You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NĂM 2021

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA CỘT THÉP


ĐƯỢC BỌC THẠCH CAO BẢO VỆ TRONG ĐIỀU KIỆN
CHỊU LỬA THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIẢN HÓA
VÀ PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG SỐ

Mã số: 53-2021/KHXD

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Phạm Thị Ngọc Thu


Đơn vị công tác: Bộ môn Công trình Thép-gỗ

Hà Nội, 01/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NĂM 2021

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA CỘT THÉP


ĐƯỢC BỌC THẠCH CAO BẢO VỆ TRONG ĐIỀU KIỆN
CHỊU LỬA THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIẢN HÓA
VÀ PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG SỐ

Mã số: 53-2021/KHXD

Xác nhận của Khoa/Phòng Chủ nhiệm đề tài

Xác nhận của Phòng KH&CN

Hà Nội, 01/2022
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

1. ThS. Phạm Thị Ngọc Thu, trường Đại học Xây dựng Hà Nội - Chủ nhiệm đề tài

3
MỤC LỤC

Trang
Danh sách các thành viên tham gia …………………………………………….. 03
Mục lục ………..………………………………………………………………... 04
Danh mục các bảng biểu ……………………………………………………….. 06
Danh mục các hình vẽ ………………………………………………………….. 07
Mở đầu ………………………………………………………………………..... 08
Chương 1. Tổng quan về trạng thái làm việc của cột thép được bọc thạch cao
bảo vệ trong điều kiện chịu lửa …........................................................................ 09
1.1 Vật liệu thạch cao chống cháy………………………………………… 09
1.1.1 Quy trình sản xuất thạch cao chống cháy …………………………….. 09
1.1.2 Cơ chế làm việc của vật liệu thạch cao chống cháy ………………….. 10
1.1.3 Các hình thức cấu tạo bọc cấu kiện thép bằng thạch cao chống cháy .. 11
1.2 Trạng thái làm việc của cột thép được bọc thạch cao bảo vệ trong điều
kiện chịu lửa ………………………………………………………….. 13
1.3 Các phương pháp tính toán khả năng chịu lực của cột thép được bọc
thạch cao bảo vệ trong điều kiện chịu lửa ……………………………. 15
Chương 2. Phương pháp tính đơn giản hóa………………………………........... 20
2.1 Nhiệt độ thu được trên tiết diện tại một thời điểm xác định .................. 20
2.2 Cấu kiện cột chịu nén đúng tâm ............................................................ 20
2.3 Cấu kiện cột chịu nén lệch tâm .............................................................. 21
2.4 Ví dụ tính toán ....................................................................................... 24
Chương 3 Phương pháp mô phỏng số .................................................................. 28
3.1 Mô hình Thermal Analysis .................................................................... 28
3.1.1 Các phương trình truyền nhiệt cơ bản ................................................... 28
3.1.2 Xây dựng ma trận truyền nhiệt của phần tử .......................................... 29
3.1.3 Mô hình phần tử vật liệu thép trong Thermal Analysis ......................... 30
3.2 Mô hình Structural Analysis .................................................................. 31
3.2.1 Mối quan hệ ứng suất-biến dạng ........................................................... 31
3.2.2 Xây dựng ma trận ứng suất-biến dạng của phần tử ............................... 33
3.2.3 Mô hình phần tử vật liệu thép trong Structural Analysis ...................... 34
3.2.4 Phân tích Eigenvalue Buckling ............................................................. 35
3.3 Ví dụ khảo sát ........................................................................................ 36
Kết luận và kiến nghị 42
1 Các kết quả chính của đề tài .................................................................. 42

4
2 Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 42
Tài liệu tham khảo 43

5
Danh mục các bảng biểu
Trang
1.1 Bậc chịu lửa của các dạng kết cấu trong nhà theo Quy chuẩn
06/2021……………………………………………............................... 14
1.2 Giá trị hệ số suy giảm mô đun đàn hồi kE,q, giới hạn chảy ky,q và giới
hạn tỷ lệ kp,q của vật liệu thép ở nhiệt độ q …………………………... 17
2.1 Bảng tra hệ số bM phụ thuộc vào biểu đồ momen ……………………. 23
2.2 Các thông số thay đổi trong ví dụ …………………………………..... 24
2.3 Kết quả lực nén giới hạn của cột (e=0) ………………………………. 25
2.4 Kết quả ứng suất của cột (e=200);hfi=0,4 ……………………………. 25
2.5 Kết quả ứng suất của cột (e=200);hfi=0,5 ……………………………. 26
2.6 Kết quả ứng suất của cột (e=200);hfi=0,6 ……………………………. 26
2.7 Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén đúng tâm (e=0) ………….. 27
2.8 Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén lệch tâm (e=200) ………… 27
3.1 Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén đúng tâm (e=0) ………….. 40
3.2 Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén lệch tâm (e=200) ………… 40

6
Danh mục các hình vẽ
Trang
1.1 Mặt cắt tấm thạch cao ……………………………………………....... 09
1.2 Các hình thức bọc cấu kiện thép chịu lực bằng tấm thạch cao ………. 11
1.3 Cấu tạo tấm thạch cao dạng vách, tường ……………………………... 11
1.4 Cấu tạo ốp tấm thạch cao dạng hình hộp ……………………………... 12
1.5 Mối quan hệ giữa tải trọng - nhiệt độ - thời gian trong kịch bản 3…… 13
1.6 Mối quan hệ nhiệt độ môi trường - thời gian theo ISO 834 ………….. 17
2.1 Chiều dài tính toán của cột trong điều kiện chịu lửa trong sơ đồ giằng 23
2.2 Tiết diện cột thép bọc thạch cao dạng hình hộp trong ví dụ …………. 24
3.1 Mối quan hệ ứng suất - biến dạng theo các mô hình ứng xử của vật
liệu ngoài đàn hồi trong ANSYS ……………………………………... 32
3.2 Khai báo sự biến thiên modun đàn hồi theo nhiệt độ trong ANSYS … 35
3.3 Khai báo mô hình ứng xử MISO trong ANSYS ……………………... 35
3.4 Sự phân bố nhiệt độ (oC) trên tiết diện cột bọc thạch cao 15,8mm tại
thời điểm t=35 phút theo mô phỏng ………………………………….. 37
3.5 Chuyển vị ngang (mm) của cột bọc thạch cao 15,8mm chịu lực đúng
tâm N=800KN tại thời điểm t=35 phút theo mô phỏng ……………… 37
o
3.6 Sự phân bố nhiệt độ ( C) trên tiết diện cột bọc thạch cao 9,5mm tại
thời điểm t=30 phút theo mô phỏng ………………………………….. 38
3.7 Chuyển vị ngang (mm) của cột bọc thạch cao 9,5mm chịu lực nén
lệch tâm N=400KN tại thời điểm t=30 phút theo mô phỏng …………. 38
3.8 Sự phát triển chuyển vị ngang (mm) theo thời gian của cột bọc thạch
cao chịu lực đúng tâm N=800KN (hfi=0,5) theo mô phỏng …………. 39
3.9 Sự phát triển chuyển vị ngang (mm) theo thời gian của cột bọc thạch
cao chịu lực lệch tâm N=400KN (hfi=0,5) theo mô phỏng …………... 39
3.10 Kết quả biến thiên nhiệt độ theo thời gian thu được theo hai phương
pháp …………………………………………………………………... 40

7
MỞ ĐẦU

Ở nước ta trong những năm gần đây, khi tần suất xảy ra hỏa hoạn trong các công
trình xây dựng càng lớn thì vấn đề phòng chống cháy, bảo vệ hệ kết cấu trong điều
kiện xuất hiện đám cháy càng được quan tâm mạnh mẽ. Bên cạnh các giải pháp kỹ
thuật như phân khu khoang cháy, bố trí hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động,… giải
pháp bao bọc hệ kết cấu chịu lực bằng các vật liệu cách nhiệt, chống cháy cũng mang
lại hiệu quả cao. Riêng đối với kết cấu thép, giải pháp bọc cấu kiện thép chịu lực bằng
các vật liệu chống cháy đang được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu, kết quả thí nghiệm hiện nay chỉ dừng ở việc phân tích trạng thái tồn tại của các
vật liệu này và nhiệt độ chạm đến thép chứ chưa đề cập đến trạng thái ứng xử của cấu
kiện thép trong điều kiện vừa chịu lực vừa chịu tác động của nhiệt độ. Về mặt kết cấu
công trình, vấn đề này thực sự quan trọng vì nếu kiểm soát được mức độ duy trì độ
bền, độ cứng, độ ổn định của hệ kết cấu khi xảy ra cháy theo thời gian thì hiệu quả quá
trình thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy, sơ tán người là rất cao.
Trước nhu cầu nghiên cứu trạng thái làm việc các cấu kiện thép được bọc bảo vệ
trong điều kiện chịu lửa, vận dụng cho một dạng cấu kiện cơ bản là cấu kiện cột, tác
giả thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng chịu lực của cột thép được bọc thạch cao bảo
vệ trong điều kiện chịu lửa theo phương pháp tính đơn giản hóa và phương pháp mô
phỏng số” với mục đích phân tích các phương pháp tính toán khả năng chịu lực của
cấu kiện cột được bọc bảo vệ bằng thạch cao chống cháy, từ đó lựa chọn bề dày lớp
thạch cao cho phù hợp với từng điều kiện thiết kế cụ thể. Trong thực tế, kiểm soát và
khống chế được mức độ suy giảm khả năng chịu lực của cấu kiện cột thép nói riêng và
cả hệ kết cấu thép nói chung là một trong mục tiêu cơ bản của quy trình thiết kế chống
cháy cho các công trình xây dựng.
Báo cáo tổng kết gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu
Chương I: Tổng quan về trạng thái làm việc của cột thép được bọc thạch cao bảo
vệ trong điều kiện chịu lửa
Chương II: Phương pháp tính đơn giản hóa
Chương III: Phương pháp mô phỏng số
Kết luận và kiến nghị
Mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ có hạn, đây lại là vấn đề
mới, chưa được nghiên cứu sâu tại Việt Nam nên không tránh khỏi những thiếu sót
trong quá trình thực hiện. Rất mong các chuyên gia, các kỹ sư trong ngành quan tâm
và đóng góp các ý kiến quí báu để nội dung báo cáo hoàn thiện hơn.

8
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CỦA CỘT THÉP ĐƯỢC BỌC
THẠCH CAO BẢO VỆ TRONG ĐIỀU KIỆN CHỊU LỬA

1.1. Vật liệu thạch cao chống cháy


Hiện nay, bên cạnh các vật liệu chống cháy hiện đại cho kết cấu thép như sơn
chống cháy, vữa chống cháy,…; thạch cao là dạng vật liệu truyền thống vẫn được sử
dụng phổ biến do thạch cao có một số đặc điểm nổi bật sau:
- Trọng lượng nhẹ, không làm ảnh hưởng đến giải pháp kết cấu (đặc biệt là cho các
công trình cao tầng).
- Độ an toàn và độ tin cậy cao (có thể bảo vệ kết cấu chịu lực chống lại các tác
động của ngọn lửa, mặt khác chúng ít bị ăn mòn, ít bị bong hay nứt vỡ dưới tác động
của môi trường xung quanh... trong quá trình lắp dựng, sử dụng và khi chịu lửa).
- Giá thành tương đối hợp lý (khi so sánh với giá thành của các cấu kiện chịu lực
chính và các giải pháp vật liệu chống cháy hiện đại) và dễ cấu tạo theo hình dạng của
tiết diện chịu lực.

Hình 1.1. Mặt cắt tấm thạch cao


1.1.1. Quy trình sản xuất thạch cao chống cháy
Công nghệ chủ yếu trong sản xuất thạch cao chống cháy là tạo ra cấu trúc rỗng lớn
với các lỗ rỗng có đặc trưng mong muốn. Trong thực tế, có thể dùng các cách sau đây:
- Trộn hỗn hợp thạch cao với chất tạo khí sẽ thu được sản phẩm thạch cao khí. Bản
chất của phương pháp này là chất khí sinh ra từ phản ứng hóa học giữa thạch cao và
chất tạo khí ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ cao đều có tác dụng nở phồng tạo ra cấu
trúc rỗng.
- Trộn hỗn hợp thạch cao với chất tạo bọt hoặc phụ gia cuốn khí và nước sẽ thu
được sản phẩm thạch cao bọt. Chất tạo bọt và phụ gia cuốn khí là chất hoạt động bề

9
mặt có tác dụng làm cho các bọt khí tồn tại được bên trong lòng hỗn hợp dưới dạng
các bọt nhỏ li ti mà không bị vỡ và đẩy ra ngoài.
Tính chất cơ lý và nhiệt vật lý của thạch cao bọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tỷ lệ nước - thạch cao, lượng bọt, các chất phụ gia,… Thạch cao bọt được chế tạo
thành tấm từ công đoạn đổ hoặc bơm hỗn hợp vào khuôn, sau đó có thể để nguyên tấm
hoặc cắt thành những tấm nhỏ có kích thước khác nhau tùy thuộc yêu cầu sử dụng.
Công nghệ sản xuất thạch cao bọt đã được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nước
ta, tuy nhiên công nghệ này phức tạp hon so với công nghệ sản xuất thạch cao khí vì
nguồn bọt chủ yếu phải nhập khẩu.
- Sử dụng cốt sợi, sự đan xen vô hướng của cốt sợi trong thạch cao sẽ hình thành lỗ
rỗng. Để tăng hiệu quả của phương pháp này, người ta thường áp dụng kết hợp với
chất tạo bọt.
Cốt sợi trong thạch cao có nhiều loại, phổ biến nhất là sợi thủy tinh, sợi amiang,
sợi tổng hợp. Yêu cầu cơ bản của cốt sợi là có độ bền và khả năng bám dính cao, vì
vậy, ưu điểm vượt trội của thạch cao cốt sợi là cách nhiệt, cách âm, chịu kéo uốn tốt,
chống va đập tốt. Chính sự có mặt của cốt sợi làm giảm đáng kể hiện tượng biến đổi
thể tích của thạch cao trong quá trình rắn chắc hay các quá trình thay đổi nhiệt độ, thay
đổi độ ẩm, có tác dụng đảm bảo sự toàn vẹn của sản phẩm trong đám cháy, điều này
làm tăng tuổi thọ của thạch cao cốt sợi.
1.1.2. Cơ chế làm việc của vật liệu thạch cao chống cháy
Trong thành phần thạch cao có 21% khối lượng là nước và 79% khối lượng là
thạch cao khan. Hợp chất này hoàn toàn không có phản ứng hóa học ở nhiệt độ dưới
1200oC. Khi công trình xảy ra hỏa hoạn, đầu tiên các phân tử nước kết tinh sẽ hấp thụ
nhiệt rồi được giải phóng ra dưới dạng hơi nước. Đây là hiện tượng canxi hóa, chính
quá trình hấp thụ nhiệt và giải phóng các phân tử nước này đã hạn chế sự truyền nhiệt
từ mặt tiếp xúc trực tiếp với lửa sang mặt kia của tấm, tạo hiệu quả cách nhiệt cho tấm.
Quá trình này diễn ra dần dần từ mặt ngoài vào sâu bên trong của lõi tấm thạch
cao. Khi toàn bộ lượng nước kết tinh này đã bị tách ra, phần thạch cao khan còn lại - là
loại vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp - sẽ đóng vai trò là một vật liệu cách nhiệt, tiếp tục
góp phần làm giảm quá trình lan truyền nhiệt. Sau khi tấm thạch cao không còn giữ
được sự toàn vẹn, cả hệ thống bị phá hỏng và ngọn lửa mới có thể lan rộng, ảnh hưởng
trực tiếp đến kết cấu chịu lực bên trong.
Trong các tính toán truyền nhiệt, độ dẫn nhiệt của thạch cao chống cháy có thể
thay đổi từ 0,2-0,25 W/moC [1,11].

10
1.1.3. Các hình thức cấu tạo bọc cấu kiện thép bằng thạch cao chống cháy
Hiện nay có ba hình thức bọc thạch cao bảo vệ phổ biến, áp dụng chung cho cả cấu
kiện chịu uốn và cấu kiện chịu kéo, nén:

Hình 1.2. Các hình thức bọc cấu kiện thép chịu lực bằng tấm thạch cao
(a) Bọc bảo vệ một mặt;
(b) Bọc bảo vệ dạng hình hộp;
(c) Bọc bảo vệ dạng chu vi
- Bảo vệ một mặt, tấm thạch cao được cấu tạo ốp vào một mặt của tiết diện (hình
1.2a). Hình thức này rất thông dụng vì tấm thạch cao đóng luôn vai trò là hệ trần
chống cháy cho dầm thép hoặc hệ tường, vách ngăn chống cháy cho cột thép. Khi đó,
tấm thạch cao vừa có nhiệm vụ bảo vệ cấu kiện chịu lực chính, vừa thực hiện việc
phân vùng ngăn ngừa sự lan truyền cháy sang các khu vực lân cận, giảm mức độ lan
rộng của đám cháy. Sản phẩm thạch cao cốt sợi thích hợp cho hình thức bảo vệ này.

Hình 1.3. Cấu tạo tấm thạch cao dạng vách, tường

11
Cấu tạo tấm thạch cao dạng vách, tường được thể hiện trên hình 1.3, chiều dày
trung bình 90mm, bao gồm hai bề mặt là tấm thạch cao cốt sợi vải thủy tinh, ở giữa là
hệ khung xương liên kết và lớp bông thủy tinh cách nhiệt.
- Bảo vệ dạng hình hộp, tấm thạch cao chạy vòng quanh tiết diện theo một hình
chữ nhật ngoại tiếp (hình 1.2b, 1.4). Trong thực tế, có thể cấu tạo thêm các lỗ hổng
không khí xung quanh tiết diện để tăng mức độ đối lưu không khí. Vì khả năng truyền
nhiệt của thạch cao kém hơn so với thép nên phần nhiệt độ ở trong khu vực bao kín
bởi hộp bảo vệ được xem là phân bố đều. Khi đó, chu vi đốt nóng là tổng các kích
thước bên trong của hình chữ nhật ngoại tiếp còn diện tích tiết diện ngang chính là
diện tích của cấu kiện thép.

Hình 1.4. Cấu tạo ốp tấm thạch cao dạng hình hộp
- Bảo vệ theo chu vi, tức là tấm thạch cao được ốp theo suốt chu vi của tiết diện
(hình 1.2c). Đây là hình thức bảo vệ có lợi nhất cho kết cấu thép vì tận dụng tối đa khả
năng cách nhiệt của thạch cao và không có bộ phận nào của cấu kiện tiếp xúc trực tiếp
với ngọn lửa hoặc luồng không khí nóng. Tuy nhiên giải pháp thi công lắp dựng dạng
chu vi rất phức tạp, nhiều chi tiết nhỏ cần phải gia công nên hình thức bảo vệ này
không được sử dụng phổ biến như hai hình thức trên. Các sản phẩm thạch cao khí và
thạch cao bọt thường được sử dụng cho hai hình thức cấu tạo này. Chiều dày tối thiểu
tấm thạch cao cấu tạo bảo vệ dạng hộp và bảo vệ theo chu vi là 9,5mm. Các độ dày
phổ biến là 9,5mm; 12,5mm; 15,8mm.
Trên thị trường Việt Nam có một số nhà cung cấp tấm thạch cao chống cháy, phổ
biến là thương hiệu Vĩnh Tường với tấm thạch cao Gyproc và thương hiệu USG với
tấm thạch cao Boral. Giá thành chung của các tấm thạch cao chống cháy vào khoảng
50.000 đồng/m2 tấm dày 9,5mm; 80.000 đồng/m2 tấm dày 12,5mm; 100.000 đồng/m2
tấm dày 15,8mm. Giá thành tổng cộng bao gồm vật tư, vận chuyển và lắp đặt tấm
thạch cao chống cháy cho kết cấu thép trung bình từ 250.000 - 300.000 đồng/m2 kết

12
cấu thép. Có thể kể ra một số công trình xây dựng ở Việt Nam đang sử dụng sản phẩm
thạch cao chống cháy:
- Dự án LG Display (Hải Phòng): sử dụng hệ vách thạch cao chống cháy, thời gian
chịu lửa 60-120 phút.
- Tổ hợp công nghệ cao Samsung (Bắc Ninh): sử dụng hệ vách thạch cao chống
cháy hình thành khoang cháy, thời gian chịu lửa 120 phút.
- Nhà máy Samsung Mobile (Thái Nguyên): sử dụng hệ vách thạch cao chống
cháy, thời gian chịu lửa 60-120 phút.
- Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội): sử dụng hệ vách thạch cao chống cháy,
ốp thạch cao chống cháy bảo vệ cấu kiện thép, thời gian chịu lửa 150 phút.
- Bảo tàng Hà Nội (Hà Nội): ốp bảo vệ thạch cao chống cháy bảo vệ cấu kiện thép,
thời gian chịu lửa 120 phút.
- Tòa nhà Keangnam (Hà Nội): sử dụng tấm thạch cao chống cháy cho hệ thống
vách ngăn và trần, thời gian chịu lửa 120 phút…
Đối với trường hợp cột thép, giải pháp bọc cột bằng thạch cao chống cháy dạng
hình hộp sẽ được trình bày trong báo cáo.
1.2. Trạng thái làm việc của cột thép được bọc thạch cao bảo vệ trong điều kiện
chịu lửa
Theo yêu cầu chống cháy, cấu kiện chịu lực tùy vào từng điều kiện cụ thể phải
thỏa mãn một hoặc đồng thời các tiêu chí sau [8]:
- Tiêu chí về tính toàn vẹn (E): các vết nứt, các lỗ hổng không được phép xuất hiện
trong kết cấu vì chúng có thể cho nguồn lửa hay khí nóng truyền qua.
- Tiêu chí về sự cách nhiệt (I): nhiệt độ trên bề mặt của các cấu kiện riêng biệt
không trực tiếp tiếp xúc với lửa không được vượt quá nhiệt độ giới hạn.
- Tiêu chí về khả năng chịu lực (R): các cấu kiện phải đảm bảo khả năng chịu lực
trong suốt thời gian chịu lửa yêu cầu.
Trong trường hợp của cấu kiện cột thép được bọc bảo vệ dạng hình hộp, tiêu chí E
và I được đánh giá trong mô hình cháy dựa trên các phân tích về đám cháy, về sự lan
truyền nhiệt trong không gian cháy từ nguồn cháy đến bề mặt cột, thông qua lớp thạch
cao đến tiết diện thép. Khi này, hình thức và bề dày lớp thạch cao bọc bảo vệ có ảnh
hưởng rõ rệt với mục đích làm giảm tối đa nhiệt độ chạm đến cột. Tiêu chí R được
đánh giá trong mô hình kết cấu dựa trên các phân tích về ứng xử ứng suất - biến dạng
của cột trong điều kiện vừa chịu tải trọng vừa chịu tác động của nhiệt độ. Đứng trên
quan điểm kết cấu, R chính là tiêu chí cần được nghiên cứu cụ thể để mô tả được trạng
thái làm việc của cột theo thời gian.

13
Trong các công trình nhà, nếu có thiết kế khoang cháy thì đám cháy thường được
khảo sát dưới dạng cháy trong một không gian cháy nhỏ, nhiệt độ tại một thời điểm
nhất định xem là không đổi và tác động đều lên toàn bộ cấu kiện chịu lực trong khoang
cháy. Vì các cấu kiện được nghiên cứu trong mô hình kết cấu nên tác động nhiệt là sự
phân bố nhiệt độ trên bề mặt và bên trong cấu kiện, các điều kiện khác như đối lưu,
bức xạ gần như không kể đến.
Do xét đến yếu tố thời gian nên có nhiều loại kịch bản được xây dựng để nghiên
cứu ứng xứ của các cấu kiện:
- Kịch bản thứ nhất là khảo sát khi tải trọng không đổi tại một nhiệt độ xác định,
tức là nghiên cứu cấu kiện tại một thời điểm trong quá trình cháy. Khi đó biến dạng
tổng sẽ được xác định rõ ràng theo biến dạng do tải trọng và biến dạng do nhiệt. Kịch
bản này thường được sử dụng để xác định tải trọng giới hạn cho cấu kiện tương ứng
với một nhiệt độ cao cho trước.
- Kịch bản thứ hai xét cấu kiện chịu tải trọng không đổi nhưng nhiệt độ tác động
thay đổi theo thời gian, đây là kịch bản phổ biến nhất để xác định nhiệt độ và thời gian
giới hạn (hay còn gọi là giới hạn chịu lửa, tính bằng phút) cho cấu kiện. Trong phần
lớn các tiêu chuẩn, qui chuẩn về chịu lửa hiện nay, thời gian giới hạn là yếu tố quan
trọng vì ngoài thiết kế về kết cấu, nó còn ảnh hưởng đến các thiết kế khác về phòng
cháy chữa cháy. Khái niệm bậc chịu lửa cũng được xây dựng dựa trên giá trị thời gian
giới hạn này.
Bảng 1.1. Bậc chịu lửa của các dạng kết cấu trong nhà theo Quy chuẩn 06:2021 [4]
Giới hạn chịu lửa của kết cấu nhà, không nhỏ hơn
Bộ phận của mái trong
Các bộ Tường Sàn giữa các Kết cấu buồng thang
Bậc nhà không có tầng áp
phận ngoài tầng (bao gồm bộ
chịu lửa mái
chịu không cả sàn tầng áp
của nhà Tấm lợp (kể cả Giàn,
lực của chịu mái và sàn Tường Bản thang và
tấm lợp có lớp dầm,
nhà lực trên tầng hầm) trong chiếu thang
cách nhiệt) xà gồ
I R 120 E 30 REI 60 RE 30 R 30 REI 120 R 60
II R 90 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 90 R 60
III R 45 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 60 R 45
IV R 15 E 15 REI 15 RE 15 R 15 REI 45 R 15
V Không quy định

- Trong trường hợp tổng quát nhất, kịch bản thứ ba được sử dụng khi xét đến sự
thay đổi của cả tải trọng và nhiệt độ theo thời gian. Tương tự như kịch bản thứ hai,

14
mục đích của kịch bản thứ 3 cũng là xác định nhiệt độ và thời gian giới hạn cho cấu
kiện. Ngoài ra, kịch bản này còn được sử dụng trong các thí nghiệm để mô tả ứng xử
của các cấu kiện chịu lực trong điều kiện chịu lửa.

Hình 1.5. Mối quan hệ giữa tải trọng - nhiệt độ - thời gian trong kịch bản 3 [15]
Về ứng xử của cấu kiện cột thì cần thiết xét đến điều kiện mất ổn định tổng thể. Do
tác động của nhiệt độ, hiện tượng mất ổn định tổng thể có thể do ứng xử cơ nhiệt của
toàn cấu kiện cột cũng có thể do mất ổn định cục bộ tại những phần cột chịu lửa. Kết
quả này phụ thuộc rất nhiều vào kịch bản cháy, nếu như trong dầm kịch bản cháy nguy
hiểm và thực tế là dầm chịu tác động nhiệt độ từ dưới lên trên thì trong cột, nhiệt độ có
thể tác động lên một, hai, ba hoặc tất cả các mặt cột. Về mặt cơ học, sơ đồ kết cấu có
ảnh hưởng lớn ứng xử của cột trong điều kiện vừa chịu lực, vừa chịu lửa. Ví dụ trong
các công trình nhà, có sự chênh lệch trong ứng xử của cấu kiện cột trong trường hợp
sơ đồ giằng và sơ đồ khung. Khi tải trọng ngang do hệ giằng và vách chịu cắt chịu (sơ
đồ giằng), cấu kiện cột làm việc có mức độ độc lập nhất định, nhiệt độ giới hạn thường
được đề xuất cao hơn [15]. Khi kết cấu khung bao gồm dầm, cột được thiết kế chịu tải
trọng ngang (sơ đồ khung), sự suy giảm khả năng chịu lực của cấu kiện cột trong điều
kiện chịu lửa sẽ làm giảm độ cứng của cả hệ kết cấu. Trong các trường hợp này, độ
mảnh và nhiệt độ giới hạn của cột cũng yêu cầu phải thấp hơn [15].
1.3. Các phương pháp xác định khả năng chịu lực của cột thép được bọc thạch
cao bảo vệ trong điều kiện chịu lửa
Đối với cột là cấu kiện thẳng đứng, khả năng tiếp xúc trực tiếp với lửa theo tất cả
các mặt cột trong mô hình cháy là cao, đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu để
xác định khả năng chịu lực của cột trong điều kiện chịu lửa:
- Phương pháp tính toán đơn giản hóa [8]: các công thức đơn giản hóa được đưa ra
để xác định mức độ tăng nhiệt bên trong cấu kiện thép theo thời gian, xác định giá trị
nhiệt độ giới hạn, thời gian chịu lửa giới hạn, lực nén giới hạn theo ổn định tổng thể
15
trong điều kiện chịu lửa của cột. Các công thức này được sử dụng để đánh giá khả
năng chịu lực của cấu kiện cột dựa trên ba yêu cầu:
+ Thời gian chịu lửa thực tế yêu cầu phải nhỏ hơn thời gian chịu lửa thiết kế cho
cột tfi ≤ tfi,d
+ Nhiệt độ mà cột đạt tới trong điều kiện chịu lửa thực tế phải nhỏ hơn nhiệt độ
giới hạn của cột theo thiết kế q ≤ qcr,d
+ Tại một thời điểm t cho trước trong điều kiện chịu lửa, tải trọng thực tế tác dụng
lên cột phải nhỏ hơn khả năng chịu lực của nó Efi,d,t ≤ Rfi,d,t
Phương pháp này được ứng dụng cho cấu kiện cột riêng lẻ, quá trình truyền nhiệt
được mô tả từ bề mặt qua lớp bảo vệ vào bên trong cấu kiện. Khi đó thông số đầu vào
là nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ trên bề mặt lớp thạch cao, nhiệt độ thu
được trong cột thép được xem là phân bố đều trên toàn bộ tiết diện. Kết quả của
phương pháp tính này đã được lập thành các bảng tra ứng dụng cho một số trường hợp
cấu kiện cột không bọc và được bọc bảo vệ theo các hình thức phổ biến.
- Phương pháp mô phỏng số dựa trên lý thuyết phần tử hữu hạn: đây là phương
pháp phức tạp hơn khi có thể phân tích chi tiết các ứng xử cơ nhiệt của riêng cấu kiện
cột, một phần hay toàn bộ hệ kết cấu chịu lực trong điều kiện chịu lửa. So với phương
pháp đơn giản hóa, phương pháp này có nhiều ưu điểm. Đầu tiên, mô phỏng có thể xét
đến hiện tượng bức xạ, đối lưu thể hiện sự tương tác về nhiệt giữa cấu kiện và môi
trường xung quanh trong không gian cháy. Điều này làm cho kết quả nhiệt độ thu được
trên bề mặt và bên trong cấu kiện gần với thực tế hơn các công thức đơn giản. Ngoài
ra, trong qua trình phân tích ứng xử cơ nhiệt của cột thép, mô phỏng kể đến cả các
biến dạng nhiệt, biến dạng từ biến bên cạnh biến dạng dẻo do tải trọng. Chính vì vậy,
kết quả thu được từ mô phỏng có độ chính xác cao hơn. Các phần mềm phân tích kết
cấu trong điều kiện chịu lửa theo phương pháp mô phỏng số tiêu biểu có thể kể đến là
ANSYS (Mỹ,1970) [17]; ABAQUS (Mỹ,1978); SAFIR (Bỉ,1980); FDS (Mỹ,1985);…
Khi sử dụng tính toán theo hai phương pháp trên, có một số yếu tố đầu vào cần
được thiết lập. Thứ nhất là giá trị nhiệt độ môi trường, giá trị này được xác định dựa
trên mô hình cháy danh nghĩa biểu diễn mối quan hệ nhiệt độ - thời gian trong quá
trình cháy. Những mô hình cháy danh nghĩa trong ISO hiện nay chủ yếu xây dựng dựa
trên cơ sở các đám cháy của vật liệu hydrocarbon và cellulose (Hình 1.6). Đường cong
nhiệt độ - thời gian được mô tả theo công thức [8,10]:
T = 345 log10 ( 8t + 1 ) + 20 (1.1)
trong đó: T là nhiệt độ thu được (oC) tại thời điểm t (phút)

16
Hình 1.6. Mối quan hệ nhiệt độ môi trường - thời gian theo ISO 834 [10]

Thứ hai là sự thay đổi các đặc tính cơ nhiệt của vật liệu thép phụ thuộc vào nhiệt
độ, điều này được thể hiện rõ rệt ở quan hệ ứng suất - biến dạng của thép. Trên thế giới
có nhiều cách tiếp cận xây dựng mối quan hệ này. Tiêu chuẩn Châu Âu EN1993-1-
2:2005 [8] dựa trên các kết quả thí nghiệm để mô tả sự biến đổi của ba thông số: mô
đun đàn hồi, giới hạn tỷ lệ và giới hạn chảy theo nhiệt độ, từ đó vẽ đường biểu diễn
ứng suất - biến dạng và xác định các hệ số suy giảm ba thông số này theo nhiệt độ
(Bảng 1.2). Khi này, các đặc tính cơ lý của thép tại một nhiệt độ cho trước có thể được
tính toán một cách đơn giản.
Bảng 1.2. Giá trị hệ số suy giảm mô đun đàn hồi kE,q, giới hạn chảy ky,q và giới hạn tỷ
lệ kp,q của vật liệu thép ở nhiệt độ q [8]
Nhiệt độ q (oC) kE,q = Ea,q/Ea ky,q = fy,q/fy kp,q = fp,q/fp
20 1,00 1,00 1,00
100 1,00 1,00 1,00
200 0,90 1,00 0,807
300 0,80 1,00 0,613
400 0,70 1,00 0,42
500 0,60 0,78 0,36
600 0,31 0,47 0,18
700 0,13 0,23 0,075
800 0,09 0,11 0,05
900 0,0675 0,06 0,0375
1000 0,045 0,04 0,025
1100 0,0225 0,02 0,0125

17
Bên cạnh tiêu chuẩn Châu Âu, Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ
(NIST) dựa trên việc nghiên cứu các mẫu thép thu được từ hiện trường sau vụ hỏa
hoạn ở Trung tâm Thương mại Thế Giới (WTC) năm 2001 để biểu thị mô đun đàn hồi
là một hàm của nhiệt độ q và xây dựng quan hệ ứng suất - biến dạng cho các mẫu này
[16]. Sau đó, một số thuật toán được sử dụng để tổng quát hóa mối quan hệ này cho
vật liệu thép nói chung. Hiện nay, các cách tiếp cận này đều được sử dụng rộng rãi
trong các thiết kế chống cháy.
Thứ ba là sự thay đổi tải trọng tác dụng lên cột trong quá trình xảy ra đám cháy.
Thực tế đã chứng minh rằng xác suất để đám cháy lớn sinh ra, tồn tại đồng thời với
mật độ tải trọng lớn tác dụng lên kết cấu là nhỏ. EN 1991-1-2:2002 [7] đã giới thiệu
nguyên tắc xác định tải trọng tính toán trong trường hợp kết cấu làm việc chịu lửa,
được chia thành ba thành phần chính:
+ Tải trọng thường xuyên: khi tính toán chịu lửa, Gk vẫn được xét đến một cách
nguyên vẹn, không điều chỉnh.
+ Hoạt tải: vì lửa được xét là một tác động có tính tai nạn đối với kết cấu xây dựng
nên giá trị hoạt tải giảm đi bằng cách nhân Qk với một hệ số tổ hợp y1 có trị số biến
thiên từ 0,5 đến 0,9; phụ thuộc vào chức năng sử dụng của công trình.
+ Các tác động gián tiếp do lửa gây ra Ad
Khi đó, tải trọng tổng cộng được xác định theo công thức sau:
q fi = g GA Gk + y 1,1Qk ,1 + åy 1,i Qk ,i + Ad (1.2)
i³2

trong đó: Gk là giá trị đặc trưng của tải trọng thường xuyên; gGA là hệ số vượt tải của
tải trọng thường xuyên trong điều kiện chịu lửa, gGA=1
Qk,1 là giá trị hoạt tải chính, y1,1 là hệ số tổ hợp khi xét đến xác suất tồn tại
của hoạt tải chính trong điều kiện chịu lửa, y1,1=0,5-0,9
Qk,i là giá trị hoạt tải phụ, y1,i là hệ số tổ hợp khi xét đến xác suất tồn tại của
hoạt tải phụ trong điều kiện chịu lửa, y1,i=0,5-0,9
Ad là các tác động gián tiếp do lửa gây ra, sự xuất hiện và giá trị của Ad phụ
thuộc rất nhiều vào kịch bản cháy.
Để xét đến ảnh hưởng tác động của các dạng tải trọng tác dụng lên kết cấu trong
E fi ,d
điều kiện chịu lửa, người ta sử dụng hệ số tải trọng hfi, định nghĩa bằng tỷ số với
Ed
Ed là giá trị nội lực tồn tại trong kết cấu trong điều kiện chịu lực bình thường; Efi,d là
giá trị nội lực khi tính toán kết cấu trong điều kiện chịu lửa. Trong nhiều trường hợp,
E fi ,d ,t
khi xét ở một thời điểm cụ thể, hfi ký hiệu là hfi,t được xác định bằng tỷ số với
Rd

18
Efi,d,t là giá trị nội lực khi tính toán kết cấu ở thời điểm t trong điều kiện chịu lửa; Rd là
cường độ tính toán của vật liệu tại điều kiện nhiệt độ thường. Thông thường, giá trị
này khi biểu thị theo các thành phần tải trọng, được xác định theo công thức sau:
g GAGk + y 1,1Qk ,1
h fi = (1.3)
g G Gk + g Q ,1Qk ,1
trong đó: gG là hệ số vượt tải của tải trọng thường xuyên trong điều kiện thường,
gG=1,35
gQ,1 là hệ số vượt tải của hoạt tải chính trong điều kiện thường, gQ,1=1,5
- Phương pháp thí nghiệm: kết quả thu được từ các thí nghiệm cột chịu lực trong
điều kiện chịu lửa được xử lý, so sánh với kết quả thu được từ các phương pháp lý
thuyết. Khả năng chịu lực thường được kết luận dựa trên khống chế về sự phát triển
biến dạng và chuyển vị của cột theo thời gian trong quá trình cháy [6,14]; từ đó, đề
xuất thời gian chịu lửa giới hạn và nhiệt độ giới hạn cho cấu kiện.

19
CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐƠN GIẢN HÓA

2.1. Nhiệt độ thu được trên tiết diện tại một thời điểm xác định [8]
Trong cấu kiện cột thép được bọc thạch cao bảo vệ, mức tăng nhiệt độ trên tiết
diện theo từng khoảng thời gian Dt (Dt £ 30 giây) được xác định theo công thức:
l p Ap / V q g ,t - q a ,t
Dq a ,t = Dt - ( ef / 10 - 1 )Dq g ,t ³ 0 (2.1)
d p Ca r a ( 1 + f / 3 )

trong đó: Ap/V (1/m) là hệ số tiết diện của tiết diện thép; Ca, ra lần lượt là nhiệt dung
riêng, tỷ trọng của vật liệu thép;
Cp, rp, lp lần lượt là nhiệt dung riêng, tỷ trọng, hệ số dẫn nhiệt của vật liệu
thạch cao; dp là chiều dày của lớp thạch cao;
qa,t là nhiệt độ trên tiết diện thép tại thời điểm t (giây);
qg,t là nhiệt độ môi trường tại thời điểm t (giây);
Dqg,t là độ tăng nhiệt độ môi trường trong khoảng thời gian Dt (giây), giá trị
Dqg,t ≥ 0 khi Dqg,t > 0;
Cpr p
f= d p Ap / V
Ca r a
Trong công thức (2.1), hệ số tiết diện Ap/V phụ thuộc vào hình thức bọc, với tiết
diện cột chữ I được bọc thạch cao dạng hình hộp theo cả bốn mặt:
2( h + b )
Ap / V = (2.2)
A
với A là diện tích tiết diện cột; h,b là chiều cao tiết diện và bề rộng bản cánh cột.
Giá trị nhiệt độ thu được tại thời điểm t được xem là phân bố đều trên toàn bộ tiết
diện cột thép.
2.2. Cấu kiện cột chịu nén đúng tâm
Trong bài toán chịu lửa, tiết diện cấu kiện vẫn được phân thành 4 loại tương tự như
khi tính toán ở điều kiện nhiệt độ thường [9] với hệ số e được xác định:
235
e = 0,85 (2.3)
fy

trong đó: fy là giới hạn chảy của thép ở nhiệt độ thường.


Theo phương pháp tính đơn giản hóa, tại một thời điểm t trong quá trình chịu lửa,
cột có tiết diện loại 1, loại 2, loại 3 được xem là đảm bảo khả năng chịu lực theo điều
kiện ổn định tổng thể khi:

20
N fi ,t ,Ed £ N fi ,t ,Rd (2.4)
trong đó: Nfi,t,Ed là lực nén đúng tâm tác dụng lên cột và Nfi,t,Rd là lực nén giới hạn theo
điều kiện ổn định tổng thể của cột. Trên tiết diện có sự phân bố nhiệt độ không đều,
Nfi,Rd được xác định:
N fi ,t ,Rd = c fi Ak y ,q max f y / g M , fi (2.5)

trong đó: A là diện tích tiết diện cột; ky,qmax là hệ số suy giảm giới hạn chảy của thép
tương ứng ở nhiệt độ lớn nhất qmax của bản cánh nén tại thời điểm t;
gM,fi là hệ số điều kiện làm việc của cấu kiện thép trong điều kiện chịu lửa;
cfi là hệ số suy giảm do hiện tượng uốn dọc trong điều kiện chịu lửa, được
tính theo công thức:
1
c fi = (2.6)
( )
2
(jq max )
2
jq max + - l q max


(
1 + a l q max + l q max ù )
2
với: jq max = (2.7)
2 ëê ûú
a = 0,65 235 / f y (2.8)

k y ,q max
lq max = l max (2.9)
kE ,q max

Trong công thức (2.9), l max là độ mảnh tương đương lớn nhất trong cột ở điều
kiện nhiệt độ thường [9]; kE,qmax là hệ số suy giảm mô đun đàn hồi của thép tương ứng
ở nhiệt độ lớn nhất qmax của bản cánh nén tại thời điểm t. Như vậy đối với cấu kiện cột,
các công thức tính toán đều phụ thuộc vào giá trị nhiệt độ lớn nhất qmax đạt được trên
tiết diện. Riêng đối với cột có tiết diện loại 4, các điều kiện chịu lực theo công thức
Efi,d,t ≤ Rfi,d,t được xem là thỏa mãn khi giá trị nhiệt độ lớn nhất trên tiết diện qmax
không được vượt qua giá trị qcrit cho phép (thông thường qcrit =350oC).
2.3. Cấu kiện cột chịu nén lệch tâm
Khả năng chịu lực của tiết diện loại 1, loại 2 tại thời điểm t của cấu kiện chịu đồng
thời mômen và lực dọc được kiểm tra theo công thức sau (với y là trục khỏe, z là trục
yếu):
N fi ,Ed k y M y , fi ,Ed k z M z , fi ,Ed
+ + £1 (2.10)
fy fy fy
c min, fi Ak y ,q max W pl ,y k y ,q max W pl ,z k y ,q max
g M , fi g M , fi g M , fi

21
N fi ,Ed k LT M y , fi ,Ed k z M z , fi ,Ed
+ + £1 (2.11)
fy fy fy
c z , fi Ak y ,q c LT , fiW pl ,y k y ,q W pl ,z k y ,q
g M , fi g M , fi g M , fi
Đối với tiết diện loại 3, vẫn áp dụng 2 công thức trên nhưng dùng mômen kháng
uốn đàn hồi thay cho mômen kháng uốn dẻo:
N fi ,Ed k y M y , fi ,Ed k z M z , fi ,Ed
+ + £1 (2.12)
fy fy fy
c min, fi Ak y ,q Wel ,y k y ,q Wel ,z k y ,q
g M , fi g M , fi g M , fi
N fi ,Ed k LT M y , fi ,Ed k z M z , fi ,Ed
+ + £1 (2.13)
fy fy fy
c z , fi Ak y ,q c LT , fiWel ,y k y ,q Wel ,z k y ,q
g M , fi g M , fi g M , fi

trong đó: cmin,fi và cz,fi được xác định theo (2.6)


cLT,fi là hệ số suy giảm do hiện tượng nén lệch tâm trong điều kiện chịu lửa,
được tính theo công thức:
1 (2.14)
c lt , fi =
flt ,q ,com + (flt ,q ,com ) - (l lt ,q ,com )
2 2

với: flt ,q ,com =


1
2
[ (
1 + a l lt ,q ,com + l lt ,q ,com )]
2
(2.15)

l lt ,q ,com = l lt (k y ,q ,com / k E ,q ,com )


0 ,5
(2.16)

Trong công thức (2.16), l lt là độ mảnh của cấu kiện nén lệch tâm trong điều kiện
nhiệt độ thường,
m LT N fi ,Ed (2.17)
k LT = 1 - £1
fy
c z , fi Ak y ,q
g M , fi

với: m LT = 0.15lz ,q b M ,LT - 0.15 £ 0.9 (2.18)


m y N fi ,Ed (2.19)
ky = 1 - £3
fy
c y , fi Ak y ,q
g M , fi

với: m y = ( 2 b M ,y - 5 )l y ,q + 0,44 b M ,y + 0,29 £ 0,8 và l y ,20 £ 1,1 (2.20)


m z N fi ,Ed (2.21)
kz = 1 - £3
fy
c z , fi Ak y ,q
g M , fi

với: m z = ( 1,2 b M ,z - 3 )l z ,q + 0,71b M ,z - 0,29 £ 0,8 (2.22)

22
Trong các công thức (2.18), (2.20), (2.22), bM là hệ số kể đến ảnh hưởng của sự
phân bố của mômen đến khả năng chịu lực dọc của cột, có thể tra theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng tra hệ số bM phụ thuộc vào biểu đồ momen [8]
Biểu đồ mômen Hệ số bM

bM,y =1,8 – 0,7y

bM,Q =1,3
bM,Q =1,4

MQ
b M = b M ,y +
DM
(b M ,Q - b M ,y )

Hình 2.1. Chiều dài tính toán của cột trong điều kiện chịu lửa trong sơ đồ giằng [8]
Trong trường hợp chịu lửa, chiều dài tính toán của cột lấy tương tự như trường hợp
nhiệt độ thường, tức là phụ thuộc nhiều vào liên kết hai đầu của cột. Các sơ đồ kết cấu
thường gặp của cột trong các công trình nhà là sơ đồ cột hai đầu khớp, cột hai đầu liên
kết cứng,… Riêng với công trình nhà sử dụng sơ đồ giằng, chiều dài tính toán lfi của
cột trực tiếp chịu lửa có kể đến ảnh hưởng độ cứng của liên kết cột với cột ở tầng trên
và tầng dưới khi xem mỗi tầng của tòa nhà sẽ bao gồm một không gian cháy riêng biệt

23
với các tầng khác. Khi đó, dựa vào sơ đồ biến dạng của cột, chiều dài tính toán lfi của
đoạn cột ở tầng trung gian và tầng trệt (khi chân cột liên kết ngàm với móng) thường
lấy bằng 0,5 chiều dài thực tế, đối với đoạn cột ở tầng trên cùng hoặc tầng trệt (khi
chân cột liên kết khớp với móng) lfi bằng 0,7 chiều dài thực tế (Hình 2.1).
2.4. Ví dụ tính toán
Xét cấu kiện cột thép có tiết diện chữ I được bọc bảo vệ bằng vật liệu thạch cao
chống cháy có hệ số dẫn nhiệt l=0,25 W/moC (Hình 2.2) có kích thước bản bụng
hw=400mm, tw=10mm, bản cánh bf=250mm, tf=12mm, chiều cao H=4500mm. Kịch
bản cháy được xây dựng theo dạng đám cháy bao xung quanh cột và nhiệt độ tác dụng
cả bốn mặt bọc thạch cao dọc theo chiều cao cột, có giá trị biến thiên phụ thuộc thời
gian tuân theo công thức (1.1). Cột liên kết hai đầu khớp, tải trọng tác dụng lên đỉnh
cột là lực nén N, độ lệch tâm e (theo phương trục z). Giới hạn chảy của thép ở điều
kiện nhiệt độ thường fy = 2350daN/cm2.

Hình 2.2. Tiết diện cột thép bọc thạch cao dạng hình hộp trong ví dụ
Thực hiện khảo sát với một số thông số thay đổi theo bảng 2.2, trong khoảng thời
gian từ 0 đến 60 phút.
Bảng 2.2. Các thông số thay đổi trong ví dụ
Hệ số tải trọng hfi 0,4 0,5 0,6
Lực nén đỉnh cột (KN) 650 300 800 400 950 480
Độ lệch tâm e (mm) 0 200 0 200 0 200
Bề dày thạch cao tbv (mm) 9,5/12,5/15,8 9,5/12,5/15,8 9,5/12,5/15,8

Các kết quả về nhiệt độ và khả năng chịu lực của cột được thể hiện trong các bảng
2.3 - 2.6. Kết luận về khả năng của cột được thể hiện trong bảng 2.7; 2.8.

24
Bảng 2.3. Kết quả lực nén giới hạn của cột (e=0)
Thời tbv = 9,5mm tbv = 12,5mm tbv = 15,8mm
gian
qmax (oC) Nfi,t,Rd (KN) qmax (oC) Nfi,t,Rd (KN) qmax (oC) Nfi,t,Rd (KN)
(phút)
10 178,66 1012,3 132,58 1033,6 98,25 1047,8
15 271,17 964,9 206,71 998,7 156,57 1022,6
20 356,68 916,1 278,42 961,2 215,12 994,2
25 433,96 835,1 346,01 922,1 272,12 964,4
30 503,04 716,3 408,87 875,3 326,74 952,3
35 564,44 520,8 466,88 781,5 378,62 902,4
40 618,84 362,6 520,16 662,5 427,61 849,7
45 666,98 253,2 568,96 508,5 473,67 770,3
50 709,61 167,6 613,57 377,4 516,87 674,7
55 747,38 143,1 654,31 280,3 557,31 543,3
60 780,92 120,4 691,51 194,5 595,11 420,5

Bảng 2.4. Kết quả ứng suất của cột (e=200);hfi=0,4


Thời tbv = 9,5mm tbv = 12,5mm tbv = 15,8mm
gian sfi,t k y ,q f y / g M , fi sfi,t k y ,q f y / g M , fi sfi,t k y ,q f y / g M , fi
(phút) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2)
10 968,2 2350 957,5 2350 950,6 2350
15 993,6 2350 975,3 2350 962,9 2350
20 1022,7 2350 995,7 2350 977,7 2350
25 1031,9 2178 1018,6 2350 993,9 2350
30 1013,7 1809 1038,1 2308 1011,5 2350
35 1034,7 1365 1023,3 2008 1030,9 2350
40 1065,9 1003 1018,3 1687 1033,5 2210
45 1096,3 726 1036,2 1344 1021,2 1972
50 1132,9 514 1062,6 1031 1017,2 1716
55 1084,1 407 1084,5 800 1031,5 1417
60 1033,1 315 1125,2 591 1054,1 1141

25
Bảng 2.5. Kết quả ứng suất của cột (e=200);hfi=0,5
Thời tbv = 9,5mm tbv = 12,5mm tbv = 15,8mm
gian sfi,t k y ,q f y / g M , fi sfi,t k y ,q f y / g M , fi sfi,t k y ,q f y / g M , fi
(phút) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2)
10 1290,9 2350 1276,6 2350 1201,2 2350
15 1324,8 2350 1300,4 2350 1283,9 2350
20 1363,1 2350 1327,7 2350 1303,6 2350
25 1376,1 2178 1358,1 2350 1325,2 2350
30 1351,8 1809 1384,1 2308 1348,6 2350
35 1379,6 1365 1364,2 2008 1374,5 2350
40 1419,8 1003 1357,7 1687 1378,1 2210
45 1460,3 726 1382,3 1344 1361,6 1972
50 1509,7 514 1417,1 1031 1356,2 1716
55 1445,4 407 1446,0 800 1375,3 1417
60 1377,5 315 1500,2 591 1405,5 1141

Bảng 2.6. Kết quả ứng suất của cột (e=200);hfi=0,6


Thời tbv = 9,5mm tbv = 12,5mm tbv = 15,8mm
gian sfi,t k y ,q f y / g M , fi sfi,t k y ,q f y / g M , fi sfi,t k y ,q f y / g M , fi
(phút) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2) (daN/cm2)
10 1549,2 2350 1531,9 2350 1435,2 2350
15 1589,7 2350 1560,5 2350 1540,7 2350
20 1635,7 2350 1593,2 2350 1564,3 2350
25 1651,2 2178 1629,8 2350 1590,2 2350
30 1622,2 1809 1660,9 2308 1618,3 2350
35 1655,5 1365 1637,1 2008 1649,4 2350
40 1703,7 1003 1629,3 1687 1653,6 2210
45 1752,3 726 1658,8 1344 1633,9 1972
50 1811,6 514 1700,6 1031 1627,5 1716
55 1734,5 407 1735,2 800 1650,4 1417
60 1653,1 315 1800,3 591 1686,6 1141

26
Bảng 2.7. Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén đúng tâm (e=0)
Bề dày hfi=0,4 hfi=0,5 hfi=0,6
tbv (mm) Bậc chịu Bậc chịu Bậc chịu
qmax (oC) qmax (oC) qmax (oC)
lửa lửa lửa
9,5 503,04 R30 433,96 R25 271,17 R15
12,5 520,16 R40 408,87 R30 278,42 R20
15,8 516,87 R50 427,61 R40 272,12 R25

Bảng 2.8. Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén lệch tâm (e=200)
hfi=0,4 hfi=0,5 hfi=0,6
Bề dày
Bậc chịu Bậc chịu Bậc chịu
tbv (mm) qmax (oC) qmax (oC) qmax (oC)
lửa lửa lửa
9,5 564,44 R35 503,04 R30 503,04 R30
12,5 568,96 R45 568,96 R45 520,16 R40
15,8 595,11 R60 557,31 R55 516,87 R50

27
CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG SỐ

Phương pháp mô phỏng là phương pháp hiện đại, có thể xét đến các ảnh hưởng
phức tạp lên kết cấu trong quá trình chịu lửa. Chương trình ANSYS Workbench được
sử dụng trong báo cáo để mô phỏng ứng xử cơ nhiệt của cấu kiện thép chịu lực trong
điều kiện chịu lửa. Khi này, mối quan hệ ứng suất-biến dạng được thể hiện theo
phương trình [17]:
{s} = [D].{e}el (3.1)
trong đó: {s}: vectơ ứng suất = [sx sy sz sxy syz sxz]T
[D]: ma trận độ cứng đàn hồi
{e}el: vectơ biến dạng đàn hồi,
{e}el = {e}tt - {e}pl - {e}th - {e}cr (3.2)
với {e}tt là vectơ biến dạng tổng; {e}pl là vectơ biến dạng dẻo; {e}th là vectơ biến dạng
nhiệt và {e}cr là vectơ biến dạng do từ biến. Trong bài toán này, biến dạng do từ biến
nhỏ hơn nhiều so với biến dạng nhiệt và biến dạng cơ học tức thời nên có thể không
xét đến ảnh hưởng của từ biến
Như vậy biến dạng nhiệt và biến dạng cơ được tách ra để giải riêng biệt nên bài
toán được giải lần lượt trên hai mô hình: mô hình thứ nhất là Thermal Analysis để xác
định biến thiên nhiệt độ bên trong cấu kiện thép. Kết quả nhiệt độ trong mô hình này
sẽ là tác động nhiệt lên cấu kiện trong mô hình Structural Analysis để phân tích ứng xử
ứng suất-biến dạng của cấu kiện trong điều kiện vừa chịu lực vừa chịu lửa.
3.1. Mô hình Thermal Analysis
3.1.1. Các phương trình truyền nhiệt cơ bản
Trong Thermal Analysis, phương trình truyền nhiệt được diễn giải như sau:
¶T
= { L} [ q ] + Q
T
rC (3.3)
¶t
ì¶ü
ï ¶x ï
ï ï
ï¶ï
trong đó: { L} = í ý
ï ¶y ï
ï¶ ï
ï ï
î ¶z þ

28
é K xx 0 0 ù
q = - [ K ]{ L} T với [ K ] = êê0 K yy 0 úú là ma trận dẫn nhiệt; Kxx, Kyy, Kzz lần lượt
êë0 0 K zz úû
là hệ số dẫn nhiệt của phần tử theo phương x, y, z.
¶T
+ { L} ([ K ]{ L} T ) = Q
T
Khi đó, (3.3) được viết lại: r C (3.4)
¶t
Các điều kiện biên về nhiệt có thể xảy ra:
- Cho trước nhiệt độ T= To trên biên ST; thông thường To là hằng số.
- Cho trước mật độ dòng nhiệt q = qo trên biên Sq;
- Cho trước quy luật trao đổi nhiệt theo hình thức đối lưu giữa bề mặt đang xét với
môi trường qc = h(Tc - T) trên biên Sc, với h là hệ số lan truyền nhiệt do đối lưu, Tc là
nhiệt độ môi trường.
Khi đó, việc giải (3.4) sẽ dựa trên phép giải tích phân:
æ ¶T ö
ò çè rCd T + { L} ([ K ]{ L} T ) ÷dV = ò d Tqo dSq + ò d Th( Tc - T )dSc + ò d TQdV
T

V
¶t ø S S V
q c

(3.5)
3.1.2. Xây dựng ma trận truyền nhiệt của phần tử
Mối quan hệ giữa nhiệt độ T của phần tử và vectơ nhiệt độ tại nút Te(t) theo
phương pháp phần tử hữu hạn được xác định thông qua hàm dạng {N}:
T = { N } {Te }
T
(3.6)

¶T T ì ü
.
= { N } íTe ý ; d T = {d Te } { N }
T
Khi đó:
¶t î þ
Đặt [B] = {L}{N}T, phương trình (3.5) được viết dưới dạng:
ì.ü
ò rC {d Te } { N }{ N } íTe ý dV + ò {d Te } [ B ] [ K ][ B ]{Te } dV =
T T T T

V î þ V

ò {d Te } { N }qo dSq + ò {d Te } { N }h (Tc - { N } {Te }) dSc + ò {d Te } { N }QdV


T T T T
=
Sq Sc V

(3.7)
ì.ü
Trong công thức (3.7), {Te } ,{d Te } , íTe ý là các giá trị tại nút, không thay đổi theo
î þ
các biến tích phân nên có thể tách ra khỏi tích phân, rút gọn (3.7) sẽ thu được:
ì.ü
íTe ý ò r C { N }{ N } dV + {Te } ò [ B ] [ K ][ B ]dV =
T T

î þV V

29
ò { N }qo dSq + ò { N }hTc dSc - {Te } ò { N }h { N } dSc + ò { N }QdV
T
= (3.8)
Sq Sc Sc V

ì.ü
î þ
( ) { } { } { }
Hoặc éëCet ùû íTe ý + éë K etb ùû + éë K etc ùû {Te } = Qef + Qec + Qeg (3.9)

trong đó:
éCet ù = r ò C { N }{ N }T dV là ma trận nhiệt dung riêng
ë û
V

é K etb ù = ò [ B ] [ K ][ B ] dV là ma trận dẫn nhiệt


T
ë û
V

é K etc ù = ò h { N }{ N }T dSc là ma trận truyền nhiệt do đối lưu


ë û
Sc

{Q } = ò {N }q dS
e
f
o q là vectơ nhiệt lượng
Sq

{Q } = ò T h{N }dS là vectơ nhiệt do đối lưu


c
e c c
Sc

{Q } = ò Q {N }dV là vectơ nhiệt phát sinh


g
e
V

3.1.3. Mô hình phần tử vật liệu thép trong Thermal Analysis


Trong Thermal Analysis, việc xây dựng mô hình phần tử vật liệu thép được dựa
trên việc định nghĩa các yếu tố sau:
- Hàm dạng {N}: Thermal Analysis mô tả các loại hàm dạng cho các phần tử
thanh, phần tử tấm, phần tử khối. Việc lựa chọn hàm này có thể dựa trên khả năng và
mức độ đòi hỏi về độ mịn trong quá trình chia lưới phần tử. Hàm dạng Lagrange [] có
thể được sử dụng.
- Trọng lượng riêng r = 7.85T/m3 không phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian.
- Các đặc trưng nhiệt như nhiệt dung riêng C, hệ số dẫn nhiệt [K]: xác định theo
EN1993-1-2:2005 [8].
- Hệ số truyền nhiệt do đối lưu h có thể lấy là hằng số, bằng 25W/m2K với những
bề mặt tiếp xúc trực tiếp với lửa và bằng 9W/m2K với bề mặt không trực tiếp với lửa
[20]. Nhiệt độ môi trường tủy thuộc vào hàm gia nhiệt theo thời gian, có thể xác định
phụ thuộc vào thời gian theo công thức (1.1)
- Hệ số phát xạ e của vật liệu thép lấy bằng 0,35; thạch cao bằng 0,93 [20].
Trong mô hình này, sự tiếp xúc giữa các lớp vật liệu cách nhiệt với vật liệu thép
được xem là hoàn toàn (với giả thiết nhiệt độ thu được ở biên tiếp xúc giữa hai dạng
vật liệu là không thay đổi), bỏ qua ảnh hưởng tương tác nhiệt của các hình thức liên

30
kết (đinh vít, râu thép). Kết quả nghiên cứu là nhiệt độ thu được tại bất kỳ vị trí nào
trên cấu kiện tương ứng với các thời điểm khảo sát.
3.2. Mô hình Structural Analysis
3.2.1. Mối quan hệ ứng suất-biến dạng
Quay lại công thức (3.1) và (3.2), các thông số trong công thức lần lượt được xác
định như sau:
- Ma trận độ cứng đàn hồi:
é 1 / E x -n xy / E y -n xz / Ez 0 0 0 ù
ê -n / E
ê yx x 1 / E y -n yz / E z 0 0 0 úú
ê -n / E -n / E 1 / E 0 0 0 ú
[ ] ê zx x zy y
-1
D = z
ú (3.10)
ê 0 0 0 1 / Gxy 0 0 ú
ê 0 0 1 / G yz 0 ú
ê 0 0
ú
êë 0 0 0 0 0 1 / G xz úû
- Biến dạng nhiệt:

{e } = (T - T )[a
th
ref x a y a z 0 0 0]
T
(3.11)

trong đó: ax, ay, az là hệ số giãn nở vì nhiệt theo các phương x, y, z


T là nhiệt độ khảo sát biến dạng, giá trị của T là kết quả của bài toán giải
trong mô hình Thermal Analysis
Tref là nhiệt độ tham chiếu khi chưa có biến dạng nhiệt
Biến dạng nhiệt theo phương k bất kỳ được xác định:
e kth = a k (T - Tref ) (3.12)

Tuy nhiên, khi ak là một hàm của nhiệt độ T, thì (3.14) sẽ có dạng:
T
e = ò a k ( T )dT
th
k (3.13)
Tref

Như vậy, cần thiết thực hiện một bước xuất kết quả T thu được từ Thermal
Analysis và đưa vào Structural Analysis dưới dạng tác động nhiệt độ lên cấu kiện.
- Biến dạng cơ học:
Dựa trên mối quan hệ ứng suất-biến dạng của vật liệu thép trong điều kiện chịu
lửa, có thể sử dụng một giá trị ứng suất tương đương se để mô tả trường ứng suất như
là một hàm của từng thành phần ứng suất riêng rẽ:
s e = f ( {s } ) (3.14)
trong đó: {s } là vectơ ứng suất

31
Ở tại một nhiệt độ bất kỳ, khi se đạt đến giá trị giới hạn chảy sy thì vật liệu sẽ phát
triển biến dạng dẻo. ANSYS mô tả một số mô hình ứng xử phổ biến của vật liệu theo
các tiêu chuẩn chảy dẻo, áp dụng cho cả vật liệu đẳng hướng, vật liệu không đẳng
hướng, vật liệu rời rạc như BISO (Bilinear Isotropic Hardening); MISO (Multilinear
Isotropic Hardening); NLISO (Nonlinear Isotropic Hardening); BKIN (Classical
Bilinear Kinematic Hardening); MKIN (Multilinear Kinematic Hardening); CHAB
(Nonlinear Kinematic Hardening); ANISO (Anisotropic); DP (Drucker - Prager);…

Hình 3.1. Mối quan hệ ứng suất - biến dạng theo các mô hình ứng xử của vật liệu
ngoài đàn hồi trong ANSYS [17]

32
Dựa trên các mô hình này, biến dạng dẻo được xác định cả về mức độ phát triển và
phương xảy ra biến dạng:

{de } = l ìíî ¶¶sQ üýþ


pl
(3.15)

trong đó: l là hệ số dẻo (để xác định mức độ biến dạng dẻo)
Q là một hàm ứng suất (để xác định phương xảy ra biến dạng dẻo). Nếu Q
là hàm ứng suất chảy thì biến dạng dẻo có phương vuông góc với mặt chảy dẻo.
3.2.2. Xây dựng ma trận ứng suất-biến dạng của phần tử
Xuất phát từ nguyên lý công ảo để một vật thể rắn ở trạng thái cân bằng:
dU = dV (3.16)
trong đó: U là năng lượng biến dạng (công ảo của nội lực)
V là công ảo của ngoại lực
Công ảo nội lực của vật có thể tích V được xác định như sau:

d U = ò {de } {s } dV
T
(3.17)
V

trong đó: {e} là vecto biến dạng


{s} là vecto ứng suất
Kết hợp cùng công thức (3.1), công thức (3.17) được viết dưới dạng:

V
( T T
{ })
d U = ò {de } [ D ]{e } - {de } [ D ] e th dV (3.18)

Vecto biến dạng có thể được gắn với thành phần chuyển vị tại các nút:
{e } = [ B ]{u} (3.19)

trong đó: [B] là vecto biến dạng - chuyển vị


{u} là vecto chuyển vị tại nút
Từ (3.18) và (3.19) với lưu ý rằng vecto {u} không thay đổi trên toàn thể tích V:

d U = {d u} ò [ B ] [ D ][ B ] dV {u} - {d u} ò [ B ] [ D ]{e } dV
T T T T th
(3.20)
V V

Ngoại lực tác dụng lên vật thường bao gồm áp lực P trên bề mặt SP và lực nút Fend:
d V = d V1 + d V2 (3.21)

ò {d w} {P} dS P
T
trong đó: d V1 = (3.22)
SP

với: {w} là vecto chuyển vị của một nút trong phần tử, được gắn với vecto
chuyển vị tại nút thông qua hàm dạng [N]: {w} = [N]{u} (3.23)
33
{P} là vecto áp lực trên bề mặt SP

d V1 = {d u} ò [ N ] {P} dS P
T T
Khi đó: (3.24)
SP

d V2 = {d u}
T
{F } e
nd
(3.25)

với: {Fend}là vecto lực nút tác dụng lên phần tử


Cân bằng công ảo do nội lực và công ảo do ngoại lực:

{d u} ò [ B ] [ D ][ B ] dV {u} - {d u} ò [ B ] [ D ]{e th } dV =
T T T T

V V

= {d u}
T
ò [ N ]
T
{ P} dS P + {d u}
T
{Fend } (3.26)
SP

Hoặc: [ K e ]{u} = {Feth } + {Fepr } + {Fend } (3.27)

trong đó: [ Ke ] = ò [ B ]T [ D ][ B ] dV là ma trận độ cứng của phần tử


V

{F } = ò [ B ] [ D]{e } dV là vectơ tải trọng nhiệt


e
th T th

{F } = ò [ N ]
e
pr T
{P} dS P là vectơ áp lực phần tử
SP

3.2.3. Mô hình phần tử vật liệu thép trong Structural Analysis


Trong Structural Analysis, việc xây dựng mô hình phần tử vật liệu thép được dựa
trên việc định nghĩa các yếu tố sau:
- Hàm dạng {N}: mô tả tương tự như trong Thermal Analysis.
- Các giá trị trong ma trận [D]; hệ số giãn nở vì nhiệt a; mối quan hệ ứng suất-biến
dạng được xác định theo EN1993-1-2:2005 [8]. Vì thép là vật liệu đẳng hướng nên
các giá trị modun đàn hồi E, hệ số Poisson n và modun đàn hồi trượt G đều bằng nhau
theo các phương. Riêng với giá trị E được phân chia rõ theo hai giai đoạn: giai đoạn
đàn hồi sử dụng mô đun đàn hồi và giai đoạn dẻo sử dụng mô đun tiếp tuyến. Với thép
là vật liệu đồng nhất và đẳng hướng, mô hình ứng xử MISO là khá phù hợp để mô tả
ứng xử ngoài đàn hồi theo tiêu chuẩn dẻo Von-Mises (hình 3.4).

34
Hình 3.2. Khai báo sự biến thiên modun đàn hồi theo nhiệt độ trong ANSYS

Hình 3.3. Khai báo mô hình ứng xử MISO trong ANSYS


3.2.4. Phân tích Eigenvalue Buckling
Phân tích Eigenvalue Buckling được sử dụng để mô phỏng điều kiện ổn định của
các cấu kiện chịu nén. Với mô hình cấu kiện được mô tả trong Structural Analysis
(bao gồm đặc trưng vật liệu, sơ đồ hình học, sơ đồ kết cấu, điều kiện tải trọng),
Eigenvalue Buckling dự đoán các dạng mất ổn định (Mode Shapes) xảy ra với cấu
kiện.
Trong công thức (3.2) có thể kể thêm ảnh hưởng của sự cong vênh ban đầu:
{e}el = {e}tt - {e}pl - {e}th - {e}cr- {e}o (3.28)
trong đó: {e}o: vectơ biến dạng do cong vênh ban đầu
Sự cong vênh này thường được mô tả theo dạng mất ổn định dễ xảy ra nhất (Mode
1) của cấu kiện. Giá trị của độ cong vênh ban đầu có thể lấy theo công thức của

35
Fourier [18], hoặc của Dutheils [19]. Kết quả thu được từ phân tích Eigenvalue
Buckling sẽ là điều kiện biên trong mô hình Structural Analysis để xác định giá trị tải
trọng tới hạn (Load Multipliers). Trong điều kiện chịu lửa, {e}th vẫn được kể đến khi
mô tả dạng mất ổn định của cấu kiện và xác định giá trị tải trọng giới hạn. Khi bỏ qua
ảnh hưởng của từ biến, các giá trị {e} được xây dựng dựa trên modun đàn hồi và
modun cát tuyến biến thiên theo nhiệt độ (như hình 3.2 và 3.3).
3.3. Ví dụ khảo sát
Thực hiện mô phỏng ví dụ mục 2.4. Trạng thái làm việc của lớp thạch cao cách
nhiệt được bỏ qua, liên kết hai đầu cột được xem là không thay đổi trong suốt quá trình
khảo sát. Các kết quả thu được dùng để kiểm tra khả năng chịu lực của cột theo điều
kiện khống chế chuyển vị ngang:
Dfi,t,Sd ≤ Dfi,t,Rd (3.29)
trong đó: Dfi,t,Sd là chuyển vị ngang lớn nhất trong cột tại thời điểm khảo sát t; Dfi,t,Rd là
chuyển vị ngang giới hạn của cột chịu lực trong điều kiện chịu lửa. Giá trị này thường
được xác định dựa trên sự theo dõi tốc độ phát triển biến dạng của cột đến giai đoạn
thay đổi đột ngột theo xu hướng tiến tới vô cực. Về mặt định lượng, trong các mẫu thí
nghiệm với các cấu kiện có chiều dài 3-4m, giới hạn Dfi,t,Rd = 120 (mm) thường được
sử dụng để đánh giá thời điểm phá hoại của cột [5].

36
a. Sự phân bố nhiệt độ trên tiết diện thép b. Sự phân bố nhiệt độ trên toàn tiết diện cột
Hình 3.4. Sự phân bố nhiệt độ (oC) trên tiết diện cột bọc thạch cao 15,8mm
tại thời điểm t=35 phút theo mô phỏng

Hình 3.5. Chuyển vị ngang (mm) của cột bọc thạch cao 15,8mm
chịu lực đúng tâm N=800KN tại thời điểm t=35 phút theo mô phỏng

37
a. Sự phân bố nhiệt độ trên tiết diện thép b. Sự phân bố nhiệt độ trên toàn tiết diện cột
Hình 3.6. Sự phân bố nhiệt độ (oC) trên tiết diện cột bọc thạch cao 9,5mm
tại thời điểm t=30 phút theo mô phỏng

Hình 3.7. Chuyển vị ngang (mm) của cột bọc thạch cao 9,5mm
chịu lực nén lệch tâm N=400KN tại thời điểm t=30 phút theo mô phỏng

38
Hình 3.8. Sự phát triển chuyển vị ngang (mm) theo thời gian của cột bọc thạch cao
chịu lực đúng tâm N=800KN (hfi=0,5) theo mô phỏng

Hình 3.9. Sự phát triển chuyển vị ngang (mm) theo thời gian của cột bọc thạch cao
chịu lực lệch tâm N=400KN (hfi=0,5) theo mô phỏng

39
Bảng 3.1. Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén đúng tâm (e=0)
Bề dày hfi=0,4 hfi=0,5 hfi=0,6
tbv (mm) Bậc chịu Bậc chịu Bậc chịu
qmax (oC) qmax (oC) qmax (oC)
lửa lửa lửa
9,5 495,12 R25 448,66 R20 347,95 R10
12,5 530,82 R40 433,83 R25 310,15 R15
15,8 525,87 R45 468,16 R35 344,45 R20

Bảng 3.2. Kết luận về khả năng chịu lực của cột nén lệch tâm (e=200)
hfi=0,4 hfi=0,5 hfi=0,6
Bề dày
Bậc chịu Bậc chịu Bậc chịu
tbv (mm) qmax (oC) qmax (oC) qmax (oC)
lửa lửa lửa
9,5 578,23 R35 541,62 R30 495,12 R25
12,5 530,82 R40 530,82 R40 500,03 R35
15,8 576,66 R55 551,87 R50 497,01 R40

* Nhận xét về kết quả thu được từ 2 phương pháp

Hình 3.10. Kết quả biến thiên nhiệt độ theo thời gian thu được theo hai phương pháp
- Về giá trị nhiệt độ, tại thời điểm 5-10 phút đầu, tốc độ tăng nhiệt thu được theo
phương pháp mô phỏng (dựa trên đường cong gia nhiệt ISO 834) khá lớn so với
phương pháp tính đơn giản hóa. Nhưng sau đó, tốc độ tăng nhiệt của cả hai phương
pháp khá đều đặn, cụ thể khi lớp thạch cao dày 15,8mm, tốc độ tăng nhiệt trung bình
từ phút 10 đến phút 60 là 9,91oC/phút với phương pháp đơn giản hóa và 7,67oC/phút
40
theo phương pháp mô phỏng. Tại thời điểm 60 phút, độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai
phương pháp tương ứng là 1,18% với khi lớp thạch cao dày 9,5mm; 5,54% với thạch
cao dày 12,5mm và 6,41% khi lớp thạch cao dày 15,8mm. Kết quả này có thể được
giải thích vì phương pháp đơn giản hóa xét tốc độ tăng nhiệt theo công thức (2.1) là
khá đều trong từng khoảng Dt khảo sát là 30 giây, còn phương pháp mô phỏng lại tuân
theo tốc độ tăng nhiệt theo công thức (1.1). Hình 3.10 cho thấy đường đồ thị tăng nhiệt
theo phương pháp mô phỏng tương đồng với đường đồ thị của ISO 834.
- Về đánh giá khả năng chịu lực, phương pháp tính đơn giản hóa xác định khả năng
chịu lực của cột dựa trên lực nén giới hạn và ứng suất cho phép còn phương pháp mô
phỏng số dựa trên tốc độ phát triển biến dạng trong cột. Hình 3.8; 3.9 cho thấy dưới
tác động của nhiệt độ, vật liệu có sự thay đổi các đặc trưng cơ lý theo hướng giảm
nhanh khả năng chịu lực dẫn đến hiện tượng chuyển vị ngang tăng đột ngột và đường
đồ thị dốc mạnh khi đạt đến giá trị giới hạn. Trong khi đó, các số liệu thu được về lực
nén giới hạn trong bảng 2.3 giảm với tốc độ khá đều theo thời gian.
- Dựa vào các bảng 2.7; 2.8; 3.1; 3.2; kết luận về bậc chịu lửa của phương pháp mô
phỏng thấp hơn so với phương pháp đơn giản hóa. Các nguyên nhân dẫn đến kết quả
này có thể được giải thích như sau:
+ Tốc độ tăng nhiệt trong hai phương pháp dựa trên nguyên tắc khác nhau.
+ Tiêu chí đánh giá trạng thái phá hoại cột khác nhau.
+ Tốc độ tăng nhiệt đều trong phương pháp tính đơn giản hóa dẫn đến tốc độ giảm
khả năng chịu lực của cột cũng tương đối đều. Các công thức xác định lực nén tới hạn
trong cột chỉ xét đến giá trị nhiệt độ lớn nhất trên tiết diện, các kết quả thu được chưa
xét đến biến dạng nhiệt trong cấu kiện.
+ Phương pháp mô phỏng số có xét được các yếu tố phức tạp hơn như hiện tượng
bức xạ, đối lưu trong quá trình truyền nhiệt, các phân tích phi tuyến vật liệu, phi tuyến
hình học trong kết cấu.

41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Các kết quả chính của đề tài


- Đề tài giới thiệu 2 phương pháp tính lý thuyết có thể ứng dụng vào thiết kế cho
cấu kiện cột được bọc bảo vệ bằng vật liệu thạch cao chống cháy chịu lực trong điều
kiện chịu lửa:
+ Phương pháp tính đơn giản hóa: sử dụng các công thức đơn giản theo EN 1993-
1-2:2005 để xác định lực nén giới hạn trong cột trong điều kiện chịu lửa
+ Phương pháp mô phỏng số (sử dụng phần mềm ANSYS Workbench) để nghiên
cứu quy luật phân bố nhiệt độ tại vị trí bất kỳ bên trong cấu kiện cột, xác định mức độ
phát triển biến dạng theo thời gian của cột trong quá trình chịu lửa.
Phương pháp tính đơn giản hóa cho thấy tính hiệu quả trong các thiết kế đơn giản,
đặc biệt là với các cấu kiện điển hình. Phương pháp mô phỏng số cho thấy ứng xử rõ
ràng của cấu kiện chịu lực trong điều kiện chịu lửa thông qua mức độ phát triển biến
dạng, hiệu quả trong các phân tích an toàn cháy. Kiến nghị trong quy trình thiết kế
chống cháy, phương pháp đơn giản hóa được dùng để lựa chọn sơ bộ hình thức bọc và
bề dày lớp thạch cao, phương pháp mô phỏng được dùng để kiểm tra lại và thực hiện
tối ưu thiết kế.
- Đề tài lựa chọn thạch cao là đối tượng nghiên cứu chính vì chúng đang được sử
dụng phổ biến ở Việt Nam với các ưu điểm nổi bật: trọng lượng nhẹ, khả năng cách
âm, cách nhiệt tốt, có giá trị cao về thẩm mỹ,... Vì vậy, nội dung đề tài gần với thực tế,
có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các kỹ sư thiết kế và những người trong ngành
quan tâm đến vấn đề này.
- Bằng việc khảo sát khả năng chịu lực của cột khi thay đổi tải trọng và bề dày lớp
thạch cao bọc bảo vệ, kết quả cho thấy hiệu quả cụ thể của từng giải pháp bọc. Đây là
cơ sở cần thiết để xây dựng thư viện về số liệu khảo sát trạng thái ứng xử nhiệt của các
cấu kiện cột thép chịu lực trong điều kiện được bọc bảo vệ tương ứng với các kịch bản
cháy và hình thức bọc khác nhau.
2. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
- Đề tài chỉ mới nghiên cứu theo hình thức mô phỏng số, đựa trên cơ sở lý thuyết
phần tử hữu hạn. Một hướng nghiên cứu tiếp cần được phát triển là thực hiện thêm các
thí nghiệm kiểm chứng để tăng độ tin cậy cho các nghiên cứu lý thuyết.
Hi vọng với kết quả đạt được khi mở rộng phạm vi nghiên cứu, các kỹ sư thiết kế
có thể lựa chọn giải pháp phù hợp tùy thuộc đặc điểm sử dụng và bậc chịu lửa của
từng công trình.

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Như Quý (2002), Công nghệ vật liệu cách nhiệt, Nhà xuất bản Xây
dựng
2. TCVN 2622:1995, Phòng cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
3. TCVN 9311-7:2012 (ISO 834-7:1999), Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận
công trình xây dựng - Phần 7: Các yêu cầu riêng đối với cột. Bộ Khoa học và Công
nghệ, Việt Nam
4. QCVN 06:2021/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình.
Tiếng Anh
5. BS 476-20:1987, Fire tests on building materials and structures. Method for
determination of the first resistance of elements of construction (general principles).
6. BS EN 1362-1:2012, Fire resistant test. General requirements.
7. EN 1991-1-2:2002, General actions - Actions on structures exposed to fire.
8. EN 1993-1-2:2005, General rules - Structural fire design.
9. EN 1993-1-1:2005, General rules and rules for buildings.
10. ISO 834, Fire-resistance tests - Element of building construction.
11. Ima Rahmanian (2011), Thermal and mechanical properties of gypsum
boards and their influences on fire resistance of gypsum boards based system, School
of Mechanical, Aerospace and Civil Engineering.
12. J.B.Schleich, J.C.Dotreppe, J.M.Franssen (1986), Numerical simulations of
fire resistance tests on steel and composite structural elements or frames, Fire Safety
Science, p.311-323.
13. Jane I.Lataille, P.E (2003), Fire protection engineering in building design,
Elsevier Science, USA.
14. Kang-Hai Tan, Wee-Siang Toh, Zhan-Fei Huang, Guan-Hwee Phng (2007),
Structural responses of restrained steel column at elevated temperature. Part 1:
Experiments, Elsevier Engineering Structures 29, p.1641-1652.
15. L. Kwasniewski (2009), Analyses of structures under fire, The presentation
in COST action C26 Urban habitat constructions under catastrophic events, Prohitech
Conference, Rome 22 June 2009.
16. Long T.Phan, Therese P.McAllister, John L.Gross, Morgan J.Hurley (2009),
Best practice guidelines for structural fire resistance design of concrete and steel
buildings, National Institute of Standards and Technology.
43
17. Peter Kohnke (1999), ANSYS Theory reference (Release 5.6), Ansys, Inc,
Southpointe 275 Technology Drive Canonsburg, PA 15317.
18. Pedro Dias Simao, Ahmer Wadee, Ana Margarida Girao Coelho (2014),
Buckling of a column with random initial geometric imperfections, Proceedings of the
European Conference on Steel and Composite Structures - EuroSteel 2014, Naples
(Italy), CD-Rom paper n.09-590.
19. Y.Anderberg, N.E.Frosen, B.Aasen (1986), Measured and predicted
behavior of steel beams and column in fire, LUTVDG/TVBB-3022-SE; Vol.3022,
Department of Fire Safety Engineering and System Safety, Lund University, p.259-
269.
20. Table of emissivity of various surfaces, A publication of Mikron Instrument
Company, Inc.

44

You might also like