You are on page 1of 27

BÀI 6

BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 1


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Các phương pháp bảo vệ thương hiệu

2. Bản chất của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

3. Cách thức và quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở
Việt Nam và nước ngoài

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 2


NỘI DUNG BÀI HỌC

6.1. Các phương pháp bảo vệ thương hiệu


6.2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 3


6.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU

6.1.1. Thiết lập hệ thống rào cản bảo vệ thương hiệu


6.1.2. Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 4


6.1.1. THIẾT LẬP HỆ THỐNG RÀO CẢN BẢO VỆ
THƯƠNG HIỆU

Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu

Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hoá

Đăng ký tên miền trên Internet để bảo vệ thương hiệu

Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm

Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 5


6.1.2. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

• Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước


• Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường quốc tế

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 6


6.2. NỘI DUNG CỦA ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

6.2.1. Khái niệm và Vai trò của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
6.2.2. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
6.2.3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 7


6.2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
• Các khái niệm
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc các doanh nghiệp tiến hành đăng ký bản quyền sử dụng
nhãn hiệu của họ trên thị trường để được luật pháp bảo hộ
- "Văn bằng bảo hộ là văn bản xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng".
- Luật sở hữu trí tuệ

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 8


6.2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
• Các Văn bằng bảo hộ bao gồm:

Bằng độc quyền sáng chế

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích


hợp bán dẫn

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 9


6.2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
• Vai trò của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

DN sẽ không bị mất nhãn hiệu, đảm bảo sự


phát triển bền vững của SP

DN xác lập chiến lược bảo vệ và phát triển


thương hiệu hiệu quả

Tạo được niềm tin và thiện cảm của KH,


nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 10


6.2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ NHÃN HIỆU
• Tra cứu nhãn hiệu để xác định khả năng bảo hộ nhãn hiệu
- Tra cứu nhãn hiệu (hay còn gọi là kiểm tra nhãn hiệu) là việc kiểm tra trong cơ sở dữ liệu
về nhãn hiệu hiện hành xem đã có nhãn hiệu nào tương tự đã được đăng ký bào hộ.
- Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là để kiểm tra xem trước thời điểm nộp đơn, đã có
bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu trùng hoặc tương tự hay chưa
• Việc Tra cứu nhãn hiệu phải được thực hiện trước khi thiết kế bộ nhận diện

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 11


6.2.2. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
TẠI VIỆT NAM

Chuẩn bị hồ sơ Chờ thẩm định và


Nộp hồ sơ
đăng ký nhãn hiệu xử lý hồ sơ

Được chứng nhận Bổ sung (hoặc


nhãn hiệu (nếu điều chỉnh) đơn
thỏa mãn các điều theo yêu cầu (nếu
kiện bảo hộ). có)

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 12


6.2.2. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
TẠI VIỆT NAM

• Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại VN


- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh
- Chứng từ nộp phí, lệ phí

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 13


6.2.2. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
TẠI VIỆT NAM

• Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại VN


• Đối với nhãn hiệu tập thể
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang
nhãn hiệu tập thể đó
- Bản đồ xác định lãnh thổ.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 14


6.2.2. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
TẠI VIỆT NAM
• Quy trình thẩm định

Giai đoạn 3:
Giai đoạn 1: Thẩm định nội
Thẩm định hình dung (không quá
thức (1-2T) 9 tháng)

Giai đoạn 4:
Giai đoạn 2:
Công bố trên Cấp, công bố
Công báo (2T) Giấy chứng
nhận đăng ký
nhãn hiệu
(1-2 tháng)

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 15


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

• Khi doanh nghiệp đăng ký tại từng quốc gia, trình tự, thủ tục nộp đơn sẽ được thực hiện
theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Thông thường, DN sẽ phải thực hiện việc nộp
đơn thông qua một tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại.
• Trường hợp doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế và cần đăng ký nhãn hiệu tại
nhiều quốc gia khác thì có thể chọn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. Việt Nam
đã gia nhập Thoả ước Madid từ năm 1949 và ngày 11/7/2006 Việt Nam tiếp tục trở thành
thành viên chính thức tham gia Nghị định thư Madrid về nhãn hiệu hàng hóa.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 16


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

6.2.3.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Maddrid (Madrid
Agreement)
6.2.3.2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid
6.2.3.3. Bảo hộ nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 17


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
6.2.3.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Maddrid (Madrid Agreement)
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu (đơn quốc tế)
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (được trình bày bằng ngôn ngữ duy nhất: tiếng Pháp)
- Tờ khai (theo mẫu);
- Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kích thước 80 x 80 mm);
- Các tài liệu liên quan (nếu cần);
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (hoặc tại nước xuất
xứ)
- Giấy uỷ quyền (nếu sử dụng đại diện sở hữu công nghiệp)
- Nộp đơn đăng ký và lệ phí đăng ký quốc tế
- Đơn quốc tế được xử lý (VN & QT)
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu quốc tế

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 18


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
6.2.3.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước Maddrid (Madrid Agreement)

Những vấn đề cần lưu ý khi khai đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid

- Ngôn ngữ của đơn: duy nhất là Tiếng Pháp theo mẫu MM1 của Văn phòng Quốc tế.

- Tên của người nộp đơn: tên họ trước, sau đến tên đệm và tên gọi. Tổ chức ghi tên đầy đủ như vẫn dùng trong
giao dịch.

- Địa chỉ: Phải ghi đầy đủ, rõ ràng.

- Thông tin về người đại diện: Nếu có (tên đại diện, địa chỉ, số điện thoại, fax và e-mail phải được khai đầy đủ)

- Các thông tin khác về người nộp đơn: Phải đánh dấu vào những ô trống thích hợp trên bản đăng ký.

- Các thông tin về nhãn hiệu: Mẫu và mô tả nhãn hiệu, số đơn, số đăng ký, ngày nộp đơn, ngày đăng ký của nhãn
hiệu ở nước xuất xứ, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ.

- Chỉ định các nước yêu cầu bảo hộ: Nếu người nộp đơn muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ ở một hay nhiều
nước thành viên khác thì phải chỉ định rõ tên những nước đó và đánh dấu vào ô trống thích hợp.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 19


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
6.2.3.2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo nghị định thư Madrid
Mục đích của nghị định thư là làm cho hệ thống madrid có thể được nhiều nước hơn chấp
nhận, giúp cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được đơn giản hóa, thuận lợi hơn với một
phạm vi bảo hộ quốc tế rộng lớn hơn.
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo nghị định thư ngay sau khi nộp đơn
đăng ký nhãn hiệu ở trong nước.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 20


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

6.2.3.2. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo nghị định thư Madrid
• Về quy trình: tương tự như đăng ký theo Thỏa ước Madrid
• Những khác biệt khi đăng ký theo Nghị định thư:
1) Chỉ cần nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước. không cần thiết phải có giấy
chứng nhận trong hồ sơ đăng ký quốc tế
2) Ngôn ngữ của đơn: Pháp, Anh, Tây Ban Nha
3) Tên của người nộp đơn: Nếu không phải là tiếng Latin thì phải dịch sang ngôn ngữ của
đơn quốc tế
4) Được Chỉ định các nước yêu cầu bảo hộ ngay cả khi đơn đăng ký quốc gia bị đình chỉ
nếu việc chỉ định được thực hiện trong vòng 3 tháng tính từ khi nộp đơn trong nước

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 21


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

6.2.3.2. Bảo hộ nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid


(1) Thời hạn bảo hộ của một đăng ký quốc tế
• Thỏa ước Madrid có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế và có thể
được gia hạn nhiều lần liên tiếp
• Theo Nghị định thư Madrid có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế,
được gia hạn nhiều lần liên tiếp
(2) Xin gia hạn hiệu lực đăng ký quốc tế
• Trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn hiệu lực, chủ sở hữu phải làm đơn xin gia hạn hiệu
lực đăng ký quốc tế.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 22


6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ
6.2.3.2. Bảo hộ nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
(3) Mối liên hệ giữa đăng ký quốc tế và đăng ký quốc gia
• Đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid: Trong vòng 5 năm đầu hiệu lực của nhãn hiệu
quốc tế phụ thuộc vào hiệu lực của nhãn hiệu đăng ký ở nước xuất xứ. Sau thời hạn 5
năm, nhãn hiệu đăng ký quốc tế mới trở nên độc lập với nhãn hiệu đăng ký quốc gia.
• Nghị định thư Madrid không quy định vấn đề này.
(4) Mở rộng đăng ký quốc tế
• Có thể mở rộng đăng ký quốc tế nhãn hiệu sang các nước khác ngoài những nước đã
được chỉ định trong đơn quốc tế (các nước đó là thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc
Nghị định thư Madrid.
• Phải làm đơn theo mẫu MM4 của Văn phòng Quốc tế và nộp cho Cục SHTT kèm lệ phí
theo quy định của Thỏa ước.
(5) Chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu đăng
ký quốc tế
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 23
6.2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ

6.2.3.2. Bảo hộ nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid


(6) Chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu đăng
ký quốc tế
Đối tượng được chuyển nhượng:
- Mang quốc tịch của nước là thành viên Thỏa ước/ Nghị định thư Madrid
- Cứ trú tại nước là thành viên Thỏa ước Madrid (Nghị định thư Madrid); hoặc Có cơ sở
SXKD hoạt động hiệu quả ở nước là thành viên Thỏa ước/ Nghị định thư Madrid
Yêu cầu: Phải được ghi nhận ở Văn phòng quốc tế của WIPO.

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 24


TÓM TẮT CUỐI BÀI
Bài 6 đã làm rõ các nội dung chính sau:
Thứ nhất: Đã làm rõ các phương pháp bảo vệ nhãn hiệu bao gồm các giải pháp bảo vệ
mềm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thứ hai: Đã chỉ rõ bản chất và vai trò của việc đăng kỹ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong
kinh doanh
Thứ ba: Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam; quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
những vẫn đề cần lưu ý khi đăng ký bào hộ nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid và theo Nghị
định thư Madrid.
Thứ tư: làm rõ những nội dung cụ thể về bảo hộ nhãn hiệu quốc tế của Hệ thống Marrid

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 25


CÂU HỎI ÔN TẬP
• Câu 1: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần phải
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do mình cung ứng cho thị trường?
• Câu 2: Hãy chỉ rõ nội dung và quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam.
• Câu 3: Hãy chỉ rõ nội dung và quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Hệ
Thống Quốc Tế Madrid.
• Câu 4: Chỉ rõ Sự khác biệt trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Hiệp ước
Madrid và theo Nghị định thư Madrid

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 26


KẾT THÚC BÀI HỌC

QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 27

You might also like