You are on page 1of 4

CHƯƠNG 2: TRUYỀN ĐỘNG BÁNH MA SÁT.

2.1. Khái niệm chung.


- Truyền động bánh ma sát là truyền động được thực hiện truyền công suất giữa các trục nhờ
lực ma sát sinh ra tại vùng tiếp xúc của các bánh lắp trên trục dẫn & trục bị dẫn
- Để tạo lức ma sát phải ép hai bánh với nhau
2.1.1. Phân loại truyền động ma sát
* Theo khả năng điều chỉnh tỷ số truyền
- Truyền động bánh ma sát có tỷ số truyền không điều chỉnh được (gọi tắt là bộ truyền bánh
ma sát)
+ Bộ truyền ma sát trụ: truyền động giữa hai trục song song(hình 7.1.1a);
+ Bộ truyền ma sát nón: Truyền động giữa hai trục vuông góc ( hình 7.1.1b);
- Truyền động ma sát có tỷ số truyền điều chỉnh được ( bộ biến tốc ma sát):
+ Bộ biến tốc ma sát điều chỉnh trực tiếp: Không qua khâu trung gian (hình 7.1.1c, f, g);
- Bộ biến tốc ma sát điều chỉnh gián tiếp : Qua khâu trung gian (hình 7.1.1d, e, h).
* Theo hình thức tiếp xúc
- Bộ truyền tiếp xúc ngoài: tâm các bánh ở về hai phía so với điểm tiếp xúc
- Bộ truyền tiếp xúc trong: tâm các bánh ở cùng một phía so với điểm tiếp xúc (hình 7.1.1f)
T1 , n1
Fn
cons t A


1 1 Fe 1 1 0

1
1

d
d

d2
d1

Fn
2 n1
Fn R 2 d 2m ax
Ft B
Fn
a

2 d2 d 2m in
d2

n2
T2 , n2
Fe 2  ar
a) b) c)

Hình7.1.1. Các loại truyền đng ma sát


2.1.2 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
a- Ưu điểm
- Có cấu tạo đơn giản;
- Làm việc êm không ồn;
- Có khả năng điều chỉnh vô cấp tốc độ.
b- Nhược điểm
- Lực tác dụng lên trục và ổ khá lớn do phải ép các bánh ma sát;
- Tỷ số truyền không ổn định do có trượt giữa các bánh khi
làm việc;
- Khả năng tải tương đối thấp (so với truyền động bánh
răng)
c- Phạm vi sử dụng
- Thường chỉ được dùng khi truyền công suất nhỏ hoặc
trung bình (dưới 20 kW). Nếu công suất lớn, kích thước bộ
truyền khá lớn và khó đảm bảo lực ép cần thiết cho bánh.
- Vận tốc của bộ truyền v < 15 - 20 m/s, nếu vận tốc cao quá
nhiệt độ bộ truyền tăng nhiều và gây mòn nhanh
-Tỷ số truyền u < 7.
Truyền động ma sát được dùng trong các thiết bị rèn, ép,
cần trục, máy vận chuyển, các dụng cụ đo…nhưng được
dùng nhiều hơn cả là các bộ biến tốc vô cấp.
2.2 Cơ học truyền động bánh ma sát
2.2.1 Sự trượt trong truyền động bánh ma sát
a- Trượt hình học
Trượt hình học xuất hiện trên chiều dài tiếp xúc chung và phụ thuộc vào dạng hình
học của các bề mặt tiếp xúc.
Xét bộ truyền bánh ma sát trực tiếp mặt đĩa (hình 7.2.1a).Khi bộ truyền làm việc, nếu
vận tốc V1 = const, thì V2 thay đổi như hình vẽ: giảm dần về gần tâm và ngược lại.
Vì có sự khác nhau về vận tốc tại các điểm tiếp xúc giữa bánh dẫn và bị dẫn nên xảy ra sự
trượt.

b- Trượt đàn hồi


Hình7.2.1a. Trươt hình
- Trượt đàn hồi xảy ra do biến dạng đàn hồi tại vùng tiếp xúc của
các bánh trên theo phương tiếp tuyến. học
- Các phân tố trên bề mặt bánh dẫn 1 và bánh bị dẫn 2 chịu sự thay
đổi biến dạng từ nén sang dãn và ngược lại không đều gây nên sự
chênh lệch vận tốc ở bánh chủ động và bị động, chính là nguyên
nhân gây nên trượt đàn hồi với vận tốc trượt vt = v1 –v2 .
Như vậy trượt đàn hồi xuất hiện do biến dạng đàn hồi khác
nhau của hai bánh theo phương tiếp tuyến. Trong thực tế mọi vật
liệu đều có tính đàn hồi và biến dạng đàn hồi do tải trọng gây nên,
do đó khi làm việc truyền tải trọng bất cứ bộ truyền ma sát nào
cũng có trượt đàn hồi.

Hình7.2.1b. Trươt đàn


c- Trượt trơn
- Khi mô men xoắn T tăng thì lực vòng F t=2T/D và cung trượt đàn hồi
hồi αt tăng. Tăng tới giá trị nào đó mà cung trượt lớn hơn cung tiếp xúc ( α t> αt ) thì xảy ra sự
trượt trơn: khi đó Fms < Ft. - Khi xảy ra sự trượt trơn bánh bị dẫn dừng lại trong khi bánh dẫn
vẫn quay, gây mòn cục bộ hoặc xước bề mặt.
Khác với trượt đàn hồi, trượt trơn chỉ xuất hiện khi quá tải.
2.2.2.Tỉ số truyền
a. Truyền động bánh ma sát trụ:
Gọi vận tốc bánh dẫn và bánh bị dẫn là:
V1 = ΠD1n1 / 60.1000 (m/s) (D1; n1 : đường kính và số vòng quay của bánh dẫn)
V2 = ΠD2n2 / 60.1000 (m/s) (D2; n2 : đường kính và số vòng quay của bánh bị dẫn)
Do có sự trượt nên V2< V1 . Gọi là hệ số trượt, với ξ = (V1 - V2 )/ V1 ta có : V2 = (1 - ξ ).V1
Ta có tỉ số truyền :
u = ω1 / ω2 = n1 / n2 = D2 / D1(1 - ξ ) Với ξ = 1 ÷ 3%
Bỏ qua sự trượt( ξ = 0 ), ta có : u = D2 / D1
b. Truyền động bánh ma sát côn:
Gọi D1; D2 là đường kính của bánh côn dẫn
và bị dẫn, với:
D2 = (2Re – b)sinδ2 và D1 = (2Re –b)sinδ1

(Re-chiều dài côn; b - chiều dài tiếp xúc; δ 2


Fe 1 1 0
1

và δ1 góc côn )
d

Ta có tỉ số truyền :
u = ω1 / ω2 = n1 / n2 = D2 / D1 ≈ sinδ2 /(1 – Fn
n1
ξ) sinδ1
Bỏ qua sự trượt ta có : u = ≈ sinδ2 /sinδ1
Fn R 2
2.2.3 Lực trong bộ truyền bánh ma sát d2
n2

Fe 2
a- Cơ sở xác định lực ép

Muốn truyền lực vòng Ft, lực ma sát Fms sinh ra tại chỗ tiếp xúc phải thoả mãn điều kiện F ms =
Ft (hay Ft ≤ Fmsmax= f.Fn). Muốn vậy cần tạo ra lực pháp tuyến F n trên bề mặt tiếp xúc chung.
Do đó phải ép hai bánh lại với nhau bằng một lực ép Fe cần thiết để Fe đủ lớn sao cho:

Ft = Fms ≤ Fms(max) = f. Fn

Để đảm bảo truyền được lực vòng Ft cần truyền lực ép các bánh ma sát là: Fe = Fn

Fe = Fms(max) /f = K.Ft/f = K.2T2/f.D2 với K- hệ số an toàn

Với Ft =2T2/D2 - lực vòng cần truyền; K- Hệ số an toàn, K=1,25- 1,5


f- Hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu và điều kiện bôi trơn.

b- Lực ép trong truyền động bánh ma sát trụ

Fe = Fn ,ta có: Fe = K.Ft/f

c- Lực ép trong truyền động bánh ma sát côn

Lực ép các bánh theo phương dọc trục F e1 ; Fe2 , tại chỗ tiếp xúc sinh ra lực pháp tuyến F n1=Fn2
=Fn

Từ điều kiện cân bằng lực:


Fe1 = Fn sinδ1

Fe2 = Fn sinδ2


Fe 1 1 0
1

Vì Fms = fFn1 =fFn2 ta cần ép các


d

bánh với lực:


Fn
Fe1 = KFt sinδ1 /f n1
Fe2 = KFt sinδ2 /f
Fn R 2
d2
n2

Fe 2

2.3. Vật liệu và ứng suất cho phép


2.3.1- Vật liệu
a- Yêu cầu đối với vật liệu
Có độ bền tiếp xúc và độ bền mỏi cao
Có hệ số ma sát lớn.
b- Các loại vật liệu thuờng dùng
Thường dùng thép ЩХ15(15 chỉ phần nghìn của Cr), 65Г tôi thể tích hoặc thép
18ХГT, 12XH3A, 18X2H2BA v.v…thấm than và tôi, độ rắn bề mặt ³ 60HRC Kích thước
bộ truyền tương đối nhỏ, làm việc trong dầu, hiệu suất cao, cần phải gia công chính xác, độ
nhám bề mặt nhỏ.
Gang được dùng trong các bộ truyền hở, làm việc khô hoặc có dầu. Đôi khi dùng bánh
gang làm việc với bánh thép.
Trường hợp tải trọng nhỏ hơn còn dùng bánh ma sát gỗ hoặc bọc da, vải cao su vv…
làm việc với bánh ma sát thép hoặc gang.
Bề mặt làm việc với bánh dẫn nên làm bằng vật liệu mềm hơn bánh bị dẫn để khi bị trượt trơn
bánh bị dẫn ít bị mài mòn.
7.3.2- Ứng suất cho phép
Ứng suất cho phép phụ thuộc vào vật liệu và điều kiện làm việc của bộ truyền.
Vât liệu thép, úng suất tiếp xúc cho phép của bánh ma sát được xác định theo độ cứng
bề mặt: [σH] = (1,5 – 2,5)HB, MPa hoặc [σH] = (13 – 18)HRC, MPa
Vât liệu gang, làm việc có dầu: [σH] = 1,5 σbu (σbu - giới hạn bền uốn)
Khi làm việc với vật liệu phi kim, tải trọng riêng cho phép xác định bằng thực nghiệm (bảng)

You might also like