You are on page 1of 68

1

2
LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2020, hoạt động của các doanh nghiệp nước ta diễn ra trong bối cảnh gặp
nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 tác động nặng nề đến nhiều mặt của
kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã chủ
động đề ra và thực hiện hiệu quả các giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Năm 2020 cũng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 2016-2020, là năm cơ sở để xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội hàng năm và 5 năm tiếp theo. Theo báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, nước ta đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu
Quốc hội đề ra1. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 nhưng
Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế
giới, thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN. Theo công
bố của Tạp chí The Economist2, Việt Nam trong nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành
công nhất thế giới.
Góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế của cả nước trong thời gian
qua phải kể đến sự phát triển tích cực, hiệu quả của khu vực doanh nghiệp với đóng góp
trên 60% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP). Để ghi nhận những kết quả đạt được,
đồng thời đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu trong
quản lý, hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng
cục Thống kê) chủ trì biên soạn và công bố “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam
năm 2021”. Nội dung ấn phẩm gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển
doanh nghiệp của cả nước năm 2020 và giai đoạn 2016-2020. Cuốn sách gồm 3 phần:
Phần I: Bối cảnh và tình hình phát triển doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020
Phần II: Một số chỉ tiêu chủ yếu về doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất
kinh doanh giai đoạn 2016-2019
Phần III: Số liệu về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020
Tổng cục Thống kê mong nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan, các nhà
nghiên cứu và người dùng tin trong nước và quốc tế để ấn phẩm tiếp theo phục vụ tốt
hơn nhu cầu sử dụng thông tin. Ý kiến góp ý đối với Sách trắng doanh nghiệp
Việt Nam gửi đến địa chỉ: Tổng cục Thống kê, Số 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa,
Hà Nội; Thư điện tử: congnghiepxaydung@gso.gov.vn.
Trân trọng cám ơn!
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1
Trích nguồn báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020”
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 01 tháng 3 năm 2021.
2
Theo Tạp chí The Economist (Anh), xuất bản tháng 8 năm 2020.

3
4
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3


KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ 7

Phần I: BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP


VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 11
I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020 13
1. Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2016-2020 13
2. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2016-2020 14
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2020 16
1. Tăng trưởng kinh tế 16
2. Chuyển dịch cơ cấu và quy mô kinh tế 17
3. Cân đối kinh tế vĩ mô 18
III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2020 20
1. Doanh nghiệp đang hoạt động 20
2. Doanh nghiệp thành lập mới 25
3. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 27
4. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký 29
5. Doanh nghiệp giải thể 31

Phần II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ DOANH NGHIỆP


ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2016-2019 33
I. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH 35
1. Số lượng doanh nghiệp năm 2019 35
2. Số lượng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 37
II. LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH 38
1. Lao động của doanh nghiệp năm 2019 38
2. Lao động của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 39

5
III. NGUỒN VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 40
1. Nguồn vốn cho SXKD của doanh nghiệp năm 2019 40
2. Nguồn vốn cho SXKD của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 42
IV. DOANH THU THUẦN CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 44
1. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2019 44
2. Doanh thu thuần của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 45
V. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 47
1. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2019 47
2. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019 49
VI. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP
ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 50
1. Hiệu suất sử dụng lao động 51
2. Chỉ số nợ 51
3. Chỉ số quay vòng vốn 52
4. Hiệu suất sinh lợi 52
5. Thu nhập của người lao động 53

Phần III. SỐ LIỆU VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP


GIAI ĐOẠN 2016-2020 69
A. BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CỦA CẢ NƯỚC NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020 71
B. BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020 193

6
KHÁI NIỆM VÀ GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ3

1. Doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp 2014): Doanh nghiệp là tổ chức có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
2. Doanh nghiệp đang hoạt động: Doanh nghiệp được cấp Giấy Chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế, đang thực hiện việc kê khai thuế và
thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đang hoạt
động không bao gồm doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, doanh
nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể và doanh nghiệp hoàn
tất thủ tục giải thể.
3. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh: Doanh
nghiệp trong năm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có kết quả tạo ra hàng
hóa, dịch vụ và có doanh thu hoặc phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh. Thuật ngữ
này không bao gồm doanh nghiệp đang đầu tư, chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh; doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
không phát sinh doanh thu, chi phí SXKD; doanh nghiệp tạm ngừng và ngừng hoạt
động có thời hạn...
4. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động: Doanh nghiệp từ các trạng thái tạm
ngừng hoạt động kinh doanh hoặc không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hoặc chờ
giải thể chuyển sang trạng thái đang hoạt động.
5. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký: Doanh nghiệp đăng
ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh dưới 1 năm, sau đó quay lại hoạt
động sản xuất kinh doanh (tổng thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp liên tiếp không quá 2 năm).
6. Loại hình doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp khu vực nhà nước: Bao gồm Công ty TNHH một thành viên
100% vốn nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước lớn hơn 50%.

3
Các khái niệm doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh có đăng ký theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Các khái niệm còn
lại trong phần này theo quy định của Tổng cục Thống kê (trừ những khái niệm đã ghi nguồn trích dẫn theo
Luật doanh nghiệp và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ).

7
Doanh nghiệp khu vực nhà nước trong ấn phẩm này quy ước bao gồm toàn bộ các
doanh nghiệp thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thành viên cấp 1, 2, 3, 4.
b) Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước: Các doanh nghiệp có vốn trong
nước thuộc sở hữu tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu nhà
nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân;
Công ty TNHH có vốn nhà nước từ 50% trở xuống; Công ty cổ phần không có vốn
nhà nước; Công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% trở xuống.
c) Doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn góp. Khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh
với nước ngoài.
7. Ngành sản xuất kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp được xếp vào một ngành
kinh tế duy nhất - ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị
sản xuất của doanh nghiệp.
8. Doanh thu thuần: Số tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa,
thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã
trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả
lại) trong kỳ báo cáo.
9. Lao động trong doanh nghiệp: Toàn bộ số lao động do doanh nghiệp
quản lý, sử dụng và trả lương, trả công.
10. Thu nhập của người lao động: Tổng các khoản người lao động nhận
được do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập
của người lao động bao gồm:
- Tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất
như lương gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong
lương; các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào
chi phí và giá thành sản phẩm.
- Các khoản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Các
khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất
có nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp
hoặc từ các nguồn khác.

8
11. Nguồn vốn: Toàn bộ số vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn
vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty
cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp...
- Nợ phải trả: Tổng các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp phải trả, phải
thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm: Nợ tiền vay ngắn hạn, dài hạn, vay trong
nước, vay nước ngoài; các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước; các
khoản phải trả cho công nhân viên và các khoản phải trả khác.
12. Lợi nhuận trước thuế: Số lợi nhuận thu được trong năm của doanh
nghiệp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động
khác phát sinh trong năm trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận
trước thuế là tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp.
13. Hiệu suất sử dụng lao động: Phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao
động của doanh nghiệp xét trên giác độ tạo ra doanh thu của người lao động.

Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần bình quân một lao động
=
lao động (lần) Thu nhập bình quân một lao động

14. Chỉ số nợ: Phản ánh thực tế nợ và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính
bên ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.

Tổng nợ bình quân


Chỉ số nợ (lần) =
Tổng vốn tự có bình quân

15. Chỉ số quay vòng vốn: Phản ánh khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp
để tạo ra doanh thu thuần.

Tổng doanh thu thuần


Chỉ số quay vòng vốn (lần) =
Tổng nguồn vốn bình quân

16. Hiệu suất sinh lợi


- Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản
sử dụng trong SXKD.

Tổng lợi nhuận trước thuế


ROA (%) =
Tổng tài sản bình quân

9
- Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh khả năng sinh lợi
của vốn chủ sở hữu trong SXKD.
Tổng lợi nhuận trước thuế
ROE (%) =
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

- Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) phản ánh khả năng sinh lợi
của doanh thu.
Tổng lợi nhuận trước thuế
ROS (%) =
Tổng doanh thu thuần

17. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số
39/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ:
1. Theo lao động và doanh thu:

DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa


Số Doanh Số Doanh Số Doanh
lao động thu lao động thu lao động thu
(Người) (Tỷ đồng) (Người) (Tỷ đồng) (Người) (Tỷ đồng)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản;


< 10 <3 < 100 < 50 < 200 < 200
Công nghiệp và xây dựng

Thương mại và dịch vụ < 10 < 10 < 50 < 100 < 100 < 300

2. Theo lao động và vốn:

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số Nguồn Số Nguồn Số Nguồn
lao động vốn lao động vốn lao động vốn
(Người) (Tỷ đồng) (Người) (Tỷ đồng) (Người) (Tỷ đồng)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản;


Công nghiệp và xây dựng < 10 <3 < 100 < 20 < 200 < 100

Thương mại và dịch vụ < 10 <3 < 50 < 50 < 100 < 100

18. Phạm vi số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá phát triển
doanh nghiệp gồm: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh
doanh; số lao động; nguồn vốn; tài sản và các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp: Doanh thu, lợi nhuận… chỉ tính cho các doanh nghiệp
đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh.

10
Phần I

BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN


DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2020

11
12
I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Bối cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2016-2020
Kinh tế thế giới giai đoạn 2016-2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
bắt đầu khởi sắc từ những tháng cuối năm 2016 và duy trì đà tăng trưởng ổn định
cho tới đầu năm 2018. Sau đó, kinh tế toàn cầu bị bao trùm một màu sắc u ám do
căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị vào giữa năm 2018 và tiếp tục bị nhấn
chìm bởi đại dịch Covid-19 từ những tháng đầu năm 2020. Nền kinh tế thế giới
đang dần có những dấu hiệu phục hồi vào những tháng cuối năm 2020.
Trong những năm đầu của giai đoạn 2016-2019, hoạt động đầu tư, thương mại
hàng hóa được khôi phục, sản xuất công nghiệp tăng mạnh, xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ được cải thiện tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
Điều kiện tài chính toàn cầu duy trì tốt và ít biến động. Từ tháng 3 năm 2018, căng
thẳng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc4 bắt đầu và ngày càng gia
tăng, kéo theo các hoạt động kinh tế bị chững lại, đầu tư và thương mại toàn cầu
giảm, kinh tế toàn cầu mất dần động lực tăng trưởng. Đến năm 2019, hoạt động
kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức yếu. Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF)5 , động lực chính trong hoạt động chế biến, chế tạo đã suy yếu đáng kể, đặc
biệt căng thẳng thương mại và địa chính trị càng làm gia tăng tính không chắc chắn
của hệ thống thương mại toàn cầu cũng như hoạt động hợp tác quốc tế nói chung,
gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương
mại toàn cầu.
Bước sang năm 2020, bức tranh kinh tế thế giới càng trở nên khó khăn do đại
dịch Covid-19 bùng phát, lan rộng và diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Tăng
trưởng kinh tế toàn cầu theo đánh giá mới nhất của IMF (tháng 01/2021) giảm
khoảng 3,5%; theo World Bank giảm khoảng 4,3% cho thấy tình trạng suy thoái kinh
tế thế giới nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933. Tình hình thế
giới và khu vực diễn biến phức tạp, các vấn đề căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh
chiến lược giữa các quốc gia, xung đột cục bộ, mâu thuẫn trong quan hệ thương mại
4
Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (còn được gọi tắt là Thương chiến Mỹ Trung) khởi đầu
vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50
tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974.
5
Trích báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, tháng 10/2019 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

13
ngày càng gia tăng. Thương mại, đầu tư toàn cầu giảm mạnh do sự gián đoạn, đứt
gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất và tiêu dùng khi nhiều nước phải
thực hiện các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của dịch
bệnh. Sự thiếu hụt nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cũng như sụt giảm thị trường tiêu
thụ đầu ra đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động
cầm chừng, giảm quy mô, thậm chí có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, trong những
tháng cuối năm 2020, thương mại toàn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi,
thị trường chứng khoán toàn cầu tăng mạnh trong tháng 11 và tháng 12 nhờ tín hiệu
tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Những nền kinh tế lớn
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt với
nhiều khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và
dự báo tăng trưởng khả quan hơn trong năm 20216.
2. Bối cảnh kinh tế trong nước giai đoạn 2016-2020
Nước ta bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 -
2020 trong bối cảnh thế giới và khu vực có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan
xen. Việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do đã có và tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới, cùng với việc hình thành Cộng đồng ASEAN trong
năm 2015 mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít
khó khăn, thách thức.
Tiếp nối những thành tựu đạt được của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2011-2015, trong giai đoạn 5 năm tiếp theo 2016-2020, kinh tế vĩ mô dần ổn
định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội vào đường lối chỉ đạo, lãnh
đạo của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành ngày càng tăng lên. Tuy nhiên,
những khó khăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát
triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, cạnh
tranh ngày càng gay gắt, trong khi độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu còn
hạn chế; tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân
6
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2020 của Mỹ âm 3,5% (tăng 1,8 điểm phần
trăm so với mức dự báo hồi tháng 9/2020) và tăng trưởng 4,2% năm 2021. Tương tự, Trung Quốc tăng 2,1%
năm 2020 (tăng 0,3 điểm phần trăm) và tăng 7,7% năm 2021. Nhật Bản giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng
âm 5,4% cho năm 2020 và sẽ phục hồi ở mức tăng 2,3% năm 2021, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự
báo trước đó. Khu vực đồng Euro âm 7,4% năm 2020 (tăng 0,6 điểm phần trăm) và tăng 5,6% năm 2021.

14
và khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm, đặc biệt là tác động của đại
dịch Covid-19 từ đầu năm 2020. Nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở
hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại và sụt giảm. Tình hình đứt gãy thương mại
quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất, nhập
khẩu. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn,
mưa, lũ, sụt lún, sạt lở… cũng gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản
xuất và đời sống.
Trước tình hình đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo
quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt
là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP
ngày 01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Trước đại dịch Covid-19, với phương châm vừa phòng chống dịch bệnh, bảo đảm
sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế và giữ vững ổn định xã
hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội năm 2020. Ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Ngày 09/4/2020,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra tình hình thực hiện trong từng tháng, từng quý. Để đẩy nhanh tiến
độ giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Công văn số
622/TTg-KTTH và số 623/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 về việc tập trung chỉ đạo
đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 cùng với sự chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn trực tiếp tại các địa phương của Lãnh đạo và các
thành viên Chính phủ. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội những tháng cuối năm và
cả năm 2020 đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận,
thực hiện thành công “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng chống dịch với tinh
thần “chống dịch như chống giặc”, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.

15
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2016-20207
1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2016-2020 là một trong những giai đoạn thành công của kinh tế
Việt Nam kể từ khi bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế. Khởi đầu thực hiện
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước (GDP) năm 2016 đạt 6,21%, tuy thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015
(6,68%) do ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại các tỉnh vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nhưng cao hơn các năm trong giai đoạn 2012-20148.
Trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao
hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế -
xã hội hằng năm, trong đó tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 tăng
7,08% và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Bình quân
giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%/năm, cao hơn 0,87 điểm phần
trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm
2020, tăng trưởng kinh tế ước tính đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các
năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên
thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam. Bình quân giai đoạn 2016-2020,
tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu đề ra trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (6,5% - 7%/năm).
Đóng góp vào mức tăng bình quân chung mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020
của toàn nền kinh tế chủ yếu do các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại,
ngân hàng. Trong mức tăng bình quân tổng giá trị tăng thêm giai đoạn 2016-2020
của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 0,43 điểm
phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,95 điểm phần trăm và
khu vực dịch vụ đóng góp 2,69 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo liên tục giữ vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế với mức đóng
góp trung bình 2,17 điểm phần trăm, trong đó: năm 2016 đóng góp 2,07 điểm phần
trăm; năm 2017 đóng góp 2,64 điểm phần trăm; năm 2018 đóng góp 2,55 điểm
phần trăm; năm 2019 đóng góp 2,33 điểm phần trăm; năm 2020 đóng góp 1,25
điểm phần trăm.

7
Trích nguồn Sách động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020 của Tổng cục Thống kê.
8
Tốc độ tăng GDP các năm 2012-2014 lần lượt là: 5,25%; 5,42%; 5,98%.

16
2. Chuyển dịch cơ cấu và quy mô kinh tế
2.1. Cơ cấu khu vực kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây thay đổi
rõ rệt giữa các khu vực. Điều này được thể hiện ở giảm tỷ trọng trong GDP của khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng các khu vực công nghiệp và xây
dựng, khu vực dịch vụ. Năm 2020, ước tính khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 14,85%, giảm 1,47 điểm phần trăm so với năm 2016; khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 33,72%, tăng 1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm
41,63%, tăng 0,71 điểm phần trăm.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế những năm gần đây không chỉ diễn ra giữa các khu
vực kinh tế mà còn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ từng khu vực.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong
GDP đã giảm từ 12,18% năm 2016 xuống 10,82% năm 2020, Trong giai đoạn này,
hoạt động sản xuất nông nghiệp đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ loại
cây có giá trị thấp sang loại cây có giá trị cao hoặc nuôi trồng thủy sản mang lại
hiệu quả rõ rệt. Cơ cấu sản xuất được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của
mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường.
Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công
nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn, giảm tỷ trọng công nghiệp
khai thác và nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững.
Ngành chế biến, chế tạo luôn đóng vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng của toàn
nền kinh tế với tỷ trọng trong GDP tăng dần qua các năm. Bình quân giai đoạn
2016-2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 15,86% GDP, cao hơn tỷ
trọng 13,38% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng ngành khai khoáng trong GDP
giảm đáng kể, bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 6,95%, giảm 3,58 điểm phần
trăm so với tỷ trọng bình quân 10,53% của giai đoạn 2011-2015.
Khu vực dịch vụ cũng là điểm sáng và động lực tăng trưởng kinh tế trong
những năm gần đây. Việc tái cơ cấu ngành dịch vụ được thực hiện theo hướng nâng
cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản
phẩm có năng lực cạnh tranh; phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có
hàm lượng khoa học, công nghệ cao như công nghệ thông tin, truyền thông, tài
chính, ngân hàng, logistics, hàng không, du lịch và thương mại điện tử, y tế, giáo
dục. Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng các ngành dịch vụ thị trường chiếm

17
28,42% GDP, tăng 0,6 điểm phần trăm so với bình quân giai đoạn 2011-2015. Bên
cạnh đó, tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ thị trường đạt khá, giai đoạn 2016-
2019 tăng 7,41%, cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015 (6,51%).
Năm 2020 do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, tốc độ tăng của các ngành dịch
vụ thị trường chỉ đạt 1,37%, nên tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt
6,17%, thấp hơn so với giai đoạn 2011-2015 (6,51%).
2.2. Quy mô nền kinh tế
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, quy mô nền kinh tế ngày càng được mở
rộng. Theo giá hiện hành, GDP năm 2016 đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng (tương đương
205,3 tỷ USD), gấp 1,6 lần quy mô GDP năm 2011; năm 2017 đạt 5.006 nghìn tỷ
đồng (tương đương 223,7 tỷ USD); năm 2018 đạt 5.542,3 nghìn tỷ đồng (tương
đương 245,2 tỷ USD), năm 2019 đạt 6.037,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 261,9 tỷ
USD); năm 2020 đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 271,2 tỷ USD), gấp 1,4
lần GDP năm 2016.
So với quy mô GDP của các nước trong khu vực ASEAN theo sức mua tương
đương, quy mô kinh tế nước ta chỉ cao hơn Lào, Bru-nây, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
Năm 2019, quy mô GDP của Việt Nam chỉ bằng 60,3% quy mô GDP của Thái Lan;
24,3% của In-đô-nê-xi-a; 80,5% của Phi-li-pin; 85,6% của Ma-lai-xi-a; đồng thời
gấp 3 lần của Mi-an-ma; 13,8 lần của Lào; 10,7 lần của Cam-pu-chia và 28,8 lần của
Bru-nây. Nhờ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,
quy mô GDP đánh giá lại của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt trên 340 tỷ USD,
vượt Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a, vươn lên đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á (sau In-
đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD)9.
3. Cân đối kinh tế vĩ mô
3.1. Tiết kiệm, tiêu dùng cuối cùng
Các cân đối vĩ mô lớn của nước ta thời gian qua cơ bản duy trì ổn định và có
sự cải thiện nhưng chưa thực sự vững chắc. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP luôn thấp
hơn tỷ lệ đầu tư so với GDP và đang có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa
với Việt Nam phải đi vay từ nước ngoài để đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của
Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 29,88%. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ
tiết kiệm so với GDP đạt 29,27%, thấp hơn giai đoạn 2011-2015.

9
Trích báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

18
Trong những năm qua, với chính sách thắt chặt chi tiêu, Chính phủ đã cắt
giảm một số khoản chi thường xuyên cho các hoạt động điều hành vĩ mô, kiểm soát
và hạn chế các dự án đầu tư bằng ngân sách Nhà nước. Nhờ đó, tốc độ tăng tiêu
dùng cuối cùng của Nhà nước đã giảm từ 7,11%/năm bình quân giai đoạn 2011-
2015 xuống còn 6,62%/năm bình quân giai đoạn 2016-2020, trong đó năm 2019,
tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước chỉ tăng 5,80%, mức thấp nhất kể từ năm 2003
trở lại đây. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ đã chi
tiêu nhiều hơn để kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo an
sinh xã hội, duy trì và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, ước tính tiêu dùng
cuối cùng của Nhà nước tăng 6,16% so với năm 2019.
Tiêu dùng hộ gia đình là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Trong giai đoạn 2016-2019, nhờ tiêu dùng bình quân năm của hộ gia đình tăng
cao 7,32% đã đưa kinh tế tăng trưởng 6,78%/năm. Năm 2020, kế hoạch tăng lương
theo lộ trình của Chính phủ không thực hiện được trong bối cảnh dịch Covid-19
diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các doanh
nghiệp phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp trong đó có cả các biện pháp tinh giảm
lao động (cắt giảm, nghỉ luân phiên…), tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm
thời để duy trì hoạt động. Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, thu nhập
của người dân bị hạn chế, từ đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình trong
giai đoạn này giảm sút đáng kể, sức mua kém cho dù Chính phủ đưa ra nhiều giải
pháp kích cầu. Tính chung tiêu dùng hộ dân cư giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân
5,93%/năm, trong đó năm 2020 chỉ tăng 0,58%, là mức tăng thấp nhất trong giai
đoạn 2011-202010.
3.2. Tích lũy tài sản
Bình quân năm trong giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng của tích lũy tài sản trong
GDP đạt 26,65%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với tỷ trọng 27,53% của giai đoạn
2011-2015. Trong giai đoạn này, tỷ trọng tích lũy tài sản trong nền kinh tế có xu
hướng giảm, bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 26,6%, giảm 0,9 điểm phần
trăm so với giai đoạn 2011-2015 (27,5%).
Về tốc độ tăng, bình quân giai đoạn 2016-2019, tích lũy tài sản tăng
8,91%/năm, trong đó tích lũy tài sản cố định tăng 9,26%/năm; thay đổi tồn kho
tăng 5,32%/năm. So với các nước trong ASEAN, tốc độ tăng tích lũy tài sản của
10
Tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình các năm 2011-2020 lần lượt là: 4,1%; 4,88%; 5,18%;
6,12%; 9,33%; 7,30%; 7,35%; 7,26%; 7,36%; 0,58%.

19
Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019 chỉ đứng sau Phi-li-pin (11,2%) và cao hơn
các nước In-đô-nê-xi-a (5,4%); Ma-lai-xi-a (1,2%); Xin-ga-po (3,9%); Thái Lan
(4,9%). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tích lũy tài sản năm 2020 đã giảm sút để
tập trung nguồn lực phòng, chống dịch bệnh nên chỉ tăng 4,12%, là mức tăng thấp
nhất kể từ năm 2013, đưa tốc độ tăng bình quân tích lũy tài sản giai đoạn 2016-
2020 đạt 7,93%/năm và cao hơn 3,61%/năm của giai đoạn 2011-2015.
3.3. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP) với mức thặng dư khá là cơ sở đảm bảo
cho sự ổn định của đồng tiền nội địa chống lại các rủi ro bên ngoài cũng như đảm
bảo khả năng linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Trong giai đoạn 2016-2019 nước ta đã duy trì thặng dư BOP, đặc biệt,
thặng dư BOP năm 2019 đạt mức cao kỷ lục 23,25 tỷ USD (tương đương 9% GDP)
và gấp 2,8 lần thặng dư của năm 2016 nhờ cán cân tài chính thặng dư cao (gấp 1,8
lần năm 2016). Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, dòng vốn FDI được duy trì, hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa đạt được những kết quả vượt bậc là những yếu tố
quan trọng đưa cán cân tổng thể của nước ta thặng dư trong giai đoạn này.

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2016-2020
1. Doanh nghiệp đang hoạt động
1.1. Quy mô và tốc độ tăng của doanh nghiệp đang hoạt động
1.1.1. Quy mô và tốc độ tăng của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm
31/12/2020
Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư), tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 811.538 doanh nghiệp đang
hoạt động, tăng 7,0% so với cùng thời điểm năm 2019.
Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2020, có 541.709 doanh nghiệp
đang hoạt động trong khu vực dịch vụ, chiếm 66,8% trong toàn bộ khu vực doanh
nghiệp của cả nước, tăng 6,5% so với cùng thời điểm năm 2019. Khu vực công
nghiệp và xây dựng có 258.431 doanh nghiệp, chiếm 31,8%, tăng 7,8%. Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản có 11.398 doanh nghiệp, chiếm 1,4%, tăng 13,0%.
Theo địa phương: Có 38/63 địa phương có tốc độ tăng doanh nghiệp đang
hoạt động thời điểm 31/12/2020 so với thời điểm 31/12/2019 cao hơn bình quân cả
nước (7,0%), trong đó: Gia Lai tăng 16,3%; Ninh Thuận tăng 15,3%; Bình Phước

20
tăng 14,2%; Đắk Lắk tăng 13,8%; Trà Vinh tăng 13,0%; Bắc Ninh tăng 12,5%;
Kon Tum và Hậu Giang cùng tăng 11,9%… Có 25/63 địa phương có tốc độ tăng
doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2020 so với thời điểm 31/12/2019
thấp hơn bình quân cả nước, trong đó có duy nhất tỉnh Bắc Kạn có số doanh nghiệp
đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020 giảm so với cùng thời điểm năm 2019,
giảm 1,6%.
Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2020 cao, gồm:
Thành phố Hồ Chí Minh có 254.699 doanh nghiệp, chiếm 31,4% số doanh nghiệp
đang hoạt động của cả nước, tăng 6,3% so với năm 2019; Hà Nội có 165.875 doanh
nghiệp, chiếm 20,4%, tăng 6,4%; Bình Dương có 34.836 doanh nghiệp, chiếm
4,3%, tăng 10,2%; Đồng Nai có 24.270 doanh nghiệp, chiếm 3,0%, tăng 8,4%; Đà
Nẵng có 23.666 doanh nghiệp, chiếm 2,9%, tăng 4,9%; Hải Phòng 20.195 doanh
nghiệp, chiếm 2,5%, tăng 1,4%…
1.1.2. Quy mô và tốc độ tăng của doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn
2017-202011
Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch
và Đầu tư), bình quân giai đoạn 2017-2020, cả nước có 734.884 doanh nghiệp đang
hoạt động, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm đạt 7,4%.
Theo khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2017-2020, mỗi năm có 489.708
doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực dịch vụ, chiếm 66,6% trong toàn bộ
khu vực doanh nghiệp của cả nước, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm đạt 7,8%.
Khu vực công nghiệp và xây dựng có 234.626 doanh nghiệp, chiếm 31,9%, với tốc
độ tăng bình quân mỗi năm đạt 6,8%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có
10.550 doanh nghiệp, với tốc độ tăng bình quân mỗi năm đạt 4,6%.
Theo địa phương: Có 26/63 địa phương có tốc độ tăng doanh nghiệp đang
hoạt động bình quân giai đoạn 2017-2020 cao hơn bình quân cả nước (7,4%), trong
đó: Bình Dương tăng 14,1%; Bắc Ninh tăng 14,0%; Bình Phước tăng 13,1%; Ninh
Thuận tăng 12,3%; Bắc Giang tăng 11,6%… Có 37/63 địa phương có tốc độ tăng
doanh nghiệp đang hoạt động bình quân giai đoạn 2017-2020 thấp hơn bình quân
cả nước, trong đó có 3/63 địa phương có xu hướng giảm số doanh nghiệp đang hoạt
động bình quân giai đoạn 2017-2020: Bắc Kạn giảm 2,6%; Lai Châu và Hải Phòng
cùng giảm 0,3%.

11
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp đang hoạt động chỉ cập nhật được giai đoạn
2017-2020.

21
Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động bình quân giai đoạn
2017-2020 cao, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 232.221 doanh nghiệp, chiếm
31,6% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước; Hà Nội có 149.954 doanh
nghiệp, chiếm 20,4%; Bình Dương có 29.368 doanh nghiệp, chiếm 4,0%; Đồng
Nai có 21.670 doanh nghiệp, chiếm 2,95%; Đà Nẵng có 21.279 doanh nghiệp,
chiếm 2,9%; Hải Phòng 20.526 doanh nghiệp, chiếm 2,8%.
1.2. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân
1.2.1. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân năm 2020

Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân năm 2020
ĐVT: Doanh nghiệp

22
Năm 2020, bình quân cả nước có 8,3 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000
dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân
cao hơn bình quân cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 27,6 doanh nghiệp;
Đà Nẵng có 20,2 doanh nghiệp; Hà Nội có 20,1 doanh nghiệp; Bình Dương có 13,5
doanh nghiệp; Hải Phòng có 9,8 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 9,4 doanh
nghiệp; Khánh Hòa và Bắc Ninh cùng có 9,0 doanh nghiệp. Có 55/63 địa phương
có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân thấp hơn bình quân cả nước,
trong đó những địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân
thấp nhất cả nước gồm: Hà Giang có 1,4 doanh nghiệp; Sơn La có 1,6 doanh
nghiệp; Điện Biên có 1,7 doanh nghiệp; Tuyên Quang có 1,8 doanh nghiệp; Bắc
Kạn có 1,9 doanh nghiệp; Yên Bái có 2,1 doanh nghiệp; Cao Bằng và Sóc Trăng
cùng có 2,2 doanh nghiệp.
1.2.2. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân bình
quân giai đoạn 2017-202012
Giai đoạn 2017-2020, bình quân cả nước có 7,7 doanh nghiệp đang hoạt động
trên 1000 dân. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên
1000 dân cao hơn bình quân cả nước gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 26,3 doanh
nghiệp; Đà Nẵng và Hà Nội cùng có 19,1 doanh nghiệp; Bình Dương có 12,6
doanh nghiệp; Hải Phòng có 10,1 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 8,7 doanh
nghiệp; Khánh Hòa có 8,5 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 8,1 doanh nghiệp. Có 55/63
địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân thấp hơn bình
quân cả nước, trong đó những địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động
trên 1000 dân thấp nhất cả nước gồm: Sơn La và Hà Giang cùng có 1,4 doanh
nghiệp; Điện Biên và Tuyên Quang cùng có 1,7 doanh nghiệp; Cao Bằng, Trà
Vinh, Yên Bái và Sóc Trăng cùng có 1,9 doanh nghiệp.
1.3. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi
lao động
1.3.1. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao
động năm 2020
Năm 2020, bình quân cả nước có 16,8 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000
dân trong độ tuổi lao động. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt
động trên 1000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước gồm:

12
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp đang hoạt động chỉ cập nhật được giai đoạn
2017-2020.

23
Thành phố Hồ Chí Minh có 56,4 doanh nghiệp; Hà Nội có 44,4 doanh nghiệp; Đà
Nẵng có 44,0 doanh nghiệp; Bình Dương có 21,4 doanh nghiệp; Hải Phòng có 21,3
doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 20,2 doanh nghiệp; Khánh Hòa có 18,4 doanh
nghiệp; Bắc Ninh có 18,2 doanh nghiệp. Có 55/63 địa phương có mật độ doanh
nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao động thấp hơn bình quân cả
nước, trong đó có 2/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên
1000 dân trong độ tuổi lao động thấp hơn 3 doanh nghiệp: Hà Giang có 2,6 doanh
nghiệp; Sơn La có 2,8 doanh nghiệp.
Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động bình quân trên 1000 dân
trong độ tuổi lao động năm 2020
ĐVT: Doanh nghiệp

24
1.3.2. Mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao
động giai đoạn 2017-202013
Giai đoạn 2017-2020, bình quân cả nước có 15,1 doanh nghiệp đang hoạt động
trên 1000 dân trong độ tuổi lao động. Có 8/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp
đang hoạt động trên 1000 dân trong độ tuổi lao động cao hơn bình quân cả nước
gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 53,7 doanh nghiệp; Hà Nội có 41,9 doanh nghiệp;
Đà Nẵng có 39,5 doanh nghiệp; Hải Phòng có 21,3 doanh nghiệp; Bình Dương có
20,9 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 17,8 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 16,8
doanh nghiệp; Khánh Hòa có 16,7 doanh nghiệp. Có 55/63 địa phương có mật độ
doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân thấp hơn bình quân cả nước, trong đó
thấp nhất là các địa phương: Hà Giang có 2,4 doanh nghiệp, Sơn La có 2,6 doanh
nghiệp, Tuyên Quang có 3,0 doanh nghiệp và Điện Biên có 3,1 doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp thành lập mới
2.1. Doanh nghiệp thành lập mới năm 2020
Năm 2020, cả nước có 134.941 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,3% về số
doanh nghiệp so với năm 2019.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp thành lập mới
năm 2020 nhiều nhất với 92.024 doanh nghiệp, giảm 7,6% số doanh nghiệp so với
năm 2019; khu vực công nghiệp và xây dựng có 40.277 doanh nghiệp, tăng 10,2%;
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 2.640 doanh nghiệp, tăng 30,1%.
Theo địa phương: Có 36/63 địa phương có số doanh nghiệp thành lập mới năm
2020 tăng so với năm 2019; trong đó: Cao nhất là Gia Lai tăng 68,8%; Sóc Trăng
tăng 47,3%; Hậu Giang tăng 44,5%; Đắk Nông tăng 39,5%… Có 26/63 địa phương
có số doanh nghiệp thành lập mới năm 2020 giảm so với năm 2019, trong đó: Giảm
nhiều nhất là Đà Nẵng giảm 20,9%; Thái Bình giảm 19,8%; Quảng Ngãi giảm
17,9%; Quảng Nam giảm 13,6%… Duy nhất có Cao Bằng có số doanh nghiệp thành
lập mới năm 2020 bằng với năm 2019. Tình hình đăng ký doanh nghiệp thành lập
mới tại một số địa phương có quy mô doanh nghiệp lớn năm 2020 so với 2019 như
sau: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 7,5%; Hà Nội giảm 5,7%; Hải Phòng giảm 2,6%;
Bình Dương giảm 0,8%; Bắc Ninh giảm 0,6%; Đồng Nai tăng 2,9%.

13
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp đang hoạt động chỉ cập nhật được giai đoạn
2017-2020.

25
DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI NĂM 2020

2.2. Doanh nghiệp thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2020
Bình quân giai đoạn 2016-2020 hàng năm cả nước có 128.263 doanh nghiệp
thành lập mới, với số vốn đăng ký 1,5 triệu tỷ đồng, tốc độ tăng số doanh nghiệp
thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2020 là 7,3%.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp thành lập mới
bình quân giai đoạn 2016-2020 nhiều nhất với 90.949 doanh nghiệp, tăng 53,1% so
với bình quân giai đoạn 2014-201514 (trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa
ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có số doanh nghiệp thành lập mới bình
quân giai đoạn 2016-2020 nhiều nhất với 44.287 doanh nghiệp, tăng 43,3% so với
giai đoạn 2014-2015; trong khi ngành kinh doanh bất động sản có tốc độ tăng số
doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2014-2015
nhanh nhất khu vực này, tăng 357,5%, đạt bình quân 5.979 doanh nghiệp thành lập
mới mỗi năm); khu vực công nghiệp và xây dựng có bình quân 35.243 doanh
nghiệp thành lập mới, tăng 49,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có bình
quân 2.071 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,6%.
Theo địa phương: Có 23/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành
lập mới bình quân giai đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2014-2015 cao hơn bình
14
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể giai đoạn 2011-
2015 chỉ cập nhật được hai năm 2014-2015.

26
quân chung cả nước (51,3%); trong đó có 3 địa phương có tốc độ tăng trên 100%
gồm: Thanh Hóa tăng 154,7%; Bắc Giang tăng 118,9%; Bắc Ninh tăng 100,0%. Có
40/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới bình quân giai
đoạn 2016-2020 so với giai đoạn 2014-2015 thấp hơn bình quân chung cả nước:
trong đó có 3 địa phương có tốc độ tăng dưới 20% gồm: Đắk Nông tăng 8,2%; Cà
Mau tăng 13,2%; Điện Biên tăng 18,3%.
Số doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2016-2020 tiếp tục tập trung ở một
số địa phương là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh đạt
bình quân 41.510 doanh nghiệp thành lập mới, tăng bình quân 46,1% so với giai
đoạn 2014-2015; Hà Nội đạt bình quân 25.257 doanh nghiệp thành lập mới, tăng
bình quân 49,4%; Bình Dương đạt bình quân 5.892 doanh nghiệp thành lập mới,
tăng bình quân 88,2%; Đà Nẵng đạt bình quân 4.178 doanh nghiệp thành lập mới,
tăng bình quân 67,6%; Thanh Hóa đạt bình quân 2.931 doanh nghiệp thành lập
mới, tăng bình quân 154,7%.
3. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
3.1. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2020
Năm 2020 có 44.096 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,9% so với
năm 2019. Đây là năm có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất
trong giai đoạn 2016-2020.
Theo khu vực kinh tế: Có 30.690 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ quay
trở lại hoạt động, tăng 12,5% so với năm 2019; có 12.629 doanh nghiệp công
nghiệp và xây dựng, tăng 10,5% và 777 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy
sản, tăng 8,8%.
Theo địa phương: Có 6/63 địa phương có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động trong năm 2020 trên 1000 doanh nghiệp gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có
12.641 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với năm 2019; Hà Nội có 9.480 doanh nghiệp,
tăng 24,5% so với năm 2019; Hải Phòng có 2.051 doanh nghiệp, tăng 69,6% so với
năm 2019; Thanh Hóa có 1.891 doanh nghiệp, tăng 11,4% so với năm 2019; Đà
Nẵng có 1.240 doanh nghiệp, tăng 8,3% so với năm 2019; Bình Dương có 1.147
doanh nghiệp, tăng 29,6% so với năm 2019. Có 5/63 địa phương có tốc độ tăng số
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2020 so với 2019 trên 50% gồm: Đắk
Nông tăng 127,5%; Hải Phòng tăng 69,6%; Thái Nguyên tăng 64,5%; Vĩnh Long
tăng 59,3%; Đồng Tháp tăng 54,0%. Có 25/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh

27
nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2020 giảm so với năm 2019 gồm: Ninh Bình
giảm 61,5%; Lai Châu giảm 46,2%; Hà Giang giảm 41,2%; Kon Tum giảm 35,8%;
Bạc Liêu giảm 30,1%...

DOANH NGHIỆP QUAY TRỞ LẠI HOẠT ĐỘNG


TRONG NĂM 2020

3.2. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giai đoạn 2016-2020
Bình quân giai đoạn 2016-2020 mỗi năm cả nước có 34.133 doanh nghiệp
quay trở lại hoạt động, tăng 84,9% so với bình quân giai đoạn 2014-201515.
Theo khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2016-2020 khu vực dịch vụ có số
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình quân hàng năm đạt cao nhất với 23.357
doanh nghiệp, tăng 91,1% so với bình quân giai đoạn 2014-2015; khu vực công
nghiệp và xây dựng có 10.081 doanh nghiệp, tăng 73,7%; khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản có 695 doanh nghiệp, tăng 58,3%.
Theo địa phương: Có 7/63 địa phương có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động bình quân giai đoạn 2016-2020 trên 1000 doanh nghiệp và có tốc độ tăng
cao so với giai đoạn 2014-2015 gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 9.984 doanh
nghiệp, tăng 60,8%; Hà Nội có 6.509 doanh nghiệp, tăng 80,2%; Hải Phòng có
1.196 doanh nghiệp, tăng 126,0%; Đà Nẵng có 1.181 doanh nghiệp, tăng 78,3%;
15
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể giai đoạn
2011-2015 chỉ cập nhật được hai năm 2014-2015.

28
Bình Dương có 1.088 doanh nghiệp, tăng 230,7%; Thanh Hóa có 1.056 doanh
nghiệp, tăng 269,1%; Đồng Nai có 1.031 doanh nghiệp, tăng 70,4%... Có 2/63 địa
phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình quân giai
đoạn 2016-2020 giảm so với giai đoạn 2014-2015 gồm: Đồng Tháp giảm 50,6%;
Trà Vinh giảm 43,6%.
4. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký
4.1. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký năm 2020
Trong năm 2020, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký
trên phạm vi cả nước là 46.592 doanh nghiệp, tăng 62,2% so với năm 2019.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh có đăng ký năm 2020 cao nhất với 33.271 doanh nghiệp, chiếm 71,4% số
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, tăng 65,2% so với
năm 2019; khu vực công nghiệp và xây dựng có 12.741 doanh nghiệp, tăng
55,6%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 580 doanh nghiệp, tăng 43,9%.
Năm 2020, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký nhiều gấp 1,06 lần
số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với bình
quân giai đoạn 2016-2020, với 0,84 lần. Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh cao gấp 1,08 lần số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; tỷ lệ
này ở khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
lần lượt là 1,01 lần và 0,75 lần.
Theo địa phương: Có 63/63 địa phương có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh có đăng ký trong năm 2020 tăng so với năm 2019. Có 7/63 địa phương có số
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký trong năm 2020 trên 1.000 doanh
nghiệp gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 13.802 doanh nghiệp, tăng 76,9%; Hà Nội
có 10.151 doanh nghiệp, tăng 60,6%; Đà Nẵng có 1.956 doanh nghiệp, tăng 70,1%;
Hải Phòng có 1.706 doanh nghiệp, tăng 64,8%; Khánh Hòa có 1.259 doanh nghiệp,
tăng 137,1%; Thanh Hóa có 1.217 doanh nghiệp, tăng 19,1%; Bình Dương có
1.025 doanh nghiệp, tăng 82,1%. Có 4/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh đăng ký trong năm 2020 so với năm 2019 trên 100%
gồm: Lai Châu có 24 doanh nghiệp, tăng 380,0%; Bình Thuận có 213 doanh
nghiệp, tăng 156,6%; Khánh Hòa có 1.259 doanh nghiệp, tăng 137,1%; Yên Bái có
95 doanh nghiệp, tăng 106,5%.

29
DOANH NGHIỆP TẠM NGỪNG KINH DOANH CÓ ĐĂNG KÝ
TRONG NĂM 2020

4.2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký bình quân giai đoạn
2016-2020
Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm cả nước có 28.810 doanh nghiệp
tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, tăng 110,5% so với bình quân giai đoạn 2014-
201516.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp bình quân
giai đoạn 2016-2020 tạm ngừng kinh doanh có đăng ký nhiều nhất với 20.264
doanh nghiệp, chiếm 70,3% số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh của toàn bộ
nền kinh tế, tăng 113,5% so với bình quân giai đoạn 2014-2015; khu vực công
nghiệp và xây dựng có 8.117 doanh nghiệp, tăng 103,9%; khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản có 430 doanh nghiệp, tăng 100,7% so với bình quân giai đoạn
2014-2015.
Bình quân giai đoạn 2016-2020 mỗi năm số doanh nghiệp tạm ngừng kinh
doanh có đăng ký ít hơn số doanh nghiệp quay lại hoạt động, chỉ bằng 84,4%; tỷ lệ
này thấp nhất ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, với 61,8%; khu vực công
nghiệp và xây dựng với 80,5%; khu vực dịch vụ với 86,8%.

16
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể giai đoạn 2011-2015
chỉ cập nhật được từ năm 2014, nên dãy số liệu 5 năm 2011-2015 chỉ cập nhật được hai năm 2014-2015.

30
5. Doanh nghiệp giải thể
5.1. Doanh nghiệp giải thể năm 2020
Năm 2020, cả nước có 17.464 doanh nghiệp giải thể, tăng 3,7% so với năm
2019; số lượng doanh nghiệp giải thể bằng 12,9% so với số lượng doanh nghiệp
thành lập mới.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2020, khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp
giải thể nhiều nhất, với 13.296 doanh nghiệp, chiếm 76,1% doanh nghiệp giải thể
cả nước, tăng 4,2% so với năm 2019; khu vực công nghiệp và xây dựng có 3.832
doanh nghiệp giải thể, tăng 3,0%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 336
doanh nghiệp giải thể, giảm 7,7%.

DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ TRONG NĂM 2020

Theo địa phương: Năm 2020, có 3/63 địa phương có trên 1000 doanh nghiệp
giải thể, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 5.920 doanh nghiệp, tăng 15% so với
năm 2019; Hà Nội có 2.509 doanh nghiệp, tăng 18,9%; Đà Nẵng có 1.062 doanh
nghiệp, tăng 110,7%. Có 37/63 địa phương có số doanh nghiệp giải thể năm 2020
tăng so với năm 2019; có 24/63 địa phương có số doanh nghiệp giải thể năm 2020
giảm so với năm 2019, có 2/63 địa phương có số doanh nghiệp giải thể năm 2020
bằng với năm 2019 (Sóc Trăng, Tuyên Quang).

31
5.2. Doanh nghiệp giải thể bình quân giai đoạn 2016-2020
Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm cả nước có 15.042 doanh nghiệp
giải thể, tăng 58,4% so với bình quân giai đoạn 2014-201517.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp bình quân
giai đoạn 2016-2020 giải thể nhiều nhất với 10.971 doanh nghiệp, chiếm 72,9% số
doanh nghiệp giải thể của toàn bộ nền kinh tế, tăng 63,9% so với bình quân giai
đoạn 2014-2015; khu vực công nghiệp và xây dựng có 3.676 doanh nghiệp, tăng
45,9%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 395 doanh nghiệp, tăng 37,6% so
với bình quân giai đoạn 2014-2015.
Theo địa phương: Bình quân giai đoạn 2016-2019, có 2/63 địa phương có trên
1000 doanh nghiệp giải thể mỗi năm, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh có 4.510
doanh nghiệp, tăng 66,0% so với năm 2019; Hà Nội có 1.738 doanh nghiệp, tăng
90,2%. Có 51/63 địa phương có số doanh nghiệp giải thể bình quân giai đoạn 2016-
2019 tăng so với bình quân giai đoạn 2014-2015; có 12/63 địa phương có số doanh
nghiệp giải thể bình quân giai đoạn 2016-2019 giảm so với bình quân giai đoạn
2014-2015.
DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI, QUAY TRỞ LẠI HOẠT ĐỘNG,
TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ TRONG NĂM 2020

17
Do hạn chế về nguồn thông tin nên số liệu về doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể giai đoạn 2011-2015
chỉ cập nhật được từ năm 2014, nên dãy số liệu 5 năm 2011-2015 chỉ cập nhật được hai năm 2014-2015.

32
Phần II

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ


DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2016-201918

18
Đến nay, Tổng cục Thống kê đang thực hiện Điều tra Doanh nghiệp năm 2021 nên chưa có số liệu doanh
nghiệp năm 2020. Do vậy phần này chỉ đề cập đến số liệu doanh nghiệp năm 2019 và giai đoạn 2016-2019.

33
34
I. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Số lượng doanh nghiệp năm 2019
Theo số liệu điều tra của ngành Thống kê tại thời điểm 31/12/2019, cả nước
có 668.505 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD),
tăng 9,5% so với thời điểm 31/12/2018. Trong đó, năm 2019 tỷ lệ doanh nghiệp
kinh doanh có lãi chiếm 43,0%; tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn chiếm
8,2%; tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh lỗ chiếm 48,8%19.
Theo khu vực kinh tế: Tính đến thời điểm 31/12/2019, khu vực dịch vụ có
451.455 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD, chiếm 67,5% số doanh
nghiệp toàn quốc, tăng 7,7% so với cùng thời điểm năm 2018 (trong đó: doanh
nghiệp kinh doanh có lãi chiếm 41,7%; doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn chiếm
8,0%; doanh nghiệp kinh doanh lỗ chiếm 50,3%). Khu vực công nghiệp và xây
dựng có 209.579 doanh nghiệp, chiếm 31,4%, tăng 13,6% (trong đó: 46,1% doanh
nghiệp kinh doanh có lãi; 8,1% doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn; 45,8% doanh
nghiệp kinh doanh lỗ). Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 7.471 doanh
nghiệp, chiếm 1,1%, tăng 9,2% (trong đó: doanh nghiệp kinh doanh có lãi chiếm
36,4%; doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn chiếm 15,0%; doanh nghiệp kinh doanh
lỗ, chiếm 48,6%).
Theo loại hình doanh nghiệp: Tính đến thời điểm 31/12/2019, khu vực doanh
nghiệp nhà nước có 2.109 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD, chiếm
0,3%, giảm 7,4% so với cùng thời điểm năm trước (trong đó: doanh nghiệp kinh
doanh có lãi chiếm 79,3%; doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn chiếm 1,9%; doanh
nghiệp kinh doanh lỗ chiếm 18,8%), riêng khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước có 1.014 doanh nghiệp, chiếm 48,1% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước,
giảm 8,2% so với cùng thời điểm năm 2018. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước có 647.634 doanh nghiệp, chiếm 96,9% số doanh nghiệp cả nước, tăng 9,5%
(trong đó: doanh nghiệp kinh doanh có lãi chiếm 42,6%; doanh nghiệp kinh doanh
hòa vốn chiếm 8,4%; doanh nghiệp kinh doanh lỗ chiếm 49,0%). Khu vực doanh
nghiệp FDI có 18.762 doanh nghiệp, chiếm 2,8% số doanh nghiệp cả nước, tăng
11,2% so với cùng thời điểm năm 2018 (trong đó: doanh nghiệp kinh doanh có lãi

19
Năm 2018 có 610.636 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong đó có 269.107
doanh nghiệp kinh doanh lãi, chiếm 44,1%; 45.798 doanh nghiệp hòa vốn, chiếm 7,5% và 295.731 doanh
nghiệp lỗ, chiếm 48,4%.

35
chiếm 52,6%; doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn chiếm 1,8%; doanh nghiệp kinh
doanh lỗ chiếm 45,6%).
Theo quy mô doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và
nhỏ có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại thời điểm 31/12/2019 có
449.031 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, chiếm 67,2% số doanh nghiệp cả nước,
tăng 10,0% so với cùng thời điểm năm 2018; có 179.319 doanh nghiệp quy mô
nhỏ, chiếm 26,8%, tăng 8,6%; có 22.788 doanh nghiệp quy mô vừa, chiếm 3,4%;
tăng 10,0%; có 17.367 doanh nghiệp quy mô lớn, chỉ chiếm 2,6%, tăng 3,6% so với
cùng thời điểm năm 2018.

Theo địa phương: Tại thời điểm 31/12/2019 so với thời điểm 31/12/2018 có
29/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD
cao hơn mức bình quân chung của cả nước (9,5%), trong đó: Bạc Liêu tăng 19,9%;
Bình Phước tăng 19,2%; Bến Tre tăng 19,1%; Đắk Nông tăng 18,9%; Quảng Nam
tăng 18,7%; Bình Dương tăng 17,6%; Bắc Ninh tăng 16,2%... Có 34/63 địa phương
có tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD thấp hơn mức
bình quân chung của cả nước, trong đó có 4/63 địa phương có số doanh nghiệp
đang hoạt động có kết quả SXKD giảm gồm: Lai Châu giảm 8,0%; Lạng Sơn giảm
2,6%; An Giang giảm 0,7%; Hòa Bình giảm 0,6%.
Tốc độ tăng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD của một số
trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,9%; Hà Nội tăng 9,2%;
Đồng Nai tăng 9,6%; Hải Phòng tăng 3,0%.

36
2. Số lượng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019
Bình quân giai đoạn 2016-201920 số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả
sản xuất kinh doanh cả nước là 586.153 doanh nghiệp, tăng 55,1% so với bình
quân giai đoạn 2011-2015.
Theo khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2016-2019 khu vực dịch vụ có
403.930 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD, chiếm tỷ lệ lớn nhất với
68,9% số lượng doanh nghiệp cả nước, tăng 56,9% so với bình quân giai đoạn
2011-2015; khu vực công nghiệp và xây dựng có 176.167 doanh nghiệp, chiếm
30,1%, tăng 50,7%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 6.057 doanh nghiệp,
chiếm 1,0%, tăng 66,7%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2019 khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước có 567.315 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD,
chiếm 96,8% số lượng của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 55,6% so với bình
quân giai đoạn 2011-2015; khu vực doanh nghiệp FDI có 16.455 doanh nghiệp,
chiếm 2,8%, tăng 60,7%; khu vực doanh nghiệp nhà nước có 2.383 doanh nghiệp,
chiếm 0,4%, giảm 23,5%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2019, khu vực doanh
nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ chiếm 93,7% trong tổng số doanh nghiệp của cả
nước, trong đó doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ tăng 62,8% so với bình quân giai
đoạn 2011-2015, doanh nghiệp quy mô nhỏ tăng 41,4%; doanh nghiệp quy mô vừa
và lớn chiếm lần lượt là 3,5% và 2,8% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, với tốc
độ tăng so với bình quân giai đoạn 2011-2015 tương ứng là 49,5% và 37,5%.
Theo địa phương: Có 28/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp đang
hoạt động có kết quả SXKD bình quân giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-
2015 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước (55,1%), trong đó: Bắc Giang
có tốc độ tăng cao nhất với 113,3%; tiếp đến là các tỉnh: Hưng Yên tăng 94,4%;
Đồng Nai tăng 87,9%; Bắc Ninh tăng 82,7%... Có 35/63 địa phương có tốc độ tăng
số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD bình quân giai đoạn 2016-2019
so với bình quân giai đoạn 2011-2015 thấp hơn mức tăng cả nước, trong đó: tốc độ
tăng thấp nhất là: Hà Giang tăng 10,2%; Bắc Kạn tăng 15,1%; Cao Bằng tăng
16,8%; Thừa Thiên Huế tăng 19,2%...

20
Số liệu về số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD do ngành Thống kê cập nhật đươc từ kết
quả điều tra doanh nghiệp hàng năm chỉ có đến năm 2019 nên dãy số liệu so sánh trong thời kỳ này chỉ
gồm 4 năm từ 2016-2019.

37
II. LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ
SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Lao động của doanh nghiệp năm 2019
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh
nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD là 15,15 triệu người, tăng 2,4% so với
cùng thời điểm năm 2018.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực công nghiệp và xây dựng mặc dù số doanh
nghiệp chỉ chiếm 31,4% tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng thu hút nhiều lao
động nhất với gần 9,6 triệu lao động, chiếm 63,3% lao động toàn bộ khu vực doanh
nghiệp, tăng 2,3% so với cùng thời điểm năm 2018. Trong đó: ngành công nghiệp
có số lao động chiếm tới 52,6% lao động toàn khu vực doanh nghiệp, tăng 3,4% so
với cùng thời điểm năm 2018. Khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp lớn nhất
trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhưng thu hút số lao động thấp hơn nhiều so
với khu vực công nghiệp và xây dựng với 5,3 triệu lao động, chiếm 35,1% trong
tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, tăng 3,0%. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chỉ thu hút được gần 0,25 triệu lao động, chiếm 1,6% lao động
của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, giảm 3,4% so với cùng thời điểm năm 2018.
Theo loại hình doanh nghiệp: Tại thời điểm 31/12/2019, khu vực doanh nghiệp
nhà nước thu hút 1,1 triệu lao động (trong đó có 0,66 triệu lao động làm việc trong
khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước), chiếm 7,3% lao động của toàn bộ khu
vực doanh nghiệp, giảm 2,9% so với cùng thời điểm năm 2018; khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp FDI thu hút lần lượt 9,1 triệu lao
động và 5,0 triệu lao động, chiếm tương ứng 59,9% và 32,8% trong tổng số lao động
khu vực doanh nghiệp; tăng 1,5% và 5,4% so với cùng thời điểm năm 2018.
Theo quy mô doanh nghiệp: Tại thời điểm 31/12/2019, khu vực doanh nghiệp
quy mô siêu nhỏ và nhỏ mặc dù có số lượng doanh nghiệp lớn nhất nhưng số lao
động chỉ chiếm 28,7% tổng số lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, trong
đó doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ thu hút gần 1,7 triệu lao động, giảm 3,0% so với
cùng thời điểm năm 2018; doanh nghiệp quy mô nhỏ thu hút gần 2,7 triệu lao động,
tăng 2,2%; doanh nghiệp quy mô vừa thu hút 1,3 triệu lao động, tăng 1,0%; doanh
nghiệp quy mô lớn thu hút gần 9,5 triệu lao động, tăng 3,7%. Mặc dù doanh nghiệp
quy mô lớn có tỷ trọng số doanh nghiệp thấp nhất, chỉ chiếm 2,6%, tuy nhiên lại có
tỷ trọng lao động chiếm tới 62,5%, cao nhất trong các khu vực doanh nghiệp.

38
Theo địa phương: Có 34/63 địa phương có tốc độ tăng số lao động trong các
doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD cao hơn mức tăng chung cả nước
(2,4%), trong đó, cao nhất là Bắc Giang tăng 17,8%; Tuyên Quang tăng 12,8%;
Đắk Nông tăng 12,2%; Thanh Hóa tăng 11,8%; Sóc Trăng tăng 11,1%... Có 29/63
địa phương có tốc độ tăng số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết
quả SXKD thấp hơn mức tăng chung cả nước, trong đó có 17/63 địa phương có số lao
động tại thời điểm 31/12/2019 giảm so với cùng thời điểm năm 2018, trong đó: giảm
nhiều nhất là tỉnh Lạng Sơn giảm 5,5%; Thái Nguyên giảm 4,8%; Lai Châu giảm
4,4%; Đắk Lắk giảm 4,3%; Ninh Bình giảm 3,8%; Hòa Bình giảm 3,7%…
LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SXKD
TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2019

2. Lao động của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019
Bình quân giai đoạn 2016-2019 các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả
SXKD cả nước thu hút 14,6 triệu lao động, tăng 25,6% so với bình quân giai đoạn
2011-2015.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút lao động cao
nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Bình quân giai đoạn 2016-2019 khu vực
này thu hút gần 9,4 triệu lao động, chiếm 64,0% lao động toàn bộ khu vực doanh
nghiệp, tăng 22,8% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; khu vực dịch vụ thu hút
5,0 triệu lao động, chiếm 34,3%, tăng 33,4%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chỉ thu hút được 0,25 triệu lao động, chiếm 1,7%, giảm 3,4%.

39
Theo loại hình doanh nghiệp: Giai đoạn 2016-2019, bình quân mỗi năm khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút nhiều lao động nhất với hơn 8,8 triệu lao
động, chiếm 60,5% tổng lao động toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 25,9% so
với lao động bình quân giai đoạn 2011-2015; khu vực doanh nghiệp FDI thu hút
4,6 triệu lao động, chiếm 31,4%, tăng 47,6%; khu vực doanh nghiệp nhà nước thu
hút gần 1,2 triệu lao động (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thu
hút xấp xỉ 0,7 triệu lao động), chiếm 8,1%, giảm 21,0%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Trong giai đoạn 2016-2019, bình quân mỗi năm
khu vực doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ thu hút 1,5 triệu lao động, tăng 48,8% so
với bình quân giai đoạn 2011-2015; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ thu hút 2,7
triệu lao động, tăng 13,1%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa thu hút gần 1,4 triệu
lao động, tăng 13,2%; khu vực doanh nghiệp quy mô lớn tuy có số doanh nghiệp ít
nhất trong tổng số doanh nghiệp cả nước nhưng thu hút số lượng lao động nhiều
nhất với 9,0 triệu lao động, chiếm 61,8% trong tổng số lao động khu vực doanh
nghiệp, tăng 28,7% so với bình quân giai đoạn 2011-2015.
Theo địa phương: Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-
2015, có 25/63 địa phương có chỉ số thu hút lao động làm việc tại các doanh nghiệp
đang hoạt động có kết quả SXKD cao hơn bình quân chung cả nước (25,6%), trong
đó: cao nhất là Thái Nguyên tăng 88,1%; Bắc Ninh tăng 77,7%; Bắc Giang tăng
73,3%; Vĩnh Phúc tăng 70,2%; Hà Nam tăng 58,2%... Có 38/63 địa phương có chỉ
số thu hút lao động làm việc tại các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD
thấp hơn mức tăng chung cả nước, trong đó có 8/63 địa phương có chỉ số thu hút
lao động giảm, gồm: Lai Châu giảm 23,8%; Hà Giang giảm 23,3%; Gia Lai giảm
19,6%; Bắc Kạn giảm 12,3%; Cao Bằng giảm 10,4%; Sơn La giảm 9,8%; Kon
Tum giảm 4,1%; Quảng Trị giảm 4,0%.

III. NGUỒN VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Nguồn vốn cho SXKD của doanh nghiệp năm 2019
Tổng nguồn vốn sử dụng cho SXKD của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt
động có kết quả SXKD tại thời điểm 31/12/2019 đạt 43,3 triệu tỷ đồng, tăng 11,4%
so với cùng thời điểm năm 2018.
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ thu hút vốn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tại thời điểm 31/12/2019, khu vực này thu hút

40
28,4 triệu tỷ đồng cho SXKD, chiếm 65,7% vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp,
tăng 11,6% so với cùng thời điểm năm 2018; khu vực công nghiệp và xây dựng thu
hút 14,4 triệu tỷ đồng, chiếm 33,2%, tăng 10,6%; khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản thu hút 0,5 triệu tỷ đồng, chỉ chiếm 1,1%, tăng 23,8%.
NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SXKD
TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2019

41
Theo loại hình doanh nghiệp: Tại thời điểm 31/12/2019 so với cùng thời điểm
năm 2018, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 25,9 triệu tỷ đồng vốn,
chiếm 59,8% vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 16,5%. Khu vực doanh
nghiệp nhà nước có số lượng doanh nghiệp ít, chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh
nghiệp cả nước, nhưng khu vực này chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô lớn do vậy
thu hút vốn cho SXKD đạt 9,6 triệu tỷ đồng, chiếm 22,2% tổng vốn của toàn bộ
khu vực doanh nghiệp, giảm 0,3%. Khu vực doanh nghiệp FDI gồm nhiều các
doanh nghiệp có quy mô lớn, thu hút đáng kể vốn cho SXKD với 7,8 triệu tỷ đồng,
chiếm 18,0%, tăng 11,0%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Tại thời điểm 31/12/2019 doanh nghiệp quy mô
lớn có số lượng doanh nghiệp chiếm 2,6% trong tổng số doanh nghiệp cả nước
nhưng nguồn vốn thu hút cho SXKD nhiều nhất với 28,8 triệu tỷ đồng, chiếm 66,6%
vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 6,7%; khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ
và nhỏ thu hút 11,3 triệu tỷ đồng cho SXKD, chiếm 26,0%, tăng 24,8%; khu vực
doanh nghiệp quy mô vừa thu hút 3,2 triệu tỷ đồng, chiếm 7,4%, tăng 12,8%.
Theo địa phương: Tại thời điểm 31/12/2019 so với thời điểm 31/12/2018, có
36/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của doanh nghiệp tăng cao hơn
mức tăng chung của cả nước (11,4%), trong đó: Cao nhất là Ninh Thuận tăng
85,2%; Bắc Giang tăng 32,3%; Quảng Nam tăng 30,3%; Bến Tre tăng 29,2%; Sóc
Trăng tăng 27,0%; Kon Tum tăng 26,8%; Bình Phước tăng 22,5%; Kiên Giang
tăng 22,4%... Có 24/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD tăng thấp hơn
mức tăng chung của cả nước, trong đó tăng thấp nhất là Cao Bằng tăng 2,2%; Nghệ
An tăng 3,0%; Hòa Bình tăng 3,4%... Có 3/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn
cho SXKD giảm so với năm 2018: Lạng Sơn giảm 8,7%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm
5,2%; Hà Tĩnh giảm 0,8%.
2. Nguồn vốn cho SXKD của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019
Bình quân giai đoạn 2016-2019, mỗi năm doanh nghiệp đang hoạt động có
kết quả SXKD thu hút 35,8 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, tăng 90,3% so với vốn
bình quân giai đoạn 2011-2015.
Theo khu vực kinh tế: Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai
đoạn 2011-2015, khu vực dịch vụ mỗi năm thu hút 23,3 triệu tỷ đồng vốn cho

42
SXKD, chiếm 65,0% vốn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 97,1%; khu vực
công nghiệp và xây dựng thu hút 12,2 triệu tỷ đồng, chiếm 33,9%, tăng 78,7%; khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút vốn rất thấp với 372,4 nghìn tỷ đồng,
chiếm 1,1%, tăng 80,2%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình
quân giai đoạn 2011-2015, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút vốn
cho SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất với 20,2 triệu tỷ đồng vốn, chiếm 56,3% vốn
của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 116,7%; khu vực doanh nghiệp nhà
nước mặc dù giảm đáng kể về số doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn là khu vực thu
hút vốn khá lớn với 9,2 triệu tỷ đồng, chiếm 25,6%, tăng 51,0% (trong đó khu
vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thu hút 4,5 triệu tỷ đồng, chiếm 12,6%,
tăng 14,7%); khu vực doanh nghiệp FDI thu hút gần 6,5 triệu tỷ đồng, chiếm
18,1%, tăng 88,1%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2019 khu vực doanh
nghiệp quy mô lớn thu hút 24,9 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, chiếm 69,5%, tăng
89,3%; khu vực doanh nghiệp vừa thu hút 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm 7,6%, tăng
99,6%; khu vực doanh nghiệp nhỏ thu hút 4,3 triệu tỷ đồng, chiếm 12,0%, tăng
60,0%; khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ thu hút 3,9 triệu tỷ đồng, chiếm 10,9%,
tăng 140,0%.
Theo địa phương: Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn
2011-2015, có 31/63 địa phương có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của các doanh
nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD tăng cao hơn mức tăng bình quân chung
của cả nước (90,3%), trong đó: Cao nhất là Trà Vinh tăng 457,0%; Thanh Hóa tăng
248,3%; Thái Nguyên tăng 234,0%; Kiên Giang tăng 220,1%; Bạc Liêu tăng
196,7%; Bắc Ninh tăng 177,3%; Bắc Giang tăng 175,3%... Có 31/63 địa phương có
tốc độ thu hút vốn cho SXKD của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả
SXKD tăng thấp hơn mức tăng chung cả nước, trong đó: Thấp nhất là Bà Rịa -
Vũng Tàu tăng 13,6%; Cà Mau tăng 13,7%; An Giang tăng 25,5%;... Hậu Giang là
địa phương duy nhất có tốc độ thu hút vốn cho SXKD của doanh nghiệp giảm so
với giai đoạn 2011-2015, giảm 28,0%.

43
IV. DOANH THU THUẦN CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2019
Tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đang hoạt động có
kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 đạt hơn 26,3 triệu tỷ đồng, tăng 11,4% so
với năm 2018.

Theo khu vực kinh tế: Doanh thu thuần của doanh nghiệp khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 168,5 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 0,6% doanh thu
thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018; khu vực
doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng đạt 13,2 triệu tỷ đồng, chiếm 50,0%,
tăng 10,4%; khu vực doanh nghiệp dịch vụ đạt 13,0 triệu tỷ đồng, chiếm 49,4%,
tăng 12,3%.
DOANH THU THUẦN CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SXKD
NĂM 2019 THEO KHU VỰC KINH TẾ

44
Theo loại hình doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước năm
2019 có tổng doanh thu thuần cao nhất với 15,1 triệu tỷ đồng, chiếm 57,5% doanh
thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 12,8% so với năm 2018; khu vực
doanh nghiệp FDI đạt 7,6 triệu tỷ đồng, chiếm 28,9%, tăng 11,8%; khu vực doanh
nghiệp nhà nước đạt 3,6 triệu tỷ đồng, chiếm 13,6%, tăng 5,0%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp quy mô lớn đạt mức doanh thu
thuần năm 2019 cao nhất toàn bộ khu vực doanh nghiệp với 19,1 triệu tỷ đồng,
chiếm 72,5%, tăng 11,1% so với năm 2018; doanh nghiệp quy mô nhỏ đạt 3,9 triệu
tỷ đồng, chiếm 14,9%, tăng 11,8%; doanh nghiệp quy mô vừa đạt 2,6 triệu tỷ đồng,
chiếm 9,9%, tăng 14,0%; doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ đạt thấp nhất với 715,9
nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 2,7%, tăng 8,0%.
Theo địa phương: Có 28/63 địa phương có tốc độ tăng doanh thu thuần năm
2019 so với năm 2018 cao hơn mức tăng chung cả nước (tăng 11,4%), trong đó:
Cao nhất là Điện Biên tăng 44,3%; Thanh Hóa tăng 39,9%; Trà Vinh tăng 34,0%;
Bình Thuận tăng 31,2%; Bắc Giang tăng 29,9%… Có 28/63 địa phương có tốc độ
tăng doanh thu thuần thấp hơn mức tăng chung cả nước, trong đó: Lâm Đồng tăng
0,6%; Cà Mau tăng 1,3%; Quảng Ninh tăng 1,5%; Quảng Ngãi tăng 1,8%... Có
7/63 địa phương có doanh thu thuần năm 2019 giảm so với năm 2018 gồm: Bà Rịa -
Vũng Tàu giảm 6,1%; Đắk Lắk giảm 4,6%; Bạc Liêu giảm 3,4%; Hậu Giang giảm
2,4%; Lạng Sơn giảm 1,7%, Bắc Ninh giảm 1,0%; Gia Lai giảm 0,9%.
Tốc độ tăng doanh thu thuần của một số trung tâm công nghiệp lớn năm 2019
so với năm 2018 như sau: Hà Nội tăng 15,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng
11,0%; Bình Dương tăng 13,4%; Hải Phòng tăng 13,7%; Đồng Nai tăng 6,1%.
2. Doanh thu thuần của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019
Bình quân giai đoạn 2016-2019 mỗi năm các doanh nghiệp đang hoạt động
có kết quả SXKD tạo ra 22,0 triệu tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 77,1% so với bình
quân giai đoạn 2011-2015.
Theo khu vực kinh tế: Giai đoạn 2016-2019, khu vực công nghiệp và xây
dựng là khu vực có quy mô lớn nhất về doanh thu trong 3 khu vực, tiếp đến là khu
vực dịch vụ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có quy mô doanh
thu nhỏ nhất. Cụ thể, bình quân giai đoạn 2016-2019, khu vực công nghiệp và xây

45
dựng mỗi năm tạo ra 11,1 triệu tỷ đồng doanh thu, chiếm 50,4% doanh thu toàn bộ
doanh nghiệp, tăng 83,7% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; khu vực dịch vụ
tạo ra 10,8 triệu tỷ đồng, chiếm 49,0%, tăng 71,0%; khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tạo ra 125,3 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 0,6%, tăng 70,8%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Giai đoạn 2016-2019, khu vực doanh nghiệp
ngoài nhà nước tạo ra doanh thu chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn bộ khu vực doanh
nghiệp, bình quân mỗi năm khu vực này tạo ra 12,5 triệu tỷ đồng, chiếm 56,8%
doanh thu toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 91,3% so với bình quân giai đoạn
2011-2015; khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra 6,3 triệu tỷ đồng, chiếm 28,4%, tăng
106,2%; khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra 3,2 triệu tỷ đồng, chiếm 14,7%,
tăng 13,8% (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tạo ra 2,0 triệu tỷ
đồng, chiếm 9,3%, tăng 14,6%).
Theo quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô lớn tạo ra doanh thu
thuần cao nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp của cả nước, bình quân giai
đoạn 2016-2019 mỗi năm khu vực này tạo ra 15,8 triệu tỷ đồng doanh thu, chiếm
72,0% doanh thu của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, tăng 85,6% so với bình quân
giai đoạn 2011-2015; doanh nghiệp có quy mô vừa tạo ra 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm
9,9%, tăng 85,6%; doanh nghiệp có quy mô nhỏ tạo ra gần 3,4 triệu tỷ đồng, chiếm
15,2%, tăng 46,5%; trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ đóng góp tỷ lệ thấp nhất trong
tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp với 638,5 nghìn tỷ đồng,
chỉ chiếm 2,9%, tăng 48,4%.
Theo địa phương: Cả nước có 28/63 địa phương có doanh thu bình quân giai
đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng cao hơn mức tăng bình
quân của cả nước (77,1%), trong đó: Cao nhất là Thái Nguyên tăng 297,9%; Bắc
Giang tăng 212,8%; Hưng Yên tăng 165,9%; Hà Tĩnh tăng 146,1%... Có 34/63 địa
phương có doanh thu bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai đoạn
2011-2015 tăng thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước. Quảng Ngãi là địa
phương duy nhất có doanh thu thuần của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-
2019 giảm so với giai đoạn 2011-2015 (giảm 2,6%).
Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân giai
đoạn 2011-2015 của một số trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh
tăng 66,6%; Hà Nội tăng 59,7%; Bình Dương tăng 72,4%; Đồng Nai tăng 62,6%;
Hải Phòng tăng 138,1%; Bắc Ninh tăng 116,4%.

46
V. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT
ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2019
Năm 2019, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp đạt 889,9
nghìn tỷ đồng, giảm 0,5% so với năm 2018. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi
năm 2019 đạt 43,0%, giảm so với năm 2018 (44,1%). Tỷ lệ doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ năm 2019 đạt 48,8%, tăng so với năm 2018 (48,4%).
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng là khu
vực có lợi nhuận trước thuế đạt cao nhất với 472,3 nghìn tỷ đồng, giảm 2,3% so với
năm 2018; khu vực dịch vụ tạo ra 418,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4%; khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản kinh doanh thua lỗ 543 tỷ đồng.
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SXKD
NĂM 2019

Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước là khu vực duy nhất tạo ra lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2018, đạt
277,6 nghìn tỷ đồng, giảm 13,9% so với năm 2018; khu vực doanh nghiệp FDI tạo
ra lợi nhuận cao nhất trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, đạt 406,0 nghìn tỷ đồng,

47
tăng 6,4% so với năm 2018; khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra 206,3 nghìn tỷ
đồng lợi nhuận, tăng 8,4% (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
tạo ra 117,9 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, tăng 14,5%).
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn
tạo ra 937,4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 1,7% so với năm 2018, khu
vực doanh nghiệp có quy mô vừa tạo ra 27,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3,5% so với năm
2018. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ năm 2019 kinh doanh
thua lỗ (doanh nghiệp nhỏ lỗ 3,4 nghìn tỷ đồng; doanh nghiệp siêu nhỏ lỗ 71,3
nghìn tỷ đồng).
Theo địa phương: Có 54/63 địa phương có khu vực doanh nghiệp kinh doanh
mang lại lợi nhuận, trong đó có 6/63 địa phương có tạo ra lợi nhuận năm 2019 trên
50.000 tỷ đồng gồm: Thành phố Hồ Chí Minh lãi 170,8 nghìn tỷ đồng; Hà Nội lãi
168,0 nghìn tỷ đồng; Bắc Ninh lãi 67,2 nghìn tỷ đồng; Bình Dương lãi 53,2 nghìn
tỷ đồng; Thái Nguyên lãi 52,5 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai lãi 52,2 nghìn tỷ đồng. Có
9/63 địa phương có khu vực doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ năm 2019, gồm:
Thanh Hóa lỗ 23,5 nghìn tỷ đồng; Hà Tĩnh lỗ 11,3 nghìn tỷ đồng; Gia Lai lỗ 4,6
nghìn tỷ đồng; Khánh Hòa lỗ 1,5 nghìn tỷ đồng; Thái Bình lỗ 737 tỷ đồng; Quảng
Bình lỗ 496 tỷ đồng; Cao Bằng lỗ 188 tỷ đồng; Bắc Kạn lỗ 170 tỷ đồng; Lạng Sơn
lỗ 17 tỷ đồng.

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
CÓ KẾT QUẢ SXKD NĂM 2019

48
2. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2019
Bình quân giai đoạn 2016-2019 mỗi năm doanh nghiệp đang hoạt động, có
kết quả SXKD tạo ra 843,5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 84,1% so với
mức lợi nhuận thu được bình quân giai đoạn 2011-2015.
Theo khu vực kinh tế: Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2019 so với bình
quân giai đoạn 2011-2015 khu vực công nghiệp và xây dựng tạo ra lợi nhuận trước
thuế cao nhất với 480,7 nghìn tỷ đồng, tăng 72,4%; khu vực dịch vụ tạo ra 359,8
nghìn tỷ đồng, tăng 109,7%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra 2,9 nghìn
tỷ đồng, giảm 61,9%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân
giai đoạn 2011-2015 mỗi năm khu vực doanh nghiệp nhà nước tạo ra 198,7 nghìn tỷ
đồng lợi nhuận trước thuế, chiếm 23,6% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ khu
vực doanh nghiệp, tăng 15,6% (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
tạo ra 114,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,6%, tăng 14,6%); khu vực doanh nghiệp ngoài
nhà nước tạo ra 269,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,0%, tăng 167,7%; khu vực doanh
nghiệp FDI tạo ra 374,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,4%, tăng 102,1%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Bình quân giai đoạn 2016-2019 so với bình quân
giai đoạn 2011-2015 mỗi năm khu vực doanh nghiệp quy mô lớn tạo ra 860,8 nghìn
tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 87,5%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa tạo ra
29,6 nghìn tỷ đồng, tăng 85,1%; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ tạo ra 1,5
nghìn tỷ đồng (bình quân giai đoạn 2011-2015 khu vực này mỗi năm lỗ 3,0 nghìn
tỷ đồng); khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ lỗ 48,5 nghìn tỷ đồng (khu vực
này mỗi năm lỗ bình quân 14,0 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2011-2015).
Theo địa phương: Có 5/63 địa phương đạt lợi nhuận trước thuế bình quân
của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 trên 50 nghìn tỷ đồng, gồm:
Thành phố Hồ Chí Minh 177,2 nghìn tỷ đồng; Hà Nội 132,5 nghìn tỷ đồng; Bắc
Ninh 69,7 nghìn tỷ đồng; Thái Nguyên 56,0 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai 52,9 nghìn
tỷ đồng. Có 9/63 địa phương doanh nghiệp kinh doanh lỗ bình quân năm giai
đoạn 2016-2019, gồm: Thanh Hóa lỗ 8,0 nghìn tỷ đồng; Hà Tĩnh lỗ 5,5 nghìn tỷ
đồng; Gia Lai lỗ 1,5 nghìn tỷ đồng; Quảng Bình lỗ 732 tỷ đồng; Lạng Sơn lỗ 271
tỷ đồng; Thái Bình lỗ 191 tỷ đồng; Cao Bằng lỗ 107 tỷ đồng; Bắc Kạn lỗ 70 tỷ
đồng; Tuyên Quang lỗ 28 tỷ đồng.

49
VI. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP
ĐANG HOẠT ĐỘNG CÓ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm 2019, hiệu suất sử dụng lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đạt
15,8 lần, tăng 1,03 lần so với năm 2018; chỉ số nợ đạt 2,1 lần, bằng năm 2018; chỉ
số quay vòng vốn đạt 0,6 lần, bằng năm 2018; hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
đạt 2,2%, bằng 0,89 lần năm 2018; hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữn (ROE)
đạt 6,8%, bằng 0,89 lần năm 2018; hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS)
đạt 3,4%, bằng 0,89 lần năm 2018.
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
năm 2019

Hiệu suất Chỉ số nợ Chỉ số Hiệu suất Hiệu suất Hiệu suất
sử dụng (Lần) quay vòng sinh lợi sinh lợi sinh lợi
lao động vốn trên trên vốn trên
(Lần) (Lần) tài sản chủ doanh
ROA sở hữu thu thuần
(%) ROE ROS
(%) (%)

CẢ NƯỚC 15,8 2,1 0,6 2,2 6,8 3,4

Phân theo khu vực kinh tế

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 9,9 0,8 0,4 -0,1 -0,2 -0,3

Công nghiệp và xây dựng 13,5 1,5 1,0 3,4 8,7 3,6

Dịch vụ 19,4 2,6 0,5 1,6 5,7 3,2

Phân theo loại hình doanh nghiệp

Khu vực doanh nghiệp nhà nước 18,9 3,6 0,4 2,2 10,1 5,8

Trong đó: Khu vực DN 100% vốn nhà nước 20,3 2,3 0,5 2,7 8,7 5,3

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 17,0 2,0 0,6 1,2 3,4 1,8

Khu vực doanh nghiệp FDI 13,0 1,6 1,0 5,5 14,0 5,3

Phân theo quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ 5,1 0,9 0,1 -1,3 -2,5 -10,0

Doanh nghiệp nhỏ 15,4 1,6 0,8 -0,1 -0,2 -0,1

Doanh nghiệp vừa 18,8 2,3 0,9 0,9 3,0 1,0

Doanh nghiệp lớn 16,9 2,8 0,7 3,4 12,8 4,9

50
1. Hiệu suất sử dụng lao động
Hiệu suất sử dụng lao động bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm
2019 đạt 15,8 lần.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, khu vực dịch vụ có hiệu suất sử dụng lao
động đạt cao nhất với 19,4 lần, vượt trội so với mức 13,5 lần của khu vực công
nghiệp và xây dựng và với mức 9,9 lần của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp trong nước
có hiệu suất sử dụng lao động cao hơn khu vực doanh nghiệp FDI, trong đó khu
vực doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sử dụng lao động đạt 18,9 lần, tiếp đến là
khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 17,0 lần và thấp nhất là khu vực doanh
nghiệp FDI với 13,0 lần.
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp quy mô vừa có
hiệu suất sử dụng lao động cao nhất với 18,8 lần, tiếp đó là khu vực doanh nghiệp
có quy mô lớn 16,9 lần; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ 15,4 lần; thấp nhất là
khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ 5,1 lần.
Một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp của cả nước có hiệu suất sử
dụng lao động năm 2019: Thành phố Hồ Chí Minh 15,9 lần; Hà Nội 15,2 lần; Bình
Dương 11,2 lần; Đồng Nai 12,2 lần; Hải Phòng 17,7 lần; Bắc Ninh 27,9 lần; Đà
Nẵng 11,0 lần; Bà Rịa - Vũng Tàu 18,6 lần.
2. Chỉ số nợ
Chỉ số nợ chung của toàn bộ doanh nghiệp năm 2019 là 2,1 lần, nói cách
khác, tổng số nợ bình quân của doanh nghiệp năm 2019 gấp 2,1 lần vốn tự có bình
quân của doanh nghiệp.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, khu vực dịch vụ có chỉ số nợ cao nhất với
2,6 lần; khu vực công nghiệp và xây dựng 1,5 lần; thấp nhất khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản 0,8 lần.
Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp nhà nước có
chỉ số nợ là 3,6 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 2,0 lần và khu vực
doanh nghiệp FDI 1,6 lần.
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp quy mô lớn có
chỉ số nợ cao nhất với 2,8 lần, tiếp đó là khu vực doanh nghiệp có quy mô vừa 2,3
lần; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ 1,6 lần; thấp nhất là khu vực doanh nghiệp
siêu nhỏ 0,9 lần.
51
Một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp của cả nước có chỉ số nợ
năm 2019 của doanh nghiệp như sau: Thành phố Hồ Chí Minh 1,6 lần; Hà Nội 1,9
lần; Hải Phòng 2,3 lần; Quảng Ninh 2,4 lần; Đà Nẵng 1,9 lần; Bà Rịa - Vũng Tàu
1,6 lần; Bình Dương 1,5 lần; Đồng Nai 1,2 lần; Bắc Ninh 1,0 lần.
3. Chỉ số quay vòng vốn
Chỉ số quay vòng vốn năm 2019 của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đang hoạt
động có kết quả SXKD đạt 0,6 lần, bằng với chỉ số quay vòng vốn năm 2018.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng có chỉ số
quay vòng vốn đạt cao nhất với 1,0 lần, gấp 2 lần so với khu vực dịch vụ (0,5 lần)
và gấp 2,7 lần so với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (0,4 lần).
Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số
quay vòng vốn đạt cao nhất với 1,0 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 0,6
lần; khu vực doanh nghiệp nhà nước có chỉ số quay vòng vốn thấp nhất với 0,4 lần.
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp quy mô vừa có
chỉ số quay vòng vốn cao nhất với 0,9 lần; tiếp đến là doanh nghiệp quy mô nhỏ 0,8
lần; doanh nghiệp có quy mô lớn 0,7 lần và thấp nhất là doanh nghiệp quy mô siêu
nhỏ chỉ với 0,1 lần.
Một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp nhất cả nước có chỉ số quay
vòng vốn như sau: Thành phố Hồ Chí Minh 0,7 lần; Hà Nội 0,5 lần; Bình Dương
và Đồng Nai cùng 1,2 lần; Hải Phòng 1,0 lần; Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng
0,8 lần.
4. Hiệu suất sinh lợi
a) Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của toàn bộ khu vực doanh nghiệp
năm 2019 đạt 2,2%.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu
suất sinh lợi trên tài sản đạt cao nhất với 3,4%, tiếp đến là khu vực dịch vụ với
1,6% và thấp nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản -0,1%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp nhà nước có
ROA đạt 2,2%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1,2% và khu vực doanh
nghiệp FDI đạt cao nhất với 5,5%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, doanh nghiệp quy mô lớn có ROA
đạt 3,4%; doanh nghiệp quy mô vừa 0,9%; doanh nghiệp có quy mô nhỏ -0,1% và
doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ -1,3%.

52
b) Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của toàn bộ doanh nghiệp
năm 2019 đạt 6,8%.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt cao nhất với 8,7%, khu vực dịch vụ 5,7% và
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản -0,2%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp nhà nước có
hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt 10,1%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước đạt 3,4% và khu vực doanh nghiệp FDI có hiệu suất cao nhất, đạt 14,0%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, doanh nghiệp quy mô lớn có hiệu
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt cao nhất với 12,8%; doanh nghiệp quy mô vừa
3,0%; doanh nghiệp quy mô nhỏ -0,2% và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ -2,5%.
c) Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của toàn bộ khu vực doanh nghiệp
năm 2019 đạt 3,4%.
Theo khu vực kinh tế: Năm 2019, hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của khu
vực công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất với 3,6%, tiếp đến là khu vực dịch vụ
3,2% và cuối cùng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản -0,3%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Năm 2019, khu vực doanh nghiệp nhà nước có
ROS đạt 5,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1,8% và khu vực doanh
nghiệp FDI đạt 5,3%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Năm 2019, doanh nghiệp quy mô lớn có ROS
cao nhất đạt 4,9%; doanh nghiệp quy mô vừa 1,0%; doanh nghiệp quy nhỏ -0,1%
và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ -10,0%.
5. Thu nhập của người lao động
5.1. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp năm 2019
Thu nhập bình quân tháng một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có
kết quả SXKD năm 2019 đạt 9,3 triệu đồng, tăng 5,8% so với năm 2018.

53
Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân tháng một
lao động năm 2019 đạt cao nhất với 10,8 triệu đồng, tăng 5,4% so với năm 2018
(trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình
quân lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 24,5 triệu đồng); khu vực
công nghiệp và xây dựng đạt 8,6 triệu đồng, tăng 5,8% (trong đó ngành sản xuất và
phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 18,3 triệu đồng); khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với
5,6 triệu đồng, tăng 4,7% so với năm 2018.
NHỮNG NGÀNH CÓ THU NHẬP BÌNH QUÂN THÁNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CAO NHẤT
NĂM 2019
ĐVT: Triệu đồng/người/tháng

Theo loại hình doanh nghiệp: So với năm 2018, khu vực doanh nghiệp nhà
nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2019 đạt cao nhất
với 14,2 triệu đồng, tăng 14,2% (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước đạt 13,8 triệu đồng, tăng 16,7%); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3
triệu đồng, tăng 5,6%; khu vực doanh nghiệp FDI 10,1 triệu đồng, tăng 3,8%.
Theo quy mô doanh nghiệp: Thu nhập bình quân tháng của một lao động năm
2019 tăng dần theo quy mô doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến lớn, cụ thể khu vực
doanh nghiệp siêu nhỏ có mức thu nhập thấp nhất với 6,9 triệu đồng/tháng và giảm

54
nhẹ so với năm 2018 (giảm 0,8%); khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ có mức thu
nhập 8,1 triệu đồng, tăng 5,7%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa với 8,9 triệu
đồng, tăng 7,9%; khu vực doanh nghiệp quy mô lớn có mức thu nhập cao nhất đạt
10,2 triệu đồng, tăng 6,2%.
Theo địa phương: Có 8/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người
lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2019 cao
hơn mức thu nhập trung bình cả nước (9,3 triệu đồng/người/tháng), chủ yếu là các
địa phương có quy mô doanh nghiệp lớn, thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, trong
đó có 5/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong
các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2019 trên 10,0 triệu đồng
một tháng, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu 11,5 triệu đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 10,8
triệu đồng; Hà Nội 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,1 triệu đồng; Đồng Nai 10,0
triệu đồng. Có 55/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động
trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2019 thấp hơn mức
thu nhập trung bình cả nước, trong đó có 3/63 địa phương có mức thu nhập bình
quân tháng một lao động dưới 5,0 triệu đồng: Điện Biên 4,7 triệu đồng; Đắk Lắk
4,9 triệu đồng; Sơn La gần 5,0 triệu đồng. Có 52/63 địa phương có mức thu nhập
bình quân tháng một lao động trong khoảng từ 5,0 triệu đồng đến 9,3 triệu đồng.
5.2. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp giai đoạn
2016-2019
Thu nhập bình quân tháng một lao động làm việc trong các doanh nghiệp
đang hoạt động có kết quả SXKD cả nước giai đoạn 2016-2019 đạt 8,5 triệu đồng,
tăng 44,6% so với thu nhập bình quân giai đoạn 2011-2015.
Theo khu vực kinh tế: Giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-2015 thu
nhập bình quân tháng của người lao động khu vực dịch vụ đạt cao nhất với 9,7 triệu
đồng, tăng 43,2%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,9 triệu đồng, tăng 45,4%
(trong đó thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp ngành sản
xuất và phân phối điện đạt cao nhất với 16,3 triệu đồng); doanh nghiệp khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,3 triệu đồng, tăng 8,2%.
Theo loại hình doanh nghiệp: Giai đoạn 2016-2019 so với giai đoạn 2011-
2015 thu nhập bình quân tháng của người lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà
nước đạt cao nhất với 12,4 triệu đồng (trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
đạt 12,0 triệu đồng), tăng 39,7%; khu vực doanh nghiệp FDI đạt 9,4 triệu đồng,
tăng 42,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 7,5 triệu đồng, tăng 52,5%.

55
Theo quy mô doanh nghiệp: Khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn giai đoạn
2016-2019 có thu nhập bình quân tháng của một lao động cao nhất đạt 9,3 triệu
đồng, tăng 41,1% so với bình quân giai đoạn 2011-2015; khu vực doanh nghiệp có
quy mô vừa đạt 8,1 triệu đồng, tăng 48,6%; khu vực doanh nghiệp có quy mô nhỏ
đạt 7,3 triệu đồng, tăng 52,9%; khu vực doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có thu
nhập bình quân thấp nhất với 6,3 triệu đồng, tăng 49,7% so với bình quân giai đoạn
2011-2015.
Theo địa phương: Có 6/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người
lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2016-2019 trên 9,0 triệu đồng, gồm: Bà Rịa
- Vũng Tàu 10,3 triệu đồng; Thành phố Hồ Chí Minh 9,9 triệu đồng; Hà Nội 9,4
triệu đồng; Bắc Ninh 9,2 triệu đồng; Đồng Nai 9,2 triệu đồng; Thái Nguyên 9,1
triệu đồng. Có 4/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động
bình quân giai đoạn 2016-2019 dưới 5,0 triệu đồng, gồm: Điện Biên 4,5 triệu đồng;
Sơn La 4,7 triệu đồng; Đắk Lắk 4,7 triệu đồng; Bạc Liêu gần 5,0 triệu đồng. Có
53/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động bình quân giai
đoạn 2016-2019 trong khoảng từ 5,0 triệu đồng đến 9,0 triệu đồng.

56
Phụ lục
HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ XẾP HẠNG
MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

57
58
Biểu đồ 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2020 các địa phương
Biểu đồ 1: Số doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2020 các địa phương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh 1


TP. Hồ Chí Minh 1 254.699
254.699
Hà Nội 2 Hà Nội 2 165.875
165.875
Bình Dương Bình3Dương 3 34.836 34.836
Đồng Nai Đồng4 Nai 4 24.270 24.270
Đà Nẵng Đà 5 Nẵng 5 23.666 23.666
Hải Phòng Hải 6 Phòng 6 20.195 20.195
Thanh HoáThanh 7 Hoá 13.152
7 13.152
Bắc Ninh Bắc 8 Ninh 12.769
8 12.769
Nghệ An Nghệ9 An 11.636
9 11.636
Khánh HoàKhánh 10 Hoà 10 11.215 11.215
Bà Rịa - VũngBà Tàu 11 Tàu 10.946
Rịa - Vũng 11 10.946
Long An 12 Long An 10.476
12 10.476
Hải DươngHải13 Dương 9.687
13 9.687
Quảng Ninh Quảng14 Ninh 9.231
14 9.231
Cần Thơ Cần 15 Thơ 9.088
15 9.088
Kiên GiangKiên 16Giang 7.777
16 7.777
Vĩnh Phúc 17
Vĩnh Phúc 7.758
17 7.758
Quảng Nam 7.723
Quảng Nam 18
18 7.723
Hưng Yên 19 7.669
Hưng Yên 19 7.669
Lâm Đồng 20 6.969
Lâm Đồng 20 6.969
Đăk Lăk 21 6.766
Đăk Lăk 21 6.766
Bình Định 22 6.742
Bắc Giang 23 Định 6.549
Bình 22 6.742
Nam Định Bắc 24Giang 5.982
23 6.549
Bình Phước Nam 25 Định 5.831
24 5.982
Phú ThọBình26Phước 5.30225 5.831
Quảng Ngãi Phú 27 Thọ 5.297
26 5.302
Bình ThuậnQuảng 28 Ngãi 5.220
27 5.297
Thái BìnhBình 29Thuận 5.152
28 5.220
Tiền Giang Thái 30 Bình4.853
29 5.152
Hà TĩnhTiền 31Giang4.836
30 4.853
An Giang 32 Hà Tĩnh4.794
31 4.836
Thái Nguyên An 33Giang4.789
32 4.794
Thừa Thiên Huế Nguyên4.650
Thái 34 33 4.789
NinhThừa 35 Huế4.610
Bình Thiên 34 4.650
36 Bình4.502
Gia Lai Ninh 35 4.610
Hà Nam 37Gia Lai4.497 36 4.502
Quảng Bình 38 Hà Nam4.46737 4.497
Quảng Bình4.352
Tây Ninh 39
38 4.467
Tây Ninh3.611
Đồng Tháp 40
39 4.352
Cà Mau 41 3.573
Đồng Tháp 40 3.611
Bến Tre 42 3.326
Cà Mau 41 3.573
Phú Yên 43 2.991
Bến Tre 42 3.326
Quảng Trị 44 2.862
Lào Cai 45 Phú Yên2.862
43 2.991
Ninh Thuận Quảng 46 Trị2.70144 2.862
Sóc Trăng 47 Lào Cai2.676
45 2.862
Vĩnh LongNinh 48Thuận2.663
46 2.701
Hoà Bình Sóc 49Trăng2.464
47 2.676
Trà Vinh Vĩnh50 Long2.301
48 2.663
Hậu Giang Hoà 51 Bình2.236
49 2.464
Đăk Nông Trà 52 Vinh2.221
50 2.301
Bạc Liêu Hậu 53Giang2.078
51 2.236
Lạng Sơn Đăk 54 Nông2.015
52 2.221
Sơn La Bạc 55 Liêu1.977
53 2.078
Kon Tum Lạng 56 Sơn1.84054 2.015
Yên Bái 57Sơn La 1.726
55 1.977
Tuyên Quang Kon 58 Tum 1.460
56 1.840
Hà Giang 59 1.224
Yên Bái 57 1.726
Cao BằngTuyên60Quang 1.147
58 1.460
Lai Châu 61
Hà Giang1.086
59 1.224
Điện Biên 62 1.068
Cao Bằng 60 1.147
Bắc Kạn 63 602
Lai Châu 61 1.086
Điện Biên 62 1.068
Bắc Kạn 63 602

59
Biểu đồ 2:Biểu
Tốcđồđộ2:tăng sốtăng
Tốc độ doanh nghiệp
số doanh đangđang
nghiệp hoạthoạt
độngđộng
năm 2020 so với 2019 các
năm 2020 so với 2019 các địa phương địa phương
%
%

CẢ NƯỚC 0 CẢ NƯỚC 0 7,0 7,0


Gia Lai 1 Gia Lai 1 16,3 16,3
Ninh Thuận 2 Ninh Thuận 2 15,3 15,3
Bình Phước 3 Bình Phước 3 14,2 14,2
Đăk Lăk 4 Đăk Lăk 4 13,8 13,8
Trà Vinh 5 Trà Vinh 5 13,0 13,0
Bắc Ninh 6 Bắc Ninh 6 12,5 12,5
Kon Tum 7 Kon Tum 7 11,9 11,9
Hậu Giang 8 Hậu Giang 8 11,9 11,9
Thanh Hoá 9 Thanh Hoá 9 11,8 11,8
Bắc Giang 10 Bắc Giang 10 11,4 11,4
Đăk Nông 11 Đăk Nông 11 11,3 11,3
Lào Cai 12 Lào Cai 12 11,0 11,0
Sóc Trăng 13 Sóc Trăng 13 10,9 10,9
Bạc Liêu 14 Bạc Liêu 14 10,4 10,4
Lâm Đồng 15 Lâm Đồng 15 10,3 10,3
Bình Dương 16 Bình Dương 16 10,2 10,2
Phú Yên 17 Phú Yên 17 10,0 10,0
Tuyên Quang Tuyên 18 Quang 18 9,9 9,9
Vĩnh Phúc 19
Vĩnh Phúc 19 9,7
9,7
Hà Nam 20
Hà Nam 20 9,5
9,5
Sơn La 21
Sơn La 21 9,5
9,5
Tây Ninh 22
Tây Ninh 22
8,9
8,9
Bến Tre 23
Bến Tre 23
8,5
Bà Rịa - Vũng Tàu 24 8,4 8,5
Bà Rịa - Vũng Tàu 24 8,4
Đồng Nai 25 8,4
Đồng Nai 25 8,4
Long An 26 8,1
Long An 26 8,1
Phú Thọ 27 7,9
Phú Thọ 27 7,9
Hải Dương 28 7,9
Ninh Bình 29Hải Dương 28
7,8 7,9
Bình Thuận 30 Ninh Bình 29 7,8 7,8
An Giang 31Bình Thuận 30 7,8 7,8
Tiền Giang 32 An Giang 31 7,6 7,8
Cao Bằng 33Tiền Giang 32 7,5 7,6
Quảng Bình 34 Cao Bằng 33 7,4 7,5
Cần Thơ 35Quảng Bình 34 7,3 7,4
Yên Bái 36 Cần Thơ 35 7,3 7,3
Vĩnh Long 37 Yên Bái 36 7,2 7,3
Nghệ An 38 Vĩnh Long 37 7,2 7,2
Hưng Yên 39 Nghệ An 38 6,9 7,2
Kiên Giang 40 Hưng Yên 39 6,9 6,9
Hoà Bình 41Kiên Giang 40 6,6 6,9
Quảng Nam 42 Hoà Bình 41 6,5 6,6
Hà Nội 43 Quảng Nam 42 6,4 6,5
TP. Hồ Chí Minh 44 Hà Nội 43 6,3 6,4
Hà TĩnhTP.45Hồ Chí Minh 44 6,2 6,3
Đồng Tháp 46 Hà Tĩnh 45 6,1 6,2
Quảng Trị 47Đồng Tháp 46 6,1 6,1
Thái Nguyên 48 Quảng Trị 47 5,8 6,1
Lạng Sơn 49 Thái Nguyên 48 5,8 5,8
Bình Định 50 Lạng Sơn 49 5,4 5,8
Nam Định 51 Bình Định 50 5,4 5,4
Cà Mau 52 Nam Định 51 4,9 5,4
Hà Giang 53 Cà Mau 52 4,9 4,9
Đà Nẵng 54 Hà Giang 53 4,9 4,9
Thừa Thiên Huế 55 Đà Nẵng 54 4,5 4,9
Quảng NgãiThừa 56 Thiên Huế 55 4,1 4,5
Quảng Ninh 57Quảng Ngãi 56 3,6 4,1
Thái Bình 58 Quảng Ninh 57 3,2 3,6
Điện Biên 59 Thái Bình 58 2,5 3,2
Lai Châu 60 Điện Biên 59 1,8 2,5
Khánh Hoà 61 Lai Châu 60 1,6 1,8
Hải Phòng 62Khánh Hoà 61 1,4 1,6
Bắc Kạn 63 Hải-1,6 Phòng 62 1,4
Bắc Kạn 63 -1,6

60
Biểu đồ
Biểu
Biểu 3:3:Mật
đồBiểu
đồ
Mật3:độ
đồ
3: độMật
Mật
doanh
độ độ
doanh nghiệp
doanh
doanhnghiệp đangđang
đang
nghiệp
nghiệp
hoạthoạt
hoạt
đang hoạt
động
động thờithời
động
động
thờiđiểm
điểm
thời
31/12/2020
điểm
điểm 31/12/2020
31/12/2020
31/12/2020
bình quân trên 1000 dân trong độ tuổi lao động các địa
bình quân trên 1000 dân trong độ tuổi lao động các địa phương phương
bình quân
bình quântrên 1000
trên dândân
1000 trongtrongđộ độ laolao
tuổituổi động cáccác
động địađịaphương
phương Doanh nghiệp
Doanh nghiệp
Biểu đồ đồ
Biểu 3: Mật
3: Mậtđộ độ
doanh
doanhnghiệp
nghiệp đang
đanghoạt động
hoạt động
thời điểm
thời điểm
31/12/2020
31/12/2020
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp
bình
CẢ NƯỚCCẢ 0NƯỚC 0
quân
bình quântrên 1000
trên dân
1000 dântrong
16,8 độ
trong
16,8
độ
tuổi lao
tuổi động
lao các
động địa
các phương
địa phương
TP. Hồ ChíTP. Minh
CẢ Chí1NƯỚC
HồNƯỚC
CẢ Minh0 1 0 8,3 8,3 56,456,4
Doanh nghiệp
Doanh
27,627,6 nghiệp
TP. HồHà
TP.Nội
Chí
Hồ Minh2 Nội
Chí
Hà Minh 12 1 44,4
44,4
Đà Nẵng Đà ĐàNẵng
Đà Nẵng
3 Nẵng 23 2 20,220,2 44,0
44,0
Bình Dương HàCẢ
Bình 4Nội
HàNƯỚC
Dương CẢ 3NƯỚC
Nội 4 30 0 21,4
8,3 8,3 21,4 20,120,1
Hải Bình
Phòng
TP. Dương
BìnhHồ
TP.
Hải Dương
5Phòng
Chí 4 5 Minh
Hồ Minh
Chí 41 1 21,321,3 13,513,5 27,627,6
Bà Rịa - Vũng Hải
Bà RịaTàu Phòng
Hải6 Đà
- Vũng Phòng
Tàu 5
Nẵng
Đà6Nẵng52 2 9,8
20,29,8
20,2 20,220,2
Khánh Hoà Bắc BắcNinh
7 Hoà Ninh
Hà 6Nội
7 6Nội 3
Hà 3 9,5 9,5
18,4 20,120,1
Khánh 18,4
Bà Rịa
Bắc Vũng
Bà -Rịa
Ninh Tàu
- Bình
Vũng Dương
Tàu
Bình
8 Ninh 7Dương74 4 9,4 9,4
18,2 13,513,5
9,0 18,2
Bắc 8
QuảngKhánhNinh KhánhHải Phòng
Hoà
9 Ninh Hải
Hoà 85 5
8 Phòng
14,8 9,09,8 9,8
Quảng Bắc Ninh
Bắc
9
9 Ninh96 6
14,8
7,9 7,9 9,5 9,5
ĐồngQuảng
NaiQuảng
Đồng
Ninh
10 Nai
Ninh
10 Tàu 14,5 14,5
BàThái
Thái
Cần Thơ
Rịa Vũng
-Rịa
BàNguyên
Nguyên
11
Tàu
Vũng
- 10 10 7 7
14,2
7,8 7,8 9,4 9,4
ĐồngCần Nai
Đồng Thơ
Khánh Khánh
11
Nai 1111
Hoà 8 8
Hoà 14,2
7,6 7,6 9,0 9,0
Vĩnh PhúcVĩnh 12Phúc 1212 14,07,314,0
Cần Cần Quảng
Thơ Thơ Ninh
Quảng
12 9 9
Ninh 7,37,9 7,9
Hưng YênHưng
Phú
13Thái
Thái
Thọ
Phú Yên
Nguyên
Thọ 131310 10
Nguyên
13 12,6 6,2 7,8 7,8
6,2 12,6
Hà Nam Long Hà14Đồng
NamĐồng
An
Long Nai
14
An 1414 11 11
Nai 11,6 6,1 7,6 7,6
6,111,6
Long AnHưng
Hưng 15Cần
Long
Yên An Thơ
Cần
Yên1515Thơ1512 12 11,4 6,0 7,3 7,3
6,011,4
Hải Dương Hải
BìnhBình
Phước Phú Phú
16Phước
Dương Thọ
16 16Thọ
16
13 13 11,4
5,811,4 6,2 6,2
5,8
Quảng Vĩnh
Bình 17Long An An
Long 14 14 11,1
5,5 11,1 6,1 6,1
QuảngPhúc
Vĩnh Bình
Phúc 17 1717 5,5
Bình Phước HưngHưng
18 Yên Yên 15 15
10,8 6,0 6,0
LâmBìnhĐồng
LâmPhướcĐồng 181818 5,3 10,8
5,35,8
Quảng Nam BìnhBình
19 Phước Phước 16 16
10,5 5,8
Hà Nam
Quảng Hà NamNam
VĩnhVĩnh
191919
PhúcPhúc 17 17 5,2 5,2
10,55,5 5,5
Ninh Bắc
BìnhNinh
Bắc 20Bình
Giang Giang
Lâm Lâm
20 20
ĐồngĐồng 2018 18 10,25,2 5,2
10,25,3 5,3
LâmQuảng
Đồng Quảng
Lâm 21Đồng
Nam HàNam 21
Hà21Nam
Nam 2119 19 10,0 5,110,0
5,1
5,2 5,2
Quảng HảiTrịDương
Hải
Quảng22Dương
Bắc Trị 22
Giang
Bắc 22 22
Giang20 20 9,9 5,1 5,1
9,95,2 5,2
KiênQuảng
Giang Quảng
Kiên Bình
23 Bình
Giang
Quảng 2323Nam
Nam
Quảng 2321 21 9,65,09,65,0 5,1 5,1
Ninh
Bình Định BìnhBình
Ninh
24Định
Hải Hải24
Bình
Dương 242422 22
Dương 9,34,69,34,65,1 5,1
HàNinh
TĩnhThuận
Ninh 25Thuận
Quảng
Hà Tĩnh 25 Bình
Bình
Quảng 252523 23 9,34,59,3 4,55,0 5,0
Thừa ThiênThừa- Bình
Huế Định
Bình
Thiên26 Ninh Định
- Huế
26 Bình
Bình
Ninh 26
26 24 24 9,24,59,2 4,5
4,6 4,6
KiênKiên
Ninh Thuận Giang
Ninh
Ninh 27
Giang
Thuận
27Thuận
Thuận
Ninh
27
2725 25 9,14,59,1 4,5
4,5 4,5
Quảng NgãiQuảng Quảng
Quảng
Trị Bình
Bình
28 Ngãi
28 Định
Trị
Định 2826 26
28 27 8,6 4,58,64,5
4,5 4,5
Bình Quảng
Thuận QuảngNgãi
KiênNgãi
29 Kiên29Giang
Giang 29 27
8,3 4,3 4,3 4,5 4,5
BìnhSơn Thuận 29 Trị 4,38,3 4,5 4,5
7,9 7,94,3
Lạng LạngQuảngSơn 30
QuảngTrị 3028 28
Nam ĐịnhNam 30Định
BìnhBình Quảng
Thuận Quảng
Thuận 3130Ngãi
Ngãi 3129 29 4,2 4,2 4,3 4,3
Phú Thọ Phú
ThừaThừaThiênThiên
31
Lạng
Huế Thọ
Huế3231Sơn
Sơn
Lạng 3230 30
7,5 4,1 7,54,14,3 4,3
Thanh Hoá Thanh
Lào
32
Bình
Cai
LàoHoá
Thuận
Bình 323331 31
33Thuận
Cai 7,3 3,87,33,84,2 4,2
3432 32 7,1 3,77,13,7
NghệThừaAn
HàNghệ 33
Thiên
Thừa
Tĩnh An
Hà Tĩnh Huế
3433Huế
Thiên 4,1 4,1
Thái Nguyên Thái 34 Lào
Nguyên
Tây Ninh
Tây Ninh Cai
Lào
35 3435 33 33 7,1 3,77,13,7
Cai 3,8 3,8
Lào CaiThanh
Thanh 35Hà
Lào
Hoá CaiTĩnh
Hoá Hà
36 3634 34 7,1 3,67,1
35Tĩnh 3,63,7 3,7
Tây Ninh Đăk Tây36
Lăk
ĐăkTây
Ninh Ninh
Tây
Lăk 3735 35 7,0 3,67,0
3736Ninh 3,7 3,7
3,6
Bắc Giang
ĐăkBắc Thanh
37
Nông
Đăk Nông
Giang
Hoá Hoá
38373836 36 6,9 3,56,9
Thanh 3,6 3,6
3,5
Đắk Lắk
Nghệ 38 Đăk Đăk
AnLắkAn
Lăk Lăk
393839
37 37
6,8 3,56,83,53,6 3,6
Nghệ
Đắk
Đăk ĐăkNôngNông 38 38 3,5 3,5
Phú Yên PhúPhú 39
Yên
Phú Yên
Yên 403940 6,7 3,46,73,4
Nghệ An An
Nghệ 39 39 3,5 3,5
Đắk NôngNam Đắk 40
Định
Nam Nông
PhúĐịnh41
Yên
Phú
4140
40Yên 40
3,4
6,5 6,53,4 3,4 3,4
41 41 6,4 3,36,4 3,3
Hậu Giang KonHậu Tum
41
Kon Tum
Giang 424142
Nam Định
Nam Định 3,4 3,4
KonHậuTumHậuGiang
Kon42 Giang
Tum
Kon 4342Tum
Tum
Kon 4342 42 6,4 3,16,4 3,1
3,3 3,3
Cà Mau Cà CàMau

43 Mau 4443 4443 436,33,0 3,0
HậuMau Giang
Hậu Giang 6,33,1 3,1
Thái Bình Gia44 Lai
Gia
Cà Mau
Thái Bình
45
LaiCà 45
44Mau 44 446,2 2,9 2,9
6,23,0 3,0
GiaThái Bình
Lai Thái
45
GiaGia
Bình46
Lai Lai
Gia 4645 45
45 Lai 5,5 2,85,52,82,9 2,9
Tiền
An GiangTiềnGiang Giang
Thái 47
Bình 4746 46 2,7
5,4 5,42,7 2,8 2,8
An46 GiangThái 46Bình
Hoà Vĩnh
BìnhHoà Long
Vĩnh
Tiền Long
47Bình 48Giang
Giang
Tiền 4847 475,4 2,6 2,6 2,7 2,7
4948 48 2,65,4
47
Vĩnh Long Bến 48 Tre Vĩnh
Bến
Vĩnh 49 Long
Tre
Long
5,3 5,3 2,6
2,6 2,6
Vĩnh Long 48 49 49 2,5 2,5
An Giang Bến50
An Giang Tre 50
Bến Tre 2,6 2,6
Tiền Giang Tiền49 5,0
Sơn Giang
La Giang
An
Sơn 5149
La
An 5150 50 2,55,0
Giang 2,5 2,5
2,5
Lạng SơnLạng 50 Sơn 50 4,8
51 51 2,34,8 2,5 2,5
TràSơn
Trà Vinh Vinh52La 52
Sơn La 2,3
Sóc TrăngSóc51
Bạc Bạc Trăng
LiêuTrà Trà51Vinh
Vinh
Liêu53 4,8
5352 52 2,34,8 2,3 2,3
2,3
5453 4,7
Bến Tre Tháp52Bạc
Bến TreBạc
5452Liêu
Liêu 53 2,34,7 2,3 2,3
Đồng Đồng Tháp 2,3
Trà Sóc
VinhSóc 53Vinh
Đồng
Trà
Trăng Tháp
Đồng
Trăng 5553 5554 4,7
Tháp 54 2,24,7 2,3 2,3
2,2
Bạc Cao
Liêu Cao 54
Sóc
Bạc
Bằng Trăng
Sóc
Liêu
Bằng 5654 5655 4,6
Trăng 55 2,24,6 2,2 2,2
2,2
Đồng Tháp Đồng
Bắc 55
Cao
Kạn
BắcTháp Bằng
Cao
Kạn5755 5756 4,5
Bằng 561,9 4,5
1,92,2 2,2
Lai Châu
Tuyên Bắc 58
Lai56Quang
Quang
Tuyên Châu Kạn
Bắc 58574,1
56Kạn 4,11,9 1,9
571,8 1,8
Cao BằngHoàTuyên
Bình
Hoà
Cao
Quang
57Tuyên
Bình
Bằng 59Quang 58 58
5759 3,8 1,73,8
1,8 1,8
1,7
1,41,7 1,7
Hoà HoàBìnhBình
YênHà BáiGiang
Hà58
Yên Giang
Bái 605860593,859 1,4 3,8
1,4
1,3 1,4
Hà Giang
Hà Giang 60 60
Tuyên Quang ĐiệnĐiện
Tuyên 59
Biên
Quang Biên615961 3,51,3 3,5
YênBắc
ĐiệnĐiện
BáiKạn
Biên Biên61 61
6260623,30,9 0,9
1,3 1,3
Bắc Kạn 60
Yên Bái
Yên YênBái Bái 62 62 3,30,9 0,9
Điện BiênLaiĐiện
Châu
Lai
61LaiChâu 63 633,20,8 0,8
Biên Lai61
Châu Châu 63 63 3,20,8 0,8
Sơn La 62 Sơn La 62 2,8 2,8
Hà GiangHà63 Giang 63 2,6 2,6

61
6161
61
đồ đồ
BiểuBiểu 4: 4:
SốSốdoanh
doanhnghiệp đanghoạt
nghiệp đang hoạtđộng
động
có có
kết kết
quảquả SXKD
SXKD
thời điểm 31/12/2019 các địa phương
thời điểm 31/12/2019 các địa phương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp
Hồ Chí Minh 1 218.588
Hồ Chí Minh
Hà Nội 2 1 141.484 218.588
Bình DươngHà3 Nội 2 24.071 141.484
ĐồngBìnhNaiDương
4 3 19.176 24.071
Đà NẵngĐồng5 Nai 4 17.105 19.176
Hải Phòng Đà Nẵng
6 5 16.01217.105
Thanh HảiHoá Phòng 10.850 16.012
7 6
Thanh Hoá 7 10.850
Nghệ An 8 10.180
Nghệ An 8 10.180
Bà Rịa - Vũng Tàu 9 8.957
Bà Rịa - Vũng Tàu 9 8.957
Bắc Ninh 10 8.929 8.929
Bắc Ninh 10
Cần Thơ 118.087 8.087
Cần Thơ 11
QuảngQuảng
Ninh Ninh
12 127.957 7.957
Hải Dương 13
Hải Dương 137.922 7.922
KhánhKhánh
Hoà 14 Hoà 147.780 7.780
Long An Long15An 157.278 7.278
QuảngQuảng
Nam Nam 16 166.936 6.936
Kiên Giang 17
Kiên Giang 176.769 6.769
Vĩnh Phúc 18
Vĩnh Phúc 185.863 5.863
HưngHưngYên 19 Yên 19 5.848 5.848
Nam Định 20
Nam Định 205.796 5.796
Bình Định
Bình Định 21 215.793 5.793
Đắk LắkĐắk22Lắk 22 5.468 5.468
Lâm Đồng
Lâm Đồng 23 235.232 5.232
Bắc Giang
Bắc Giang 24 245.058 5.057
Phú Thọ Phú25Thọ 25 4.754 4.754
Quảng Quảng
Ngãi Ngãi
26 4.714 4.715
26
Bình Phước
Bình Phước 27 4.413 4.412
27
Tiền Giang
Tiền Giang 28 4.385 4.385
28
Thái Bình
Thái Bình 29 4.263 4.263
29
Hà Tĩnh Hà 30
Tĩnh 30
4.156 4.156
Bình Thuận 31 4.115
Bình Thuận 31 4.115
An Giang 32 3.897
An Giang 32 3.897
Thừa Thiên Huế 33 3.812
Thừa Thiên Huế 33
Quảng Bình 34 3.812 3.685
Quảng Bình 34
Thái Nguyên 35 3.685 3.593
Thái Nguyên 35
Tây Ninh 3.593 3.575
36
Tây Ninh 36
Hà Nam 3.575 3.482
37
Hà Nam Cà 37
Mau 38 3.482 3.345
Cà MauGia38Lai 39 3.345 3.332
Gia Lai
Bến39Tre 403.332 3.192
Bến Tre Tháp
Đồng 40 3.192 3.154
41
Đồng Tháp 41
Ninh Bình 3.155 3.079
42
Ninh Bình
Quảng 3.079 2.325
42Trị 43
Quảng Trị Trăng
Sóc 43 2.325
44 2.260
Sóc TrăngPhú44 Yên 2.260
45 2.250
PhúVĩnh
Yên Long
45 46
2.250 2.188
Vĩnh Long Lào46Cai 2.188
47 1.959
Lào Hoà
Cai Bình
47 48
1.959 1.894
HoàNinh
Bình Thuận
48 49
1.894 1.879
Ninh Thuận Bạc 49
Liêu 1.879
50 1.858
Bạc LiêuTrà 50
Vinh 1.858
51 1.843
Trà Hậu
Vinh Giang
51 52
1.843 1.727
Hậu GiangSơn 52La 1.727
53 1.511
SơnĐắkLa Nông
53 54
1.511 1.466
1.466 1.413
Đắk Nông Kon 54
Tum 55
Lạng Sơn 56 1.353
Kon Tum 55 1.413
Yên Bái 57 1.268
Lạng Sơn 56 1.353
Tuyên Quang 58 1.152
Điện Biên 1.268
Yên Bái 57
59 940
Tuyên Quang 58
Cao Bằng 60 1.152 865
Điện Biên 59
Hà Giang 940
61 798
Cao Bằng 60
Lai Châu 865
62 796
Hà Giang Kạn 798
Bắc 61 63 529
Lai Châu 62 796
Bắc Kạn 63 529

62
đồ 5:
BiểuBiểu đồTốc độđộ
5: Tốc tăng
tăngsố
sốdoanh
doanh nghiệp đanghoạt
nghiệp đang hoạt động
động có có
kết kết
quảquả SXKD
SXKD
năm 2019 so với 2018 các địa phương
năm 2019 so với 2018 các địa phương
%
%
CẢ NƯỚC 0 9,5
CẢ NƯỚC 0
Bạc Liêu1 9,5 19,9
BạcBìnhLiêuPhước1 2 19,219,9
Bình Phước 2
Bến Tre3 19,2
19,1
Bến ĐắkTre Nông3 4 19,1
18,9
Đắk Nông
Quảng Nam 4 5 18,9
18,7
QuảngBình NamDương 5 6 17,6 18,7
Bình Dương 6
Bắc Ninh7 16,2 17,6
Bắc Ninh 7 16,2
Trà Vinh8 15,8
Trà Vinh 8 15,8
Thanh Hoá 9 15,4
Thanh Hoá 9 15,4
Cần Thơ 10 14,8
Cần Thơ 10 14,8
Bắc Giang
Bắc Giang 11
11 14,5
14,5
Quảng Ninh
Quảng Ninh 12
12 14,014,0
Vĩnh PhúcVĩnh Phúc
13 13 13,813,8
Lâm Đồng Đồng
Lâm 14 14 13,113,1
Lào CaiLào Cai15 15 13,013,0
Đà Nẵng Đà Nẵng
16 16 12,912,9
Khánh
Khánh Hoà 17 Hoà 17 12,112,1
Tuyên Quang
Tuyên Quang 18 18 12,112,1
Quảng Quảng
Ngãi Ngãi 19 19 11,511,5
Sóc TrăngSóc Trăng
20 20 10,510,5
Gia LaiGia 21Lai21 10,410,4
Phú Thọ Phú Thọ
22 22 10,110,1
Cao Bằng Hà Nam
23 23 9,9 9,9
Hà Nam 24
Cao Bằng 24 9,9 9,9
Hồ ChíHồ Minh 25
Chí Minh 25 9,8 9,8
Nam ĐịnhNam Định26 26 9,8 9,8
Đồng Nai 27
Đồng Nai 27 9,6 9,6
Ninh Thuận
Ninh Thuận28 28 9,6 9,6
Long An Long 29
An 29 9,5 9,5
Hà NộiHà Nội 30 30 9,2 9,2
Bình Thuận
Bình Thuận31 31 9,0 9,0
Quảng Quảng
Bình Bình 32 32 8,7 8,7
Hưng Yên Hưng Yên33 33 8,2 8,2
Yên Bái 34
Yên Bái34 8,1 8,1
Tây Ninh 35
Tây Ninh 35 7,7 7,7
Đồng ThápĐồng Tháp36 36 7,2 7,1
Hải Dương 37 6,8
Hải Dương 37 6,8
Bà Rịa - Vũng Tàu 38 6,5
Bà Rịa - Vũng Tàu 38 6,5
Phú Yên 39 6,2
Phú Yên 39 6,2
Bắc Kạn 40 6,2
Hậu Giang 41
Bắc Kạn 40 6,2 6,0
Hậu Giang
Tiền Giang 42
41 6,0 6,0
Tiền Giang
Kiên Giang 43 42 6,0 5,9
Kiên Giang
Ninh Bình 44 43 5,9 5,9
SơnNinhLa Bình
45 44 5,95,3
Hà GiangSơn46 La45 5,3 4,7
Vĩnh Long Hà Giang
47 46 4,7 4,4
Vĩnh Long
Thái Bình 48 47 4,43,6
Điện BiênThái Bình
49 48 3,6 3,2
Kon Tum Điện Biên
50 49 3,2 3,1
Hải Phòng Kon Tum
51 50 3,1 3,0
Thái Nguyên Hải Phòng
52 51 3,0 2,8
HàThái
Tĩnh 53
Nguyên 52 2,8 2,4
Cà Mau 54
Hà Tĩnh 53 2,4 1,8
Bình Định 55
Cà Mau 54 1,8 1,7
Thừa Thiên Huế 56
Bình Định 55 1,7 1,6
Quảng Trị Huế
Thừa Thiên 57 56 1,6 0,9
Đắk Lắk
Quảng 58 Trị
57 0,9 0,8
Nghệ An 59
Đắk Lắk 58 0,8 0,4
Hoà Bình Nghệ 60
An 59 -0,6 0,4
An Giang 61
Hoà Bình 60 -0,6 -0,7
Lạng Sơn 62
An Giang 61 -2,6
-0,7
Lai Châu 63
Lạng Sơn 62 -8,0 -2,6
Lai Châu 63 -8,0

63
Biểu đồ 6: Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD
Biểu đồ 6: Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD
điểm
thờithời 31/12/2019
điểm cácđịa
31/12/2019 các địaphương
phương
Người
Người
1000 người

Hồ Chí Minh 1 2.946.688


Hồ Chí Minh 1
Hà Nội
2 2.469.072 2.946.688
Hà Nội
Bình Dương23 1.149.430 2.469.072
Bình Dương Đồng Nai34 1.149.430
872.288
ĐồngHải NaiPhòng45 482.603 872.288
Hải Phòng 5
Bắc Ninh6 482.603
414.407
Bắc Ninh 6
Long An7 414.407
354.970
Long HảiAn 7
Dương8
354.970
347.213
Hải Dương
Thanh Hoá 89
347.213
328.745
Thanh Hoá Đà Nẵng
9
10
328.745
307.295
Đà NẵngBắc Giang
10
11
307.295
254.603
Bắc Giang 11 254.569
249.875
Quảng Ninh 12
Quảng Ninh 12 249.875
220.181
Hưng Yên 13
Hưng Yên 13 220.181
Vĩnh Phúc 14 206.661
Vĩnh Phúc 14 206.661
Thái Nguyên 15 202.117
Thái Nguyên 15 202.117
Tây Ninh 16 201.962
Tây Ninh 16 201.962
Nghệ An 17 201.229
Nghệ An 17 201.229
Bà Rịa - Vũng Tàu 18 197.280
197.280
Bà Rịa - Vũng Tàu 18
Nam Định 19 191.464
191.464
Nam Định 19
Thái BìnhThái Bình20
20
186.061
186.061
Tiền Giang
Tiền Giang 21
21
185.389
185.389
Khánh Khánh
Hoà Hoà 22
22 176.405
176.405
QuảngQuảng
Nam Nam 23
23 167.224
167.224
Phú Thọ Phú Thọ 24
24 151.608
151.608
Ninh
Ninh Bình 25 Bình
25 145.710
145.710
Bình Phước
Bình Phước 26
26 132.636
132.520
Hà Nam Hà Nam 27
27 129.338
129.338
Bình Định
Bình Định 28
28 128.300
128.300
Cần Thơ Cần Thơ 29
29 116.676
116.676
Kiên Giang
Kiên Giang 30
30 95.408
95.408
Thừa Huế
Thừa Thiên Thiên Huế 31
31 89.211
89.211
Quảng Quảng
Ngãi Ngãi 32
32 83.058
82.847
Bến Tre 33
Bến Tre33 81.423
81.423
Hà Tĩnh 34
Hà Tĩnh34 75.798
75.798
Vĩnh LongVĩnh Long35
35 75.453
75.453
Bình Thuận
Bình Thuận 36
36 74.993
74.993
Đắk Lắk 37
Đắk Lắk37 72.062
72.062
An Giang An Giang38
38 71.999
71.999
Đồng ThápĐồng Tháp 39
39 70.909
71.424
Lâm Đồng Lâm Đồng 40
40 65.317
65.317
Lào Cai 41
Lào Cai41 52.710
52.710
Gia LaiGia Lai42
42 52.540
52.540
Trà Vinh 43
Trà Vinh43 51.916
51.916
Hoà Bình Hoà Bình44
44 47.533
47.533
Cà Mau Cà Mau45
45 47.077
47.077
Quảng Quảng
Bình Bình 46
46 45.392
45.392
Hậu GiangHậu Giang 47
47
44.194
44.194
Sóc TrăngSóc Trăng48
48
41.356
41.356
Phú Yên Phú Yên
49
49
39.779
39.779
Điện Biên 50 38.488
38.488
Điện Biên 50
Yên Bái 51 35.446
35.446
Yên Bái51
Bạc Liêu 52 34.132
Bạc Liêu52 34.132
Kon Tum 53 29.712
Kon Tum 53 29.712
Quảng Trị 54 29.239
Quảng Trị 54 29.239
Tuyên Quang 55 27.975
Tuyên Quang 55 27.975
Sơn La 56 26.729
Sơn La56 26.729
Ninh Thuận 57 26.711
Ninh Thuận 57 26.711
23.032
Hà Giang 58
Hà Giang 58 23.032
21.526
Lạng Sơn 59
Lạng Sơn 59 21.526
17.467
Đắk Nông 60
Cao BằngĐắk Nông 60
61 17.467
16.665
Lai ChâuCao Bằng 61
62 16.665
10.356
Lai
Bắc Kạn 63 Châu62 10.356
7.597
Bắc Kạn 63 7.597

64
Biểu đồ 7: Tốc độ tăng số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động
BiểuBiểu
đ ồ 7:đồTốc độ tăng
đ ộ tăng
7: Tốc sốđlao
s ố lao trong
ộngđộng doanh
trong nghiệp
doanh đangđang
nghiệp ho ạthoạt có kết quả SXKD
đ ộngđộng
Biểu đồ 7: Tốc độcó tăng
kếtsố
quảlaoSXKD
độngnăm
trong doanh
2019 2018đang
nghiệp
so với hoạtphương
các địa động có kết quả SXKD
có kết quả SXKDnămnăm
2019 2019
so v so các đ các
với 2018
ớ i 2018 địa phương
ịa phương
năm 2019 so với 2018 các địa phương %
%
%
%
CẢ NƯỚC 0 2,4
CẢ NƯỚC
BắcCẢ Giang0 1
0
2,4 2,4 17,8
NƯỚC
Bắc CẢGiang
Tuyên NƯỚC
BắcQuang 1
Giang02 1 2,4 12,8 17,8 17,8
Tuyên BắcQuang
Tuyên
ĐắkGiang 2 13 2
Quang
Nông
12,8
12,2 12,8 17,8
Tuyên
ĐắkThanhQuang
Nông
ĐắkHoá 3 24 3
Nông 11,8 12,8
12,2 12,2
Đắk
Thanh Nông4Hoá
Hoá
Thanh 3 11,8 12,2
11,8
Sóc Trăng 5 4 11,1
Thanh
Sóc Trăng Hoá 5 4 11,1 11,8
Vĩnh Long 6 5
SócLong
Sóc
Trăng
Trăng
5 6
10,6 11,111,1
Vĩnh Vĩnh
Bình Long 6
Long
Phước 67
10,610,3 10,610,6
BìnhVĩnhPhước
Bình
Hưng 7 87
Phước
Yên
10,3
8,7 10,2
Bình
Hưng Phước
Yên
Hưng Yên7 8
8 8,7 10,2
8,7
Ninh Thuận
Hưng 89 9 7,9 8,7
Ninh ThuậnNinhYên Thuận
9 7,97,6 7,9
NinhBạc Liêu 10
Thuận 910 7,97,6
Bạc Liêu Bạc Liêu
10 7,67,4
BạcLong Liêu
Long
An 10 11 7,6 7,4
Long
Quảng An 11An12 11
Ngãi
7,47,1 7,4
Long An 11 12
Quảng
Quảng
Quảng
NgãiTháp
Đồng Ngãi
Ngãi
12 13
12 13
7,1 7,0 7,4 7,4
Đồng BắcTháp
Bắc
Bắc
Ninh
Ninh
13 13 7,0 6,9 6,9 6,9
Trà Vinh14 14
Ninh
6,96,6 6,6 6,6
BắcTràNinhVinh 14
TràPhúVinhThọ141515 6,5
TràPhúVinh Thọ 15 16 6,6 6,5 6,5
Phú
Quảng Nam15
Thọ 16 6,4
Phú
Quảng ThọNam 16 17 6,5 6,4 6,4 6,3
Quảng
Vĩnh Phúc16
Nam 17
QuảngVĩnh Nam
Vĩnh
ĐồngPhúc
Phúc17 17
Tháp1818
6,46,3 6,3 6,2
Vĩnh
Đồng Phúc
TâyTháp
TâyNinh18
Ninh1819 19
6,3
5,7 6,25,7
Tây
Tây NinhNinh 19 19 5,7
5,0 5,7
5,0
AnAn Giang
Giang 20 20
AnAn Giang
Giang 20 20 5,04,6 5,04,6
HàHàTĩnhTĩnh 2121
Hà HàTĩnh
Quảng
Quảng
Tĩnh
Ninh21 21
Ninh 2222
4,6 4,5 4,6 4,5
Quảng
Quảng Ninh
Phú
Ninh22
Phú YênYên22 23
23
4,5 4,4 4,5 4,4
Phú
PhúThái
Yên Yên
Thái 23 23
Bình24 24 4,44,1 4,43,9
Thái Bình
Bình 24 3,9 3,8
Thái Bình
ĐàĐà 24 2525
Nẵng
Nẵng
4,13,8
ĐàĐà Nẵng
Nam
Nẵng 25 25
Định 26 3,83,5 3,83,5
Nam Nam Định
Định 2626 3,5 3,3
Nam Quảng
Định Bình
26 27 3,53,4
QuảngQuảng

Bình 27
BìnhGiang
27 3,3 3,3
Quảng Hà Bình 27 28 28 3,3 3,3
Hà Hải Giang
Giang 28 29 3,3 3,2
Hà Giang Phòng
28 3,3 3,2 3,22,9
HảiHảiPhòng
Phòng
Bắc Kạn29 2930
Hải Bắc
PhòngBắcKạn 29
Kạn 3030 31
3,22,9 2,92,7
Bắc Kạn Lào Cai
30 31 2,92,7
Lào LàoCai
Nghệ Cai An3132 2,7 2,6
Lào
Nghệ CaiAn
Nghệ 31 32 2,7 2,6 2,6 2,5
Hà AnNam32 33
Nghệ
HàHà An
Nam 32
Nam 33 3334
2,6 2,5 2,5 2,4
Bình Dương
BìnhHà Nam
Dương
Bình Dương 33 34 34 35
2,5 2,4 2,41,9
Yên Bái
Bình Dương
Yên Yên
CầnBái 34 35
Bái
Thơ 3536
2,41,9 1,91,4
Cần
Yên BáiThơ
Đồng
Cần 35Nai36
Thơ 3637
1,91,4 1,4 1,4
Đồng
CầnBình Nai
ThơThuận 36 37 1,4 1,4 1,41,1
Đồng Nai 3738
Bình
Đồng Thuận
Nai
Tiền 37 38
Giang 1,41,1 1,1 1,0
Bình Thuận 3839
Tiền
Bình Giang
Thuận Hà38 Nội39 1,1 1,0 1,00,8
Tiền Giang 3940 0,8 0,7

Tiền Giang BìnhNội 39 40
Định 1,00,8
Bình Hà
ĐịnhNội 4041 0,7 0,5

Hồ Nội
BìnhChí 40 41
Minh
Định 4142
0,8 0,7
Hồ
BìnhChí Minh
Định 42
Sơn41La 43 0,7 0,6 0,5 0,4
HồSơnChí Minh
La
Gia 4342
0,60,4 0,4 0,3
Hồ Chí Minh 42Lai43 44
GiaSơn LaiLa 44 45 0,30,1
Sơn KonLa Tum
43 0,4 0,3
Kon Gia
Tum Lai 4544 0,1 0,0
Lâm
GiaKon Đồng
LaiTum 44 4546 0,30,1
Lâm Đồng
KonLâmTum Bến45 46
Tre 47 0,1 -0,4-0,4 0,0
Bến Tre 47
Đồng
Hải Dương 4648 0,0-0,6
Lâm
Hải Đồng
Dương 46 48
Khánh Hoà47 49
Bến Tre -0,4 0,0-0,6-0,8
Bến
Khánh Tre
HảiQuảngHoà47Trị49
Dương 4850
-0,4-0,6 -0,8-0,8
HảiQuảng
Dương 48 49 -0,6-0,8 -0,8-1,1
Thừa ThiênTrị
Khánh Huế 50
Hoà 51
Khánh
Thừa Thiên Hoà 49 -0,8-0,8 -1,1
HậuHuế
Quảng Trị 51
Giang 5052 -1,9
Quảng
Hậu
BàThừa
Rịa
Trị Huế
- Giang
Thiên
Vũng
50 52
Tàu5153
-0,8-1,1 -1,9-2,1
Thừa
Bà RịaThiên
- Vũng Huế
Kiên
Hậu Tàu 51 53
Giang
Giang 52 54
-1,1
-1,9 -2,1
-2,8
Kiên Cao
Bà Hậu
Giang
Rịa -Giang
Vũng Tàu 52 54
Bằng 5355
-1,9-2,1 -2,8 -3,3
CaoTàu
Bà Rịa - Vũng Bằng 53 55 -2,1 -3,3-3,5
Kiên Cà Giang Mau54 56 -2,8
Kiên CàGiang MauBiên
Điện 54 56 -2,8 -3,5-3,5
Cao Bằng 5557 -3,3
Điện
Cao Bằng Biên55
Hoà Bình57 58 -3,3-3,5 -3,5-3,7
HoàĐiện Biên
Bình56 5856 -3,7-3,8
Điện Biên
Ninh
Cà MauBình 57 59
-3,5-3,5
Ninh
Cà Hoà
Mau Bình
Đắk 57 59
Lắk 5860 -3,5-3,7 -3,8-4,3
Bình -4,3-4,4
HoàĐắk Lai
Bình Lắk 58 60
Châu 61 -3,7-3,8
LaiNinh
Châu Bình 6159 -4,4
-4,8
Ninh Thái
Bình Nguyên
59 60 62 -3,8
-4,3
Thái Nguyên Đắk Lắk 62 -4,8
ĐắkLai Lạng
LắkChâu Sơn 63
60 61
-4,3-4,4 -5,5-5,5
Lạng Sơn 63
Lai
TháiChâu
Nguyên 61 62 -4,4
-4,8
Thái NguyênLạng Sơn 62 63 -4,8
-5,5
Lạng Sơn 63 -5,5

6565
Biểu đồ 8: Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2019 các địa phương
Biểu đồ 8: Doanh thu thuần của doanh nghiệp năm 2019 các địa phương
NghìnTỷtỷđồng
đồng
Tỷ đồng

Hồ Chí Minh 1 5.993.159


Hồ Chí Minh Hà 1 Nội 2 4.571.334 5.993.159
Hà Nội 2 4.571.334
Bình Dương 3 1.432.764
Bình Dương 3 1.432.764
Bắc Ninh 4 1.358.866
Bắc Ninh 4 1.358.866
Đồng Nai 5 1.250.860
Đồng Nai 5 1.250.860
Thái Nguyên 6 899.209
899.209
Thái Nguyên 6
859.476
Hải PhòngHải Phòng
7 7 859.476
Quảng Ninh Quảng8Ninh 8 537.879537.879
Bà Rịa
Bà Rịa - Vũng Tàu- Vũng9 Tàu 9 507.040 507.040
Vĩnh PhúcVĩnh10 Phúc 10 453.835 453.835
Long An Long 11 An 11 438.816 438.816
Hải Dương Hải Dương
12 12 398.318 398.318
Hưng YênHưng 13Yên 13 369.745 369.745
Đà Nẵng Đà14 Nẵng 14 337.470 337.470
Ninh BìnhNinh 15Bình 15 299.382 299.382
Thanh Hoá Thanh 16Hoá 16 279.441 279.441
Bắc GiangBắc17 Giang 17 277.417 277.417
Cần Thơ Cần 18Thơ 18 225.274 225.274
Nghệ An Nghệ 19 An 19 218.793 218.793
Tây Ninh 20 210.759210.759
Tây Ninh 20
Quảng Ngãi 21 195.368
Quảng Ngãi 21 194.885
Quảng Nam 22 191.966
Quảng Nam 22 191.966
Bình Phước 23 190.783
Bình Phước 23182.390191.356
Khánh Hoà 24
Khánh 182.390
Hà Nam 25Hoà 24165.369
Phú Thọ Hà26Nam 25154.906
165.369
Đồng Tháp Phú 27Thọ 26153.831154.906
Tiền Giang Đồng28 Tháp 27152.278154.533
Thái Bình Giang 28150.994152.278
Tiền29
Nam ĐịnhThái 30Bình 29141.744150.994
Hà TĩnhNam31Định 30141.134141.744
Kiên Giang Hà 32Tĩnh 31140.177141.134
Bình Định Kiên33
Giang 32 121.640140.177
Cà MauBình34Định 33 118.733121.640
An Giang Cà 35Mau 34 117.644118.733
Bình Thuận An36 Giang 35 110.873117.644
Đắk Lắk Bình 37
Thuận 36 105.182110.873
Lâm Đồng Đắk 38 Lắk 37 100.269105.182
Thừa Thiên Huế 39 85.899 100.269
Lâm Đồng 38
Lào Cai 40 79.384
Thừa Thiên Huế 39 85.899
Bến Tre 41 74.415
Lào Cai 40 79.384
Gia Lai 42 71.212
Bến Tre 41 72.943
Sóc Trăng 43 68.390
Vĩnh Long 44 Gia Lai 68.057 71.211
42
Trà VinhSóc45 Trăng 4366.098 68.390
Hậu GiangVĩnh46Long 44 64.457 68.057
Quảng Bình Trà 47Vinh 4561.705 66.098
Đắk NôngHậu48 Giang 46 56.383 64.457
Quảng
Bạc Liêu 49Bình 45.456
47 61.705
Hoà BìnhĐắk50 Nông 44.384
48 56.383
Quảng Trị Bạc 51Liêu 37.578
49 45.456
Lạng Sơn Hoà 52Bình 37.155
50 44.384
Phú YênQuảng 53 Trị 36.950
51 37.578
Kon Tum Lạng 54Sơn 34.479
52 37.155
Yên Bái Phú 55Yên 32.720
53 36.950
Sơn La Kon 56Tum 31.786
54 34.479
Ninh Thuận Yên 57 Bái 29.645
55 32.720
Tuyên Quang 58 24.275
Sơn La 56 31.786
Điện Biên 59 18.994
Ninh Thuận 57 29.645
Hà Giang 60 15.508
Tuyên Quang 58 24.275
Cao Bằng 61 13.328
18.994
Lai ChâuĐiện 62Biên 10.105
59
Hà Giang 60
5.305 15.508
Bắc Kạn 63
Cao Bằng 61 13.328
Lai Châu 62 10.105
Bắc Kạn 63 5.305

66
Biểu đồ
Biểu đồ 9: độtăng
Tốc độ
9: Tốc tăngdoanh
doanhthu
thuthuần
thuầncủa
của doanh
doanh đang
đang
nghiệp
nghiệp hoạt
hoạt động
động
có kết quả SXKD năm 2019 so với 2018 các địa phương
có kết quả SXKD năm 2019 so với 2018 các địa phương
%
%
CẢ NƯỚC 0 11,4
Điện Biên 1 44,3
CẢ NƯỚC 0 11,4
Thanh Hoá 2 39,9
Điện Biên 1 44,3
Trà Vinh 3 34,0 39,9
Thanh Hoá 2
Bình Thuận 4
Trà Vinh 3
31,2 34,0
Bắc Giang
Bình 5
Thuận 4 29,9 31,2
KonBắcTum 6
Giang 5 29,4 29,9
NinhKonBình Tum
7 6 28,7 29,4
Bình Phước
Ninh Bình8 7 28,0 28,7
Ninh Thuận
Bình Phước9 8 23,5 27,6
Sơn
NinhLaThuận
10 9 20,0 23,5
Sơn 11
Tây Ninh La 10 17,4 20,0
Tuyên QuangTây Ninh12 11 17,1 17,4
Tuyên Quang
Yên Bái 13 12 15,7 17,1
Hà Yên
Nội Bái
14 13 15,1 15,7
Hưng Yên Hà Nội
15 14 14,5 15,1
TháiHưng
Bình Yên16 15 14,2 14,5
Hải DươngBến Tre17 16 13,9 14,2
VĩnhHải Dương
Phúc 18 17 13,7 13,9
Vĩnh Phúc 18 13,7 13,7
Kiên Giang 19
Kiên Giang 19 13,7
Hải Phòng 20 13,7
Hải Phòng 20 13,7
Bình Dương 21 13,4
Bình Dương 21 13,4
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh22 22 13,2 13,2
LongLong
An An23 23 13,1 13,1
NamNam ĐịnhĐịnh24 24 12,9 12,9
Đà Nẵng
Đà Nẵng 25 25 12,7 12,7
Nghệ An An
Nghệ 26 26 12,4 12,4
SócSócTrăng 27 27
Trăng 12,0 12,0
BếnAnTre 28 28
Giang 11,9 11,4
An Bình
GiangĐịnh29 29 11,4 11,2
BìnhThái
ĐịnhBình30 30 11,2 11,2
Hà Nam
Hà Nam 31 31 11,2 11,2
PhúPhúThọ Thọ32 32 11,1 11,1
Hồ Minh
Hồ Chí Chí Minh33 33 11,0 11,0
HoàHoàBìnhBình34 34 11,0 11,0
VĩnhVĩnh
LongLong35 35 10,2 10,2
Hà Giang
Hà Giang 36 36 10,2 10,2
Thái Nguyên 37 9,9 9,9
Thái Nguyên 37
Tiền Giang 38 9,3
Tiền Giang 38 9,3
Lai Châu 39 7,8
Lai Châu 39 7,8
Đồng Tháp 40 6,9
Đồng Tháp 40 7,4 6,4
Cao Bằng 41
Cao Bằng 41 42
Lào Cai
6,4 6,3
LàoCần
Cai Thơ
42 43 6,3 6,2
Cần Thơ 43
Quảng Trị 44 6,2 6,1
Quảng ĐồngTrị Nai
44 45 6,1 6,1
Thừa Đồng Nai Huế
Thiên 45 46 6,1 4,5
Thừa Thiên HuếNông
Đắk 46 47 4,5 4,1
Đắk NôngNam
Quảng 47 48 4,1 3,4
Quảng Nam Phú Yên 48 49 3,4 3,4
PhúBắc
Yên Kạn49 50 3,4 3,3
Quảng
Bắc KạnBình 50 51 3,3 3,1
QuảngKhánh
Bình Hoà51 52 3,1 2,4
Quảng
Khánh HoàNgãi52 53 2,4 2,1
Quảng
Quảng NgãiNinh53 54 1,8 1,5
Quảng Ninh Cà Mau 54 55 1,5 1,3
CàLâm
MauĐồng 55 56 1,3 0,6
Gia Lai 57 -0,9
0,6
Lâm Đồng 56
Bắc Ninh 58 -1,0
Gia Lai 57 -0,9
Lạng Sơn 59 -1,7
Bắc Ninh 58 -1,0 -2,4
Hậu Giang 60
Lạng Sơn 59 -1,7 -3,5
Bạc Liêu 61
Hậu GiangĐắk Lắk60 62 -2,4 -4,6
Bà RịaBạc Liêu Tàu
- Vũng 61 63 -3,5 -6,1
Đắk Lắk 62 -4,6
Bà Rịa - Vũng Tàu 63 -6,1

67
Biểu đồ 10: Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động
Biểu
Biểu đồđồ 10:
10: Thu
Thu nhập
nhập bình
bình quân
quân của
của người
người lao
lao động
động trong
trong doanh
doanh nghiệp
nghiệp đang
đang hoạt
hoạt động
động
có kết quả SXKD
có kết năm
quả SXKD2019
năm các
2019địa
cácphương
địa phương
có kết quả SXKD năm 2019 các địa phương
Triệu đồng/ %
tháng
Triệu đồng/ tháng
CẢ NƯỚC 0 9,3
CẢ NƯỚC 0 9,3
CẢ Bà Rịa - Vũng
NƯỚC 0 Tàu1 1 9,3 11,5
Bà Rịa - Vũng Tàu 11,5
Bà Rịa - Vũng Hồ Chí1Minh 2
Tàu 10,8 11,5
Hồ Chí Minh 2 10,8
Hồ Chí Minh Hà 2 Nội 3 10,5 10,8
Hà Nội 3 10,5 10,5
Hà Nội Quảng3Ninh 4 10,1
Quảng Ninh 4 10,1
Quảng NinhĐồng 4 Nai 5 10,0 10,1
Đồng Nai 5 10,0
Đồng NaiBắc5Ninh 6 10,0 10,1
Bắc Ninh
Bắc Ninh 6
6 10,0 10,0
Bình Dương 7 9,5
Bình Dương 7 9,5
Bình Dương 7
Thái Nguyên 8 9,4 9,5
Thái
Thái Nguyên Lào Nguyên 8
8 Cai 9 9,4 9,4
9,0
Bắc Giang Lào Cai
9 9 9,0 9,3
Vĩnh Phúc 10 8,8
Lào Vĩnh
Cai Đà Phúc
10 10 8,8 8,9
Nẵng 11 8,4
Vĩnh Phúc Đà Nẵng 11 11 8,4 8,8
Hải Dương 12 8,4
Hải Dương
Đà Nẵng Hưng 12Yên12 13 8,4
8,2
8,4
Hải DươngHưng Yên
13 13 8,2 8,4
Hải Phòng 14 8,2
Quảng Ngãi Hải Phòng 14 14 8,2 8,2
Quảng Ngãi 15 8,2
HưngQuảng
Yên Ngãi 15 15 8,2 8,2
Bắc Giang 16 8,1 8,2
Hải PhòngBắc Giang 16 16 8,1
Tây Ninh 17 8,1
Tây Ninh Tây Ninh 17 17 8,1 8,1
Long An 18 7,8
Long An Long18 An 18 7,8 7,8
Hà Nam 19 7,7
Hà Nam Hà Nam 19 19 7,7 7,7
Phú Thọ 20 7,5
Phú Thọ Phú Thọ20 20 7,5 7,6
Tiền 21Giang 21 7,5
Tiền Giang
Tiền Giang 21 7,5 7,5
Bình Phước
22 22 22 7,4
Bình Phước
Bình Phước 7,4 7,2
Kiên 23Giang 23 7,2
Kiên Giang
Kiên Giang 23 7,2 7,2
TreSóc Trăng 24 7,1
Bến Sóc 24
Trăng 24 7,1 7,1
Sóc Trăng Lâm 25 25 25
Đồng 7,17,1
Lâm Đồng 7,1
Hà Tĩnh Hà26Tĩnh 26 7,17,1
Hà Tĩnh 26 7,1
Lâm Đồng Cà27Mau 27 7,0 7,1
Cà Mau 27 7,0 7,0
Cà Mau Khánh 28Hoà 28 7,0
Khánh Hoà 28 7,0 7,0
Khánh Hoà Bến 29Tre 29 6,9
Đồng Tháp
Bến Tre 29
30
6,9 6,9
Tuyên Quang 30 6,9
Tuyên Quang 30
Tuyên Quang Đồng31
6,9 6,9
Tháp 31 6,9
Đồng Tháp 31
Bắc Kạn Bắc 32Kạn 32 6,9 6,8
6,8
Ninh Bình Bắc Kạn 32
Ninh33Bình 33
6,8 6,8
6,8
Ninh ThuậnNinh Bình 34 33 6,8 6,8
Ninh Thuận 34 6,8
Hoà Ninh
BìnhThuận 34
Hoà35Bình 35
6,86,6
6,6
Quảng Nam Hoà Bình
Quảng36
35 6,6 6,5
Nam 36 6,5
CầnQuảng
Thơ Cần Nam
37Thơ36 37 6,5 6,5
6,5
Cao Bằng Cần Thơ
Cao38
37 6,5 6,4
Bằng 38 6,4
Vĩnh LongCao Bằng
Vĩnh39
38 6,4 6,3
Long 39 6,3
Vĩnh Long
An Giang 40 39 6,3 6,3
Quảng Bình 40 6,3
Quảng Quảng
Bình Bình 41 40 6,3 6,3
An Giang 41 6,3
Bình Định An Giang 42 41 6,3 6,3
Bình Định 42 6,3
Hà Giang
Bình Định 43 42 6,3 6,2
Hà Giang 43 6,2
Bình Thuận Hà Giang 44 43 6,2 6,2
Bình Thuận 44 6,2
YênBình
BáiThuận 45 44 6,2 6,2
Yên Bái 45 6,2
Thừa Thiên Huế Yên 46 Bái 45 6,2 6,1
Thừa Thiên 47Huế46 46 6,1
Hậu
ThừaGiang
Thiên Huế 6,1 6,1
Gia Lai 47 6,0
Gia LaiGia 48 Lai 47 6,0 6,0
Hậu 49 Giang 48 6,0
Thái Bình
Hậu Giang 48 6,0 6,0
Thái50Bình 49 6,0
Nam Định Thái Bình 49 6,05,9
Kon Tum Nam51 Định 50 5,9
5,9
Nam Định 50 5,9
Quảng Kon TrịKon 52 Tum 51 5,8
5,9
Tum 51 5,9
Lạng SơnQuảng 53 Trị 52 5,8
5,8
Quảng Trị 52 5,85,7
Nghệ AnLạng 54Sơn 53 5,8
Lạng Sơn 53 5,85,7
Lai Châu Nghệ 55 An 54 5,7
Nghệ An 54
Trà Vinh Lai56
5,75,7
Châu 55 5,7
Lai Châu 55
Bạc Liêu Trà57Vinh 56 5,75,6
5,7
Trà Vinh 56
Phú Yên Bạc 58Liêu 57 5,75,6
5,6
Đắk Nông Bạc Liêu
59Yên57 58 5,6
5,5
Phú 5,6
Thanh Hoá Phú Yên
Đắk60
58 5,6
5,3
Nông 59 5,6
SơnĐắk La
Thanh
Nông
61Hoá59 60 5,6
5,05,3
ĐắkThanh
Lắk Hoá 62 La60 61 5,3
4,9
Sơn 5,0
Điện BiênSơn 63La 61 5,0
4,7
Đắk Lắk 62 4,9
Đắk Lắk 62 4,9
Điện Biên 63 4,7
Điện Biên 63 4,7

68

You might also like