You are on page 1of 2

2.1.

Vai trò của quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
– Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư
liệu sản xuất. Nó biểu hiện thành chế độ sở hữu – đặc trưng cơ bản của phương thức sản
xuất.

– Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của mỗi nền kinh tế – xã hội xác định, quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất luôn có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác.
Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của các quan hệ sản xuất.

– Một cách chung chất, có thể hiểu quan hệ sở hữu là quan hệ giữa các tập đoàn người
trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất.

Ví dụ:

 Quan hệ giữa địa chủ sở hữu đất với tá điền không sở hữu đất là quan hệ sở
hữu.
 Quan hệ giữa tư sản có nhà máy với công nhân không có nhà máy là quan
hệ sở hữu.

Chính các mối quan hệ sở hữu này đã quy định địa vị của từng tập đoàn người (địa chủ –
tá điền; tư sản – công nhân;…) trong hệ thống sản xuất xã hội.

Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách
thức mà các tập đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, cách thức mà các tập đoàn tổ chức
quản lý trong quá trình sản xuất.

Cuối cùng, chính quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho
các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội.

– Trong các hình thái – kinh tế xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đã được
chứng kiến sự tồn tại của hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất:

+ Sở hữu công cộng:


Là loại hình mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng.
Nhờ cơ sở đó nên về nguyên tắc, các thành viên của mỗi cộng đồng bình đẳng với nhau
trong tổ chức lao động và phân phối sản phẩm.

Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên các quan hệ xã hội trong sản
xuất vật chất và trong đời sống xã hội trở thàn quan hệ hợp tác, tương trợ lẫn nhau.

+ Sở hữu tư nhân:
Trong các chế độ tư hữu, do tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số ít người nên của
cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về số ít người đó. Do vậy, các quan hệ xã hội
trở thành bất bình đẳng: quan hệ thống trị và bị trị. Đối kháng xã hội trong các xã hội này
tiềm tàng trở thành đối kháng gay gắt.

Đến nay, lịch sử loài người chứng kiến 03 chế độ sở hữu tư nhân điển hình:

 Chế độ chiếm hữu nô lệ;


 Chế độ phong kiến; và
 Chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong đó, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là đỉnh cao của loại hình sở hữu này.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chứng minh rằng chế độ tư bản chủ nghĩa không phải là hình
thức sở hữu cuối cùng trong lịch sử loài người. Chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng sẽ đóng vai trò phủ định đối với chế độ tư
hữu.

You might also like