You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TIẾNG PHÁP

VŨ QUỲNH ANH
NGUYỄN HẠNH HOA
NGUYỄN THỊ THU HƯNG

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI


KHOA TIẾNG PHÁP TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN
THỜI KÌ COVID-19

Hà Nội, 04/2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TIẾNG PHÁP

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI


KHOA TIẾNG PHÁP TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN
THỜI KÌ COVID-19

Người thực hiện: Vũ Quỳnh Anh


Nguyễn Hạnh Hoa
Nguyễn Thị Thu Hưng
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trang

Hà Nội, 04/2022
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm nói chung và đặc biệt là các cô giáo
của Khoa Tiếng Pháp nói riêng vì đã luôn tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bài
nghiên cứu khoa học một cách tốt nhất.

Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ không thể hoàn thành được nếu không có
sự chỉ dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang - giáo viên
hướng dẫn của chúng tôi. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất tới cô về tất
cả những lời nhận xét quý báu, góp ý chỉnh sửa và những lời động viên là động
lực giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu của
mình. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên năm
hai của Khoa Tiếng Pháp đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong bài
nghiên cứu này.

Chúng tôi đã hoàn thành bài nghiên cứu bằng tất cả sự cố gắng trong suốt
quá trình thực hiện, song không thể tránh được những mặt hạn chế, những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn của thầy cô
và các bạn.

Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu................................................1
4. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
7. Nội dung nghiên cứu........................................................................................2
8. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
9. Tài liệu tham khảo............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................4
1. Đại dịch Covid-19.............................................................................................4
2. Khái niệm học trực tuyến................................................................................4
3. Thế mạnh và khó khăn của việc học trực tuyến............................................4
4. Vai trò của học trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.....................5
5. Yếu tố ảnh hưởng đến người học....................................................................6
6. Công cụ học tập trực tuyến.............................................................................6
6.1. Khái niệm................................................................................................................
6.2. Vai trò.....................................................................................................................
CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG PHÁP CỦA SINH
VIÊN NĂM THỨ HAI TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN THỜI KÌ
COVID-19..............................................................................................................7
1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU KHẢO SÁT.........................7
1.1. Giới thiệu khách thể nghiên cứu.........................................................................
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến học tập của sinh viên trong việc học trực
tuyến thời kì Covid-19.................................................................................................
1.2.1. Nhân tố khách quan...............................................................................7
1.2.1.1. Gia đình...........................................................................................7
1.2.1.2 Nhà trường........................................................................................8
1.3 Xã hội......................................................................................................................
1.3.1 Sức mạnh của công nghệ........................................................................8
1.3.2 Tác động từ các yếu tố của môi trường..................................................9
1.2.2 Nhân tố chủ quan.................................................................................10
1.2.2.1 Thể chất.........................................................................................10
1.2.2.2. Tinh thần.......................................................................................11
1.3 Cấu trúc bài khảo sát...........................................................................................
1.3.1 Phần 1 – kĩ năng nghe...........................................................................12
1.3.2 Phần 2 – kĩ năng nói............................................................................12
1.3.3 Phần 3 - kĩ năng đọc............................................................................13
1.3.4 Phần 4 - kĩ năng viết.............................................................................13
2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU........................13
2.1 Phân tích các câu hỏi điều tra...........................................................................
2.1.1 Phần 1 – kĩ năng nghe..........................................................................13
2.1.2 Phần 2 – kĩ năng nói............................................................................17
2.1.3 Phần 3 - kĩ năng đọc............................................................................18
2.1.4 Phần 4 - kĩ năng viết............................................................................19
2.2 Kết luận sư phạm:................................................................................................
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT SƯ PHẠM GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ
HAI GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC TRỰC
TUYẾN THỜI KÌ COVID-19...........................................................................21
1. Giải pháp đối với kỹ năng nghe.....................................................................21
1.1. Các phương pháp đề ra.........................................................................................
1.2. Các phương tiện hỗ trợ.........................................................................................
1.3. Ứng dụng học nghe tiếng Pháp.............................................................................
2. Giải pháp đối với kỹ năng nói........................................................................23
2.1. Các phương pháp đề ra.........................................................................................
2.2. Các phương tiện hỗ trợ.........................................................................................
3. Giải pháp đối với kỹ năng đọc.......................................................................26
3.1.Các phương pháp đề ra..........................................................................................
3.2.Các phương tiện hỗ trợ..........................................................................................
4. Giải pháp đối với kỹ năng viết.......................................................................29
4.1.Các phương pháp đề ra..........................................................................................
4.2.Các phương tiện hỗ trợ..........................................................................................
KẾT LUẬN.........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................33
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả kỹ năng nghe.......................................................15


Bảng 2: Bảng khảo sát thái độ học tập của sinh viên...........................................15
Biểu đồ 1: Biểu đồ đánh giá thái độ học tập của sinh viên với kỹ năng nói........17
Biểu đồ 2: Biểu đồ từ vựng Tiếng Pháp sinh viên học trong một tháng..............19
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
(COVID-19) đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã
hội. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh
hưởng bởi nhiều trường học buộc phải đóng cửa để nhằm hạn chế tối đa sự lây
lan của dịch bệnh. Trước những thách thức này, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cũng đã triển khai học trực tuyến để kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp
của dịch bệnh COVID-19. Thực tế cho thấy, trong quá trình triển khai hoạt động
này, sinh viên đã gặp phải nhiều khó khăn và rào cản để vừa duy trì chất lượng
dạy học vừa hoàn thành chương trình đúng tiến độ, đảm bảo việc học tập của
sinh viên. Do đó, chúng tôi đã nghiên cứu về các yếu tố rào cản trong việc học
trực tuyến của sinh viên Khoa Tiếng Pháp – Đại học Sư Phạm Hà Nội để chỉ ra
một số khó khăn về không gian học tập cũng như các yếu tố tâm lý ảnh hưởng
đến hiệu quả học tập của sinh viên. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một số giải
pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn đó.

2. Mục đích nghiên cứu

Bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào hai vấn đề lớn sau:

Thứ nhất: Tìm hiểu về những khó khăn của sinh viên năm thứ hai khoa
Tiếng Pháp trong việc học trực tuyến thời kì Covid-19.

Thứ hai: Đưa ra các đề xuất sư phạm giúp các bạn sinh viên năm thứ hai
có thể học tập hiệu quả hơn trong việc học trực tuyến.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những khó khăn mà người học mắc phải trong
việc học tập trực tuyến. Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm thứ hai Khoa
Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bởi đây là nhóm đối tượng có thời

1
gian tiếp cận với việc học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, trực
tiếp trải qua những khó khăn bất lợi trong thời gian học trực tuyến này.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi xin đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Những khó khăn trong việc học tập trực tuyến đối với bộ môn
tiếng Pháp mà sinh viên năm thứ hai đang theo học là gì?
Câu hỏi 2: Những đề xuất sư phạm giúp sinh viên năm thứ hai giải quyết
những khó khăn mà họ mắc phải trong quá trình học tập là gì?

5. Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tại khoa Tiếng Pháp
trường Đại học Sư phạm Hà Nội với thời gian từ ngày 15/12/2021 - 15/04/2022.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu của chúng tôi có nhiệm vụ nghiên cứu về những khó khăn
mà sinh viên năm thứ hai gặp phải khi học tiếng Pháp trực tuyến những ngày
Covid-19. Từ đó, chúng tôi đưa ra những đề xuất sư phạm phù hợp, có ích cho
sinh viên.

7. Nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu được chia ra làm 3 chương:


Chương 1: Lý thuyết liên quan đến việc học trực tuyến
Chương 2: Những khó khăn của sinh viên năm thứ hai trong việc học trực
tuyến thời kì Covid-19.
Chương 3: Những đề xuất sư phạm giúp sinh viên năm thứ hai giải quyết
những khó khăn trong việc học trực tuyến thời kì Covid-19.
8. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi có thực hiện một số phương pháp
nghiên cứu sau:

2
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích lý thuyết để tìm ra
cơ sở lý thuyết liên quan đến việc học trực tuyến một cách chính xác và rõ ràng
nhất

Phương pháp điều tra, quan sát trực tiếp, tổng hợp và phân tích để nêu ra
những khó khăn của sinh viên trong thời kì học trực tuyến.

9. Tài liệu tham khảo

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Đại dịch Covid-19

“Ngày 11 tháng 03 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra công bố


Covid-19 là đại dịch toàn cầu và đòi hỏi các nước cần có những biện pháp phòng
chống dịch quyết liệt. Theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam, trên thế giới đã có
gần 2 triệu ca nhiễm (tính đến cuối tháng 3 năm 2020), điều này cho thấy mức độ
nghiêm trọng của Covid-19. Nhằm thực hiện phòng chống đại dịch, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg với các biện pháp thực hiện cách ly
toàn xã hội, hạn chế di chuyển, tạm dừng tổ chức các hoạt động tụ tập đông
người trong đó có hoạt động đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục. Nhằm đảm
bảo kế hoạch đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường triển khai
mô hình đào tạo trực tuyến đến học sinh sinh viên toàn quốc.”

2. Khái niệm học trực tuyến

“Học tập trực tuyến đã trở thành một mô hình học tập phổ biến trên thế
giới. Những định nghĩa về học tập trực tuyến thường được gắn liền với yếu tố
công nghệ. Theo Welsh và cộng sự (2003), học tập trực tuyến sử dụng công nghệ
kết nối mạng máy tính trên môi trường internet để cung cấp thông tin và hướng
dẫn cho cá nhân có nhu cầu. Rosenberg (2000) chia sẻ một định nghĩa tương tự
đề cập đến học tập điện tử là sử dụng các công nghệ internet để cung cấp các giải
pháp khác nhau cho người học. Holmes và Gardner (2006) xác định học trực
tuyến cung cấp cho chúng ta quyền truy cập vào các tài nguyên thúc đẩy việc học
ở mọi nơi và mọi lúc. Định nghĩa về học tập trực tuyến có thể khác nhau nhưng
nhưng đều xoay quanh các vấn đề cơ bản là học tập, công nghệ và kết nối.
Nghiên cứu của Oliver và Towers (2000) đã chỉ ra rằng nếu không có môi trường
kết nối và thiết bị phù hợp và dễ dàng truy cập, sẽ rất khó hoặc không thể thực
hiện học tập trực tuyến. Như vậy công nghệ là một điều kiện không thể tách rời
khi đánh giá học tập trực tuyến.”

3. Thế mạnh và khó khăn của việc học trực tuyến

4
Thế mạnh: Với học trực tuyến, tất cả những gì người học cần là máy tính,
kết nối với Internet và khóa học trực tuyến đã đăng ký, sau đó họ có thể ngồi tại
nhà để học mà không cần đến lớp, điều này mang lại cảm giác tự do hơn cho
người học.
Khó khăn: Trong các lớp học trực tuyến, người học không tương tác trực
tiếp với giáo viên. Vì vậy, trong trường hợp có bất kỳ câu hỏi nào, họ có thể gặp
khó khăn khi hỏi giáo viên trực tuyến của họ, vì giao tiếp thường rất không khách
quan. Tuy nhiên, người học cũng có các lựa chọn thay thế cho giải quyết truy vấn
trực tiếp như gửi email và phòng chat trên Zalo. Song có những câu hỏi khó có
thể giải thích được chỉ dựa trên những dòng tin nhắn trên email. Đây chính là
điểm trừ của học trực tuyến.

Học trực tuyến yêu cầu người học cần phải có tinh thần tự giác và tinh
thần cao để tận dụng tốt nhất bài giảng trực tuyến của giáo viên.

Sinh viên thường nghĩ rằng tương tác với một giáo viên trực tiếp là cách tốt
nhất để học, vì nó cho phép giao tiếp hai chiều. Đối với những suy nghĩ như vậy
thì các lớp học trực tuyến đồng bộ sẽ phù hợp hơn.

4. Vai trò của học trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19

Sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến, chúng ta có thể tham gia vào bài giảng
ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào. Thay vì phải đi đến các lớp học offline truyền thống
vào đúng giờ, chúng ta chỉ cần ngồi ở nhà, hoặc đi đến bất cứ đâu thuận tiện cho
việc học trực tuyến để tham gia vào lớp học.

Điều này không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại mà còn tiết
kiệm chi phí cho việc in ấn tài liệu. Đặc biệt là việc chủ động sắp xếp thời gian
tham gia học tập, tạo được sự thoải mái đối với học viên khi được học cùng giảng
viên chất lượng cao.

Nhờ những hình ảnh sinh động của bài giảng cũng như ví dụ thực tế được
giảng viên đưa ra, người học có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức mới không thua
kém gì so với các lớp học offline truyền thống.

5
5. Yếu tố ảnh hưởng đến người học

Yếu tố ảnh hưởng là những yếu tố tác động lên người học, gây ra nhiều
sự thay đổi tích cực và tiêu cực đến chất lượng học tập và khả năng rèn luyện của
học sinh.

6. Công cụ học tập trực tuyến

6.1. Khái niệm

Công cụ học tập trực tuyến có thể là máy tính, điện thoại, tivi, … được
dùng để lưu trữ tài liệu học tập điện tử hay các phần mềm (Zoom, Microsoft
Teams, Google meets,...) giúp ích cho người dạy và người học tham gia vào quá
trình học tập trực tuyến.

6.2. Vai trò

Phần mềm học trực tuyến là nền tảng cung cấp tài liệu học tập cho người
học. Người dùng có thể sử dụng phần mềm để học trực tuyến và sử dụng nhiều
công cụ khác như quản lý lớp học, xây dựng kho tài liệu, đăng ký khóa học, tham
gia khóa học online, nhận các bài kiểm tra…
Thông qua các trang thiết bị học tập, giáo viên có thể truyền tải các thông
tin, hình ảnh, âm thanh để người học nắm bắt kiến thức của bài học. Đồng thời,
người học cũng có thể theo dõi bài giảng của giáo viên và hoàn thành các nhiệm
vụ học tập.

6
CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÓ KHĂN KHI HỌC TIẾNG PHÁP CỦA SINH
VIÊN NĂM THỨ HAI TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN THỜI KÌ
COVID-19

1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU KHẢO SÁT

1.1. Giới thiệu khách thể nghiên cứu

Để tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn khi học Tiếng Pháp của sinh viên
trong việc học trực tuyến thời kì Covid-19, chúng tôi quyết định đưa ra một bài
khảo sát dựa theo ý kiến của ... sinh viên năm thứ hai Khoa Tiếng Pháp - Đại học
Sư phạm Hà Nội.

Chúng tôi lựa chọn những sinh viên năm thứ hai khoa Tiếng Pháp làm
khách thể bởi vì họ là những người trực tiếp học tiếng Pháp, họ là người hiểu
nhất về những khó khăn mà chính mình gặp phải.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến học tập của sinh viên trong việc học trực
tuyến thời kì Covid-19

1.2.1. Nhân tố khách quan

1.2.1.1. Gia đình

Trước diễn biến còn khó lường của dịch COVID-19, học trực tuyến phải
cần có các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh có thể kết nối mạng, máy
tính bảng,...nhưng mỗi một gia đình lại có những hoàn cảnh, nỗi lo khác nhau,
nhiều gia đình không có đủ điều kiện trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho việc
học trực tuyến như: Không sử dụng đường truyền kết nối mạng, không có máy
tính xách tay hay điện thoại thông minh,… khiến việc học của sinh viên trở nên
khó khăn.

Có rất nhiều những gia đình, những bậc phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng
vào con cái về thành tích học tập, về điểm số, điểm GPA,... Có những bậc phụ

7
huynh không tin tưởng, không ủng hộ và hỗ trợ việc học trực tuyến, học tập từ
xa của con bởi họ coi đó là không hiệu quả. Như vậy, phụ huynh nên giảm bớt sự
kỳ vọng về hiệu quả tương đương học tập trực tiếp của học tập từ xa. Đặc biệt là
với chuyên ngành tiếng Pháp, khi mà chủ yếu phải rèn luyện các kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết thì việc tiếp thu và luyện tập lại càng khó khăn.

Thêm một yếu tố ảnh hưởng đến học tập trực tuyến của sinh viên đó là môi
trường. Khi học trực tuyến ở nhà, các điều kiện về không gian và địa điểm học
tập chính là một bất lợi, bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh trong quá trình
học, có gia đình có trẻ em nhỏ, có gia đình do tính chất công việc phải làm việc
tại nhà.

1.2.1.2 Nhà trường

Để đảm bảo không bị gián đoạn quá trình học tập của sinh viên, các trường
đại học đã tổ chức hình thức học tập trực tuyến. Một số ứng dụng học tập trực
tuyến được giáo viên và sinh viên lựa chọn như: zoom, google meet, fcc... Đa số
phần mềm hỗ trợ dạy trực tuyến đều có bản quyền, tính phí, cách sử dụng cầu kỳ
phức tạp. Điều đó gây mất thời gian, kiến thức và ảnh hưởng đến thái độ học tập
của sinh viên.

Việc dạy – học trực tuyến khác hoàn toàn với dạy học truyền thống, do đó,
giáo viên và sinh viên còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ trong những buổi học. Vì vậy
nên việc truyền tải kiến thức cùng việc học tập của giáo viên và sinh viên còn
nhiều hạn chế.

Thời gian biểu khá dày, quá nhiều nhiệm vụ, bài tập các môn khiến cho
nhiều sinh viên cảm thấy chán nản, mất hứng thú học tập.

8
1.3 Xã hội

1.3.1 Sức mạnh của công nghệ

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc khiến nền giáo dục cũng có
nhiều thay đổi đáng kể trong việc dạy và học. Vì vậy, nền tảng công nghệ là yếu
tố quan trọng hàng đầu của mô hình học tập mới này.

Ví dụ: hệ thống học tập trực tuyến của trường Đại học Sư phạm Hà Nội -
CST giúp việc dạy và học trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống này đôi khi
cũng có nhiều lỗi kỹ thuật, cần bảo trì và sửa chữa đến vài ngày. Do đó, ít nhiều
giáo viên và sinh viên cũng bị ảnh hưởng, gián đoạn trong quá trình dạy-học.

Nếu sinh viên biết cách tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ vào việc
học tập thì sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tích lũy tri thức. Ngược
lại, với thời buổi công nghệ số, nếu sinh viên không trang bị cho mình những kỹ
năng công nghệ thông tin nhất định thì sẽ lạc hậu, đi sau thời đại hay kết quả học
tập không như mong muốn.

1.3.2 Tác động từ các yếu tố của môi trường

Trong thời buổi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xã hội huy động lực
lượng tình nguyện từ nhiều tỉnh thành khác đến giúp đỡ vùng khó khăn. Và sinh
viên là một trong số lực lượng tình nguyện đó. Bởi vậy, sinh viên sẽ mất một
phần thời gian, sức lực, không thể tập trung hoàn toàn vào việc học. Như vậy, kết
quả học tập của sinh viên phần nào cũng bị ảnh hưởng.

Có không ít sinh viên đã phải cách ly y tế, tỉ lệ lây nhiễm cao. Thậm chí, có
những sinh viên là F0, F1 gây nên nỗi lo cả về thể chất và tinh thần. Sinh viên lo
lắng về sức khỏe, tính mạng của chính bản thân mình và sợ rằng con đường học
tập bỗng trở nên “ngắn hơn”. Tất cả đều ảnh hưởng rất nhiều đến nhiệm vụ học
tập của sinh viên.

9
Đại dịch Covid-19 làm cho các hoạt động kinh doanh, kinh tế bị tụt giảm,
nhiều lao động thất nghiệp thời gian dài. Sinh viên cũng vậy, vốn có thể vừa đi
học vừa đi làm thêm để trang trải cuộc sống thì giờ đây phải dừng lại tất cả công
việc gây nên nhiều lo lắng về cuộc sống, từ đó đã gây nên một thái độ học tập
không mấy tích cực.

Dịch bệnh Covid-19 cũng là thời điểm tệ nạn xã hội tăng cao, kinh tế bị kìm
hãm, nghèo đói, dịch bệnh, tâm lý không vững vàng gây ra tình trạng suy nghĩ
tiêu cực mà “làm liều”. Việc “làm liều” của một số đối tượng cũng ảnh hưởng
không ít đến thể chất và tinh thần của sinh viên. Sinh viên lo lắng về bản thân và
tài sản của mình. Cùng với đó, sinh viên nhớ gia đình, lo lắng vì dịch bệnh có
thể ảnh hưởng đến những người thân của mình. Một tinh thần với nhiều nỗi lo
như vậy thì chắc chắn việc học tập của sinh viên sẽ bị ảnh hưởng.

1.2.2 Nhân tố chủ quan

1.2.2.1. Thể chất

 Thị giác

Thị giác có ảnh hưởng quan trọng đến việc học tập của sinh viên. Bởi đây là
cơ quan rất phức tạp và tinh vi, 80% những gì sinh viên học được phụ thuộc vào
những điều họ thấy. Sự phối hợp giữa mắt, tay và nhận thức là điều quan trọng
trong việc hình thành tri thức của con người. Nếu sinh viên có vấn đề về thị lực
thì có thể ảnh hưởng đến việc thu nạp tri thức. Tiến sĩ Nielson giải thích, “Trong
lớp học, các vấn đề về thị lực trở thành một trở ngại rất lớn đối với tiềm năng học
tập của sinh viên và thời gian phát hiện vấn đề càng lâu, thì tác động đến thành
công và cuộc sống của sinh viên càng lớn”.

Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, sinh viên luôn phải học tập và làm
việc với các thiết bị điện tử, vấn đề thị lực yếu dẫn đến khó khăn trong việc quan
sát bài giảng. Sinh viên bị nhìn kém, thường xuyên bỏ sót chữ khi đọc, viết,
không nhìn rõ chữ làm mất dấu chấm, phẩy ảnh hưởng xấu đến hiệu quả học tập.

10
Hơn nữa, vấn đề về mắt làm cho sinh viên ngại tham gia các hoạt động liên quan
đến tầm nhìn, xa lánh bạn bè, dần dần có thể gây tự kỷ, ảnh hưởng giao tiếp.

 Thính giác

Theo báo cáo mới nhất của tổ chức WHO (tổ chức y tế thế giới) vào năm
2021, ước tính đến “năm 2050, gần 2,5 tỷ người được dự đoán sẽ bị mất thính
giác ở một mức độ nào đó và hơn 1 tỷ thanh niên có nguy cơ bị mất thính giác
vĩnh viễn”.

Trong giai đoạn dịch bệnh, các bạn sinh viên phải học trực tuyến tại nhà,
ngoài vấn đề đường truyền mạng gặp khó khăn của việc học trực tuyến thì vấn đề
thính giác cũng rất đáng được quan tâm. Người học sẽ rất bế tắc nếu không thể
nghe thấy lời giảng của giáo viên. Nếu đặt trong hoàn cảnh học trực tuyến, người
học còn có thể hiểu bài giảng dưới hình thức phi ngôn ngữ. Còn trong hoàn cảnh
học trực tuyến, hình thức này dường như khó khăn hơn.

 Tư thế học

Ngày nay, tình trạng ngồi sai tư thế khá phổ biến trong môi trường giáo dục.
Bắt đầu từ những thói quen ngày bé ngồi sai cách, bây giờ hậu quả để lại chính là
các bệnh về cột sống. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, hình thức học trực
tuyến càng khiến tình trạng này phát triển nhanh hơn ở đa số sinh viên.

Tư thế ngồi sai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ tập trung của sinh viên trong
quá trình học tập, tiếp thu kiến thức từ giáo viên. Ngoài ra còn gây ra cho cơ thể
cảm giác khó chịu, không thoải mái, để lâu sẽ dẫn đến tình trạng đau mỏi cột
sống, ảnh hưởng đến chất lượng nghe giảng của chính sinh viên.

1.2.2.2. Tinh thần

Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu nhân tố tinh thần ảnh hưởng đến việc học khi
sinh viên phải học tập trực tuyến thời gian dịch bệnh.

11
Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, ai cũng mang một tâm lí bất
an lo lắng về sức khỏe. Còn với sinh viên, nỗi lo lại nhân lên khi phải vừa lo lắng
về dịch bệnh vừa lo lắng cho việc học tập của bản thân. Việc tinh thần bất ổn
trong thời gian học trực tuyến sẽ khiến việc học của sinh viên trở nên chán nản ,
mệt mỏi, không tiếp thu được bài, từ đó dẫn đến sa sút trong việc học tập, không
thể theo kịp các bạn trong lớp. Tinh thần bất ổn cũng dẫn đến hiện tượng ngại
giao tiếp, không tương tác với giáo viên trong giờ học trực tuyến, khiến lớp học
trực tuyến trở nên trầm lắng, thiếu tương tác và đạt hiệu quả không cao.

Vấn đề tinh thần là nguyên nhân chính gây nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
con người, nhất trong thời gian dịch COVID – 19 vẫn đang có diễn biến phức tạp
đòi hỏi sinh viên phải có tâm lý vững vàng và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết
khi học trực tuyến.

1.3 Cấu trúc bài khảo sát

Bài khảo sát của chúng tôi gồm có 4 phần. Phần đầu tiên là những câu hỏi
điều tra liên quan đến kỹ năng nghe. Phần 2 là những câu hỏi điều tra liên quan
đến kỹ năng nói và phần 3, phần 4 lần lượt là những câu hỏi điều tra liên quan
đến kỹ năng đọc, viết.

1.3.1 Phần 1 – kĩ năng nghe

Chúng tôi xây dựng 3 câu hỏi dưới đây để tìm hiểu và đi sâu vào những
điểm liên quan đến đề tài nghiên cứu, giúp chúng tôi hiểu kỹ hơn về các khó
khăn khi học Tiếng Pháp của sinh viên trong việc học trực tuyến thời kì Covid-
19.

Câu hỏi 1: Chúng tôi đã đưa ra khảo sát bao gồm một bài nghe (trực tiếp và
trực tuyến) để phân tích sự chênh lệch về kết quả học tập dưới hai hình thức học
của sinh viên.

Câu hỏi 2: Chúng tôi đã đưa khảo sát về thái độ học tập của sinh viên trong
thời gian học trực tuyến.

12
Câu hỏi 3: Chúng tôi đã khảo sát về việc sinh viên có những vấn đề gì đối
với thiết bị học tập, mạng Internet trong khi học trực tuyến. Chúng tôi đã nhận
được rất nhiều câu trả lời của sinh viên.

1.3.2 Phần 2 – kĩ năng nói

Chúng tôi cũng đưa ra 3 câu hỏi khảo sát đối với kỹ năng nói.

Câu hỏi 1: Chúng tôi đã đưa ra khảo sát về việc sinh viên gặp khó khăn
trong giao tiếp thời kì Covid 19

Câu hỏi 2: Chúng tôi đã đưa ra khảo sát về thái độ học tập của sinh viên
trong quá trình học kỹ năng nói trong giờ học trực tuyến

Câu hỏi 3: Chúng tôi khảo sát về vấn đề tương tác trong lớp học của sinh
sinh viên khi tham gia lớp học trực tuyến

1.3.3 Phần 3 - kĩ năng đọc

Chúng tôi tiếp tục đưa ra 2 câu hỏi khảo sát liên quan đến kỹ năng đọc

Câu hỏi 1: Chúng tôi đã tìm hiểu về phương pháp học tập môn đọc của sinh
viên trong quá trình học trực tuyến

Câu hỏi 2: Chúng tôi đã khảo sát về kỹ năng tiếp tiếp thu và ghi chép vốn
vốn từ vựng từ những bài giảng qua internet

1.3.4 Phần 4 - kĩ năng viết

Chúng tôi đã đưa ra 1 câu hỏi khảo sát liên quan đến kỹ năng viết.

Câu hỏi: Chúng tôi đã khảo sát về các vấn đề ảnh hưởng của học trực tuyến
tới kĩ năng sử dụng những mẫu câu, từ vựng, ngữ pháp trong môn viết.

13
2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÀI ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU

2.1 Phân tích các câu hỏi điều tra

2.1.1 Phần 1 – kĩ năng nghe

Câu hỏi 1: Bạn hãy làm bài tập sau đây dưới 2 hình thức (trực tiếp và trực
tuyến).

Document 2: Lisez les questions. Écoutez l’enregistrement puis répondez.

1. Quentin propose à Florian …

a. de participer à un concours de chant.

b. de participer à un concours à l’école.

c. d’organiser un concours scolaire.

2. Quand a lieu le concours ?

………………………………………………………………………………

3. Quel est le prix, cette année ?

a. Des places de cinéma.

b. Un voyage à Turin.

c. Une visite dans des studios de cinéma.

4. Pourquoi est-il difficile de gagner le prix ?


………………………………………………………………………………

5. Quel est le thème du concours ?

a. Les vacances. b. Les films d’horreur. c. La nature.

14
6. Quelle est l’idée de Quentin ?
……………………………………………………………………

7. Pourquoi Florian a-t-il des déguisements de monstres?


………………………………………………………………………………

8. Marine est …

a. musicienne. b. chanteuse. c. productrice.

Hình thức Số câu đúng Số câu sai

Học trực tiếp 86% 14%

Học trực tuyến 42% 58%

Bảng 1: Bảng khảo sát kết quả kỹ năng nghe

Dựa vào số liệu trên, ta có thể thấy kết quả học nghe trực tiếp cao hơn rất nhiều
so với học trực tuyến. Kết quả trên cũng dễ hiểu vì căn bản học trực tuyến còn
tồn tại khá nhiều khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh
viên.

Câu hỏi 2: Bạn hãy tự đánh giá trung thực về thái độ học tập của chính
bản thân mình trong thời gian học trực tuyến?

Hình thức Trực tiếp Trực tuyến

Làm việc riêng 19% 81%

15
Sử dụng trang dịch 25% 75%

Nghe thực tế (lớp 79% 21%


học/ở nhà)

Chất lượng học 60% 40%

Điểm tốt 45% 55%

Bảng 2: Bảng khảo sát thái độ học tập của sinh viên

Dựa vào số liệu trên, ta có thể thấy sinh viên có rất nhiều vấn đề trong việc
học, điển hình như làm việc riêng, sử dụng các trang dịch... những việc làm
không tốt này có phần trăm cao hơn dưới hình thức học trực tuyến. Điều này
đánh giá thái độ tự học, tự giác, ý thức của sinh viên chưa tốt. Sinh viên bị phụ
thuộc nhiều, chưa biết cách biến tri thức xã hội thành của riêng mình và hơn hết
là chưa biết xây dựng, nghiên cứu tri thức.

Chúng tôi cũng nhận ra rằng, chất lượng học trực tiếp cao hơn so với học
trực tuyến. Trong khi học trực tiếp, giáo viên có thể chú ý nhiều hơn đối với sinh
viên và sinh viên cũng có ý thức tôn trọng giáo viên hơn, từ đó có kết quả học tập
tốt hơn. Về mặt điểm số thì ngược lại, sinh viên học trực tuyến có kết quả cao
hơn học trực tiếp. Điều này chứng tỏ, điểm số không đánh giá đúng chất lượng
học của sinh viên. Cũng chính vì thế mà có một số sinh viên đã bày tỏ rằng
“thích học trực tiếp nhưng thi trực tuyến”.

Câu hỏi 3: Bạn hãy chia sẻ về những vấn đề bạn gặp phải về thiết bị học
tập, mạng Internet trong quá trình học trực tuyến.

“Đường truyền internet của mình không được đảm bảo trong suốt quá trình
học, các bài nghe thường xuyên bị gián đoạn khiến tôi không thể hoàn thành bài
trọn vẹn”

“Máy tính, điện thoại của mình rất hay gặp vấn đề, không thể tải bài học mà
thầy cô cung cấp”

16
“Nhà tôi thường xuyên mất điện mà không được báo trước khiến tôi không
thể tự chủ với việc học của mình”

“Nhà mình không đủ điều kiện để có đầy đủ trang thiết bị học tập, tôi
thường phải đi bộ 2 km đi mượn thiết bị để tham gia học tập cùng các bạn”

Dựa vào những chia sẻ trên, chúng tôi càng khẳng định thêm về những khó
khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học trực tuyến thời kì Covid-19.
Những khó khăn này tương đối khó khắc phục mà đáng lẽ ra sẽ không gặp phải
khi học trực tiếp tại nhà trường.

2.1.2 Phần 2 – kĩ năng nói

Câu hỏi 1: Bạn gặp phải khó khăn gì trong việc học nói tiếng Pháp thời kì
Covid 19?

Chúng tôi đã phỏng vấn một số sinh viên năm hai khoa tiếng pháp trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. theo bạn T.T.M: “Chúng tôi cũng luyện tập rất nhiều
với nhau, tuy nhiên vì khoảng cách địa lý cũng như đường truyền mạng, chúng
tôi không thể giao tiếp tự nhiên như khi học trực tuyến”.

Một số bạn cũng chia sẻ: “Học trực tuyến gây khó khăn khá nhiều cho
chúng tôi, nếu như học trực tiếp, những khó khăn này có thể sẽ hạn chế đi”.

Câu hỏi 2: Bạn hãy tự đánh giá về thái độ học tập của bản thân trong quá
trình học kỹ năng nói dưới hình thức học tập trực tuyến?

17
Biểu đồ 1: Biểu đồ đánh giá thái độ học tập của sinh viên với kỹ năng nói

Qua biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy rằng, nhìn chung các bạn đều có ý
thức học tập, tuy nhiên vẫn còn một số bạn thụ động, chưa có sự chuẩn bị, chưa
có ý thức học tập trong thời kỳ covid 19.

Câu hỏi 3: Bạn nhận thấy vấn đề tương tác trong lớp học của mình như thế
nào khi học trực tuyến ?

Chúng tôi nhận thấy rằng, trong lớp học, chỉ một số bạn tích cực trong giờ
học, chịu khó tương tác, xây dựng bài học với giáo viên. phần đông còn lại, đa số
các bạn đều không bật những thiết bị hỗ trợ học trực tuyến.

2.1.3 Phần 3 - kĩ năng đọc

Câu hỏi 1: Phương pháp học tập môn đọc của bạn trong quá trình học trực
tuyến là gì ?

“ Bản thân tôi thấy học trực tuyến có thể có rất nhiều thời gian, nhưng vì
thế lại khiến bản thân bị trì trệ, có thể trễ thời hạn hoàn thành giáo trình. Nên
phương pháp của tôi là phải làm chủ được thời gian của mình, sắp xếp thời gian
học tập và làm việc sao cho hiệu quả nhất ”

18
“Với tôi, phương pháp của tôi rất đơn giản đó là chuẩn bị cho bản thân một
sức khỏe thật tốt, tinh thần tỉnh táo, một chiếc bụng no và chuẩn bị bài đọc trước
khi bắt đầu buổi học”

“Nhờ học trực tuyến mà tôi biết sử dụng nhiều thiết bị và trang web học tập
hơn. Tôi thường dùng các trang web để tra từ trong bài đọc. Nhưng cũng chính vì
thế mà tôi bị phụ thuộc quá nhiều vào máy tính, điện thoại, ứng dụng google dịch
khiến tôi lười suy nghĩ về bài học.”

Dựa vào những chia sẻ trên, ta có thể thấy rằng, sinh viên có rất nhiều
những phương pháp khác nhau để học môn đọc của riêng mình trong quá trình
học trực tuyến. Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp không tìm ra phương pháp
học phù hợp khi học trực tuyến dẫn đến tình trạng hoang mang, mất định hướng,
trở nên bị động đối với việc học của bản thân. Cũng từ đó mà ta thấy rằng thầy cô
đóng vai trò to lớn đối với quá trình học tập của sinh viên. Học trực tuyến giảm
bớt sự sát xao của thầy cô đối với sinh viên nên phần nào cũng ảnh hưởng đến
chất lượng học tập của sinh viên.

Câu hỏi 2: Bạn học được bao nhiêu từ vựng tiếng Pháp trong 1 tháng qua
những bài giảng trên Internet ?

19
Biểu đồ 2: Biểu đồ từ vựng Tiếng Pháp sinh viên học trong một tháng

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy rằng sinh viên đa phần không học hoặc học rất
ít từ vựng trong thời gian học trực tuyến. Qua những bài giảng trực tuyến, việc
tiếp thu của sinh viên bị hạn chế và tinh thần học tập chưa được nâng cao. Điều
này thực sự không tốt đối với việc học ngoại ngữ, đặc biệt là với môn đọc, bởi vì
từ vựng đóng vai trò rất quan trọng giúp sinh viên có thể hiểu được nội dung của
bài học, quyết định sự thành công của môn học, là nền tảng để phát triển các kỹ
năng khác.

2.1.4 Phần 4 - kĩ năng viết

Câu hỏi: Bạn gặp phải vấn đề gì đối với kỹ năng viết giai đoạn học tập trực
tuyến thời kì Covid-19?

Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu trả lời của sinh viên về những vấn đề
họ gặp phải trong kỹ năng viết tiếng Pháp:

“Tôi cảm thấy có quá nhiều cấu trúc câu, từ vựng cần phải học để có thể
viết tiếng Pháp tốt khiến tôi bị áp lực nặng nề”

20
“Văn phong của người Pháp thật khó, tôi thấy mình bị mơ hồ”

“Tôi rất muốn được giáo viên của mình chữa bài cụ thể từng câu từng chữ
cho tôi, nhưng vì học trực tuyến khiến mong muốn của tôi khó được hoàn thành
vì lớp tôi khá đông, giáo viên khó có thể chữa hết tất cả các bài trong thời gian
ngắn”

Dựa vào những chia sẻ trên, ta có thể thấy rằng, người học gặp rất nhiều
vấn đề đối với kỹ năng viết dưới hình thức học tập trực tuyến. Sinh viên cảm
thấy bất lực vì hoàn cảnh, khó khăn để tìm thấy phương pháp học hiệu quả với
khối lượng kiến thức mênh mông. Đặc biệt, viết là một trong bốn kỹ năng quan
trọng để có thể giao tiếp tiếng Pháp dưới những trang giấy.

2.2 Kết luận sư phạm:

Qua 9 câu hỏi điều tra trên, chúng tôi rút ra được kết luận:

Đa số các bạn sinh viên năm thứ hai khoa Tiếng Pháp của Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đều gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc học tiếng Pháp ở cả
4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19.

Theo hầu hết các sinh viên năm thứ hai, nguyên nhân chính dẫn đến những
khó khăn này là do họ thiếu chủ động, ý thức chưa tốt, tính tự giác học tập chưa
cao, môi trường học tập chưa được đảm bảo, tâm lý lo lắng trong giai đoạn dịch
Covid-19 bùng phát mạnh mẽ.

Các yếu tố ảnh hưởng lớn chính là tâm lý chưa sẵn sàng, kết nối internet và
sự hỗ trợ kịp thời của giảng viên cũng như đội ngũ phục vụ. Thêm vào đó, thói
quen giảng dạy và học tập truyền thống của giảng viên và sinh viên cũng đã ảnh
hưởng đến hiệu quả học tập trong môi trường trực tuyến hoàn toàn.

21
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT SƯ PHẠM GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ
HAI GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC TRỰC
TUYẾN THỜI KÌ COVID-19.

Dựa vào kết quả điều tra, ta có thể thấy được phần lớn nguyên nhân khiến
sinh viên năm thứ hai khoa tiếng Pháp gặp khó khăn khi học trực tuyến là do yếu
tố chủ quan của chính chính người học. Vì vậy ở chương này, chúng tôi chỉ ra
những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên khi học
trực tuyến.

1. Giải pháp đối với kỹ năng nghe

1.1 . Các phương pháp đề ra

 Luyện nghe nhiều thông qua các kênh, phương tiện truyền thông,
nghe podcast audio book, nghe các file trong giáo trình, luyện tập,
làm quen với các ngữ điệu âm thanh tiếng pháp

Nhằm khắc phục và cải thiện việc phát âm của sinh viên, chúng tôi đề ra giải
pháp luyện nghe, làm quen với các ngữ điệu âm thanh tiếng pháp. Người học nên
thường xuyên nghe băng đĩa, sách điện tử, có người bản ngữ nói và bắt chước,
nhắc lại nhiều lần. Thông qua các hành động lặp đi lặp lại như vậy, dần dần sẽ
hình thành thói quen học tiếng Pháp, phản xạ ngôn ngữ của người học. Từ đó,
việc học tiếng Pháp sẽ không còn là vấn đề gánh nặng, khó khăn, chán nản, học
nghe qua các phương tiện truyền thông mang lại hứng thú học tập cao hơn cho
người học.

 Ghi chép các từ, đoạn hội thoại, dịch nghĩa, Nghe, chép chính tả

Với phương pháp ghi chép từ, đoạn hội thoại, dịch nghĩa, chúng tôi nghĩ rằng
đây là phương pháp hiệu quả giúp người học có thể củng cố từ vựng, ngữ pháp.
hơn nữa, phương pháp này còn cải thiện kĩ năng nghe của người học, giúp người

22
học có thể chủ động nghe, chủ động dịch nghĩa của từ và tiếp thu thêm kiến thức
mới

Với nghe chép chính tả, chúng tôi thấy rằng phương pháp này sẽ đem lại kết
quả tốt đối với người học đang trong giai đoạn học trực tuyến. thực hiện phương
pháp rất dễ dàng, ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào chúng ta có thể.

1.2 . Các phương tiện hỗ trợ

 Các file nghe, trang web trên các kênh youtube

myTuner Radio là một trang web học tiếng Pháp mà bạn không nên bỏ qua
nếu muốn trau dồi kỹ năng nghe hiệu quả. Đây là trang web cung cấp hơn 30.000
kênh radio đến từ hơn 120 quốc gia khác nhau, trong đó có tiếng Pháp. Qua kênh
radio của Pháp, bạn có thể vừa luyện nghe vừa học từ vựng, đồng thời tìm hiểu
thêm nhiều kiến thức văn hóa, xã hội bổ ích. Đây là trang web rất thích hợp cho
những ai đang muốn cải thiện kỹ năng nghe đồng thời người học có thể vừa học
ngoại ngữ vừa biết được nhiều kiến thức khác. Tuy nhiên, trang web này chỉ phù
hợp với người đã có nền tảng tiếng Pháp nhất định.

Cuốn sách Exercice Oral en Contexte (Niveau débutant): Đây là cuốn sách
tổng hợp các bài nghe trình độ tiếng Pháp cơ bản A1-A2. Đồng thời ứng dụng
cũng cung cấp các bài nghe luyện âm nhỏ, hỗ trợ nhận biết các âm đơn tốt hơn,
từ đó khi ghép vào nghe thành câu, thành đoạn. Đây cũng là một trong số ít
những cuốn sách có chú trọng đến từng âm như vậy. Đặc biệt, cuốn sách nghe
này hoàn toàn phù hợp là tài liệu học tiếng Pháp cho người mới bắt đầu.

1.3. Ứng dụng học nghe tiếng Pháp

Bonjour de France là trang web quen thuộc đối với những ai đã và đang
học tiếng Pháp. Các bài học trên trang web này đều được phân chia thành các
trình độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao như A1, A2, B1,... Đặc biệt, bạn có
thể trau dồi toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từng vựng,... với Bonjour
de France thông qua những bài học sinh động, thú vị, phù hợp với nhiều đối

23
tượng. Đồng thời nó cung cấp các bài học thú vị, dễ hiểu, dễ nhớ, các bài kiểm
tra trình độ tiếng Pháp. Tuy nhiên, Giao diện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp
nên gây trở ngại đối với một số người dùng.

2. Giải pháp đối với kỹ năng nói

2.1. Các phương pháp đề ra

 Luyện nói thường xuyên

Trong thời kỳ covid 19, học tập trực tuyến làm hạn chế khả năng giao tiếp của
mỗi chúng ta, có thể thấy rằng: khá khó khăn trong việc việc rèn luyện kĩ năng
nói. Đôi khi, vì học trực tuyến, chúng ta thường ít nói, ít giao tiếp. dù vậy, với
mỗi một trình độ đòi hỏi kỹ năng nói phải ở một mức độ khác nhau. nếu như
chúng ta không luyện tập thường xuyên công việc này, sẽ không thể tránh khỏi
việc mắc lỗi trong khi làm bài.

Vì vậy, chúng tôi có đưa ra phương pháp luyện nói thường xuyên để cải thiện
kỹ năng nói cho sinh viên năm hai khoa tiếng pháp trường đại học sư phạm hà
nội. trong kỹ năng nói thường có rất nhiều yếu tố bất ngờ đòi hỏi người học phải
có phản ứng nhanh chóng. phương pháp luyện nói thường xuyên chính là chìa
khóa để người học có thể luyện tập những phản xạ, những tình huống mà không
được chuẩn bị trước. với tình trạng học trực tuyến, có rất nhiều ứng dụng học tập
được phát triển để phù hợp với xu hướng hiện nay. những ứng dụng học tập này
cho phép chúng ta nói chuyện với người bản xứ, hay giáo lưu ngôn ngữ với bạn
bè của mình, từ đó dần dần cải cải thiện kỹ năng nói trong thời kỳ covid 19

 Đọc thêm nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề bài nói

Với mỗi một chủ đề nói, người học sẽ cần phải tiếp thu thêm nhiều từ vựng,
cấu trúc ngữ pháp. việc tìm thêm nhiều tài liệu liên quan đến chủ đề bài nói rất có
ích cho người học.

24
Thứ nhất, với phương pháp này, chúng ta có thể mở rộng vốn hiểu biết của
bản thân, tăng khả năng tự học, tính tự giác. trong khi học trực tuyến hạn chế
chúng ta về việc giao tiếp thì với kho kiến thức khổng lồ từ các nguồn Internet là
một thuận lợi to lớn cho người học. chúng ta có thể tìm kiếm những kiến thức ở
bất kì đâu, hơn nữa, việc áp dụng công nghệ thông tin khi học trực tuyến càng
trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, bằng phương pháp đọc thêm tài liệu, chúng ta có thể học và áp dụng
những mẫu câu có trong tài liệu đó. đây là điều thuận lợi cho mỗi người học.
không chỉ học thêm nhiều vốn từ vựng mà còn học được cấu trúc ngữ pháp của
người bản địa. đây là điều khuyến khích tới người học.

 Rèn luyện sự tập trung

Thứ nhất, người học nên chuẩn bị cho mình một không gian học tập thoải mái
vì một không gian học tập tốt, gọn gàng sẽ mang lại một trạng thái tinh thần tốt,
giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn. Tuyệt đối lưu ý những thứ gây phân tâm
như đồ ăn, điện thoại, máy tính (Zalo, Facebook, Instagram…).

Thứ hai, người học cần đặt ra mục tiêu học tập cụ thể và lên kế hoạch để thực
hiện. Để thực hiện mục tiêu học tập đã đề ra, người học cần lên danh sách rõ ràng
phù hợp với tình hình học tập thực tế của bản thân, từ đó sinh viên sẽ hiểu rõ hơn
về các bước mình cần phải đi trên hành trình đến đích. Nếu người học muốn cải
thiện được kỹ năng nói hay giao tiếp thì cũng cần phải có chiến lược học tập
thông minh. Đó có thể là kế hoạch học nói mỗi ngày, người học sẽ dành ra bao
nhiêu thời gian để luyện các câu tiếng Pháp hay số từ vựng mà sinh viên sẽ học
trong một tuần. Sau khi đề ra những kế hoạch cụ thể, người học cần nghiêm khắc
thực hiện đầy đủ để mang lại sự tiến bộ trong học tập. Dịch bệnh Covid-19 khiến
sinh viên không thể đến trường thì thái độ tự học là yếu tố vô cùng quan trọng
quyết định kết quả học tập của sinh viên.

 Rèn luyện giao tiếp qua video, phim

25
Học tiếng Pháp truyền thống bằng việc ghi chép nhiều lần, đọc đi đọc lại các
cấu trúc đã học…không phải không mang đến hiệu quả, tuy nhiên nó mang lại
hứng thú cho người học không cao. Thay vì bị gò bó trong cách học truyền
thống, người học có thể tham khảo phương pháp học qua video, bộ phim theo
từng chủ đề, sở thích, nhu cầu học tập khác nhau của người học. Thông qua các
bộ phim tiếng Pháp, người học có thể tiếp nhận từ mới, cấu trúc ngữ pháp một
cách tự nhiên nhất. Hơn nữa, người học có thể hiểu thêm về lối sống cũng như
văn hóa của người Pháp qua các bộ phim thực tế.

Tuy nhiên, để học nói tiếng Pháp thông qua video, bộ phim đạt được hiệu quả
cao, người học cần lưu ý cách thức thực hiện. Người học cần lựa chọn bộ phim,
video phù hợp với trình độ ngôn ngữ hiện tại của bản thân. Ở trình độ mới bắt
đầu, người học nên xem những video có thời lượng ngắn và từ ngữ đơn giản để
không bị khó khăn. Ngoài ra, người học cần biết cách nghe cho hiệu quả, ví dụ
nếu mục tiêu của bạn là để cải thiện ngữ pháp thì cần ghi chú, nghe đi nghe lại
nhiều lần, bật phụ đề và chú ý vào cách thức họ sử dụng từ ngữ, thời quá khứ,
hiện tại, tương lai ra sao. Đây cũng chính là phương pháp tự học được đa số các
bạn sinh viên đánh giá cao.

2.2 . Các phương tiện hỗ trợ

 Nguồn tài liệu, video trên Internet

Dưới đây là một số nguồn tài liệu mà chúng tôi tìm được có thể giúp ích
trong việc nâng cao kỹ năng nói:

https://www.youtube.com/c/EasyFrench

https://www.youtube.com/channel/UCVgW9ZQaGBk6fsiPgE2mYDg

 Luyện tập qua ứng dụng

Duolingo là một trong những trang web học ngoại ngữ phổ biến nhất mà bất
cứ ai cũng không nên bỏ qua khi muốn chinh phục một ngôn ngữ mới. Hiện nay,

26
Duolingo có nhiều khóa học với nhiều ngoại ngữ khác nhau, trong đó có tiếng
Pháp. Trang web có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, có thể điều chỉnh ngôn ngữ
hiển thị, phù hợp cho người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, các bài học tiếng Pháp
được thiết kế như những trò chơi nhỏ xoay quanh các chủ đề quen thuộc như sinh
hoạt, trường học, nhà hàng, du lịch,... giúp người học không cảm thấy nhàm
chán. Duolingo còn gây ấn tượng với người dùng với tính năng nhắc nhở độc đáo
hàng ngày, làm cho mọi người chăm chỉ hơn. Đây là trang web có các khóa học
hoàn toàn miễn phí, giao diện bằng tiếng Việt dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối
tượng, bài học được thiết kế sinh động, thú vị. Tuy nhiên, sẽ không có mục giải
thích chi tiết cho các bài học.

LingoHut là một trang web học ngoại ngữ toàn cầu được rất nhiều người
dùng ưa chuộng với các khóa học của hơn 50 ngôn ngữ. Các bài học tiếng Pháp
của LingoHut được đánh giá là dễ tiếp thu với nội dung chủ yếu là những câu đối
thoại thông dụng hàng ngày. Đây là trang web phù hợp với những ai muốn học
giao tiếp để đi du lịch nước Pháp thay vì học chuyên sâu. Trang web có giao diện
tiếng Việt đơn giản, dễ sử dụng. Nó Sở hữu 125 bài học tiếng Pháp thông dụng,
rất thích hợp để học giao tiếp cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, không phù hợp
cho những ai muốn học kiến thức chuyên sâu, nâng cao.

Blog french crazy là một trang blog với một loạt các bài viết về âm nhạc,
thời trang, văn hóa đất nước. với trang web này, chúng ta có thể học ngôn ngữ
pháp với những mẫu mẫu câu, từ vựng và kiến thức chuẩn của pháp.

3. Giải pháp đối với kỹ năng đọc

3.1 .Các phương pháp đề ra

 Dành thời gian thành lập thói quen đọc tiếng Pháp mỗi ngày

Để cải thiện kĩ năng đọc ở mỗi người, việc tạo thói quen dành thời gian đọc
mỗi ngày là điều rất quan trọng. Chỉ với 25- 30 phút đọc mỗi ngày để làm một

27
bài đọc hiểu, hay đơn giản là đọc báo, tạp chí,... cũng có thể cải thiện vốn từ
vựng, khám phá ra nhiều cấu trúc hay và có thêm nhiều kiến thức xã hội bổ ích.

Như vậy từ đó người học có thể cải thiện vốn từ vựng, thu thập kiến thức
tiếng Pháp hay ho cho bản thân. Bên cạnh đó, người học có thể tìm một cho mình
một không gian yêu thích để việc học trở nên hiệu quả.

 Ghi chú và xem lại kiến thức

Việc đọc và phát hiện thôi chưa đủ, người học cần ghi chú những cấu trúc
ngữ pháp, từ vựng mới ra một cuốn sổ tay nhỏ để dễ dàng mang theo và có thể
học mọi lúc mọi nơi rồi sau đó tiến hành ghi nhớ, luyện tập và xem lại khi cần
thiết. Giáo viên trong bài giảng có thể mở rộng vấn đề bên ngoài sách vở, đó là
những kiến thức bổ ích để sinh viên có thể hiểu sâu rộng vấn đề. Vì vậy, việc ghi
chép là vô cùng cần thiết trong học tập. Hơn nữa, nghe hiểu một lần sẽ làm người
học nhanh quên, việc cần làm của người học là đọc lại bài học nhiều lần, thật sự
hiểu vấn đề chứ không phải mơ hồ. Tất cả những điều đó sẽ giúp ích nhiều trong
quá trình học tập của sinh viên.

 Học trên internet, tài liệu tham khảo bên ngoài

Việc chú ý nghe giảng trên lớp và về nhà ôn lại bài là một điều vô cùng cần
thiết, nhưng nếu chỉ học kiến thức trên trường và thầy cô thì chưa đủ. Người học
cần trau dồi thêm kiến thức, các nguồn tài liệu bên ngoài như internet, tài liệu
sách bên ngoài,...phù hợp với khả năng của bản thân để tiếp thu tri thức mới, mở
rộng bài học, hiểu thêm vấn đề liên quan. Trung tâm thư viện nhà trường cũng là
một nơi chứa đựng nhiều cuốn sách hay, tài liệu bổ ích trong học tập dành cho
sinh viên.

3.2 .Các phương tiện hỗ trợ

 Trang báo, tạp chí giúp củng cố kĩ năng đọc như :


http://apprendre.tv5monde.com/vvi

28
http://www.ouest-france.fr/

Người học cũng có có thể xem phim tiếng Pháp trên ứng dụng Netflix,
Blog French Crazy,...

 Tài liệu đề luyện đọc

Đơn giản là các bài báo, các câu chuyện được dịch ra tiếng Pháp chẳng hạn
như Le Petit Prince, Le Petit Nicolas, le courrier du vietnam,....

Le Festival 1: đây là tài liệu luyện đọc cho người mới bắt đầu, nó hướng
dẫn các cấu trúc ngữ pháp cơ bản đồng thời cung cấp bảng từ vựng sau mỗi bài
học.

Expression Écrite (Niveau 1): đây là cuốn sách tương đương trình độ tiếng
Pháp A1 với các dạng bài tập đơn giản, gắn liền với các chủ đề quen thuộc trong
cuộc sống. Trong mỗi bài học, quyển sách sẽ giới thiệu trước dạng bài mà bạn sẽ
viết, sau đó hướng dẫn bạn sẽ phải viết như nào rồi cung cấp cho bạn các kiến
thức về từ vựng & ngữ pháp.Từ đó qua mỗi bài học, bạn đều hiểu rõ cấu trúc
từng dạng bài viết, đồng thời được mở rộng thêm về từ vựng & ngữ pháp để viết
đúng chuẩn kiểu Pháp.

 Ứng dụng công nghệ thông tin

Blogduvoyage là một blog chuyên về du lịch hoàn toàn được viết bằng tiếng
Pháp, thích hợp cho những ai muốn luyện kỹ năng đọc và tập dịch Pháp - Việt.
Đặc biệt, blog thường đăng tải những bức ảnh đẹp về các chuyến trải nghiệm,
nếu bạn là một người yêu thích du lịch đanh học tiếng Pháp thì đây chính là một
sự lựa chọn tuyệt vời. Blog này có nội dung được viết bằng tiếng Pháp giúp cung
cấp nhiều kiến thức bổ ích và giúp cải thiện kỹ năng đọc và dịch tiếng Pháp. Tuy
nhiên, blog này có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Pháp, chỉ dành cho những ai
đã có nền tảng tiếng Pháp vững chắc.

GDT là một trang web không thể thiếu đối với người học tiếng Pháp bởi đây
là từ điện điện tử bằng tiếng Pháp được nhiều người ưa chuộng. Tại trang web

29
này, bạn có thể tra cứu nghĩa của các từ vựng, cụm từ, mẫu câu trong tiếng Pháp
một cách dễ dàng và nhanh chóng. Trang web này cung cấp thêm những bộ từ
vựng đa dạng các chủ đề, nhiều tài liệu dạng PDF miễn phí. Tuy nhiên, giao diện
bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, hơi khó sử dụng đối với một số người dùng.

4. Giải pháp đối với kỹ năng viết

4.1 .Các phương pháp đề ra

 Định hình dàn ý bài viết, chú ý đến bố cục của văn bản cần viết

Một bài viết quan trọng nhất là bố cục và dàn ý, bố cục rõ ràng, dàn ý chi tiết
là yếu tố quyết định sự thành công của bài viết. Nếu như bạn viết một tấm bưu
thiếp mà không nhớ bố cục rõ ràng của nó thì sẽ rất dễ viết nhầm và viết sai. Mỗi
văn bản đều có bố cục riêng của nó vì vậy, bạn cần ghi nhớ nắm chắc bố cục và
sử dụng nó trong bài viết của mình

 Luyện tập, sử dụng thành thạo cấu trúc ngữ pháp trong văn viết

Ngữ pháp là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết vì nó là nhân tố quyết định
sự thành công của bài viết. Hãy ưu tiên và tập trung viết những câu đơn, câu có
ngữ pháp đơn giản, dễ hiểu hơn là những câu phức tạp, khó hiểu. Người học có
thể tham khảo các bài viết trên mạng, đọc thêm sách, học tập từ nhiều bài báo các
cấu trúc hay,...

 Học hỏi từ bạn bè và nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo

Bạn bè, thầy cô đều là những người thân thiết, gần gũi cùng học ngoại ngữ
với chúng ta. Trong quá trình học chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn, việc hỏi ý
kiến bạn bè, nhờ thầy cô sửa và phân tích trong bài viết sẽ rút ra được rất nhiều
kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó sẽ ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, trong thời gian
học trực tuyến, việc hỏi bạn bè và thầy cô cũng có phần hạn chế, nhưng không
phải là điều không thể, hiện nay có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ trao đổi từ xa có thể
kết nối giúp giải đáp thắc mắc giữa người học và người dạy một cách tốt hơn.

30
 Nâng cao vốn từ vựng của bản thân

Từ vựng đóng một vai trò không thể thiếu trong việc cấu tạo nên bài viết, nó
là điều kiện tiên quyết để bài viết được lưu loát và trôi chảy. Tuy nhiên, từ vựng
là vô hạn, vì vậy đòi hỏi chính bản thân người học cần phải ôn luyện, chăm chỉ
nạp thêm từ vựng, ghi chú. Đặc biệt là trong thời gian học trực tuyến, việc chủ
động trau dồi và bồi dưỡng thêm vốn từ vựng của bản thân lại càng quan trọng và
cần thiết.

4.2 .Các phương tiện hỗ trợ

 Các ứng dụng công nghệ thông tin

Busuu : đây là một ứng dụng học tiếng Pháp sử dụng trên thiết bị di động, nó
đã giúp rất nhiều người trên thế giới vượt qua nỗi ám ảnh với tiếng Pháp, khắc
phục các vấn đề về ngữ pháp và từ vựng. Ứng dụng này giúp người học tiếng
Pháp qua các bài tập cơ bản,đặc biệt sẽ có người bản ngữ giúp bạn sửa lỗi để
hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ. Hơn thế, ứng dụng còn được cá nhân hóa để phù
hợp với cách học của mỗi người.

Google Translate: đây là một trang web nổi tiếng và được nhiều người sử
dụng hàng đầu thế giới. Không ai có thể phủ nhận sự hữu ích và tính ưu việt của
nó khi có thể dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Và tiếng Pháp cũng vậy,
trang web có thể sử dụng trên cả điện thoại và laptop, cả Android và IOS cũng
như có thể dịch đoạn văn bản và ghi âm lời nói.

 Các trang web

Language Guide ( http://www.languageguide.org/french/) : đây là một trang


web thông dụng được khá nhiều người ưa chuộng. Trang web bao gồm các bài
học từ cơ bản đến nâng cao, các từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, các mẫu câu thông
dụng và dễ hiểu. Đặc biệt phù hợp với những người mới bắt đầu học tiếng Pháp

31
Leconjugueur là website dạy cách chia động từ trong tiếng Pháp, dành cho
những ai muốn trau dồi trình độ ngữ pháp của mình. Ngữ pháp là một trong
những phần quan trọng nhất đối với việc học ngoại ngữ, người học nắm chắc
kiến thức ngữ pháp để tạo ra sản phẩm là các bài viết chất lượng, do đó
Leconjugueur được rất nhiều người yêu thích bởi chức năng hỗ trợ chia động từ
từ cơ bản đến nâng cao. Đây là website có các kiến thức được chia thành nhiều
trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, với giao diện bằng tiếng Anh, đôi khi
gây khó khăn khó sử dụng đối với một số người dùng.

Ngoài ra còn có rất nhiều các trang web giúp người học trong việc kiểm tra
chính tả chẳng hạn như: http://www.scribens.fr/, http://www.reverso.net/

Learn French by MindSnacks: đây là một app trò chơi hoàn hảo cho cả
người lớn và trẻ em bởi tính ứng dụng của nó. Người dùng có thể vừa giải trí lại
vừa học tiếng Pháp thông qua trò chơi. Ứng dụng được thiết kế để ghi nhớ từ,
học giới tính từ,..thông qua các hình ảnh minh họa để tăng khả năng ghi nhớ, lưu
trữ và sử dụng từ vựng. Để từ đó mở rộng vốn từ tăng cường kĩ năng viết.Các trò
chơi hỗ trợ kĩ năng viết

Jeux d’objet cachés: đây là một ứng dụng trò chơi mà ở đó người đọc phải
tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa và các từ giống nhau về hình thức, chính tả nhưng
khác nghĩa. Ứng dụng khá hay khi nó giúp người học củng cố và làm phong phú
kho tàng từ vựng của bản thân. Đặc biệt nó được sử dụng trên các nền tảng như
máy tính và điện thoại.

32
KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu của chúng tôi với mục đích tìm ra những khó khăn của sinh
viên năm hai Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc học
trực tuyến thời kì Covid-19 và đưa ra những đề xuất sư phạm đề cải thiện những
khó khăn này.

Để hoàn thành được bài nghiên cứu này, ở chương một chúng tôi đã đưa ra
những lý thuyết liên quan.

Trong chương 2, chúng tôi đã đưa ra những bài khảo sát để nhìn nhận và đánh
giá những khó khăn sinh viên năm 2 gặp phải khi học trực tuyến trong thời Covid-
19.

Trong chương 3, dựa vào kết quả của bài khảo sát, chúng tôi đã đề xuất một
số giải pháp sư phạm nhằm cải thiện những khó khăn mà sinh viên gặp phải
trong thời điểm phức tạp này.

Đây là bài nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi và thời gian còn hạn chế vì
vậy sẽ không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được nhận
những ý kiến đóng góp của các giảng viên để bài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn .

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trang web tham khảo

[1] https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/khac-phuc-nhung-bat-cap-trong-day-
va-hoc-truc-tuyen-591385.html

[2] https://saomaiedu.com/nhung-kho-khan-khi-day-hoc-truc-tuyen/

[3]https://www.unicef.org/vietnam/

[4]https://www.unicef.org/vietnam/

2. Nghiên cứu khoa học tham khảo

[1] Vũ Minh Hạnh - Ngô Thị Hoài Ngọc K69 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN, 2021:
NCKH “Đề xuất chiến lược rèn luyện kỹ năng nói cho người học từ trình độ
DELF A2 thi lên B1 Tiếng Pháp”

[2] Lê Quang Nam K68 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN, 2020 : NCKH “Tính lười
biếng trong học tập của sinh viên”

[3] Nguyễn Phương Chi - Lã Ngọc Huyền K67 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN,
2019: NCKH “Hoạt động ghi chép trong kỹ năng nghe tiếng Pháp của sinh viên
năm thứ hai”

[4] Đặng Nguyễn Hà My - Nguyễn Quỳnh Chi K68 Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN,
2020: NCKH “Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở nhà cho sinh viên khoa
Tiếng Pháp - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”

[5] Phạm Quỳnh Anh - Nguyễn Thu Trang K67A Khoa Tiếng Pháp ĐHSPHN:
NCKH “Những khó khăn khi học kỹ năng viết, thể loại thư phàn nàn trong tiếng
Pháp của sinh viên trình độ A2-Lớp K67A Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội”

34
[6] Phạm Thùy Linh - Ngô Thị Thu Hường - Bùi Khánh Vân K68, 2020: NCKH
“Các chiến lược học tập kỹ năng đọc & viết để đạt kết quả cao trong các kì thi
văn bằng Tiếng Pháp”

3. Tiếng Pháp

ABC DELF B1 Scolaire et Junior. Adrien PAYET, Virginie SALLES (2014).

35

You might also like