You are on page 1of 41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NĂM 2021

THIẾT KẾ DẦM THÉP


THEO TIÊU CHUẨN TCVN 5575:2012 VÀ EN1993-1-1
Mã số: 54– 2021/KHXD

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thanh Hà


Đơn vị công tác: Bộ môn Công trình Thép – Gỗ
Hà Nội – 01/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG NĂM 2021

THIẾT KẾ DẦM THÉP


THEO TIÊU CHUẨN TCVN 5575:2012 VÀ EN1993-1-1
Mã số: 54– 2021/KHXD

Xác nhận của Khoa/Phòng Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thanh Hà

Xác nhận của Phòng KH&CN

Hà Nội – 01//2022
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Các ký hiệu 1
Danh mục hình vẽ, bảng biểu 2
Mở đầu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG KẾT CẤU THÉP, DẦM
THÉP, CÁC TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ 5
KẾT CẤU THÉP
1. Các công trình sử dụng kết cấu thép 5
2. Tiêu chuẩn kết cấu thép 8
3. Nguyên tắc thiết kế kết cấu thép 9
4. Tính cấp thiết đồng bộ hóa các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép 10
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DẦM THÉP THEO TIÊU CHUẨN EUROCODE
12
EN1993-1-1
1. Phân loại tiết diện 12
2. Tọa độ đề các 14
3. Thiết kế dầm thép 14
3.1. Giới hạn bền cấu kiện khi chịu cắt 14
3.2. Giới hạn bền cấu kiện chịu uốn 18
3.3. Giới han bền cấu kiện chịu đồng thời mô men và lực cắt 24
CHƯƠNG 3: SO SÁNH THIẾT KẾ DẦM THÉP THEO TCVN 5575:2012
26
VÀ EUROCODE EN1993-1-1
1. Nguyên tắc thiết kế chung 26
2. Phân loại tiết diện 27
3. Tính toán dầm thép 28
3.1. Trạng thái giới hạn về sử dụng 28
3.2. Dầm chịu mô men 28
3.3. Dầm chịu lực cắt 29
3.4. Dầm chịu đồng thời mô men và lực cắt 29

0
3.5. Thiết kế dầm theo điều kiện ổn định cục bộ 30
3.6. Thiết kến dầm theo điều kiện ổn định tổng thể 30
4. Quy trình thiết kế dầm thép 31
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ VÍ DỤ THIẾT KẾ DẦM THÉP 33
KẾT LUẬN CHUNG 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

1
CÁC KÝ HIỆU
fy là ứng suất chảy phụ thuộc vào mác thép và chiều dày bản thép
fu là bền kéo đứt (cường độ tức thời)
γM là hệ số riêng
Av là diện tích mặt cắt
MEd: Mô men thiết kế
Mc,Rd: Sức kháng mô men thiết kế
Mpl,Rd: Sức kháng mô men dẻo
Mel,Rd: Sức kháng mô men đàn hồi
VEd là lực cắt thiết kế
Wel.y, Wel.z: Mô men kháng uốn đàn hồi đối với trục y, z
Wpl.y, Wpl.z: Mô men khán uốn dẻo đối với trục y, z
Weff.y, Weff.z: Mômen kháng uốn của tiết diện hữu hiệu
S là mô men tĩnh của phần bị trượt so với trục trung hòa
Iw – Mô men quán tính quạt
Iz – Mô men quán tính của tiết diện đối với trục z (trục yếu)
IT – Mô men quán tính của tiết diện khi xoắn

1
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1. Nhà công nghiệp một tầng và nhà công nghiệp nhiều tầng
Hình 2. Tháp Tokyo Tower và Tokyo skytree (Nhật bản)
Hình 3. Cầu Millau Viaduct (Pháp) và Cầu Nhật tân (Việt nam)
Hình 4. Sân vận động khúc côn cầu (Tây Ban Nha)
Hình 5. Công trình sử dụng dầm thép tiết diện chữ I
Hình 6. Tiết diện thép cán chữ I
Hình 7. Bộ tiêu chuẩn Châu Âu
Hình 8. Quan hệ mô men – góc xoay của các loại tiết diện
Hình 9. Quy định trục và nội lực của dầm
Hình 10. Biểu đồ ứng suất cắt trên tiết diện ngang
Hình 11. Tiết diện dầm chữ I tổ hợp hàn
Hình 12. Sườn gia cường cho bản bụng dầm
Hình 13. Quy định trục và nội lực dầm
Hình 14. Các kích thước của tiết diện dầm tổ hợp hàn theo TCVN
Hình 15. Sơ đồ khối tính dầm theo TCVN 5575:2012
Hình 16. Sơ đồ khối tính dầm theo EN 1993-1-1
Hình 17. Mb,Rd theo EN 1993-1-1 ứng với các nhịp thay đổi
Hình 18. Mb,Rd theo TCVN 5575:2012 ứng với các nhịp thay đổi
Hình 19. Mb,Rd ứng với các tiết diện thay đổi – S235
Hình 20. Mb,Rd ứng với các tiết diện thay đổi – S255
Bảng 1. Phân loại tiết diện dầm chữ I
Bẳng 2. Phân loại đường cong vênh xoắn bên
Bảng 3. Hệ số sai lệch αLT.
Bảng 4. Phân loại đường cong vênh xoắn bên (Theo EN 1993-1-1)
Bảng 5. Phân loại đường cong vênh xoắn bên (Théo NA BS EN 1993-1-1:2005)
Bảng 6. Giá trị C1
Bảng 7. Công thức kiểm tra dầm chịu mô men theo TCVN 5575:2012

2
MỞ ĐẦU

Tên đề tài:

Thiết kế dầm thép theo tiêu chuẩn việt nam TCVN 5575:2012 và Eurocode
EN1993-1-1

Tính cấp thiết của đề tài:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp ngày càng nhiều. Kết cấu thép với những ưu điểm nổi trội như
thời gian thi công rất nhanh, phù hợp với việc phát triển và mở rộng sản xuất đã và
đang ngày càng được áp dụng rỗng rãi vào nhiều dạng công trình công nghiệp khác
nhau. Các công trình sử dụng kết cấu thép có thể được thiết kế theo TCVN 5575:2012,
tiêu chuẩn này trước đây là TCVN 5575:1991, có nội dung chủ yếu tham khảo và biên
dịch từ tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép của Liên Xô SNiP-2-23-81*. Bên cạnh đó nhiều
công trình cũng được thiết kế theo hệ thống tiêu chuẩn nước ngoài như Mỹ (AISC
360) hoặc Châu Âu (EN 1993).

Dầm thường là cấu kiện nằm ngang, nhận tải trọng từ sàn và dầm phụ rồi truyền vào
cột; phụ thuộc vào cấu tạo và liên kết chịu cắt (khớp) hoặc mômen (cứng) ở hai đầu
mà dầm có thể quy đổi sang sơ đồ tính dầm đơn giản hoặc liên tục. Dầm có tiết diện
chữ I rất phổ biến do có các ưu điểm như có khả năng uốn lớn, thuận tiện liên kết với
các cấu kiện khác, đáp ứng được yêu cầu về kiến trúc và chi phí chế tạo, bảo dưỡng
thấp. Trong công trình nói chung, so với kết cấu khác khối lượng kết cấu dầm sàn
chiếm khá lớn. Giá thành của công trình thép vẫn còn cao, do đó để giảm được giá
thành cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế hiện đại và tự động hóa quá trình thiết thiết
kế.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép được biên soạn đã rất lâu cần có sự
thay đổi. Thực hiện nhiệm vụ của Đề án số 198 về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy
phạm kỹ thuật xây dựng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 02/2018, ban chỉ
đạo đề án đã chọn phương án hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đổi mới căn bản, dựa vào
hệ thống châu Âu.
Mục tiêu

3
So sánh hai phương pháp tính toán dầm thép đó là tính theo chuẩn Việt Nam TCVN
5575:2012 và theo tiêu chuẩn Eurocode EN1993-1-1.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu dầm thép tiết diện chữ I
Nội dung nghiên cứu:
- Xu thế phát triển kết cấu thép ở VN và trên thế giới. Hệ thống các tiêu chuẩn thiết
kế kết cấu thép. Sự cần thiết phải đồng bộ các tiêu chuẩn tính toán Kết cấu thép,…
- Nghiên cứu lý thuyết tính toán dầm theo 2 tiêu chuẩn TCVN5575:2012 và
EN1993-1-1
- Ví dụ tính toán bằng số.
- Kết luận và kiến nghị
Sản phẩm khoa học: 01 bài báo
Giá trị khoa học và ứng dụng: Là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy
cũng như cho các kỹ sư xây dựng khi thiết kế dầm thép.

4
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VIỆC SỬ DỤNG KẾT CẤU THÉP, DẦM THÉP,
CÁC TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN, NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ KẾT CẤU THÉP

1. Các công trình sử dụng kết cấu thép

Nhờ ưu điểm nổi trội của kết cấu thép như khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao,
chế tạo và thi công nhanh… nên kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong các công
trình dân dụng và công nghiệp. Kết cấu thép sử dụng trong nhà công nghiệp, sân vận
động, nhà thi đấu, rạp xiếc, nhà hát, các công trình nhà cao tầng, tháp, trụ, bể chứa…

Một vài hình ảnh các công trình sử dụng kết cấu thép:

Hình 1. Nhà công nghiệp một tầng và nhà công nghiệp nghiều tầng

Hình 2: Tháp Tokyo Tower và Tokyo Skytree (Nhật bản): 332,6m và 634m

5
Hình 3. Cầu Millau Viaduct (Pháp) và Cầu Nhật Tân (Việt Nam)

Hình 4. Sân vận động Khúc côn cầu (Tây Ban Nha)

Ngoại trừ các công trình đặc biệt sử dụng mạng lưới thanh không gian, các công trình
thép thường sử dụng thép tiết diện dầm, phổ biến nhất là dầm mái, dầm cầu trục trong
nhà công nghiệp, dầm đỡ sàn trong nhà dân dụng, dầm cầu…. Tiết diện dầm rất đa
dạng, có thể tiết diện chữ I, [, T, tiết diện hộp rỗng tuy nhiên tiết diện chữ I thường
được sử dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm như tiết diện phù hợp với tải trọng tác
dụng, khả năng chịu uốn theo phương chính lớn, dễ dàng liên kết với các cấu kiện
khác, đáp ứng được yêu cầu về kiến trúc.

6
Hình 5. Công trình sử dụng dầm thép tiết diện chữ I

Hiện nay dầm tiết diện chữ I có thể được sản xuất từ nhiều loại thép khác, phương
pháp tính toán dầm thép cũng khác nhau tùy theo mỗi quốc gia. Ví dụ tiêu chuẩn Nga
SP16-133330-2017 sử dụng loại thép CT34, CT38, …; tiêu chuẩn Mỹ AISC sử dụng
loại thép A36,…; tiêu chuẩn châu âu EN sử dụng loại thép S235, S275, ...

Hình 6. Tiết diện thép hình chữ I

2. Tiêu chuẩn kết cấu thép

Ở mỗi quốc gia, khi thiết kế kết cấu các công trình thép hoặc các công trình nói
chung, đều phải tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế riêng của mình.

7
2.1. Tiêu chuẩn kết cấu thép Việt nam TCVN5575:2012

Tiêu chuẩn TCVN 5575:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây
dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này dùng để thiết kế kết
cấu thép các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. TCVN 5575:2012 được
chuyển đổi từ TCXDVN 338:2005 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản
1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị
định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 5575:2012.

Tiêu chuẩn TCVN 5575:2012 bao gồm các nội dung:

- Nguyên tắc chung.


- Cơ sở thiết kế kết cấu thép
- Vật liệu kết cấu và liên kết.
- Tính toán cấu kiện (kéo, uốn, nén, nén uốn, kéo uốn, kết cấu thép tấm);
- Tính toán liên kết.
- Tính toán kết cấu thép theo độ bền mỏi.
- Các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo khác khi thiết kế cấu kiện kết cấu thép.
- Các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo khác khi thiết kế nhà, công trình.
- 08 phụ lục.
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 5575:2012 được biên soạn đã rất lâu cần có sự
thay đổi để phù hợp, tiệm cận với hệ thống tiêu chuẩn châu Âu.

2.2. Tiêu chuẩn kết cấu thép Châu âu Eurocodes

Bộ tiêu chuẩn Châu Âu gồ 10 quyển từ EN1990 đến EN1999. Tiêu chuẩn Kết cấu
thép là EN 1993 gồm 6 phần chính từ EN 1993-1 đến EN 1993-6. Tiêu chuẩn EN
1993-1, quy định chung và quy định cho nhà bao gồm các phần EN 1993-1-1 Nguyên
tắc chung, EN 1993-1-2 Kết cấu chịu lửa, EN 1993-1-3 Cấu kiện thép tạo hình nguội,
EN 1993-1-4 Thép không gỉ, EN 1993-1-5 Cấu kiện tấm, EN 1993-1-6 Độ bền và ổn
định của kết cấu vỏ, EN 1993-1-7 Độ bền và ổn định của kết cấu từ thép tấm chịu tải
trọng ngang, EN 1993-1-8 Thiết kế mối nối, EN 1993-1-9 Độ bền mỏi của kết cấu
thép, EN 1993-1-10 Lựa chọn vật liệu có tính bền dai, EN 1993-1-11 Thiết kế kết cấu
8
với bộ phận chịu kéo bằng thép, EN 1993-1-12 Các nguyên tắc bổ sung cho phép
cường độ cao.

Hình 7. . Bộ tiêu chuẩn Châu Âu

3. Nguyên tắc thiết kế kết cấu thép

Thiết kế kết cấu thép đều theo nguyên tắc chung đó là thỏa mãn các yêu cầu về
điều kiện sử dụng và các yêu cầu về kinh tế. Cụ thể:

- Yêu cầu sử dụng: (Đây là yêu cầu căn bản nhất)

+ Kết cấu phải đảm bảo yêu cầu chịu lực đề ra do yêu cầu sử dụng như
đảm bảo độ an toàn, đủ độ bền, độ cứng, đủ sức chịu các tải trọng sử
dụng.

+ Kết cấu phải đảm bảo tuổi thọ (độ bền lâu) của công trình. Hình dạng
cũng như cấu tạo của kết cấu phải đảm bảo dễ bảo dưỡng, tiện kiểm tra,
sơn bảo vệ.

+ Kết cấu đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ: hình dáng công trình hài hòa, thanh
thoát

9
- Yêu cầu về kinh tế: Thể hiện ở các mặt

+ Tiết kiệm vật liệu, những nguyên vật liệu thép cần được dùng một cách
hợp lý, tiết kiệm khối lượng nguyên vật liệu làm kết cấu. Việc tiết kiệm
đạt được bằng cách sử dụng vật liệu cường độ cao, có các giải pháp kết
cấu hợp lý, sử dụng các phương pháp tính toán hiện đại và chuẩn xác.

+ Yêu cầu đảm bảo tính công nghệ khi chế tạo: Kết cấu thép được thiết kế
sao cho phù hợp với điều kiện chế tạo của phân xưởng và việc áp dụng
những thiết bị chuyên nghiệp từ đó giảm được công chế tạo.

+ Tính công nghệ trong lắp ráp – vận chuyển: Kết cấu thép được chế tạo
trong nhà máy sau đó được vận chuyển đến công trường. Khi thiết kế,
phải dự kiến được chia thành từng đơn vị vận chuyển hay vận chuyển cả
kết cấu đến công trường. Tại công trường kết cấu thép có thể được
khuếch đại, lắp ráp nhanh chóng với thiết bị có sẵn; liên kết khi dựng lắp
phải dễ dàng thuận tiện.

Để đạt được các yêu cầu đối với kết cấu thép thì vấn đề quan trọng là phải điển
hình hóa kết cấu thép. Có thể điển hình hóa từng cấu kiện hoặc cả cấu kiện hoặc
điển hình hóa những mặt lợi giống như kết cấu khác. Cụ thể:

₋ Về mặt thiết kế, tránh các thiết kế trùng lặp, có thể nghiên cứu các dạng kết cấu tối
ưu, có lợi về mặt vật liệu, giá thành

₋ Về mặt chế tạo: Tạo điều kiện sử dụng các thiết bị chuyên dùng, tăng năng suất lao
động, giảm thời gian chế tạo. Khi lắp dựng nên sử dụng những máy móc thiết bị,
thích hợp cho loại kết cấu được dùng nhiều lần.

4. Tính cấp thiết phải đồng bộ hóa các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ưu điểm của các công trình sử dụng vật
liệu thép thì nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp bằng kết
cấu thép ngày càng nhiều. Trong những năm gần đây hàng loạt các công trình của
nước ta có vốn đầu tư từ nước ngoài. Các công trình sử dụng kết cấu thép có thể
được thiết kế theo TCVN 5575:2012, tiêu chuẩn này trước đây là TCVN
5575:1991, có nội dung chủ yếu tham khảo và biên dịch từ tiêu chuẩn thiết kế kết

10
cấu thép của Liên Xô SNiP-2-23-81 hoặc được thiết kế theo hệ thống tiêu chuẩn
nước ngoài như Mỹ (AISC 360) hoặc Châu Âu (EN 1993). Hiện nay phần lớn các
công trình nước ta đang thiết kế là sử dụng tiêu chuẩn TCVN 5575:2012, tiêu
chuẩn này được biên soạn khá lâu nên cần có sự thay đổi để đồng bộ, hài hòa, từng
bước tiếp cận với hệ thống tiêu chuẩn các nước tiên tiến trên thế giới, giúp người
thiết kế có thể sử dụng các phần mềm để phân tích và tự động hóa thiết kế cấu
kiện. Thực hiện nhiệm vụ của Đề án số 198 về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy
phạm kỹ thuật xây dựng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 02/2018, ban chỉ
đạo đề án đã chọn phương án hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đổi mới căn bản, dựa
vào hệ thống châu Âu.

11
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ DẦM THÉP THEO TIÊU CHUẨN EUROCODE
EN1993-1-1

1. Phân loại tiết diện

Theo Tiêu chuẩn EN 1993-1-1, tiết diện được phân thành bốn loại như sau:

₋ Tiết diện loại 1 – cho phép chảy dẻo hoàn toàn và hình thành khớp dẻo (với khả
năng chuyển vị xoay) khi phân tích dẻo mà không giảm khả năng chịu lực, tức là
cho phép phân bố lại mômen ở kết cấu siêu tĩnh;
₋ Tiết diện loại 2 – cho phép chảy dẻo nhưng với góc xoay chảy dẻo bị hạn chế do
mất ổn định cục bộ (không cho phép phân bố lại mômen);
₋ Tiết diện loại 3 – ứng suất trên thớ biên chịu nén của cấu kiện thép với giả thiết
phân bố ứng suất trong giai đoạn đàn hồi cho phép đạt tới giới hạn chảy, nhưng
hiện tượng mất ổn định cục bộ có khả năng hạn chế sự phát triển mômen chảy dẻo;
₋ Tiết diện loại 4 – hiện tượng mất ổn định cục bộ sẽ xuất hiện trước khi ứng suất lớn
nhất đạt tới giới hạn chảy ở một hoặc nhiều phần của tiết diện.

Hình 8. Quan hệ Mô men -góc xoay của các loại tiết diện

Phân loại tiết diện phụ thuộc vào độ mảnh (tỷ số bề rộng và chiều dày) của phần cấu
kiện chịu nén. Các phần chịu nén khác nhau trong mặt cắt ngang có thể cùng loại tiết
diện nhưng cũng có thể thuộc loại tiết diện khác nhau. Mặt cắt ngang thường được
phân loại theo tiết diện cao nhất (bất lợi nhất) của phần chịu nén.

12
Tiết diện loại 4 sử dụng tiết diện hữu hiệu khi tính toán. Tiết diện loại 4 có thể tính
toán như tiết diện loại 3 nếu thoản mãn nhỏ hơn tỷ số cho trong Bảng 1 khi ε tăng bằng
f y  M0
cách nhân với , trong đó σcom,Ed là ứng suất nén thiết kế lớn nhất.
com ,Ed

Trường hợp đặc biệt, tiết diện có bản bụng loại 3, bản cánh tiết diện loại 1 hoặc 2 thì
có thể phân loại như tiết diện loại 2 với bản cánh hữu hiệu khi tính toán. (mục 6.2.2.4
EN 1993-1-1).

EC3 định nghĩa có bốn loại tiết diện từ 1 đến 4, việc phân loại tiết diện phụ thuộc vào
tỷ số bề rộng với chiều dày của phần cấu kiện chịu nén và giới hạn chảy của vật liệu
thép. Bản cánh, bản bụng dầm có thể cùng loại tiết diện nhưng cũng có thể thuộc loại
tiết diện khác nhau, khi đó loại tiết diện dầm được chọn theo tiết diện cao nhất (bất lợi
nhất) của cánh hoặc bụng.Tiết diện có các kích thước bộ phận không thỏa mãn loại 3
thì xếp vào loại tiết diện 4.

Bảng 1. Phân loại tiết diện dầm chữ I

Bản bụng dầm Bản cánh dầm

Tiết diện Tiết diện Tiết diện Tiết diện Tiết diện Tiết diện
loại 1 loại 2 loại 3 loại 1 loại 2 loại 3

c c c c c c
 72  83  124  9  10  14
t t t t t t

235
Trong đó  = với fy là giới hạn chảy của vật liệu (Mpa), phụ thuộc vào mác
fy

thép và độ dày của bản thép (EN 10025-2-2019, bảng 6).

2. Hệ tọa độ đề-các

Theo EN1993-1-1

13
- Trục x là trục dọc theo chiều dài cấu kiện

- Trục khỏe (trục chính) gây ra mômen uốn My quanh trục y

- Trục yếu (trục phụ) gây ra mômen uốn Mz quanh trục z

Hình 9. Quy định trục và nội lực của dầm

3. Thiết kế dầm thép

3.1. Giới hạn bền cấu kiện khi chịu cắt

a. Độ bền chịu cắt của tiết diện ngang

Hình 10. Biểu đồ ứng suất cắt trên tiết diện ngang của tiết diện

VEd
Kiểm tra điều kiện : 1 (1)
Vc ,Rd

Trong đó: Vc,Rd là sức kháng cắt của tiết diện. Vc,Rd có thể là sức kháng đàn hồi, có thể
là sức kháng dẻo Vpl,Rd.

₋ Vì ứng suất cắt xấp xỉ bằng ( 1 / 3 ) ứng suất chảy khi kéo nên khả năng chống cắt
dẻo Vpl,Rd được tính như sau:

14
A v .(f y / 3 )
Vpl ,Rd = (2)
 Mo

Ở vị trí đầu dầm có tồn tại lỗ trên bản bụng:

0, 6.f u A v . net
Vz .Sd  Veff .Rd = (3)
 M2

fy fy
Khi tiết diện bị giảm yếu A v .net  A v thì diện tích chịu cắt được lấy bằng A v . net
fu fu

Diện tích hữu hiệu Av của tiết diện được tính toán phụ thuộc loại tiết diện.

+ Tiết diện chữ I, H cán nóng, tải trọng song song với bụng

A v = A − 2bt f + ( t w + 2r )t f nhưng A v  h w t w

+ Tiết diện chữ I, H cán nóng, tải trọng song song với cánh

A v = 2bt f + ( t w + r )t w nhưng A v  h w t w

+ Tiết diện I, H tổ hợp hàn, tải trọng song song với bụng

+ A v =  ( h w t w )

+ Tiết diện I, H tổ hợp hàn, tải trọng song song với bản cánh

Av = A −  (h w t w )

Với A là diện tích mặt cắt ngang của tiết diện

₋ Sức kháng cắt đàn hồi của tiết diện khi không xét đến oằn bên:

Ed
1 (4)
fy
( 3. M0 )
VEd .S
Với Ed =
I.t

t: chiều dày tại vị trí kiểm tra

15
VEd
Tiết diện I hoặc H có Ed = nếu Af/Aw ≥ 0,6
Aw

Af là diện tích bản cánh

Aw là diện tích bản bụng

b. Độ bền chịu cắt của cấu kiện khi có xét đến oằn vặn bên

Việc kiểm tra dầm có bị oằn trượt hay không phụ thuộc vào kích thước tiết diện bản
bụng dầm. Có thể không cần xét đến điều kiện này nếu thỏa mãn tỷ số:

hw 
Đối với bản bụng không được gia cường bằng các sườn cứng:  72 (5)
tw 

hw 
Đối với bản bụng có các sườn cứng trung gian :  31 k (6)
tw 

235
Trong đó:  =
fy

Hình 11. Tiết diện dầm chữ I tổ hợp hàn

η là hộ số phụ thuộc vào mác thép. η= 1,2 với loại thép cường độ nhỏ hơn hoặc bằng
S460, η= 1,0 đối với loại thép cường độ cao hơn S460.

k  là hệ số oằn do trượt xác định theo phụ lục A.3 của EN1993-1-5 phụ thuộc vào tỷ
a
số  =
hw

16
Hình 12. Sườn gia cường cho bản bụng dầm

Cụ thể:

- Khi bản bụng được gia cường bằng các sườn cứng ngang, ko có sườn dọc hoặc
có nhiều hơn 2 sườn dọc thì:
2
h  khi   1
k  = 5, 34 + 4  w  + k sl
 a 

2
h  khi   1
k  = 4 + 5, 34  w  + k sl
 a 

3
 Isl 
2
h  I
Với k sl = 9 w  4
 3  nhưng không nhỏ hơn 2,1 3 sl
 a   t hw  t hw

a là khoảng cách giữa các sườn ngang

Isl là mô men quán tính của sườn dọc đối với trục z

- Công thức xác định kτ ở trên cũng được áp dụng cho bản bụng chỉ có 1 hoặc 2
a
sườn nếu tỷ số  =  3.
hw
Khi α < 3 thì:

Isl
6, 3 + 0,18 3
t hw Isl
k  = 4,1 + + 2, 2 3
 2
hw

Khi bản bụng dầm không thỏa mãn điều kiện độ mảnh nếu trên thì cần xét đến ảnh
hưởng ổn định của bản bụng dầm đến lực cắt Vz.Ed

17
f yw h w t
Khi đó: Vb ,Rd = Vbw ,Rd + Vbf ,Rd  (7)
3 M1
Với Vb.Rd là sức kháng cắt khi kể đến ổn định bụng dầm

w f yw h w t
Sức kháng cắt do bản bụng Vbw ,Rd = (7a)
3 M1

bf t f2f yf   M Ed  
2

Sức kháng cắt do bản cánh Vbf ,Rd = 1 −    (7b)


c M1   M f ,Rd  
 

bf, tf là kích thước tiết diện bản cánh; bf lấy không lớn hơn 15εtf cho mỗi cánh.
M f ,k
M f ,Rd = là sức kháng mô men đối với diện tích hữu hiệu của 2 bản cánh
 M0

 1, 6bf t f2f yf 
c = a  0, 25 + 
 th 2w f yw
 

3.2. Giới hạn bền cấu kiện khi chịu uốn

a. Độ bền chịu uốn của tiết diện nếu không xét đến bài toán ổn định (oằn vặn)

Khi đó cấu kiện được kiểm tra theo công thức:


M Ed
1 (8)
M c ,Rd

Trong đó

W pl f y
M c ,Rd = M pl ,Rd = đối với tiết diện loại 1, 2 (8a)
 M0

W elmin f y
Mc ,Rd = Mel,Rd = đối với tiết diện loại 3 (8b)
 M0

Weff min f y
M c ,Rd = đối với tiết diện loại 4 (8c)
 M0

Với Wel min và Weff min là mô men kháng uốn của tiết diện ứng với thớ có ứng suất đàn
hồi lớn nhất.

18
- Bỏ qua các lỗ trên cánh chịu kéo của dầm nếu thỏa mãn điều kiện
Af . net 0, 9f u Af f y

 M2  M0

Với Af là diện tích cánh kéo


- Khi cấu kiện chịu uốn theo 2 phương: Mục 6.2.9 EN1993-1-1 đề cập tính toán
cấu kiện chịu mô men và lực trục. Tuy nhiên khi đối với tiết diện dầm chữ I, H
có 2 trục đối xứng thì được phép bỏ qua lực dọc nếu thỏa mãn:

 N Ed  0, 25N pl ,Rd

 0, 5h w t w f y (9)
 N Ed   M0

Với NEd là giá trị lực nén thiết kế


 
 M y ,Ed   M z,Ed 
+ Kiểm tra tiết diện loại 1 và 2   +  1 (10)
 M y ,Rd   M z,Rd 
 
   
 M y ,Ed   M z,Ed 
Hay   +  1
 Wpl, y . f y   Wpl,z . f y 
  M0    M0 

α, β là hệ số phụ thuộc vào đặc tính tiết diện.

Tiết diện dạng chữ I,H có α = 2; β = 1; Tiết diện dạng ống α = β = 2; Tiết
diện dạng hộp α = β = 1,66; Tiết diện dạng tấm α = β = 1,73

fy
+ Kiểm tra tiết diện loại 3: x ,Ed  (11)
 M0

M y ,Ed M z,Ed
Hay + 1
fy fy
Wel, y . Wel,z .
 M0  M0
fy
+ Kiểm tra tiết diện loại 4: x ,Ed  (12)
 M0

M y ,Ed M z,Ed
Hay + 1
fy fy
Weff, y . Weff,z .
 M0  M0

19
b. Độ bền chịu uốn của tiến diện ngang khi có xét đến bài toán ổn định

Dầm chịu uốn theo phương trục khỏe (trục y) nhưng khi cánh không được kiềm chế
(giữ) thì ngoài việc kiểm tra điều kiện bền của tiết diện ngang cần kiểm tra điều kiện
mất ổn định tổng thể của dầm theo dạng uốn, xoắn (gọi là hiện tượng oằn bên kèm
xoắn). Tuy nhiên có một số các trường hợp điều kiện oằn bên kèm xoắn không phải
kiểm tra, đó là:
- Cánh nén dầm được liên kết chặt với sàn
- Các tiết diện có độ cứng chống uốn và chống xoắn tốt như: Thép ống, hộp, …
- Các cấu kiện tiết diện thép cán, tiết diện hàn tương đương có độ mảnh quy đổi
 LT  0, 4
Công thức kiểm tra dầm có xét đến sự oằn vặn bên kèm xoắn:

M Ed
1 (13)
M b ,Rd

Trong đó Mb,Rd là sức kháng momen xét đến ổn định oằn bên kèm xoắn

- Đối với dầm cánh nén không được kiềm chế:

fy
M b ,Rd = LT Wy (14)
 M1

Wy = Wpl,y đối với tiết diện 1 và 2

Wy = Wel,y đối với tiết diện 3

Wy = Weff,y đối với tiết diện 4

χLT là hệ số suy giảm momen đối với việc oằn bên kèm xoắn.

+ Hệ số suy giảm χLT của tiết diện bất kỳ được xác định theo công thức:

1
LT = 1 (15)
2
LT +  2
LT − LT

LT = 0, 5 1 + LT ( LT − 0, 2) +  LT 
2
Với   (16)

αLT là hệ số sai lệch phụ thuộc loại đường cong vênh xoắn bên

20
Eurocode 3 cung cấp bốn đường cong vênh xoắn bên, các đường cong này được chọn
trên cơ sở tỷ lệ chiều cao, chiều rộng tổng thể của mặt cắt, loại mặt cắt và mặt cắt thép
cán hoặc hàn.

Bảng 2. Phân loại đường cong vênh xoắn bên

Tiết diện Giới hạn Loại đường cong

h 2 a
Thép cán b

tiết diện chữ I h 2 b


b

h 2 c
b
Thép chữ I tổ hợp hàn
h 2 d
b

Các loại tiết diện khác d

Bảng 3. Hệ số sai lệch αLT

Đường cong oằn a b c d

αLT 0,21 0,34 0,49 0,76

Độ mảnh quy đổi  LT , giá trị phụ thuộc vào đặc trưng tiết diện, mô men giới hạn đàn
hồi Mcr và được xác định theo công thức:

Wy f y
 LT = (17)
M cr

Mcr là mô men giới hạn đàn hồi đối với oằn bên kèm xoắn

M Ed 2
Khi  LT   LT ,0 hoặc   LT ,0 thì có thể bỏ qua hiệu ứng vênh xoắn
M cr

 LT ,0 = 0,4 đối với tiết diện thép cán, tiết diện hộp rỗng, tiết diện hàn tương đương.
+ Hệ số giảm χLT đối với tiết diện thép cán và tiết diện tổ hợp hàn tương đương
có thể tính theo công thức

21
 1
 LT = 2
 LT + LT
2
−  LT

 LT  1 (18)
 1
 LT  2
  LT

LT = 0, 5 1 + LT ( LT −  LT ,0 ) +  LT 
2
Với (19)
 
Theo National Annex, mục NA.2.17 thì  LT ,0 = 0,4; β = 0,75 đối với tiết diện thép

cán, tiết diện hộp rỗng;  LT ,0 = 0,2; β = 1 đối với tiết diện hàn
Khi đó hệ số αLT được tra Bảng 3 phụ thuộc vào đường cong xác định theo Bảng 4

Bảng 4. Phân loại đường cong vênh xoắn bên (Theo EN 1993-1-1)

Tiết diện Giới hạn Loại đường cong

h 2 b
Thép cán tiết diện chữ I b

h 2 c
b

h 2 c
b
Thép chữ I tổ hợp hàn
h 2 d
b

Một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng bảng sau để thay thế

Bảng 5. Phân loại đường cong vênh xoắn bên (theo NA BS EN 1993-1-1:2005)

Tiết diện Giới hạn Loại đường cong

h 2 b
b
Thép cán tiết diện chữ I với 2
2  h  3,1 c
trục đối xứng và tiết diện ống b

h  3,1 d
b

22
Thép chữ tổ hợp hàn với 2 trục h 2 c
b
đối xứng và tiết diện rỗng cán
nguội 2  h  3,1 d
b

Khi có kể đến sự phân bố mô men thì hệ số χLT có thể điều chỉnh như sau:

 
LT ,mod = LT
 f

LT  1

Trong đó hệ số f được xác định theo công thức


f = 1 − 0, 5(1 − k c )[1 − 2,( LT ,0 − 0, 8) ]
2


f  1,0

Hệ số hiệu chỉnh k c = 1 C1 trong đó C1 là hệ số phụ thuộc vào dạng biểu đồ mô men

uốn.

Bảng 6. Giá trị C1

Dạng tải trọng và gối tựa Biểu đồ momen uốn Giá trị C1

1.132

1.285

1.365

1.565

1.046

- Tính mô men giới hạn đàn hồi đối với trường h ợp oằn bên kèm xoắn Mcr:

23
EN 1993-1-1 đề cập đến mô men giới hạn đàn hồi phụ thuộc vào đặc trưng tiết
diện nguyên, dạng chất tải, sự phân bố momen, điều kiện kiềm vặn bên nhưng
không đề cập đến công thức tính Mcr. Có thể tham khảo công thức tính mô men
này theo NCC-SN002(SCI,2005a) và NCC-SN003(SCI,2005b).
Mô men giới hạn Mcr trong trường hợp tổng quát được tính theo công thức:

 2 
2 EI z   k  I w ( kL)2 GIT
M cr = C1   + + (C2 z g ) − C2 z g 
2
(20)
( kL)2 g   k w  Iz 2 EI z 
 

Trong đó:

k - tham số chiều dài tính toán lấy theo Gardner (2011) and NCCI SN009 (SCI,2005c)

kw - tham số kể đến kiềm chế cong vênh. Nếu không có kiềm chế vênh hoặc không xác
định được độ cứng kiềm chế vênh thì lấy kw = 1

Iz
g – Kể đến độ cong trong mặt phẳng trước khi oằn: g = 1 − . Để đơn giản có thể
Iy

lấy g = 1.

L – Khoảng cách giữa các điểm kiềm chế

zg – Khoảng cách từ điểm đặt tải trọng đến tâm chịu cắt của cấu kiện.

C2 – Tham số liên quan đến mức tải trọng, phụ thuộc vào hình dạng biểu đồ momen
uốn.

Iw – Mô men quán tính quạt

Iz – Mô men quán tính của tiết diện đối với trục z (trục yếu)

IT – Mô men quán tính của tiết diện khi xoắn

3.3. Giới hạn bền cấu kiện đồng thời chịu mômen và lực cắt

▪ Bỏ qua ảnh hưởng của lực cắt, chỉ kiểm tra uốn nếu

VEd  0, 5Vpl,Rd

24
▪ Nếu VEd  0, 5Vpl,Rd xét cấu kiện chịu đồng thời cả momen và lực cắt. Khi đó

sức kháng momen giảm bằng cách nhân cường độ chảy của vật việt với (1-ρ).
Cụ thể cần kiểm tra

M Ed  M V,Rd

 (21)
M V ,Rd  M c ,Rd

Mc,Rd là sức kháng mômen bền dẻo của tiết diện, phụ thuộc loại tiết diện (Xem mục
cấu kiện chịu moomen)

MV, Rd là sức kháng mô men bền dẻo cho phép khi có kể đến lực cắt.

( )
Wpl ,z f y
Tiết diện bất kỳ M V ,z ,Rd = 1 − y (21a)
 M0

Wpl , yf y
Tiết diện chữ cánh không đối xứng M V ,y,R d = (1 − z ) (21b)
 M0

 z A 2w  fy
Tiết diện 2 cánh đối xứng M V ,y,R d =  Wpl ,y −  (21c)
 4t w   M0

 2V 
2

Trong đó z =  z ,Ed − 1 với Vpl ,z ,Rd =


A v ,z f y 3 ( )
 Vpl ,z,Rd   M0
 

 2V
y =  y,Ed − 1

2

với Vpl ,y,Rd =


(
A v ,y f y 3 )
 Vpl ,y,Rd   M0
 

Với Aw = hwtw

Av,y; Av,z là diện tích của tiết diện được tính toán phụ thuộc loại tiết diện (xem
phần cấu kiện chịu cắt)

25
CHƯƠNG 3: SO SÁNH THIẾT KẾ DẦM THÉP THEO TCVN 5575:2012 VÀ
EUROCODE EN1993-1-1

1. Nguyên tắc thiết kế chung

- EN1993-1-1 sử dụng phương pháp phân tích đàn hồi tổng thể với sơ đồ hình học
ban đầu của kết cấu để phân tích kết cấu (phân tích bậc nhất). Tuy nhiên với một
số dạng kết cấu như kết cấu khung thì thực hiện phân tích tổng thể có kể đến sự
hình thành khớp dẻo (phân tích bậc hai). Việc lựa chọn phân tích tổng thể bậc
nhất hoặc bậc hai phụ thuộc vào ảnh hưởng của biến dạng đến sự phân bố nội
lực và ứng xử kết cấu, giới hạn này được thể hiện qua hệ số α cr. (mục 5.2.1 [2]).
Như vậy phân tích đàn hồi áp dụng khi tiết diện không thỏa mãn điều kiện ổn
định cục bộ. Để áp dụng phân tích dẻo, EN 1993-1-1 có đề cập đến việc phân
loại tiết diện, trong đó tiết diện được chia ra làm bốn nhóm (mục 5.5[2]).
- Hai hệ thống tiêu chuẩn đều sử dụng phương pháp tính toán theo trạng thái giới
hạn. Cấu kiện dầm được thiết kế sao cho không vượt quá trạng thái giới hạn về
khả năng chịu lực và về độ võng hay biến dạng. Bên cạnh phương pháp tính
toán, các hệ số độ tin cậy về cường độ vật liệu và tải trọng cũng như hệ số điều
kiện làm việc cũng cần phải được xem xét.
- Về vật liệu: Cả hai tiêu chuẩn đều phân chia thép kết cấu theo các nhóm khác
nhau dựa trên đặc tính cơ học và thành phần hóa học của thép. EN1993-1-1[2]
hướng dẫn người thiết kế sử dụng đặc trưng vật liệu thép theo tiêu chuẩn sản
phẩm. Cụ thể, đối với thép hình và tấm thép cán nóng xem EN10025, thép ống
cán nóng xem EN10210-1 và EN10219-1. [1] và [2] đều sử dụng giá trị giới hạn
bền kéo đứt fu, giới hạn chảy fy của vật liệu làm giới hạn tính toán, đối với thép
cán đều dùng giới hạn chảy thống nhất trên toàn tiết diện và lấy theo giới hạn
chảy của phần tử lớn nhất trên tiết diện ngang.
- Hệ số riêng γM: Hệ số này được đề cập trong mục 6.2 của EN1993-1-1 là hệ số
làm giảm sức kháng của tiết diện trong khi tính toán nhằm mục đích tăng độ an
toàn cho kết cấu khi chịu lực. Giá trị γM phụ thuộc vào trạng thái làm việc của
kết cấu: khi tính toán sức kháng của tiết diện sử dụng γM0, khi có xét đến bài
toán ổn định sử dụng γM1, khi tính toán cấu kiện chịu kéo sử dụng γ M2…Giá trị
của γMi được lấy theo phụ lục quốc gia, kiến nghị γM0 =1,0; γM1=1,0; γM2 =1,25.
26
- Hệ số tổ hợp: Tải trọng và tác động được lấy theo EN1991 nhưng các thông tin
chung về các hệ số tổ hợp, hệ số vượt tải được trích dẫn, khuyến cáo lấy ở EN
1990. Mục A1.2.1(1) của [6] nêu không lấy lớn hơn 2 hoạt tải tạm thời trong
cùng một tổ hợp. Khác với [1], các hệ số tổ hợp cho các hoạt tải [2] lấy phụ
thuộc vào các công trình khác nhau (Xem bảng A1.1 [6])
- Hệ số vượt tải: Có một số sự lựa chọn tổ hợp nội lực (Mục 6.5.3 [6]]. Giá trị các
hệ số vượt tải cho từng loại tải trọng tác động vào công trình phụ thuộc vào việc
chọn tổ hợp tải trọng nào để tính toán. (tham khảo các giá trị ở các bảng phụ lục
A của [6]).
- Cần lưu ý tránh nhầm lẫn khi sử dụng tiêu chuẩn EN1993-1-1 là quy định trục
của cấu kiện khác với TCVN5575:2012. TCVN không quy định trục nhưng
thường lấy trục x là chịu uốn chính, y là trục vuông góc với trục x, trong khi EN
1993-1-1 lấy trục uốn chính là trục y.

₋ Hình 13. Quy định trục và nội lực của dầm

2. Phân loại tiết diện

TCVN5575 không đề đến việc phân loại tiết diện. Do có kể đến phân tích tổng thể
dẻo nên EC3 cần phải có sự phân loại tiết diện. Vai trò của phân loại tiết diện nhằm
xác định mức độ khả năng chịu lực và khả năng xoay của tiết diện bị giới hạn bởi khả
năng chống mất ổn định cục bộ của tiết diện. EC3 định nghĩa có bốn loại tiết diện từ 1
đến 4, việc phân loại tiết diện phụ thuộc vào tỷ số bề rộng với chiều dày của phần cấu
kiện chịu nén và giới hạn chảy của vật liệu thép. Bản cánh, bản bụng dầm có thể cùng
loại tiết diện nhưng cũng có thể thuộc loại tiết diện khác nhau, khi đó loại tiết diện
dầm được chọn theo tiết diện cao nhất (bất lợi nhất) của cánh hoặc bụng. Tiết diện có
các kích thước bộ phận không thỏa mãn loại 3 thì xếp vào loại tiết diện 4.

27
Khi tính toán dầm theo TCVN 5575:2012 thường sẽ kiểm tra điều kiện ổn định cục bộ
ở những bước tính toán cuối cùng, khi điều kiện này không đảm bảo thì sẽ điều chỉnh
lại kích thước tiết diện hoặc bố trí các cặp sườn gia cường. Để kể đến sự làm việc dẻo
(không để xảy ra điều kiện ổn định cục bộ) EN1993-1-1 đã phân loại tiết diện, cụ thể
có 4 loại tiết diện như đã nêu trên.

3. Tính toán dầm thép

3.1. Trạng thái giới hạn về sử dụng (Trạng thái giới hạn thứ hai)

Giá trị độ võng giới hạn theo trạng thái sử dụng phụ thuộc vào từng quốc gia ban
hành tiêu chuẩn. Khác với TCVN5575, ngoài xác định độ võng dầm theo tiêu chí độ
võng theo điều kiện biến dạng, hư hỏng kết cấu (làm ảnh hưởng đến hình thức bên
ngoài, công năng kết cấu) EC3 còn kiểm tra độ võng gây khó chịu cho người sử dụng
(tiêu chí về rung động).

3.2. Dầm chịu momen

- Khi dầm chịu uốn trong mặt phẳng chính: TCVN5575 quy định, dầm tính toán
trong miền đàn hồi, chỉ kể đến dẻo trong trường hợp là dầm đơn giản chịu tải
trọng tĩnh và thép có fy≤530 Mpa. Bảng 7 trình bày dầm được kiểm tra khi chịu
mô men uốn theo các trường hợp.

Bảng 7. Công thức kiểm tra dầm chịu mô men theo TCVN 5575:2012
Uốn trong
Uốn 2 phương
mặt phẳng chính

Không kể
M Mx My
 f c (22) y+ x  f c (24)
đến biến Wn,min Inx Iny
dạng dẻo
Khi   0,9f v Khi   0,5f v
Kể đến biến
M (23) Mx My (25)
dạng dẻo  f c +  f c
c1Wn,min c x Wnx,min c y Wny,min

Trong đó x là trục khỏe của tiết diện, y là trục vuông góc với trục x; Hệ số c 1, cx
phụ thuộc hình dạng tiết diện và tỷ số diện tích bản cánh so với bản bụng.

28
Inx, Iny là mô men quán tính của tiết diện đối với trục x và y
Wn,min là mô men chống uốn nhỏ nhất của tiết diện thực đối với trục tính toán.

- Theo EC3, khả năng chịu mô men và khả năng chịu mô men theo hai phương
phụ thuộc loại tiết diện và lần lượt giá trị được xác định điều 6.2.5 và điều 6.2.9
(xem mục 3.2).
- Khi xét đến trạng thái dẻo thì TCVN5575 có giới hạn về sơ đồ tính và giới hạn
chảy dẻo của vật liệu thép, trong khi EC3 chỉ phụ thuộc vào loại tiết diện dầm là
loại 1 và 2.

3.3. Dầm chịu lực cắt

- Kiểm tra dầm theo điều kiện chịu cắt được đề cập ở điều 7.2 của TCVN
5575:2012; Tại vị trí có lực cắt lớn nhất và không có mô men theo công thức:

V S
=  fv c (26)
I  tw

Với S là mô men tĩnh của phần bị trượt so với trục trung hòa; I là mô men quán tính
của tiết diện.

- EC3 kiến nghị kiểm tra dầm theo điều 6.2.6, trong mục này thiết kế, kiểm tra
dầm chịu cắt thì có kể đến sự làm việc dẻo, cụ thể được trình bày ở phần 3.1a.

3.4. Dầm chịu đồng thời mô men và lực cắt


- Tính toán dầm chịu đồng thời mô men và lực cắt được đề cập ở điều 7.2 của
TCVN 5575:2012. Khi dầm chịu mô men, lực cắt và lực cục bộ trên cánh nén
của dầm (nếu có) thì kiểm tra dầm theo công thức:

2 + c2 − c + 32  1,15f c (27)

- Ảnh hưởng đồng thời của lực cắt và mô men đến dầm chịu uốn được đề cập ở
điều 6.2.8 của EN 1993-1-1. Giá trị lực cắt có ảnh hưởng lớn đến việc kiểm tra.
Khác với TCVN5575, EC3 có quy định khi lực cắt lớn hơn 50% giá trị sức
kháng cắt dẻo thì phải kể đến ảnh hưởng của lực cắt khi đến mô men và ngược
lại. (xem mục 3.3 chương 2).

29
3.5. Thiết kế dầm theo điều kiện ổn định cục bộ

- Bài toán ổn định cục bộ của bản bụng và bản cánh dầm
được trình bày ở điều 7.6.1.1 và điều 7.6.3.1 [1]. Theo
TCVN5575 hiện tượng mất ổn định cục bộ xảy ra đồng
thời với điều kiện bền. Như vậy tính toán thỏa mãn điều
kiện bền rồi mới kiểm tra điều kiện ổn định cục bộ.

Hình 14. Kích thước của tiết


Ổn định cục bộ bản cánh được kiểm tra theo công thức:
diện dầm tổ hợp hàn theo TCVN
b0 f
 0,5 E / f
tf

Ổn định cục bộ của cánh dầm được kiểm tra theo công thức:  w  w 
Nếu điều kiện ổn định cục bộ không thỏa mãn thì xử lý bằng cách tăng chiều dày
các bản thép hoặc bố trí các đôi sườn gia cường. Lúc này, khả năng chịu uốn, cắt
của tiết diện là không giảm so với tiết diện thiết kế ban đầu.
- EC3 không đề cập đến hiện tượng mất ổn định cục bộ do đã có sự phân loại tiết
diện và với tiết diện loại 4 thì sử dụng tiết diện hiệu quả. Khi độ mảnh của cánh
hoặc bụng dầm lớn, dầm sẽ có hiện tượng cong vênh và sẽ ảnh hưởng tới khả
năng chịu lực của dầm (xem mục 3.1b chương 2). Với thép có giới hạn chảy đến
460 MPa, khi độ mảnh của bản bụng dầm h t w  60 thì cần kiểm tra sứa kháng
cắt của dầm theo điều 5.2 [4].

3.6. Thiết kế dầm theo điều kiện ổn định tổng thể

- Điều kiện ổn định tổng thể của dầm theo TCVN5575 được tính theo công thức:

M
 f c (28)
b Wc

Trong đó:

Wc là mô đun chống uốn của tiết diện nguyên cho thớ biên của cánh chịu nén.

Hệ số ổn định tổng thể b được xác định theo Phụ lục E, phụ thuộc vào sơ đồ tính
dầm, khoảng cách điểm chống thanh cánh nén, dạng và vị trí đặt tải, kích thước tiết
diện. Hệ số b còn phụ thuộc vào hệ số 1.

30
b = 1 khi 1  0, 85

b = 0, 68 + 0, 211  1khi 1  0, 85

- Độ bền chịu uốn của dầm khi xét đến điều kiện ổn định trong EC3 được trình bày ở
6.3.2 [2]. Cụ thể xem mục 3.2b chương 2. Điều kiện ổn định tổng thể của dầm thép
phụ thuộc vào mô đun chống uốn của tiết diện, loại vật liệu và hệ số χLT.
Nhận thấy, điều kiện kiểm tra ổn định tổng thể dầm theo của TCVN5575 và
EN1993 có sự khác nhau về công thức, nhưng các thông số có ảnh hưởng đến hệ số b
hoặc χLT có sự tương đồng.

4. Quy trình thiết kế dầm thép theo EN1991 và TCVN5575

Trên cơ sở lý thuyết tính toán đã trình bày ở trên, các bước thiết dầm thép theo tiêu
chuẩn được thể hiện qua sơ đồ khối sau:

Hình 15. Sơ đồ khối tính dầm theo TCVN 5575:2012

31
Hình 16. Sơ đồ khối tính dầm theo EN 1993-1-1

32
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ VÍ DỤ THIẾT KẾ DẦM THÉP

1. Ví dụ 1:

Khảo sát dầm thép cán nóng có tiết diện chữ I với kích thước tiết diện
600×12×300×17 vượt nhịp L thay đổi từ 6,5m; 7m, 7,5m và 8 m với các mác thép
khác nhau S235, S275, S355, S420, S460

1,200
EN 1993 1 1
1,100

1,000

900

800
KN.m

700
Mb,Rd

600
L=8m L=7.5m L=7m L=6.5m
500
S460 S420 S355 S275 S235

Hình 17. Mb,Rd theo EN 1993-1-1 ứng với các nhịp thay đổi

1,200
TCVN 5575:2012
1,100

1,000

900

800
KN.m

700
Mb,Rd

600
L=8m L=7.5m L=7m L=6.5m
500
S460 S420 S355 S275 S235

Hình 18. Mb,Rd theo TCVN 5575:2012 ứng với các nhịp thay đổi

Thông thường giới hạn chảy dẻo của thép fy có ảnh hưởng tuyến tính đến đến khả
năng chịu mô men của dầm. Tuy nhiên giá trị fy có tham gia vào việc phân loại tiết
diện và có ảnh hưởng đến giá trị mô men kháng uốn dẻo, đàn hồi hay hiệu quả. Mối
quan hệ Mb,Rd và mác thép ứng với các nhịp dầm của EN1993 tăng khá đều khi cường
độ chảy dẻo của thép tăng; từ mác thép S355 độ dốc giữa mác thép và M b,Rd có xu
hướng giảm (Hình 17). Trong khi đó từ mác thép S355, khi tăng cường độ chảy dẻo

33
nhưng giá trị mô men theo điều kiện ổn định của TCVN5575 không thay đổi (Hình
18). Giá trị mô men không đổi này là do giá trị suy giảm b phụ thuộc vào 1 được xác
định theo Phụ lục E [1]. Khi 1≤0,85 thì b trong công thức (28) được lấy bằng 1 và
khi đó Mb,Rd sẽ không phụ thuộc vào mác thép. So sánh giữa hai tiêu chuẩn thì giá trị
Mb,Rd của EC3 sẽ lớn hơn do có phân loại tiết diện nên có kể đến phân tích dẻo. Biểu
đồ ở Hình 17 và Hình 18 cho thấy, không nên chọn thép có giới hạn chảy trên 355
MPa khi thiết kế dầm.

2. Ví dụ 2:

Khảo sát giá trị Mb,Rd của dầm cán nóng tiết diện chữ I, nhịp 7,5 m, tiết diện dầm
H99x300x15x23, H800x300x14x22, H700x300x13x20, H600x300x12x17,
H500x200x9x14, H400x200x7x11, H350x175x6x9 ứng với hai mác thép S235 và
S355.

Qua kết quả tính toán giá trị Mb,Rd nhận thấy giá trị Mb,Rd của EC3 luôn lớn hơn giá
trị của TCVN5575 (Hình 19 vàError! Reference source not found. Hình 20) do các
tiết diện khảo sát đều là tiết diện loại 1 hoặc 2 nên khi tính toán đều dùng mô men
kháng uốn dẻo.

2,000
Mb,Rd

S235
1,800
EN 1993 1 1 TCVN 5575:2012
1,600
1,400
1,200
1,000
800
600
400
200
0

Hình 19. Mb,Rd ứng với các tiết diện thay đổi – S235

34
2,000

Mb,Rd
S355
1,800
EN 1993 1 1 TCVN 5575:2012
1,600
1,400
1,200
1,000
800
600
400
200
0

Hình 20. Mb,Rd ứng với các tiết diện thay đổi – S255

35
KẾT LUẬN CHUNG

Việc phân tích lý thuyết và kết quả khảo sát cho thấy cách phương pháp thiết kế dầm
thép tiết diện chữ I đối xứng theo hai tiêu chuẩn đều tính theo trạng thái giới hạn
nhưng có sự khác biệt rõ rệt trong tính toán.

▪ EC3 có sự phân loại tiết diện và có xét đến tính dẻo đối với các loại tiết diện 1 và 2.
Khi có phân loại tiết diện thì không cần kiểm tra ổn định cục bộ, tỷ lệ độ mảnh bản
cánh hay bụng có ảnh hưởng tới khả năng chịu lực của tiết diện tùy thuộc tiết diện
đó được xếp vào loại tiết diện loại nào.
▪ Khi tăng cường độ chảy dẻo của thép (tăng mác thép) thì giá trị mô men theo điều
kiện ổn định tổng thể của EC3 vẫn tăng, trong khi đó từ mác thép S355 thì giá trị
này ở TCVN5575 không tăng. Vì vậy khi thiết kế dầm theo TVN5575 nên lựa
chọn loại mác thép cho phù hợp.
▪ Qua kết quả khảo sát, với một cấu kiện dầm cùng thông số thiết kế thì khả năng
chịu mô men của cấu kiện dầm tính theo EC3 sẽ lớn hơn, như vậy trọng lượng dầm
sẽ nhỏ hơn TCVN 5575.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCVN 5575:2012. Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ Khoa học và Công
nghệ, Việt Nam.
2. EN 1993-1-1 (2005). Eurocode 3: Design of steel structures, part 1.1: General
rules and rules for building.
3. L. Gardner, D. A. Nethercot and H. Gulvanessian (2005). Designers' Guide to
EN 1993-1-1 Eurocode 3: Design of Steel Structures: General Rules and Rules
for Buildings.
4. EN 1993-1-5 (2005). Eurocode 3 Part 1-5: Plated structural elements
5. Đoàn Định Kiến (2005). Thiết kế Kết cấu thép thành mỏng tạo hình dập nguội.
Nhà xuất bản Xây dựng.
6. EN 1990 (2002). Eurocode 0: Basis of structural design.
7. Designers' Guide to Eurocode 3: design of steel buidings, 2nd edition, National
Annex for EN 1993-1-1 (UK NA to BS )
8. National Annex to CYS EN 1993-1-1:2005 (Including A1:2014 and AC:2009).
Eurocode 3: Design of steel structures - Part 1-1: General rules and rules for
buildings.
9. Simplified version of EC3 for usual buildings
10. TCVN 2737:1995. Tiêu chuẩn tải trọng và tác động.
11. NA to BS EN 1993-1-1:2005. UK National Annex to Eurocode 3. Design of
steel structures.
12. NCCI: Determination of non-dimensional slenderness of I and H sections
SN002a-EN-EU. London, Access Steel.

37

You might also like