You are on page 1of 1

VẬT LÝ CHUYÊN KIỂM TRA LẦN 1 LỚP BỒI DƯỠNG HSG QG

Giáo viên ra đề: Hoàng Văn Lập Nội dung: Cơ học


(Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) Thời gian: 120 phút

Câu 1: (2,5 điểm)


Một hạt có khối lượng m chuyển động trong trường lực xuyên tâm có độ lớn F   r 2 ( là hằng số, r là
khoảng cách từ hạt đến tâm O của trường) và hướng ra xa tâm. Từ rất xa, hạt chuyển động về tâm của trường
với vận tốc v0 và khoảng nhắm d.
1. (1 điểm) Tính khoảng cách nhỏ nhất từ hạt đến tâm của từ trường.
2. (1,5 điểm) Tính góc lệch chuyển động của hạt khi bay ra xa.
Câu 2: (2,5 điểm)
Hai thanh cứng giống nhau dài l, khối lượng m, liên kết O
với nhau và với giá đỡ bằng các bản lề. O K
1. (1 điểm) Tác dụng lực F không đổi theo phương θ1 θ1
ngang vào đầu B của thanh dưới. Khi hệ cân bằng A A
thì  2  21. Tính độ lớn lực F .
θ2
θ2
2. (1,5 điểm) Đầu B được giữ bằng sợi dây dài 2l B B
móc vào điểm K. Biết K ở cùng độ cao với O và
cách O một khoảng 2l. Tính θ1 và θ2.
Câu 3: (2,5 điểm)
Một khung cứng hình vuông khối lượng m gồm 4 cạnh đồng chất cùng độ dài 2a.
1. (1 điểm) Xác định momen quán tính của khung đối với trục quay Δ vuông góc với khung và đi qua
tâm của khung.
2. (1,5 điểm) Cho khung quay quanh trục Δ đến tốc độ ω0 rồi đặt nhẹ nhàng lên một mặt bàn. Hệ số ma
sát trượt giữa khung và mặt bàn là µ. Gia tốc trọng trường là g. Xác định momen của lực ma sát tác
dụng lên khung và thời gian mà khung quay được.

Cho tích phân:  1  x 2 dx 


1

2
x 1  x 2  ln  
1  x 2  x   C (C là một hằng số).

Câu 4: (2,5 điểm)
Ba quả cầu đặc đồng chất A, B và C có cùng khối lượng m và bán kính R được đặt tiếp B
xúc nhau từng cặp trên mặt phẳng ngang nhẵn. Một mặt trụ nhẵn cố định và mặt trong
của nó được ngoại tiếp ba quả cầu. Ban đầu ba quả cầu đứng yên. Quả cầu D cũng có D
khối lượng m và bán kính R. Quay quả cầu D quanh trục thẳng đứng để nó có vận tốc A C
góc là Ω0 rồi đặt nhẹ lên A, B và C (trục quay của D trùng với trục mặt trụ). Biết hệ số
ma sát giữa D và ba quả cầu đều là µ và không có ma sát giữa ba quả cầu A, B, C. Gia
tốc trọng trường là g.
1. (1 điểm) Thời gian cần thiết để hệ đạt đến trạng thái ổn định tức D không trượt so với ba quả cầu kể
từ trạng thái ban đầu và vận tốc góc của quả cầu A và D ở trạng thái ổn định.
2. (1,5 điểm) Khi đạt đến trạng thái ổn định, xác định tỉ số giữa vận tốc tương đối của các điểm tiếp xúc
của hai quả cầu A và C với vận tốc khối tâm của quả cầu A.

---HẾT---

You might also like