Ipho2023 All

You might also like

You are on page 1of 36

Q1-1

Theory

VNM-S-1 T-1 Q-1


Final (Vietnam)

Đặc tính của các hạt keo đất (10 points)


Khoa học về các hạt keo rất hữu ích để mô tả các hạt đất vì rất nhiều trong số chúng có thể coi như những
keo có kích thước micro. Ví dụ, chuyển động Brown (chuyển động ngẫu nhiên của các hạt keo) có thể
được sử dụng để đo kích thước hạt.

Phần A. Chuyển động của hạt keo (1.6 points)


Chúng ta phân tích chuyển động Brown một chiều của hạt keo có khối lượng 𝑀 . Phương trình chuyển
động cho vận tốc 𝑣(𝑡) của nó là:

𝑀 𝑣 ̇ = −𝛾𝑣(𝑡) + 𝐹 (𝑡) + 𝐹ext (𝑡), (1)

với 𝛾 là hệ số ma sát, 𝐹 (𝑡) là một lực sinh ra do va chạm ngẫu nhiên với các phân tử nước và 𝐹ext (𝑡) là một
ngoại lực. Trong Phần A, chúng ta giả sử 𝐹ext (𝑡) = 0 .

A.1 Xét va chạm của một phân tử nước với hạt keo tại thời điểm 𝑡 = 𝑡0 , phân tử nước 0.8pt
truyền cho hạt keo động lượng 𝐼0 , tiếp sau đó 𝐹 (𝑡) = 0. Nếu 𝑣(𝑡) = 0 trước va
chạm, thì 𝑣(𝑡) = 𝑣0 𝑒−(𝑡−𝑡0 )/𝜏 tại thời điểm 𝑡 > 𝑡0 . Sử dụng 𝐼0 và các tham số cần
thiết trong phương trình (1), hãy xác định 𝑣0 và 𝜏 .

Ở các phần sau, em có thể sử dụng 𝜏 trong các câu trả lời.

A.2 Trên thực tế, hạt keo va chạm lần lượt với từng phân tử nước. Với điều kiện là 0.8pt
𝑣(0) = 0 và hạt keo va chạm lần thứ 𝑖 tại thời điểm 𝑡𝑖 , thu được động lượng 𝐼𝑖 .
Xác định biểu thức của 𝑣(𝑡) với 𝑡 > 0. Nêu rõ bất đẳng thức xác định khoảng của
𝑡𝑖 cần xem xét với 𝑡 đã cho. Không cần chỉ rõ khoảng này khi viết biểu thức của
𝑣(𝑡) trong Phiếu trả lời.

Phần B. Phương trình hiệu dụng của chuyển động (1.8 points)
Cho đến nay, các kết quả chỉ ra rằng vận tốc của hạt 𝑣(𝑡) và 𝑣(𝑡′ ) không liên quan với nhau và ngẫu nhiên
nếu |𝑡−𝑡′ | ≫ 𝜏 . Trên cơ sở đó, chúng ta đưa ra một mô hình lý thuyết để mô tả một cách gần đúng chuyển
động Brown một chiều. Trong đó, vận tốc thay đổi ngẫu nhiên cứ sau mỗi khoảng thời gian 𝛿 (≫ 𝜏 ), nghĩa

𝑣(𝑡) = 𝑣𝑛 (𝑡𝑛−1 < 𝑡 ≤ 𝑡𝑛 ), (2)

với 𝑡𝑛 = 𝑛𝛿 (𝑛 = 0, 1, 2, ⋯) và 𝑣𝑛 là một đại lượng ngẫu nhiên thỏa mãn

𝐶 (𝑛 = 𝑚),
⟨𝑣𝑛 ⟩ = 0, ⟨𝑣𝑛 𝑣𝑚 ⟩ = { (3)
0 (𝑛 ≠ 𝑚),

với 𝐶 là tham số phụ thuộc vào 𝛿 . Ở đây ⟨𝑋⟩ là giá trị kỳ vọng của 𝑋. Nghĩa là, nếu em đo ngẫu nhiên giá
trị 𝑋 trong vô hạn lần, giá trị trung bình sẽ là ⟨𝑋⟩.
Bây giờ chúng ta xét độ dịch chuyển của hạt Δ𝑥(𝑡) = 𝑥(𝑡) − 𝑥(0) tại 𝑡 = 𝑁 𝛿 với 𝑁 là một số nguyên.

B.1 Tính ⟨Δ𝑥(𝑡)⟩ và ⟨Δ𝑥(𝑡)2 ⟩ theo 𝐶, 𝛿 và 𝑡. 1.0pt


Q1-2
Theory

VNM-S-1 T-1 Q-2


Final (Vietnam)

B.2 Đại lượng ⟨Δ𝑥(𝑡)2 ⟩ được gọi trung bình của bình phương độ dịch chuyển (MSD). 0.8pt
Đây là một thông số đo được của chuyển động Brown, tương ứng với trường
hợp 𝛿 → 0. Từ đó, chúng ta có thể thấy 𝐶 ∝ 𝛿 𝛼 và ⟨Δ𝑥(𝑡)2 ⟩ ∝ 𝑡𝛽 . Xác định giá trị
của 𝛼 và 𝛽.

Phần C. Điện di (2.7 points)


Phần này chúng ta thảo luận về điện di, tức là sự vận chuyển các hạt tích điện bằng điện trường. Xét các
hạt keo có khối lượng 𝑀 và điện tích 𝑄 (> 0) lơ lửng ở trong một kênh hẹp có tiết diện ngang 𝐴 (Hình
1(a)). Bỏ qua sự tương tác giữa các hạt, tác dụng của thành, chất lỏng, các ion và lực hấp dẫn.

Hình 1: Cấu hình cho Phần C.

Bằng cách đặt một điện trường đều 𝐸 theo phương 𝑥, các hạt sẽ dịch chuyển và nồng độ 𝑛(𝑥) (số hạt trên
một đơn vị thể tích) của chúng trở nên không đồng nhất (Hình 1(b)). Khi ngắt điện trường 𝐸, sự không
đồng nhất của nồng độ dần biến mất. Điều này là do chuyển động Brown của các hạt. Nếu 𝑛(𝑥) không
đồng nhất, số lượng hạt chuyển động sang phải và sang trái có thể khác nhau (Hình 1(c)). Điều này tạo
ra một thông lượng hạt 𝐽𝐷 (𝑥), là số hạt trung bình dịch chuyển theo phương của trục 𝑥 qua một đơn vị
tiết diện trong một đơn vị thời gian tại điểm có tọa độ 𝑥. Thông lượng này được xác định như sau

𝑑𝑛
𝐽𝐷 (𝑥) = −𝐷 (𝑥), (4)
𝑑𝑥

với 𝐷 được gọi là hệ số khuếch tán.


Bây giờ, để đơn giản, giả sử một nửa số hạt có vận tốc +𝑣 và nửa còn lại có vận tốc −𝑣. Gọi 𝑁+ (𝑥0 ) là số
hạt có vận tốc +𝑣 đi qua một đơn vị tiết diện tại vị trí 𝑥0 trong một đơn vị thời gian từ trái sang phải. Với
các hạt có vận tốc +𝑣 đi qua 𝑥0 trong khoảng thời gian 𝛿 thì phải nằm trong vùng được tô màu trên Hình
1(c). Do 𝛿 nhỏ, trong khu vực này, 𝑛(𝑥) ≃ 𝑛(𝑥0 ) + (𝑥 − 𝑥0 ) 𝑑𝑛
𝑑𝑥 (𝑥0 ).

C.1 Viết biểu thức 𝑁+ (𝑥0 ) theo các đại lượng cần thiết trong số các đại lượng sau 0.5pt
𝑣, 𝛿, 𝑛(𝑥0 ) và 𝑑𝑛
𝑑𝑥 (𝑥0 ).

Ta định nghĩa 𝑁− (𝑥0 ) cho các hạt có vận tốc −𝑣 tương tự 𝑁+ (𝑥0 ). Khi đó, ta có 𝐽𝐷 (𝑥0 ) = ⟨𝑁+ (𝑥0 ) − 𝑁− (𝑥0 )⟩.
Theo phương trình (3), ta có ⟨𝑣2 ⟩ = 𝐶.

C.2 Xác định 𝐽𝐷 (𝑥0 ) sử dụng các đại lượng cần thiết trong số các đại lượng sau 0.7pt
𝑑𝑥 (𝑥0 ). Sử dụng biểu thức này và phương trình (4), viết biểu thức
𝐶, 𝛿, 𝑛(𝑥0 ) và 𝑑𝑛
của 𝐷 theo 𝐶 và 𝛿, và biểu thức của ⟨Δ𝑥(𝑡)2 ⟩ theo 𝐷 và 𝑡.
Q1-3
Theory

VNM-S-1 T-1 Q-3


Final (Vietnam)

Bây giờ chúng ta thảo luận về ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu Π. Áp suất thẩm thấu được cho bởi
công thức Π = 𝑁𝑛 𝑅𝑇 = 𝑛𝑘𝑇 với 𝑁𝐴 là số Avogadro, 𝑅 là hằng số khí, 𝑇 là nhiệt độ, và 𝑘 = 𝑁𝑅 là hằng
𝐴 𝐴
số Boltzmann. Xét sự không đồng nhất của nồng độ hình thành dưới tác dụng của điện trường 𝐸 (Hình
1(b)). Do 𝑛(𝑥) phụ thuộc vào 𝑥 nên Π(𝑥) cũng phụ thuộc vào 𝑥. Khi đó các lực do Π(𝑥) và Π(𝑥 + Δ𝑥) phải
cân bằng với hợp lực tác dụng bởi điện trường 𝐸 lên các hạt (Hình 2). Ở đây chúng ta xét với Δ𝑥 đủ nhỏ,
để 𝑛(𝑥) được coi là không đổi trong phạm vi này và 𝑛(𝑥 + Δ𝑥) − 𝑛(𝑥) ≃ Δ𝑥 𝑑𝑛
𝑑𝑥 (𝑥).

Hình 2: Cân bằng lực.

C.3 Viết biểu thức của 𝑑𝑛


𝑑𝑥 (𝑥) theo 𝑛(𝑥), 𝑇 , 𝑄, 𝐸 và 𝑘. 0.5pt

Bây giờ chúng ta thảo luận về sự cân bằng của thông lượng. Bên cạnh thông lượng 𝐽𝐷 (𝑥) do chuyển
động Brown, còn có thông lượng do điện trường, 𝐽𝑄 (𝑥), được xác định bởi

𝐽𝑄 (𝑥) = 𝑛(𝑥)𝑢, (5)

với 𝑢 là vận tốc cuối của các hạt dưới tác dụng của điện trường.

C.4 Để xác định 𝑢, chúng ta sử dụng phương trình (1) với𝐹ext (𝑡) = 𝑄𝐸. Do 𝑣(𝑡) thăng 0.5pt
giáng, chúng ta xem xét ⟨𝑣(𝑡)⟩. Giả sử ⟨𝑣(0)⟩ = 0 và sử dụng điều kiện ⟨𝐹 (𝑡)⟩ = 0,
Tính ⟨𝑣(𝑡)⟩ và tìm 𝑢 = lim𝑡→∞ ⟨𝑣(𝑡)⟩.

C.5 Thông lượng cân bằng khi 𝐽𝐷 (𝑥) + 𝐽𝑄 (𝑥) = 0. Dẫn ra biểu thức của hệ số khuếch 0.5pt
tán 𝐷 theo 𝑘, 𝛾 và 𝑇 .

Phần D. Trung bình của bình phương độ dịch chuyển (2.4 points)
Giả sử chúng ta quan sát thấy chuyển động Brown của một hạt keo hình cầu cô lập có bán kính 𝑎 = 5.0 𝜇m
trong nước. Hình 3 là biểu đồ độ dịch chuyển Δ𝑥 được đo theo phương 𝑥 trong thời gian dài với các phép
đo liên tiếp cách nhau Δ𝑡 = 60 s. 𝑁𝑐𝑜𝑢𝑛𝑡 là số lần xuất hiện giá trị Δ𝑥 tương ứng. Hệ số ma sát là 𝛾 = 6𝜋𝑎𝜂
với 𝜂 = 8.9 × 10−4 Pa ⋅ s là độ nhớt của nước và nhiệt độ là 𝑇 = 25 ∘ C.
Q1-4
Theory

VNM-S-1 T-1 Q-4


Final (Vietnam)

Hình 3: Biểu đồ độ dịch chuyển.

D.1 Ước tính giá trị của 𝑁𝐴 chính xác tới hai chữ số có nghĩa từ dữ liệu trong Hình 3 1.0pt
mà không quan tâm đó là số Avogadro. Hằng số khí là 𝑅 = 8.31 J/K ⋅ mol. Không
sử dụng giá trị của hằng số Boltzmann 𝑘 cho trong phần Hướng dẫn chung. Về
số Avogadro, em có thể thu được một giá trị khác với giá trị trong phần Hướng
dẫn chung.

Bây giờ chúng ta mở rộng mô hình ở Phần B để mô tả chuyển động của một hạt mang điện tích 𝑄
dưới tác dụng của một điện trường 𝐸. Vận tốc 𝑣(𝑡) của hạt trong phương trình (2) được thay thế bằng
𝑣(𝑡) = 𝑢 + 𝑣𝑛 (𝑡𝑛−1 < 𝑡 ≤ 𝑡𝑛 ) với 𝑣𝑛 thỏa mãn phương trình (3) và 𝑢 là vận tốc cuối trong phương trình (5).

D.2 Viết biểu thức trung bình của bình phương độ dịch chuyển MSD ⟨Δ𝑥(𝑡)2 ⟩ theo 0.8pt
𝑢, 𝐷 và 𝑡. Tìm biểu thức gần đúng dạng lũy thừa của 𝑡 trong trường hợp 𝑡 nhỏ
và trong trường hợp 𝑡 lớn và biểu thức của thời gian đặc trưng (𝑡∗ ) mà tại đó xảy
ra sự chuyển đổi giữa hai trường hợp. Hãy vẽ phác thảo một đồ thị MSD theo
thời gian dạng log-log (sử dụng thang logarit cơ số tự nhiên cho hai trục), chỉ
ra vị trí gần đúng của 𝑡∗ trên đồ thị.

Tiếp theo, chúng ta xét các vi khuẩn đang bơi (Hình 4(a)). Để đơn giản, coi như các vi khuẩn bơi theo một
chiều (Hình 4(b)). Chúng được xem là những hạt hình cầu có bán kính 𝑎. Chúng bơi với vận tốc +𝑢0 hoặc
−𝑢0 , dấu của vận tốc được chọn ngẫu nhiên sau những khoảng thời gian 𝛿0 và các lần chọn không liên
quan gì tới nhau. Chuyển động quan sát được là sự kết hợp của các dịch chuyển do chuyển động bơi và
do chuyển động Brown của hạt hình cầu.
Q1-5
Theory

VNM-S-1 T-1 Q-5


Final (Vietnam)

Hình 4: (a) Chuyển động của vi khuẩn. (b) Chuyển động một chiều của nó.

D.3 Hình 5 biểu diễn trung bình của bình phương độ dịch chuyển MSD ⟨Δ𝑥(𝑡)2 ⟩ theo 0.6pt
thời gian của các vi khuẩn cho thấy MSD tỉ lệ với lũy thừa của thời gian có bậc
khác nhau đối với các vùng 𝑡 nhỏ, lớn và trung bình thể hiện bằng các đường
đứt nét. Nhìn phân khoảng thời gian từ đồ thị, viết biểu thức của MSD cho từng
khoảng thời gian với đầy đủ hệ số tỉ lệ theo các đại lượng cần thiết trong số các
đại lượng sau 𝐷, 𝑢0 , 𝛿0 và 𝑡.

Hình 5: Trung bình của bình phương độ dịch chuyển của vi khuẩn.

Phần E. Lọc nước (1.5 points)


Ở đây chúng ta thảo luận về việc làm sạch nước chứa đất có dạng hạt keo bằng cách thêm vào chất điện
li để làm đông tụ chúng. Các hạt tương tác thông qua lực van der Waals và lực tĩnh điện. Lực tĩnh điện
tính đến ảnh hưởng của cả lớp điện tích bề mặt và lớp ion mang điện trái dấu xung quanh (được gọi là
lớp điện kép; Hình 6(a)). Kết quả là, thế năng tương tác giữa hai hạt cách nhau một khoảng 𝑑 (Hình 6(b))
Q1-6
Theory

VNM-S-1 T-1 Q-6


Final (Vietnam)

𝐴 𝐵𝜖(𝑘𝑇 )2 −𝑑/𝜆
𝑈 (𝑑) = − + 𝑒 , (6)
𝑑 𝑞2

với 𝐴 và 𝐵 là các hằng số dương, 𝜖 là hằng số điện môi của nước, và 𝜆 là độ dày của lớp điện kép (lớp điện
tích bề mặt và lớp ion mang điện trái dấu xung quanh). Giả sử rằng điện tích của các ion là ±𝑞, chúng ta

𝜖𝑘𝑇
𝜆=√ (7)
2𝑁𝐴 𝑞 2 𝑐

với 𝑐 là nồng độ mol của các ion .

Hình 6: (a) Điện tích bề mặt của các hạt keo và các ion có điện tích trái dấu. (b) Định nghĩa
khoảng cách 𝑑 giữa hai hạt.

E.1 Thêm natri clorua (NaCl) vào dung dịch huyền phù làm cho các hạt keo đông tụ 1.5pt
lại. Xác định nồng độ 𝑐 thấp nhất của NaCl cần thiết cho quá trình đông tụ. Coi
hai hạt không dao động nhiệt, nghĩa là 𝐹 (𝑡) = 0 trong phương trình (1) và giả
sử rằng vận tốc đạt được giá trị cuối ngay khi có lực thế.
Q2-1
Theory

VNM-S-1 T-2 Q-1


Final (Vietnam)

Các sao Neutron (10 points)


Ta thảo luận về sự ổn định của các hạt nhân lớn và ước tính khối lượng của các sao neutron theo lý thuyết
và thực nghiệm.

Phần A. Khối lượng và độ ổn định của hạt nhân (2.5 points)


Năng lượng nghỉ của một hạt nhân 𝑚(𝑍, 𝑁 )𝑐2 có 𝑍 proton và 𝑁 neutron là nhỏ hơn so với tổng năng
lượng nghỉ của các proton và neutron (từ đây về sau gọi là các nucleon) một lượng là năng lượng liên kết
𝐵(𝑍, 𝑁 ), trong đó 𝑐 là tốc độ ánh sáng trong chân không. Bỏ qua các hiệu chỉnh nhỏ, ta có thể tính gần
đúng năng lượng liên kết gồm các phần ứng với số hạng thể tích 𝑎𝑉 , số hạng bề mặt 𝑎𝑆 , số hạng năng
lượng Coulomb 𝑎𝐶 , và số hạng liên quan đến năng lượng đối xứng 𝑎sym theo cách sau.

𝑍2 (𝑁 − 𝑍)2
𝑚(𝑍, 𝑁 )𝑐2 = 𝐴𝑚𝑁 𝑐2 − 𝐵(𝑍, 𝑁 ), 𝐵(𝑍, 𝑁 ) = 𝑎𝑉 𝐴 − 𝑎𝑆 𝐴2/3 − 𝑎𝐶 − 𝑎 sym , (1)
𝐴1/3 𝐴

Ở đây 𝐴 = 𝑍 + 𝑁 là số khối và 𝑚𝑁 là khối lượng nucleon. Trong tính toán, sử dụng 𝑎𝑉 ≈ 15.8 MeV,
𝑎𝑆 ≈ 17.8 MeV, 𝑎𝐶 ≈ 0.711 MeV và 𝑎sym ≈ 23.7 MeV (MeV =106 eV).

A.1 Dùng điều kiện 𝑍 = 𝑁 , xác định 𝐴 để năng lượng liên kết trên mỗi nucleon 0.9pt
(𝐵/𝐴) là cực đại.

A.2 Trong điều kiện 𝐴 cố định, nguyên tử số của hạt nhân ổn định nhất 𝑍 ∗ được xác 0.9pt
định bằng cách xác định cực đại của 𝐵(𝑍, 𝐴 − 𝑍). Với 𝐴 = 197, tính 𝑍 ∗ sử dụng
phương trình (1).

A.3 Một hạt nhân có 𝐴 lớn tách thành các hạt nhân nhẹ thông qua phản ứng phân 0.7pt
hạch (fission) để cực tiểu hóa tổng năng lượng nghỉ. Để đơn giản, ta coi một
trong những cách để tách một hạt nhân với (𝑍, 𝑁 ) thành hai hạt nhân giống
nhau, điều này xảy ra khi mối quan hệ năng lượng sau đây đảm bảo,

𝑚(𝑍, 𝑁 )𝑐2 > 2𝑚(𝑍/2, 𝑁 /2)𝑐2 ,


Khi mối quan hệ này được viết là
𝑎𝑆
𝑍 2 /𝐴 > 𝐶fission ,
𝑎𝐶
hãy tính 𝐶fission đến hai chữ số có nghĩa.

Phần B. Sao neutron như là hạt nhân khổng lồ (1.5 points)


Đối với các hạt nhân lớn có số khối đủ lớn 𝐴 > 𝐴𝑐 với 𝐴𝑐 là ngưỡng, các hạt nhân này ổn định, không bị
phân hạch hạt nhân vì năng lượng liên kết gây ra bởi lực hấp dẫn đủ lớn.
Q2-2
Theory

VNM-S-1 T-2 Q-2


Final (Vietnam)

B.1 Ta giả sử rằng 𝑁 = 𝐴 và 𝑍 = 0 khi 𝐴 đủ lớn và phương trình (1) tiếp tục được 1.5pt
đảm bảo bằng việc bổ sung năng lượng liên kết hấp dẫn. Năng lượng liên kết
do hấp dẫn là

3 𝐺𝑀 2
𝐵grav = ,
5 𝑅
Ở đây 𝑀 = 𝑚𝑁 𝐴 và 𝑅 = 𝑅0 𝐴1/3 với 𝑅0 ≃ 1.1 × 10−15 m = 1.1 fm tương ứng là
khối lượng và bán kính của hạt nhân.
Với 𝐵grav = 𝑎grav 𝐴5/3 , hãy tính 𝑎grav với đơn vị MeV đến chữ số có nghĩa đầu tiên.
Tiếp theo, ta bỏ qua phần ứng với số hạng bề mặt, em hãy ước tính 𝐴𝑐 đến chữ
số có nghĩa đầu tiên. Trong tính toán, sử dụng 𝑚𝑁 𝑐2 ≃ 939 MeV và 𝐺 = ħ𝑐/𝑀𝑃2
với 𝑀𝑃 𝑐2 ≃ 1.22 × 1022 MeV và ħ𝑐 ≃ 197 MeV ⋅ fm.

Phần C. Sao neutron trong hệ sao đôi (6.0 points)


Một số sao neutron là các ẩn tinh đều đặn phát ra sóng điện từ, gọi đơn giản là ”ánh sáng”, sau những
khoảng thời gian không đổi xác định. Các sao neutron thường tạo thành các hệ sao đôi với một Sao lùn
trắng (White Dwarf). Chúng ta hãy xem xét cấu hình sao được hiển thị trong Hình 1, trong đó xung ánh
sáng từ sao neutron N đến Trái Đất E truyền gần Sao lùn trắng W của hệ sao đôi. Việc đo các xung ánh
sáng đó khi bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của Sao lùn trắng giúp ước tính chính xác khối lượng của W
sẽ được lý giải ở dưới, từ đó ước tính được khối lượng của N.

Hình 1: Cấu hình với trục 𝑥 dọc theo đường nối N và E. (a) với 𝑥𝑁 < 0 và (b) với 𝑥𝑁 > 0.
Q2-3
Theory

VNM-S-1 T-2 Q-3


Final (Vietnam)

C.1 Như mô tả trong hình bên dưới, dưới tác dụng của gia tốc trọng trường không 1.0pt
đổi 𝑔 ta thiết lập hai mức I và II với độ cao chênh lệch Δℎ(> 0). Để các đồng hồ
giống hệt nhau tại I, II và 𝐹 , hệ rơi tự do, các ký hiệu tương ứng là đồng hồ-I,
đồng hồ-II, và đồng hồ-𝐹 .

Thiết lập thí nghiệm tưởng tượng.

Ta giả thiết một người quan sát ngồi với đồng hồ-𝐹 , và ban đầu 𝐹 được đặt ở
cùng độ cao với đồng hồ-I và vận tốc của nó bằng không. Do các đồng hồ giống
hệt nhau, chúng ghi nhận các khoảng thời gian bằng nhau Δ𝜏𝐹 = Δ𝜏I . Sau đó,
ta để cho 𝐹 rơi tự do và làm việc trong hệ quy chiếu của 𝐹 mà ta coi là hệ quy
chiếu quán tính. Trong hệ quy chiếu này, đồng hồ-II đi ngang qua đồng hồ-𝐹
với vận tốc 𝑣, do đó sự giãn nở thời gian của đồng hồ-II có thể xác định thông
qua phép biến đổi Lorentz. Khi thời gian Δ𝜏I trôi qua trên đồng hồ-𝐹 , thì thời
gian Δ𝜏II trôi qua trên đồng hồ-II.
Hãy xác định Δ𝜏II theo Δ𝜏I đến bậc đầu tiên của Δ𝜙/𝑐2 , với Δ𝜙 = 𝑔Δℎ là độ
chênh của thế hấp dẫn, tức là thế năng hấp dẫn trên một đơn vị khối lượng.

C.2 Dưới thế hấp dẫn 𝜙, độ trễ thời gian thay đổi tốc độ hiệu dụng của ánh sáng 1.8pt
quan sát ở vô cực, 𝑐eff , mặc dù tốc độ ánh sáng cục bộ vẫn là 𝑐. Khi 𝜙(𝑟 = ∞) = 0,
thì biểu thức của 𝑐eff được cho ứng với bậc đầu tiên của 𝜙/𝑐2 là
2𝜙
𝑐eff ≈ (1 + )𝑐
𝑐2
có tính đến hiệu ứng biến dạng không gian, điều này chưa được xét đến trong
C.1. Ta lưu ý đường đi của ánh sáng có thể được coi là một đường thẳng.
Như được chỉ ra trên Hình 1(a), ta chọn trục 𝑥 dọc theo đường truyền ánh sáng
từ sao neutron N đến Trái Đất E và lấy gốc 𝑥 = 0 tại điểm trên đường truyền ánh
sáng gần với Sao lùn trắng W nhất. Gọi 𝑥𝑁 (< 0) là tọa độ 𝑥 của N, và 𝑥𝐸 (> 0)
là tọa độ 𝑥 của E, và 𝑑 là khoảng cách từ W đến đường truyền của ánh sáng.
Hãy ước tính độ thay đổi Δ𝑡 của thời gian ánh sáng truyền từ sao neutron N
đến Trái Đất E gây ra bởi Sao lùn trắng có khối lượng 𝑀WD và viết câu trả lời ở
dạng đơn giản sau khi bỏ qua các số hạng bậc cao của các đại lượng nhỏ sau:
𝑑/|𝑥𝑁 | ≪ 1, 𝑑/𝑥𝐸 ≪ 1, và 𝐺𝑀WD /(𝑐2 𝑑) ≪ 1 . Nếu cần, hãy sử dụng công thức
sau.

𝑑𝑥 1 𝑥2 + 𝑑2 + 𝑥
∫√ = log( √ ) + 𝐶. ( log là logarit tự nhiên)
2
𝑥 +𝑑 2 2 𝑥2 + 𝑑2 − 𝑥
Q2-4
Theory

VNM-S-1 T-2 Q-4


Final (Vietnam)

C.3 Như được mô tả bên dưới, trong hệ sao đôi N và W được cho là đang chuyển 1.8pt
động theo quỹ đạo tròn với độ lệch tâm bằng không xung quanh khối tâm 𝐺
trên mặt phẳng quỹ đạo. Gọi 𝜀 là góc nghiêng quỹ đạo (góc đo giữa mặt phẳng
quỹ đạo và đường thẳng từ 𝐺 hướng tới E); gọi 𝐿 là khoảng cách giữa N và W
và 𝑀WD là khối lượng của Sao lùn trắng (White Dwarf). Trong các phần phía sau
ta giả thiết 𝜀 ≪ 1.

Hệ sao đôi.

Tại E ở rất xa N, ta quan sát các xung ánh sáng xuất phát từ N. Đường ánh
sáng tới E thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào cấu hình của N và W. Độ trễ
trong khoảng thời gian các xung tới E có giá trị lớn nhất Δ𝑡max khi 𝑥𝑁 ≃ −𝐿 và
giá trị nhỏ nhất Δ𝑡min khi 𝑥𝑁 ≃ 𝐿 (xem cấu hình trên Hình 1(b)). Em hãy tính
Δ𝑡max − Δ𝑡min ở dạng đơn giản khi bỏ qua các số hạng bậc cao của các đại lượng
nhỏ như đã đề cập trong C.2. Hãy lưu ý rằng độ trễ gây bởi lực hấp dẫn từ các
thiên thể khác (khác với W) được giả thiết là triệt tiêu nhau trong Δ𝑡max − Δ𝑡min .

C.4 Hình bên dưới cho thấy độ trễ thời gian quan sát được là một hàm của pha quỹ 0.8pt
đạo 𝜑 cho hệ sao đôi có 𝐿 ≈ 6 × 106 km và cos 𝜀 ≈ 0.99989. Hãy ước tính 𝑀WD
theo khối lượng mặt trời 𝑀⊙ và viết kết quả cho tỉ số 𝑀WD /𝑀⊙ đến chữ số có
nghĩa đầu tiên. Ở đây ta có thể dùng giá trị gần đúng 𝐺𝑀⊙ /𝑐3 ≈ 5 𝜇s.

Độ trễ thời gian quan sát được Δ𝑡 như là hàm của pha quỹ đạo 𝜑 (xem
hình ở C.3) là đại lượng để xác định vị trí N và W trên quỹ đạo.
Q2-5
Theory

VNM-S-1 T-2 Q-5


Final (Vietnam)

C.5 Trong hệ sao đôi của các sao neutron, hai ngôi sao giải phóng năng lượng và 0.4pt
mômen động lượng bằng cách phát ra sóng hấp dẫn và dần tiến đến va chạm
để hợp nhất. Để đơn giản, ta coi chuyển động gần đúng là chuyển động tròn có
bán kính 𝑅 và vận tốc góc 𝜔 và sau đó 𝜔 = 𝜒𝑅𝑝 có hằng số 𝜒 không phụ thuộc
vào 𝜔 và 𝑅 nếu bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Hãy xác định giá trị 𝑝.

C.6 Biên độ của sóng hấp dẫn phát ra từ hệ sao đôi trong C.5 tỷ lệ với 𝑅2 𝜔2 . Hình 0.2pt
bên dưới thể hiện một cách định tính bốn cấu hình thời gian khác nhau của sóng
hấp dẫn quan sát được trước vụ va chạm hai ngôi sao. Chọn cấu hình thích hợp
nhất từ (a) đến (d).

Hồ sơ dữ liệu quan sát được của sóng hấp dẫn.


Q3-1
Theory

VNM-S-1 T-3 Q-1


Final (Vietnam)

Nước và các vật (10 pt)


Trong bài toán này ta xét các hiện tượng do tương tác giữa nước và các vật gây ra, liên quan tới sức căng
bề mặt. Phần A xét chuyển động, còn Phần B và C xét các trạng thái tĩnh.
Nếu cần, em có thể sử dụng: nếu hàm 𝑦(𝑥) thỏa mãn √ phương√ trình vi phân 𝑦 (𝑥) = 𝑎𝑦(𝑥) (với 𝑎 là hằng

số dương) thì nghiệm tổng quát của nó là 𝑦(𝑥) = 𝐴𝑒 𝑎𝑥 + 𝐵𝑒− 𝑎𝑥 , với 𝐴 và 𝐵 là các hằng số tùy ý.

Phần A. Sự hợp nhất các giọt nước (2.0 points)


Như chỉ ra trên Hình 1, chúng ta xét hai giọt nước hình cầu, đứng yên trên bề mặt của một vật liệu siêu
kỵ nước, nghĩa là tồn tại lực đẩy rất mạnh giữa vật liệu và nước.
Ban đầu, hai giọt nước hình cầu giống hệt nhau nằm cạnh nhau ở trên một bề mặt phẳng; sau đó hai
giọt nước này hợp nhất sau khi chạm vào nhau và tạo thành một giọt nước hình cầu lớn hơn, giọt nước
này đột ngột nảy lên.

A.1 Bán kính 𝑎 của hai giọt nước trước khi hợp nhất là 100 𝜇m. Khối lượng riêng 𝜌 2.0pt
của nước là 1.00 × 103 kg/m3 . Suất căng bề mặt 𝛾 là 7.27 × 10−2 J/m2 .
Tỷ phần 𝑘 của độ chênh lệch năng lượng bề mặt trước và sau khi hợp nhất Δ𝐸
chuyển thành động năng của hạt nước nảy lên. Tiếp theo, hãy xác định vận tốc
nảy lên ban đầu, 𝑣, của giọt nước hợp nhất chính xác tới hai chữ số có nghĩa
theo các giả thiết sau:
• 𝑘 = 0.06.
• Trước và sau khi hợp nhất, thể tích tổng cộng của nước được bảo toàn.

Hình 1: Sự hợp nhất của hai giọt nước và giọt nước sau khi hợp nhất nảy lên.

Phần B. Một tấm được đặt thẳng đứng (4.5 points)


Một tấm phẳng được nhúng thẳng đứng trong nước. Hình 2(a) và 2(b) tương ứng thể hiện các dạng bề
mặt nước cho trường hợp tấm là vật ưa nước (hút) và kỵ nước. Chúng ta bỏ qua độ dày của tấm.
Bề mặt của tấm nằm trên mặt phẳng 𝑦𝑧, và mặt nước khi ở xa tấm là ngang và nằm trên mặt phẳng 𝑥𝑦
với 𝑧 = 0. Hình dạng bề mặt nước không phụ thuộc vào tọa độ 𝑦. Gọi 𝜃(𝑥) là góc giữa mặt nước và mặt
phẳng nằm ngang tại một điểm (𝑥, 𝑧) trên mặt nước trong mặt phẳng 𝑥𝑧. Ở đây, 𝜃(𝑥) được đo so với
chiều dương trục 𝑥 và chiều quay ngược chiều kim đồng hồ được chọn là chiều dương. Lấy 𝜃(𝑥) bằng 𝜃0
tại điểm tiếp xúc giữa tấm và mặt nước (𝑥 = 0). Trong phần tiếp theo, 𝜃0 là cố định do tính chất của vật
liệu làm tấm.
Khối lượng riêng 𝜌 của nước là không đổi và suất căng bề mặt 𝛾 là đồng nhất. Gia tốc trọng trường 𝑔 là
không đổi. Áp suất khi quyển, 𝑃0 , được coi là đồng nhất. Chúng ta sẽ xác định dạng bề mặt nước theo
các bước sau. Lưu ý đơn vị của sức căng bề mặt trên một đơn vị chiều dài là J/m2 hay N/m.
Q3-2
Theory

VNM-S-1 T-3 Q-2


Final (Vietnam)

Hình 2: Các tấm được nhúng thẳng đứng trong nước. (a) trường hợp tấm ưa nước;

(b) trường hợp tấm kỵ nước.

B.1 Chúng ta xét trường hợp tấm ưa nước, như trong Hình 2 (a). Lưu ý rằng áp suất 0.6pt
𝑃 của nước thỏa mãn điều kiện 𝑃 < 𝑃0 với 𝑧 > 0 và 𝑃 = 𝑃0 khi 𝑧 = 0 . Hãy viết
biểu thức của 𝑃 tại 𝑧 theo 𝜌, 𝑔, 𝑧, và 𝑃0 .

B.2 Chúng ta xét một khối nước được hiển thị bằng phần tô bóng như trong Hình 3 0.8pt
(a). Mặt cắt ngang 𝑥𝑧 của nó được thể hiện trong một khu vực giới hạn bởi các
đường nét đứt trong Hình 3(b). Gọi 𝑧1 và 𝑧2 lần lượt là tọa độ cạnh trái và cạnh
phải của biên (mặt nước) giữa khối nước và không khí.
Xác định thành phần nằm ngang (thành phần theo phương 𝑥) của hợp lực 𝑓𝑥 tác
dụng lên khối nước gây bởi áp suất trên một đơn vị chiều dài dọc theo trục 𝑦,
theo 𝜌, 𝑔, 𝑧1 và 𝑧2 . Lưu ý rằng 𝑃0 không tác dụng lực lên khối nước theo phương
ngang.
Q3-3
Theory

VNM-S-1 T-3 Q-3


Final (Vietnam)

Hình 3: Hình ảnh khối nước. (a) nhìn toàn cảnh (b) nhìn theo phương ngang.

B.3 Lực căng bề mặt tác dụng lên khối nước cân bằng với lực 𝑓𝑥 trong B.2. Chúng 0.8pt
ta gọi 𝜃1 và 𝜃2 là các góc giữa mặt nước và mặt phẳng nằm ngang ở cạnh trái và
cạnh phải. Tìm biểu thức của 𝑓𝑥 theo 𝛾, 𝜃1 và 𝜃2 .

B.4 Phương trình sau đây đúng với một điểm tùy ý (𝑥, 𝑧) trên mặt nước, 0.8pt
1 𝑧 𝑎
( ) + cos 𝜃(𝑥) = constant. (1)
2 ℓ
Xác định số mũ 𝑎 và biểu diễn hằng số ℓ theo 𝛾 và 𝜌. Lưu ý rằng phương trình
này đúng bất kể tấm ưa nước hay kỵ nước.

B.5 Trong phương trình (1) ở phần B.4, chúng ta giả sử rằng sự biến đổi của bề mặt 1.5pt
nước là chậm, nghĩa là |𝑧′ (𝑥)| ≪ 1, và chúng ta có thể khai triển hàm cos 𝜃(𝑥)
theo 𝑧′ (𝑥) đến bậc hai. Sau đó, đạo hàm phương trình thu được theo 𝑥, chúng ta
thu được phương trình vi phân đối với 𝑧(𝑥). Giải phương trình vi phân này và tìm
𝑧(𝑥) đối với vùng 𝑥 ≥ 0 theo tan 𝜃0 và ℓ. Lưu ý rằng phương thẳng đứng trong
Hình 2 và 3 chỉ để minh họa và chúng không thỏa mãn điều kiện |𝑧′ (𝑥)| ≪ 1.

Phần C. Tương tác giữa hai thanh (3.5 points)


Các thanh A và B giống hệt nhau làm bằng cùng một loại vật liệu nằm nổi song song với nhau trên mặt
nước và có khoảng cách tới trục 𝑦 bằng nhau (Hình 4).
Q3-4
Theory

VNM-S-1 T-3 Q-4


Final (Vietnam)

Hình 4: Hai thanh A và B nổi trên mặt nước.

C.1 Tại các điểm tiếp xúc của thanh B với mặt nước, chúng ta định nghĩa 𝑧a và 𝑧b là 1.0pt
tọa độ theo phương 𝑧 và các góc 𝜃a và 𝜃b như trên Hình 5. Hãy xác định thành
phần theo phương ngang 𝐹𝑥 của lực tác dụng lên thanh B trên một đơn vị chiều
dài dọc theo trục 𝑦 theo 𝜃a , 𝜃b , 𝑧a , 𝑧b , 𝜌, 𝑔 và 𝛾.

Hình 5: Mặt cắt đứng của hai thanh nổi trên mặt nước.

C.2 Gọi 𝑧0 là tọa độ của mặt nước tại điểm cách đều hai thanh trong mặt phẳng 𝑥𝑧 1.5pt
theo phương 𝑧. Tìm biểu thức của lực 𝐹𝑥 thu được trong C.1 mà không sử dụng
𝜃a , 𝜃b , 𝑧a và 𝑧b .

C.3 Gọi 𝑥a là tọa độ theo phương 𝑥 của điểm tiếp xúc giữa mặt nước và phía bên 1.0pt
trái của thanh B. Sử dụng phương trình vi phân thu được trong B.4, tìm biểu
thức tọa độ mực nước 𝑧0 tại điểm cách đều hai thanh A và B theo 𝑥a và 𝑧a . Em
có thể sử dụng hằng số ℓ được giới thiệu trong B.4.
Q1-1
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-1


Final (Vietnam)

Đo khối lượng (10 points)


Trong bài thí nghiệm này, chúng ta thực hiện một phép đo khối lượng. Chúng ta đo khối lượng bằng
cách sử dụng đặc tính cộng hưởng của dao động điều hòa.

Bố trí thí nghiệm

Dưới đây là danh sách các bộ phận (Hình 1). Nếu có hai hoặc nhiều hơn, số lượng bộ phận được ghi trong
dấu [ ].

Hình 1: Bộ thiết bị thí nghiệm

1. Đế lắp bộ dao động:


Lưu ý: Bộ phận nam châm trên đế đảm bảo tạo ra từ trường có thành phần hướng tâm đều và
không phụ thuộc vào độ cao chỉ trong khoảng ±3 mm tính từ trung điểm của cặp nam châm.
2. Giá đỡ (Bộ dao động)
3. Ốc vít [2]:
Lưu ý: Tháo 2 và 3 từ 1 trong bộ thiết bị nhận được để sử dụng.
Q1-2
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-2


Final (Vietnam)

4. Vòng đệm [6]


5. Bộ dao động hình trụ
6. Dây cao su [6]
7. Tấm đánh dấu [2]
8. Các vật nặng bằng đồng [5]
9. Nhíp
10. Gương
11. Khối nâng
12. Nguồn điện (PS):
Chuyển công tắc để chọn chế độ DC (một chiều) hoặc AC (xoay chiều).
Ở chế độ DC, nó làm việc như một nguồn dòng. Xoay núm có nhãn “DC Vol” để điều chỉnh cường
độ dòng điện. Độ lớn của dòng điện thu được từ hiệu điện thế giữa “DCmon” và “DC GND” sử dụng
hệ số chuyển đổi 1.00 A/V.
Ở chế độ AC, nó làm việc như một nguồn thế. Xoay núm “AC Vol“ để điểu chỉnh hiệu điện thế. Cường
độ dòng điện xoay chiều (AC) thu được từ hiệu điện thế giữa “ACmon” và “AC GND” sử dụng hệ số
chuyển đổi 0.106 A/V Có thể điều chỉnh Tần số bằng cách sử dụng núm chỉnh thô (“Coarse”) và chỉnh
tinh (“Fine”).
13. Giá lắp pin [2]
14. Pin [8]
15. Dây nối có đầu hình chữ U [2]
16. Dây nối kẹp cá sấu [2]
17. Đồng hồ vạn năng số (DMM):
Xoay núm để chọn chế độ đo thích hợp, ”DCV”, ”ACV”, và ”Hz”. Lưu ý rằng giá trị hiển thị của hiệu
điện thế xoay chiều (AC) là giá trị hiệu dụng.

Mô hình hóa hệ thí nghiệm

Hình 2 là mô hình đơn giản của hệ thí nghiệm. Nó thực chất là hệ dao động gồm vật nặng nối vào lò xo
có điều khiển.

Hình 2: Mô hình dao động điều hòa: Cuộn chính (Main coil), cuộn điều khiển (Control coil)
Q1-3
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-3


Final (Vietnam)

Các thông số cần thiết:


• 𝑀 : Khối lượng của bộ dao động (hình trụ)
• 𝑚: Khối lượng của mỗi vật nặng bằng đồng
• 𝑁 : Số lượng vật nặng
• 𝑔: Gia tốc trọng trường
• 𝑘: Hệ số đan hồi hiệu dụng của lò xo đối với chuyển động thẳng đứng
• 𝑧: Độ cao của bộ dao động
• 𝑧e : Độ cao của bộ dao động tại vị trí cân bằng lực khi không có lực điện từ và trọng lực.
• 𝐵(𝐵′ ): Từ trường tác dụng lên cuộn dây chính (cuộn điều khiển)
• 𝐿(𝐿′ ): Tổng chiều dài dây dẫn của cuộn dậy chính (cuộn điều khiển)
• 𝐼(𝐼 ′ ): Dòng điện qua cuộn dây chính (cuộn điều khiển)
• 𝛼: Hệ số cản, có giá trị dương
Phương trình chuyển động được cho bởi

d2 𝑧 d𝑧
(𝑀 + 𝑁 𝑚) = −(𝑀 + 𝑁 𝑚)𝑔 − 𝑘(𝑧 − 𝑧e ) + 𝐵𝐿𝐼 + 𝐵′ 𝐿′ 𝐼 ′ − 𝛼 . (1)
d𝑡2 d𝑡

Lắp đặt bộ dao động

1. Tháo giá đỡ khỏi đế. Cuốn bốn dây cao su quanh chúng theo hình lưới (Xem hình 3(a)).
2. Đặt bộ dao động hình trụ vào ô vuông ở giữa lưới tạo bởi các dây cao su. Đặt sao cho các đầu ra
của dây dẫn ở khác phía so với thước đo (Hình 3(b)).
3. Bộ dao động được thiết kế để treo trên giá đỡ bằng bốn dây cao su và tám móc nhỏ (khoanh tròn
đỏ trên Hình 3(c)). Khi được lắp đúng, mỗi vòng dây cao su sẽ tạo thành một hình thoi cụt với hai
móc ở phía trên và dưới giá đỡ khi nhìn ngang (Hình 3(c)) .
Lưu ý: Trong thí nghiệm này, chúng ta giả sử lực hiệu dụng do các dây cao su tạo ra tuân theo định
luật Hooke.
4. Gắn lại giá đỡ vào các trụ đứng theo đường chéo bằng hai ốc vít. Thước phải thẳng đứng và phía
trên cùng (Hình 3(d)).
5. Đặt bộ dao động thẳng đứng. Trục của nó phải được căn chỉnh thẳng đứng và đồng trục với bộ
nam châm.
6. Cuộn chính cần phải nằm gần trung điểm hai nam châm khi ở trạng thái cân bằng, điều này có thể
được xác định bằng khoảng cách giữa mặt trên của nam châm dưới và mặt dưới của bộ dao động
vào khoảng từ 3 đến 5 mm (Mũi tên màu đỏ trong hình 3(e)). Nếu bị thấp, hãy đặt các vòng đệm
giữa các cột trụ và đế (các mũi tên màu đỏ trong hình 3(f)). Nếu bị cao, vặn để tháo các cột trụ của
nam châm và thêm các vòng đệm dưới các cột trụ (mũi tên màu vàng trong Hình 3(f)).
7. Bóc mặt ngoài của miếng băng dính hai mặt trên tấm đánh dấu (Hình 4(a)). Dán tấm đánh dấu vào
gờ nổi nhỏ trên thành bộ dao động để đo độ cao (Hình 4(b)).
8. Đặt gương lên khối nâng (Hình 4(c)). Điều chỉnh để quan sát rõ được tấm đánh dấu qua gương từ
phía trên (Vòng màu đỏ trong hình 4(d)).
Q1-4
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-4


Final (Vietnam)

Hình 3: Lắp đặt bộ dao động

Hình 4: Lắp đặt tấm đánh dấu và gương.

Nối dây

1. Xác định đúng và kéo nhẹ các cặp dây dẫn nối tới cuộn chính (M) và cuộn điều khiển (C) (Hình 3(c))
từ bên trong bộ dao động (Hình 3(b)). Kiểm tra lớp cách điện đã được bóc khỏi đầu dây chưa.
2. Nới các vít trên các chốt M+ và M- để tạo khe trống. Sử dụng khe trống bên dưới để nối dây (Hình
5(a), (b)). Việc kiểm tra cực sẽ được thực hiện sau.
3. Tương tự, nối dây với các chốt C+ và C- (Không cần quan tâm tới cực)
4. Lắp pin vào giá và nối với nguồn điện (PS) qua các chốt (CN1, CN2) (Hình 5(c)).
Q1-5
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-5


Final (Vietnam)

5. Nối chốt M+ và M- với đầu ra một chiều DC (DC+ và DC-) trên nguồn điện (PS) bằng dây nối có đầu
hình chữ U.
6. Bật công tắc sang chế độ DC và bật nguồn điện (PS).
7. Xoay núm “DC Vol.” để thay đổi dòng điện. Kiểm tra xem bộ dao động di chuyển lên trên 2 mm hoặc
cao hơn. Nếu thấy di chuyển xuống dưới, hãy đảo dây ở bước 2 để đổi cực và thử lại.
Chú ý: Các bộ phận có thể nóng. Cẩn thận với cuộn dây và nam châm. Xoay núm DC xuống mức
thấp nhất ở cuối mỗi bước.

Hình 5: (a), (b) Các chốt sau khi nối dây, (c) Bộ thí nghiệm hoàn thiện sau khi kết nối với nguồn
điện và pin.

Kiểm tra bộ dao động

1. Nối chốt M+ và M- với đầu ra xoay chiều (AC+ và AC-) bằng các dây nối có đầu hình chữ U.
2. Bật công tắc sang chế độ AC và bật nguồn điện (PS).
3. Xoay núm ký hiệu “AC Vol.” theo chiều kim đồng hồ từ giá trị nhỏ nhất tới vị trí một phần tư vòng.
Thay đổi tần số bằng núm “Coarse” để hệ bắt đầu dao động.
4. Điều chỉnh điện áp ra xoay chiều AC và tần số để biên độ dao động khoảng 𝐴 = 3 mm (Hình 6). Nếu
dao động không ổn định, điều chỉnh lại bộ dao động cho phù hợp.
5. Ngắt kết nối với chốt M+ và M- và nối chốt C+ và C- với đầu ra xoay chiều (AC).
Q1-6
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-6


Final (Vietnam)

6. Bật nguồn (PS) để hệ bắt đầu dao động trở lại.

Hình 6: Biểu hiện của dao động khi quan sát qua gương.

Phần A. Định luật Hooke và các lực điện từ (2.4 points)

A.1 Vẽ vào Phiếu trả lời đường sức từ gây ra bởi hai nam châm giống hệt nhau có 0.4 pt
cực bắc (N) đối diện nhau.

A.2 Nối chốt M+ và M- với đầu ra một chiều DC. Ghép nối đồng hồ vạn năng (DMM) 0.6 pt
với các chốt để đọc giá trị của dòng một chiều (DC), sử dụng dây nối kẹp cá sấu
(Hình 7).
Đọc độ cao bộ dao động 𝑧 ở giá trị dòng DC bằng không và không có các vật
nặng, tức là 𝑁 = 0. Ghi vào Bảng A.2.
Đặt một vật nặng (𝑁 = 1) vào giá tròn treo ở thành trong hình trụ và ghi lại độ
cao 𝑧 khi bộ dao động đứng yên.
Cường độ dòng điện một chiều (DC) 𝐼 trong cuộn chính phải bằng bao nhiêu để
đưa hệ dao động về vị trí khi không có vật nặng?
Lặp lại các phép đo khi tăng dần số vật nặng 𝑁 tới 5 và điền vào Bảng A.2.
Q1-7
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-7


Final (Vietnam)

Hình 7: Các đầu dây của đồng hồ vạn năng (DMM) sau khi được nối. Phía bên phải là bộ dao
động với một vật nặng.

A.3 Vẽ một đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa số vật nặng 𝑁 và độ cao 𝑧. Xác định giá 0.7 pt
trị độ dốc 𝑎 = Δ𝑁
Δ𝑧
và sai số của nó bằng đồ thị.

A.4 Vẽ một đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa số lượng vật nặng 𝑁 và cường độ dòng 0.7 pt
diện 𝐼. Với 𝑏 = 𝑁𝐼 , xác định giá trị của 𝑏 và sai số của nó bằng đồ thị.

Phần B. Suất điện động cảm ứng (3.0 points)

B.1 Giả sử một dòng điện xoay chiều (AC) với tần số 𝑓 đặt vào cuộn điều khiển khi 0.2 pt
không có vật nặng. Biết rằng độ cao của bộ dao động phụ thuộc thời gian dưới
dạng hàm sin

𝑧 − 𝑧0 = 𝐴 sin(2𝜋𝑓𝑡) (2)
với 𝑧0 là độ cao khi lực cân bằng và 𝐴 là biên độ dao động, hãy viết biểu thức
của biên độ 𝑉 của suất điện động cảm ứng trong cuộn dây chính.

B.2 Nối chốt C+ và C- với đầu ra xoay chiều (AC). Ghép nối đồng hồ vạn năng (DMM) 0.5 pt
với “Fmon” và “AC GND” để đọc giá trị tần số.
Điều chỉnh cả tần số xoay chiều (AC) và điện áp đầu ra để thu được dao động
ổn định với biên độ phù hợp. Đo tần số 𝑓B và ghi vào phiếu trả lời.
Ghép nối đồng hồ vạn năng (DMM) với các chốt M+ và M-. Với tần số cố định,
thay đổi điện áp đầu ra, √ đo biên độ dao động 𝐴 và hiệu điện thế cảm ứng xoay
chiều (AC ) 𝑉 ′ (𝑉 ′ = 𝑉 / 2)trên cuộn dây chính. Điền vào bảng B.2 cho phù hợp.
Q1-8
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-8


Final (Vietnam)

B.3 Vẽ một đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa biên độ 𝐴 và điện áp 𝑉 ′ . Với 𝑐 = 𝐴,
𝑉′
xác 0.7 pt
định giá trị của 𝑐 và sai số của nó bằng đồ thị.

B.4 Sử dụng kết quả từ B.3, tính 𝐵𝐿 và sai số của nó. 0.4 pt

B.5 Sử dụng kết quả từ A.3, A.4, và B.4, tính giá trị của 𝑚 và 𝑘 và xác định sai số của 1.2 pt
chúng. Sử dụng giá trị gia tốc trọng trường 𝑔 = 9.80 m/s2 .

Phần C. Sự phụ thuộc vào khối lượng của tần số cộng hưởng (2.3 points)
Phần thí nghiệm dưới đây sử dụng cuộn dây chính để điều khiển bộ dao động. Hãy thay đổi kết nối cho
phù hợp.

C.1 Viết biểu thức của tần số cộng hưởng 𝑓 khi có 𝑁 vật nặng. Sử dụng hệ số đàn 0.2 pt
hồi 𝑘′ của lò xo trong khi dao động, nó khác với 𝑘.

C.2 Điều khiển hệ dao động bằng cách nối nguồn xoay chiều (AC) với cuộn dây chính. 0.5 pt
Đo tần số cộng hưởng 𝑓, với số vật nặng khác nhau, từ 𝑁 = 0 tới 5, và viết giá
trị vào Bảng C.2. Tránh làm các vật nặng nảy lên.

C.3 Sử dụng kết quả ở C.2, hãy vẽ một đồ thị để nhận được 𝑀 𝑘′ và 𝑘′ . Viết các giá
𝑚
1.0 pt
trị nhận được vào Phiếu trả lời. Nếu em cần tính toán thêm các đại lượng vật lí
khác, viết chúng vào chỗ trống của Bảng C.2.

C.4 Giá trị 𝑀


𝑚 bẳng bao nhiêu?
0.6 pt
Tính 𝑀 và 𝑘′ sử dụng kết quả từ B.5.

Phần D. Các đặc trưng cộng hưởng (2.3 points)


Khi một lực tuần hoàn có biên độ 𝐹AC và tần số 𝑓 tác dụng vào bộ dao động khi không có vật nặng, biên
độ dao động 𝐴 được mô tả bởi đặc trưng cộng hưởng:

𝐹AC 1
𝐴(𝑓) = 2
⋅ . (3)
8𝜋 𝑀 𝑓0 √(𝑓 − 𝑓0 )2 + (Δ𝑓)2

Với Δ𝑓 = 𝛼
4𝜋𝑀 và phương trình này chỉ đúng khi tần số thỏa mãn |𝑓 − 𝑓0 | ≪ 𝑓0 .
Trong phần này, đặc trưng cộng hưởng được sử dụng để xác định khối lượng 𝑀 của bộ dao động, giả
sử phương trình (3) luôn đúng.
Q1-9
Experiment

VNM-S-1 E-1 Q-9


Final (Vietnam)

D.1 Điều khiển hệ dao động bằng cách nối nguồn xoay chiều (AC) với cuộn dây chính. 0.4 pt
Điều chỉnh tần số và điện áp đầu ra để tạo ra cộng hưởng với biên độ thích hợp.
Ghi giá trị hiệu điện thế xoay chiều (AC) 𝑉AC

giữa “ACmon” và ”AC GND” vào Phiếu
trả lời.
Sử dụng kết quả từ B.4 và hệ số chuyển đổi 0.106 A/V, tính biên độ 𝐹AC của lực
điện từ tuần hoàn tác dụng lên bộ dao động.

D.2 Viết vào Bảng D.2 biên độ 𝐴 của dao động khi tần số 𝑓 thay đổi. Biên độ không 0.9 pt
đổi 𝐹AC của lực tác dụng vào phải được duy trì trong suốt quá trình đo.
Hãy vẽ một đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa tần số 𝑓 và biên độ 𝐴.

D.3 Sử dụng kết quả từ D.1 và D.2 tính 𝑀 . 1.0 pt


Q2-1
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-1


Final (Vietnam)

Đo bề dày dùng lưỡng chiết (10 points)


Trong bài này, không cần tính sai số.
Lưỡng chiết là một tính chất quang học của tinh thể mà khi ánh sáng truyền qua tinh thể sẽ tách thành
hai tia bởi chiết suất khác nhau. Khi các trục tinh thể 𝑥 và 𝑦 vuông góc với nhau và nằm trong mặt phẳng
tới của tinh thể lưỡng chiết (Hình 1), điện trường 𝐸 của ánh sáng phân cực thẳng đến vuông góc với tinh
thể sẽ tách thành hai thành phần vuông góc 𝐸 𝑥 và 𝐸 𝑦 tương ứng với chiết suất 𝑛o và 𝑛e . Với tinh thể có
bề dày 𝐿, độ lệch pha Γ𝑥 của ánh sáng phân cực 𝑥 và độ lệch pha Γ𝑦 của ánh sáng phân cực 𝑦 sau khi đi
qua tinh thể tương ứng là

2𝜋
Γ𝑥 = 𝑛 𝐿, (1)
𝜆 o

2𝜋
Γ𝑦 = 𝑛 𝐿, (2)
𝜆 e

với 𝜆 là bước sóng của ánh sáng trong chân không.

Hình 1: Các thành phần của véc tơ điện trường 𝐸 của ánh sáng phân cực thẳng khi đến vuông
góc với bề mặt của tinh thể lưỡng chiết.

Độ lệch pha Γ giữa hai chùm tia là

2𝜋
Γ = Γ 𝑦 − Γ𝑥 = Δ𝑛𝐿, (3)
𝜆

với

Δ𝑛 = 𝑛e − 𝑛o (4)

là lưỡng chiết suất. Vì điện trường của ánh sáng là tổng véc tơ 𝐸 𝑥 và 𝐸 𝑦 với độ lệch pha Γ, ánh sáng sau
khi qua tinh thể có một thành phần phân cực vuông góc với phân cực thẳng ban đầu của ánh sáng tới.
Ký hiệu 𝐼∥ và 𝐼⟂ tương ứng là cường độ của các thành phần ánh sáng song song và vuông góc với phương
phân cực thẳng của ánh sáng tới sau khi đi qua tinh thể. Từ đây trở đi, phương phân cực thẳng của ánh
sáng tới (𝐸
𝐸 trong Hình 1) lệch 45° so với trục 𝑥. Tiếp đó cường độ chuẩn hóa của thành phần vuông góc
𝐼Norm được cho bởi

𝐼⟂ 2 Γ
𝐼Norm = = sin , (5)
𝐼Total 2
Q2-2
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-2


Final (Vietnam)

với 𝐼Total là tổng cường độ ánh sáng truyền qua, 𝐼∥ + 𝐼⟂ .


Ta có thể thiết kế một thí nghiệm sao cho 𝐼Norm dao động giữa 0 và 1 khi ta thay đổi bước sóng ánh sáng
tới. Gọi 𝜆𝑚 (𝑚 = 1, 2, 3, ⋯) là các bước sóng mà tại đó 𝐼Norm = 0; kế tiếp ta tìm độ lêch pha Γ𝑚 sao cho

2𝜋
Γ𝑚 = Δ𝑛(𝜆𝑚 )𝐿 = 2𝜋𝑚. (6)
𝜆𝑚

Phương trình này cho phép ta xác định bề dày 𝐿 của tinh thể khi đo được nhiều 𝜆𝑚 và biết được các giá
trị Δ𝑛(𝜆𝑚 ).
Trong thí nghiệm này em cần xác định bề dày của một tấm thạch anh. Thạch anh là một lưỡng chiết với
các chiết suất 𝑛o và 𝑛e của nó phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng trong chân không được chỉ ra trên
Hình. 2.

Hình 2: Sự phụ thuộc vào bước sóng (wavelength) của các chiết suất (Refractive index) 𝑛o và
𝑛e của thạch anh.

Hình 3 mô tả bố trí thí nghiệm của hệ đo bề dày. Hình 4 và 5 là các thành phần và thiết bị cơ quang, quang
tử. Một đèn LED phát ánh sáng trắng (LED) được dùng làm nguồn sáng, đèn LED này gồm một đèn LED
xanh (blue LED) và bột phát quang (phosphor). Khi ánh sáng từ đèn LED xanh chiếu vào phosphor, ánh
sáng trắng sẽ được phát ra ở dạng quang phổ liên tục. Ánh sáng từ đèn LED trắng này được phân tách,
tức là phân giải quang phổ, bằng việc sử dụng cách tử nhiễu xạ truyền qua G, và được phân cực thẳng
bởi kính phân cực P1. Hướng phân cực của nó (𝐸 𝐸 trong Hình 1) lệch 45° so với trục 𝑥 của tấm thạch anh
Q. Thành phân phân cực của ánh sáng sau khi qua Q, tức là song song và vuông góc với hướng phân cực
của P1, nhận được bằng cách xoay kính phân cực P2. Đầu thu quang (photodetector) đo cường độ ánh
sáng.
Q2-3
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-3


Final (Vietnam)

Hình 3: (a) Sơ đồ bố trí và (b) hình ảnh của hệ đo bề dày. LED: LED trắng, S: khe, L1:
thấu kính chuẩn trực, G: Các tử nhiễu xạ truyền qua, P1: kính phân cực, Q: tấm thạch anh, P2:
kính phân cực, L2: thấu kính hội tụ, C: trụ chắn sáng, PD: Đầu thu quang, DMM: Đồng hồ vạn
năng.
Q2-4
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-4


Final (Vietnam)

Hình 4: Các thành phần và thiết bị: 1(a). LED trắng (mặt trước); 1(b). LED trắng (mặt
sau); 2. pin; 3. khe (S trong hình 3); 4. LED sau khi gép với khe; 5. các thấu kính (L1, L2 trong
hình 3); 5(a) thấu kinh được gắn; 5(b) trục thấu kính; 5(c) giá đỡ trục; 6. cách tử nhiễu xạ
truyền qua (6(a) mặt trước; 6(b) mặt sau có dán băng dính) trên 6(c) đế quay (G trong Hình 3);
6(d) đầu đọc góc trên đế quay; 7. kính phân cực (P1 trong Hình 3); 8. tấm thạch anh (Q trong
Hình 3); 9. tấm phân cực trên giá đỡ xoay (P2 trong Hình 3).
Q2-5
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-5


Final (Vietnam)

Hình 5: Các thành phần và thiết bị (tiếp theo): 10. trụ chắn sáng có nam châm (C trong Hình
3); 11. giá đỡ trụ chắn sáng; 12. đầu thu quang (PD trong Hình 3); 13. đầu thu quang ghép với
trụ; 14. đồng hồ vạn năng (DMM trong Hình 3); 15. ray dẫn hướng ngắn; 16. ray dẫn hướng
dài; 17. Tấm kẻ ô; 18. tấm thẻ trắng; 19. tấm thẻ đen; 20. các tấm chống trượt; 21 & 22. hộp
chắn sáng (trước khi lắp ráp và sau khi lắp ráp).
Q2-6
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-6


Final (Vietnam)

Phần A. Lắp đặt hệ đo (2.3 points)


Ánh sáng từ LED chiếu đến bề mặt cách tử (Hình. 6). Góc quay 𝜃 của G khi ánh sáng đến vuông góc với
cách tử được quy ước là 0°. Các phép quay ngược chiều kim đồng hồ và thuận chiều kim đồng hồ được
ký hiệu tương ứng là + và −. Góc nhiễu xạ bậc một 𝛼 được xác định như hình minh họa. Với chu kỳ cách
tử 𝑑 của G, bước sóng 𝜆 xác định theo 𝜃 như sau

𝜆 = 𝑑 sin(𝛼 − 𝜃) + 𝑑 sin 𝜃 (7)


𝛼 𝛼
= 2𝑑 sin cos ( − 𝜃) . (8)
2 2

Từ đây vể sau, sử dụng 𝑑 = 1.00 µm và góc nhiễu xạ cố định 𝛼 = 40.0°.

Hình 6: Góc quay 𝜃 của cách tử nhiễu xạ truyền qua G và góc nhiễu xạ 𝛼.

A.1 Tính bước sóng dài nhất 𝜆 có thể đo được và góc 𝜃 tương ứng. 0.3 pt

A.2 Tính giá trị số của 𝜃 khi 𝜆 = 440 nm. 0.2 pt

Các bước thiết lập hệ đo như sau.


[1] Dựng đứng tấm kẻ ô (17 trong hình 5) sử dụng bệ (17(b)).
[2] Gá hai pin vào môđun LED trắng. Các dấu ”+” hướng về phía em.
[3] Bật đèn LED.
[4] Tháo vít xoay ở mặt trước của môđun LED. Gá khe vào môđun LED bằng vít xoay (4 trong hình 4).
Dùng tấm kẻ ô, chỉnh vị trí khe để làm cho luồng ánh sáng truyền qua là sáng nhất, đo chiều cao của tâm
chùm sáng tại lối ra của khe (cho bước [9]).
[5] Đặt đầu có rãnh hở hình chữ U của ray dẫn hướng dài đè lên đầu của ray dẫn hướng ngắn (Hình 7(i)).
Chèn trục xoay là phần nhô ra khỏi mặt dưới của bệ xoay vào ”lỗ xuyên ảo” được tạo bởi các ray dẫn
hướng (Hình 7(ii)). Hãy đảm bảo các thanh ray là quay nhẹ nhàng quanh trục quay như Hình 7(iii). Lắp
đặt sao cho ray dẫn hướng dài có thể nằm ở trên bàn với góc trong khoảng 0° ≤ 𝛼 ≤ 40.0°.
Q2-7
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-7


Final (Vietnam)

Hình 7: (i) Đầu có rãnh hở hình chữ U ở cuối ray dẫn hướng ngắn nằm dưới ray dẫn hướng dài
hình thành ”lỗ xuyên ảo”. (ii) Chèn trục nhô ra khỏi mặt dưới của đế quay vào lỗ xuyên ảo. (iii)
Nhìn đế quay từ trên xuống với các ray dẫn hướng có thể quay tự do quanh trục. 1. ray dẫn
hướng ngắn; 2. ray dẫn hướng dài; 3. đế quay; 4. trục của đế quay.

[6] Căn chỉnh đường tâm của ray dẫn hướng ngắn ứng với góc 0° trên thang chia của đế quay và luôn
giữ ở vị trí này. Để giữ cố định em có thể đặt ray dẫn hướng ngắn lên trên tấm chống trượt.
[7] Lắp đặt các thấu kính (5 trong Hình 4).
[8] Đặt môđun LED có gắn khe và thấu kính (L1 trong Hình 3) lên trên ray dẫn hướng ngắn. Điều chỉnh
khoảng cách giữa khe vào L1 sao cho chùm sáng sau khi đi qua L1 gần như song song và có kích thước
hầu như không đổi trong suốt đường đi của tia sáng, tức là chùm sáng chuẩn trực.
[9] Dùng tấm kẻ ô, đo chiều cao chùm tia sau khi qua L1. Điều chỉnh cao độ L1 bằng việc nới lỏng vít xoáy
ở bệ đỡ và dịch chuyển trục đạt độ cao phù hợp rồi vặn lại sao cho tâm chùm tia sau khi qua thấu kính
gần như bằng độ cao tâm chùm tia sau khi đi qua khe.
[10] Căn chỉnh đường tâm của ray dẫn hướng dài đúng với góc 180° trên thang chia của đế quay.
[11] Tinh chỉnh vị trí nằm ngang của giá thấu kính (5(a) trong Hình 4) bằng việc nới lỏng vít định vị và
di chuyển nó sang phải hoặc trái. Tâm của chùm tia sau L1 phải thẳng hàng với đường tâm của ray dẫn
hướng dài. Em có thể kiểm tra bằng cách đặt ngược tấm kẻ ô lên trên ray dẫn hướng dài.
[12] Lột mặt thứ hai của tấm băng dính hai mặt dán ở mặt sau của cách tử nhiễu xạ truyền qua (6(b)
trong Hình 4) và dán nó vào đầu trục trên của đế quay (6 trong hình 4).
[13] Hướng mặt trước của cách tử về phía nguồn sáng, xoay đế sao cho ánh sáng phản xạ từ cách tử đi
vào khe, tức là 𝜃 = 0° (chiếu vuông góc). Ghi lại góc 𝜃Stage của đế quay. Góc này sẽ được sử dụng trong
Q2-8
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-8


Final (Vietnam)

phần B.1.
[14] Di chuyển ray dẫn hướng dài quanh trục sao cho 𝛼 = 40.0° (Hình 6). Hãy cố định vị trí, em có thể đặt
tấm chống trượt còn lại phía dưới ray để tránh tình trạng vô tình làm lệch hướng.
[15] Đặt thấu kính (L2 trong Hình 3) và đầu thu quang (PD trong hình 3) với giá đỡ trụ lên thanh ray dài.
Để tập trung chùm sáng nhiễu xạ vào PD, hãy điều chỉnh khoảng cách giữa PD và L2 dọc theo thanh ray
dài cũng như chỉnh độ cao của L2. Đường kính chùm tia theo phương đứng nên để nhỏ nhất. Kiểm tra
đường kính chùm tia bằng tấm thẻ trắng. Trong trường hợp ánh sáng quá yếu không thể nhận biết bằng
mắt thường, hãy dùng hộp chắn sáng để che chắn cho PD.
[16] Đặt trụ chắn sáng vào giá đỡ (13 trong Hình 5). Việc chắn ánh sáng sẽ giảm thiểu các ánh sáng không
mong muốn đến đầu thu.
[17] Nối PD với DMM. Đầu nối đỏ (đen) tương ứng với chốt đỏ (đen). Để đồng hồ vạn năng ở chế độ đo
điện áp một chiều DC.
[18] Điều chỉnh độ cao của L2 sao cho số chỉ trên DMM là lớn nhất. Từ đây về sau, cường độ sáng được
định nghĩa là số chỉ hiệu điện thế trên DMM.

A.3 Xoay đế quay và tìm góc 𝜃 và bước sóng tương ứng 𝜆Peak mà tại đó LED xanh 0.8 pt
phát xạ mạnh nhất, với giả thiết 𝛼 = 40.0°. Nếu kết quả 𝜆Peak trong khoảng 450
– 460 nm thì hệ đã lắp đặt đúng; viết 𝛼 = 40.0° vào Phiếu trả lời và tiếp tục.
Nếu không, em phải tìm giá trị thực của 𝛼. Đừng thay đổi gì kể cả giá trị 𝜆Peak
ban đầu của em, tìm một giá trị hiệu chỉnh 𝛼 sao cho 𝜆Peak rơi vào khoảng trên.
Viết giá trị 𝛼 vào Phiếu trả lời và dùng cho phần còn lại của bài toán.

[19] Lắp các kính phân cực (P1 và P2 trong Hình 3) lên trên ray dẫn hướng dài.

A.4 Đặt đế quay ở vị trí ứng với góc 𝜃 = −15.0° . Theo dõi số chỉ trên DMM và tìm 0.3 pt
góc 𝜑⟂ của giá xoay của kính phân cực P2 sao cho phương phân cực của kính là
vuông góc với ánh sáng truyền qua kính phân cực P1. Từ kết quả này, tìm góc
𝜑∥ của giá xoay của kính phân cực P2 khi phương phân cực của nó là song song
với phương phân cực bởi P1.

A.5 Chặn ánh sáng qua khe bằng cách đặt tấm thẻ đen trước khe. Bằng cách này 0.2 pt
em có thể đánh giá nền của hệ đo tức là độ lệch (offset). Ta xác định các cường
độ sáng 𝐼Offset ⟂ và 𝐼Offset ∥ khi góc của giá xoay của kính phân cực P2 tương ứng
là 𝜑⟂ và 𝜑∥ . Hãy đo các độ lệch 𝐼Offset ⟂ và 𝐼Offset ∥ . Lưu ý rằng 𝐼Offset ⟂ và 𝐼Offset ∥
gây bởi ánh sáng khác chứ không phải do nguồn sáng. Các cường độ gây nền
này có thể loại bỏ bằng việc trừ đi để xác định sự đóng góp thực sự từ nguồn
sáng.

A.6 𝐼⟂ và 𝐼∥ là các cường độ sáng gây bởi nguồn sáng khi các góc của giá xoay kính 0.5 pt
phân cực P2 tương ứng là 𝜑⟂ và 𝜑∥ . Hãy đo các cường độ sáng 𝐼⟂ và 𝐼∥ khi
𝜃 = −15.0°.

Phần B. Đo cường độ ánh sáng truyền qua (4.7 points)


Phần dưới đây sử dụng các giá trị của 𝜆 được tính với giá trị hiệu chỉnh 𝛼 ở A.3 khi cần thiết.
Q2-9
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-9


Final (Vietnam)

B.1 Đặt tấm thạch anh vào giữa các kính phân cực P1 và P2 và đo các cường độ ánh 2.0 pt
sáng truyền qua 𝐼⟂ và 𝐼∥ ở các góc 𝜃 khác nhau. Kết quả đo của em phải phủ
hoàn toàn dải bước sóng từ 440 nm đến 660 nm. Lập bảng các thông số sau:
𝜃Stage (số đọc góc của đế quay), 𝜃, 𝜆, 𝐼⟂ , 𝐼∥ , 𝐼Total = 𝐼⟂ + 𝐼∥ , 𝐼Norm = 𝐼⟂ /𝐼Total .
Lưu ý rằng khi giá trị của 𝜃Stage tăng lên bao nhiêu thì giá trị của 𝜃 giảm bấy
nhiêu và ngược lại. Em không cần dùng tất cả các dòng của bảng đã cho nhưng
em cần lấy đủ số liệu để thu được kết quả chính xác.

B.2 Vẽ quang phổ của LED trắng, tức là đồ thị 𝐼Total theo bước sóng. 1.0 pt

B.3 Tìm bề rộng vạch phổ tại vị trí bằng nửa cường độ cực đại (full width at half 0.2 pt
maximum) Δ𝜆FWHM của quang phổ LED xanh được tích hợp trong đèn LED trắng.

B.4 Vẽ đồ thị quang phổ 𝐼Norm theo bước sóng. 1.5 pt

Phần C. Phân tích các kết quả đo được (3.0 points)

C.1 Từ đồ thị 𝐼Norm , tìm tất cả các giá trị bước sóng mà cường độ ứng với các cực 1.5 pt
tiểu. Từ phương trình (6) hãy xác định các số thứ tự 𝑚 tương ứng với các bước
sóng trên. Để xác định lưỡng chiết suất Δ𝑛, dùng các giá trị 𝑛o và 𝑛e được đưa
ra trong Bảng 1.

C.2 Xác định bề dày 𝐿. 1.5 pt


Q2-10
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-10


Final (Vietnam)

Bảng 1: Các chiết suất 𝑛o và 𝑛e của thạch anh (400–700 nm).

𝜆/nm 𝑛o 𝑛e 𝜆/nm 𝑛o 𝑛e 𝜆/nm 𝑛o 𝑛e


400 1.55769 1.56725 434 1.55394 1.56337 467 1.55107 1.56041
401 1.55756 1.56712 435 1.55384 1.56327 468 1.55099 1.56033
402 1.55744 1.56700 436 1.55374 1.56318 469 1.55091 1.56025
403 1.55732 1.56687 437 1.55365 1.56308 470 1.55084 1.56017
404 1.55720 1.56674 438 1.55355 1.56298 471 1.55076 1.56009
405 1.55707 1.56662 439 1.55346 1.56288 472 1.55068 1.56001
406 1.55695 1.56649 440 1.55337 1.56278 473 1.55061 1.55993
407 1.55684 1.56637 441 1.55327 1.56269 474 1.55054 1.55986
408 1.55672 1.56625 442 1.55318 1.56259 475 1.55046 1.55978
409 1.55660 1.56613 443 1.55309 1.56250 476 1.55039 1.55970
410 1.55648 1.56601 444 1.55300 1.56240 477 1.55031 1.55963
411 1.55637 1.56589 445 1.55291 1.56231 478 1.55024 1.55955
412 1.55625 1.56577 446 1.55282 1.56222 479 1.55017 1.55948
413 1.55614 1.56565 447 1.55273 1.56213 480 1.55010 1.55940
414 1.55603 1.56554 448 1.55264 1.56203 481 1.55003 1.55933
415 1.55592 1.56542 449 1.55255 1.56194 482 1.54995 1.55926
416 1.55580 1.56531 450 1.55247 1.56185 483 1.54988 1.55918
417 1.55569 1.56519 451 1.55238 1.56176 484 1.54981 1.55911
418 1.55558 1.56508 452 1.55229 1.56167 485 1.54974 1.55904
419 1.55548 1.56497 453 1.55221 1.56159 486 1.54967 1.55897
420 1.55537 1.56485 454 1.55212 1.56150 487 1.54961 1.55890
421 1.55526 1.56474 455 1.55204 1.56141 488 1.54954 1.55883
422 1.55515 1.56463 456 1.55195 1.56132 489 1.54947 1.55875
423 1.55505 1.56452 457 1.55187 1.56124 490 1.54940 1.55868
424 1.55494 1.56442 458 1.55179 1.56115 491 1.54933 1.55862
425 1.55484 1.56431 459 1.55171 1.56107 492 1.54927 1.55855
426 1.55474 1.56420 460 1.55162 1.56098 493 1.54920 1.55848
427 1.55463 1.56410 461 1.55154 1.56090 494 1.54913 1.55841
428 1.55453 1.56399 462 1.55146 1.56082 495 1.54907 1.55834
429 1.55443 1.56389 463 1.55138 1.56073 496 1.54900 1.55827
430 1.55433 1.56378 464 1.55130 1.56065 497 1.54894 1.55821
431 1.55423 1.56368 465 1.55122 1.56057 498 1.54887 1.55814
432 1.55413 1.56358 466 1.55115 1.56049 499 1.54881 1.55807
433 1.55403 1.56348
Q2-11
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-11


Final (Vietnam)

𝜆/nm 𝑛o 𝑛e 𝜆/nm 𝑛o 𝑛e 𝜆/nm 𝑛o 𝑛e


500 1.54875 1.55801 534 1.54678 1.55597 567 1.54518 1.55432
501 1.54868 1.55794 535 1.54673 1.55592 568 1.54514 1.55427
502 1.54862 1.55788 536 1.54667 1.55587 569 1.54509 1.55423
503 1.54856 1.55781 537 1.54662 1.55581 570 1.54505 1.55418
504 1.54850 1.55775 538 1.54657 1.55576 571 1.54500 1.55414
505 1.54843 1.55768 539 1.54652 1.55570 572 1.54496 1.55409
506 1.54837 1.55762 540 1.54647 1.55565 573 1.54492 1.55405
507 1.54831 1.55756 541 1.54642 1.55560 574 1.54487 1.55400
508 1.54825 1.55749 542 1.54637 1.55555 575 1.54483 1.55396
509 1.54819 1.55743 543 1.54632 1.55549 576 1.54479 1.55391
510 1.54813 1.55737 544 1.54627 1.55544 577 1.54474 1.55387
511 1.54807 1.55731 545 1.54622 1.55539 578 1.54470 1.55383
512 1.54801 1.55725 546 1.54617 1.55534 579 1.54466 1.55378
513 1.54795 1.55718 547 1.54612 1.55529 580 1.54462 1.55374
514 1.54789 1.55712 548 1.54607 1.55524 581 1.54458 1.55370
515 1.54783 1.55706 549 1.54602 1.55519 582 1.54453 1.55365
516 1.54777 1.55700 550 1.54597 1.55514 583 1.54449 1.55361
517 1.54772 1.55694 551 1.54592 1.55509 584 1.54445 1.55357
518 1.54766 1.55688 552 1.54587 1.55504 585 1.54441 1.55352
519 1.54760 1.55682 553 1.54583 1.55499 586 1.54437 1.55348
520 1.54754 1.55676 554 1.54578 1.55494 587 1.54433 1.55344
521 1.54749 1.55671 555 1.54573 1.55489 588 1.54429 1.55340
522 1.54743 1.55665 556 1.54568 1.55484 589 1.54425 1.55336
523 1.54738 1.55659 557 1.54564 1.55479 590 1.54421 1.55331
524 1.54732 1.55653 558 1.54559 1.55474 591 1.54417 1.55327
525 1.54726 1.55648 559 1.54554 1.55470 592 1.54413 1.55323
526 1.54721 1.55642 560 1.54550 1.55465 593 1.54409 1.55319
527 1.54715 1.55636 561 1.54545 1.55460 594 1.54405 1.55315
528 1.54710 1.55631 562 1.54541 1.55455 595 1.54401 1.55311
529 1.54705 1.55625 563 1.54536 1.55451 596 1.54397 1.55307
530 1.54699 1.55619 564 1.54531 1.55446 597 1.54393 1.55303
531 1.54694 1.55614 565 1.54527 1.55441 598 1.54389 1.55299
532 1.54688 1.55608 566 1.54522 1.55437 599 1.54385 1.55295
533 1.54683 1.55603
Q2-12
Experiment

VNM-S-1 E-2 Q-12


Final (Vietnam)

𝜆/nm 𝑛o 𝑛e 𝜆/nm 𝑛o 𝑛e 𝜆/nm 𝑛o 𝑛e


600 1.54382 1.55291 634 1.54260 1.55165 667 1.54157 1.55059
601 1.54378 1.55287 635 1.54257 1.55162 668 1.54154 1.55056
602 1.54374 1.55283 636 1.54254 1.55159 669 1.54151 1.55053
603 1.54370 1.55279 637 1.54250 1.55155 670 1.54148 1.55050
604 1.54366 1.55275 638 1.54247 1.55152 671 1.54145 1.55047
605 1.54363 1.55271 639 1.54244 1.55148 672 1.54143 1.55044
606 1.54359 1.55267 640 1.54241 1.55145 673 1.54140 1.55041
607 1.54355 1.55264 641 1.54237 1.55142 674 1.54137 1.55038
608 1.54351 1.55260 642 1.54234 1.55138 675 1.54134 1.55035
609 1.54348 1.55256 643 1.54231 1.55135 676 1.54131 1.55032
610 1.54344 1.55252 644 1.54228 1.55132 677 1.54128 1.55029
611 1.54340 1.55248 645 1.54224 1.55128 678 1.54125 1.55026
612 1.54337 1.55245 646 1.54221 1.55125 679 1.54123 1.55023
613 1.54333 1.55241 647 1.54218 1.55122 680 1.54120 1.55020
614 1.54330 1.55237 648 1.54215 1.55119 681 1.54117 1.55017
615 1.54326 1.55233 649 1.54212 1.55115 682 1.54114 1.55014
616 1.54322 1.55230 650 1.54209 1.55112 683 1.54111 1.55011
617 1.54319 1.55226 651 1.54206 1.55109 684 1.54109 1.55009
618 1.54315 1.55222 652 1.54202 1.55106 685 1.54106 1.55006
619 1.54312 1.55219 653 1.54199 1.55102 686 1.54103 1.55003
620 1.54308 1.55215 654 1.54196 1.55099 687 1.54100 1.55000
621 1.54305 1.55211 655 1.54193 1.55096 688 1.54098 1.54997
622 1.54301 1.55208 656 1.54190 1.55093 689 1.54095 1.54994
623 1.54298 1.55204 657 1.54187 1.55090 690 1.54092 1.54992
624 1.54294 1.55201 658 1.54184 1.55087 691 1.54090 1.54989
625 1.54291 1.55197 659 1.54181 1.55083 692 1.54087 1.54986
626 1.54287 1.55193 660 1.54178 1.55080 693 1.54084 1.54983
627 1.54284 1.55190 661 1.54175 1.55077 694 1.54081 1.54980
628 1.54280 1.55186 662 1.54172 1.55074 695 1.54079 1.54978
629 1.54277 1.55183 663 1.54169 1.55071 696 1.54076 1.54975
630 1.54274 1.55179 664 1.54166 1.55068 697 1.54073 1.54972
631 1.54270 1.55176 665 1.54163 1.55065 698 1.54071 1.54969
632 1.54267 1.55172 666 1.54160 1.55062 699 1.54068 1.54967
633 1.54264 1.55169 700 1.54066 1.54964

You might also like