You are on page 1of 2

MENTORA+

NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC


Phân tích con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
a)Giải thích khái niệm
 Nhận thức là quá trình phản ánh năng động, sáng tạo, tích cực, biện chứng hiện thực khách
quan vào trong bộ óc người trên cơ sở thực tiễn, nhằm thu nhận tri thức về hiện thực khách
quan ấy.
 Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách qua, sự phù hợp đó được
kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.
b)Phân tích quan điểm của Lê-nin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý
Lê-nin cho rằng con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý là “ Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”
 Nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
o Quá trình nhận thức trực quan sinh động là sự nhận thức cảm tính
- Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu và cũng là giai đoạn thấp của quá trình nhận
thức
- Trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh trực
tiếp các sự vật khách quan, hoạt động này mang tính chất cụ thể, cảm tính với những
biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con người.
- Các cấp độ
 Cảm giác: là hình thức đầu tiên và đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, chỉ có thể
phản ánh những mặt, những mối liên hệ có tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng,
nhưng có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức.
Ví dụ: tay sờ vào nước đá thấy lạnh
 Tri giác: là sự phản ánh trực tiếp sự vật, hiện tượng trong tính toàn vẹn, thể hiện sự
liên hệ kết quả của sự phản ánh cảm giác do năng lực phản ánh của các giác quan cụ
thể mang lại
Ví dụ: chúng ta không chỉ nghe thấy âm hanh
 Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức cảm tính, đó
là hình ảnh về khách thể đã được tri giác lưu lại trong bộ não, và do một tác động nào
đó được tái hiện và nhớ lại. Biểu tượng phản ánh khách thể mang tính gián tiếp trên
cơ sở phản ánh cảm giác và tri giác, là khâu trung gian của nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính.
Các cấp độ này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nếu không có cấp độ thấp thì sẽ không có
cấp độ cao.
o Quá trình nhận thức tư duy trừu tượng là sự nhận thức lý tính
- Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức
- Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm,
bản chất của sự vật khách quan. Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan
trọng nhất là tách và nắm được bản chất có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng.
- Các cấp độ
 Khái niệm: là sự phản ánh bao quát một lớp khách thể ở tính bản chất, được hình
thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người
Ví dụ: vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại,
phản ánh, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của con người.
 Phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, phán ánh sự liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng trong ý thức con người, là hình thức diễn đạt các quy luật.
Ví dụ: ma sát sinh ra nhiệt, bất kỳ vận động cơ giới nào ở trong một quá trình ma sát
cũng nhất định chuyển thành nhiệt.
MENTORA+
MENTORA+
 Suy luận là sự liên hệ giữa các phán đoán, là quá trình dẫn đến một phán đoán mới từ
phán đoán tiền đề, từ cái đã biết đến nhận thức cái chưa biết một cách gián tiếp.
Ví dụ: mọi sinh viên đại học Ngoại thương là sinh viên, một số sinh viên đại học
Ngoại thương là người Hà Nội, vậy có thể kết luận một số người Hà Nội là sinh viên.
o Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính tuy khác nhau về tính chất, trình độ nhưng
chúng có sự liên hệ tác động biện chứng qua lại và thống nhất hữu cơ với nhau.
- Nhận thức cảm tính là sự tích lũy về lượng tri thức kinh nghiệm, là cơ sở tất yếu của
nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính là sự phát triển tất yếu của nhận thức cảm tính, là sự nhảy vọt về chất
của quá trình nhận thức.
 Nhận thức từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
o Là giai đoạn hiện thức hóa tri thức, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn ứng dụng.
o Là giai đoạn kiểm tra mức độ đúng đắn của tri thức; thông qua việc kiểm tra tri thức, tri thức
sẽ được điều chỉnh, hoàn thiện và phát triển.
o Nhận thức sẽ đi lên không ngừng theo vòng tròn xoáy ốc và không có giới hạn
- Nhu cầu không giới hạn
- Nhận thức vô hạn
- Chân lý tương đối
c)Ý nghĩa phương pháp luận
 Phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về nhận thức.
 Không nên tuyệt đối hóa một giai đoạn nào của nhận thức, mà phải thấy được sự thống nhất
biện chứng giữa các giai đoạn của nhận thức.
 Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn đối với nhận thức.

MENTORA+

You might also like