You are on page 1of 6

NGỘ ĐỘC CẤP TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Ngộ độc cấp là tai nạn thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường do uống nhầm
chai thuốc, hóa chất để gần tầm với của trẻ. Ở lứa tuổi dậy thì hay > 12 tuổi, thường thấy
liên quan đến tự tử, cố tình uống.
2. Tác nhân: thuốc, thức ăn, hóa chất. Cần nghĩ đến ngộ độc ở tất cả trường hợp trẻ xuất hiện
đột ngột không giải thích được.
3. Khó khăn trong xử trí ngộ độc chất trẻ em:
- Có nhiều loại độc chất
- Trẻ nhỏ không hoặc khó xác định độc chất
- Xét nghiệm độc chất: ít, kết quả trễ
- Bác sĩ ít hoặc không có kinh nghiệm chẩn đoán, xử trí.
II. CHẨN ĐOÁN NGỘ ĐỘC CẤP
1. Bệnh sử: gợi ý hoàn cảnh phát hiện ngộ độc, số người ngộ độc
- Loại độc nào, hoạt chất, hàm lượng, nồng độ, liều lượng, đường vào cơ thể, thời gian từ
lúc ngộ độc -> nhập viện, các biện pháp đã xử trí tuyến trước
- Tra xem thuốc tác động trên cơ quan nào, chuyển hóa qua đâu, thời gian bán thải
2. Lâm sàng điển hình (quan trọng nhất): tùy vào loại độc chất có dấu hiệu ngộ độc đặc hiệu
(toxidromes)
- Dấu hiệu hoặc hội chứng lâm sàng
- Giúp chẩn đoán và xử trí trường hợp chưa xác định được độc chất

➔ Tiếp cận theo A,B,C,D : có dấu hiệu cấp cứu nào không -> xử trí cấp cứu -> tìm các dấu
hiệu đặc hiệu.
- Đồng tử quan trọng trong gợi ý tác nhân, ngoài ra dựa vào Nhịp tim, Da, hội chứng ngoại
tháp (liên quan thuốc chống ói dành cho người lớn -> co, gồng ưỡn người, chu môi), rối
loạn nhịp thở, co giật (thuốc trừ sâu, diệt chuột), sốt.
- Thuốc cầm tiêu chảy ở người lớn (dẫn xuất cloperamid – nhóm á phiện k dùng ở trẻ em)
-> có thể test naloxon
3. Xét nghiệm độc chất: (+)
III. XÉT NGHIỆM ĐỘC CHẤT
1. Xác định tổn thương các cơ quan: Gan, Thận, RLĐM, toan hóa máu
2. Dịch dạ dày (+++) / chất ói: trong ngộ độc thực phẩm
3. Máu: vd trong ngộ độc phosphore hữu cơ, đo acetycholinelesterase trong máu giảm, ngộ
độc acetaminophen -> định lượng acetaminophen trong máu kể từ giờ thứ 4 trở đi.
4. Nước tiểu (Morphine, Paraquat (diệt cỏ))
5. Khả năng xét nghiệm độc chất:
- Ethanol
- COHb, MetHb
- Digoxin, chì, Phenolbarbital
- Paracetamol
- Paraquat
- Salicylate
- Theophyline
- Định lượng men Acetylcholinesterase (PHC)
IV. XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP
1. Xử trí tình huống cấp cứu: tiếp cận và xử trí
theo thứ tự ABCD
- Suy hô hấp: thông đường thở, hút đàm
nhớt, thở oxy, đặt NKQ có bóng chèn để
tránh hít sặc.
- Sốc: bù điện giải, chống chống,
- Chống co giật
- Hôn mê: nằm nghiêng bên
- Hạ đường: tiêm đường
- Nghi ngờ ngộ độc morphine: test
Naloxon
2. Xác định độc chất
3. Loại bỏ độc chất:
3.1. Rửa dạ dày: NaCl 0.9%
- Hiệu quả tốt giờ đầu, < 6 giờ
- Nằm nghiêng bên
- Rút dịch dạ dày có độc chất trước rửa
(lấy bớt độc chất -> tăng hiệu quả rửa dạy dày, XN độc chất)
- DD rửa dạ dày: NaCl 0.9% (90g muối + 10 L nước)
- KT: 15 ml/kg/lần (<300ml) đến khi nước không màu
- Chống chỉ định:
o Ngộ độc chất ăn mòn: vd acid
o Ngộ độc chất bay hơi: xăng, dầu
o Đang co giật -> cắt cơn co giật -> rửa
o Hôn mê chưa đặt NKQ bóng chèn
3.2. Than hoạt (gắn hầu hết các độc chất -> than hoạt-độc tố là phức hợp không độc,
không hấp thu vào máu / thải theo phân)
- Dùng ngay sau rửa dạ dày
- Liều:
o Tấn công: 1g/kg/lần, max 50g, pha nước chín tỉ lệ ¼, lập lại sau 4 giờ liều duy trì
½ liều tấn công -> than hoạt/phân
o ± Sorbitol 70% 1g/kg/12h
- Than hoạt tính không hiệu quả trong (chống chỉ định):
o Kim loại nặng
o Dầu hỏa
o Acid, bazơ
o Rượu
4. Ngộ độc CO từ đám cháy:
- Thở oxy FiO2 100% dễ tăng thải CO (chỉ khoảng 25-40p so với 4 tiếng của oxy khí trời)
5. Lọc thận, lọc máu, thay huyết thương với các trường hợp ngộc độc chất độc hoạt tính cao,
biểu hiện lâm sàng nặng:

- Lọc thận áp dụng với độc chất trọng lượng phân tử thấp, ít, không gắn kết với protein
huyết tương
- Lọc huyết tương: chất tan trong mỡ, gắn kết với protein
6. Chất đối kháng
- Rất ít thuốc đối kháng đặc hiệu, nhiều bệnh viện không đủ thuốc đối kháng

Các chất đối kháng thường gặp (học thuộc):

7. Điều trị triệu chứng, biến chứng, tâm lý


- Tâm lý:
o Trường hợp tự tử
o Mục tiêu tránh ngộ độc lại
o Phối hợp bác sĩ tâm lý + bác sĩ điều trị
o Ngay sau ổn định tình trạng lâm sàng
o Trao đổi riêng trẻ bệnh và thân nhân
o Thân thiện và kiên trì
8. Điều trị phòng ngừa: để thuốc, hóa chất ở xa tầm với. Dùng thuốc hợp lý, đúng như chỉ dẫn
của nvyt
V. XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP THƯỜNG GẶP

Độc chất Dấu hiệu ngộ độc Điều trị Hình ảnh
Thuốc nhỏ mũi Lừ đừ, ngủ gà, Điều trị hỗ trợ, hỗ trợ hô
Naphazolin Tay chân lạnh hấp, ủ ấm.
Độc tố: Naphazolin Tim nhanh Truyền dịch Dextrose 5 –
(Rhinex) -> co mạch Thở chậm, thở không đều, cơn 10%
Một số thuốc nhỏ mũi ngừng thở Theo dõi sát
zolin # Nặng: hạ thân nhiệt => Dưới 6 tuổi không
Ion đồ, CTM, ECG bình thường nhỏ mũi bằng
Naphazolin -> chỉ dùng
NaCl 0.9%
Methemoglobinemia Lừ đừ, kích thích, vật vã Methylen blue
Nitrate trong nước Khó thở, thở nhanh
nấu củ dền pha sữa Shh, suy thận, toan chuyển hóa
cho trẻ dưới 6 tháng Máu màu nâu socola không đỏ
tuổi bú. lại khi tiếp xúc không khí
Nghi ngờ ở trẻ tím tái Đo MetHb > 15%
cấp tính mà không tìm PaO2 bình thường
thấy nguyên nhân tim
phổi

You might also like