You are on page 1of 2

SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2019 - 2020


LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÍ (Vòng 1)


(Đề thi gồm 02 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22-05-2020.
Câu 1.(4 điểm)
Trên một sân vận động, hai cầu thủ bóng đá A và B cùng chạy đều trên một
đường thẳng, đến gặp nhau với vận tốc có cùng độ lớn 5 m/s. Để điều hành tốt trận
đấu, trọng tài T chạy chỗ sao cho vị trí của trọng tài luôn đứng cách cầu thủ A 18 m và
cách cầu thủ B 24 m. Tại thời điểm A và B cách nhau 30 m, hãy tính :
a. Vận tốc của trọng tài?
b. Gia tốc của trọng tài?
Câu 2.(4 điểm)
Cho một chiếc nêm khối lượng m, góc nghiêng
 = 450 đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang. Một vật nhỏ
khối lượng m, ở chân nêm được truyền một vận tốc ban đầu
song song với mặt nghiêng để nó chuyển động dọc theo
mặt nghiêng của nêm lên trên như hình1. Bỏ qua mọi ma
sát. Giả thiết rằng mặt nghiêng của nêm đủ dài để vật m Hình 1
không thể vượt quá đỉnh nêm.
Xét quỹ đạo của vật m trong HQC gắn với đất, hãy tính:
a. Bán kính cong của quỹ đạo khi vật m lên đến vị trí cao nhất so với sàn.
b. Bán kính cong nhỏ nhất của quỹ đạo trong suốt quá trình vật m chuyển động
trên mặt nghiêng của nêm.
Câu 3.(4 điểm)
Một khối gỗ (3) khối lượng m với tiết diện có
dạng tam giác vuông cân, có thể trượt trên mặt sàn
y
nhẵn, nằm ngang. Trên tiết diện đi qua khối tâm (2)2)
khối gỗ có hai vật nhỏ (1) và (2) có khối lượng lần
(3)
lượt là m và 3m được nối với nhau bằng một sợi dây G
nhẹ, không giãn, vắt qua ròng rọc như hình 2. Ban x (1)
O
đầu vật (1) ở sát đáy, vật (2) ở sát đỉnh góc vuông, L
các vật được giữ đứng yên. Chiều dài đáy của tiết Hình 2
diện là L = 50 cm. Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng
của dây và ròng rọc. Cho g = 10 m/s2. Ở thời điểm ban đầu, các vật được thả tự do.
Khi vật 3 m đến đáy khối, hãy xác định:
a. Độ dịch chuyển của khối gỗ?
b. Vận tốc của hai vật và của khối gỗ?

Trang 1
Câu 4.(4 điểm)
Hai trụ đồng chất, cùng chiều cao, có
đường kính tiết diện là D và d đặt nằm ngang, F
tiếp xúc với nhau như hình 3. Biết D=2d, khối
lượng trụ lớn là M=10 kg; g=10 m/s 2. Hệ số ma
sát ở mọi chỗ tiếp xúc là k. Quấn một sợi dây o1
mảnh không dãn quanh trụ lớn và tác dụng vào D/2 o2
đầu dây một lực F nằm ngang. Hỏi: d/2
a. Hệ số ma sát k phải có giá trị thế nào để
có thể di chuyển trụ lớn vượt qua trụ nhỏ. Hình 3

b. Giá trị cần thiết của lực F để thực hiện được di


chuyển trên.
Câu 5.(4 điểm)
Trong một xilanh cách nhiệt như hình 4 có
một vách ngăn cách nhiệt, khối lượng vách ngăn
là m = 2 kg. Ở hai bên vách ngăn đều chứa khí V1 V2
He. Phần bên trái có thể tích V 1 = 3 lít, áp suất p1
= 105 Pa và nhiệt độ T1 = 1092 K. Phần bên phải
Hình 4
có thể tích V2 = 2 lít, áp suất p2 = 2,5.105 Pa và
nhiệt độ T2 = 1365 K. Lấy R = 8,31 J.K-1mol-1; khối lượng mol của He là
.
a. Tìm khối lượng He có trong mỗi bên.
b. Bằng một cách nào đó, người ta vẫn cấp và nhận nhiệt để giữ cho nhiệt độ khí
ở mỗi bên là không đổi thì phải dịch vách ngăn đến vị trí nào để cho vách cân bằng?
c. Hai ngăn được cách nhiệt hoàn toàn, thả cho vách ngăn chuyển động không
ma sát dọc xi lanh.Tìm vận tốc lớn nhất của vách ngăn trong quá trình chuyển động.

------------- Hết -------------

Trang 2

You might also like