You are on page 1of 3

I.

Thông tin chung


- Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,
Việt Nam.
- Hiện nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
- Là nơi sản sinh ra nhiều họa sĩ nổi tiếng và tài năng: Tô Ngọc Vân,
Bùi Xuân Phái, Văn Cao,...
II. Lịch sử hình thành
*Ngày thành lập*
- 27/10/1924
- Về mặt pháp lý, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có thể đi vào
hoạt động ngay kể từ ngày 27 tháng 10 năm 1924, sau khi ông Merlin,
Toàn quyền Đông Dương, ký nghị định “cho phép thành lập ở Hà Nội
một trường mỹ thuật”.
*Bị hoãn:
Tuy nhiên, trường chưa thể mở cửa trước tháng 11 năm 1925, vì một số lý do:
(Lý do:)
– Cần thời gian cho việc quy hoạch và xây dựng dãy phụ cận
– Cần thời gian để tập hợp và tổ chức hệ thống giảng viên cũng như để chuẩn bị
các phương tiện vật chất khác cho hoạt động của nhà trường.
– Cần thời gian thông báo và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển đầu tiên
*Ngày khai giải đầu tiên/năm thành lập:
- 1925
- Như vậy, năm khai giảng khóa học đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương, tức năm 1925, đã được lấy làm năm thành lập trường.
*Người thành lập:
- Victor Tardieu và Nguyễn Nam Sơn
- Victor Tardieu làm hiệu trưởng
*Mục đích thành lập:
-Nhằm mục đích tạo nền tảng cho
các họa sĩ trẻ người An Nam theo quan điểm và tư duy đặc biệt đối với họ và từ
đó họ chỉ làm việc mà không màng đến lợi nhuận và mặt khác, trao cho họ một
nền văn hóa nghệ thuật rộng lớn và chiết trung
III. Giai đoạn phát triển
Ngày 27 Tháng Mười năm 1924
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hay còn gọi là Ecole des Beaux-
Art de l’Indochine được thành lập bởi một họa sĩ người Pháp có tên Victor
Tardieu tại Hà Nội, Việt Nam.
Năm 1934
Société Annamite d’Encouragement a l’Art et a l’Industrie (SADEAI),
hiệp hội nghệ sĩ đầu tiên tại Việt Nam được thành lập và Tardieu cũng từng giữ
cương vị chủ tịch.
Năm 1943
● Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương
các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán 3 nơi: Sơn Tây, Đà Lạt, Phủ Lý
● Các lớp mỹ nghệ sơ tán xuống Phủ Lý do Geogie Khánh và Bùi Tường
Viên phụ trách.
● Khoa kiến trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do E.
Jonchère phụ trách.
● Khoa hội họa và một bộ phận nhỏ khoa điêu khắc lên Sơn Tây do giáo sư
Inguimberty cùng với các họa sĩ Nam Sơn và Tô Ngọc Vân phụ trách.
Năm 1944
● Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn
trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Nghị định ngày 22-
2-1944).
Năm 1945
Vào thời bị Nhật chiếm, hoạt động của trường dần trở nên eo hẹp.
Tháng 3/1945: Nhật đảo chính Pháp, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương đóng cửa. Ở Đà Lạt, khoa Kiến trúc sau năm 1945 vẫn tiếp tục đào tạo,
tên gọi của trường vẫn duy trì đến năm 1948.
IV. Tên gọi qua các thời kỳ
Năm 1938, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã được tổ chức lại
và lấy tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật thực hành Đông
Dương. Và sau khoảng 10 năm , trường lấy tên chính thức là Trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đại học Đông Dương. Còn gọi tắt là Trường Mỹ thuật
Đông Dương hoặc Trường Mỹ thuật Hà Nội. Đầu năm 2008 trường đã
được đổi tên là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
V. Thành tựu
- Nhân hai cuộc Đấu xảo ở Paris vào các năm 1931 và 1937, Toàn
quyền Đông Dương và Tổng nha Học chính Đông Dương đã cho
xuất bản hai cuốn sách: “Ba trường nghệ thuật Đông Dương”
(1931) và “Các trường nghệ thuật Đông Dương” (1937).
- Sau khi họa sĩ Tardieu qua đời, Hiệu trưởng mới là E. Jonchère đã
có quan niệm rất sai lầm, tuyên bố là Trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương chỉ đào tạo “nghệ nhân”(!). Tuy nhiên, năm 1938 trở
đi, thầy Nam Sơn cùng các giáo sư khác vẫn đào tạo các tài năng
hội họa tiếp nối cho Việt Nam, như Diệp Minh Châu, Phạm Tăng,
Phạm Viết Song, Phan Kế An, Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc, Nguyễn
Sáng, Dương Bích Liên, Quang Phòng, Mạnh Quỳnh, Tôn Đức
Lượng… Đó là những tài danh đã tạo nên nền Mỹ thuật của nước
Việt Nam thời bấy giờ với vô vàn loại hình nghệ thuật.
Nguồn: https://voer.edu.vn/m/van-6-bai-10-nguoi-dat-nen-mong-dau-tien-cho-
nen-my-thuat-duong-dai-viet-nam/a6f9954e?
fbclid=IwAR0mJUPNufH6jL00dBmtuCHrZkmJkqbn-
GC9kVSHphpU_czl8bAGvdLu7yU
VI. Đánh giá và nhận xét về kiến trúc trường
- Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được xây dựng theo dòng kiến
trúc Đông Dương.
- Bố cục cởi mở, không bị gò bó, tập trung vào các góc vuông cụ thể và để
các đường nét kiến trúc ngang với cửa sổ thẳng. Đồng thời không phụ
thuộc quá nhiều vào những chi tiết đối xứng nhưng có sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng
trong từng chi tiết để đảm bảo sự hài hòa trong mắt người xem.
- Cấu trúc bê tông vững chắc, dày để nhiệt không thể truyền qua nhanh.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt:
+ Áp dụng kiểu mái lập ngói, có cong ở góc
+ Cửa sổ lớn, nhiều và cao và thường sử dụng kiểu cửa lá sách, đảm
bảo gió được lưu thông vào không gian bên trong kể cả trong lúc
đóng. Tạo ra độ thông thoáng
+ Màu sắc chủ đạo: vàng nhạt-> giúp tường không hấp thụ nhiệt gây
ra cảm giác nóng bức.
- Mái ngói nhiều lớp theo hình thức bát giác.
- Hành lang được vận dụng, thiết kế theo kiểu ống vòm để mang lại sự
cách điệu cho toàn bộ công trình. Lan can hành lang không xây đặc toàn
bộ mà được đục thành những lỗ hoặc đặt gạch vuông thông gió.

You might also like