You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á


KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN:MẠNG MÁY TÍNH
Chủ đề 15
Nhóm:5

TÊN BÀI TẬP LỚN: XÂY DỰNG SERVER CẤP PHÁT ĐỊA CHỈ IP
ĐỘNG ( DHCP) – 2 BÍT

Sinh viên thực hiện Khóa Lớp Mã sinh viên


Lê Văn Hải 12 DCCNTT12.10.13 20213772
Đường Quốc Thắng 12 DCCNTT12.10.13 20213712
Đặng Phi Long 12 DCCNTT12.10.13 20213968
Lương Thanh Quang 12 DCCNTT12.10.13 20213823
Lê Thanh Bình 12 DCCNTT12.10.13 20213686

Bắc Ninh, tháng 12 năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN:MẠNG MÁY TÍNH
Nhóm:5

TÊN (BÀI TẬP LỚN): XÂY DỰNG SERVER CẤP PHÁT ĐỊA
CHỈ IP ĐỘNG ( DHCP) – 2 BÍT

Khóa Lớp Mã sinh Điểm Điểm bằng


STT Sinh viên thực hiện
viên bằng số chữ
1 Lương Thanh Quang 12 CNTT13 20213823
2 Đặng Phi Long 12 CNTT13 20213968
3 Lê Văn Hải 12 CNTT13 20213772
4 Đường Quốc Thắng 12 CNTT13 20213712

5 Lê Thanh Bình 12 CNTT13 20213686

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ CHẤM 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Bắc Ninh, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU......................................................................................................................................4
II.NỘI DUNG.................................................................................................................................2
Chương 1: Kiến Thức Vận Dụng.................................................................................................2
1.1 Địa Chỉ IP............................................................................................................................2
a. Địa Chỉ Ipv4.......................................................................................................................2
b. Các loại địa chỉ Ipv4..........................................................................................................3
1.2 Cách Phân Chia Mạng Con...............................................................................................4
1.3. Giao Thức DHCP....................................................................................................................4
a. Khái niệm...........................................................................................................................4
b. Cách thức hoạt động.........................................................................................................5
Chương 2: Nội Dung......................................................................................................................6
2.1 Các thiết bị cần chuẩn bị.....................................................................................................6
2.2 Xây dựng demo hệ thống mạng lan....................................................................................6
2.3 Mô hình mạng lan và sơ đồ thiết kế...................................................................................6
a.Mô hình................................................................................................................................6
b.Lựa chọn hệ điều hành mạng, giao thức cấp phát động IP cho máy chủ(server)........7
c.Sơ đồ thiết kế demo.............................................................................................................8
2.4 Phân tích bài toán................................................................................................................8
Chương 3: Tiến Hành Cài Đặt...................................................................................................10
3.1 Cài đặt và cấu hình hệ đều hành mạng trên máy chủ....................................................10
3.2 Cài đặt và cấu hình giao thức DHCP trên máy chủ.......................................................19
3.3 Chạy thử nghiệm mô hình............................................................................................24
III.KẾT LUẬN.............................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................27
I.MỞ ĐẦU

Ngày nay, thời đại của Công nghệ thông tin đang bùng nổ trên toàn Thế giới, các
công ty, các tổ chức mọc lên ngày càng nhiều, hoạt động của các công ty ngày càng quy
mô, đòi hỏi ngày càng nhiều về trình độ cũng như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.
Từ hệ thống quản lý, vận hành sản xuất, hoạch toán kinh tế,… tất cả đều phải nhờ vào
công cụ là máy tính và hệ thống mạng máy tính, mới giúp con người có thể làm việc
được nhanh chóng đồng thời giúp lưu trữ dữ liệu được lâu dài.
Nói một cách đúng hơn là việc sử dụng máy tính và hệ thống mạng máy tính là
không thể thiếu cho một công ty, cũng như một tổ chức phi kinh tế nào khác. Không
những thế đối với đời sống của chúng ta bây giờ thì việc sử dụng máy tính và mạng máy
tính cũng là một điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy mà hệ thống mạng máy tính được
nghiên cứu và ra đời. Hệ thống mạng máy tính giúp cho chúng ta có thể thực hiện công
việc hiệu quả rất nhiều lần, nó giúp cho con người có thể chia sẻ tài nguyên, dữ liệu với
nhau một cách dễ dàng, nó cũng giúp chúng ta lưu trữ một lượng lớn thông tin mà rất
hiếm khi mất mát hoặc hư hỏng như khi lưu bằng giấy, giúp tìm kiếm thông tin nhanh
chóng… và rất rất nhiều ứng dụng khác chưa kế đến việc nó giúp cho con người trong
hoạt động giải trí, thư giãn….
Vậy thì làm thế nào để thiết kế một mô hình mạng máy tính đảm báo có khoa học,
dễ vận hành cũng như dễ thay sửa một khi có sự cố xảy ra? Đó là một yêu cầu lớn đối với
những người thiết kế mô hình mạng. Và những chương trình tìm kiếm chúng em muốn đề
cập đến trong bài tập lớn này là “xây dựng server cấp phát địa chỉ ip động (dhcp) – 2
bít”.
Đối với bản thân chúng em là sinh viên ngành công nghệ thông tin em sẽ luôn cố
gắng học tập để không ngừng phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, để giúp ích 1
phần nho nhỏ cho xã hội, để làm được điều đó không thể thiếu những thầy cô đã dạy, chỉ
bảo cho chúng em. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy “Nguyễn Đức Thiện ” đã truyền đạt cho
em những kiến thức vô cùng hữu ích của môn mạng máy tính và bài tập lần này chúng
em nói riêng và sinh viên lớp CNTT13 K12 nói chung, chúng em sẽ cố gắng nỗ lực để
có thể hoàn thành được bài tập một cách hoàn thiện nhất với khả năng của chúng em.
Chúng em xin cảm ơn ạ !
II.NỘI DUNG
Chương 1: Kiến Thức Vận Dụng
1.1 Địa Chỉ IP
a. Địa Chỉ Ipv4
Về cấu tạo, địa chỉ IPv4 sẽ có 32 bit và được biểu diễn thành một dãy số nhị phân và chia
thành 4 cụm. Mỗi cụm như vậy sẽ gọi là octte. Mỗi octet sẽ là 8 bit và chúng được ngăn
cách bằng dấu chấm (.)
Về hình dáng, cấu trúc của một địa chỉ IPv4 sẽ gồm 4 con số ở dạng thập phân tượng
trưng cho 4 cụm. Địa chỉ này gồm 2 phần là phần mạng và phần host.
Cấu trúc của các địa chỉ Ipv4 như sau:
Mạng lớp A:địa chỉ mạng(netid) là 1 Byte và địa chỉ host là 3 Byte.
Mạng lớp B:địa chỉ mạng(netid) là 2 Byte và địa chỉ host là 2 Byte.
Mạng lớp C:địa chỉ mạng(netid) là 3 Byte và địa chỉ host là 1 Byte.

b. Các loại địa chỉ Ipv4


 Địa chỉ Unicast
Khi bạn muốn gửi gói tin đến một máy tính cụ thể, khi đó địa chỉ để bạn gửi tới sẽ
là một địa chỉ unicast. Đây đơn giản chỉ là địa chỉ IP của một thiết bị nào đó trong cùng
hoặc mạng cục bộ khác.
 Địa chỉ Multicast
Trường hợp muốn gửi gói tin đến nhiều máy tính, ta không thể gửi lần lượt đến tất
cả các máy được. Vì thế, địa chỉ bạn cần gửi tới trong trường hợp này sẽ là một địa chỉ
Multicast, địa chỉ này đại diện cho một nhóm các thiết bị.
Địa chỉ multicast này chính là các địa chỉ trong dải địa chỉ lớp D.
 Địa chỉ Broadcast
Khi muốn gửi thông điệp đến tất cả các máy trong mạng nội bộ, đó là lúc ta cần sử
dụng đến địa chỉ Broadcast. Địa chỉ Broadcast là địa chỉ có toàn bộ các bits phần host-id
là 1. Khi gói tin được gửi đến địa chỉ Broadcast, thì nó sẽ được gửi tới tất cả các máy
cùng mạng, tức là cùng phần net-id. Vì đại diện cho toàn bộ thiết bị trong mạng nên địa
chỉ Broadcast không thể đặt được cho bất kỳ thiết bị nào.
Ví dụ: 192.168.1.255/24 là địa chỉ Broadcast của mạng 192.168.1.0/24.
 Địa chỉ mạng
Không chỉ các thiết bị mới có địa chỉ IP, mà các mạng thành phần của Internet hay
mạng cục bộ cũng có một địa chỉ để xác định chính xác mạng đó. Khi tất cả các bits
phần Host của một địa chỉ IP là 0, thì địa chỉ đó được gọi là địa chỉ mạng của mạng đó.
Vì đại diện cho mạng nên địa chỉ mạng cũng không thể đặt được cho bất kỳ thiết bị nào.
Ví dụ: 192.168.1.0/24 là địa chỉ mạng của mạng 192.168.1.0/24.
 Default Gateway
Như một cổng thoát hiểm, khi gói tin cần gửi đến địa chỉ không cùng mạng hiện tại,
hoặc đơn giản là không biết gửi đi đâu, thì gói tin đó sẽ được gửi tới địa chỉ Default
gateway, thường là một interface của Router nối trực tiếp với mạng đó. Tại đây, Router
sẽ dùng các chức năng định tuyến để chuyển tiếp gói tin đi các hướng khác nhau.
Default Gateway thường là địa chỉ IP có thể sử dụng đầu tiên của mạng đó.
Ví dụ: Default gateway của mạng 192.168.1.0/24 là 192.168.1.1/24.
 Sự giới hạn địa chỉ IP
Số lượng địa chỉ IP là rất lớn, nhưng không phải là vô hạn. Vì vậy để bảo tồn địa chỉ
IP, người ta chia địa chỉ IP ra làm 2 loại là địa chỉ public và địa chỉ private.
Địa chỉ public: Là các địa chỉ độc nhất, sử dụng được trong môi trường Internet.
Địa chỉ private: Chỉ sử dụng được trong mạng cục bộ, có thể tái sử dụng lại ở mạng cục
bộ khác, nhưng trong một mạng thì vẫn phải mang giá trị duy nhất. Với mỗi phân lớp địa
chỉ IP, thì có một dải địa chỉ dùng để làm địa chỉ private cho lớp đó:
-Lớp A: Từ 10.0.0.0 đến 10.255.255.255, subnet mask 255.0.0.0
-Lớp B: Từ 172.16.0.0 đến 172.31.255.255, subnet mask 255.240.0.0
-Lớp C: Từ 192.168.0.0 đến 192.168.255.255, subnet mask 255.255.0.0

1.2 Cách Phân Chia Mạng Con


Để tạo ra một mạng con người quản trị mạng sẽ tiến hành mượn các bit cao nhất trong
phần bit dành cho Host ID và gán chúng như là Subnet ID (như hình ).

Hình 22– Phân chia mạng con


Chú ý: Số bit mượn từ host id ban đầu để chia mạng con cần thỏa mãn: subnetid
hostid
Mặt nạ mạng con (subnet mask)
Mặt nạ mạng con là một địa chỉ IP mà giá trị các bit ở phần nhận dạng mạng (Network
Id) và Phần nhận dạng mạng con (Subnet Id) đều là 1, phần nhận dạng máy tính (Host Id)
đều là 0. Ví dụ một Subnet mask tùy biến của lớp A với 4 bit được mượn từ phần địa chỉ
cho Host ID có giá trị sau: 11111111.11110000.00000000.00000000 hay đổi sang hệ 10
là: 255.240.0.0
Khi có được mặt nạ mạng con, ta có thể xác định địa chỉ mạng con (Subnetwork
Address) mà một địa chỉ IP được tính bằng công thức sau: Subnetwork Address = IP &
Subnetmask

1.3. Giao Thức DHCP


a. Khái niệm
Giao thức DHCP là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động cùng
với các cấu hình liên quan khác như Subnet mask, Gateway, DNS Server….. Client được
cấu hình nhận địa chỉ IP một cách tự động. Vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống
mạng. Giao thức DHCP Server cung cấp một database để theo dõi tất cả các máy tính
Client trong hệ thống mạng. Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính
khác nhau lại có cùng địa chỉ IP.
Nếu không có giao thức DHCP. Các máy trạm có thể cấu hình IP thủ công (cấu hình IP
tĩnh). Nhưng nếu một hệ thống lớn thì khi thay đổi ta phải tiến hành cấu hình thủ công
trên từng Client sẻ rất mất thời gian và khó quản lý. Ngoài việc cung cấp địa chỉ IP.
DHCP còn cung cấp các thông tin cấu hình khác. Cụ thể như DNS Server, Default
Gateway, Thời gian cho thuê địa chỉ IP….. Hiện nay giao thức DHCP có 2 version cho
IPv4 và IPv6
b. Cách thức hoạt động
DHCP tự động quản lý các địa chỉ IP và loại bỏ được các lỗi có thể làm mất liên lạc. Nó
tự động gán lại các địa chỉ chưa được sử dụng. DHCP cho thuê địa chỉ trong một khoảng
thời gian, có nghĩa là những địa chỉ này sẽ còn dùng được cho các hệ thống khác. Bạn
hiếm khi bị hết địa chỉ. DHCP tự động gán địa chỉ IP thích hợp với mạng con chứa máy
trạm này. Cũng vậy, DHCP tự động gán địa chỉ cho người dùng di động tại mạng con họ
kết nối.
Quá trình đạt được địa chỉ IP được mô tả dưới đây:
Bước 1: Máy trạm khởi động với "địa chỉ IP rỗng" cho phép liên lạc với máy chủ
DHCP bằng giao thức UDP. Nó chuẩn bị một thông điệp (DHCP Discover) chứa địa chỉ
MAC (ví dụ địa chỉ của card Ethernet) và tên máy tính. Thông điệp này có thể chứa địa
chỉ IP trước đây đã thuê. Máy trạm phát tán liên tục thông điệp này lên mạng cho đến khi
nhận được phản hồi từ máy chủ.
Bước 2: Mọi máy chủ DHCP có thể nhận thông điệp và chuẩn bị địa chỉ IP cho máy
trạm. Nếu máy chủ có cấu hình hợp lệ cho máy trạm, nó chuẩn bị thông điệp đề nghị
(DHCP Offer) chứa địa chỉ MAC của khách, địa chỉ IP đề nghị, mặt nạ mạng con (subnet
mask), địa chỉ IP của máy chủ và thời gian cho thuê. Địa chỉ đề nghị được đánh dấu là
"reserve" (để dành). Máy chủ DHCP phát tán thông điệp đề nghị này lên mạng.
Bước 3: Khi khách nhận thông điệp đề nghị và chấp nhận một trong các địa chỉ IP, máy
trạm phát tán thông điệp này để khẳng định nó đã chấp nhận địa chỉ IP và từ máy chủ
DHCP nào.
Bước 4: Cuối cùng, máy chủ DHCP khẳng định toàn bộ sự việc với máy trạm. Để ý
rằng lúc đầu máy trạm phát tán yêu cầu về địa chỉ IP lên mạng, nghĩa là mọi máy chủ
DHCP đều có thể nhận thông điệp này. Do đó, có thể có nhiều hơn một máy chủ DHCP
tìm cách cho thuê địa chỉ IP bằng cách gửi thông điệp đề nghị. Máy trạm chỉ chấp nhận
một thông điệp đề nghị, sau đó phát tán thông điệp khẳng định lên mạng. Vì thông điệp
này được phát tán, tất cả máy chủ DHCP có thể nhận được nó. Thông điệp chứa địa chỉ
IP của máy chủ DHCP vừa cho thuê, vì thế các máy chủ DHCP khác rút lại thông điệp
chào hàng của mình và hoàn trả địa chỉ IP vào vùng địa chỉ, để dành cho khách hàng
khác.
Chương 2: Nội Dung
2.1 Các thiết bị cần chuẩn bị
Máy tính,Laptop
Dây mạng
Bộ chuyển mạch (Switch)
2.2 Xây dựng demo hệ thống mạng lan
Hệ thống mạng LAN gồm: 1 máy chủ, 1 switch,1 router, 3 máy trạm
2.3 Mô hình mạng lan và sơ đồ thiết kế
a.Mô hình
-Lựa chọn mô hình máy trạm/ máy chủ(client/server)
Mô hình máy trạm/máy chủ (client/server) là mô hình mạng máy tính bao gồm
2 thành phần chính là máy khách (client) và máy chủ (server). Trong mô hình này,
server là nơi lưu trữ tài nguyên, cài đặt các chương trình dịch vụ và thực hiện các yêu
cầu của client. Client đón vai trò gửi yêu cầu đến server. Client gồm máy tính và thiết
bị điện tử nói chung.
Mô hình Client server cho phép mạng tập trung các ứng dụng và chức năng tại
một hoặc nhiều máu dịch vụ file chuyên dụng. Các máy này trở thành trung tâm của
hệ thống. Hệ điều hành của Client server cho phép người dùng chia sẻ đồng thời cùng
một tài nguyên, không quan trọng vị trí địa lý.
Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được
nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu
cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ
như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có
thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp
-Ưu điểm của mô hình này?
- Client server có khả năng chống quá tải mạng
- Client server đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi có sự cố xảy ra
- Dễ dàng mở rộng hệ thống mạng
- Chỉ cần chung định dạng giao tiếp mà không cần chung nền tảng là có thể hoạt động
được
- Client server cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như GIS, mô hình thiết kế hướng
đối tượng…
- Với mô hình Client server, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa, thực hiện các
thao tác gửi, nhận file hay tìm kiếm thông tin đơn giản.
-Nhược điểm của mô hình này?
- Cần bảo trì, bảo dưỡng server thường xuyên
- Khả năng bảo mật thông tin mạng là một hạn chế của client server.Bởi vì nguyên lý
hoạt động của client server là trao đổi dữ liệu giữa server và client ở 2 khu vực địa lý
khác nhau.Trong quá trình trao đổi dữ liệu, khả năng thông tin mạng bị lộ là điều dễ
xảy ra.
- Chi phí lắp đặt khá cao
b.Lựa chọn hệ điều hành mạng, giao thức cấp phát động IP cho máy
chủ(server)
-Hệ điều hành mạng?(windows server, centos 7)
Sử dụng Windows Server
Ưu điểm
- Tính chuyên nghiệp: Đây là một phiên bản thương mại của Microsoft. Điều đó đồng
nghĩa với việc bạn phải trả tiền để được sử dụng và có thể trải nghiệm hết các tính
năng của Windows Server. Ngược lại với điều này, Linux lại được phát triển vì cộng
đồng và là một phiên bản mã nguồn mở. Và nếu bạn bỏ tiền ra để mua Windows
Server thì bạn cũng sẽ được đội ngũ nhân viên hỗ trợ nhiệt tình trong mọi vấn đề. Và
điều này thì Linux thật sự không thể bằng.
- Tận dụng hệ sinh thái của Microsoft: Một lợi thế nữa khiến Windows Server hơn hẳn
so với Linux chính là hệ sinh thái được Microsoft đặt tâm huyết vào và phát triển.
Trong đó có thể kể đến Outlook, Office,…được tích hợp sẵn. Đồng nghĩa rằng người
dùng chỉ cần cài đặt một lần là có thể trải nghiệm được hết những tiện ích mà
Windows Server mang lại.
- Các chương trình đặc thù: Nếu bạn là một người yêu thích Microsoft SQL, chắc chắn
không thể bỏ qua Windows Server. Bởi bạn sẽ không thể sử dụng chúng trên Linux.
Nếu cần bạn sẽ cần làm thêm một bước đó là cài đặt giả lập trên Linux.
- Tính tiện dụng cao: Giao diện hướng đến đối tượng người dùng phổ thông, vì vậy
giao diện trực quan và rất dễ sử dụng. Trong khi đó, Linux sẽ khiến bạn phải thao tác
trên những dòng lệnh khá phức tạp.
Nhược điểm
- Yêu cầu nhiều tài nguyên liên quan đến phần cứng
- Chi phí hỗ trợ cao
- Do sự phổ biến của hệ điều hành, có xu hướng trở thành tâm điểm của các vectơ tấn
công. Không nhất thiết là kém an toàn hơn, nhưng dễ bị tấn công hơn.

-Giao thức cấp phát động IP cho máy chủ?


Sử dụng giao thức DHCP cấp phát IP động cho máy chủ
- Giao thức DHCP là một giao thức cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động cùng
với các cấu hình liên quan khác như Subnet mask, Gateway, DNS Server….. Client
được cấu hình nhận địa chỉ IP một cách tự động. Vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ
thống mạng. Giao thức DHCP Server cung cấp một database để theo dõi tất cả các
máy tính Client trong hệ thống mạng. Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp
hai máy tính khác nhau lại có cùng địa chỉ IP.
- Nếu không có giao thức DHCP. Các máy trạm có thể cấu hình IP thủ công (cấu hình
IP tĩnh). Nhưng nếu một hệ thống lớn thì khi thay đổi ta phải tiến hành cấu hình thủ
công trên từng Client sẻ rất mất thời gian và khó quản lý. Ngoài việc cung cấp địa chỉ
IP. DHCP còn cung cấp các thông tin cấu hình khác. Cụ thể như DNS Server, Default
Gateway, Thời gian cho thuê địa chỉ IP….. Hiện nay giao thức DHCP có 2 version
cho IPv4 và IPv6.
- Sử dụng giao thức DHCP có một vài lợi ích hơn cấu hình IP tĩnh. Cấu hình của địa
chỉ IP sẻ được thiết lập trên DHCP server. Cấu hình IP lúc này được control bởi nhân
viên quản trị. Hạn chế đáng kể can thiệp từ người dùng. Thông thường thì DHCP sẻ
cấp phát một “lease” cho client. DHCP server sẻ lấy lại địa chỉ IP này khi thiết bị rời
khỏi mạng để cấp phát cho một Client khác.
c.Sơ đồ thiết kế demo

Hình 1.1: Sơ
đồ thiết kế mạng LAN

2.4 Phân tích bài toán


Bài toán:Cho dải mạng có địa chỉ 192.168.0.0/24.
- Hãy mượn 2 bít ở phần host để chia dải mạng trên thành các Subnet.
- Sử dụng một trong các Subnet đã chia ở trên để xây dựng hệ thống mạng LAN
đơn giản(không sử dụng router, switch thông minh) theo mô hình máy
trạm/máy chủ, cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP cho máy chủ để cấp phát IP
động cho các máy trạm.
- Yêu cầu:
1. Liệt kê các subnet sau khi chia ?
2. Cài đặt Hệ điều hành phía máy chủ(Linux, Windows Server)? Ưu và
nhược điểm?
3. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DHCP cho máy chủ để cấp phát IP động
cho các máy trạm?
4. Sử dụng subnet 3( đã chia ở trên) để làm IP cấp phát động cho các máy
trạm
Phần host có 8 bit, mượn 2 bit => mạng này có 4 subnet
Mượn 2 bit còn 6 bit host, bước nhảy là 64
Với mỗi subnet chia được ta có dải địa chỉ như sau:
- Subnet 1:
+địa chỉ mạng:192.168.0.0/26
+địa chỉ host đầu:192.168.0.1/26
+địa chỉ broadcast:192.168.0.63/26
+địa chỉ host cuối:192.168.0.62/26
- Subnet 2:
+địa chỉ mạng:192.168.0.64/26
+địa chỉ host đầu:192.168.0.65/26
+địa chỉ broadcast:192.168.0.127/26
+địa chỉ host cuối:192.168.0.126/26
- Subnet 3:
+địa chỉ mạng:192.168.0.128/26
+địa chỉ host đầu:192.168.0.129/26
+địa chỉ broadcast:192.168.0.191/26
+địa chỉ host cuối:192.168.0.190/26
- Subnet 4
+địa chỉ mạng:192.168.0.192/26
+địa chỉ host đầu:192.168.0.193/26
+địa chỉ broadcast:192.168.0.255/26
+địa chỉ host cuối:192.168.0.254/26
 Vậy 1 lớp mạng C 192.168.0.0/24 được chia thành 4 mạng: 192.168.0.0/26 ;
192.168.0.64/26 ; 192.168.0.128/26 ; 192.168.0.192
Subnet mask là 255.255.255.192
Chương 3: Tiến Hành Cài Đặt

3.1 Cài đặt và cấu hình hệ đều hành mạng trên máy chủ
Chúng em sử dụng phần mềm ảo VMware Workstation để hỗ trợ tạo môi trường máy ảo
trên máy tính.
Bước 1: Chọn File => Chọn New Virtual Machine

Sau đó cửa sổ New Virtual Machine Wizard sẽ xuất hiện

Bước 2: Chọn Custom => Next => Next


Bước 3: Chọn I will install the operating system later => chọn Next

Bước 4: Chọn Microsoft Windows => Chọn Version Windows Server 2008 =>
Chọn Next
Bước 5: Ở dòng Virtual machine name chúng ta đặt tên cho máy ảo, dòng
Location => chọn Browse để chọn đường dẫn lưu trữ => chọn Next

Bước 6: Chọn bộ vi xử lý(CPU) cho máy ảo => chọn Next


Bước 7: Chọn RAM cho máy ảo (tùy thuộc vào máy thật) chọn 2GB => chọn Next

Bước 8: Chọn Create a new virtual disk => Next


Bước 9: Chọn dung lượng ổ cứng của máy ảo (40GB) => Chọn Store virtual disk as a
single file=> chọn Next

Bước 10: Chọn Next => chọn Finish

17
Bước 11: Sau khi tạo xong máy ảo chọn Power on this virtual machine để khởi động

Bước 12: Chọn ngôn ngữ => Next

18
Bước 13: Chọn Install now

Bước 14: Cài đặt


mật khẩu

19
Bước 15: Hoàn tất cài đặt

20
3.2 Cài đặt và cấu hình giao thức DHCP trên máy chủ
Bước 1: Thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy chủ

Bước 2: Chọn Server Manager

21
Bước 3: Chọn Roles => Add roles

Bước 4: Chọn DHCP Server => Next

22
Bước 5: Chọn Next => chọn Install. Sau khi Install xong thì Close

Bước 6: Chọn

23
Bước 7: Chọn New Scope

Bước 8: Nhập địa chỉ IP bắt đầu và kết thúc => Next

24
Bước 9: Nhập địa chỉ IP xong Add => Next => Finish

25
3.3 Chạy thử nghiệm mô hình

Hình
3.1: Máy
trạm 1 đã
lấy được
địa chỉ
IP được
cấp phát
từ

DHCP Server
Hình
3.2:M áy
trạm 2 đã
lấy được
địa chỉ IP
được cấp
phát từ

DHCP Server
26
Hình 3.3:Máy trạm 3 đã lấy được địa chỉ IP được cấp phát từ DHCP Server
Hình 3.4: Thông tin của máy trạm trên DHCP Server

III.KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện bài báo cáo, đến nay mọi công việc liên quan đến bài tập
báo cáo đã hoàn tất. Trong suốt thời gian này, chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ.. Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin và Trường Đại học
Công Nghệ Đông Á đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài
này.
Chúng em đã đạt một số mục tiêu nhất định, tuy nhiên còn nhiều khuyết điểm như tính
năng hạn chế,giao diện còn sơ sài. Nhưng kết quả chúng em có được sau bài tập lớn lần
này giúp chúng em tự tin hơn để tiếp tục đam mê với ngành. Chúng em rất mong nhận

27
được sự quan tâm và góp ý từ phía thầy (cô) để bài làm của nhóm em được hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo Trình Mạng Máy Tính Căn Bản
2. WIKIPEDIA – Bộ giao thức Internet
3. Itfornvn – Cấp phát IP động

29

You might also like