You are on page 1of 58

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


⋅⋅⋅⋅⋅🙣🕮🙡⋅⋅⋅⋅

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Đề tài: Tìm hiểu về các yêu cầu phần mềm và viết tài liệu phân
tích đặc tả yêu cầu website may Phương Thảo
GVHD : Ths.Nguyễn Đức Lưu
Khoá : 16
Lớp : 20222IT6082011
Nhóm : 01
Sinh viên thực hiện: Vũ Xuân Điệp - 2021605707
Nguyễn Thị Quỳnh - 2021605613
Vũ Thị Duyên - 2021605347
Phạm Đức Quyền - 2021605939
Tô Văn Sáng - 2021604831
Nguyễn Văn Quý - 2021605480

Hà Nội, Năm 2023

0
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài tập lớn này, chúng em - Nhóm 1 xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Ths.Nguyễn Đức Lưu, đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo nhóm trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Thầy
luôn sẵn lòng lắng nghe những thắc mắc của nhóm và giải đáp một cách
rõ ràng và chi tiết, luôn hướng cho chúng em một hướng đi đúng đắn và
có nhiều cơ hội rộng mở nhất. Nhờ vậy, nhóm 1 chúng em đã hiểu rõ
hơn về chủ đề nghiên cứu và có thể tiến hành thực hiện bài tập một cách
hiệu quả. Và với vốn kiến thức được tiếp thu trong thời gian học không
chỉ là nền tảng cho quá trình làm đề tài mà còn là hành trang quý báu
để chúng em tiếp tục quá trình học tập và làm việc với tâm thế vững
chắc và tự tin. Bên cạnh đó, nhóm 1 cũng xin chân thành cảm ơn đến
các bạn trong lớp, trong quá trình học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi để nhóm hoàn thành bài báo cáo. Và cuối cùng chúng em xin kính
chúc thầy sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Chúc các bạn luôn
dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong quá trình học tập.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm thực hiện


Nhóm 1

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài


Trong vài thập kỉ trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của xã
hội hiện đại, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin trên thế giới
đang dần nâng cao, theo đó là nhu cầu hưởng thụ và an nhàn hóa của con
người. Công nghệ thông tin đang có những bước phát triển mạnh mẽ
theo cả chiều rộng và sâu. Và vị thế của ngành đang ngày càng chiếm 1
vị trí quan trọng trong mọi mặt của đời sống con người từ kỹ thuật đến
giao thương, giáo dục, y tế. Công nghệ ngày càng phát triển thì nhu cầu
giải phóng sức lao động của con người ngày càng được chú tâm. Để đáp
ứng nhu cầu đó, nhiệm vụ của những người làm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin là viết ra những phần mềm có ứng dụng trong thực tế, đáp
ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.
Hiện nay các công ty và doanh nghiệp không ngừng đầu tư và cải
thiện các giải pháp cũng như các sản phẩm nhằm cho phép tiến hành
thương mại hóa trên Internet. Thông qua các sản phẩm và công nghệ
này, chúng ta dễ dàng nhận ra tầm quan trọng và tính tất yếu của thương
mại điện tử. Qua các website này họ có thể tiếp cận được mọi người
dùng và cung cấp những dịch vụ và mặt hàng bất kể khoảng cách địa lý
và mọi hạn chế mà các phương pháp giao tiếp truyền thống gặp phải.
Hoạt động của một công ty may như Phương Thảo sẽ càng được mở
rộng quy mô nếu xây dựng trang web riêng để quảng bá các mặt hàng,
sản phẩm và cụ thể ở đây là những bộ đồng phục đẹp, thời trang cho tất
cả mọi người.
Vì vậy xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhóm em chọn đề tài báo
cáo nhập môn công nghệ phần mềm: “Tìm hiểu về các yêu cầu phần
mềm và viết tài liệu phân tích đặc tả yêu cầu trang web nhà may
Phương Thảo”.
2
2. Mục đích
Tập trung tìm hiểu về các yêu cầu phần mềm và phân tích đặc tả
trang web Phương Thảo.
3. Nội dung chính đề tài
Chia thành 2 chương:
- Chương 1. Tổng quan về các yêu cầu phần mềm.
- Chương 2. Phân tích đặc tả yêu cầu trang web Phương Thảo.
4. Phương pháp
- Tìm hiểu các yêu cầu phần mềm.
- Sử dụng các kiến thức đã nghiên cứu được để tiến hành
viết phân tích đặc tả trang web Phương Thảo.

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC YÊU CẦU PHẦN MỀM

1.1. Yêu cầu phần mềm


1.1.1. Khái niệm về yêu cầu phần mềm
Các yêu cầu phần mềm (Software Requirements) là một đặc điểm
kỹ thuật về những gì mà phần mềm nên được thực hiện. Chúng là những
mô tả về cách thức hoạt động, hay một thuộc tính của hệ thống. Chúng
có thể là một ràng buộc nào đó đối với quá trình phát triển của hệ thống.
Các yêu cầu phần mềm do khách hàng/người sử dụng phần mềm
nêu ra bao gồm: Các chức năng của phần mềm, hiệu năng của phần
mềm, các yêu cầu về thiết kế và giao diện, các yêu cầu đặc biệt khác, ...
Kỹ sư hệ thống có nhiệm vụ ghi chép lại các yêu cầu về phần mềm để
phục vụ cho quá trình phân tích và đặc tả các yêu cầu phần mềm.
Yêu cầu phần mềm mô tả hệ thống phần mềm sẽ hoạt động như
thế nào hay hệ thống có thuộc tính gì. Yêu cầu phần mềm cũng có thể
chính là các ràng buộc trong quá trình phát triển hệ thống phần mềm.
Ngoài ra, yêu cầu phần mềm giúp đội phát triển hiểu khách hàng muốn
gì và người dùng cuối sẽ tương tác với phần mềm như thế nào.
Yêu cầu phần mềm là lý do tại sao? Và là vấn đề quan trọng thế
nào? Mà đội phát triển phải hiểu khách hàng muốn gì trước khi bắt đầu
thiết kế và xây dựng hệ thống dựa trên máy tính.
Có thể hiểu: “Một yêu cầu là một đặc trưng của hệ thống, hay là
sự mô tả những việc, mà hệ thống có khả năng thực hiện để hoàn thành
mục tiêu của hệ thống”
Hiểu được các yêu cầu của một vấn đề là một trong những nhiệm
vụ khó khăn nhất mà một kỹ sư phần mềm (hay đôi khi được gọi là kỹ sư
hệ thống hoặc“nhà phân
tích”) phải đối mặt. Hiểu được các yêu cầu phần mềm dẫn đến sự hiểu
biết về sự hoạt động của phần mềm, khách hàng muốn gì và người dùng
cuối sẽ tương tác với phần mềm như thế nào. Hiểu được các yêu cầu
phần mềm là đóng góp quan trọng trong việc thành bại của một dự án
phát triển phần mềm. Hiểu được các yêu cầu giúp nhà phát triển hiểu
được khách hàng muốn gì trước khi bắt đầu thiết kế và xây dựng hệ
thống dựa trên máy tính.
1.1.2. Các loại yêu cầu

Hình1.1. Mô hình minh họa về các cấp và loại yêu cầu phần mềm.
Trong đó:
• Vision and score document: Tài liệu về tầm nhìn và phạm vi sản
phẩm. Tài liệu trình bày tổng quan về những gì sản phẩm cuối
cùng có thể đạt được, xác định các lợi ích nghiệp vụ mà hệ thống
sẽ cung cấp. Trình bày về phạm vi dự án, ranh giới giữa những gì
vào và ra bao gồm các giới hạn và ràng buộc; tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đưa ra các cam kết và ưu tiên của dự án; điều kiện tiên
quyết để quản lý phạm vi dự án.
● User Requirements: Yêu cầu người sử dụng.
● Business Rules: Quy tắc nghiệp vụ.
● Business Requirements: Yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm.
● Quality Attributes: Thuộc tính chất lượng.
● Non-functional Requirements: Yêu cầu phi chức năng.
● Functional Requirements: Yêu cầu chức năng.
● External Interfaces Requirements: Yêu cầu về giao diện bên
ngoài
● Constraints: Các ràng buộc
● System Requirements: Yêu cầu hệ thống.
● Requirements document: Tài liệu yêu cầu.
● Software Requirements Specification: Mô tả (đặc tả) yêu cầu
phần mềm.
1.1.3. Yêu cầu người sử dụng
Yêu cầu người sử dụng (User Requirements): Dành cho khách
hàng, được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ về dịch vụ hệ thống
cần cung cấp và các ràng buộc trong hoạt động của nó sao cho đơn giản,
dễ hiểu đối với người sử dụng, hạn chế sử dụng hay áp dụng các thuật
ngữ có kiến thức chi tiết về kĩ thuật/tin học. Nên mô tả các cầu người sử
dụng theo:
• Yêu cầu chức năng.
• Yêu cầu phi chức năng.
Do yêu cầu người sử dụng được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên
nến có các hạn chế nhất định: Quá mềm dẻo dẫn đến không rõ ràng, thiếu
chính xác, đôi khi xả ra tình trạng nhập nhằng.
1.1.4. Yêu cầu hệ thống
Yêu cầu hệ thống (System Requirements) được mô tả đủ chi tiết
hơn so với yêu cầu người dùng về các dịch vụ hệ thống cung cấp, các đặc
trưng hệ thống cần có và nó cũng được dùng như một hợp đồng giữa
khách hàng và nhà phát triển. Thường sử dụng các mô hình để mô tả
(phương pháp trình bày mô hình hóa).
1.1.5. Yêu cầu chức năng
Yêu cầu chức năng (Functional Requirements) là một mô tả về
dịch vụ mà phần mềm phải cung cấp. Nó mô tả một hệ thống phần mềm
hoặc thành phần của nó. Một chức năng không là gì ngoài đầu vào cho
hệ thống phần mềm, hành vi của nó và đầu ra. Nó có thể là tính toán,
thao tác dữ liệu, quy trình kinh doanh, tương tác người dùng hoặc bất kỳ
chức năng cụ thể nào khác xác định chức năng mà hệ thống có khả năng
thực hiện. Yêu cầu chức năng trong Công nghệ phần mềm còn được gọi
là đặc tả chức năng.
Các yêu cầu chức năng bao gồm:
• Yêu cầu chức năng nghiệp vụ.
• Yêu cầu chức năng hệ thống.
1.1.5.1. Yêu cầu chức năng nghiệp vụ
Yêu cầu chức năng nghiệp vụ thuộc nhóm các yêu cầu chức năng.
Yêu cầu chức năng nghiệp vụ bao gồm các chức năng của phần mềm
tương ứng với công việc có thật trong thế giới thực mà khách
hàng/người sử dụng cần phải thực hiện. Thường được ghi nhận trong
phần đặc tả(vision) và phạm vi(scope) của tài liệu. Yêu cầu chức năng
nghiệp vụ phần mềm thực hiện đảm bảo tính đúng đắn và phù hợp với
pháp luật sở tại.
Các yêu cầu chức năng nghiệp vụ bao gồm:
• Chức năng lưu trữ: Tương ứng với công việc ghi chép thông
tin trên sổ sách trong thế giới thực. Yêu cầu này đòi hỏi kèm
theo các quy định, mẫu biểu ghi chép của khách hàng;
• Chức năng tra cứu: Tương ứng với công việc tìm kiếm, theo
dõi và xem thông tin/hoạt động về đối tượng quản lý của
khách hàng;
• Chức năng tính toán: Tương ứng với công việc tính toán
trong thế giới thực theo đúng nhiệm vụ cần thực hiện của
khách hàng/người sử dụng. Các công thức, phương pháp
tính cần thực hiện theo theo đúng các quy định nghiệp vụ
(có quy định/mẫu biểu/công thức kèm theo cho trước);
• Chức năng kết xuất: Tương ứng với công việc lập các loại
báo cáo (tổng hợp, chi tiết, …) theo các biểu mẫu cho trước
trong thực tế.
1.1.5.2. Yêu cầu chức năng hệ thống
Yêu cầu chức năng hệ thống thuộc nhóm các yêu cầu chức năng.
Yêu cầu chức năng hệ thống bao gồm các chức năng không tương ứng
với bất kỳ công việc nào trong thế giới thực, hay là các chức năng phần
mềm được phát sinh thêm khi thực hiện công việc trên máy tính thay vì
trong thế giới thực. Nó hỗ trợ cho quá trình thực hiện các chức năng
nghiệp vụ và người dùng không nhìn thấy được. Yêu cầu chức năng hệ
thống liên quan đến tính bảo mật và tính an toàn. Các yêu cầu chức năng
hệ thống bao gồm:
• Chức năng môi trường: Định cấu hình thiết bị (máy tính,
máy in, thiết bị nhập/xuất, …), ngày giờ, số người làm việc,
…;
• Chức năng mô phỏng: Mô phỏng các hoạt động của thế giới
thực trên máy tính/thiết bị chuyên dụng, giúp cho khách
hàng/người sử dụng có cái nhìn trực quan về lĩnh vực trong
thực tế;
• Chức năng phân quyền: Phân quyền sử dụng giữa các
loại/đối tượng người dùng. Đây chính là việc chỉ định người
dùng có quyền thực hiện nhiệm vụ/chức năng gì. Việc phân
quyền tương ứng với nhiệm vụ của đối tượng người dùng
trong thực hiện các nhiệm vụ thực tế;
• Chức năng sao lưu: Sao lưu, khôi phục dữ liệu. Đây là một
chức năng quan trọng và không thể thiếu với mỗi hệ thống
phần mềm.
1.1.6. Yêu cầu phi chức năng
Yêu cầu phi chức năng (Non-Functional Requirements) bao gồm
các yêu cầu liên quan đến chất lượng phần mềm, là sự ràng buộc cách
thức thực hiện các yêu cầu chức năng. Yêu cầu phi chức năng mô tả các
yêu cầu liên quan đến các ràng buộc như: độ tin cậy, thời gian đáp ứng,
độ an toàn, các tiêu chuẩn chất lượng, về môi trường, chuẩn sử dụng, qui
trình phát triển, bản quyền, liên kết, … Mỗi yêu cầu phi chức năng có
thể thuộc vào yêu cầu của người sử dụng hoặc của nhà phát triển (đại
diện là các kỹ sư/kỹ thuật viên/chuyên viên tin học).
Trong thực tế, có những yêu cầu rất khó phân biệt được một cách
rõ ràng là yêu cầu này thuộc vào yêu cầu chức năng hay yêu cầu phi
chức năng.
Mỗi yêu cầu phi chức năng có thể thuộc một trong các yêu cầu sản
phẩm, các yêu cầu về tổ chức hay các yêu cầu bên ngoài.
Các yêu cầu về sản phẩm xác định ứng xử của sản phẩm về hiệu
năng, khả năng sử dụng, độ tin cậy … của sản phẩm.
Các yêu cầu về sản phẩm:
• Yêu cầu khả dụng (Usability Requirements);
• Yêu cầu hiệu quả (Efficiency Requirements);
• Yêu cầu hiệu năng (Performance Requirements);
• Yêu cầu về không gian (Space Requirements);
• Yêu cầu tin cậy (Reliability Requirements);
• Yêu cầu khả chuyển (Portability Requirements);
• Yêu cầu về tính toàn vẹn (Integrity Requirements);
• Yêu cầu về khả năng ghi nhận (Integrity
Requirements).
Các yêu cầu về tổ chức (Organizational Requirements) được lấy từ
những chính sách và quy tắc của khách hàng hoặc tổ chức sử dụng hệ
thống.
Các yêu cầu về tổ chức:
• Yêu cầu chuyển giao (Delivery Requirements);
• Yêu cầu triển khai (Implement Requirements);
• Yêu cầu về chuẩn (Standards Requirements).
Các yêu cầu ngoài (External Requirements) hay ngoại lai được xác
định từ các tác nhân ngoài của hệ thống.
Các yêu cầu ngoài:
• Yêu cầu hoạt động bên trong (Interoperability
Requirements);
• Yêu cầu đạo đức (Ethical Requirements);
• Yêu cầu pháp lý (Legislative Requirements).
Yêu cầu phi chức năng được cho có thể quan trọng hơn yêu cầu
chức năng và phát triển theo thời gian. Nếu yêu cầu phi chức năng không
được đáp ứng → hệ thống trở nên vô dụng. Đối với người sử dụng/khách
hàng, các sản phẩm phần mềm thường tối thiểu phải đạt được các yêu
cầu phi chức năng như sau:
Yêu cầu khả dụng (Usability Requirements): Là một trong những
yêu cầu phi chức năng quan trọng bậc nhất, Usability chính là khả năng
“dễ sử dụng” của hệ thống. Nó đề cập tới quy mô nguồn lực để đào tạo
nhân viên mới sử dụng hệ thống. Là khả năng của phần mềm có thể hiểu
được, học được, sử dụng được và hấp dẫn người sử dụng trong từng
trường hợp sử dụng cụ thể.
Yêu cầu hiệu quả (Efficiency Requirements): Đề cập tới tài
nguyên phần cứng cần để thực hiện các chức năng của phần mềm. Là
khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng
với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.
• Yêu cầu hiệu năng (Performance Requirements): Đề
cập đến hiệu suất hoạt động của hệ thống, và thường
được đo lường bằng những tiêu chí sau:
- Thời gian phản hồi cho một giao dịch
(transaction);
- Số lượng giao dịch thực hiện được trong mỗi giây;
- Công suất (capacity) được hiểu như số lượng giao
dịch mà hệ thống có thể lưu trữ/ thực hiện cho
mỗi đối tượng.
• Yêu cầu về không gian (Space Requirements): Đề cập
đến các yếu tố về tài nguyên sử dụng như: RAM, dung
lượng DB, …
Yêu cầu tin cậy (Reliability Requirements): Đề cập tới lỗi khi
cung cấp dịch vụ: tỉ lệ lỗi, thời gian hệ thống chết. Khả năng chịu lỗi,
khả năng tự phục hồi.
Yêu cầu khả chuyển (Portability Requirements): Nếu phần mềm
cài ở môi trường mới, có giữ được các tính năng như cũ không. Thích
nghi với nhiều môi trường (lớp nền, services,…), cùng nhau tồn tại trong
môi trường (no conflict), thay thế cho phần mềm khác có cùng chức
năng.
Yêu cầu về tính toàn vẹn (Integrity Requirements): Các yêu cầu
này đề cập về “độ chính trực” của dữ liệu. Tức độ chính xác, xác thực
của dữ liệu. Yêu cầu dữ liệu phải được tính toán chính xác tại tất cả các
thời điểm của hệ thống.
Yêu cầu về khả năng ghi nhận (Integrity Requirements): Đề cập
đến khả năng ghi nhận lại các tác vụ đã thực hiện trên hệ thống, nhằm
mục đích kiểm tra.
Yêu cầu hoạt động bên trong (Interoperability Requirements): Yêu
cầu về khả năng tương tác.
Yêu cầu đạo đức (Ethical Requirements): phù hợp với nguyên tắc
đạo đức nghề nghiệp đối với kỹ sư phần mềm.
Yêu cầu pháp lý (Legislative Requirements):
• Yêu cầu cá nhân (Privacy Requirements): Yêu cầu
quyền riêng tư;
• Yêu cầu an toàn (Safety Requirements).
Đặc trưng của yêu cầu phần mềm
Yêu cầu phần mềm có các đặc trưng cơ bản sau:
• Khả thi
• Có giá trị
• Không nhập nhằng
• Dễ kiểm chứng
• Dễ biến đổi
• Toàn vẹn
• Đầy đủ
• Lần vết được
1.2. Quy trình kỹ thuật yêu cầu phần mềm
Phổ rộng của các kỹ thuật xác định yêu cầu phần mềm dẫn đến sự
hiểu biết tường minh về các yêu cầu được gọi là kỹ thuật yêu cầu
(Requirements Engineering) hay kỹ thuật yêu cầu phần mềm (Software
Requirements Engineering). Từ quan điểm quy trình phần mềm, kỹ thuật
yêu cầu là một hành động kỹ thuật phần mềm chính bắt đầu trong hoạt
động giao tiếp và tiếp tục vào hoạt động mô hình hóa. Nó phải được điều
chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của quá trình, dự án, sản phẩm và những
người tham gia dự án.
1.2.1. Các thành phần cơ bản của kỹ thuật yêu cầu phần mềm
Kỹ thuật yêu cầu là một cách tiếp cận theo hướng quy trình, theo
đúng trình tự các bước được xác định trước để có tài liệu yêu cầu và duy
trì các yêu cầu phần mềm trong suốt vòng đời phát triển phần mềm. Kỹ
thuật yêu cầu phần mềm được tạo thành từ hai quy trình chính: phát triển
yêu cầu (Requirements Development) và quản lý yêu cầu (Requirements
Management) (Hình 1.2).

Hình 1.2. Các thành phần cơ bản của kỹ thuật yêu cầu phần mềm

Phát triển yêu cầu bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến
việc phát hiện, phân tích, xác định và xác thực các yêu cầu:
• Phát hiện các yêu cầu phần mềm (Requirements Elicitation)
• Phân tích các yêu cầu phần mềm (Requirements Analysis)
• Mô tả các yêu cầu phần mềm (Requirements Specification)
• Kiểm tra tính hợp lý các yêu cầu phần mềm (Requirements
Validation)
1.2.2. Phát hiện các yêu cầu phần mềm
Phát hiện yêu cầu liên quan đến việc các yêu cầu đến từ đâu và
làm thế nào chúng có thể được thu thập. Gợi mở yêu cầu là giai đoạn đầu
tiên trong việc xây dựng sự hiểu biết về vấn đề mà phần mềm cần giải
quyết.
Về cơ bản, đây là một hoạt động của con người và là nơi các bên
liên quan được xác định và thiết lập các mối quan hệ giữa nhóm phát
triển (thường ở dạng kỹ sư yêu cầu) và khách hàng.
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
• Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật và nghiệp vụ của phần mềm
định phát triển (dựa trên báo cáo khả thi);
• Tìm kiếm các nhân sự (chuyên gia, người sử dụng, các bên
liên quan) có những hiểu biết sâu sắc nhất, chi tiết nhất về hệ
thống giúp chúng ta xác định yêu cầu phần mềm;
• Xác định môi trường kỹ thuật trong đó sẽ triển khai phần mềm;
• Xác định các ràng buộc về lĩnh vực ứng dụng của phần mềm
(giới hạn về chức năng/hiệu năng phần mềm);
• Xác định các phương pháp sử dụng để phát hiện các yêu cầu
phần mềm:
- Phỏng vấn;
- Làm việc nhóm;
- Các buổi họp;
- Gặp gỡ đối tác,….
• Thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, khách hàng để
chúng ta có được các quan điểm xem xét phần mềm khác nhau
từ phía khách hàng;
• Xác định các yêu cầu còn nhập nhằng để làm mẫu thử;
• Thiết kế các kịch bản sử dụng của phần mềm để giúp khách
hàng định rõ các yêu cầu chính.
Đầu ra của bước phát hiện yêu cầu phần mềm:
• Bảng kê (statement) các yêu cầu và chức năng khả thi của
phần mềm;
• Bảng kê phạm vi ứng dụng của phần mềm;
• Mô tả môi trường kỹ thuật của phần mềm;
• Bảng kê tập hợp các kịch bản sử dụng của phần mềm;
• Các nguyên mẫu xây dựng, phát triển hay sử dụng trong phần
mềm (nếu có);
• Danh sách nhân sự tham gia vào quá trình phát hiện các yêu
cầu phần mềm - kể cả các nhân sự từ phía công ty- khách
hàng.
Cần lưu ý về việc khảo sát hiện trạng và lập báo cáo khảo sát hiện
trạng về cơ sở vật chất và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của các
nhà chuyên môn muốn xây dựng hệ thống phần mềm. Phương pháp và
quy trình thực hiện khảo sát như sau:
• Các phương pháp thực hiện khảo sát phổ biến:
• Quan sát: theo dõi các hoạt động đang diễn ra ở thế giới
thực thuộc lĩnh vực có liên quan. Có thể kết hợp với việc
ghi âm, ghi hình để làm tài liệu tham khảo về sau đối với
những tình huống mang tính phức tạp, quan trọng, đòi hỏi
sự chính xác cao.
• Phỏng vấn trực tiếp: tổ chức phỏng vấn với các nhà chuyên
môn có liên quan tới nghiệp vụ công tác. Quá trình phỏng
vấn được thược hiện bắt đầu từ cấp lãnh đạo cấp cao, và
cuối cùng đến chuyên viên phụ trách/thực hiện trực tiếp
với các vị trí công việc. Khi phỏng vấn, có thể kết hợp sử
dụng các bảng câu hỏi có sẵn các câu trả lời cho đối tượng
được phỏng vấn lựa chọn,…
• Thu thập thông tin, tài liệu: Cần thiết phải thu thập các tài
liệu liên quan đến nghiệp vụ công tác, bao gồm: quy định,
mẫu biểu, các công thức tính toán, và tất cả các mẫu giấy
tờ có liên quan.
• Quy trình thực hiện:
• Tìm hiểu tổng quan về thế giới thực, bao gồm: Quy mô
hoạt động; Các hoạt động mà đơn vị có tham gia.
- Tìm hiểu hiện trạng về cơ cấu tổ chức. Người tiến hành
khảo sát hiện trạng cần hiểu rõ cơ cấu tổ chức các bộ phận
của thế giới thực, đặc biệt là 2 yếu tố: trách nhiệm và
quyền hạn. Sự hiểu rõ cơ cấu tổ chức giúp xác định bộ
phận nào sẽ sử dụng phần mềm để có thể lên kế hoạch tiếp
tục khảo sát chi tiết hơn bộ phận đó. Nên sử dụng mô hình
(sơ đồ) để biểu diễn cơ cấu tổ chức của đơn vị.
• Tìm hiểu hiện trạng nghiệp vụ. Thường diễn ra với các vị
trí công việc/nghiệp vụ thực tế. Với bộ phận được chọn
khảo sát, khảo sát viên cần lập danh sách chi tiết các công
việc mà bộ phận này phụ trách. Sau đó tìm hiểu các thông
tin chi tiết cho từng công việc (thông tin mô tả yêu cầu
phần mềm). Việc tìm hiểu dựa trên các ý sau:
• Thông tin đầu vào
• Quá trình xử lý
• Thông tin kết xuất.
Sau đó tiến hành xếp loại các nghiệp vụ đã thu thập được vào 1 trong 4
loại nghiệp vụ sau:
• Nghiệp vụ lưu trữ
• Nghiệp vụ tra cứu
• Nghiệp vụ tính toán
• Nghiệp vụ tổng hợp, thống kê.
1.2.3. Phân tích các yêu cầu phần mềm
Phân tích các yêu cầu phần mềm bao gồm các nhiệm vụ:
• Phân loại các yêu cầu phần mềm và sắp xếp chúng theo các
nhóm liên quan;
• Khảo sát tỉ mỉ từng yêu cầu phần mềm trong mối quan hệ của
nó với các yêu cầu phần mềm khác;
• Kiểm tra từng yêu cầu phần mềm theo các tính chất:
- Phù hợp;
- Đầy đủ;
- Rõ ràng;
- Không trùng lặp.
• Phân cấp các yêu cầu phần mềm theo dựa trên nhu cầu và đòi
hỏi khách hàng/người sử dụng;
• Đánh giá từng yêu cầu phầm mềm để xác định chúng có khả
năng thực hiện được trong môi trường kỹ thuật hay không, có
khả năng kiểm định các yêu cầu phần mềm hay không;
• Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra với từng yêu cầu phần mềm;
• Đánh giá thô (tương đối) về giá thành và thời gian thực hiện của
từng yêu cầu phần mềm trong giá thành sản phẩm phần mềm và
thời gian; thực hiện phần mềm;
• Giải quyết tất cả các bất đồng về yêu cầu phần mềm với khách
hàng / người sử dụng trên cơ sở thảo luận và thương lượng các
yêu cầu đề ra.
1.2.4. Mô tả các yêu cầu phần mềm
Mô tả các yêu cầu phần mềm hay còn được gọi là đặc tả yêu cầu
phần mềm. Khi xây dựng tài liệu mô tả yêu cầu, có thể sử dụng tới các
công cụ như: mô hình hóa, mô hình toán học hình thức (A Formal
Mathematical Model), tập hợp các kịch bản sử dụng, các nguyên mẫu
hoặc bất kỳ một tổ hợp các công cụ nói trên để giúp cho tài liệu đặc tả
yêu cầu được tường minh.
Các phương pháp đặc tả:
• Đặc tả phi hình thức (Informal Specifications): là cách
đặc tả bằng ngôn ngữ tự nhiên
• Đặc tả hình thức (Formal Specifications): viết bằng tập
các ký pháp có các quy định về cú pháp (syntax) và ngữ
nghĩa (sematic) rất chặt chẽ, thí dụ ký pháp đồ họa dùng
các lưu đồ.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng của hồ sơ đặc tả:
• Tính rõ ràng, chính xác;
• Tính phù hợp;
• Tính đầy đủ, hoàn thiện
Các thành phần của hồ sơ đặc tả:
• Đặc tả vận hành hay đặc tả chức năng (Operational
Specifications) mô tả các hoạt động của hệ thống phần
mềm sẽ xây dựng:
- Các dịch vụ mà hệ thống phải cung cấp,
- Hệ thống sẽ phản ứng với đầu vào cụ thể ra sao,
- Hành vi của hệ thống trong các tình huống đặc biệt.
- Các công cụ đặc tả tiêu biểu:
+ Biểu đồ ngữ cảnh;
+ Biểu đồ phân cấp chức năng – WBS (Work
Break Down Structure)/BFD (Business Function
Diagram)/ FDD (Functional Decomposition
Diagra);
+ Biểu đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagrams);
+ Biểu đồ Actor – Use case (UML);
+ Máy trạng thái hữu hạn (Finite State Machines);
+ Mạng Petri (Petri nets), …
+ Tuy nhiên không bắt buộc và có thể dùng ngôn
ngữ tự nhiên.
• Đặc tả mô tả hay đặc tả phi chức năng (Descriptive
Specifications) và các ràng buộc:
- Đặc tả các đặc tính, đặc trưng của phần mềm, các
ràng buộc về các dịch vụ hay các chức năng hệ
thống cung cấp như thời gian, ràng buộc về các quá
trình phát triển, các chuẩn, …
- Các công cụ tiêu biểu:
+ Biểu đồ thực thể liên kết (Entity-Relationship
Diagrams);
+ Đặc tả Logic (Logic Specifications);
+ Đặc tả đại số (Algebraic Specifications);
1.2.5. Thẩm định yêu cầu phần mềm
Các nhiệm vụ thực hiện trong quá trình thẩm định yêu cầu phần
mềm:
• Rà soát tài liệu yêu cầu để phát hiện các sai sót. Việc ra soát
do đồi rà soát thực hiện;
• Tạo bản mẫu: Tạo mẫu thường được sử dụng để xác thực
cách giải thích của kỹ sư yêu cầu về các yêu cầu hệ thống,
cũng như để gợi ra các yêu cầu mới. Ưu điểm của nguyên
mẫu là chúng có thể giúp dễ dàng hơn trong việc giải thích
các giả định của kỹ sư yêu cầu và đưa ra phản hồi hữu ích;
• Xác nhận mô hình: Chất lượng của các mô hình được phát
triển trong quá trình phân tích cần được xác nhận. Việc xác
nhận đảm bảo trong mô hình, các đường truyền thông tin tồn
tại giữa các đối tượng có liên quan đến việc trao đổi dữ liệu;
• Thực hiện kiểm thử chấp nhận đối với các yêu cầu. Các hoạt
động của người phân tích yêu cầu và các bên liên quan.
1.2.6. Các hoạt động của người phân tích yêu cầu và các bên liên quan
1.2.6.1. Nhà phân tích yêu cầu nghiệp vụ (Business Requirements
Analysts)
Nhà phân tích yêu cầu nghiệp vụ cần các cuộc thảo luận để xác
định yêu cầu phần mềm, bao gồm:
• Nhà tài trợ/chủ đầu tư: yêu cầu nghiệp vụ.
• Người quản lý dự án: thông tin dự án (độ lớn và độ phức tạp
dự án).
• Người dùng: yêu cầu của người dùng.
• Các bên liên quan khác: kỳ vọng và ràng buộc của dự án.
• Người phát triển: yêu cầu chức năng và phi chức năng.
• Thử nghiệm (testing): yêu cầu chức năng và phi chức năng.
1.2.6.2. Nhiệm vụ đối với nhà phân tích
Các nhiệm vụ đối với nhà phân tích bao gồm thực hiện giao tiếp
với người dùng, nhà phát triển để xác định các nhiệm vụ dự án:
• Thực hiện giao tiếp với người dùng, nhà phát triển:
- Giao tiếp với người dùng: miền ứng dụng.
- Giao tiếp với các nhà phát triển: miền kỹ thuật.
- Chuyển các yêu cầu của người dùng thành các yêu cầu
kỹ thuật.
• Biểu diễn các nhiệm vụ dự án:
- Xác định (định nghĩa) các yêu cầu nghiệp vụ.
- Xác định các bên liên quan của dự án và các lớp người
dùng.
- Phát hiện yêu cầu.
- Phân tích yêu cầu.
- Tài liệu yêu cầu.
- Thẩm định các yêu cầu.
- Quản lý yêu cầu.
• Các kỹ năng của người phân tích:
- Nghe
- Phỏng vấn và đặt câu hỏi
- Phân tích
- Giao tiếp và giao tiếp giữa các cá nhân
- Tư duy hệ thống
- Sự tạo điều kiện
- Sự lãnh đạo
- Quan sát
- Viết
- Làm mẫu
- Tổ chức
- Sự sáng tạo
1.2.7. Mô hình hóa yêu cầu hệ thống
Các mô tả yêu cầu trong giai đoạn xác định yêu cầu chỉ mô tả chủ
yếu các thông tin liên quan đến việc thực hiện các nghiệp vụ trong thế
giới thực chưa và chưa thể hiện rõ nét việc thực hiện hay cách thức thực
hiện các nghiệp vụ này trên máy tính. Mô tả thông qua các văn bản bằng
ngôn ngữ tự nhiên dễ gây ra nhầm lẫn và thiếu trực quan.
Mục tiêu của mô hình hóa cho phép hiểu 1 cách chi tiết hơn về
ngữ cảnh vấn đề cần giải quyết một cách trực quan và theo đúng bản chất
của yêu cầu.
1.2.7.1. Các nguyên lý mô hình hóa
Nguyên lý phân tích 1: Mô hình hóa miền thông tin nhằm mục
đích hiểu và biểu diễn được miền thông tin:
• Định danh dữ liệu (đối tượng, thực thể).
• Định nghĩa các thuộc tính.
• Thiết lập các mối quan hệ giữa các dữ liệu.
Nguyên lý phân tích 2: Mô hình hóa chức năng:
• Định danh các chức năng (biến đổi thông tin).
• Xác định cách thức dữ liệu (thông tin) di chuyển trong hệ
thống.
• Xác định các tác nhân tạo dữ liệu và tác nhân tiêu thụ dữ liệu.
Nguyên lý phân tích 3: Mô hình hóa hành vi:
• Xác định các trạng thái hệ thống (giao diện, section, …).
• Xác định các loại dữ liệu và cách thức dữ liệu làm thay đổi
hành vi hệ thống ví dụ: bàn phím, chuột, các cổng thông tin…
Nguyên lý phân tích 4: Phân hoạch các mô hình:
• Làm mịn, phân hoạch và biểu diễn các mô hình ở các mức
khác nhau.
• Làm mịn các mô hình dữ liệu.
• Tạo cây (mô hình) phân rã chức năng.
• Biểu diễn hành vi ở các mức chi tiết khác nhau.
Nguyên lý phân tích 5: Tìm hiểu vấn đề bản chất:
• Nhìn nhận bản chất của yêu cầu.
• Không quan tâm đến cách thức cài đặt.
1.2.7.2. Các phương pháp biểu diễn bằng mô hình
• Biểu đồ phân rã chức năng: Biểu đồ phân rã chức năng FDD
(Function Decomposition Diagram) giúp người đọc tài liệu
hiểu được các chức năng thông qua việc mô tả các tính chất
của đầu vào và đầu ra. Nó giúp xác định được phạm vi của hệ
thống thông qua việc phân hoạch chức năng và giúp tạo nền
tảng cho thiết kế kiến trúc hệ thống.
• Biểu đồ luồng dữ liệu: Biểu đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow
Diagram) là mô hình cho phép xem toàn bộ sơ đồ luồng dữ
liệu và cách thức dữ liệu được xử lý bên trong hệ thống.
• Mô hình hướng đối tượng: Phương pháp phân tích hướng đối
tượng dựa trên khái niệm: đối tượng (Object), đóng gói
(Encapsulation), lớp (Class), kế thừa (Heritage), biểu đồ ca sử
dụng (Use case), biểu đồ hoạt động (Activity Diagram), biểu
đồ trình tự (Interaction Diagram).
1.3. Quản trị yêu cầu phần mềm
Hình 1.3 minh họa các hoạt động trong quả trị yêu cầu phần mềm.
Quản trị các yêu cầu phần mềm liên quan đến các hoạt động:
• Thiết lập và duy trì thỏa thuận với khách hàng và người dùng
về các yêu cầu
• Kiểm soát các yêu cầu cơ bản
• Xử lý các thay đổi được đề xuất đối với các yêu cầu
• Giữ các yêu cầu nhất quán với kế hoạch và sản phẩm
• Đàm phán các cam kết mới dựa trên tác động của các thay đổi
yêu cầu đã được phê duyệt.

Hình 1.3 Các nhiệm vụ trong quản trị yêu cầu phần mềm

1.4. Đặc tả yêu cầu phần mềm


Tài liệu về yêu cầu là các phát biểu chính thức về cái được yêu cầu
bởi các nhà phát triển hệ thống. Chất lượng của hồ sơ đặc tả đánh giá qua
các tiêu thức:
 Tính rõ ràng, chính xác;
 Tính phù hợp;
 Tính đầy đủ, hoàn thiện.
1.4.1. Dàn bài tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm
1.4.1.1. Giới thiệu
 Tham khảo hệ thống
 Mô tả chung
 Các ràng buộc đối với dự án phần mềm
1.4.1.2. Mô tả thông tin
 Biểu diễn luồng thông tin
 Luồng dữ liệu
 Luồng điều khiển
 Biểu diễn nội dung thông tin
 Mô tả giao diện hệ thống
1.4.1.3. Mô tả chức năng
 Phân hoạch chức năng
 Mô tả chức năng
- Tường thuật về cách xử lý
- Các hạn chế / giới hạn
- Yêu cầu về hiệu năng
- Các ràng buộc về thiết kế
- Biểu đồ trợ giúp
 Mô tả điều khiển
- Đặc tả điều khiển
- Ràng buộc thiết kế
1.4.1.4. Mô tả hành vi
 Trạng thái hệ thống
 Sự kiện và hành động (ứng xử trước sự kiện)
1.4.1.5. Tiêu chuẩn hợp lệ
 Giới hạn hiệu năng
 Lớp các kiểm thử
 Đáp ứng của PM được trông đợi
 Các xem xét đặc biệt
1.4.1.6. Sách tham khảo
1.4.1.7. Phụ lục
1.4.2. Cấu trúc Tài liệu yêu cầu phần mềm theo chuẩn IEEE 830-1984
1.4.2.1. Giới thiệu
 Mục đích của tài liệu yêu cầu
 Phạm vi của sản phẩm
 Các định nghĩa, từ viết tắt
 Các tham chiếu
 Tổng quan về tài liệu yêu cầu
1.4.2.2. Mô tả chung
 Giới thiệu chung về sản phẩm
 Các chức năng của sản phẩm
 Đặc điểm của người sử dụng
 Các ràng buộc
 Giả thiết và các phụ thuộc
1.4.2.3. Đặc tả yêu cầu
 Yêu cầu chức năng
 Yêu cầu phi chức năng
 Miền ứng dụng
1.4.2.4. Phụ lục
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐẶC TẢ WEBSITE MAY PHƯƠNG
THẢO
1.5. Khảo sát hệ thống
1.5.1. Khảo sát sơ bộ
1.5.1.1. Mục tiêu
Xem thông tin và đặt mua các sản phẩm có trên trang web.
1.5.1.2. Phương pháp
Phỏng vấn
KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN GIÁM ĐỐC
Người được hỏi: Hoàng Phương Người phỏng vấn: Vũ Xuân Điệp
Thảo
Địa chỉ: Văn phòng: Số 31A, Thời gian hẹn: 8h00 ngày
Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu 12/05/2023
Giấy, Hà Nội Thời điểm bắt đầu: 8h10 ngày
12/05/2023
Thời điểm kết thúc: 8h40 ngày
12/05/2023
Đối tượng: Là giám đốc của công ty Các yêu cầu đòi hỏi:
may Phương Thảo +Là người giữ vai trò lớn nhất của
Những thông tin cần thu thập: công ty
+ Sự cần thiết của việc có một +Có hiểu biết sâu rộng về đồng phục
website bán hàng và nhận đặt +Có hiểu biết về hoạt động và cách
may trực tuyến đối với công vận hành website
ty
+ Hướng phát triển website
của công ty
Cần thỏa thuận về:
+ Người tham gia khảo sát
trên tinh thần tự nguyện và
đồng ý với các điều khoản
của buổi khảo sát.
+ Thái độ vui vẻ, thoải mái,
hòa hiệp
+ Tránh nói chuyện sang
những việc không liên quan
đến nội dung khảo sát
Chương trình : Ước lượng thời gian
- Giới thiệu 1 phút
- Tổng quan về dự án 2 phút
- Tổng quan về phỏng vấn 1 phút
- Chủ đề sẽ đề cập, xin phép được ghi 7 phút
âm
+ Chủ đề 1: Sự cần thiết của 10 phút
việc có một website bán hàng
và nhận đặt may trực tuyến
đối với công ty
+ Chủ đề 2: Hướng phát triển 7 phút
website của công ty
- Tổng hợp các nội dung chính, ý kiến 2 phút
của người được hỏi
Kết thúc (thoả thuận)

Dự kiến tổng cộng: 30 phút

PHIẾU PHỎNG VẤN

Dự án: Quản lý trang web May Tiểu dự án: Quản lý trang web
Phương Thảo May Phương Thảo
Người được hỏi: Hoàng Phương Người hỏi: Vũ Xuân Điệp
Thảo (Giám đốc của công ty May Ngày: 12/05/2023
Phương Thảo)
Câu hỏi Ghi chú
Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết công ty Trả lời:
bắt tay vào dự án xây dựng website ...........................................................
này với mục tiêu là gì? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
Câu 2: Theo anh/chị, việc có một Trả lời:
website bán hàng và nhận đặt may ...........................................................
sản phẩm sẽ giúp công ty điều gì ...........................................................
...........................................................
trong việc giới thiệu và bán sản
Quan sát:
phẩm?
...........................................................
...........................................................
Câu 3:Vậy theo anh/chị, từ khi Trả lời:
website đi vào vận hành đã đáp ứng ...........................................................
được nhu cầu sử dụng của công ty ...........................................................
...........................................................
hay chưa?
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
Câu 4: Nếu chưa, còn điều gì về Trả lời:
website khiến anh/chị phải băn ...........................................................
khoăn và cần khắc phục? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
Câu 5: Công ty sẽ đầu tư để phát Trả lời:
triển website theo hướng dễ tiếp cận ...........................................................
với ...........................................................
...........................................................
người mua hàng bằng cách nào?
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
Câu 6: Theo anh/chị, việc quản lí và Trả lời:
vận hành website đã được tối ưu và ...........................................................
tiện lợi hay chưa? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
Câu 7: Nếu chưa thì anh/chị có Trả lời:
hướng phát triển website như thế nào ...........................................................
để tối ưu việc quản lí và vận hành? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 8: Anh/Chị nghĩ thế nào về việc Trả lời:
thay đổi giao điện của hệ thống để ...........................................................
thêm thu hút người mua hàng ? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 9: Theo anh/chị, những thông Trả lời:


tin về công ty và sản phẩm trên hệ ...........................................................
thống đã đủ chi tiết và độ chính xác ...........................................................
hay chưa? ...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 10: Nếu chưa, cần làm gì để Trả lời:


những thông tin trên website được ...........................................................
cụ thể, chi tiết và đủ độ xác thực? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Đánh giá chung:


- Người được hỏi có đủ am hiểu và kinh nghiệm để điều hành và đưa
ra hướng phát triển phù hợp đối với website của công ty.
- Đặt đúng vấn đề và người được hỏi trả lời tự nhiên, thật lòng, thoải
mái.

KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN QUẢN LÝ


Người được hỏi: Trần Văn Nam Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Quý

Địa chỉ: Văn phòng: Số 31A, Thời gian hẹn: 8h00 ngày
Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu 13/05/2023
Giấy, Hà Nội Thời điểm bắt đầu: 8h10 ngày
13/05/2023
Thời điểm kết thúc: 8h40 ngày
13/05/2023
Đối tượng: Là quản lý của 1 Các yêu cầu đòi hỏi:
showroom thuộc nhà may Phương + Có hơn 6 tháng làm quản lý
Thảo + Trên 25 tuổi
Những thông tin cần thu thập: + Có hiểu biết cơ bản về đồng phục
+ Tình hình phát triển của
showroom
+ Thái độ làm việc của nhân
viên
+ Số lượng và chất lượng
đồng phục
+ Mức độ hài lòng của khách
hàng về showroom
+Chiến lược kinh doanh sắp
tới
Cần thỏa thuận về:
+Người tham gia khảo sát trên
tinh thần tự nguyện và đồng ý
với các điều khoản của buổi
khảo sát.
+ Thái độ vui vẻ, thoải mái,
hòa hiệp
+ Tránh nói chuyện sang
những việc không liên quan
đến nội dung khảo sát.
Chương trình : Ước lượng thời gian
- Giới thiệu 1 phút
- Tổng quan về dự án 2 phút
- Tổng quan về phỏng vấn 1 phút
- Chủ đề sẽ đề cập, xin phép 7 phút
được ghi âm
+ Chủ đề 1: Việc quản lý nhân 10 phút
viên tại showroom?
+ Chủ đề 2: Việc vận hành 7 phút
showroom
- Tổng hợp các nội dung chính, 2 phút
ý kiến của người được hỏi
- Kết thúc (thoả thuận)

Dự kiến tổng cộng: 30 phút

PHIẾU PHỎNG VẤN


Dự án: Quản lý trang web May Tiểu dự án: Quản lý trang web
Phương Thảo May Phương Thảo
Người được hỏi: Trần Văn Nam Người hỏi: Nguyễn Văn Quý
(quản lý của 1 showroom thuộc nhà Ngày: 13/05/2023
may Phương Thảo)
Câu hỏi Ghi chú
Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết phương Trả lời:
pháp quản lý nhân viên của mình? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết số Trả lời:
lượng nhân viên mà mình quản lý? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 3: Anh/Chị hãy nêu ra các tiêu Trả lời:
chí để tuyển chọn 1 nhân viên? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 4: Nếu 1 nhân viên mắc sai lầm Trả lời:
hoặc vi phạm nôi quy của công ty, ...........................................................
anh/chị sẽ xử lý như thế nào? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 5: Anh/Chị đã sa thải bao nhiêu Trả lời:
nhân viên và lí do là gì? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 6: Tiêu chí lựa chọc đồng phục Trả lời:
của anh/chị là gì? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 7: Anh/Chị hãy nêu 1 ý tưởng Trả lời:
có thể làm tăng doanh thu cho ...........................................................
showroom? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 8: Sản phẩm đồng phục mùa Trả lời:


đông ở showroom Đông Tác hiện ...........................................................
đang rất được ưa chuộng còn ...........................................................
...........................................................
showroom của anh/chị thì không,
Quan sát:
anh/chị hãy cho biết lý do?
...........................................................
...........................................................

Câu 9: Nếu được tự do nhập khẩu, Trả lời:


anh/chị hãy nêu các mặt hàng mà ...........................................................
showroom mong muốn? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 10: Anh/Chị có phương pháp gì Trả lời:


để ...........................................................
xử lý các mặt hàng bị lỗi hoặc hư ...........................................................
...........................................................
hỏng?
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Đánh giá chung:


- Người được hỏi có đủ am hiểu và kinh nghiệm để quản lý, duy trì và
phát triển showroom.
- Đặt đúng vấn đề và người được hỏi trả lời tự nhiên, thật lòng, thoải
mái.

KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN


Người được hỏi: Nguyễn Thanh Người phỏng vấn: Tô Văn Sáng
Hồng
Địa chỉ: Văn phòng: Số 31A, Thời gian hẹn: 8h00 ngày
Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu 14/05/2023
Giấy, Hà Nội Thời điểm bắt đầu: 8h10 ngày
14/05/2023
Thời điểm kết thúc: 8h40 ngày
14/05/2023
Đối tượng: Là một nhân viên bán Các yêu cầu đòi hỏi:
hàng của nhà may Phương Thảo + Là một trong những nhân
Những thông tin cần thu thập: viên làm việc trên 6 tháng tại nhà
+ Kinh nghiệm bán hàng của may Phương Thảo
nhân viên + Trên 20 tuổi
+ Tiêu chí chọn may đồng + Có hiểu biết cơ bản về đồng
phục của khách hàng phục
Cần thỏa thuận về:
+ Người tham gia khảo sát
trên tinh thần tự nguyện và đồng ý
với các điều khoản của buổi khảo
sát.
+ Thái độ vui vẻ, thoải mái,
hòa hiệp
+ Tránh nói chuyện sang
những việc không liên quan đến nội
dung khảo sát
Chương trình : Ước lượng thời gian
- Giới thiệu 1 phút
- Tổng quan về dự án 2 phút
- Tổng quan về phỏng vấn 1 phút
- Chủ đề sẽ đề cập, xin phép 7 phút
được ghi âm
+ Chủ đề 1: Kinh nghiệm bán
hàng của nhân viên 10 phút
+ Chủ đề 2: Tiêu chí lựa chọn
đồng phục của khách hàng 7 phút
- Tổng hợp các nội dung chính,
ý kiến của người được hỏi 2 phút
- Kết thúc (thoả thuận)

Dự kiến tổng cộng: 30 phút

PHIẾU PHỎNG VẤN


Dự án: Quản lý trang web May Tiểu dự án: Quản lý trang web
Phương Thảo May Phương Thảo
Người được hỏi: Nguyễn Thanh Người hỏi: Tô Văn Sáng
Hồng ( 1 nhân viên của nhà may Ngày: 14/05/2023
Phương Thảo )
Câu hỏi Ghi chú
Câu 1: Theo anh/chị, đối tượng Trả lời:
khách hàng chủ yếu thường nằm ở ...........................................................
độ tuổi bao nhiêu và ngành nghề của ...........................................................
...........................................................
họ là gì?
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 2: Theo anh/chị, loại đồng phục Trả lời:
nào được khách hàng ưa chuộng ...........................................................
nhất? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 3: Anh/chị hãy nêu quy trình đặt Trả lời:
hàng của khách hàng? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 4: Anh/chị hãy nêu quy trình xử Trả lời:
lý 1 đơn hàng? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 5: Khi tư vấn cho khách hàng Trả lời:
anh/chị sẽ tư vấn gì? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 6: Theo anh/chị, khách hàng Trả lời:
thường có những tiêu chí gì khi lựa ...........................................................
chọn đồng phục? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 7: Theo anh/chị, khách hàng Trả lời:
thường đặt tiêu chí gì làm tiêu chí ...........................................................
hằng đầu? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 8: Theo anh/chị, chất liệu nào Trả lời:
thường được các khách hàng hướng ...........................................................
tới? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 9: Theo anh/chị, giá thành của Trả lời:
đồng phục thường là tiêu chí số ...........................................................
mấy? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 10: Theo anh/chị, khách hàng Trả lời:
có thường xuyên quan tâm tới các xu ...........................................................
hướng thời trang hay không? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Đánh giá chung:
- Người được hỏi có mức độ am hiểu về công ty và khách hàng. Câu
hỏi nên có nhiều câu hỏi mở hơn để tìm hiểu kỹ hơn về nhân viên.
- Đặt đúng vấn đề và người được hỏi trả lời tự nhiên, thật lòng, thoải
mái.

KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN TRƯỞNG PHÒNG


Người được hỏi: Hoàng Văn Minh Người phỏng vấn: Phạm Đức Quyền

Địa chỉ: Văn phòng: Số 31A, Thời gian hẹn: 8h00 ngày
Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu 15/05/2023
Giấy, Hà Nội Thời điểm bắt đầu: 8h10 ngày
15/05/2023
Thời điểm kết thúc: 8h40 ngày
15/05/2023
Đối tượng: Là trưởng phòng kinh Các yêu cầu đòi hỏi:
doanh của nhà may Phương Thảo + Có hơn 12 tháng làm trưởng phòng
Những thông tin cần thu thập: + Trên 30 tuổi
+ Doanh số của nhà may + Có hiểu biết cơ bản về đồng phục
trong quý 1 năm 2022
+ Các khó khăn trong việc
hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra
của nhà may
+ Các chiến lược phát triển
nhà may trong tương lai
Cần thỏa thuận về:
+ Người tham gia khảo sát
trên tinh thần tự nguyện và
đồng ý với các điều khoản của
buổi khảo sát.
+ Thái độ vui vẻ, thoải mái,
hòa hiệp
+ Tránh nói chuyện sang
những việc không liên quan
đến nội dung khảo sát
Chương trình : Ước lượng thời gian
- Giới thiệu 1 phút
- Tổng quan về dự án 2 phút
- Tổng quan về phỏng vấn 1 phút
- Chủ đề sẽ đề cập, xin phép 7 phút
được ghi âm
+ Chủ đề 1: Về doanh số và
chỉ tiêu của nhà may trong 10 phút
quý 1 năm 2023
+ Chủ đề 2: Về việc phát triển
trong tương lai 7 phút
- Tổng hợp các nội dung chính,
ý kiến của người được hỏi 2 phút
- Kết thúc (thoả thuận)
Dự kiến tổng cộng: 30 phút

PHIẾU PHỎNG VẤN


Dự án: Quản lý trang web May Tiểu dự án: Quản lý trang web
Phương Thảo May Phương Thảo
Người được hỏi: Hoàng Văn Minh Người hỏi: Phạm Đức Quyền
(trưởng phòng kinh doanh của công Ngày: 15/05/2023
ty May Phương Thảo)
Câu hỏi Ghi chú
Câu 1: Anh/Chị hãy cho biết doanh Trả lời:
số trong quý 1 năm 2023 vừa qua? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 2: Vậy theo anh/chị, nhà may đã Trả lời:
đạt được chỉ tiêu được đề ra trong ...........................................................
quý trước hay chưa ? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 3: Anh/Chị hãy hãy cho biết Trả lời:
những khó khăn về kinh doanh trong ...........................................................
quý vừa rồi? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 4: Vậy theo anh/chị mấu chốt Trả lời:
của vấn đề mà nhà may gặp phải là ...........................................................
gì? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 5: Anh/Chị có giải pháp gì để Trả lời:
giải quyết những vấn đề còn tồn tại ...........................................................
đó không? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 6: Theo anh/chị với tình hình đã Trả lời:
kiểm soát được dịch bệnh hiện tại thì ...........................................................
công ty sẽ có cơ hội để gia tăng ...........................................................
...........................................................
doanh thu so với quý vừa rồi hay
Quan sát:
không?
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 7: Anh/Chị suy nghĩ như thế Trả lời:
nào về việc thiếu hụt nhân công sau ...........................................................
dịch? Điều đó có ảnh hưởng gì đến ...........................................................
...........................................................
hoạt động của công ty?
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 8: : Vậy theo anh/chị nhà may Trả lời:


cần làm gì để thu hút thêm nhân ...........................................................
công ? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 9: Anh/Chị hãy nêu thử 1 dự án Trả lời:


trong tương lai của công ty có thể ...........................................................
thực hiện trong quý tiếp theo? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................

Câu 10: Dự án mà anh/chị vừa nêu Trả lời:


có thể gặp khó khăn gì và anh/chị đã ...........................................................
có cách giải quyết điều đó hay chưa? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
Đánh giá chung:
- Người được hỏi có đủ am hiểu và kinh nghiệm để quản lý, duy trì và
phát triển lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Đặt đúng vấn đề và người được hỏi trả lời tự nhiên, thật lòng, thoải
mái.
KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN NGƯỜI MUA HÀNG
Người được hỏi: Nguyễn Văn Thái Người phỏng vấn: Nguyễn Thị
Quỳnh
Địa chỉ: Văn phòng: Số 31A, Thời gian hẹn: 8h00 ngày
Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu 16/05/2023
Giấy, Hà Nội Thời điểm bắt đầu: 8h10 ngày
16/05/2023
Thời điểm kết thúc: 8h40 ngày
16/05/2023
Đối tượng: Là một khách hàng sử Các yêu cầu đòi hỏi:
dụng trang web + Là một trong những người
Những thông tin cần thu thập: thường sử dụng đồng phục của
+ Thói quen sử dụng đồng nhà may Phương Thảo
phục của nhà may Phương + Trên 12 tuổi
Thảo + Có hiểu biết cơ bản về đồng
+ Tiêu chí chọn may đồng phục
phục
+ Các dịp sử dụng đồng phục
+ Tần suất sử dụng đồng
phục
+ Mục đích của việc sử dụng
đồng phục
Cần thỏa thuận về:
+ Người tham gia khảo sát
trên tinh thần tự nguyện và
đồng ý với các điều khoản của
buổi khảo sát.
+ Thái độ vui vẻ, thoải mái,
hòa hiệp
+ Tránh nói chuyện sang
những việc không liên quan
đến nội dung khảo sát
Chương trình : Ước lượng thời gian
- Giới thiệu 1 phút
- Tổng quan về dự án 2 phút
- Tổng quan về phỏng vấn 1 phút
- Chủ đề sẽ đề cập, xin phép 7 phút
được ghi âm
+ Chủ đề 1: Thói quen và tần 10 phút
suất sử dụng đồng phục của
khách hàng
+ Chủ đề 2: Tiêu chí lựa chọn 7 phút
đồng phục của khách hàng
- Tổng hợp các nội dung chính, 2 phút
ý kiến của người được hỏi
- Kết thúc (thoả thuận)
Dự kiến tổng cộng: 30 phút

PHIẾU PHỎNG VẤN


Dự án: Quản lý trang web May Tiểu dự án: Quản lý trang web
Phương May Phương Thảo
Thảo
Người được hỏi: Nguyễn Văn Thái Người hỏi: Nguyễn Thị Quỳnh
(1 khách hàng của nhà may Phương Ngày: 16/05/2023
Thảo)
Câu hỏi Ghi chú
Câu 1: Anh/Chị có thường xuyên sử Trả lời:
dụng đồng phục hay không ? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 2: Thường thì anh/chị sẽ sử Trả lời:
dụng đồng phục vào các dịp nào? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 3: Anh/Chị thường mua đồng Trả lời:
phục theo nhóm hay cá nhân? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 4: Anh/Chị thường hay tự thiết Trả lời:
kế đồng phục hay lựa chọn các thiết ...........................................................
kế đã có sẵn? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 5: Anh/Chị có hay đến Trả lời:
showroom để tham khảo và đặt may ...........................................................
đồng phục hay không? ...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 6: Tiêu chí lựa chọc đồng phục Trả lời:
của anh/chị là gì? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 7: Anh/Chị có quan tâm đến Trả lời:
chất liệu của đồng phục hay không? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 8: Anh/Chị quan tâm đến giá Trả lời:
thành của đồng phục hay không? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 9: Anh/Chị có hay nghe tư vấn Trả lời:
về đồng phục từ bên ngoài không? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Câu 10: Anh/Chị có quan tâm tới các Trả lời:
xu hướng thời trang hay không? ...........................................................
...........................................................
...........................................................
Quan sát:
...........................................................
...........................................................
...........................................................
Đánh giá chung:
- Người được hỏi có đủ am hiểu về đồng phục và là khách hàng gắn
bó với công ty, có nhiều trải nghiệm với từng loại sản phẩm của
công ty.
- Đặt đúng vấn đề và người được hỏi trả lời tự nhiên, thật lòng, thoải
mái.

Phiếu điều tra ( https://forms.gle/eAyFE7KMkEjzVU3i7 )


Câu hỏi:
Phiếu điều tra
Phiếu điều tra về trải nghiệm quá trình mua sản phẩm tại nhà
may Phương Thảo
(Dành cho khách hàng)
Câu 1: Bạn đã sử dụng sản phẩm nào của nhà may Phương Thảo?
A. Đồng phục dành cho học sinh, sinh viên

B. Đồng phục dành cho nhân viên văn phòng


C. Đồng phục dành cho các hoạt động thể thao
D. Đồng phục dành cho các công việc đặc thù khác (bác sĩ, kỹ sư, bảo
hộ lao động) Câu 2: Điều bạn thích nhất khi mua sản phẩm?
A. Thương hiệu
B. Giá cả
C. Chất lượng sản phẩm
D. Đóng gói
Câu 3: Bạn có gặp bất cứ khó khăn nào trong việc di chuyển tới các cơ
sở phân phối sách của công ty không?
A. Tất cả các ngày trong tuần
B. Các ngày làm việc C.Các ngày được nghỉ D.Mục khác
Câu 4: Bạn có biết trang web về đồng phục nào khác của Việt Nam sau
đây ngoài May Phương Thảo không?
A. Đồng phục ModaViet
B. Vest Nguyễn
C. Đồng phục Hải Anh D.Mục khác
Câu 5: Khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của May Phương Thảo
có ý kiến rằng dù sản xuất tại Việt Nam nhưng đều có chất lượng
tương tự như châu Âu. Bạn có nghĩ thế không?
A. Có
B. Không
C.Chưa bao giờ thử sản phẩm nước ngoài
D.Phân vân
Câu 6: Sau khi sử dụng sản phẩm của May Phương Thảo bạn có phản ánh
gì không?
A. Sản phẩm không giống với thiết kế yêu cầu
B. Sản phẩm không giống với chất liệu yêu cầu
C.Không có
phản ánh gì
D.Mục khác
Câu 7: Chức năng tư vấn và giải đáp thắc mắc trên trang web của May
Phương Thảo có hữu ích cho bạn không?
A. Rất hữu ích

B. Hữu ích
C. Không hữu ích lắm
D. Không hữu ích tý nào
Câu8: May Phương Thảo muốn đưa thương hiệu của mình ra nước ngoài
bạn nghĩ chúng tôi có thể không? Vì sao?
Câu 9: Hãy đóng góp ý kiến của bạn về May Phương Thảo và các sản phẩm
của May Phương Thảo?

Quan sát
Quan sát trực tiếp:
- Người tiêu dùng có thái độ tích cực khi được hỏi về sản phẩm, biểu
cảm, cách trả lời quyết đoán rõ rang chứng tỏ đã qua sử dụng sản phẩm
và không có dấu hiệu của việc được thuê để đánh giá tốt về sản phẩm.
- Quan sát nhà máy sản xuất rượu vang có quy mô và quy trình sản xuất
như được mô tả
1.5.1.3. Đối tượng khảo sát
 Người mua hàng
 Quản lí showroom
 Nhân viên công ty
 Trưởng phòng kinh doanh
 Giám đốc công ty
1.5.1.4. Kết quả sơ bộ
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MAY PHƯƠNG THẢO.
Văn phòng: Số 31A, Nguyễn Quốc Trị, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà
Nội.
Điện thoại: 0912 680 885
Email: donhang@mayphuongthao.com
Hệ thống bán hàng: Đồng Phục Phương Thảo đã trở thành thương
hiệu uy tín hàng đầu về đồng phục học sinh, đồng phục công sở tại Việt
Nam. Hiện nay Phương Thảo là thương hiệu đồng phục duy nhất sở hữu
chuỗi cửa hàng bán lẻ gồm 15 showroom rộng khắp Hà Nội với thời gian
mở cửa là tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ nhật, từ 8h đến
18h
Nổi bật: Đồng Phục Phương Thảo cam kết luôn lấy phương châm
“Chữ tâm nâng tầm chất lượng” mang đến cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng tốt nhất, thiết kế nổi bật với mức giá hợp lý nhất. Đồng
Phục Phương Thảo là một trong số ít các doanh nghiệp kinh doanh về
đồng phục đạt được các giải thưởng lớn và nhận được nhiều bằng khen
của các cơ quan Chính Phủ. Ngoài ra còn tham gia vào nhiều hoạt động
thiện nguyện ý nghĩa, mang đậm tính nhân văn.

You might also like