You are on page 1of 15

TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG MẠNG.

1.1.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng.

Tại sao cần thu thập?


Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin,
thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định
trước. Vì vậy, cần phải luôn đảm bảo rằng mình đang thực hiện đúng quy trình
thu thập dữ liệu khách hàng nhằm đảm bảo kết quả đầu ra được chính xác và
thực tế hơn.
VD: Khách hàng yêu cầu xây dựng mạng cá nhân thì phải giải quyết như thế
nào hay một doanh nghiệp yêu cầu xây dựng mạng LAN thì cần phải làm sao.

1.1.2. Phân tích yêu cầu


Vì sao cần phân tích?
 Tầm quan trọng: Phân tích và định rõ yêu cầu là bước trong quy trình làm
việc. Công việc ở bước này là tìm hiểu xem chúng ta phải thực hiện yêu
cầu của khách hàng từ thông tin được yêu cầu ra sao, chứ không phải làm
theo ý muốn cá nhân. Đích cuối cùng của khâu phân tích là tạo ra đặc tả
yêu cầu từ khách hàng, là tài liệu ràng buộc giữa khách hàng và người
phát triển và là cơ sở của hợp đồng.

 Các hoạt động phân tích yêu cầu:


- Làm rõ yêu cầu: giao tiếp với khách hàng và người sử dụng để xác định
các yêu cầu của họ.
- Xem xét yêu cầu: xác định xem các yêu cầu được đặt ra có ở tình trạng
không rõ ràng, không hoàn chỉnh, đa nghĩa, hoặc mâu thuẫn hay không,
và giải quyết các vấn đề đó.

-Làm tài liệu yêu cầu: các yêu cầu có thể được ghi lại theo nhiều hình
thức, chẳng hạn các tài liệu ngôn ngữ tự nhiên, các tình huống sử dụng,
nhu cầu sử dụng hoặc các đặc tả tiến trình.

Bước phân tích yêu cầu có thể là một quá trình dài và khó khăn, cần đến
nhiều kĩ năng. Các hệ thống mới làm thay đổi môi trường và các mối quan
hệ giữa con người, do đó điều quan trọng là phải xác định được tất cả
những người có vai trò quan trọng, xem xét tất cả các nhu cầu của họ và
đảm bảo rằng họ hiểu được các hàm ý của hệ thống mới.

 Mục tiêu của phân tích yêu cầu


Có thể nói mỗi mục tiêu của việc phân tích và quản lý yêu đều tương ứng
với tầm quan trọng của nó.

- Lấy được các yêu cầu đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và phù
hợp với hệ thống.

- Phân tích các yêu cầu có sẵn với những ứng dụng mang tính sẵn có

- Phân tích được khả năng mở rộng của các yêu cầu theo thời gian từ đó
biết được cách tốt nhất để đạt được khả năng mở rộng này.

- Phân tích các yêu cầu tích hợp với hệ thống

- Kiểm soát được sự thay đổi của các yêu cầu và bổ xung thay đổi kịp
thời phù hợp với hệ thống

- Xác định được yêu cầu chức năng, phi chức năng

- Làm rõ được các yêu cầu và làm tài liệu yêu cầu

1.1.3. Thiết kế giải pháp.


Giải pháp để làm gì?
Như chúng ta thấy rất nhiều công trình trên thực tế để có thể thiết kế và đưa vào
sử dụng cần qua rất nhiều các giai đoạn khác nhau và thiết kế giải pháp chính là
một trong những bước quan trọng nhất, thông qua thiết kế chúng ta cũng có thể
rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đối với yêu cầu khách hàng, giúp cho quá
trình vận hành một doanh nghiệp diễn ra trôi chảy.

VD:
Giải pháp thiết kế hạ tầng mạng tổng thể mạng lại nhiều lợi ích:

1. Xây dựng kết nối đa dạng: Yêu cầu xây dựng kết nối đảm bảo hoạt động
các ứng dụng ngày càng đa dạng và phổ biến, từ các ứng dụng cơ bản như
phần mềm nghiệp vụ, email, Web ... trước đây, nhu cầu kết nối mạng đã
phát triển cho rất nhiều các ứng dụng khác như Voice, Video, Video
Conferencing, Data backup … Vì vậy, hệ thống mạng không chỉ  phải
đáp ứng các yêu cầu kết nối cơ bản mà còn phải đáp ứng các yêu cầu cao
hơn về băng thông, chất lượng dịch vụ.
2. Xây dựng trung tâm dữ liệu: Với hệ thống mạng chuyên biệt, mọi tài
nguyên sẽ được lưu lại trên máy chủ server. Khi các máy tính được kết
nối vào cùng một hệ thống thì tất cả mọi nhân sự trong công ty được chia
sẻ quyền đều có thể dùng chung tài nguyên với nhau. 
3. Đảm bảo vấn đề về bảo mật
4. Hiệu quả đầu tư: Khi tính toán đến nâng cấp một hệ thống chúng ta cần
phải xem xét kỹ lưỡng phần nào cần được nâng cấp, đầu tư mới và chọn
lựa sản phẩm thế nào. Việc tính toán chính xác sẽ giúp được tiết kiệm
được chi phí đầu tư và khả năng sinh lãi sau đầu tư
5. Mạng có khả năng nâng cấp, mở rộng: Để phù hợp với việc đầu tư cho
mạng tại các giai đoạn khác nhau, mạng phải có khả năng nâng cấp/mở
rộng, tránh việc phải xây dựng lại từ đầu, đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu
tư.
6. Mạng được thiết kế phân lớp: Tối ưu cho việc sử dụng băng thông trên
mạng

1.1.4. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý.


Dùng để làm gì?
Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng,
giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng

1.1.5. Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng
Vì sao cần xây dựng chiến lược?
Chiến lược này nhằm xác định và quản lý tài nguyên trên hệ thống mạng. Người
dùng trong mạng được chia thành từng nhóm và việc phân quyền được thực
hiện trên các nhóm người dùng thuận tiện cho việc phân chia tài nguyên và
nhân lực sử dụng trong hệ thống.

VD như:

- Bên bộ phận marketing thì sử dụng thông tin tài nguyên về sản phẩm và tiếp
nhận thông tin như cầu người tiêu dùng

- Còn bộ phận sản xuất thì cần thông tin tài nguyên về nhu cầu sản xuất, lô
hàng, chất lượng hàng thô…..

1.1.6. Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý


Mục đích của thiết kế vật lý?
Sơ đồ vật lý hệ thống mạng là một bản vẽ tổng thể liên quan đến các hạng mục,
bộ phận, và những phân khúc của hệ thống mạng lắp đặt cho công trình xây
dựng. Sơ đồ vật lý của hệ thống mạng là sản phẩm của quá trình nghiên cứu
thực địa, thống nhất phương án thiết kế của các kỹ sư lắp đặt với chủ đầu tư.
Đồng thời, bản sơ đồ còn bao quát được các hạng mục thi công mạng Lan và
mạng internet cấu thành trong hệ thống điện nói chung của công trình kiến trúc,
do sơ đồ vật lý hệ thống mạng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống mạng
nên các chủ đầu tư luôn hết sức thận trọng để chọn lựa một nhà thầu có năng lực
thi công giỏi, có thể tạo lập được một sơ đồ vật lý cho hệ thống mạng tốt nhất.

1.1.7. Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng.
Vì sao cần chọn hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng?
Để có được những trải nghiệm tốt và mang lại những kết quả như mong muốn
trong học tập, công việc thì ngoài việc chọn loại thiết bị phù hợp thì chúng ta
cũng cần đặc biệt quan tâm đến những nền tảng hệ điều hành sử dụng và những
ứng dụng phục vụ cho việc đó. Việc này giúp cho hệ thống chạy trơn tru mà
không bị xung đột phần mềm hay ứng dụng dẫn đến hiệu ứng domino VD:
 Windows Phổ biến, dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng
để phục vụ cho công việc cũng như giải trí.
 macOS  Tốc độ và độ mượt mà khi sử dụng thì dòng này hơn hẳn
Windows và người dùng đánh giá ổn định, ít lag. Tuy nhiên macOS lại
khá là kén thiết bị, có nhiều thiết bị không tương thích khi chạy trên phần
mềm này dẫn đến ít người dùng hơn. 
 Linux Miễn phí, bảo mật cao, khả năng linh hoạt tốt và hoạt động “mượt”
ngay cả với máy tính có cấu hình yếu. Chuyên về phần mềm Server,
SQL, Code,… môi trường làm việc desktop (GNOME và KDE), các ứng
dụng văn phòng (OpenOffice, LibreOffice). Linux còn là phần mềm có
tính bảo mật cao, tránh được nhiều nguy cơ xâm hại. dính độc, virus. 

1.1.8. Cài đặt mạng.


Mục đích của cài đặt mạng?
Mạng máy tính là một số các máy tính được nối kết với nhau theo một cách nào
đó nhằm mục đích để trao đổi chia sẻ thông tin cho nhau với những ưu điểm: ...
Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, sự trao đổi thông tin dữ liệu
giữa những người dùng sẽ nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn

1.1.9. Lắp đặt phần cứng


Quy trình lắp đặt phần cứng cho một mạng gồm có:
1. Xác định mạng cần lắp đặt: Số lượng máy được yêu cầu kết nối
2. Thiết lập hệ thống kết nối mạng cơ bản: Về việc đi dây mạng và các thiết
bị kết nối ( Router, Hub, Switch,…)
1.1.10. Cài đặt và cấu hình phần mềm.
Mục đích của cài đặt phần mềm
Mục đích của việc cài đặt phần mềm máy tính là để cho phép người dùng tương
tác với máy tính, phần cứng hoặc thực hiện các tác vụ. Không có các chương
trình phần mềm, phần lớn hoạt động của máy tính sẽ trở nên vô nghĩa. Tùy theo
phần mềm mà người dùng sử dụng sẽ có chức năng riêng của nó:
 Phần mềm ứng dụng: Mỗi phần mềm ứng dụng sẽ sử dụng trực tiếp hệ
thống máy tính để vận hành các chức năng phục vụ cho mục đích giải trí,
học tập, làm việc.
 Phần mềm hệ thống: Giúp quản lý sự hoạt động của các phần cứng máy
tính, nhờ đó cung cấp các chức năng cơ bản cho mục đích người dùng
hoặc sự ổn định của phần mềm ứng dụng.Phần mềm hệ thống cũng được
thiết kế nền tảng để phù hợp với các phần mềm ứng dụng. Bao gồm:

- Hệ điều hành (operating system): Cung cấp các dịch vụ và tính năng,


điều hành các phần mềm khác chạy "trên đỉnh" của chúng. Những thành
phần cốt lõi chủ yếu của hệ điều hành bao gồm: Chương trình giám sát,
bộ tải khởi động, vỏ và hệ thống 

- Trình điều khiển thiết bị (driver): Giúp vận hành hoặc điều khiển một
loại thiết bị được cài trên máy tính. Mỗi thiết bị cần phải có một trình
điều khiển riêng biệt và phải tương thích. Mỗi máy tính thường gồm
nhiều thiết bị điều khiển cho sự hoạt động. 

- Tiện ích (utility): Đây là một tiện ích giúp hỗ trợ người dùng trong việc
hỗ trợ bảo trì và chăm sóc máy tính giúp hoạt động ổn định và bền bỉ
nhất. 

 Phần mềm độc hại : Đây là một dạng phần mềm đen khiến gây hại và
phá hỏng máy tính. Phần mềm độc hại thường được các tội phạm công
nghệ sử dụng, đôi khi những phần mềm độc hại lại chỉ giống như những
trò đùa tới người dùng.

1.1.11. Kiểm thử mạng.


Để kiểm tra thử mạng chúng ta có thể sử dụng lệnh cmd để ping lên một server
nào đó để xem khả năng kết nối của Mạng

Mục đích? Đơn giản là dùng để kiểm tra xem mạng có đang hoạt động hay bị
lỗi.
1.1.12. Bảo trì hệ thống.
Mục đích?
Dạng data: Bảo đảm an ninh mạng, Các hệ thống thường rất dễ bị tấn công bởi
các virus và người lạ xâm nhập khi kết nối với mạng internet. Vì vậy, việc giám
sát và bảo trì hệ thống thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện ra sớm các tác nhân
gây hại cho lỗ hổng bảo mật và có những biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu
quả nhất.
Dạng vật lý: Bảo đảm đường mạng vật lý được xử lý kịp thời nếu bị đứt hay các
vấn đề khác. Giảm thiệt hại liên đới tối thiểu nhất có thể và kịp thời kiểm tra độ
bền hay chất lượng của phần cứng nếu cần thay thế.
TRẮC NGHIỆM
P1

 Câu 1. Thiết bị nào hoạt động ở tầng Physical:

o A. Repeater
o B. Card mạng
o C. Hub
o D. Cả 3 đáp án trên

 Câu 2. Để cấp phát động địa chỉ IP, ta có thể sử dụng dịch vụ có giao thức nào?

o A. Dùng giao thức DHCP


o B. Dùng giao thức FTP
o C. Dùng giao thức DNS
o D. Dùng giao thức HTTP
 Câu 3. Địa chỉ IP 192.168.1.1:

o A. Thuộc lớp B
o B. Thuộc lớp C
o C. Là địa chỉ riêng
o D. B và C đúng

 Câu 4. Tầng nào trong mô hình OSI làm việc với các tín hiệu điện:

o A. Data Link
o B. Network
o C. Physical
o D. Transport

 Câu 5. Giao thức nào thuộc tầng Application:

o A. IP
o B. HTTP
o C. NFS
o D. TCP

 Câu 6. Các thành phần tạo nên mạng là:

o A. Máy tính, hub, switch


o B. Network adapter, cable
o C. Protocol
o D. Tất cả đều đúng
 Câu 7. Chức năng chính của router là:

o A. Kết nối network với network


o B. Chia nhỏ broadcast domain
o C. A và B đều đúng
o D. A và B đều sai

 Câu 8. Protocol là:

o A. Là các qui tắc để cho phép các máy tính có thể giao tiếp được với nhau
o B. Một trong những thành phần không thể thiếu trong hệ thống mạng
o C. A và B đúng
o D. A và B sai

 Câu 9. Protocol nào được sử dụng cho mạng Internet:

o A. TCP/IP
o B. Netbeui
o C. IPX/SPX
o D. Tất cả ý trên 

 Câu 10. Các chuẩn JPEG, TIFF, ASCII, EBCDIC do tầng nào của mô hình OSI định nghĩa:

o A. Transport
o B. Network
o C. Application
o D. Presentation

 Câu 11. Trong các địa chỉ sau, chọn địa chỉ không nằm cùng đường mạng với các địa chỉ
còn lại:

o A. 203.29.100.100/255.255.255.240
o B. 203.29.100.110/255.255.255.240
o C. 203.29.103.113/255.255.255.240
o D. 203.29.100.98/255.255.255.240

 Câu 12. Có bao nhiêu vùng đụng độ (Collision Domain) trong một mạng dùng 1 Repeater
và 1 Hub:

o A. 1
o B. 2
o C. 3
o D. 4

 Câu 13. Thiết bị nào sau đây sử dụng tại trung tâm của mạng hình sao:
o A. Switch
o B. Brigde
o C. Port
o D. Repeater

 Câu 14. Để hạn chế sự đụng độ của các gói tin trên mạng người ta chia mạng thành các
mạng nhỏ hơn và nối kết chúng lại bằng các thiết bị:

o A. Repeaters
o B. Hub
o C. Switch
o D. Cạc mạng (NIC)

 Câu 15. Các thiết bị mạng nào sau đây có khả năng duy trì thông tin về hiện trạng kết nối
của toàn bộ một mạng xí nghiệp hoặc khuôn viên bằng cách trao đổi thông tin nói trên giữa
chúng với nhau:

o A. Bridge
o B. Router
o C. Repeater

 D. Connectors

P2

Câu 16. Sợi cáp xoắn nối giữa card mạng với hub thì:

o Bấm thứ tự 2 đầu cáp giống nhau


o Đổi vị trí các sợi 1, 2 với sợi 3, 6
o Một đầu bấm theo chuẩn TIA/EIA T-568A, đầu kia theo chuẩn TIA/EIA T568-B
o Tất cả đều sai.

 Câu 17. Giá trị của 11101101 ở cơ số 2 trong cơ số 16 là:

o CB
o ED
o CF
o EC

 Câu 18. Kiến trúc một mạng LAN có thể là:


o RING
o BUS
o STAR
o Có thể phối hợp cả 3 kiến trúc trên

 Câu 19. Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ broadcast của mạng lớp B là:

o 149.255.255.255
o 149.6.255.255
o 149.6.7.255
o Tất cả đều sai

 Câu 20. Điều gì đúng đối với mạng ngang hàng:

o Cung cấp sự an toàn và mức độ kiểm soát cao hơn mạng dựa trên máy phục vụ.
o Được khuyến cáo sử dụng cho mạng có từ 10 người dùng trở xuống.
o Đòi hỏi một máy phục vụ trung tâm có cấu hình mạnh.
o Người dùng phân bố trong địa bàn rộng.

 Câu 21. Phát biểu nào sau đây mô tả đúng nhất cho tầng Application?

o Mã hoá dữ liệu
o Cung cấp những dịch vụ mạng cho những ứng dụng của người dùng.
o Sử dụng địa chỉ vật lý để cung cấp cho việc truyền dữ liệu và thông báo lỗi, kiến trúc mạng

và điều khiển việc truyền.


o Cung cấp những tín hiệu điện và những tính năng cho việc liên kết và duy trì liên kết giữa
những hệ thống.
 Câu 22. Nhược điểm của mạng dạng hình sao là:

o Khó cài đặt và bảo trì


o Khó khắc phục khi lỗi cáp xảy ra, và ảnh hường tới các nút mạng khác
o Cần quá nhiều cáp để kết nối tới nút mạng trung tâm
o Không có khả năng thay đổi khi đã lắp đặt

 Câu 23. Mô tả nào sau đây là cho mạng hình sao (star)?

o Truyền dữ liệu qua cáp đồng trục


o Mỗi nút mạng đều kết nối trực tiếp với tất cả các nút khác
o Có một nút trung tâm và các nút mạng khác kết nối đến
o Các nút mạng sử dụng chung một đường cáp

 Câu 24. Giao thức nào trong các giao thức sau dùng trong mô hình mạng LAN:

o TCP/IP
o IPX/SPX
o NETBEUI
o Tất cả đáp án trên

 Câu 25. Giao thức nào trong các giao thức sau dùng trong mô hình mạng WAN:

o TCP/IP
o NETBEUI
o DLC
o Tất cả đáp án trên

 Câu 26. Đặc điểm của mạng dạng Bus:

o Tất cả các nút mạng kết nối vào nút mạng trung tâm (Ví dụ như Hub)
o Tất cả các nối kết nối trên cùng một đường truyền vật lý.
o Tất cả các nút mạng đều kết nối trực tiếp với nhau.
o Mỗi nút mạng kết nối với 2 nút mạng còn lại.

 Câu 27. Khi nối mạng giữa 2 máy tính, chúng ta sử dụng loại cáp nào để nối trực tiếp
giữa chúng.

o Cáp quang
o Cáp UTP thẳng
o Cáp STP
o Cáp UTP chéo (crossover)

 Câu 28. Loại cáp nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay?

o Cáp đồng trục


o Cáp STP
o Cáp UTP (CAT 5)
o Cáp quang

 Câu 29. Trình tự đóng gói dữ liệu khi truyền từ máy này đến máy khác?

o Data, frame, packet, segment, bit


o Data, segment, frame, packet, bit
o Data, packet, segment, frame, bit
o Data, segment, packet, frame, bit

 Câu 30. Muốn hệ thống mạng hoạt động hiệu quả người ta thường:

o Tăng số lượng Collision Domain, giảm kích thước các Collision Domain
o Tăng số lượng Collision Domain, tăng kích thước các Collision Domain
o Giảm số lượng Collision Domain, giảm kích thước các Collision Domain
o Giảm số lượng Collision Domain, tăng kích thước các Collision Domain

P3

 Câu 1. Chọn định nghĩa ĐÚNG về địa chỉ MAC:

o Được ghi sẵn trên card mạng (NIC)


o Do người quản trị mạng khai báo
o 2 đáp án trên đều đúng
o Tất cả đáp án đều sai
 Câu 2. Modem dùng để:

o Giao tiếp với mạng


o Truyền dữ liệu đi xa
o Truyền dữ liệu trong mạng LAN
o Giao tiếp với mạng và truyền dữ liệu đi xa
 Câu 3. Địa chỉ nào sau đây thuộc lớp A:

o 172.29.14.10
o 10.1.1.1
o 140.8.8.8
o 203.5.6.7
 Câu 4. Chức năng chính của router là:

o Kết nối LAN với LAN


o Chia nhỏ broadcast domain
o Tất cả đều đúng
o Tất cả đều sai
 Câu 5. Địa chỉ IP 172.200.25.55/255.255.0.0:

o Thuộc lớp A
o Thuộc lớp C
o Là địa chỉ riêng
o Là địa chỉ broadcast
 Câu 6. Đơn vị dữ liệu ở tầng presentation là:
o Byte
o Data
o Frame
o Packet
 Câu 7. Khi sử dụng mạng máy tính ta sẽ được các lợi ích:

o Chia sẻ tài nguyên (ổ cứng, cơ sở dữ liệu, máy in, các phần mềm tiện ích,…)
o Quản lý tập trung
o Tận dụng năng lực xử lý của các máy tính rỗi kết hợp lại để thực hiện các
công việc lớn
o Tất cả đều đúng
 Câu 8. Quá trình dữ liệu di chuyển từ hệ thống máy tính này sang hệ thống máy tính
khác phải trải qua giai đoạn nào?

o Phân tích dữ liệu


o Lọc dữ liệu
o Nén dữ liệu
o Đóng gói
 Câu 9. Thứ tự các tầng (layer) của mô hình OSI theo thứ tự từ trên xuống là:

o Application, Presentation, Session, Transport, Data Link, Network, Physical


o Application, Presentation, Session, Network, Transport, Data Link, Physical
o Application, Presentation, Session, Transport, Network, Data Link, Physical
o Application, Presentation, Session, Transport, Network, Data Link, Physical
 Câu 10. Để kết nối hai máy tính với nhau ta có thể sử dụng:

o Hub
o Switch
o Nối cáp trực tiếp
o Tất cả đều đúng
 Câu 11. Protocol nào được sử dụng cho Internet:

o TCP/IP
o Netbeui
o IPX/SPX
o DLC
 Câu 12. Chuỗi số “00-08-ac-41-5d-9f” có thể là:

o Địa chỉ IP
o Địa chỉ port
o Địa chỉ MAC
o Tất cả đều sai
 Câu 13. Các protocol TCP và UDP hoạt động ở tầng nào?

o Transport
o Network
o Application
o Presentation
 Câu 14. Cho biết chức năng của Proxy:

o Là máy đại diện cho một nhóm máy đi thực hiện một dịch vụ máy khách
(client service) nào đó
o Là một thiết bị thống kê lưu lượng mạng
o Tất cả đều đúng
o Tất cả đều sai
 Câu 15. Công nghệ mạng LAN được sử dụng phổ biến hiện nay là:

o Token Ring
o FDDI
o Ethernet
o ADSL

You might also like