You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KIẾN TRÚC


--------

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM


I. Giới thiêu về tín ngưỡng phồn thực
1. Khái niệm tín ngưỡng
Tín ngưỡng: là là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập
quán.
2. Các loại hình tín ngưỡng
◦ Tín ngưỡng phồn thực
◦ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
◦ Tín ngưỡng sùng bái con người
I. Giới thiêu về tín ngưỡng phồn thực
3. Tín ngưỡng phồn thực
◦ Biểu trưng cho ý nghĩa truyền sinh, cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở.
◦ Là tín ngưỡng phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp
◦ Tín ngưỡng thờ bộ phận sinh thực khí và các hành vi giao phối của hai giống đực và cái.
◦ Dấu tích để lại là các hình vẽ trên trống đồng, trong một số trò chơi cổ xưa.
Tín ngưỡng phồn thực được coi là tín ngưỡng thờ phật tổ biểu trưng cho yếu tố âm và dương. Có tác động
chi phối tới mọi mặt của đời sống .
Tín ngưỡng phồn thực tuỳ theo phong tục của từng vùng mà có những cách làm và thờ cúng khác nhau.
Tuy nhiên, tín ngưỡng này được biểu đạt ở hai dạng. Dạng thứ nhất là thờ sinh thực khí và dạng thứ hai là
thờ hành vi giao phối.
Thờ cơ sinh thực khí là thờ công cụ sinh sản nảy nở hay chính là thờ các cơ quan sinh dục nam (linga) và
cơ quan sinh dục nữ (yoni)
I. Giới thiêu về tín ngưỡng phồn thực
3. Tín ngưỡng phồn thực
 Một vài ví dụ về sự xuất hiện của tín ngưỡng phồn thực:
◦ Người Việt thờ hành vi giao phối: Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500
nămtr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. Thân thạp
khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu – rồng được
gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan.
◦ Ở Hòn Đỏ (Khánh Hòa) khi nhiều ngày liên tục không đánh được cá, người ta phải tới cầu xin, lạy 3 lạy
và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam đâm vào Lỗ Lường 3 lần (lại con số 3, số lẻ là số ưa thích
của người phương Nam).
◦ Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực cho tới ngày nay được thể hiện qua những trò chơi dân gian ngày
xuân, tiêu biểu nhất là trò đấu vật. Sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước
sân đình hình vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu xa của nó, bởi vuông
và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn. Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính
dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho tính âm, vuông và tròn – âm và đương dặt cạnh nhau nghĩa
là một sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp.
Một số hình ảnh về tín ngưỡng phồn thực
II. Tín ngưỡng phồn thực theo văn hóa Chăm Pa
1. Thờ sinh thực khí
Ở các nước có nền nông nghiệp lúa nước như Đông Nam Á, việc thờ sinh thực khí luôn phổ biến, được
xem là “biểu tượng của năng lượng thiêng sinh ra muôn loài”. Bởi vì họ quan niệm việc thờ sinh thực khí
sẽ đem lại sự sinh sôi nảy nở, tốt tươi cho cây cối, hoa màu giúp mùa màng bội thu. Và sinh thực khí được
biểu hiện qua các biểu tượng như linga yoni, nõ nường, chày cối.
Trong văn hóa Chăm, linga và yoni xuất hiện rất phổ biến, đa dạng về hình dáng, kích thước và mang nhiều
ý nghĩa khác nhau. Linga và yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của vũ trụ thể hiện sự sinh tồn của
loài người, là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo. Mặt khác, văn hóa Chăm còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn
hóa Ấn cho nên linga trong các biểu hiện nghệ thuật của dân tộc Chăm còn mang màu sắc ý nghĩa của linga
Ấn Độ. Vì vậy linga còn là biểu tượng của chiếc cột chống đỡ vũ trụ, là ngọn núi thần thoại Mêru nơi ngự
trị của các vị thần. Đồng thời linga còn là biểu tượng cho sự vĩnh cửu của các triều đại là sức mạnh, uy lực
tổng hợp của vương quyền và thần quyền.
Trong điêu khắc chăm, bên cạnh những linga và yoni rời thì biểu tượng linga - yoni đi liền với nhau rất
thường gặp. Đa số trên mỗi bệ yoni lại được thể hiện một linga, chúng tạo thành một khối thống nhất thể
hiện sự kết hợp hài hòa âm dương làm cho mọi vật được sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tạo hóa
được tái sinh.
Một số hình ảnh thờ phồn thực tại thánh địa Mỹ Sơn

◦ ◦
II. Tín ngưỡng phồn thực theo văn hóa Chăm Pa
2. Biểu hiện qua kiến trúc
Có thể nói rằng, kiến trúc là lĩnh vực nổi bật nhất trong hệ thống di sản văn hóa vật thể của dân tộc Chăm.
Đặc biệt là hệ thống đền tháp Chăm xưa.
Từ ngàn xưa tới nay đền tháp luôn đóng vai trò quan trọng trong tâm thức và đời sống văn hóa của cư dân
Chăm. Nó không chỉ là nơi thờ tự tôn giáo mà còn mang ý nghĩa tâm linh, là nơi gửi gắm những ước vọng
của người dân qua niềm tin tín ngưỡng - đặc biệt là tín ngưỡng phồn thực.
Các tháp chính được xây dựng theo dạng hình núi ngoài ý nghĩa tượng trưng cho ngọn núi Meru - trung
tâm vũ trụ nơi ngự trị của các vị thần trong thần thoại Ấn Độ thì còn là biểu tượng của linga (dương) và bệ
tháp hình vuông biểu tượng của yoni (âm). Âm dương kết hợp với nhau tạo nên sự vững chãi, cân đối, hài
hòa. Đồng thời tháp chính thường có ba tầng cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và
kết thúc bằng một linga trên trên nóc tháp.
=> Sự giao hòa âm dương trong sự xoay vần vũ trụ làm cho sự sống được tái sinh.
Như vậy tín ngưỡng phồn thực thể hiện ước vọng vạn vật được sinh sôi nảy nở, cuộc sống hạnh phúc, no
đủ của cư dân được gửi gắm trong kiến trúc Chăm mà đặc biệt là hệ thống đền tháp rất rõ.
Kiến trúc một đền tháp Chăm
II. Tín ngưỡng phồn thực theo văn hóa Chăm Pa
3. Biểu hiện qua lễ hội
Trong lễ hội Chăm nhiều tín ngưỡng dân gian nói chung và
tín ngưỡng phồn thực nói riêng được tái hiện rất sống động.

Điệu múa Mia lang lew buh kayew (vũ điệu phồn thực) trong lễ
hội là một điệu múa độc đáo nói lên đời sống tinh thần phong
phú với tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.
II. Tín ngưỡng phồn thực theo văn hóa Chăm Pa
4. Biểu hiện qua qua một số phong tục
 Tục thờ đá
Thờ đá, một hình thức tín ngưỡng sơ khai xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. Với quan niệm vạn vật hữu
linh nhiều dân tộc có niềm tin vạn vật đều có linh hồn. Do đó xuất hiện tín ngưỡng thờ đá, thờ cây và dân
tộc Chăm cũng không ngoại lệ. Và việc thờ đá có mối quan hệ với tín ngưỡng phồn thực qua việc thờ sinh
thực khí. Đầu tiên là đá gắn với linga, yoni. Các cặp linga, yoni đều được làm bằng đá sa thạch, điều đó cho
thấy người Chăm có niềm tin vào đá và tục thờ đá ra đời từ rất sớm.
Trong tín ngưỡng phồn thực, người Chăm đã chọn đá làm chất liệu để gửi gắm, thể hiện niềm tin, ước vọng
của mình.
=> Cầu mong cho gia đình mạnh khỏe, xóm làng bình an, mùa màng tốt tươi.
III. Di sản văn hóa mang tín ngưỡng phồn thưc, lễ hội và trò chơi
dân gian mang tín ngưỡng phồn thực
1. Di sản văn hóa mang tín ngưỡng phồn thưc
Ngoài thờ sinh thực khí, tín ngưỡng người việt nam còn thờ cả hành vi giao phối.
 Trống đồng:
◦ Hình dáng và cách đánh trống-> liên tưởng đến động tác giã gạo mô tả hành vi tính giao.
◦ Tâm trống hình mạt trời với những ngôi sao có tia sáng biểu tượng cho sinh thực khí nam, giữa các tia
sáng là hình chiếc lá với khe ở giữa biểu tượng cho sinh thực khí nữ
◦ Hoa văn xung quanh trống phản ánh trạng thái đời sống vật chất tinh thần của cư dân đông sơn.
◦ Hoa văn mang đậm tính phồn thực: hình những con hưu từng cặp đực cái nối tiếp nhau, hình ảnh của trâu
với 1 đựng 1 cái thong thả gặm cỏ (tạo nên sự cân đối âm dương)
 Thảm Đồng Đào Thịnh: trang trí 4 đôi trai gái đang trong tư thế ân ái, nữ ở dưới nam ở trên -> sinh
động tự nhiên
=> Thể hiện quan điểm luật vũ trụ của cư dân trồng trọt
 Tượng ở khu nhà mồ Gia Lai: tượng nam nữ giao hoan -> khát vọng vạn vật sinh sôi nảy nở.
Hình ảnh họa
tiết trên trống
đồng Đông Sơn
III. Di sản văn hóa mang tín ngưỡng phồn thưc, lễ hội và trò chơi
dân gian mang tín ngưỡng phồn thực
2. Lễ hội và trò chơi dân gian mang tín ngưỡng
phồn thực
 Lễ hội Hồ Trám ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ:
Dùng bộ sinh thực khí nam (nỏ) và sinh thực khí
nữ(nường) đâm ba lần vào nhau nếu trúng cả 3 lần thì
năm đó thời tiết thuận hòa mùa màng bội thu.
=> Lễ hội này được duy trì cho đến tận ngày ngày
phản ánh khát vọng có 1 đời sống ấm no hạnh phúc.
Trò chơi dân gian ngày xuân: đấu vật, hội họa
tranh Đông Hồ Bắc Ninh…
IV. Sự khác biệt giữa tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam và nước ngoài
1. Sự khác biệt giữa tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam và nước ngoài
Tín ngưỡng phồn thực là một điều phổ quát trên thế giới vì vốn bản năng của con người là điều mong muốn
của sự giao hoan và duy trì nòi giống. Cho nên chúng ta có thể đặt những biểu hiện của văn hóa phồn thực
là nói rộng và tín ngưỡng phồn thực là nói hẹp hơn ở khắp trên thế giới.
Nhưng riêng ở Việt Nam thì điều này đã trở nên đặc biệt hơn, bởi vì:
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp của vùng cư dân lúa nước cần các yếu tố thiên nhiên, thời tiết. Cầu
mưa thuận gió hòa, vạn vật nảy nở, phát triển.
=> Đó là khát vọng bao đời nay của người dân Việt Nam, điều đó đã thúc đẩy tín ngưỡng phồn thực ở các
dạng khác nhau và dễ dàng tìm thấy ở Việt Nam
IV. Sự khác biệt giữa tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam và nước ngoài
2. Phạm vi ảnh hưởng của tính phồn thực trên đất nước Việt Nam
Vùng cư dân người Việt cổ ở đồng bằng châu thổ sông Hồng chúng ta đã tìm thấy biểu hiện của tín ngưỡng
phồn thực rất là phổ biến ở những tỉnh: Phú Thọ, Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam
Định, Thái Bình,...
Cho đến hiện nay chúng ta vẫn còn thấy được một lễ hội phồn thực rất cổ xưa và tiêu biểu đó là lễ hội Trò
Trám ở xã Tứ Xã huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Người ta diễn các trò diễn "Tứ dân chi nghiệp". Đến 0 giờ
ngày 11 chuyển qua ngày 12 có "Lễ mật Linh tinh tình phộc" mà khi đó người ta lấy 2 vật linh là dương vật
và âm vật bằng gỗ để cho 2 thứ đó gặp nhau. Và hàng loạt các lễ hội khác nữa ở vùng Phú Thọ, Bắc Ninh,
Bắc Giang đều có như cướp Nỏ Nường.
=> Điều đó cho thấy rằng ở châu thổ Bắc bộ rất là rộng rãi
Một tín ngưỡng phồn thực nữa mà ta có thể thấy đó là chùa Hải Phúc ở Nam Định có một bức phù điêu
được tạc dưới chân bia đá có hình dạng một người phụ nữ đang dang chân.
Trở vào các tỉnh ở miền Trung và miền Nam thì chúng gặp các tháp Chàm, các di tích tích kiến trúc khảo
cổ học của phía Nam, thì chúng ta thấy những bức phù điêu tả rất thực những cảnh giao hoan. Thậm chí có
những lingas và yonis rất là to lớn, như là ở Cát Tiên, Mỹ Sơn.
Trở lên vùng Tây Nguyên chúng ta có thể thấy những nhà mồ có những bức tượng người đàn ông đàn bà.
Dù là các dân tộc khác nhau, dù ở vùng miền khác nhau nhưng văn hóa phồn thực rất ở Việt Nam, cho dù
đến nay những biểu hiện sống động dưới dạng phi vật thể không còn nhiều nữa nhưng ở những dạng vật
thể là những hiện vật kiến trúc và khảo cổ học thì chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều.
V. Ý nghĩa của tín ngưỡng tính phồn thực với người việt xưa
1. Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng phồn thực đối với người dân Việt Nam rất là quan trọng bởi vì rằng là một nền nông nghiệp lúa
nước thì bao giờ cũng mong một sự phát triển sinh sôi mùa màn, có như vậy thì mới đem lại cuộc sống nó
đủ cho con người và khi phụ sống nó đủ thì đời sống tinh thần có người dân phát triển. Vì vậy cho nên rất
là quan trọng nên người ta đều cầu mong cho mùa màng tốt tươi ngay cả cả trong những người khấn hoặc
là những hình thức khác nhau của lễ hội thì điều đó cho thấy rằng là dạng này hay là dạng khác thì nó có tín
ngưỡng phồn thực đã rất là thân thiết đối với người Việt Nam và đặc biệt là cư dân trồng lúa nước.
2. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực tới đời sống tâm linh của người Việt
Cho đến hôm nay nước Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp mà người dân phải sống với đồng ruộng và
những lời cầu khấn đối với lại các thần thánh vẫn được vang lên trong các đền thờ miếu điện để mong
muốn phát triển mùa màn. Như chúng ta đã biết lễ hội giống như những cuốn sách mỗi hàng năm những
người dân lam lũ mặc dù không biết chữ đều mở ra, người ta nhắc nhở người dân được được biết đến
những truyền thống cổ xưa, rất là may mắn khát vọng của cha ông ngày xưa vẫn là những khát vọng hôm
nay nên là những lễ hội vẫn được mở ra như vậy Thì một lần nữa những lời cầu nguyện về sự sinh sôi nảy
nở hòa bình thịnh vượng vẫn được cất lên từ những người dân trong các lễ hội --- Ở khắp các làng quê Việt
Nam mỗi một mùa xuân hoặc mùa thu đến như vậy tín ngưỡng phong tục vẫn được tiếp diễn và cầu mong
một xã hội thanh bình no ấm, mưa thuận gió hòa sinh sôi nảy nở dây là một “bài ca đã trường tồn trong văn
hóa Việt Nam”
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI
ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like