You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC - CÔNG TÁC XÃ HỘI - ĐÔNG NAM Á HỌC

BÀI THU HOẠCH

Môn học: TÔN GIÁO CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Nơi tham quan thực tế: MIẾU BÀ THIÊN HẬU – TUỆ THÀNH HỘI QUÁN
(710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP.HCM)

HỌC KỲ 3: NĂM HỌC 2022-2023

GVHD: ĐÀNG NĂNG HOÀ

LỚP: SA2101

NHÓM 12
TÊN THÀNH VIÊN:
1. Nguyễn Thị Tuyết Lan – 2155013044

2. Nguyễn Thuỳ Linh – 2155013036

3. Lê Thị Hằng Nga - 2155013044

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023


Nhằm mở rộng kiến thức về tôn giáo ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam
Á, vào ngày 17 tháng 7 vừa qua, nhóm em đã có dịp ghé thăm miếu Bà Thiên Hậu
nơi mang màu sắc truyền thống và vẻ đẹp cổ
kính, trang trọng, mang đậm phong cách
Trung Hoa. Miếu bà tọa lạc tại số 710 Nguyễn
Trãi, Phường 11, Quận 5. Tồn tại đã 258 năm
nhưng miếu vẫn giữ được nét đặc trưng cho
kiến trúc của người Hoa. Là ngôi nhà tâm linh
có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa
người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành
phố. Lý do nhóm em tìm đến và trải nghiệm
ngôi miếu này vì nơi này là một chốn linh
thiêng, nhắc nhở người ta tìm về chốn bình
yên, thanh bình để cầu phước lành, bình an cho
gia đình và những người yêu thương.
Hình ảnh nhóm tại Miếu Bà Thiên Hậu
1. Lịch sử hình thành miếu Bà Thiên Hậu
Miếu Bà Thiên Hậu - Tuệ Thành Hội Quán nằm trên đường Nguyễn Trãi, Quận
5 là ngôi Miếu có lịch sử lâu đời, nổi tiếng của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Do quá lâu đời và không có tài liệu ghi chép cụ thể nên không thể biết chính xác Miếu
đã xây dựng vào năm nào. Theo những người lớn tuổi kể lại Miếu được xây dựng vào
đầu triều đại Mãn Thanh.
Quá trình hình thành, xây dựng nên Miếu Bà đã thể hiện rất rõ nét quá trình lao
động và hội nhập vào xã hội Việt Nam của bà con người Hoa gốc Quảng Đông từ
ngày xưa đến vùng đất Sài Gòn, đồng thời đã góp sức vào sự hình thành và xây dựng
một thành phố như ngày nay.
Hình ảnh tại Miếu
Trong Miếu chủ yếu thờ Thánh Mẫu, theo truyền thuyết dân gian, Bà tên thật là
Lâm Mặc Nương, là người sống ở tỉnh Phước Kiến (Trung Quốc) trên 1000 năm về
trước. Bà rất thông minh, gan dạ, hiền lành và có khả năng đặc biệt dự đoán được sự
thay đổi của khí hậu, biết chữa bệnh, khử tà và bơi lặn, do đó được dân trong vùng
ven biển thương yêu, khâm phục. Sau khi Bà mất (987), bà con đã lập Miếu để thờ
Bà.
Miếu Bà Thiên Hậu miếu lớn của cộng đồng, người Hoa muốn qua đó giáo dục
cho thế hệ tiếp nối về lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, tinh thần biết xả thân vì mọi
người như Bà. Ngôi Miếu này còn được dựng lên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự phó
trợ của Bà đối với người Hoa trên đường sang Việt Nam gặp nhiều gian nan, khó
khăn và thử thách mà họ phải cam chịu để vượt qua.
2. Kiến trúc Miếu Bà Thiên Hậu
Hình ảnh bao quát thể hiện rõ 3 nơi chính của Miếu (Ảnh: Internet)
Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, trên
hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi
công đức của Bà.
Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang
trí hình tượng "lưỡng long tranh châu", "cá chép hóa rồng". Hai bên đường viền của
mái là tượng "bà mặt trăng", tượng quan văn, quan võ..theo lối kiến trúc của người
Hoa.
Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi
miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là Thất
phủ công sở.

Hình ảnh chính diện Miếu Bà (Ảnh: Nhóm chụp)

Trong chánh điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự
linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế. Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là
Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới,
được tạc từ khối gỗ và nổi bật giữa không gian huyền bí và linh thiêng. Bên trái bà là
khám thờ Ngũ Hành Nương Nương, là năm vị nữ thần tượng trương cho ngũ hành:
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Bên phải thờ Ông Bổn, tức Bồn Đầu Công
Cặp đối khi bước vào chánh điện (Ảnh: Nhóm chụp)

Mặt chính điện là nơi thờ chính của Thiên Hậu Thánh Mẫu (Ảnh: Nhóm chụp)
Các di vật cổ được người Hoa cất giữ bên trong Miếu (Ảnh: Nhóm chụp)
Đời sống tâm linh tiểu biểu của người Hoa là Hội quán hay Miếu thờ, đây là nơi
lưu giữ, kế truyền, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng đặc trưng nhất, là nơi tôn nghiêm,
thiêng liêng trong đời sống tinh thần của họ. Do đó, những gì cao quý, trân trọng đều
được người Hoa đem vào Hội quán để lưu giữ hay thờ phụng. Góp phần gìn giữ và
truyền đạt lịch sử, văn hoá của người Hoa, đóng góp vào nền đa văn hoá của Việt
Nam
3. Các đặc trưng nghệ thuật của Miếu
Những trang trí chạm khắc tại nơi đây do nghệ nhân có tay nghề được truyền
tụng như ông Phan Kim đã áp dụng nghệ thuật tạo hình theo mẫu gốm nổi tiếng của
Quảng Đông. Những mô típ hình nhân này đa số đều có nguồn gốc từ các truyện cổ
điền như Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng. Bố cục và
nội dung được thiết kế thành ba tầng: Trên cùng là mô típ lưỡng long tranh châu tầng
giữa gồm quần thể tiểu tượng gốm, chạm hình nhân với các đề tài khác nhau tầng
dưới được tạo hình bằng các con vật như chim muông thú rừng.. cùng trăm hoa đua
nở.
Một góc bức tường ở Miếu (Ảnh: nhóm chụp)

Tất cả những đường nét nghệ thuật chạm khắc, gốm sứ, tranh vẽ, đến những
đường nét chữ thảo, chữ triện, được thể hiện trong toàn bộ khung cảnh, từ bên ngoài
đến bên trong miếu, đã giới thiệu được đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Trung Hoa.
Trong đó, không chỉ là những thành tựu nguyên mẫu được du nhập vào từ Trung
Quốc, mà còn là những tác phẩm được sản xuất từ các lò gốm ở Chợ Lớn cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX. Thể hiện mối quan hệ bền vững, chặt chẽ của hai cộng đồng Hoa
– Việt đã có trong lịch sử mà vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
4. Các hoạt động ling thiêng nổi bật tại miếu:
Ngoài nhóm người Hoa gốc Quảng Đông, còn có các nhóm khác và cả người Việt
đến lễ bái. Đông nhất là vào các ngày rằm và mùng một, thượng nguyên (Tết Nguyên
Tiêu); Trung Nguyên, Hạ nguyên. Khi đến cúng, mọi người mang lễ vật như hoa tươi,
trái cây, bánh... nhang, đèn, giấy tiền vàng bạc là lễ vật không thể thiếu. Lễ vật mang
đến, cúng xong họ mang trở về nhà một phần gọi là hưởng lộc Bà. Mọi người cũng
mua nhiều vòng nhang tròn cầu an treo ở trong Miếu đề cầu nguyện cho bản thân hay
gia đình được bình an, tiêu trừ bệnh tật.

Hình ảnh nghi ngút khói ở chính điện (Ảnh: Nhóm chụp)
Hàng năm, cứ vào ngày 23/3 âm lịch, người Hoa đều tổ chức lễ vía Bà ở các Hội
quán của họ. Để tổ chức tốt cho kỳ lễ vía, người Hoa đã chuẩn bị nhiều ngày trước
đó. Khoảng 18/3 âm lịch là họ đã tập trung ở Hội quán để sửa sang, quét dọn, chuẩn
bị cho ngày trọng đại. Nơi bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, người ta
nấu nước sôi để nguội rồi đổ vào thau, hái lá bưởi cho vào và cử 2 cô gái dùng khăn
tắm rửa cho bà. Lá bưởi được người Hoa tin như một thứ bùa hộ mệnh dùng để tẩy
sạch bụi trần, bao điều phiền muộn, những thứ xui xẻo. Sau khi tắm cho bà xong,
người ta mặc quần áo mới cho bà và lấy nước đó về tắm cho trẻ em để cầu mong nó
khoẻ mạnh, nên người.
5. Các giá trị văn hoá của Miếu Bà Thiên Hậu
Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu thể hiện sự tôn kính của người Hoa đến Bà, người
được cho đã dự đoán và cứu giúp các ngư dân. Tinh thần kính trọng, biết ơn luôn là
“kim chỉ nam” trong việc thực hành các tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa nói riêng
và người Việt Nam nói chung.
Thành phố Hồ Chí Minh là vùng văn hoá đa tộc người, đa văn hoá chung sống
chan hoà, giữa các tộc người có sự giao thoa văn hoá sâu rộng, tuy nhiên mỗi dân tộc
đều mang những nét đặc trưng riêng. Tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một trong những
hạt nhân phản ánh bản sắc văn hoá người Hoa. Người Hoa thông qua tín ngưỡng này
để thực hiện chức năng giáo dục truyền thống, định hướng cộng đồng mình về nhân
cách, đạo đức sống cao đẹp. Họ gìn giữ đặc trưng của văn hoá mình, các yếu tố thuần
phong mỹ tục của đồng bào.
Thông qua các hoạt động tín ngưỡng, người Hoa lưu giữ nhiều loại hình văn
hoá phi vật thể như diễn xướng, ca múa dân gian, các cơ sở tín ngưỡng như miếu,
đình với phong cách kiến trúc truyền thống đặc sắc góp phần giáo dục các thế hệ trẻ
về nguồn gốc văn hoá dân tộc mình.
Lễ hội miếu bà Thiên Hậu có giá trị về nhiều mặt trong đời sống văn hoá người
Hoa, là dịp để mọi người gặp gỡ nhau, thắt chặt tinh thần cố kết cộng đồng. Bản sắc
văn hoá truyền thống cùng với giá trị tâm linh của tục thờ Thiên Mẫu đã trở thành cơ
sở cho sự phát triển du lịch văn hoá. Hàng ngày, rất đông du khách cả trong và ngoài
nước đến để tham quan, thắp hương và cầu nguyện, góp phần phát triển du lịch ở
thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cảm nghĩ của nhóm sau chuyến tham quan thực tế
Với thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” của Sài Gòn hiện nay làm cho con người ta
chỉ muốn nằm ở nhà, không mời đặt chân ra ngoài. Nhưng sẽ thật tuyệt nếu ta dành
chút thời gian, mặc kệ thời tiết khắc nghiệt để đến thăm quan một ngôi miếu linh thiêng
và có nhiều điều hay thì thật là tuyệt vời . Không những để cho tâm hồn ta an yên mà
còn giúp ta chiêm ngưỡng được những nét kiến trúc độc đáo cũng như lịch sử, những
điều tâm linh. Đó là Miếu Bà Thiên Hậu: Địa điểm tâm linh cổ đẹp nhất Sài thành. Tọa
lạc tại Số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. HCM. Chùa Bà Thiên Hậu nằm trong
khu phố người Hoa nổi tiếng bậc nhất Sài Thành. Chưa kể, bên cạnh chùa là Hội quán
Tuệ Thành – nơi mà người Hoa ở Quảng Đông, Trung Quốc tập trung rất đông.

Cuộc sống vất vả và nhanh đến chóng mặt, đôi khi mình chẳng còn nhớ rằng hôm
nay là ngày bao nhiêu, sắp đến ngày gì... Và vô tình thay ngày nhóm đến với chùa là
ngày mùng 1 nên khi bước vào chùa thì đã nghi ngút nhan khói. Người người qua lại,
ai nấy cũng trang nghiêm thành tâm cầu mong, ước nguyện. Không những thế tại nơi
này xuất hiện rất nhiều khách nước ngoài. Họ dường như rất thích thú và ấn tượng.
Điều ấn tượng tiếp đó chính là khung cảnh rất cổ kính nhưng không kém phần
tráng lệ, và rất an bình. Và cũng như bao người khác khi đến chùa nhóm cũng thắp
nhang và cầu nguyện. Nhắm mắt lại, hít một hơi thật dài, thở thật đều, thật đều, trong
đầu mình dần dần tĩnh lặng và cảm nhận được từng hơi thở của chính mình…. Thấy
mình như đang được cân bằng lại trong cuộc sống.
Vì là miếu của người Hoa nên dường như tất cả các kiến trúc, hình ảnh đều là chữ
Hoa nên sẽ khiến ta rất khó hiểu nhưng những cô chú ở đây lại rất nhiệt tình hướng
dẫn khi muốn thực hiện nghi lễ hay muốn biết thêm những hình ảnh, ý nghĩa của từng
bức tượng ở đây.
Sau chuyến tham quan này nhóm lại được mở mang tầm mắt mình hơn, cũng biết
thêm được nhiều cái hay trong tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Hoa, cho ta thấy
được sự đa văn hoá của Sài Gòn và cách người Hoa gìn giữ bản sắc riêng của họ, góp
phần tạo dựng một bức tranh linh thiêng và văn hoá độc đáo của mình vào đời sống
tâm linh và du lịch của thành phố.

You might also like