You are on page 1of 12

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

Chủ đề nhánh: Bé vui đón tết Trung thu


Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ 25/9 - 29/09/2023)
Hoạt
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
động
- Cô ân cần, niềm nở đón trẻ vào lớp
Đón - Trò chuyện về các hoạt động đêm Trung thu
trẻ - Dạy lễ giáo cho trẻ.
- Chơi với đồ chơi ở các góc
* Khởi động: Cho trẻ đi chạy với các kiểu đi và chạy khác nhau
* Trọng động: Tập theo nhạc bài “Trường chúng cháu là trường mầm
non”
Thể - Hô hấp: Ngửi hoa 2l x 2n
dục - Tay: Đưa tay ra phía trước, hạ xuống 2l x 2n
sáng - Chân: Bước lên phía trước trở về vị trí ban đầu 2l x 2n
- Lưng, bụng, lườn: Nghiêng người sang hai bên. 2l x 2n
- Bật: Bật tại chỗ 2l x 2n
* Hồi tĩnh: Đi lại, hít thở nhẹ nhàng
PTTC PTNN PTNN PTNT PTTCKNXH
và TM
- VĐT: Xâu - NBTN: - Thơ: Trăng - Nhận biết - Di màu mặt
hạt Bánh Trung sáng hình tròn, trăng
thu - Lồng hình vuông
đèn
Chơi - - Vận động - Nghe hát: - Vận động - TC: Ai - Hát: Ông
tập có theo bài hát: Rước đèn theo bài hát: nhanh hơn trăng tròn
chủ Hai bàn tay dưới ánh Ánh trăng
định của em trăng hòa bình
- Tăng
cường tiếng
Việt cho trẻ
từ “lơ lửng”
- Hoạt động có chủ đích
Dạo + Quan sát: Cây sấu, cây xoài, hoa giấy, bồn hoa, hoa hồng, cây sang, đu
chơi quay, đèn lồng, đèn ông sao, , nhà bóng, vườn rau.
ngoài - Trò chơi: Bóng tròn to, chi chi chành chành, gieo hạt, dung dăng dung
trời dẻ, kéo cưa lừa xẻ, trời nắng trời mưa, rồng rắn.
- Chơi tự do
Chơi, - Góc thao tác vai: Bế em, - Góc vận động: Thả bóng, xâu vòng
hoạt nấu ăn, cho em ăn - Góc nghệ thuật:
động ở - Góc hoạt động với đồ + Đọc thơ: Trăng ơi từ đâu đến, thằng bờm
các góc vật: Chơi với các khối hình + Hát: Rước đèn dưới ánh trăng, ánh trăng
- Tăng cường tiếng Việt: hòa bình
Đọc các bài thơ, đồng dao, + Xem tranh ảnh về tết trung thu, di màu
ca dao, hò vè về chủ đề bánh Trung thu
nhánh “Tết trung thu” - Góc hoạt động với đồ vật: Chơi với các
khối hình.
- Góc thao tác vai: Bế em, nấu ăn, cho em
ăn
- Tăng cường tiếng Việt: Đọc các bài thơ,
đồng dao, ca dao, hò vè về chủ đề nhánh “Bé
vui đón tết Trung thu”
- Rửa mặt, rửa tay cho trẻ
Ăn,
- Động viên trẻ ăn hết suất
ngủ, vệ
- Cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Hát ru nhẹ nhàng để trẻ ngủ
sinh
- Rửa mặt, chải đầu tóc cho trẻ.
- Nghe hát: - Xem vi - Nghe hát: - Nghe nhạc, - Văn nghệ
Chơi - Ông trăng deo về tết Rước đèn nghe hát: Ánh Nêu gương
tập tròn trung thu. dưới trăng. trăng hòa cuối tuần.
buổi bình.
chiều - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do - Chơi tự do
Chuẩn - Vệ sinh cá nhân cho trẻ
bị cho - Chuẩn bị đồ dùng, tư trang cho trẻ
trẻ ra - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp.
về và - Trả trẻ, vệ sinh lớp học, đóng cửa, tắt quạt điện
trả trẻ

CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC


I. Nội dung:
- Góc hoạt động với đồ vật: Chơi với các khối hình
- Góc thao tác vai: Bế em, nấu ăn, cho em ăn
- Góc vận động: Thả bóng, xâu vòng
- Góc nghệ thuật: Đọc thơ: Trăng ơi từ đâu đến, thằng bờm; Hát: Rước
đèn dưới ánh trăng, ánh trăng hòa bình; Xem tranh ảnh về tết Trung thu; Di màu
bánh trung thu.
- Tăng cường tiếng Việt: Đọc các bài thơ, đồng dao, ca dao.
II. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ bước đầu biết các hành động chơi phù hợp với vai chơi đã chọn.
- Trẻ được rèn chơi với đồ chơi đúng cách.
- Trẻ chơi thân thiện cạnh bạn, giữ gìn đồ chơi.
III. Chuẩn bị:
- Búp bê, một số đồ dùng đồ chơi: Bếp, xoong, chén, bát, đũa, đĩa....
- Tranh bánh trung thu, sáp màu, tranh ảnh về tết trung thu, bàn, ghế
IV. Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động:
- Trò chuyện về chủ đề
- Hướng dẫn cho trẻ về các nhóm chơi trong lớp
2. Hoạt động trọng tâm:
* Thỏa thuận:
- Cô giới thiệu về các góc chơi, nói qua cách chơi ở các góc
- Cô hỏi trẻ muốn chơi ở góc nào
* Quá trình chơi:
- Cô đến góc tham gia chơi cùng trẻ, hướng dẫn và khuyến khích trẻ chơi.
3. Kết thúc hoạt động:
- Trước khi kết thúc cô đến từng góc chơi động viên khuyến khích trẻ
- Hết giờ chơi cô nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng.

Người xây dựng Ban giám hiệu duyệt

Đinh Thị Định


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 25 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Bé vui đón tết Trung thu
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTTC: VĐT: XÂU VÒNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được màu sắc và biết cách xâu vòng.
- Trẻ xâu được vòng. Được rèn cử động của bàn tay, ngón tay. Trẻ được
rèn kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị
- Bộ xâu hạt màu đỏ, chuỗi hạt, dây, rổ, hộp quà. loa, máy tính. Nhạc bài
hát: “Hai bàn tay của em”
III. Tổ chức hoạt động
1. Mở đầu hoạt động: TC: “Ngón tay nhúc nhích”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Dẫn dắt chuyển hoạt động
2. Hoạt động trọng tâm
* Xâu vòng tặng mẹ
- Cho trẻ quan sát chuỗi hạt của cô và đàm thoại
+ Các con nhìn xem cô có món quà gì tặng cho chúng mình đây?
+ Chuỗi hạt của cô có màu gì?
+ Cô dùng cái gì để xâu?
+ Chuỗi vòng có đẹp không?
- Cô làm mẫu
- Cô xâu hạt cho trẻ quan sát
- Cô vừa xâu vừa nói cách xâu
+ Để xâu được hạt cô phải cầm hạt bằng tay trái, cô cầm bằng hai đầu
ngón tay cái và ngón tay trỏ, tay phải cầm dây và sau đó cô luồn dây qua lỗ hạt,
kéo hạt xuống, cứ thế cô lần lượt xâu các hạt kín dây, sau đó buộc thắt hai đầu
dây lại thành chiếc vòng.
- Trẻ thực hiện
+ Cô phát đồ dùng cho trẻ
+ Cho trẻ xâu hạt
+ Cô bao quát, giúp đỡ trẻ khó khăn.
* Vận động theo bài hát: “Hai bàn tay của em”
- Cô mở nhạc và tổ chức cho trẻ vận động theo lời bài hát: “Hai bàn tay
của em”
- Cô động viên khuyến khích trẻ vận động
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 đến 2 vòng
3. Kết thúc hoạt động: Cô thu dọn đồ dùng.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 ngày 25 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Bé vui đón tết Trung thu
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTNN: NBTN: “BÁNH TRUNG THU- LỒNG ĐÈN”
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được tên gọi bánh Trung thu, lồng đèn.
- Trẻ nói được theo cô các từ “Bánh trung thu”,“Lồng đèn”; Trẻ được rèn
kỹ năng nói to, rõ ràng.
- Trẻ háo hức được đón ngày tết Trung thu, biết giữ gìn đồ chơi.
II. Chuẩn bị:
- Bánh Trung thu, lồng đèn.
- Nhạc bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng”, loa, máy tính.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Cho trẻ đi thăm quan hội chợ tết trung thu
- Cô trò chuyện với trẻ
- Các con vừa xem hội chợ bán gì nào?
- Cô dẫn dắt vào bài: Chúng mình có biết không có hai thứ mà mỗi dịp tết
Trung thu đều có đó là bánh Trung thu và đèn lồng đấy.
2. Hoạt động trọng tâm:
* Nhận biết tập nói “Bánh trung thu - lồng đèn”
- Cô cho trẻ quan sát “Bánh Trung thu”
- Hỏi trẻ đây là gì?
- Cô nói cho trẻ biết đây là bánh Trung thu.
- Các con được ăn bánh Trung thu chưa?
- Cô nói “Bánh Trung thu”
- Cả lớp cùng nói bánh Trung thu với cô nào?
- Tổ chức cho trẻ nói: “bánh Trung thu” dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ,
nhóm, các nhân trẻ.
- Cô động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn nói cùng cô.
- Cô nói: Bánh Trung thu thường được mọi người thưởng thức vào dịp tết
Trung thu, có các dạng hình vuông, hình tròn, bánh nướng, bánh dẻo làm bằng
bột gạo nếp, nhân đậu xanh, thịt, trứng….
- Vào dịp tết Trung thu các con được chơi những đồ chơi gì?
- Đồ chơi gì đây?
- Cho trẻ nói “Lồng đèn”
- Tổ chức cho trẻ nói: “Lồng đèn” dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm,
các nhân trẻ nói.
- Khuyến khích trẻ nói to, rõ lời.
* Nghe hát: “Chiếc đèn ông sao”
- Cô giới thiệu bài hát
- Cho trẻ nghe hát bài “Chiếc đèn ông sao”
- Cô khuyến khích trẻ hát nhún nhảy vận động theo bài hát
3. Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 ngày 26 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Bé vui đón tết Trung thu
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTNN: THƠ “TRĂNG SÁNG”
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả “Trăng sáng”, “Nhược Thủy”. Trẻ
biết được nghĩa của từ “lơ lửng”.
- Trẻ đọc được các từ cuối của bài thơ; Được rèn kỹ năng đọc thơ to, rõ
lời, được rèn kỹ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi. Trẻ phát âm đúng từ “lơ
lửng”.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ minh họa, nhạc bài hát “Ánh trăng hòa bình”, máy tính, loa
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Trò chuyện về bầu trời đêm trung thu
- Đêm Trung thu con thấy ánh trăng như thế nào?
- Các bạn nhỏ được làm những gì?
- Cô dẫn dắt vào bài thơ: “Trăng sáng”
2. Hoạt động trọng tâm:
* Đọc thơ “Trăng sáng”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh họa.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ? Tên tác giả?
- Trích dẫn:
+ Hai câu thơ đầu miêu tả ánh trăng rọi xuống sân rất sáng
“Sân nhà …………...........sáng ngời”
+ Mặt trăng treo lơ lửng trên trời, tròn như cái đĩa
“Trăng tròn ……............không rơi”
- Tăng cường tiếng việt từ: “lơ lửng” có nghĩa là không thấp, không cao.
- Cho trẻ phát âm từ “lơ lửng” dưới nhiều hình thức lớp, tổ, nhóm, cá
nhân.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
+ Trăng tròn như cái gì?
+ Trăng khuyết giống cái gì?
- Giáo dục: Trẻ yêu thiên nhiên và yêu vẻ đẹp của ánh trăng tròn.
- Tổ chức cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức: Lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Cô quan sát lắng nghe, sửa sai cho trẻ
* Vận động theo bài hát: “Ánh trăng hoà bình”
- Cô mở nhạc và tổ chức cho trẻ vận động theo hát bài: “Ánh trăng hòa
bình”
- Cô động viên khuyến khích trẻ hát cùng cô.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 5 ngày 28 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Bé vui đón tết Trung thu
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTNT: NB: HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được tên gọi hình tròn, hình vuông; Biết tên trò chơi, cách
chơi, luật chơi của trò chơi: Ai nhanh hơn.
- Nói đúng tên hình tròn, hình vuông và chơi được các trò chơi “Ai nhanh
hơn”
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Rổ đựng 1 hình tròn màu đỏ, 1 hình vuông màu xanh,
một hộp bánh tròn, một hộp bánh vuông, loa, máy tính
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi bạn 1 rổ đựng 1 hình tròn màu đỏ, 1 hình vuông
màu xanh, kích thước nhỏ hơn của cô.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Trò chơi: “Bóng tròn to”
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bóng tròn to”
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Cô dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động trọng tâm:
* Nhận biết hình tròn, hình vuông
- Hỏi trẻ trong rổ có gì?
- Cô giơ hình tròn lên
- Hình gì đây?
- Cho trẻ chọn hình giống cô
- Cô nói: hình tròn
- Trẻ nói: Hình tròn
- Mời cả lớp, nhóm, cá nhân trẻ nói
- Hình tròn màu gì?
- Cho trẻ lăn hình tròn
- Hình tròn có lăn được không?
- Vì sao?
- Cho trẻ chọn hình vuông
- Cô tiến hành tương tự như hình tròn
* Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nêu cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét tuyên dương trẻ
3. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tuyên dương

ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ 6 ngày 29 tháng 09 năm 2023
Chủ đề nhánh: Bé vui đón tết Trung thu
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP
PTTCKNXH&TM: DI MÀU MẶT TRĂNG (Mẫu)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được màu sắc, hình dạng của mặt trăng
- Trẻ được rèn luyện kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi đúng, được rèn sự
khéo léo của đôi bàn tay để di màu đều và không bị chờm ra ngoài
- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm của
mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Cô: Hai tranh vẽ mặt trăng 1 tranh tô màu, 1 tranh chưa tô màu, bút sáp,
nhạc bài hát “Ông trăng tròn”, máy tính, loa, giá tranh.
- Trẻ: 1 tranh chưa tô màu, bút sáp đủ cho trẻ.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động: Hát bài “Ông trăng tròn”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về gì?
- Ông trăng như thế nào?
- Cô đàm thoại dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động trọng tâm:
* Quan sát tranh mẫu:
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh
+ Tranh vẽ gì đây?
+ Mặt trăng có màu gì?
+ Mặt trăng có dạng hình gì?
- Cho trẻ quan sát bức tranh chưa di màu và hỏi trẻ
+ Bức tranh này như thế nào?
+ Để có bức tranh đẹp, bây giờ các con chú ý nhìn xem cô di màu nhé
* Cô làm mẫu: Muốn di màu được mặt trăng, cô chọn bút màu vàng, cầm
bút bằng tay phải, tay trái cô giữ giấy, cô di từ ngoài vào trong từ trên xuống
dưới, từ trái qua phải, di thật đều sao cho không chờm ra ngoài
- Cô đã di màu được mặt trăng rồi
* Trẻ thực hiện:
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách ngồi
- Trong khi trẻ di màu cô chú ý động viên giúp đỡ trẻ
* Nhận xét sản phẩm:
- Cho trẻ mang tranh lên trưng bày
- Hỏi trẻ con thích bức tranh nào?
- Vì sao con thích tranh này?
- Nhận xét động viên trẻ
3. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét tuyên dương
ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

You might also like