You are on page 1of 16

ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
được Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) thông qua?
Hoàn cảnh lịch sử
– Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất của
tổ chức Cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập Đảng Cộng
sảnViệt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc tế Cộng
sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông
Dương Cộng sản Đảng (06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng
(10/1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài nước.
– Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long, từ
ngày 06/06 – 07/02/1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam và nhất trí thông qua 07 tài liệu, văn kiện, trong đó có 04 văn bản:
+ Chính cương vắn tắt của Đảng.
+ Sách lược vắn tắt của Đảng.
+ Chương trình tóm tắt của Đảng
+ Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng. Tất cả các tài liệu, văn kiện
nói trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa
Mác-Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các
Cương lĩnh chính trị của những tổ chức cộng sản trong nước, tình hình cách
mạng thế giới và Đông Dương.
– Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội dung các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội
nghị được sắp xếp theo một logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của
Đảng.
Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
– Cương lĩnh đã nêu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là mục đích lâu dài, cuối cùng của
Đảng và cách mạng Việt Nam.
– Mục tiêu trước mắt về xã hội làm cho nhân dân được tự do hội họp, nam nữ
quyền, phổ thông giáo dục cho dân chúng; về chính trị đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, lập
chính phủ, quân đội của nhân dân (công – nông – binh); về kinh tế là xóa bỏ các
thứ quốc trái, bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thu hết sản nghiệp lớn của đế
quốc giao chính phủ nhân dân quản lý, thu hết ruộng đất chiếm đoạt của đế
quốc làm của công chia cho dân cày nghèo, phát triển công, nông nghiệp và
thực hiện lao động 8 giờ. Những mục tiêu đó phù hợp với lợi ích cơ bản của dân
tộc, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta.
– Sách lược của Đảng nêu rõ Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
thu phục giai cấp, lãnh đạo dân chúng nông dân; liên lạc với tiểu tư sản, trí
thức, trung nông; tranh thủ, phân hóa trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, đoàn
kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới để hình thành mặt trận
thống nhất đánh đuổi đế quốc, đánh đuổi bọn địa chủ và phong kiến, thực hiện
khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, người cày có ruộng.
– Toàn bộ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng toát lên tư tưởng lớn là cách mạng dân
tộc dân chủ Việt Nam tất yếu đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội; sự nghiệp đó là của nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng Mác – Lênin.
– Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu chính xác tên
Đảng, tôn chỉ của Đảng, hệ thống tổ chức của Đảng từ chi bộ, huyện bộ hay khu
bộ; tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương.
Ý nghĩa của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
– Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng
tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm
giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.
– Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành
chính quyền về tay chân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
– Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp
với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác
nhau, song với sự bổ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội
nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của
Đảng đã được hoàn thiện hơn.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản
dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống kiến,
thực hiện dân tộc lập, người cày ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện
vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ra là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết
được những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các
đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó,
quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng
cố và tăng cường.
2. Đặc điểm, ý nghĩa thắng lợi và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 – 1975?
a) Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, Đảng đã ký kết
Hiệp định Giơnevơ với Pháp, chấm dứt chiến tranh và chia cắt Việt Nam theo
dải 17 độ vĩ Bắc. Hiệp định này đặt nền tảng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Ngay sau đó, Pháp rút quân khỏi miền Nam, Mỹ đã can thiệp quân sự vào
Việt Nam để ngăn chặn sự đoàn kết và sự phát triển của Đảng. Để giành quyền
kiểm soát Việt Nam và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội, Mỹ đã đưa
vào quân đội lớn và tiến hành cuộc chiến tranh hàng nghìn ngày.
Vậy nên Đảng đã đề ra chiến lược tổng tiến công, tổng kháng, nhằm tạo ra
một phong trào kháng chiến toàn dân tộc, kết hợp quân và dân.
Song với đó, Mỹ sử dụng điều không kích mạnh mẽ và quyền lực về vũ khí
để tiến hành chiến tranh. Họ áp dụng các chiến thuật mới như sử dụng máy bay
không người lái, bom mìn, sử dụng chất độc da cam Agent Orange và bom mìn.
Vì đó mà Đảng đã nhận được sự hỗ trợ và lòng ủng hộ quốc tế lớn. Quần
chúng và chính phủ của Cộng hòa Xô viết đã cung cấp vũ khí và nguồn lực cho
Đảng. Ngoài ra, các nước tư bản và các phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới cũng đã ủng hộ cuộc kháng chiến.
Kết quả là Đảng đã xây dựng một quần chúng phong trào mạnh mẽ trong
nước, kết hợp giữa kháng chiến quân sự và giữ gìn an ninh, ổn định trong các
khu vực giải phóng. Sự đoàn kết và lòng tin của quần chúng đã là nhân tố quyết
định trong cuộc chiến này.
b) Đặc điểm
Sự lãnh đạo vững chắc: Đảng lãnh đạo một phong trào cách mạng tổ chức
kỷ luật, có chiến lược lâu dài, linh hoạt và xứng đáng với tình hình biến động
phức tạp. Đảng hiểu rõ tình hình và chiến thuật của đối phương, từng bước điều
chỉnh chiến lược và tác phong để đạt được lợi thế.
Sự đồng lòng của nhân dân: Đảng đã xây dựng sự liên kết chặt chẽ giữa
nhân dân và quân đội, tạo động lực mạnh cho cuộc chiến. Nhân dân được động
viên và tham gia vào cuộc chiến, góp phần tích cực vào chiến thắng chung.
Sự chính trực và mạnh mẽ của tinh thần cách mạng: Đảng đã luôn duy trì
tinh thần đoàn kết và quyết tâm cách mạng, không bị lừa dối hay làm mất đề
kháng trước áp lực từ Mỹ và đồng minh của họ.
c) Ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của đang thời kỳ 1954-1975
*Ý nghĩa lịch sử
Đối với trong nước
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu
chống Mĩ cứu nước, đồng thời kết thúc ve vang quá trình 30 năm chiến tranh
giải phóng (1945 - 1975), chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa để
quốc và chế độ phong kiến, rửa sạch nỗi nhục và nỗi đau mất nước hơn 1 thế kỷ
qua.
+ Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỳ nguyên độc
lập dân tộc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới:
+Thắng lợi của nhân dân ta và thất bại của đế quốc Mĩ có tác động lớn đến nội
bộ nước Mĩ và cục diện thế giới, có anh hương và là nguồn cổ vũ lớn đối với
phong trào cách mạng trên thế giới.
+Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã
được Đảng ta khẳng định “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một
trong những trang chối lợi nhất.
*Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng
1. Kiên định quyết tâm, quyết đánh, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
2. Đường lối khủng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự
chủ. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trước hết là thắng lợi của đường lối chính
trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta".
3. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.
4. Tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc.
5. Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc, phát
huy vai trò của hậu phương lớn và hậu phương tại chỗ.
6. Phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam, Lão,
Campuchia để cùng nhau đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
7. Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại gắn với sức mạnh dân tộc.
8. Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.

3. Quá trình tìm con đường đổi mới đất nước (tập trung 3 bước đột phá đổi
mới kinh tế 1979 – 1986)?
Bước đột phá đầu tiên
- Hội nghị TW6(8.1979): được là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế, với chủ
trương “làm cho sản xuất bung ra”.
- Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa
phương, sau khi tổ chức thí điểm Ban Bí thư ra chỉ thị 100-CT/TW (1-1981) về mở
rộng cơ chế khoán, thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
hợp tác xã nông nghiệp.
- Để “làm cho sản xuất bung ra”, quyết định 25-CP (21.1.1981) về một số chủ
trương và biện pháp nhắm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền
tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh.
- Quyết định 26-CP (21.1.1981) về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản
phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của
Nhà nước.
Bước đột phá thứ hai
- Hội nghị Trung ương 8 khoá V (6-1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong
quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng: xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành
chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán,
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
-> Thực chất, các chủ trương của Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất
hàng hoá và những quy luật sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân
Bước đột phá thứ ba
Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8- 1986) là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế:
nội dung đổi mới có tính đột phá đó là:
- Về cơ cấu sản xuất: Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và
cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát
triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy
mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm phục
vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu
- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã
hội chủ nghĩa, bởi vậy chúng ta phải: biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp
trên quy mô cả nước cũng như từng vùng, từng lĩnh vực; phải đi qua những bước
trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình, rồi tiến lên quy
mô lớn; phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần; phải sử dụng đúng đắn các
thành phần kinh tế; cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sở
hữu, mà còn thay đổi cả chế độ quản lý, chế độ phân phối.
4. Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội VI (tập trung đổi mới
kinh tế )?
a. Hoàn cảnh lịch sử
Đại hội VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986, trong bối
cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên
thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại.
Liên Xô và các nước XHCN đều tiến hành cải tổ xây dựng CNXH.
Trong khi đó, Việt Nam đang bị các nước đế quốc và thế lực thù địch bao vây,
cấm vận, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra trầm trọng. Lương thực, thực phẩm, hàng
tiêu dùng khan hiếm, lạm phát tăng lên 774% năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực, vi
phạm pháp luật, vượt biên trái phép khá phổ biến. Đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức
thiết của đất nước.
b. Nội dung
Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi
mới kinh tế.
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi mới cơ
chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính, chuyển sang hạch toàn
kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.
- Đại hội xác định rằng công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều
chặng đường:
"Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường
đầu tiên là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền
đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường tiếp
theo".
- Đại hội đề ra 5 mục tiêu cụ thể trong những năm còn lại của chặng đường đầu
tiên là:
+ Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ;
+ Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất;
+ Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
+ Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội;
+ Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
Trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực
phẩm, hang tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Đổi mới cơ chế quản lý KT, giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về
phân phối và lưu thông.
- Đại hội đã đề ra 5 phương hướng và các chính sách kinh tế – xã hội:
+ Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; về xây dựng và củng cố quan
hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế; phát huy mạnh mẽ đông lực khoa học – kỹ thuật; mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Đại hội nhấn mạnh ba chương trình mục tiêu đó là sự cụ thể hoá nội dung
chính của công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
+ Đại hội VI nhấn mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế
là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của
đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực
lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”.
+ Bốn nhóm chính sách xã hội là: Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho
người lao động. Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục
trật tự, kỷ cương trong mọi lĩnh vực xã hội. Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục,
văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân. Xây dựng chính sách bảo
trợ xã hội.
c. Ý nghĩa.
Đại hội VI của Đảng là đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện,
đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các Văn kiện
của đại hội mang tính khoa học và cách mạng, tạo bước ngoặt cho sự phát triển của
cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của đại hội VI là chưa tìm ra những giải
pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân phối lưu thông.

5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
( năm 991 và năm 2011)?
a. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đại
hội VII (1991) của Đảng thông qua.
Kể từ Đại hội lần thứ VI, đất nước sau hơn 4 năm đổi mới đã cơ bản ổn
định nhưng vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Công cuộc đổi mới
còn nhiều hạn chế, còn nhiều vấn đề kinh tế xã hội nóng bỏng chưa được
giải quyết.
Đại hội lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 24 đến 27/6/1991.
Một trong những điểm nổi bật của Đại hội là thông qua Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Từ thực tiễn cách mạng với những thành công và khuyết điểm, sai lầm,
Cương lĩnh rút ra những bài học lớn:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài
học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên
quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững
chắc cho độc lập dân tộc
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng
phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Sức mạnh
của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đoàn kết là truyền thống quý
báu và là bài học lớn của cách mạng nước ta.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong
nước với sức mạnh quốc tế. Ngày nay, trước cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, trước sự phát triển
vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và quá trình quốc tế
hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, càng cần phải kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc
với yếu tố quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để đưa đất nước tiến
lên.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng
sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp
phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng
làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải
quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.
Cương lĩnh đã trình bày xu thế phát triển của thế giới và đặc điểm của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đó xác định phải tiếp tục nâng
cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân
tộc, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và
biện pháp thích hợp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Cương lĩnh cũng nêu ra 6 đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN mà nhân dân
ta xây dựng:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Cương lĩnh cũng nêu ra 7 phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN:
Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng
hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức
sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn
hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ
vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với
tất cả các nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Cương lĩnh chỉ rõ đó là một quá
trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường với những định hướng lớn về chính
sách kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại.
Cương lĩnh cũng nêu rõ quan điểm về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng
Nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xây dựng Mặt trận
Tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân. Trong hệ thống chính trị, Đảng CSVN là
một bộ phận và là tổ chức lãnh đạo hệ thống đó.
Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong
về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng
về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước
xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều
chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện,
xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng
sau.
Với những nội dung trên, Cương lĩnh năm 1991 đã giải đáp đúng đắn vấn đề
cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH; đặt nền
tảng đoàn kết, thống nhất giữa tư tưởng với hành động, tạo ra sức mạnh tổng
hợp đưa Việt Nam tiếp tục phát triển.
b. Cương lĩnh năm 2011 (bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991)
Đại hội lần thứ XI của Đảng (năm 2011) diễn ra trong hoàn cảnh tình hình
thế giới diễn biến phức tạp. Hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,
nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ
diễn biến phức tạp.
Nội dung nổi bật của Đại hội XI là thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó có kết
cấu 4 phần như Cương lĩnh năm 1991 song có bổ sung, phát triển nhận thức
mới ở tiêu đề và nội dung từng phần.
Cương lĩnh khẳng định lại những bài học kinh nghiệm lớn đã được nêu ra
trong Cương lĩnh năm 1991, đồng thời xác định quá độ lên CNXH ở Việt Nam
trong bối cảnh mới diễn biến phức tạp với đặc điểm nổi bật là các nước có chế
độ chính trị và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu
tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Về mô hình, mục tiêu, phương hướng cơ bản, Cương lĩnh năm 2011 có bổ
sung 2 đặc trưng của CNXH mà nhân ta xây dựng (gồm 8 đặc trưng thay cho 6
đặc trưng); mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng
được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính
trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định 8 phương hướng cơ bản
xây dựng CNXH ở nước ta:
(1) Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường;
(2) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
(3) Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
(4) Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội;
(5) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
(6) Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân
tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất;
(7) Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân;
(8) Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Cương lĩnh cũng xác định những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại trong thời kỳ mới, bao gồm:
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân
phối.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện,
thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ,
tiến bộ, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc

- Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, khuyến khích tăng thu nhập và làm
giàu dựa vào lao động.

- Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm
an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn làm thất bại
mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta…

- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì
một nước Việt Nam XHCN giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng, Cương lĩnh xác định bản
chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển đất nước; chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa; xác định vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Na và các
đoàn thể nhân dân; khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền,
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ
phận của hệ thống ấy.

Cương lĩnh năm 2011 của Đảng có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn, là
sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN; thể hiện nhận thức mới về
CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
6. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế?
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành
tựu to lớn và rất quan trọng, đã làm biến đổi và phát triển đất nước cả về chính trị,
kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,
nâng cao và khẳng định vị thế của đất nước trong đời sống chính trị, kinh tế của thế
giới.
Trên lĩnh vực kinh tế, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, kinh tế tăng
trưởng tương đối nhanh và ổn định, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời
sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế trung bình
hàng năm đạt gần 7%. Tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả bước đầu. Thu nhập bình
quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1990 lên 2.200 USD năm 2015[3] và 2.587
USD năm 2018. Hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn: dầu khí, dệt may, da
giày, thủy hải sản, lương thực, cây công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử... Giải
quyết vững chắc vấn đề lương thực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa từng bước được hình thành. Kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với
khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 nước,
trong đó có 20 hiêp định thế hê ̣ mới..
Về văn hóa, xã hội, đời sống vât chất và tinh thần của các tầng lớp nhân ̣ dân được
cải thiện rõ rệt. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm,
đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Chú trọng xây dựng văn hóa và phát
triển con người Việt Nam phát triển toàn diện. Công tác giải quyết việc làm và xóa
đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tốt: tỷ lệ nghèo đói giảm từ 53 % năm
1993 xuống còn 6% năm 2015[4]. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các
mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề ra.
Về xây dựng hệ thống chính trị, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đạt được những kết quả bước
đầu. Quốc hội đẩy mạnh xây dựng luât pháp. Nền ̣ hành chính quốc gia được cải
cách một bước. Quốc hội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động theo hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bộ máy Chính
phủ và chính quyền địa phương được kiện toàn một bước. Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức thành viên từng bước đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động cho
phù hợp với tình hình mới.
Về đối ngoại, Việt Nam đã phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại
theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia.
Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (năm 1991), Hoa Kỳ (năm 1995); gia
nhập ASEAN (năm 1995); gia nhập WTO (năm 2006); mở rông quan hệ hợp tác
với hầu hết các nước lớn như: Trung ̣ Quốc, Nga, Ấn Độ và các nước tư bản phát
triển: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý…; ký kết Hiệp ước chiến lược và Hiệp ước
toàn diện với nhiều nước trên thế giới. Từng bước giải quyết hòa bình các vấn đề
biên giới, lãnh thổ biển, đảo với các nước liên quan. Đồng thời, tăng cường đàm
phán, ký kết các Hiệp ước Thương mại tự do với ASEAN, EU, Mỹ… Tranh thủ
ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập quốc tế.
Về quốc phòng - an ninh, thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng với chống "diễn
biến hòa bình", bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản
động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, để
gây mất ổn định. Chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh của
đất nước; xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội và công an theo hướng
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng được thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Về công tác xây dựng Đảng, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vào Đảng và chế độ chính trị của
đất nước, Đảng vẫn vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Từng bước nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng trên
những vấn đề cơ bản của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới; đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường
lối đúng đắn; phê phán các quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập, dân chủ cực đoan, phủ nhận thành tựu của quá khứ... Thực hiện có hiệu quả
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tầm trí tuệ của Đảng. Đảng lãnh đạo, cầm
quyền thông qua Nhà nước và hệ thống chính trị. Hệ thống tổ chức của Đảng và
Nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối trung
gian. Đến năm 2015, đội ngũ của Đảng đã lên tới 4 triệu đảng viên trong tổng số
hơn 90 triệu dân. [5] Tiến hành đổi mới công tác cán bộ trên cơ sở lấy hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ; bước
đầu đổi mới phương thức lãnh đạo trên cơ sở coi trọng lãnh đạo thể chế hóa nghị
quyết, lãnh đạo xây dựng luật và pháp lệnh, khắc phục tình trạng áp đặt, bao biện,
làm thay.
Từ thành tựu của công cuộc đổi mới mà nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Sáng tỏ hơn về
mục tiêu và mô hình của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng. Những
vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, con người và chặng đường bước đi
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng được thực tiễn làm rõ để nhận thức
đúng đắn hơn.

You might also like