You are on page 1of 14

BÀI 1: TÍCH PHÂN VÀ VI PHÂN SỬ DỤNG CÔNG

CỤ SYMBOLIC CỦA PHẦN MỀM MATLAB

Mục đích
Sử dụng công cụ Symbolic của phần mềm MATLAB để giải các phương trình vi
phân từ đó áp dụng trong các bài toán kỹ thuật điện.

Tóm tắt lý thuyết


1. Các khái niệm lý thuyết cơ bản
1.1. Tụ điện
 Tụ điện được hình thành khi các vật dẫn điện ngăn cách bởi vật liệu
cách điện (điện môi). Điều kiện này ngụ ý rằng điện tích không thể
chuyển động qua tụ điện. Tụ phẳng có cấu tạo gồm hai tấm dẫ điện
phẳng song song với nhau, cách nhau bởi một lớp điện môi.

Hình 1: Cấu tạo của một tụ phẳng gồm hai tấm dẫn điện đặt song
song và ngăn cách bởi một lớp điện môi mỏng
 Quan hệ giữa điện tích và điện áp trên hai đầu tụ điện
Trong điện kiện lý tưởng, điện tích q tỷ lệ thuận với điện áp trên hai
bản cực
q=Cv
Trong đó C là điện dung của tụ điện, đơn vị là Fara (F).
 Quan hệ dòng điện và điện áp trên hai đầu tụ điện
Khi tác dụng một điện áp lên hai đầu tụ điện sẽ làm thay đổi điện
tích trên hai bản cực của tụ điện. Nếu điện áp này thay đổi theo thời
gian thì điện tích cũng thay đổi theo thời gian. Vì hai bản cực tụ
điện được ngăn cách bằng một lớp điện môi, nên thực tế không có
dòng điện truyền trực tiếp giữa hai bản cực. Dòng điện nạp và phóng
khỏi tụ điện do đó gọi là dòng điện dịch (displacement current).
Dòng điện nạp vào tụ điện được xác định bằng vi phân theo thời gian
của điện tích nạp trên bản cực. Quan hệ giữa điện tích, điện áp và
dòng điện trên tụ điện tuân theo công thức:
dq dCv
i= =
dt dt
Thông thường, điện dung của tụ không thay đổi theo thời gian nên ta có:
dv
i=C
dt
 Quan hệ giữa điện áp và dòng điện
t
q(t) 1
v ( t )= = ∫ i ( t ) dt+ v (t 0 )
C Ct 0

 Tích lũy năng lượng


Công suất trên một linh kiện là tích của dòng điện và điện áp như
công thức:
p ( t ) =v ( t ) i(t)
Ta có:
dv
p ( t ) =Cv
dt
Năng lượng tích trên tụ điện:
1
w (t )= v ( t ) q( t)
2
2
q (t)
w (t )=
2C
1.2. Cuộn cảm
 Cuộn cảm thường có cấu tạo là một cuộn dây quấn quanh một lõi.
Dòng điện chạy qua cuộn cảm tạo ra từ trường. Các lõi của cuộn
cảm thường được chế tạo bằng vật liệu sắt điện hoặc oxit sắt điện để
tăng thông lượng từ. Lõi cuộn cảm có thể bao gồm nhiều miếng sắt
điện mỏng ghép liền với nhau. Khi dòng điện biến thiên thì thông
lượng từ thay đổi.
 Theo định luật Faraday về cảm ứng điện từ, biến thiên theo thời gian
của từ thông trên mỗi vòng dây tạo ra các điện áp trên mỗi vòng dây
này. Đối với một cuộn cảm lý tưởng, điện áp tỷ lệ với vi phân của
dòng điện theo thời gian. Hơn nữa, phân cực của điện áp có xu
hướng chống lại sự biến thiên của dòng điện. Hằng số tỉ lệ này được
gọi là điện cảm, thường ký hiệu bằng chữ L.
Hình 2: Cuộn cảm, biểu tượng cuộn cảm và quan hệ điện áp dòng điện
 Quan hệ điện áp và dòng điện của cuộn cảm:
di
v ( t )=L
dt
t
1
i (t )= ∫ v ( t ) dt+i(t 0 )
Lt 0

 Năng lượng tích lũy:


Công suất tích lũy trong cuộn cảm được tính bẳng tích của dòng điện
và điện áp:
p ( t ) =v ( t ) i ( t )
Thay giá trị điện áp theo dòng điện vào phương trình, ta được:
di
p ( t ) =Li(t)
dt
Năng lượng tích trong cuộn cảm:
t
w (t )=∫ p ( t ) dt
t0

1 2
w (t )= L i ( t)
2

1.3. Định luật Kirchoff theo dòng điện (KCL)


Nút điện áp (node) trong mạch điện là một điểm trong mạch mà có
nhiều phần tử mạch điện kết nối tại đó.
Hình 3: Các mạch thành phần biểu diễn các nút điện áp
Định luật Kirchoff theo dòng điện (KCL) được phát biểu như sau:
“Tổng của các dòng điện đi vào một nút điện áp bằng tổng dòng điện đi
ra khỏi nút đó”. Hoặc KCL có thể được phát biểu theo cách khác: “Tổng
các dòng điện đi vào một nút điện áp bằng không”, khi đó ta hiểu rằng
các dòng điện đi vào nút mạch có giá trị dương, các dòng điện đi ra khỏi
nút mạch có giá trị âm.

∑ ik ( t )=0
nút

Ví dụ: Áp dụng định luật KCL cho các nút trên hình 3

Nút 1: i 1−i 2=0

Nút 2: i 3 +i 4−i 5=0

Nút 3: i 6 +i 7+ i8 +i 9=0

1.4. Định luật Kirchoff theo điện áp (KVL)


Vòng mạch (loop) trong mạch điện là một quỹ đạo đóng bắt đầu từ
một nút, đi qua các phần tử mạch điện liên tiếp nhau, rồi trở về nút ban
đầu.
Hình 4: Ví dụ về các vòng mạch
Định luật Kirchoff theo điện áp (KVL) được phát biểu như sau:
“Tổng các điện thế trên các phần tử của mạch điện trong một vòng mạch
bằng không”.

∑ v k ( t )=0
vòng

Ở đây, ta đánh dấu hai đầu mỗi phần tử bằng dấu dương (+) và dấu
âm (-). Theo hướng tiến của vòng, nếu đi từ dấu (+) đến (-) thì điện áp
được quy ước là dương, ngược lại nếu đi từ dấu (-) đến (+) thì điện áp
được quy ước là âm.

Ví dụ: Áp dụng định luật KVL cho mạch điện hình 4

Vòng 1: −v a+ v b + v c =0

Vòng 2: −v c + v e −v d =0

Vòng 3: −v a+ v b + v e −v d =0

1.5. Công cụ Symbolic của MATLAB


Symbolic Toolbox trong MATLAB là một thư viện toán học kiểu ký
tự, phát triển từ Symbolic Maple của trường Đại học Waterloo, Canada.
Symbolic Toolbox cung cấp các hàm để giải quyết, vẽ và thao tác các
phương trình toán học. Công cụ này đưa ra các hàm trong lĩnh vực toán
học phổ biến như giải tích, đại số và phương trình vi phân thông thường,
đơn giản hóa phương trình và thao tác phương trình.
Để có cái nhìn tổng quát về các chức năng của Symbolic, gõ lệnh
>>help symbolic
Sau đây là một số hàm thông dụng trong Symbolic:

Tên hàm Chức năng


syms Khởi tạo, khai báo biến
int Tích phân
diff Đạo hàm
dsolve Giải phương tình vi phân
solve Giải phương trình đại số
ezplot Vẽ hàm
subs Thay giá trị vào hàm số
heaviside Hàm nhảy bậc

Thực hành
Bài 1: Sử dụng MATLAB để giải bài toán kỹ thuật điện
Sử dụng công cụ Symbolic của MATLAB tìm ba điện áp trên mạch điện
hình 5. Biết v c ( 0 ) =0 và

{
2
i x ( t ) = k t exp (−at ) sin ( wt ) với t ≥ 0
0 với t< 0

Vẽ dòng điện và điện áp trên mỗi linh kiện cho trường hợp k =3, a=2, w=1,
L=0.5 H, C=1 F, t ≥ 0

Hình 5: Mạch điện cho bài 1


 Lời giải:
Điện áp trên hai đầu cuộn cảm L:
ix
v L ( t )=L
dt
Điện áp trên hai đầu tụ điện C:
t
1
v C ( t )= ∫ i x ( t ) dt+ v C (0)
C0
t
1
Do v c ( 0 ) =0 nên v C ( t )= ∫ i x ( t ) dt
C0
Áp dụng định luật KVL, ta được:
v x (t)=v C (t)+ v L (t)
 Sử dụng công cụ Symbolic của MATLAB để giải bài toán:
Trước hết, biểu diễn dòng điện trong khoảng thời gian từ 0 đến 10s

ix = k*t^2*exp(-a*t)*sin(w*t); % phương trình dòng điện


ixn = subs(ix, [k a w], [3 2 1]); % dòng điện khi thay thế các hệ số
figure(1), grid on, hold on % mở cửa số hình 1, có hiển thị
lưới, vẽ nhiều đường
hl1 = ezplot(ixn,[0 10]) % vẽ dòng điện trong khoảng thời
gian từ 0 đến 10 s

Dùng các hàm sau để thiết lập thông số cho hình vẽ 1

ax1 = gca;
set(ax1,’Xlim’,[0 10]);
set(ax1,’Ylim’,[-0.1 0.4]);
set(ax1,’XColor’,’k’,’YColor’,’k’);
set(get(ax1,’XLabel’),’String’,’Time - s’,’FontSize’, 18);
set(get(ax1,’YLabel’),’String’,’Current - A’,’FontSize’, 18);
set(ax1,’FontSize’, 14);
set(ax1,’Box’,’On’);
set(hl1,’LineWidth’,2);
set(hl1,’LineStyle’,’-’);
set(hl1,’Color’,’k’);

Tính toán điện áp trên hai đầu cuộn cảm L

vL = L*diff(ix,t); % điện áp trên hai đầu cuộn cảm L


vL = simple(vL); % hàm làm đơn giản nhất biểu diễn của điện áp vL
pretty(vL); % in ra trên màn hình dạng biểu diễn toán học của vL

Tính toán điện áp trên hai đầu tụ điện C


vC = (1/C)*int(ix,t); % điện áp trên hai đầu tụ
điện C
vx = vC + vL; % KVL
vLn = subs(vL, [k a w L C],[3 2 1 0.5 1]); % điện áp vLn khi thay thế
các hệ số
vCn = subs(vC, [k a w L C],[3 2 1 0.5 1]); % điện áp vCn khi thay thế
các hệ số
vxn = subs(vx, [k a w L C],[3 2 1 0.5 1]); % điện áp vxn khi thay thế
các hệ số

Vẽ các điện áp v L, v C, v x

figure(2), hold on, grid on, % mở cửa số hình 1, có hiển thị lưới, vẽ
nhiều đường
hl1 = ezplot(vLn,[0 10]) % vẽ điện áp vLn trong khoảng thời gian từ
0 đến 10 s
hl2 = ezplot(vCn,[0 10]) % vẽ điện áp vCn trong khoảng thời gian từ
0 đến 10 s
hl3 = ezplot(vxn,[0 10]) % vẽ điện áp vxn trong khoảng thời gian từ
0 đến 10 s

Các hàm sau để thiết lập thông số cho hình vẽ

ax1 = gca;
set(ax1,’Xlim’,[0 10]);
set(ax1,’Ylim’,[-0.6 0.3]);

set(ax1,’XColor’,’k’,’YColor’,’k’);
set(get(ax1,’XLabel’),’String’,’Time - s’,’FontSize’, 18);
set(get(ax1,’YLabel’),’String’,’Voltage - V’,’FontSize’, 18);
set(ax1,’FontSize’, 14);
set(ax1,’Box’,’On’);
set(hl1,’LineWidth’,2);
set(hl1,’LineStyle’,’-’);
set(hl1,’Color’,’k’);
set(hl2,’LineWidth’,2);
set(hl2,’LineStyle’,’--’);
set(hl2,’Color’,’b’);
set(hl3,’LineWidth’,2);
set(hl3,’LineStyle’,’-.’);
set(hl3,’Color’,’r’);
LEGEND(’vL’,...
’vC’,...
’vx’,...
’Location’,’SouthEast’);

Ta thấy điện áp v x (t) bằng tổng hai thành phần v L (t) và v c ( t). Sinh viên
chạy lại chương trình này và thay đổi các giá trị C, L, biên độ và tần số i x ( t )
để có các đáp ứng lối ra khác nhau.

Bài 2: Phân tích mạch RC sử dụng công cụ Symbolic trong MATLAB

Sử dụng công cụ Symbolic của MATLAB để giải bài toán kỹ thuật điện: Mạch RC
bậc nhất như hình

Hình 6: Mạch RC bậc nhất lối ra trên C

Hình 7: Mạch RC bậc nhất lối ra trên R

Mạch điện gồm một điện trở R mắc nối tiếp với một tụ điện C. Khi chưa bắt đầu
khảo sát mạch, khóa K hở, tụ điện chưa tích điện. Tại thời điểm t = 0, khóa K đóng
mạch, dòng điện từ nguồn điện áp Vi nạp vào tụ điện C thông qua điện trở R. Sử
dụng KVL ta có phương trình điện áp như sau:

−V i + v R ( t )+ v C ( t )=0

Theo định luật Ohm:


vR ( t ) dv ( t )
i (t )= =C C
R dt

v R ( t )=R ×i (t )

1
v C ( t )=
C
∫ i ( t ) dt
Thay vào phương trình trên ta được:
1
−V i + R ×i ( t ) +
C
∫ i ( t )=0
Vi phân phương trình này theo thời gian, sau đó chia hai về cho R, ta được:

di ( t ) 1
+ i ( t )=0 (*)
dt RC

Tại thời điểm ban đầu, điện áp trên hai đầu tụ điện v C ¿. Do đó, dòng điện
i¿

Tính điện áp trên hai đầu tụ điện C theo định luật Ohm
1
v C ( t )=
C
∫ i ( t ) dt
Tính điện áp trên hai đầu điện ra R theo định luật KCL
v R=V i−v C

Sử dụng công cụ Symbolic của MATLAB để giải phương trình vi phân và biểu
diễn các giá trị dòng điện trong mạch và các giá trị điện áp

Hướng dẫn:

it=dsolve(’R*C*Dit + it=0’,’it(0)=Vi/R’) %giải phương trình vi


phân(*)
vt=1/C*int(it,0,t) %điện áp trên hai đầu tụ điện
C

Yêu cầu: Sinh viên tự viết chương trình vẽ dòng điện, điện áp hai đầu tụ điện, hai
đầu điện trở với C=1pF, R lần lượt bằng 1, 5, 10 kΩ, điện áp V i=1 V .

Bài 3:Mạch RL bậc nhất


Hình 8: Mạch RL bậc nhất lối ra trên L
Cho mạch điện gồm cuộn cảm và điện trở như hình vẽ. Giả sử cuộn cảm không
tích năng lượng trước thời điểm khóa K đóng mạch t=0 hay i (t )=0 với t< 0

Áp dụng định luật KVL để viết phương trình vi phân dòng điện chạy qua mạch.
di
Ri ( t )+ L =V i
dt

Theo định luật Ohm, điện áp hai đầu cuộn cảm là:

di(t)
V L=L
dt

Sử dụng công cụ Symbolic của MATLAB để giải phương trình vi phân và biểu
diễn các giá trị dòng điện trong mạch và giá trị điện áp trên hai đầu cuộn cảm L.
Biết V =100 V, L=0.1 H, R lần lượt bằng 10, 50, 100 Ω.

Bài 4: Mạch RC và RL với lối vào là tín hiệu thông dụng

Trong kỹ thuật điện và điện tử, xung vuông, xung sine và xung tam giác là ba loại
xung tín hiệu thường được sử dụng. Phần này giới thiệu các mạch bậc nhất khi
chịu tác động của một trong các xung tín hiệu thông dụng này.

Cho mạch điện RC như hình vẽ với nguồn điện Vi là một nguồn điện thông dụng.

Hình 9: Mạch bậc nhất RC


Áp dụng KVL:
t
1
Ri ( t )+ ∫ i (t ) dt + v C ( 0 )−V i =0
C 0

Vi phân cả hai vế, ta được phương trình vi phân:

di(t) d Vi
RC + i ( t )=C
dt dt

 V i là tín hiệu lối vào xung vuông:


 Hướng dẫn:
Để tạo xung cổng có giá trị bằng đơn vị trong khoảng thời gian từ t a
đến tb (với tb>ta), người ta sử dụng hai hàm nhảy bậc đơn vị u(t-ta) và
u(t-tb)
Để tạo tín hiệu lối vào là xung vuông có biên độ đơn vị và chu kỳ
2.10-3s, có thể dùng lệnh sau:
vt = heaviside(t)-heaviside(t-2e-3)+heaviside(t-4e-3)-
heaviside(t-6e-3)+heaviside(t-8e-3)-heaviside(t-10e-3 )
 Yêu cầu: Sinh viên tự viết chương trình giải phương trình vi phân,
biểu diễn dòng điện, điện thế tại hai đầu điện trở R và tụ điện C với
lối vào là xung vuông, điện trở và tụ điện có giá trị lần lượt là 1 kΩ
và 1 µF. Nhận xét các kết quả thu được, giải thích.
 Vi là tín hiệu lối vào xung sin:
Xét mạch điện như hình 9 khi lối vào Vi là một tín hiệu hình sin có dạng
V i=5 sin ⁡(1000 t), tụ điện không nạp điện tại thời điểm bắt đầu khảo sát
mạch t = 0. Điện trở và tụ điện được chọn với giá trị lần lượt là 1 kΩ và 1
µF.
Yêu cầu: Tương tự như trường hợp lối vào là xung vuông nhưng áp dụng
với lối vào là xung sin.
 V i là tín hiệu lối vào xung tam giác:
Yêu cầu tương tự các phần trên với lối vào là xung tam giác.

Bài 5: Mạch RLC mắc nối tiếp

Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp như hình 10.
Hình 10: Mạch RLC mắc nối tiếp, mạch bậc hai
Hướng dẫn: Áp dụng định luật KVL, viết phương trình vi phân biểu diễn mạch
RLC nối tiếp. Thay biến dòng điện i(t) theo biến điện áp vC(t), ta được phương
trình vi phân bậc 2 theo vC(t).
Giải phương trình vi phân sử dụng công cụ Symbolic của MATLAB, với điều kiện
giả thiết ban đầu i ¿ và v C ¿.
Vẽ đồ thị biểu diễn vC với các trường hợp R lần lượt bằng 10, 100, 200, 300,
500Ω; L=1 mH; C=1 µF, V i=0.
Quan sát kết quả thu được và giải thích.

Bài 6: Mạch RLC mắc song song


Sử dụng công cụ Symbolic trong MATLAB tìm điện áp v(t) và các dòng điện chạy
qua các linh kiện trong mạch RLC trên hình 11. Biết C=1 µF, L=4 mH, R=200
Ω, nguồn điện i n (t )=0.2e−1000 t. Tụ điện và cuộn cảm không tích lũy năng lượng
trước thời điểm t=0 .

Hình 11: Mạch RLC mắc song song


Hướng dẫn:

 Áp dụng định luật KCL cho nút trên mạch điện, sau đó vi phân cả hai vế, thu được
phương trình vi phân bậc hai theo v(t).
 Xác định điều kiện ban đầu:
Trước thời điểm khóa K mở mạch, điện áp v ( t <0 ) =0, khi khóa K bắt đầu mở
mạch thì điện áp v ¿ do dòng điện nạp vào tụ điện không là tức thời và do đó trong
khoảng thời gian rất ngắn thì điện áp vẫn bằng 0. Xét tại thời điểm này, dòng điện
chạy qua điện trở R và cuộn cảm L cũng bằng 0 do điện áp bằng 0. Khi đó, toàn bộ
dòng điện in chảy qua tụ điện C. Về hiện tượng, có thể xem tại thời điểm t=0+¿
dòng điện chảy qua mạch chuyển đổi từ 0 đến i n (t=0 )=0.2 A, tần số của dòng điện
tác động tại thời điểm này có thể coi là rất lớn (nhảy bậc). Với tần số rất lớn này
thì có thể coi tương đương điện trở của tụ điện là rất nhỏ so với hai linh kiện còn
lại là R và L. Khi đó, trong mạch RLC mắc song song này, toàn bộ dòng điện chảy
qua tụ điện. Ta có:
C dv ¿ ¿
Như vậy, xác định được hai điều kiện ban đầu là:
v¿
'
v¿
 Viết chương trình MATLAB giải phương trình vi phân tìm được v(t) và dòng điện
chạy qua R, L, C dựa trên mối quan hệ với điện áp v(t), biểu diễn trên đồ thị.
 Sau khi chạy chương trình, nhận xét:
 Điện áp v(t) trên đầu các linh kiện có dạng hình sin tắt dần.
 Dòng điện tổng chạy qua nguồn điện có dạng hàm e mũ tắt dần.
 Tổng ba dòng thành phần bằng dòng tổng chạy qua nguồn điện (do mạch là
song song).

Sinh viên thay đổi lần lượt các giá trị của điện trở, tụ điện, cuộn cảm để khảo sát
các thông số của mạch như hệ số đầm, tần số cộng hưởng không đầm và tần số
dao động tự nhiên cũng như đáp ứng của mạch.

You might also like