You are on page 1of 2

HÌNH BÌNH HÀNH

Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD có các độ dài cạnh lần lượt là
AB = 2cm, BC = 4cm và chiều cao AH = 3cm.
Bài 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là 42cm, chiều cao bằng 1/3 độ dài đáy. Tính
diện tích của hình bình hành đó.
Bài 3: Một hình bình hành có độ dài đáy hơn chiều cao 15cm. Tính diện tích hình
bình hành đó, biết rằng chiều cao bằng 4/7 độ dài đáy.
Bài 4: Một hình bình hành có diện tích bằng 18m2. Độ dài đáy bằng 6m. Tinh chiều
cao của hình bình hành đó.
Bài 5: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số độ dài đáy và chiều cao là 24cm, độ
dài đáy hơn chiều cao 4cm.
Bài 6: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi
chiều cao. Tính diện tích của khu rừng đó.

HÌNH TRÒN
Bài 1: Tính diện tích của hình tròn có bán kính bằng 3dm.
Bài 2: Tính diện tích của hình tròn biết đường kính bằng 14m.
Bài 3: Một hình tròn có chu vi bằng 17,584cm. Tính diện tích của hình tròn đó.
Bài 4: Một hình tròn có chu vi bằng 6,24dm. Tính diện tích của hình tròn đó.
Bài 5: Tính diện tích hình tròn biết độ dài đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông
có chu vi bằng 20cm.
Bài 6: Tính diện tích hình tròn biết độ dài bán kính bằng chiều rộng của hình chữ nhật
có chu vi bằng 50cm và chiều dài bằng 15cm.

HÌNH TAM GIÁC


Bài 1: Tính diện tích của hình tam giác có chiều cao bằng 3dm và độ dài cạnh đáy
bằng 5dm.
Bài 2: Một thửa ruộng hình tam giác có chiều dài cạnh đáy bằng 20m và chiều cao
của thửa ruộng bằng 16m. Tính diện tích của thửa ruộng đó.
Bài 3: Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là:
a) 35cm và 20cm.
b) 17dm và 14dm.
Bài 4: Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác có chiều cao bằng 50m và diện tích
bằng 925m2.
Bài 5: Một hình tam giác có cạnh đáy bằng 24m và diện tích bằng diện tích bằng diện
tích một hình chữ nhật chiều dài 20m và chiều rộng 12m. Tính chiều cao hình tam
giác ấy.
HÌNH THANG
Bài 1: Một mảnh đất hình thang có đáy lớn là 150m. Đáy nhỏ bằng 3/5 đáy lớn và
chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích mảnh đất hình thang đó.
Bài 2: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé
dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5 kg thóc. Tính số ki–
lô–gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng hai đáy là 36m. Diện tích thửa
ruộng đó bằng diện tích một mảnh đất hình vuông có chu vi 96m.Tính chiều cao của
thửa ruộng hình thang.
Bài 4: Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn
chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch đưoc 70,5 kg thóc. Hỏi ruộng đó thu
hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Bài 5: Một hình thang có diện tích 20m2, đáy lớn là 55dm và đáy bé 45dm. Tính chiều
cao của hình thang.

HÌNH VUÔNG
Bài 1: Tính diện tích của hình vuông theo đơn vị đo xăng ti mét vuông biết:
a, Độ dài cạnh là 5cm
b, Độ dài cạnh là 1dm
c, Độ dài cạnh là 20mm
Bài 2: Tính diện tích của hình vuông biết chu vi của hình vuông bằng chu vi của hình
chữ nhật có chiều rộng bằng 12cm, chiều dài 16cm
Bài 3: Để ốp thêm một mảng tường, người ta dùng 8 viên gạch men hình vuông, mỗi
viên gạch hình vuông cạnh 1dm. Hỏi diện tích mảng tường được ốp thêm là bao nhiêu
xăng ti mét vuông?
Bài 4: Một mảnh bìa hình vuông có chu vi 48cm. Tính diện tích mảnh bìa đó

HÌNH CHỮ NHẬT


Bài 1: Một tấm vải hình chữ nhật có chiều dài 1m và chiều rộng là 36cm. Diện tích
của tấm vải hình chữ nhật theo đơn vị xăng ti mét vuông là?
Bài 2: Tính diện tích của hình chữ nhật có các số đo sau:
a, Hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 5cm
b, Hình chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 13cm
c, Hình chữ nhật có chiều dài 45cm, chiều rộng 3dm
Bài 3: Tìm các độ dài còn lại của hình chữ nhật biết:
a, Chiều rộng của hình chữ nhật là 15cm và diện tích bằng 390cm²
b, Chiều dài của hình chữ nhật là 34cm và diện tích bằng 748cm²
Bài 4: Tính diện tích của hình dưới dây:

You might also like