You are on page 1of 17

CHỦ ĐỀ: CẤU TRÚC VỎ ELCTRON CỦA NGUYÊN TỬ

MÔN HỌC: HOÁ LỚP – LỚP 10


THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TIẾT (45 PHÚT)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
NĂNG LỰC HOÁ HỌC
(1) Trình bày và so sánh được mô hình Rutherford –
Bohr với mô hình hiện đại mô tả sự chuyển động của
electron trong nguyên tử.
(2) Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả
được hình dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1
Nhận thức hoá học
AO.
(3) Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và
mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp.
(4) Trình bày được các nguyên lí ảnh hưởng đến sự sắp
xếp cấu hình electron.
(5) Liên hệ được số lượng AO trong một phân lớp từ quan
hệ về số lượng phân lớp trong một lớp.
(6) Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân
Vận dụng kiến thức, kĩ lớp electron và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z
năng đã học của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn.
(7) Dự đoán được tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố
tương ứng dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài
cùng của nguyên tử.
NĂNG LỰC CHUNG
- Nghiên cứu bài trước tại nhà, tích cực và chủ động tự
Tự chủ và tự học nghiên cứu, tự quyết định cách thức thực hiện khi tham gia
hoạt động cá nhân và nhóm do GV yêu cầu.
Giao tiếp và hợp tác - Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi báo cáo kết quả
hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
A. HỌC LIỆU
- Hình ảnh điện tử mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr và mô hình nguyên tử hiện
đại mô tả sự chuyển động của electron trong phân tử.
- Hình ảnh điện tử hình dạng của các orbital s và p.
- Phiếu học tập.
- Sách giáo khoa Chân trời sáng tạo.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Máy chiếu, máy tính, nam châm.
- Bút lông, bảng phân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động dạy học Đáp ứng Nội dung dạy học Phương pháp và
PP, KTDH
(thời gian) mục tiêu trọng tâm công cụ đánh giá
- Giới thiệu 2 mô hình PP: Vấn đáp, trực Phương pháp: hỏi
Hoạt động 1: Tìm mô tả sự chuyển động quan đáp
hiểu về sự chuyển của electron. Công cụ: câu hỏi
động của electron và (1), (2) - Định nghĩa Orbital
orbital nguyên tử (10 nguyên tử.
phút) - Phân loại AO.
- Hình dạng các AO.
Hoạt động 2: Tìm - Lớp electron. PP: Trực quan cặp Phương pháp: hỏi
hiểu về lớp và phân - Phân lớp electron. đôi. đáp, viết.
(3)
lớp electron Công cụ: câu hỏi-
(10 phút) bài tập.
Hoạt động 3: Tìm - Nguyên lí vững bền. PP: Thảo luận cặp Phương pháp:
hiểu các nguyên lí - Nguyên lí Pauli. đôi viết, hỏi đáp
liên quan đến cấu (4), (5) - Nguyên tắc Hund. Công cụ: câu hỏi
hình electron. – bài tập
(15 phút)
Hoạt động 4: Tìm - Cách viết cấu hình PP: Thảo luận Phương pháp: hỏi
hiểu cách viết cấu electron. theo nhóm đáp, viết, chơi trò
hình electron và đặc - Tính chất hoá học cơ chơi
điểm cấu hình (6), (7) bản của nguyên tố. Công cụ: câu hỏi-
electron lớp ngoài bài tập, giấy A4,
cùng của một nguyên băng keo, giấy,
tố. (10 phút) ứng dụng Kahoot.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON VÀ
ORBITAL NGUYÊN TỬ (10 phút)
1. Mục tiêu: (1), (2)
2. Tổ chức hoạt động:
- GV trình chiếu hình ảnh các mô hình mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên
tử và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi vào phiếu ghi bài.

1. Nhận xét sự khác nhau về quỹ đạo chuyển động của electron trong mô hình
nguyên tử của Rutherfod và mô hình nguyên tử hiện đại.
2. Nhận xét mô hình nào đúng với thực tế và chỉ ra nguyên nhân.
- GV yêu cầu đại diện HS trả lời, GV nhận xét và tổng kết về sự chuyển động của
electron.
GV lưu ý: Electron có khả năng xuất hiện khắp nơi trong không gian xung quanh hạt
nhân nhưng khả năng đó không đồng đều.
- GV trình bày về khái niệm orbital nguyên tử cho học sinh và trình chiếu hình ảnh về
đám mây electron của nguyên tử hydrogen.
- GV hướng dẫn học sinh phân biệt khái niệm đám mây electron và khái niệm orbital
nguyên tử.
- GV trình chiếu hình ảnh về các hình dạng của orbital s và orbital p. Yêu cầu học sinh
quan sát và trả lời câu hỏi vào phiếu ghi bài.
1. Nhận xét hình dạng của orbital s và orbital p.
2. Nhận xét các tiêu chí phân loại orbital.
3. Giải thích sự khác nhau của 3 loại orbital p.
- GV yêu cầu đại diện HS trả lời và GV tổng kết.
GV lưu ý: AO d và f có hình dạng phức tạp, không tìm hiểu ở cấp độ phổ thông.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
(10 phút)
1. Mục tiêu: (3)
2. Tổ chức hoạt động:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời các câu
hỏi trong mục 2.1 và 2.2, phiếu ghi bài học.

1. Dựa vào hình vẽ, hãy cho biết các electron được sắp xếp như thế nào trong
nguyên tử?
2. Theo em, lực hút của hạt nhân với electron ở các lớp thay đổi như thế nào khi
electron nằm trên các lớp xa dần hạt nhân (nhỏ hơn, lớn hơn hay không đổi)?
3. Dự đoán đặc điểm về mặt năng lượng của các electron nằm trên cùng một lớp.
4. Dựa vào hình vẽ, hãy nhận xét về số lượng phân lớp trong các lớp từ 1 đến 4.
5. Dự đoán đặc điểm về mặt năng lượng của các electron nằm trên cùng một phân
lớp.

- GV yêu cầu một vài HS trả lời. HS khác và GV nhận xét, bổ sung.

- GV tổng kết:
1. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N,
O, P, Q) từ gần đến xa hạt nhân (thứ tự từ lớp 1 đến lớp 7) theo năng lượng từ thấp đến
cao.
2. Các electron nằm trên lớp càng xa hạt nhân thì lực hút giữa hạt nhân và electron
đó càng nhỏ.
3. Các electron nằm trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.
4. Mỗi lớp electron phân chia thành các phân lớp, được kí hiệu bằng các chữ cái
viết thường: s, p, d, f. Các electron thuộc các phân lớp s, p, d và f được gọi tương ứng là
các electron s, p, d và f. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4), số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ
tự của lớp đó.
5. Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CẤU HÌNH
ELECTRON (15 phút)
1. Mục tiêu: (4), (5)
2. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu học HS làm việc theo cặp đôi, mỗi HS nghiên cứu SGK, đọc thông tin,
quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi trong mục 3, phiếu ghi bài học.
1. Quan sát hình 2.3.1, nhận xét
chiều tăng năng lượng của các
electron trên các AO ở trạng thái cơ
bản (trạng thái có năng lượng thấp
nhất).

2. Dự đoán các electron trong


nguyên tử chiếm lần lượt những
orbital có mức năng lượng như thế
nào? Nêu nguyên lý vững bền.

Hình 2.3.2. (a) Chiều chuyển động tự quay của electron quanh trục của nó;
(b) Cách biểu diễn hai electron trong một orbital

3. Quan sát hình 2.3.2, cho biết cách biểu diễn hai electron trong một orbital. Nêu
nguyên lý Pauli.

4. Dự đoán số electron tối đa trong một phân lớp.


Hình 2.3.3. Sự phân bố electron vào các AO trong phân lớp p

5. Quan sát hình 2.3.3, đề nghị cách phân bố electron vào các orbital để số electron độc
thân là tối đa. Nêu nguyên tắc Hund.
6. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự phân bố electron vào các
orbital tuân theo và không tuân theo nguyên tắc Hund.

- GV gọi hai nhóm lên bảng trình bày. HS các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết các nguyên lý liên quan đến cấu hình electron:
1. Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần
lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p…
2. Nguyên lý Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược
nhau.
3. Nguyên tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố
vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON VÀ ĐẶC
ĐIỂM CẤU HÌNH ELECTRON LỚP NGOÀI CÙNG CỦA MỘT NGUYÊN TỐ (10
phút)

1. Mục tiêu: (6), (7)


2. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo tổ, học sinh đọc SGK, quan sát hình để trả lời câu
hỏi 2.4, phiếu ghi bài học.

(2.4)

Hãy cho biết những con số và chữ cái các mũi tên đang chỉ thể hiện điều gì?

- GV đưa ra đáp án cho học sinh:

- GV trình bày cách viết cấu hình electron, sau đó cho học sinh vận dụng bằng cách tạo
cuộc thi nhỏ giữa các nhóm sử dụng phần mềm kahoot.

Cách viết cấu hình electron:

Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử.


Bước 2: Các electron được phân bố theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần, theo
các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử.
Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự các
lớp electron.
- GV cho học sinh làm trắc nghiệm trên Kahoot.
- GV yêu cầu học sinh quan sát bảng 2.4 và trả lời câu hỏi: “dựa vào cơ sở nào để dự
đoán Phosphorus là nguyên tố phi kim”?
Bảng 2.4: Cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố
- GV đưa ra kết luận: “Dựa vào số lượng electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên
tố, có thể dự đoán một nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm”.
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Tìm nhà cho nguyên tố” để áp dụng kiến thức vừa học
về đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU GHI BÀI HỌC
CẤU TRÚC VỎ ELCTRON CỦA NGUYÊN TỬ
1 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ
1.1 Tìm hiệu sự chuyển động của electron trong nguyên tử

1. Mô hình nguyên - Các electron chuyển động ............................................................


tử Rutherford ......................................................................xung quanh hạt nhân.
2. Mô hình nguyên - Các electron chuyển động ............................................................
tử hiện đại ......................................................................xung quanh hạt nhân.
Tạo thành .....................................................

1.2. Orbital nguyên tử (AO: Atomic Orbital)


- Orbital nguyên tử: là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác
suất tìm thấy electron là lớn nhất (90%).
Đám mây electron - Khu vực có sự có mặt của electron xung quanh hạt nhân.
Orbital nguyên tử - Khu vực ........................................................................................

Phân loại của các orbital s và orbital p


Dựa trên sự khác nhau về ..........................................................................
Tiêu chí
của các orbital.

Orbital s

- Hình dạng: .......................................................................

Phân loại

Orbital p

- Hình dạng: .......................................................................

Orbital d, f - Có hình dạng phức tạp.


2 LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON
2.1 Lớp electron

Hình 2.1 Sự phân bố electron theo lớp của một số nguyên tử
1. Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành...............................................
......................................................theo năng lượng...............................................................
2. Khi electron nằm trên các lớp xa dần hạt nhân thì lực hút của hạt nhân với
electron ở các lớp sẽ...............................................................................................................
3. Các electron nằm trên cùng một lớp có năng lượng
................................................................................................................................................
2.2 Phân lớp electron
4. Từ lớp 1 đến 4, số phân lớp trong mỗi lớp bằng.................................của lớp đó.
5. Các electron nằm trên cùng một phân lớp có năng lượng....................................
.............................................................................................................................................

Hình 2.2 Kí hiệu một số lớp và phân lớp electron trong nguyên tử

3- CÁC NGUYÊN LÝ LIÊN QUAN TỚI CẤU HÌNH ELECTRON


1. Chiều tăng năng lượng của các
electron trên các AO ở trạng thái cơ bản
.............. theo chiều .........................
2. Các electron trong nguyên tử chiếm
lần lượt những orbital có mức năng lượng
từ ..................... đến ......................
Nguyên lý vững bền: .............................
....................................................................

3. Hai electron trong một orbital phải


........................ chiều nhau và có electron
đầu hướng........
Nguyên lý Pauli: ...................................
....................................................................
4. Phân lớp s có ............... orbital và .............. electron.
Phân lớp p có .............. orbital và .............. electron.
Phân lớp d có ..............
5 orbital và .............. electron.
14
Phân lớp f có ............... orbital và .............. electron.
5. Điền các electron độc thân theo chiều từ .............. sang ...........cho đến hết
orbital, sau đó điền tiếp các electron thành electron ghép đôi theo chiều từ ............sang
................
Nguyên tắc Hund: ......................................................................................................

6.

(a) (b)

(c) (d)
Tuân theo nguyên tắc Hund:.............................................................................
Không tuân theo nguyên tắc Hund:..................................................................
4- TÌM HIỂU CÁCH VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU HÌNH
ELECTRON LỚP NGOÀI CÙNG CỦA MỘT NGUYÊN TỐ
* Cách viết cấu hình electron:
Bước 1: Xác định .......................của nguyên tử.
Bước 2: Các electron được phân bố theo ................... có mức năng lượng..........., theo các
nguyên lí và quy tắc ....................................................
Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự ........................................................
Lưu ý:
- Số thứ tự lớp electron được viết bằng .............................
- Phân lớp được kí hiệu bằng ...........................................
- Số electron của từng phân lớp được ghi bằng.........................., ................. kí hiệu của
phân lớp.
* Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
Dựa vào ..................................................của nguyên tử nguyên tố, có thể dự đoán một
nguyên tố là..............................................
Các nguyên tử có ................................................. là các nguyên tử của nguyên tố kim loại
(ngoại trừ ........................).
Các nguyên tử có ......................................thường là nguyên tử của các nguyên tố phi
kim.
Các nguyên tử có .................................... có thể là nguyên tử của kim loại hoặc phi kim.
Các nguyên tử có .................................... là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm.
PHỤ LỤC 2 – TRÒ CHƠI “TÌM NHÀ CHO NGUYÊN TỐ”
Các em học sinh sẽ trở thành những đặc vụ cảnh sát. Nhiệm vụ của những “đồng
chí” là đưa những “đứa trẻ” nguyên tố về đúng ngôi nhà của chúng (gồm các ngôi nhà:
kim loại, phi kim, khí hiếm). Mỗi nhóm sẽ được phát 1 tờ giấy A4 được đánh dấu 3 vùng
tượng trưng cho 3 ngôi nhà của các nguyên tố, những mảnh giấy nhỏ ghi tên các nguyên
tố đã được dán băng keo hai mặt. Trong vòng 1 phút 30 giây các nhóm phải phân loại các
nguyên tố bằng cách dán những mảnh giấy vào các vùng đã được quy định. Nhóm nào
hoàn thành sớm nhất và đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
PHỤ LỤC 3 – CÂU HỎI ÔN TẬP TRÊN ỨNG DỤNG KAHOOT
1. Đâu là cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố H (Z=1):
A. 1s1 C. 2s1
B. 4s1 D. 3s1
2. Cấu hình electron của 126C là:
A. 1s22s22p5 C.1s22s22p3
B. 1s22s22p2 D. 1s22s22p4
3. Cấu hình electron của Na (Z=11) là:
A. 1s22s23s12p6 C. 1s22s22p63s2
B. 2s21s22p63s1 D. 1s22s22p63s1
4. Đâu là cấu hình electron của nguyên tố Al (Z=13)
A. 1s2s2p3s C. 1s22s22p63s23p1
B. 2s22p63s23p1 D. 1s22s22p63s1
5. Đâu không phải là cấu hình electron của Ca (Z=20):
A. [Ar]4s2 C.
B. 1s22s22p63s23p64s2 D. [He]4s2

You might also like