You are on page 1of 11

ĐỀ 1:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC; 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ


Từ những người bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong những giờ khó khăn nguy hiểm.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?


Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chào nhẹ mỗi lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?


Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giấu kín trong tim không dám nói.

Tổ quốc bắt đầu từ đâu?

(Tổ quốc bắt đầu từ đâu?, M.L.Matusovski - Thái Bá Tân dịch)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Trích dẫn ba câu thơ có xuất hiện hình
ảnh nhân vật trữ tình.

Câu 2 (1.0 điểm): Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”,
“chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị về những điều gì?

Câu 3 (0.75 điểm): Dựa vào bài thơ của M.L. Matusovski, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tổ quốc bắt đầu
từ đâu?”

Câu 4 (0.75 điểm): Điểm gặp gỡ và khác biệt trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ: “Đất
Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L. Matusovski
qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu/Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?

Phần II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung bài thơ trong hần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) về vấn đề “Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh”

Câu 2 (5.0 điểm):

Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:

“Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm


Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu…”

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121)

Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân" được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện
trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian
của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.
ĐỀ 2:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC; 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau:
Bố mẹ luôn nói một đằng, nghĩ một nẻo, miệng cười nhạo bạn béo phì nhưng lại muốn bạn ăn
nhiều; chê bạn lười nhưng thật ra không muốn bạn gắng sức; miệng giục bạn mau kiếm người yêu, không
kết hôn nhanh thì muộn bây giờ nhưng luôn cảm thấy bạn vẫn là một đứa trẻ.
Bố mẹ luôn biểu đạt tình cảm bằng những lời cằn nhằn và chê bai…
Ai già rồi cũng thành trẻ con. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa người già và trẻ con là trẻ nhỏ
không giả bộ, nếu cần tình yêu, chúng sẽ đòi được yêu. Còn bố mẹ thì không, họ thường giả vờ mạnh mẽ
vì không muốn làm phiền đến con cái.
Thời gian ta có thể ở bên cạnh bố mẹ, quả thật là hữu hạn. Bố mẹ còn, ta còn nhà để quay về, bố
mẹ mất, cuộc đời ta chỉ còn nơi để đến.
Nhiều bạn sống, học tập và làm việc ở nơi xa, cơ hội được nói chuyện chia sẻ trực tiếp với bố mẹ
ngày càng hiếm hoi.
Càng đi xa, thế giới của chúng ta càng rộng lớn, còn thế giới của bố mẹ ngày một bé lại.
(Theo Đừng ngồi chờ chết trong gió bão, Giang Minh, NXB Thanh niên, 2019, tr.164)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác biệt lớn nhất giữa người già và trẻ con là gì?
Câu 3: Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói: “Bố mẹ còn, ta còn nhà để quay về, bố mẹ mất, cuộc đời ta
chỉ còn nơi để đến?”
Câu 4: Anh, chị có đồng tình với quan điểm: “Càng đi xa, thế giới của chúng ta ngày càng rộng lớn, còn
thế giới của bố mẹ ngày một bé lại” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản phần Đọc hiểu và thực tế trải nghiệm của bản thân, hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về giá trị của tình thân đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đem Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của khổ thơ trên. Từ đó, nêu cảm nghĩ của anh/chị về hình
tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.
ĐỀ 3:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC; 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản:


…Bỗng vui mừng bắt gặp một nhành hoa
Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi
Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi
Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ
Mà thấy người cành lá khẽ lung lay…
Hoa mọc dưới chân người, hoa mọc đến chân mây
(Có nhiều thứ hoa còn chưa biết rõ…)
Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!
Không phải hoa được ở cùng người
Được chăm sóc những mảnh vườn sạch cỏ
Được khoe đến muôn màu sắc lạ
Và được đời chiêm ngưỡng mùi hương
Không phải hoa được cắm trên bàn
Trong ngày hội của những niềm vui mới
Những hoa này lại nở cho triền núi
Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung
Nên ít ai để ý sắc từng bông
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi
(Trích Hoa dại núi Hoàng Liên, Tập thơ Tự hát (1984), Xuân
Quỳnh)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, hoa dại có điểm gì khác với hoa được ở cùng người?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi
Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u
Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ
Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã
Hoa lay ơn góc vườn xưa còn nhớ
Mà thấy người cành lá khẽ lung lay…
Câu 4. Nhận xét của anh/chị về tình cảm của nhà thơ Xuân Quỳnh dành cho loài hoa dại qua những dòng thơ:
Những hoa này lại nở cho triền núi
Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung
Nên ít ai để ý sắc từng bông
Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ…
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ hình ảnh của những bông hoa dại trong văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn
(khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong cuộc đời.

Câu 2 (5,0 điểm)


[…] Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của
vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối
đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.
Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy
làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông
Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế
trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh
sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống
xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn
mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo
nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi
chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va
cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một
con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc
hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể
Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông
trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi
ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua
trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng
ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo
dục, tr.199 - 200, 2014).

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét cách nhìn
mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
ĐỀ 4:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC; 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích:


Xin cảm ơn những ngày gian khổ

Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa


Những ngày đau ta lại thấy nụ cười
Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui.

Những ngày đói ta tìm ra tiếng hát


Trong miếng rau rừng ta bắt gặp tình yêu
Đồng đội cùng nhau san sẻ mỗi mai chiều.

Xin cảm ơn những ngày gian khổ


Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình
Cửa tâm hồn biết mở phái bình minh.
(Trích Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Dương Hương Ly, NXB Giải phóng, 1975, tr.59)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra 3 từ diễn tả trạng thái, cảm xúc trong những dòng thơ sau:
Những ngày rét khiến ta tìm ra lửa
Những ngày đau ta lại thấy nụ cười
Giữa rừng buồn ta trải tấm lòng vui
Câu 3: Theo anh/chị, câu thơ: “Cửa tâm hồn biết mở phía bình minh” có thể hiểu như thế nào?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với điều mà tác giả bày tỏ: “Mỗi giờ qua cho ta hiểu thêm mình không?” và
vì sao lại cho rằng như vậy?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý
nghĩa của những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm):
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau. Chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan ta vẫn hát vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, đồng thời nhận xét về tính chất trữ tình chính trị sâu sắc
trong hồn thơ Tố Hữu.
ĐỀ 5:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC; 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn - Lớp 12 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Tôi đứng lặng trước em
Không phải trước lỗi lầm biến em thành đá cuội
Nhớ vận nước có một thời chìm nổi
Bắt đầu từ tình yêu

Em hóa đá ở trong truyền thuyết


Cho bao cô gái sau em
Không còn phải hóa đá trong đời

Có những lỗi lẫm phải trả bằng cả một kiếp người


Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay…
(Trích Trước đá Mị Châu – Trần Đăng Khoa, Cổ Loa, 12/3/1974)
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Theo tác giả, lỗi lầm của nàng Mị Châu đã phải trả bằng điều gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về những dòng thơ: “Em hóa đá ở trong truyền thuyết/ Cho bao cô gái
sau em/ Không còn phải hóa đá trong đời?
Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc sửa chữa lỗi lầm trong đời sống
Câu 2 (5.0 điểm)
“Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một
cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong
tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sống hằng năm và đời
đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông
Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh “Núi cao sông
hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi
lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét
sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám
mây mùa thu và nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân đồng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không
xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người
bầu đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ
tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một
cái tên Tây lảo lểu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.

(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)

Anh/chị hãy phân tích giá trị nội dung và nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên. Từ đó, rút
ra những nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

You might also like