You are on page 1of 5

Tài liệu thực tập Mạch tương tự - CT135

Bài 2
MẠCH DIODE
Bài thực hành này sinh viên sẽ làm quen một số mạch ứng dụng cơ bản của diode
bán dẫn: mạch chỉnh lưu một bán kì với tụ lọc và không tụ lọc, mạch ghim áp, mạch
chỉnh lưu tăng đôi điện thế. Mặt khác, sinh viên cũng sẽ làm quen với việc sử dụng
phần mềm mô phỏng Multisim để vẽ mạch nguyên lí, chạy mô phỏng đồng thời
thực hiện việc so sánh kết quả giữa mạch thực tế cài đặt trên board NI ELVIS II và
kết quả chạy mô phỏng.

MỤC TIÊU
Qua bài thí nghiệm sinh viên cần đạt được:
 Sử dụng được cơ bản phần mềm Multisim để thực hiện mô phỏng mạch. Từ
đó sinh viên có thể tìm hiểu và khai thác sâu hơn sau này.
 Nắm được các mạch ứng dụng cơ bản của Diode.

Phần I: SỬ DỤNG MULTISIM KHẢO SÁT MẠCH CHỈNH LƯU VÀ SO


SÁNH KẾT QUẢ VỚI MẠCH THỰC TẾ
I.1 MẠCH CHỈNH LƯU MỘT BÁN KÌ
1. Khởi động Multisim: Start »All Programs »National Instruments
»Circuit Design Suite 10.1 »Multisim 10.1.
2. Lấy các linh kiện cần thiết và các thiết bị (máy phát tín hiệu FGEN, máy dao
động nghiệm SCOPE) mắc mạch như Hình 2.4 và Hình 2.5.
Hướng dẫn cụ thể việc lấy linh kiện:
 Lấy điện trở: Nhắp biểu tượng “Place basic” »chọn family “RESISTOR”
»chọn component 1k (Hình 2.1, Hình 2.2).
 Lấy tụ 1000: Lấy trong family “CAPACITOR”.
 Lấy diode: Nhắp biểu tượng “Place diode” (H.3) »chọn family “DIODE”.
 Lấy FGEN: Nhắp Simulate »Instruments »NI ELVISmx Instruments »NI
ELVISmx Function Generator.
 Lấy SCOPE: Nhắp Simulate »Instruments »NI ELVISmx Instruments
»NI ELVISmx Oscilloscope.

Hình 2.1 Hình 2.2

Bài 2-Trang 1
Tài liệu thực tập Mạch tương tự - CT135

Hình 2.3
Mạch nguyên lý: 2

Hình 2.4 Hình 2.6


XLV2

XLV2

XLV1

CH 0 CH 1 T RIG
XLV1 - -
+ +

CH 0 CH 1 TRIG
+ - + -
FGEN

FGEN
D1
D1
1N4001GP R1 C1
Vi 1kΩ 1000µF
Vout
1N4001GP R1 100
Vi 1kΩ Vout

Hình 2.5 Hình 2.7

3. D_Click (Nhắp đúp chuột) lên FGEN thiết đặt các thông số tín hiệu Vi: biên
độ 10Vp-p, tần số 50 Hz, dạng hình sin.
4. Nhắp biểu tượng trên thanh công cụ Multisim tiến hành mô phỏng.

Bài 2-Trang 2
Tài liệu thực tập Mạch tương tự - CT135

5. D_Click vào SCOPE để quan sát 2 tín hiệu. Vẽ dạng tín hiệu Vi và Vout?
Điện thế Vrms của tín hiệu Vi, Vout bao nhiêu? VDCout bao nhiêu?
6. Ráp mạch thực tế trên Prototyping Board (PB) để so sánh đồng thời với kết
quả mô phỏng. Sau khi ráp mạch xong bật nguồn PB. Trên sơ đồ nguyên lí
D_Click FGEN. Trên giao diện FGEN chọn phần “Device” lúc này là “Dev1

(NI ELVIS II)” thay cho Multisim như hình để chuyển sang
chế độ cấu hình trên thiết bị thực. Thiết đặt các thông số cho tín hiệu Vi: biên
độ 10Vpp, tần số 50Hz, dạng hình sin (lúc này mình đang thiết đặt cho FGEN
trên mạch thực).
7. Quan sát tín hiệu trên mạch thực: D_Click vào SCOPE và chọn phần
“Device” là “Dev1 (NI ELVIS II)”; channel 0 chọn tương ứng với ngõ vào
của Vi, channel 1 chọn tương úng ngõ vào của Vout mà đã được nối dây trên
PB. Quan sát và vẽ dạng tín hiệu Vi và Vout mạch thực tế? Điện thế Vrms
của tín hiệu Vi, Vout bao nhiêu? VDCout bao nhiêu? Sinh viên có thể check
vào box “simulate data” hay box “real data” để xem chỉ tín hiệu mô phỏng,
chỉ tín hiệu thực của mạch trên PB hay cả hai.
8. Nhắp biểu tượng dừng mô phỏng. Trên Multisim nối thêm tụ C=100F
như Hình 2.6 và Hình 2.7. Chọn phần “Device” của FGEN và SCOPE sang
“Multisim” để chuyển thiết bị qua chế độ mô phỏng lại. Tiến hành mô phỏng
nhắp , vẽ dạng tín hiệu Vi và Vout? Điện thế Vrms của tín hiệu Vi, VDCout
trong trường hợp này là bao nhiêu? Giải thích so với trường hợp không tụ?
Vout quan sát được là tín hiệu gì?
9. Ráp mạch thực tế trên Prototyping Board (PB) cho trường hợp mạch có thêm
tụ: Tắt nguồn PB gắn thêm tụ vào trong mạch. Quan sát và vẽ dạng tín hiệu
Vi và Vout mạch thực tế trong trường hợp này? Điện thế Vrms của tín hiệu
Vi, VDCout bao nhiêu?

I.2 MẠCH CHỈNH LƯU TĂNG ĐÔI ĐIỆN THẾ

Hình 2.8

Bài 2-Trang 3
Tài liệu thực tập Mạch tương tự - CT135

XLV2

XLV1

CH 0 CH 1 T RIG
FGEN - -
+ +

C1 D2

1000µF DIODE_VIRTUAL C2
R1
Vi D1 1000µF
1kΩ
Vout
DIODE_VIRTUAL

Hình 2.9

1. Trên Multisim vẽ mạch như hình2.8 và hình 2.9 nhưng chưa mắc tụ C2 vào
mạch. Thiết đặt các thông số trên FGEN cho tín hiệu vào Vi: Vp-p=6V, tần
số 50Hz, dạng sin. Tiến hành mô phỏng, quan sát và vẽ tín hiệu Vi, Vout?
Ghi nhận điện thế Vrms của 2 tín hiệu?
2. Ráp mạch thực trên PB với các thông số thiết đặt như mạch mô phỏng. Quan
sát và vẽ tín hiệu Vi, Vout mạch thực? Ghi nhận điện thế Vrms của 2 tín
hiệu?
3. Mắc tụ C2 vào mạch. Tiến hành mô phỏng, vẽ Vi, Vout, đo VDCout bao nhiêu?
4. Mắc tụ C2 vào mạch trên PB. Đo VDCout ? So sánh với kết quả mô phỏng.

Phần II: MẠCH GHIM ÁP (CLAMPERS)

Mạch ghim áp hay mạch dời mức DC (một chiều) của tín hiệu. Dạng tín hiệu và
biên độ đỉnh đối đỉnh Vpp của Vi và Vout trong mạch ghim áp luôn luôn bằng nhau
và không đổi. Mạch cơ bản gồm 1 tụ, 1 diode và 1 điện trở. Mạch cơ bản như Hình
2.10 và Hình 2.11

Mạch nguyên lý:

Bài 2-Trang 4
Tài liệu thực tập Mạch tương tự - CT135

Hình 2.10
XLV2

XLV1

FGEN CH 0 CH 1 T RIG
+ - + -

C1

1mF D1 R1
Vi DIODE_VIRTUAL 100kΩ Vout

Hình 2.11

1. Dựa vào sơ đồ hình 2.10. Hãy ráp mạch thực tế trên Prototyping Board (PB)
với các giá trị như sau: C1=1000F, R1=10k.
2. Cho tín hiệu vào Vi là tín hiệu hình vuông với Vpp=4V, tần số 100Hz, Quan
sát và vẽ dạng tín hiệu Vi và Vout?
3. Thay C1=1F. Quan sát và vẽ dạng tín hiệu Vi và Vout? Mạch lúc này còn
đảm bảo tốt chức năng ghim áp không? Tại sao?

Bài 2-Trang 5

You might also like