You are on page 1of 5

Tình trạng vi phạm Đạo đức, pháp luật hiện nay trong hoạt động E-Marketing tại Việt

Nam,Bài học
rút ra cho những người mới vào nghề.

1. Toàn cảnh về đạo đức và pháp luật


a. Thách thức về đạo đức trong E-Marketing Việt Nam
Sự phát triển của công nghệ đang tạo ra những thách thức về đạo đức trong E-Marketing
như:
 Sự sở hữu tài sản trí tuệ: trong năm 2021, các lực lượng chức năng của 9 bộ,
ngành là thành viên Chương trình 168 đã giải quyết 340 vụ xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ với tổng số tiền phạt gần 4,7 tỷ đồng và tiêu hủy hàng hóa vi phạm,
thay đổi tên miền.... Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử lý 51 đơn yêu cầu
xử lý vi phạm với tổng số tiền xử phạt 75,8 tỷ đồng…
 Sự vi phạm quyền riêng tư: Tác động đến hệ thống mạng, tấn công, phá hoại hệ
thống máy tính, có thể dẫn đến mất an ninh, rò rỉ thông tin.
 Tính tự do biểu hiện (ngôn luận, cảm xúc) : trong thời đại số khi đặt trong bối
cảnh với các quyền tự do khác như tự do báo chí, tiếp cận thông tin, tự do
ngôn luận. Mạng xã hội đang giúp người dân thực hành quyền dân chủ,
biểu lộ thái độ của họ trước các vấn đề xã hội. Nhưng ngược lại, nhiều cá
nhân đã lợi dụng mạng xã hội, ngang nhiên vi phạm quyền riêng tư của
người khác như tiết lộ bí mật đời tư, tiết lộ thông tin giao dịch ngân hàng
của người khác, đưa thông tin xúc phạm uy tín danh dự, nhân phẩm, xâm
nhập điện thoại của người khác lấy clip nhạy cảm đưa lên mạng xã hội, thu
thập và có thể bán dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu...
nhưng chưa bị xử lý nhiều
 Việc sử dụng các dữ liệu người dùng tự nguyện cung cấp hoặc bị thu thập lén lút.
 Ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ em: Phát tán nội dung đồi trụy, không lành
mạnh, đe dọa đến sức khỏe tinh thần, đặc biệt là của trẻ em.
b. Những khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp
- Khó đạt được sự cân bằng giữa đạo đức và pháp lý khi CNTT phát triển quá nhanh.
- Những tình huống phát sinh hầu như chưa có tiền lệ trong quá khứ để so sánh, tìm ra giải
pháp dẫn đến việc thiếu kinh nghiệm.
- Các vướng mắc trong xử lý vi phạm trên môi trường số, các website và sàn thương mại
điện tử. Các hành vi vi phạm trên môi trường số chủ yếu đến từ 3 loại website chính là:
thương mại điện tử trung gian, website “.vn” và “.com” độc lập. Các đối tượng lập nhiều
website để thực hiện các hành vi vi phạm. Với các trang web độc lập, các đối tượng che
giấu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc, mua bán, thanh toán, vận chuyển online nên việc
điều tra rất khó khăn. Trong khi đó, các sàn không tiết lộ thông tin đối tượng vi phạm cho
chủ thể quyền.
c. Vấn đề về khả năng tự điều chỉnh
- pháp luật và đạo đức thường hướng về cùng một mục tiêu và hỗ trợ nhau
trong việc xử lý các vấn đề phức tạp mới nổi và đối với lĩnh vực trực tuyến
cũng không ngoại lệ.
- Quan điểm tự điều chỉnh cho rằng các vấn đề mới nổi sẽ tự nhận diện và điều
chỉnh cho phù hợp với những quy định, luật phát sinh.
- Tuy nhiên vấn đề sự tự điều chỉnh này nhanh hay chậm sẽ lệ thuộc vào độ
chính xác, kịp thời của các quy định, luật phát sinh.
d. Yếu tố ảnh hưởng phát triển nội dung số
Pháp lý: Giấy phép, bản quyền, thuần phong mỹ tục, ...
Sản phẩm: Chất lượng nội dung, trải nghiệm người dùng, sáng tạo truyền thông, ...
Thị trường: quy mô thị trường, văn hóa vùng miền, ...
2. Quyền riêng tư trong môi trường số.
Tình trạng ở Việt Nam
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các hành vi xâm
phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Việc dễ
dàng tiếp cận Internet cộng với sự phổ cập thiết bị công nghệ với đầy đủ các chức
năng quay phim, chụp hình, ghi âm... giá rẻ, đã tạo “điều kiện tốt” cho việc theo dõi,
can thiệp vào cuộc sống của người khác mà không có sự đồng ý của họ.
- Hiện tượng mua bán thông tin cá nhân người tiêu dùng vẫn diễn ra khá
thường xuyên
- Xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ theo dõi, thám tử trái phép, xâm phạm
thông tin cá nhân, đời sống riêng tư.
- Người dùng chưa ý thức cao về việc tự bảo vệ quyền riêng tư của mình.
Luật An ninh mạng quy định về việc thu thập cà sử dụng thông tin cá nhân:
- Tiến hành thu thập thông tin cá nhân khi có sự đồng ý của chủ thể
- Chỉ sử dụng thồn tin cá nhân vào mục đích khác mục đích ban đầu khi có sự đồng ý
của chủ thể
- Không chia sẽ, cung cấp, phát tán thông tin cá nhân mình đã thu thập được trừ khi
có sự đồng ý của thủ thể hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. tài sản số
Tình trạng ở Việt Nam
a. Bằng sáng chế.
 Việc thực hiện luật bằng sáng chế trong lĩnh vực số ở Viêt Nam chưa thực sự tốt
 Doanh nghiệp chưa ý thức được ý nghĩa tích cực của việc đăng ký sáng chế
 hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên mẫu mã, kiểu dáng bao bì sản phẩm
và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến đăng ký sử dụng tên miền
trên internet.
b. Quyền tác giả (copyright)
 Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến,
rộng khắp các lĩnh vực: Báo chí, xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu
diễn, trên mạng internet… Các hành xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm
phạm quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm
đến quyền nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn
của tác phẩm… Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác
sự phát triển của công nghệ
 Các sản phẩm số của người dùng thường không đuợc bảo vệ an toàn.
c. Nhãn hiệu (Ttrademark)
Việc giả mạo nhãn hiệu ở Việt Nam diễn ra khá thường xuyên
Các hành vi sản xuất, nhập khẩu, quảng cáo các hàng hóa kém chất lượng và gắn
các nhãn hiệu giả mạo đang ngày càng có chiều hướng gia tăng và được thực hiện
một cách tinh vi hơn trước.
d. Giấy phép (Licenses)
Người dùng không có thói quen đọc các loại giấy phép sử dụng dịch vụ.
Người dùng không có khả năng thương lượng về lợi ích của mình cũng như cá
điều khoản đối với nhà cung cấp.
e. Bí mật thương mại (Trade Secrets)
Việc đánh cắp bí quyết kinh doanh đang diễn ra ngày một phổ biến với những thủ
đoạn tinh vi hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể lường trước hết được
các tình huống có thể xảy ra.
Các chế tài xử lý chưa thực sự nghiêm khắc
f. Quyền sở hữu dữ liệu
 Các tổ chức, cá nhân phi pháp đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của
người dùng thông qua nhiều hình thức.
 Các doanh nghiệp chủ động thu thập Thông tin cá nhân của khách hàng,
hình thành kho dữ liệu cá nhân, phân tích, xử lý các loại thông tin đó để
tiến hành kinh doanh, buôn bán. Việc buôn bán Thông tin cá nhân được
tiến hành có hệ thống, có tổ chức, cam kết “bảo hành” và có khả năng cập
nhật thông tin, trích xuất thông tin theo yêu cầu của người mua. Nhiều
thông tin được rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn
trên KGM.
4. Phương thức biểu hiện trong môi trường số
- Sự tự do và vấn đề sử dụng dữ liệu người dùng không đúng cách, tùy tiện
khiến nhiều người dùng cảm thấy bực mình, miễn cưỡng tiếp nhận-Thư, tin
nhắn, cuộc gọi “rác, bẩn” phiền nhiễu cho người dùng hằng ngày.
- Những nội dung truyền tải đến trẻ em thiếu lành mạnh nhằm những mục tiêu
nhất định như MMO …
 Phát tán, chia sẻ những nội dung chứa đựng thông tin không lành mạnh, bạo
lực, khủng bố hoặc các hoạt động xấu.
 Truyền tải những nội dung liên quan đến đồi tâm lý, làm người xem hoảng sợ
hay giảm giá trị đạo đức và văn hóa.
 Truyền tải những nội dung không phù hợp với độ tuổi và tầm hiểu biết của trẻ
em, như những thông tin về tình dục, ma túy.
5. Vấn đề mới nổi liên quan đến đạo đức và pháp luật
 Quản trị trực tuyến.
Trung tâm Internet Việt Nam (viết tắt là VNNIC) chịu trách nhiệm quản lý tên miền tại
Việt Nam
Khi có khiếu nại bảo vệ việc cấp phát tên miền quan điểm của VNNIC thường không
nhất quán. Việc cấp phát, thu phí tên miền dường như cơ quan quản lý chưa cân nhắc
giảm thiểu việc xâm hại đến quyền lợi của chủ thể khác.
 Quyền hạn xử lý
Nhờ sự bảo vệ của Luật công nghệ thông tin và các pháp luật liên quan tại Việt Nam ,
Cách hành vi giả mạo trang thông tin điện tử, hoặc đánh cắp tên miền sẽ bị xử lý hành
chính hoặc hình sự theo chế tài riêng. Việc tranh chấp tên miền cũng được giải quyết
nhanh chóng và dễ dàng, hơn các tranh chấp ngoài khu vực.
việc giải quyết tranh chấp tên miền ".vn" tại Việt Nam được thực hiện theo các quy
định sau:
- Theo Điều 76. Hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia
Việt Nam “.vn” của Luật Công nghệ thông tin.
- Theo Điều 16. Xử lý tranh chấp tên miền của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng.
- Theo Điều 16. Quản lý tên miền ".vn" trong quá trình giải quyết tranh chấp của
Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông
quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
 Gian lận, lừa đảo
Xảy ra rất nhiều và thường xuyên
Còn nhiều kẽ hở trong bảo mật tài khoản cá nhân của người dùng
- Liên quan đến bản chất kỹ thuật truyền thông:
+ Sử dụng các phương tiện chèn mã độc vào website để chiếm đoạt thông tin,
tài khoản của khách hàng.
+ Chấp nhận thanh toán bằng những phương thức không an toàn hoặc không
được quy định theo pháp luật, như ví điện tử không rõ nguồn gốc.
- Liên quan đến tâm lý trông môi trường kĩ thuật số:
+ Đăng tin rao vặt giả, không đúng sự thật để lừa đảo người mua hàng.
+ Nhờ nạp card, chuyển tiền cho người quen đang gặp nạn,...
6. Bài học rút ra cho E-Marketer
 Nắm các luật cơ bản để tránh vi phạm pháp luật và bảo về quyền lợi cho
chính mình và doanh nghiệp.
 Cảnh giác với các kẽ hở trong môi trường số, truyền thông bẩn.
 Sử dụng thông tin khách hàng đúng đạo đức, không sử dụng thông tin vào các
mục đích riêng, bảo mật thông tin khách hàng, tránh việc để lộ và mua bán
thông tin của khách hàng.
 Kiểm duyệt nội dung số phù hợp tránh việc tạo ra nội dung đi ngược lại đạo
đức, pháp luật, văn hóa thuần phong mĩ tục.

You might also like