You are on page 1of 9

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

Chủ đề nhánh: Lớp học của bé


Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ 18/09 - 22/09/2023)
Hoạt
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
động
- Cô ân cần, niềm nở đón trẻ vào lớp
- Trò chuyện về đồ chơi bé thích
Đón trẻ - Dạy lễ giáo cho trẻ.
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc chơi.

* Khởi động: Cho trẻ đi chạy với các kiểu đi và chạy khác nhau
* Trọng động: Tập theo nhạc bài “Trường chúng cháu là trường mầm
non”
- Hô hấp: Tập hít vào thở ra 2l x 2n
Thể
- Tay: Tay giơ cao, hạ xuống 2l x 2n
dục
- Chân: Ngồi xổm đứng lên 2l x 2n
sáng
- Lưng, bụng, lườn: Cúi người về phía trước. 2l x 2n
- Bật: Bật tại chỗ 2l x 2n
* Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng.

PTTC PTNT PTTCKNXH PTNN PTTCKNX


và TM H và TM
Chơi - - Bò về phía - Trò chuyện - Hát: Em búp - Thơ: Chia - Di màu quả
tập có trước về đồ dùng bê đồ chơi bóng
chủ đồ chơi
định trong lớp
- TC: Con - TC: Tôi - TC: Tai ai - TC: Tập - TC: Đuổi
bọ dừa bảo tinh tầm vông bóng

Hoạt động có chủ đích:


+ Quan sát: Hoa hồng, bập bênh, đu quay, cầu trượt, cây xoài, tàu hỏa,
Dạo bồn hoa hồng, cây sang, cây sấu, vườn rau, hoa đồng tiền, hoa hồng
chơi - Trò chơi: Gieo hạt, bóng tròn to, luồn luồn tổ dế, dung dăng dung dẻ, chi
ngoài chi chành chành, đuổi bóng, kéo cưa lừa sẻ, lộn cầu vồng, ngửi hoa, trời
trời nắng trời mưa
- Chơi tự do:

Chơi, - Góc thao tác vai: Bế em, - Góc vận động: Thả bóng, xâu vòng
hoạt nấu ăn, cho em ăn - Góc nghệ thuật:
động ở - Góc hoạt động với đồ + Đọc thơ: Ấm và chảo, khăn nhỏ
các góc vật: Chơi với các khối + Hát: Quả bóng, em búp bê
hình + Xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi
- Tăng cường tiếng Việt: - Góc hoạt động với đồ vật: Chơi với các
Đọc các bài thơ, đồng dao, khối hình.
ca dao, hò vè về chủ đề - Góc thao tác vai: Bế em, nấu ăn, cho em
nhánh “Đồ dùng đồ chơi ăn
của bé” - Tăng cường tiếng Việt: Đọc các bài thơ,
đồng dao, ca dao, hò vè về chủ đề nhánh “Đồ
dùng đồ chơi của bé”

- Rửa mặt, rửa tay cho trẻ


Ăn, - Động viên trẻ ăn hết suất
ngủ, vệ - Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc
sinh - Hát ru nhẹ nhàng để trẻ ngủ
- Rửa mặt, chải đầu tóc cho trẻ.

- Nghe - Nghe đọc - Nghe câu - Nghe thơ: - Văn nghệ


Chơi - nhạc, nghe thơ: Bé đến đố về đồ Cô dạy Nêu gương
tập hát: Quả lớp dùng đồ cuối tuần
buổi bóng chơi của bé
chiều - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do

Chuẩn - Vệ sinh cá nhân cho trẻ


bị cho - Chuẩn bị đồ dùng, tư trang cho trẻ
trẻ ra - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.
về và - Trả trẻ, vệ sinh lớp học, đóng cửa, tắt quạt điện
trả trẻ

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC


I. Nội dung:
- Góc hoạt động với đồ vật: Chơi với các khối hình
- Góc thao tác vai: Bế em, nấu ăn, cho em ăn
- Góc vận động: Thả bóng, xâu vòng
- Góc nghệ thuật: Đọc thơ: Ấm và chảo, khăn nhỏ; Hát: Quả bóng, em
búp bê; Xem tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi.
- Tăng cường tiếng việt đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao.
II. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết các hành động chơi phù hợp với vai chơi đã chọn.
- Trẻ được rèn chơi với đồ chơi đúng cách.
- Trẻ chơi thân thiện cạnh bạn, giữ gìn đồ chơi.
III. Chuẩn bị:
- Búp bê, một số đồ dùng đồ chơi: Bếp, xoong, chén, bát, đũa, đĩa....
- Tranh ảnh về đồ dùng đồ chơi, bàn, ghế
IV. Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động:
- Trò chuyện về chủ đề
- Hướng dẫn cho trẻ về các nhóm chơi trong lớp
2. Hoạt động trọng tâm:
* Thỏa thuận:
- Cô giới thiệu về các góc chơi, nói qua cách chơi ở các góc
- Cô hỏi trẻ muốn chơi ở góc nào?
* Quá trình chơi:
- Cô đến góc tham gia chơi cùng trẻ, hướng dẫn và khuyến khích trẻ chơi.
3. Kết thúc hoạt động:
- Trước khi kết thúc cô đến từng góc chơi động viên khuyến khích trẻ
- Hết giờ chơi cô nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng.

Người xây dựng Ban giám hiệu duyệt

Đinh Thị Định


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 18 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTTC: BÒ VỀ PHÍA TRƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên vận động, biết cách thực hiện vận động “Bò về phía trước”
biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của trò chơi “Con bọ dừa”
- Trẻ thực hiện được vận động “Bò về phía trước”. Trẻ được rèn kỹ năng
bò khéo léo, được rèn sự mạnh dạn, tự tin.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Xắc xô, vật cản, loa, máy tính.
- Sân tập rộng rãi, sạch sẽ, quần áo, đầu tóc của cô và trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động:
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn đi kết hợp các kiểu đi: Bình thường, nhanh dần,
chậm dần sau đó đứng thành vòng tròn để tập.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Tay: Đưa tay ra phía trước, hạ xuống 4l x 2n
- Chân: Bước lên phía trước trở về vị trí ban đầu 4l x 2n
- Lưng, bụng, lườn: Nghiêng người sang hai bên. 2l x 2n
- Bật: Bật tại chỗ 2l x 2n
b. Vận động cơ bản: “Bò về phía trước”
- Cô giới thiệu tên vận động “Bò về phía trước”
- Cô gọi 1 trẻ khá lên thực hiện
- Cô hướng dẫn trẻ đúng kỹ thuật
+ TTCB: Đứng trước vạch chuẩn, quỳ gối, hai tay chống xuống sàn, dưới
vạch xuất phát
+ Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh “Bò về phía trước”, bằng một tiếng vỗ
xắc xô, bò phối hợp chân nọ tay kia, mắt nhìn thẳng về phía trước; đến vạch
đích, sau đó đi về cuối hàng đứng
- Mời một trẻ lên thực hiện, cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân.
- Khi trẻ thực hiện cô động viên khuyến khích trẻ và sửa sai cho trẻ.
c. Trò chơi vận động: “Con bọ dừa”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét trẻ chơi
3. Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 19 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTNT: TRÒ CHUYỆN VỀ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG LỚP
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp.
- Trẻ được rèn kỹ năng nói to, rõ ràng.
- Trẻ yêu quý, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Bài hát: Em búp bê, loa, máy tính.
- Một số đồ dùng, đồ chơi như: Qủa bóng, búp bê, Bàn, ghế
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Nghe đọc thơ: “Đồ chơi”
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Đồ chơi ở lớp dùng như thế nào?
- Cô đàm thoại dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động trọng tâm:
* Trò chuyện về đồ dùng, đồ chơi trong lớp
- Cho trẻ quan sát: “Búp bê”
+ Đây là gì?
+ Chúng mình chào bạn búp bê nào?
+ Búp bê mặc váy màu gì?
+ Dùng búp bê để làm gì?
+ Chơi như thế nào?
- Cô nói: Búp bê là đồ chơi ở lớp, hàng ngày các con hay chơi bế em, cho
em ăn, ru em ngủ đấy.
- Cho trẻ quan sát cái ghế
+ Cái gì đây?
+ Cái ghế dùng để làm gì?
+ Cái ghế có màu gì?
- Cho trẻ quan sát cái bàn, quả bóng cô tiến hành tương tự
- Cô nói: Búp bê, quả bóng, cái bàn, cái ghế đều là đồ dùng, đồ chơi của
lớp, khi chơi các con phải giữ gìn, không quăng ném, chơi song cất vào đúng
nơi quy định.
* Vận động theo bài hát: “Em búp bê”
- Cô giới thiệu bài hát, cách chơi
- Cô bật nhạc cho trẻ vận động theo bài hát “Em búp bê”
- Cô động viên khuyến khích trẻ vận động
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 20 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTTCKNXH&TM: DH: EM BÚP BÊ
TC: TAI AI TINH
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài “Em búp bê”, biết tên trò chơi, luật
chơi của trò chơi: “Tai ai tinh”
- Trẻ được rèn hát đúng lời, chơi được trò chơi “Tai ai tinh”, lắng nghe và
hưởng ứng cùng cô khi nghe nhạc, nghe hát
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Nhạc, bài hát: “Em búp bê”, máy tính, xắc xô, mũ chóp, loa.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Trò chuyện về “Đồ dùng, đồ chơi”
- Trong lớp có những đồ dùng, đồ chơi gì?
- Cô đàm thoại dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động trọng tâm:
* Dạy hát: “Em búp bê”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
- Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc
- Giảng giải nội dung bài hát
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
- Tổ chức cho trẻ hát dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Khi trẻ hát cô chú ý lắng nghe, động viên khuyến khích trẻ
* Trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: Mời một bạn lên đội mũ chóp kín, sau đó mời bạn ở dưới hát,
khi bạn hát song, bạn đội mũ lắng nghe sau đó nói xem bạn nào vừa hát, hát bài

+ Luật chơi: Đoán sai sẽ phải nhảy lò cò
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
3. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tuyên dương trẻ
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 5 ngày 21 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTNN: THƠ: “CHIA ĐỒ CHƠI”
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ “Chia đồ chơi”, tên tác giả “Phạm hổ”. Trẻ biết được
nghĩa của từ “ ”
- Trẻ được rèn kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng, trẻ đọc theo cô từ cuối của bài
thơ. Trẻ phát âm đúng từ “ ”
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ, nhạc bài hát đi nhà trẻ, loa, máy tính.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Hát bài: “Đi nhà trẻ”
- Các bạn nhỏ đi đâu? Đến lớp được chơi với đồ chơi gì?
- Cô dẫn dắt vào bài thơ: “Bạn mới”
2. Hoạt động trọng tâm:
* Đọc thơ “Chia đồ chơi”
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ? Tên tác giả?
- Trích dẫn:
+ Bài thơ nói về đồ chơi rất là đẹp
Ô tô đẹp
Búp bê xinh.
+ Và bạn nhỏ đã chia đồ chơi cho bạn cùng chơi
Em chia cho bạn
Không chơi một mình
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ có những đồ chơi gì?
+ Bạn nhỏ đã chia sẻ cho bạn cái gì?
- Giáo dục trẻ: Ngoan, biết chia sẻ với bạn, đoàn kết, yêu thương nhau,
khi chơi không tranh giành đồ chơi
- Tổ chức đọc thơ dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Cô quan sát lắng nghe sửa sai cho trẻ
* Trò chơi: “Tập tầm vông”
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô động viên khuyến khích trẻ
3. Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét, khen ngợi trẻ
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 6 ngày 22 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTTCKNXH&TM: DI MÀU QỦA BÓNG (Mẫu)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên, màu sắc, hình dạng của “Qủa bóng”
- Trẻ được rèn kỹ năng cầm bút và di màu
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng.
II. Chuẩn bị:
- Cô: Hai tranh vẽ qủa bóng 1 tranh tô màu, 1 tranh chưa tô màu, bút sáp,
bàn, nhạc bài hát qủa bóng, loa, máy tính, giá vẽ.
- Trẻ: Tranh qủa bóng chưa tô màu, bút màu đỏ đủ cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Vận động theo bài hát “Quả bóng”
- Các con vừa hát bài gì?
- Cô đàm thoại dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động trọng tâm:
* Quan sát và đàm thoại tranh mẫu
- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh
- Bức tranh vẽ gì đây?
- Quả bóng có màu gì?
- Quả bóng có dạng hình gì?
- Cho trẻ quan sát bức tranh chưa di màu?
- Bức tranh này như thế nào?
- Để quả bóng đẹp hơn, các con chú ý cô di màu nhé
* Cô làm mẫu:
- Cô vừa làm vừa nói cách di: Để di màu đẹp trước tiên cô ngồi ngay
ngắn, không tì ngực vào bàn, tay phải cầm bút, tay trái giữ giấy, di từ trên xuống
dưới, từ trái qua phải, di đều màu không chờm ra ngoài.
- Cô đã di màu được quả bóng rồi
- Các con thích di màu quả bóng giống cô không?
- Hỏi trẻ cầm bút bằng tay nào?
* Trẻ thực hiện:
- Cô hướng dẫn, trẻ cách cầm bút, cách ngồi
- Trong khi trẻ di màu cô chú ý, động viên giúp đỡ trẻ
* Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày
- Hỏi trẻ con thích bức tranh nào nhất?
- Nhận xét động viên trẻ
3. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tuyên dương. Thu dọn đồ dùng

You might also like