tam giác ABC đều, AB = a , góc giữa SB và mặt phẳng
( ABC ) bằng 60° . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của SA , SB . Tính thể tích của khối chóp
S .MNC .
a3 a3 a3 3 a3
A. . B. . C. . D. .
8 4 12 16
Lời giải

Page 59
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Chọn D
Ta có: SA ⊥ ( ABC )
⇒ AB là hình chiếu của SB lên mặt phẳng ( ABC )

⇒ ( SB, ( ABC ) ) = =
( SB, AB ) =
SBA 60° .

=SA AB.tan
=  a.tan
SBA = 60° a 3 .
1 1 a2 3 a3
VS . ABC
= =.S ABC .SA . = .a 3 .
3 3 4 4
VS .MNC SM SN SC 1 1 1
= . .= = . .
VS . ABC SA SB SC 2 2 4
1 1 a3 a3
⇒ VS .MNC = .VS . ABC = . = .
4 4 4 16

Câu 83: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD có đáy là hình vuông tâm O , SA = a 6 , SA vuông góc với đáy,
mặt phẳng ( SBC ) tạo với đáy góc ϕ sao cho tan ϕ = 6 . Gọi G là trọng tâm tam giác SCD .
Tính thể tích khối tứ diện SOGC .
a3 6 a3 6 a3 6 a3 6
A. . B. . C. . D. .
36 6 12 24
Lời giải
Chọn A

 BC ⊥ AB
Ta có:  ⇒ BC ⊥ SB.
 BC ⊥ SA

( SBC ) ∩ ( ABCD) =
BC

Như vậy 

BC ⊥ AB ⇒ ( ( 
SBC ) ; ( ABCD ) = ) (=
AB; SB =
SBA ϕ. )
 BC ⊥ SB

SA a 6
Trong tam giác SAB vuông tại A , tan ϕ = ⇔ 6= ⇔ AB = a.
AB AB
Gọi I là trung điểm CD , trọng tâm G của tam giác SCD , G thuộc SI .

1 1 1 1 a a a3
=
Có VS .OCI SA
= .S ∆OIC SA. = .IO.IC =.a. . .
3 3 2 6 2 2 24

Page 60
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VSOGC SG 2 2 2 a3 6 a3 6
Khi đó: = = ⇒ VSOGC = VSOIC = = .
VSOIC SI 3 3 3 24 36

Câu 84: Cho khối hộp ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích V . Lấy điểm M thuộc cạnh AA′ sao cho
MA = 2 MA′ . Thể tích của khối chóp M . ABC bằng
V V V V
A. . B. . C. . D. .
3 9 18 6
Lời giải
Chọn B

Thể tích hình hộp là V = B. h


1
Gọi diện tích tam giác ABC là B′ , ta có: B′ = B .
2
Gọi A′H là đường cao hạ từ A′ xuống mặt phẳng đáy: A′H ⊥ ( ABCD ) tại H , đặt h = A′H .
MK MA 2 2
Dựng MK ⊥ ( ABCD ) tại K , ta có MK //A′H và có tỉ số = = ( gt ) ⇒ h′ =h .
A′H A′A 3 3
1 1 1 2 1 V
Gọi V là thể tích hình chóp M . ABC , ta có:
= V′ B ′ . h′
.= . B=
. h = B. h .
3 3 2 3 9 9
Câu 85: Cho hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' có thể tích là V .Gọi M là trung điểm BB ' , điểm N thuộc cạnh
CC ' sao cho CN  2C ' N . Tính thể tích khối chóp A.BCMN theo V .
7V 7V V 5V
A. VA. BCMN  . B. VA. BCMN  . C. VA. BCMN  . D. VA. BCMN  .
12 18 3 18
Lời giải
Chọn B
Cách 1:

Page 61
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

1 1
Ta có: VB ' BAC  .d ( B ', ( ABC )).SABC  V .
3 3

VB.MAC BM 1 1 1 1 V
Theo công thức tỷ số thể tích:    VB.MAC  .VB. B ' AC  . V  .
VB. B ' AC BB ' 2 2 2 3 6

3 3
Ta có: BB '  2 BM  NC  BM  NC .
2 4

1
.BM .d (C , BB ')
SBMC 2 3
   .
1
SNMC .NC.d ( M , CC ') 4
2

S BCNM 4 7 V 7
  1    A. BCNM  .
SBMC 3 3 VA. BMC 3

7 7 V 7V
Vậy: VA. BCNM  .VA. BMC  .  .
3 3 6 18
Cách 2:

Gọi h, k lần lượt là độ dài đường cao của hình lăng trụ ABC. A ' B ' C ' và hình chóp A.BCMN , S
là diện tích tam giác ABC .

h
 độ dài đường cao của hình chóp M . ABC là:
2

1 h hS
VMABC  . .S  (1).
3 2 6

1 h 1 hS
Mặt khác: VMABC  . .S  .k .SBCM  k .SBCM 
3 2 3 2

4 4
Ta có SMNC  SBCM (vì 2 tam giác MNC và BCM có cùng chiều cao và CN  BM ).
3 3

1 1 4 4 4 hS 2hS
VAMNC  .k .SMNC  .k . .SBCM  .k .SBCM  .  . (2).
3 3 3 9 9 2 9

Page 62
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

hS 2hS 7 hS 7V
Từ (1) và (2) ta có: VA. BCMN  VMABC  VAMNC     .
6 9 18 18

Câu 86: Cho khối chóp S . ABC có  = CSA


ASB= BSC = 60°, SA = a, SB = 2a, SC = 4a . Tính thể tích
khối chóp S . ABC theo a .
8a 3 2 2a 3 2 4a 3 2 a3 2
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 3
Lời giải

 SM 1
 SB = 2
Lấy M ∈ SB, N ∈ SC thoả mãn: SM
= SN = a⇒
= SA .
 SN = 1
 SC 4

Theo giả thiết: 


ASB 
= BSC 
= 600 ⇒ S . AMN là khối tứ diện đều cạnh a .
= CSA

a3 2
Do đó: VS . AMN = .
12

VS . AMN SM SN 1 1 1 2a 3 2
Mặt khác : = .= = . ⇒ VS . ABC = 8VS . AMN = .
VS . ABC SB SC 2 4 8 3

  
Câu 87: Cho khối chóp S . ABC có góc ASB= BSC= CSA= 60° và SA = 2 , SB = 3 , SC = 4 . Thể tích
khối chóp S . ABC .
A. 2 2 . B. 2 3 . C. 4 3 . D. 3 2 .
Lời giải

Page 63
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN
S

C′
A

O
M

B′

2 1
Gọi B′ trên SB sao cho SB′ = SB và C ′ trên SC sao cho SC ′ = SC .
3 2

Khi đó SA
= SB =′ 2 ⇒ S . AB′C ′ là khối tứ diện đều.
=′ SC

2 3 2 2 3
Ta có: AM
= = 3 ⇒ AO= AM=
2 3 3

2 6
Nên SO = SA2 − AO 2 = và S AB′C ′ = 3 .
3

1 2 2
Khi đó
= VS . AB′C ′ =S AB′C ′ .SO .
3 3

VS . ABC SA SB SC
Mà ta lại có: =. . 3 ⇒ VS . ABC =
= 2 2.
3VS. AB′C ′ =
VS. AB′C ′ SA SB′ SC ′

Cách khác:

SA.SB.SC
VS . ABC
= . 1 − cos 2   − cos 2 CSB
ASB − cos 2 BSC  + 2cos   .cosCSB
ASB.cos.BSC = 2 2
6

Câu 88: Cho khối tứ diện ABCD có thể tích 2017 . Gọi M , N , P , Q lần lượt là trọng tâm của các tam
giác ABC , ABD , ACD , BCD . Tính theo V thể tích của khối tứ diện MNPQ .
2017 4034 8068 2017
A. . B. . C. . D. .
9 81 27 27
Lời giải

Page 64
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

N
M P
B F D
E Q G
C
VAEFG S EFG 1 1
= = ⇒ VAEFG = VABCD
VABCD S BCD 4 4
( Do E , F , G lần lượt là trung điểm của BC , BD, CD ).
VAMNP SM SN SP 8 8 8 1 2
= = . . ⇒ VAMNP= VAEFG= . VABCD= VABCD
VAEFG SE SE SG 27 27 27 4 27
VQMNP 1 1
Do mặt phẳng ( MNP ) // ( BCD ) nên =⇔ VQMNP = VAMNP
VAMNP 2 2
1 2 1 2017
VQMNP
= .= VABCD = VABCD .
2 27 27 27
Câu 89: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA = a và SA vuông góc với
đáy. Gọi M là trung điểm SB , N là điểm thuộc cạnh SD sao cho SN = 2 ND . Tính thể tích V
của khối tứ diện ACMN .
1 1 1 1
A. V = a 3 B. V = a 3 . C. V = a 3 . D. V = a 3 .
12 6 8 36
Lời giải

1 a3
Cách 1. Ta có
= VS . ABCD =SA.S ABCD
3 3

1 1 1  1 2  a3
VNDAC =
= NH .S ∆DAC .=a.  a 
3 3 3  2  18

1 1 a  1 2  a3
VMABC
= =MK .S ∆ABC . . a 
=
3 3 2  2  12

1 a3
d ( A, ( SMN ) ) .S ∆SMN =
3 18

1 1 2  1 a  a3
Suy=
ra VNSAM =NL.S ∆SAM . =
a.  a.  .
3 3 3  2 2  18

1 1 a3
Mặt khác VC .SMN
= =d ( C , ( SMN ) ) .S ∆SMN = d ( A, ( SMN ) ) .S ∆SMN
3 3 18

a3 a3 a3 a3 a3 1 3
Vậy VACMN = VS . ABCD − VNSAM − VNADC − VMABC − VSCMN = − − − − = a .
3 18 18 12 18 12

Page 65
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

M
L

N A B
K
O
H
D C
Cách 2. Gọi O là giao điểm của AC và BD .

1 a3
Ta có
= VS . ABCD = SA.S ABCD . Vì OM //SD nên SD // ( AMC ) .
3 3

( N ; ( AMC ) ) d=
Do đó d= ( D; ( AMC ) ) d ( B; ( AMC ) )
1 a3
⇒ VACMN = VN .MAC = VD.MAC = VB.MAC = VM .BAC = VS . ABCD = .
4 12
1 1
(do d ( M ; ( ABC ) ) = d ( S ; ( ABC ) ) và S ∆ABC = S ABCD )
2 2
Câu 90: Cho hình chóp S . ABCD có đáy là hình vuông cạnh a. Cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và
SA = 2a . Gọi B′; D′ lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên các cạnh SB, SD . Mặt phẳng
( AB′D′ ) cắt cạnh SC tại C ′ . Tính thể tích của khối chóp S . AB′C ′D′
a3 16a 3 a3 2a 3
A. . B. . C. . D.
3 45 2 4
Lời giải

VSAB′C ′ SB′ SC ′
Ta có VS . AB′C ′D′ = 2VS . AB′C ′ (1) mà = . ( *)
VSABC SB SC

Page 66
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

( )
2
∆SAC vuông tại A nên SC 2 =SA2 + AC 2 =( 2a ) + a 2
2
=6a 2 suy ra SC = a 6

Ta có BC ⊥ ( SAB ) ⇒ BC ⊥ AB′ và SB ⊥ AB′ suy ra AB′ ⊥ ( SBC ) nên AB′ ⊥ BC

Tương tự AD′ ⊥ SC . Từ đó suy ra SC ⊥ ( AB′D′ ) ≡ ( AB′C ′D′ ) nên SC ⊥ AC ′

SC ′ SA2 4a 2 2
′ 2
Mà SC .SC = SA suy ra = = = . Ta cũng có
SC SC 2 6a 2 3
SB′ SA2 SA2 4a 2 4
= = = =
SB SB 2 SA2 + AB 2 4a 2 + a 2 5

VSAB′C ′ 8 8 8 1 8
Từ (*) ⇒ = suy ra=
VSAB′C ′ = VSABC . =VSABCD VSABCD mà
VSABC 15 15 15 2 30
1 2a 3
VSABCD =
= S ABCD .SA
3 3

8 2 a 3 8a 3
Suy ra=
VSAB′C ′ =.
30 3 45

16a 3
Từ (1) suy ra V=
S . AB′C ′D ′ 2=
VS . AB′C ′ .
45

Câu 91: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 1 . Trên các cạnh AB và CD lần lượt lấy các điểm M và
    
N sao cho MA + MB = 0 và NC = −2 ND . Mặt phẳng ( P ) chứa MN và song song với AC
chia khối tứ diện ABCD thành hai khối đa diện, trong đó khối đa diện chứa đỉnh A có thể tích
là V . Tính V .
2 11 2 7 2 2
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
18 216 216 108
Lời giải

Từ N kẻ NP //AC , N ∈ AD

M kẻ MQ //AC , Q ∈ BC . Mặt phẳng ( P ) là MPNQ

1 2
=
Ta có VABCD =AH .S ABCD
3 12

V = VACMPNQ = VAMPC + VMQNC + VMPNC

Page 67
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

AM AP 1 2 1
Ta có VAMPC = . = .VABCD =. VABCD VABCD
AB AD 2 3 3

1 1 CQ CN 11 2 1
VMQNC
= =VAQNC .
= .VABCD = . VABCD VABCD
2 2 CB CD 22 3 2

2 2 1 2 1 AM 2 11 1
VMPNC
= = VMPCD . VMACD = . = .VABCD =. VABCD VABCD
3 3 3 3 3 AB 3 32 9

1 1 1 11 11 2
Vậy V =  + +  VABCD ⇒
= V V=
ABCD .
3 6 9 18 216

Câu 92: Cho hình chóp tứ giác S . ABCD đáy là hình bình hành có thể tích bằng V . Lấy điểm B′ , D′ lần
lượt là trung điểm của cạnh SB và SD . Mặt phẳng qua ( AB′D′ ) cắt cạnh SC tại C ′ . Khi đó thể
tích khối chóp S . AB′C ′D′ bằng
V 2V V3 V
A. . B. . C. . D. .
3 3 3 6
Lời giải

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD thì SO ∩ B′D′ =


H . Khi đó H là trung
điểm của SO và = C ′ AH ∩ SO .

Trong mặt phẳng ( SAC ) : Ta kẻ ( d ) //AC và AC ′ cắt ( d ) tại K . Khi đó áp dụng tính đồng
OH OA SK 1 SK SC ′ 1
dạng của các tam giác ta có: = = 1 ⇒ SK =
OA ⇒ = ; = = ⇔
SH SK AC 2 AC CC ′ 2
SC ′ 1
= .
SC 3

1 V V SA SB′ SD′ 1 1
Vì V=
S . ABD V=
S . BCD .VS=
. ABCD nên ta có S . AB′D′ = ⋅ ⋅ = ⇔ VS . AB′D′ = V và
2 2 VS . ABD SA SB SD 4 8

VS .B′C ′D′ SB′ SC ′ SD′ 1 SC ′ SC ′ V


= ⋅ ⋅ =⋅ ⇔ VS . B′C=
′D ′ ⋅ .
VS .BCD SB SC SD 4 SC SC 8

1 SC ′ V V  SC ′  V
Suy ra VS . AB′C ′D′ = VS . AB′D′ + VS .B′C ′D′ = V+ ⋅ = 1 + = .
8 SC 8 8  SC  6

Page 68
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Câu 93: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA vuông góc với đáy,
SA = a 2 . Một mặt phẳng đi qua A vuông góc với SC cắt SB , SD , SC lần lượt tại B′ , D′ ,
C ′ . Thể tích khối chóp S AB′C ′D′ là:
2a 3 3 2a 3 2 a3 2 2a 3 3
A. V = . B. V = . C. V = . D. V = .
9 3 9 3
Lời giải

C' D'

B'

D
A
O
B C

1 a3 2
Ta có: VS . ABCD = .a 2 .a 2 = .
3 3

Ta có AD′ ⊥ ( SDC ) ⇒ AD′ ⊥ SD ; AB′ ⊥ ( SBC ) ⇒ AB′ ⊥ SB .

Do SC ⊥ ( AB′D′ ) ⇒ SC ⊥ AC ′ .

Tam giác S AC vuông cân tại A nên C ′ là trung điểm của SC .

SB′ SA2 2a 2 2
Trong tam giác vuông S AB′ ta có = = = .
SB SB 2 3a 2 3

VS AB′C ′D′ VS AB′C ′ + VS AC ′D′ 1  SB′ SC ′ SD′ SC ′  SB′ SC ′ 2 1 1


= =  + = = . = .
VS . ABCD VS . ABCD 2  SB SC SD SC  SB SC 3 2 3

a3 2
Vậy VS AB′C ′D′ = .
9
Câu 94: Cho khối tứ diện đều ABCD có thể tích là V . Gọi M , N , P , Q lần lượt là trung điểm của
AC , AD , BD , BC . Thể tích khối chóp AMNPQ là
V V V V 2
A. . B. . C. . D. .
6 3 4 3
Lời giải

Page 69
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Ta có VAMNPQ = 2VAPMQ (do MNPQ là hình thoi), AB // MQ ⇒ VAPMQ =


VBPMQ
1
Mặt khác do P là trung điểm của BD nên d ( P, ( ABC ) ) = d ( D, ( ABC ) ) , đồng thời
2
1 1 1 1
S BQM = S ABC ⇒ VBPMQ = d ( P, ( ABC ) ) .S BQM
= d ( D, ( ABC ) ) . S ABC
4 3 6 4
1 1 V V
= . d ( D, ( ABC ) ) .S ABC = ⇒ VAMNPQ = .
8 3 8 4
Câu 95: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , SA = a và SA vuông góc với
đáy. Gọi M là trung điểm SB , N thuộc cạnh SD sao cho SN = 2 ND . Tính thể tích V của
khối tứ diện ACMN .
1 1 1 1
A. V = a3 . B. V = a3 . C. V = a3 . D. V = a3 .
8 6 36 12
Lời giải
Cách 1: Phân rã hình:

1 a3
Thể tích khối chóp S . ABCD là: V = ⋅ a 3 = .
3 3

Page 70
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 1 2 1 1 1
Thể tích tứ diện SMNC là: VSMNC = ⋅ VS .BDC = ⋅ ⋅ V = V .
3 2 3 2 2 6

1 1 1
Thể tích tứ diện NACD là: VNADC =⋅ V = V .
3 2 6

1 1 1
Thể tích tứ diện MABC là: VMABC = ⋅ V = V .
2 2 4

2 1 2 1 1 1
Thể tích tứ diện SAMN là: VSAMN = ⋅ VS .BDC = ⋅ ⋅ V = V .
3 2 3 2 2 6

Mặt khác ta có: VSMNC + VNACD + VMABC + VSAMN + VAMNC =


VS . ABCD

1 1 1 1  1 a3
Suy ra VAMNC =V − (VSMNC + VNACD + VMABC + VSAMN ) =V − V + V + V + V  = V = .
6 6 4 6  4 12

Câu 96: Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng 2110 . Biết A′M = MA , DN = 3 ND′ ,
CP = 2C ′P như hình vẽ. Mặt phẳng ( MNP ) chia khối hộp đã cho thành hai khối đa diện. Thể
tích khối đa diện nhỏ hơn bằng

Page 71
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

5275 8440 7385 5275


A. . B. . C. D. .
6 9 18 12
Lời giải

Gọi Q là giao điểm của mặt phẳng ( MNP ) với BB′ .

A′M C ′P D′N B′Q


Giả sử = x, = y, = z, = t . Khi đó x + y = z + t .
AA′ CC ′ DD′ BB′

VA′B′D′.MQN x+ z +t V ′ ′ ′. x+ z +t
= ⇒ A B D MQN =
VA′B′D′. ABD 3 VA′B′C ′D′. ABCD 6

VC ′B′D′. PQN y+ z +t VC ′B′D′.PQN y+ z +t


= ⇒ =
VC ′B′D′.CBD 3 VA′B′C ′D′. ABCD 6

VMNPQ. A′D′C ′B′ 1


⇒ = ( x + y)
VABCD. A′D′C ′B′ 2

VMNPQ. A′D′C ′B′ 1  A′M C ′P  1  1 1  5


=  + =   + =
VABCD. A′D′C ′B′ 2  AA′ CC ′  2  2 3  12

5 5275
⇒ VMNPQ. A′D′C ′B=′ .VABCD. A′D′C ′B=′ .
12 6

Câu 97: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành có thể tích bằng V . Gọi E là điểm
trên cạnh SC sao cho EC = 2 ES . Gọi (α ) là mặt phẳng chứa AE và song song với BD , (α )
cắt SB, SD lần lượt tại hai điểm M , N . Tính theo V thể tích của khối chóp S . AMEN .
3V V 3V V
A. . B. . C. . D. .
8 6 16 9
Lời giải

Page 72
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

Gọi G là giao điểm của AE và SO .

AC GO ES GO
Áp dụng định lý Menelaus cho tam giác SOC ta có: . . =1 ⇒ =1
AO GS EC GS

SG 1 SM SN 1
⇒ = ⇒ = =
SO 2 SB SD 2
VS . AMEN VS . AME V 1 1 1 1 1 1 1
Ta có: = + S . AEN = .1. . + .1. . =
V 2VS . ABC 2VS . ACD 2 2 3 2 2 3 6

1
Vậy VS . AMEN = V .
6

Câu 98: Cho khối hộp chữ nhật ABCD. A′B′C ′D′ có thể tích bằng 2110 . Biết A′M = MA ; DN = 3 ND′ ;
CP = 2 PC ′ . Mặt phẳng ( MNP ) chia khối hộp đã cho thành hai khối đa diện. Thể tích khối đa
diện nhỏ hơn bằng
D′ C′
A′
N B′
P

D C
A B

7385 5275 8440 5275


A. . B. . C. . D. .
18 12 9 6
Lời giải
D′ C′
A′
N B′
P

M
Q
D C
A B

Page 73
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

VMNPQ. A′B′C ′D′ 1  A′M C ′P  1  1 1  5


Ta có: =  + =  + = .
VABCD. A′B′C ′D′ 2  A′A C ′C  2  2 3  12

5 5 5275
VMNPQ. A′B′C ′D′ = VABCD. A′B′C ′D′ = ⋅ 2110 =
Vnho = .
12 12 6

Câu 99: Cho khối lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng 2018. Gọi M là trung điểm AA′ ; N , P lần lượt
là các điểm nằm trên các cạnh BB′ , CC ′ sao cho BN = 2 B′N , CP = 3C ′P . Tính thể tích khối
đa diện ABC.MNP .
32288 40360 4036 23207
A. . B. . C. . D. .
27 27 3 18
Lời giải

VABC .MNP 1  AM BN CP  23 23207


Ta có =  + + = . Vậy VABC .MNP = .
VABC . A′B′C ′ 3  AA′ BB′ CC ′  36 18

Câu 100: Cho hình lăng trụ ABC. A′B′C ′ có thể tích bằng 6a 3 . Các điểm M , N , P lần lượt thuộc các
AM 1 BN CP 2
cạnh AA′ , BB′ , CC ′ sao cho = , = = . Tính thể tích V ′ của đa diện
AA′ 2 BB′ CC ′ 3
ABC.MNP
11 3 9 11 11
A. V ′ = a . B. V ′ = a 3 . C. V ′ = a 3 . D. V ′ = a 3 .
27 16 3 18
Lời giải

Lấy điểm Q ∈ AA′ sao cho PQ //AC .

1
Ta có MQ = AQ − AM = AA′ .
6

Page 74
CHUYÊN ĐỀ V – HÌNH HỌC 12 – KHỐI ĐA DIỆN – THỂ TÍCH KHỐI ĐA DIỆN

2 1
Dễ thấy VABC .MNP = .VABC . A′B′C ′ , VM .QNP = .VABC . A′B′C ′ .
3 12

11 11
Vậy V ′ = VABC .MNP − VM .QNP = V = a3 .
18 3

Page 75

You might also like