You are on page 1of 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của

Cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Leenin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta giành thắng lợi.

Cơ sở hình thành: chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hóa
nhân loại.

I. Đôi nét khái quát về Lão giáo

Lão giáo (hay Đạo giáo) là một tôn giáo mà những người ủng hộ nó chủ yếu được tìm thấy ở
các nước Viễn Đông như Trung Quốc, Mã Lai, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Xinh-ga-po.

Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh
của Lão Tử xuất hiện.

1. Quan niệm về vũ trụ và vạn vật

Đối với Đức Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là Đạo, theo ông, trong vạn vật đều có Âm Dương:
Vạn vật đều cõng một Âm và bồng một Dương. Vì vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong
khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo biến hóa ra Âm
Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra vũ trụ và vạn vật. Vạn vật được hóa sinh ra, tác động với
nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã để trở về trạng thái không vật không hình, tức là trở về
nguồn gốc của nó là Đạo.

2. Quan niệm về nhân sinh

Đức Lão Tử quan niệm rằng: Đạo Trời không thân ai, không sợ ai. Trời Đất sinh ra muôn vật, cây cỏ, chim
muông, nhân loại, không phải cốt để chúng ăn thịt nhau mà các sinh vật đều khắc chế lẫn nhau, nuôi
dưỡng nhau, bổ trợ nhau để cùng tồn tại.

Đức Lão Tử không lấy cuộc đời làm lạc thú, xem việc sống như một nghĩa vụ, không yếm thế, không lạc
quan, và xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên nhất định. Lão Tử ghét những người ham
mê danh lợi, quá coi trọng cái xác thịt của mình. Cái xác thịt giả tạm này là một cái không đáng quý, vì nó
thường là mối lo cho người ta; đáng quý nhất là khi người ta biết đem thân ra phụng sự thiên hạ. Đức
Lão Tử khuyên người đời không nên quá tôn trọng và thiên về đời sống vật chất, phải tiết chế lòng ham
muốn, nên chú trọng tinh thần, lấy cái tâm đè nén cái khí, thà bỏ cái thân này mà giữ được Đạo và Đức.

II. Ảnh hưởng của Lão giáo đồi với Bác Hồ

Lão giáo (hay Đạo giáo) du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ 2, có rất nhiều điểm tương đồng với
tín ngưỡng ma thuật của người Việt nên Lão giáo ăn sâu vào người Việt rất dễ dàng.

Đối với Lão giáo, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng của Lão tử, khuyên con người nên sống
gắn bó với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, phải biết bảo vệ môi trường sống (Bác kêu gọi nhân
dân ta trồng cây, tổ chức “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường). Hồ Chí Minh chú ý kề thừa và phát triển
tư tưởng thoát khỏi mọi rang buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo. Người khuyên cán bộ đảng viên ít
lòng ham muốn về vật chất, thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; hành động theo đạo lý với ý
nghĩa là hành động đúng với quy luật tự nhiên và xã hội.

III. Đôi nét về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

Chủ nghĩa Tam Dân hay còn gọi là học thuyết Tam Dân là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên (Tôn
Trung Sơn) đề xuất, với tinh thần biến đất nước Trung Hoa thành một quốc gia tự do, phồn Vinh và hùng
mạnh.

Nguồn gốc: Năm 1894, khi tổ chức Hưng Trung Hội được thành lập, Tôn Dật Tiên mới chỉ hình thành hai
nguyên tắc đại cương là dân tộc và dân quyền. Ông đã chọn ý tưởng thứ ba - dân sinh trong chuyến đi
đến châu âu từ năm 1896 đến năm 1898. Ông đã công bố tất cả ba ý tưởng này vào mùa xuân năm
1905, trong một chuyến đi khác đến Châu Âu. Ông đã trình bày bài phát biểu đầu tiên của chủ nghĩa tam
dân tại Bỉ. Đây cũng là lần đầu tiên các ý tưởng về chủ nghĩa tam dân của ông được thể hiện bằng văn
bản.

Nội dung cơ bản:

1. Chủ nghĩa dân tộc (dân tộc độc lập)

Theo tôn trung sơn dân tộc độc lập có nghĩa là thoát khỏi sự thống trị và áp bức của đế quốc. Ý thức về
chủ nghĩa dân tộc này khác với ý tưởng về chủ nghĩa sắc tộc. Ông cho rằng Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa
gia tộc, tông tộc mà chưa có chủ nghĩa dân tộc, tuy là 1 nước lớn đông dân (lúc bấy h hơn 400 triệu dân)
và có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng lại ko hề có tinh thần dân tộc.

Tôn Trung Sơn đưa ra 2 giải pháp của chủ nghĩa dân tộc:

- thứ nhất, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc biết mình đang đứng ở đâu.
- Thứ hai, ông cho rằng người Trung Quốc phải biết tu thân, phải biết học tập cái hay, cái tốt của
người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không thể tề gia, trị quốc được.
Do đó người nước ngoài mới tới chia nhau cai trị.

2. Chủ nghĩa dân quyền (dân quyền tự do)

Chủ nghĩa dân quyền nghĩa đen được hiểu là quyền lực của nhân dân hoặc chính phủ do nhân dân. Ông
chưa đời sống chính trị theo lý tưởng của mình đối với Trung Quốc thành hai tập hợp quyền lực: quyền
lực chính trị và quyền lực quản trị.

Quyền lực chính trị là quyền của người dân được bày tỏ mong muốn chính trị của họ, tương tự như
quyền của công dân hoặc nghị viện ở các quốc gia khác và được đại diện bởi Quốc hội.

Quyền lực quản trị là quyền lực của quản lý. Theo ông lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là
chính quyền. Nay nhân dân quản lý công việc chính trị thì được gọi là dân quyền. Nếu thực hiện theo
quân quyền tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên
thiên hạ sẽ không thể tránh khỏi cảnh đại loạn. Ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hòa và nếu thực
hiện được điều đó thì 400 triệu nhân dân sẽ cùng đứng lên làm vua tức là làm chủ đất nước.
Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và của chính phủ. Ông cho rằng nhân dân có
bốn quyền: quyền tuyển cử, quyền bãi miễn, sáng chế, phúc quyết. Trong khi đó chính phủ có 5 quyền:
quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng chính bốn
quyền của nhân dân để quản lý năm chị quyền của chính phủ như vậy mới được xem là một cơ quan
chính trị dân quyền hoàn hảo.

3. Chủ nghĩa dân sinh (dân sinh hạnh phúc)

Tôn Trung Sơn đã đưa ra định nghĩa: có thể nói chủ nghĩa dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh kế của
quốc dân, sinh mệnh của quần chúng. Ông đặt ra vấn đề lớn nhất của chủ nghĩa dân sinh là vấn đề kinh
tế xã hội. Đây được coi là một vấn đề đời sống dân thường. Để thực hiện chủ nghĩa dân sinh ông chủ
trương thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết chế tư bản. Hai vấn đề quan trọng nhất
mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa Dân Sinh tức là phải chú
trọng nâng cao đời sống của nhân dân, phải làm cho tất cả Nhân dân Trung Quốc có cơm ăn với giá rẻ.
Đối với ông chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu cho tất cả Nhân dân Trung Hoa đều được hạnh phúc.

 Chủ nghĩa Tam dân có thể tổng kết là:


- Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc.
- Chủ nghĩa dân quyền: tự do của nhân dân.
- Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân.
IV. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với Bác Hồ
1. Điều kiện tiếp cận

Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng vận động dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng này
- cách mạng Tân Hợi - ngay lập tức có những ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng và sâu sắc đến phong
trào cách mạng Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Không ít nhà yêu nước Việt Nam (Phan
Bội Châu, Nguyễn Thái Học...) đã tìm đến với chủ nghĩa Tam dân và coi chủ nghĩa này như một trong
những nền tảng hình thành tư tưởng của mình. Nhiều tổ chức cách mạng mô phỏng theo tổ chức Quốc
dân đảng của Tôn Trung Sơn lần lượt ra đời. Sinh thời, Nguyễn Tất Thành cũng đã từng được nghe
những từ “dân sinh”, “dân quyền”, “dân quốc” do các nhà Nho yêu nước nói đến trong khi đàm luận với
cụ Nguyễn Sinh Sắc… với lòng tôn kính, khâm phục và trân trọng nên người đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
của chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, phải đến giữa tháng 11 năm 1924, khi từ Mátxcơva đến Quảng Châu (Trung
Quốc), Hồ Chí Minh mới có điều kiện tìm hiểu tư tưởng của Tôn Trung Sơn một cách trực tiếp và sâu sắc.
Hồ Chí Minh hoạt động ở Quảng Châu vào thời điểm Tôn Trung Sơn đã công bố chủ nghĩa Tam dân mới:
dân tộc có nghĩa là chống đế quốc, thiết lập sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc trong nước; dân
sinh là giao ruộng đất cho nông dân, tiết chế đại tư sản trong nông nghiệp; cùng với đó là 3 chính sách
lớn “liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông”. Do đó, Hồ Chí Minh đã hướng đến chủ nghĩa Tam dân với
niềm hứng khởi vô hạn. Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với chủ nghĩa Tam dân qua sách vở và học trò của Tôn
Văn, ghiên cứu và đánh giá rất cao chủ nghĩa ấy và thấy có những tư tưởng tiến bộ, tích cực có nhiều
điểm thích hợp với điều kiện nước ta.

2. Ảnh hưởng

Coi những người lãnh đạo, nhân viên phải trung với nước, là đầy tớ của quần chúng nhân dân. Chính tư
tưởng trên đã được Hồ Chí Minh vận dụng thành những lời nhắc nhở, giáo dục cho cán bộ, đảng viên
chúng ta: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, cán bộ phải “trung với nước, hiếu với dân”, phải “cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư”, “phải khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” ...

Cũng như Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã lấy “dân tộc độc lập” làm lý tưởng cho hành động của Người.
Với lý tưởng ấy, Người đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, bôn ba khắp bốn phương trời để tìm
đường cho dân tộc theo đi.

Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân ta trong một câu nói bất hủ: Dù
có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng dành cho được độc lập. Ý chí ấy được khẳng định hơn nữa trong
Bản Tuyên ngôn độc lập: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy. Sau này, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực hiện quyết
tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Người ra lời kêu gọi vang dậy núi sông: Không! Chúng ta thà hi
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Khi đế quốc Mỹ điên
cuồng mở rộng chiến tranh leo thang ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân cả nước
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và đưa ra chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “Không có
gì quý hơn độc lập, tự do”

Con đường sau giành độc lập dân tộc đã được Hồ Chí Minh định hướng rõ là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, có như thế thì dân quyền mới tự do, dân sinh mới hạnh phúc. Nếu như Tôn Trung Sơn
với nguyên tắc “dân quyền tự do” thì Hồ Chí Minh của chúng ta lại phấn đấu xây dựng một nhà nước của
dân, do dân, vì dân, mọi quyền lợi hạnh phúc đều thuộc về nhân dân. Người quan niệm nhà nước ấy mới
thực hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lâp dân tộc với tự do và hạnh phúc
của con người. Hồ Chí Minh nói: “Độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
không có nghĩa lý gì”[4]. Do đó, giành độc lập rồi phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã
hội “là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”[5], là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do.

Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn cơ bản vẫn là tư tưởng dân chủ tư sản, nằm trong hệ
tư tưởng tư sản nên có nhiều hạn chế. Hồ Chí Minh đã nhận thấy những hạn chế ấy, nên người chỉ tìm
hiểu và vận dụng những điểm tiến bộ, tích cực và thích hợp với điều kiện của Cách mạng Việt Nam.

[4] Hồ Chí Minh, Tập 4, Sđd, 1995, tr.261.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2011, t.1, tr.11.

You might also like