You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KẾ TOÁN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Hình thức thi: Tiểu luận không thuyết trình (TLOTT)

Họ và tên : Mai Thị Cẩm Vân


Mã số sinh viên : 31221022904
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Sáng
Lớp học phần : 23D1POL51002517
Phòng học : S4B2-109
MỤC LỤC
NỘI DUNG

1. BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA: .............................................................................................................................................. 2

1.1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: ...................................................... 2

1.2. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa: ................................................................. 2

1.3. Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội
chủ nghĩa: ...................................................................................................................... 3

1.4. Mối quan hệ không thể tách rời giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã
hội chủ nghĩa: ................................................................................................................ 3

2.THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY VÀ VAI
TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC UEH:.......................................................................................... 4

2.1. Một số quyền làm chủ của người dân ..................................................................... 4

2.2.Thành tựu trong việc phát huy quyền làm chủ của người dân: .............................. 4

2.3.Hạn chế và thách thức đối với quyền làm chủ của người dân: ............................... 4

2.4.Vai trò và trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong việc phát huy quyền làm
chủ của sinh viên và người dân nói chung:................................................................... 5

3.QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
UEH: ................................................................................................................................................... 5

3.1.Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền: ........................................................... 5

3.2.Đặc điểm nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam: ................................. 6

3.3.Vai trò sinh viên đại học UEH trong xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam: ......................................................................................................... 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa:
1.1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ vô sản không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người, mà là dân chủ đối với quần
chúng lao động và bị bóc lột, là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ trong chủ nghĩa xã
hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:
- Bản chất chính trị: Đó là sự lãnh đạo về chính trị của giai cấp công nhân đối với toàn xã
hội để thực hiện quyền lực và lợi ích của đại đa số nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là người làm chủ những quan hệ
chính trị trong xã hội, tham gia ngày càng đông đảo vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã
hội. Đó là nền dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân, vì lợi ích của đại đa số nhân dân. Quyền
được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực
chính trị. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhất nguyên
về chính trị. Nó vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và
tính dân tộc sâu sắc.
- Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng chế độ công hữu về
liệu sản xuất chủ yếu, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất, dựa trên cơ
sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân
lao động.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn biểu hiện ở sự kế thừa, phát triển
những thành tựu đạt được của nhân loại trong lịch sử, đồng thời loại bỏ những nhân tố lạc hậu,
tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các chế độ kinh tế trước đó cũng như sự áp bức bóc lột đối
với nhân dân.
Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo lao động và chỉ được bộc lộ
đầy đủ thông qua quá trình ổn định chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý của
nhà nước, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của toàn xã hội.
- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác
– Lênin làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới; kế thừa và phát
huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng – văn hóa,
văn minh nhân loại. Các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập và chi phối mọi hoạt động
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hoài về lợi ích giữa cá nhân, tập
thể và lợi ích của toàn xã hội.
1.2. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị về chính trị thuộc
về giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của
đời sống xã hội trong một xã hội phát triển cao – xã hội xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới, có các bản chất sau:
Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp
có lợi ích phù hợp với lợi ích chung của nhân dân lao động. Giai cấp vô sản là lực lượng giữ
địa vị thống trị về chính trị - đó là sự thống trị của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm
2
giải phóng giai cấp mình và giải phóng tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cho nên,
nhà nước xã hội chủ nghĩa đại biểu cho ý chí của nhân dân lao động.
Về kinh tế, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế
của xã hội xã hội chủ nghĩa, là quan hệ sản xuất bóc lột. Việc chăm lo cho lợi ích của đại đa số
nhân dân lao động là mục tiêu cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Về văn hóa, xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời
mang những bản sắc riêng của dân tộc.
1.3. Biểu hiện của mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ
nghĩa:
Thứ nhất, Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động
của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có đầy
đủ các điều kiện cho việc thực hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn một cách công
bằng, bình đẳng những người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà
nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ kiểm soát một cách có hiệu quả quyền lực, ngăn chặn sự tha
hóa quyền lực của nhà nước.
Thứ hai, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi
quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ. Nếu nhà nước xã hội chủ nghĩa đánh mất
bản chất của mình sẽ tác động tiêu cực đến nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dẫn tới việc xâm
phạm quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước là thiết
chế có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân
chủ chân chính của nhân dân.
1.4. Mối quan hệ không thể tách rời giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội
chủ nghĩa:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ chính trị do Đảng cộng sản lãnh đạo,
với nội hàm quan trọng nhất là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ
thể và là người thực hiện quyền lực chung của xã hội. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân
chủ cao nhất - dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất. Chính vì thế Dân chủ xã hội chủ nghĩa được coi
là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là phương thức thể
hiện và thực hiện dân chủ. Trở thành công cụ quan trọng trong việc thực thi quyền làm chủ của
nhân dân trên phương diện công bằng, bình đẳng.
Bởi vậy nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có phương pháp trong việc khai thác một
cách triệt để sức lực cũng như trí tuệ của quần chúng nhân dân lao động, đảm bảo việc thực thi
quyền làm chủ, nếu Nhà nước xã hội chủ nghĩa mất bản chất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dân
chủ xã hội chủ nghĩa, dẫn đến xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân đối với hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, nếu vi phạm các nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa thì việc
xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không thể thực hiện được. Chính vì thế mối quan hệ
giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là không thể tách rời.

3
2.Thành tựu và hạn chế quyền làm chủ của người dân hiện nay và vai trò của sinh viên
đại học UEH:
2.1. Một số quyền làm chủ của người dân
- Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
- Quyền tham gia quản lý nhà nước
- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do báo chí, hội họp,….
2.2.Thành tựu trong việc phát huy quyền làm chủ của người dân:
Sau hơn 35 năm đổi mới, Đảng ta giờ đây đã nhận thức rõ về tầm quan trọng, vai trò của
việc xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân hơn nữa, bổ sung những chính sách để
hoàn thiện chủ trương về dân chủ.Sự phát triển, hoàn thiện đó có ý nghĩa thiết thực, quan trọng
trong xây dựng và phát huy nguồn lực con người, là động lực, yếu tố sống còn, có ý nghĩa
quyết định đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giai đoạn tiếp theo.
Nhân dân thực hiện quyền con người, quyền công dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với gần 70 triệu lá phiếu tại
84.767 khu vực bầu cử (đạt 99,60%).
Việc thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng” đã góp phần tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ
công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân
đối với xã hội.
Ở cơ sở quyền tự do ngôn luận, người dân cũng phát huy quyền làm chủ của mình khi
đã chủ động bàn bạc, tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ các quan điểm cá nhân, thẳng thắn đánh
giá các công tác hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động của các cán bộ, quan chức, đảng
viên tại địa phương. Ngoài ra người dân còn tích cực chủ động nắm bắt thông tin, tham gia vào
các công tác xây dựng Đảng và Nhà nước.
2.3.Hạn chế và thách thức đối với quyền làm chủ của người dân:
Bên cạnh những thành tựu, cũng còn nhiều hạn chế và bất cập trong việc thực hiện dân
chủ và quyền dân chủ, đã và đang làm cản trở tiến trình phát triển bền vững của đất nước, tiến
bộ xã hội và việc tôn trọng, hiện thực hoá đầy đủ các quyền con người.
Dân chủ và quyền dân chủ có lúc bị vi phạm nghiêm trọng, đáng báo động, nhất là ở cơ
sở. Nhiều “quốc nạn” nổi lên, bùng phát từ cơ sở: tham ô, tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu.
Đặc biệt, trình độ phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất tổng hợp của nước ta
còn hạn chế, chưa tạo đủ điều kiện vật chất để thực hiện dân chủ và bảo đảm quyền dân chủ
của nhân dân. Dân chủ và các quyền dân chủ không chỉ được thể hiện trong đời sống chính trị
và sự tham gia hiệu quả, thiết thực vào các hoạt động của nhà nước mà còn thể hiện trong đời
sống kinh doanh, kinh tế.
Việc nhận thức và thực thi dân chủ, quyền dân chủ của một số cán bộ chủ chốt còn hạn
chế, chưa đầy đủ, kém hiệu quả về thể chế và tổ chức. Ví dụ, chỉ có các quy định của Chính
phủ và các quy định về xây dựng, triển khai và thực thi dân chủ ở cơ sở là không đầy đủ và đặc
biệt không tuân thủ pháp luật. Vì vậy, một mặt, những nguyên tắc cơ bản này cần được thể chế
hóa trong hệ thống pháp luật quốc gia, mặt khác, luật trưng cầu ý dân cần được xây dựng và
sớm có hiệu lực.
4
Việc giải quyết yêu cầu phát huy dân chủ, tự do ngôn luận, lắng nghe các ý kiến khác
biệt, tư duy phản biện trong xã hội với việc giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phép nước còn nhiều
bất cập. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật
còn xuất hiện ở không ít người. Trong xã hội còn không ít hiện tượng vừa chuyên quyền, độc
đoán, mất dân chủ hay dân chủ hình thức, lại vừa dân chủ quá trớn, cực đoan.
2.4.Vai trò và trách nhiệm của sinh viên đại học UEH trong việc phát huy quyền làm chủ
của sinh viên và người dân nói chung:
Nâng cao nhận thức của sinh viên về tinh thần tự chủ, dân chủ của sinh viên, nhất là
trong nhà trường và trên cả nước. Tuyên truyền thông tin cho bạn bè và người thân của bạn về
quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia chính trị và quyền thành lập các cấu trúc của nhà nước.
Để xây một xã hội dân chủ, trước hết phải không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ
chuyên môn, kiến thức cũng như kỹ năng để có thể đóng góp một cách hiệu quả và hoàn thiện
nhất. Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò học tập, tham gia hoạt động công việc của bản thân,
tránh tư duy thụ động phiến diện.
Thông qua các môn học, các phương tiện thông tin đại chúng để phát huy tốt ý thức dân
chủ. Chủ động, tích cực tham gia các công tác chính trị xã hội như bầu cử, bàn bạc đóng góp ý
kiến, nêu quan điểm cá nhân về các vấn đề mình quan tâm với các cơ quan nhà nước, góp mặt
vào các phương án xây dựng chính sách, pháp luật.

3.Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền và đặc điểm của nhà nước pháp quyền chủ
nghĩa xã hội Việt Nam và vai trò của sinh viên đại học UEH:
3.1.Quan điểm chung về nhà nước pháp quyền:
Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà
nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do,
bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình. Trong hoạt động của nhà nước pháp quyền,
các cơ quan của nhà nước được phân quyền rõ ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên
tắc bình đẳng của các thế lực, giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận và những đặc trưng về nhà nước pháp quyền vẫn
có những cách hiểu khác nhau. Song, từ những cách tiếp cận đó, nhà nước pháp quyền được
hiểu là một kiểu nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải
hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh; trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước, phải có sự phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau, tất cả vì
mục tiêu phục vụ nhân dân.
Theo tiến trình của công cuộc đổi mới đất nước , nhận thức của Đảng ta về Nhà nước
pháp quyền ngày sáng tỏ. Với chủ trương: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân,
do dân, vì dân”. Đảng ta đã xác định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ
chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Nhận
thức đó là tiền đề để Đại hội XII của Đảng làm rõ hơn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

5
3.2.Đặc điểm nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội Việt Nam:
Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, có thể thấy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta có một số
đặc điểm cơ bản của như sau:
Thứ nhất, xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là nhà nước của dân, do
dân, vì dân.
Thứ hai, Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp
luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp
nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, phù hợp với điều 4 Hiến pháp năm 2013. Hoạt động của Nhà nước được giám
sát bởi nhân dân với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ
chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng quyền con
người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền dân chủ của nhân dân
được thực hành một cách rộng rãi; “nhân dân có quyền bầu và bãi miễn những đại biểu không
xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống
nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Những đặc điểm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng
đã thể hiện tinh thần cơ bản của một nhà nước pháp quyền nói chung. Đồng thời, có sự khác
biệt so với các nhà nước pháp quyền khác là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; là công cụ chủ yếu được
Đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.3.Vai trò sinh viên đại học UEH trong xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam:
- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước
- Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự,
an toàn xã hội.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật;
tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và
các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

6
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu HDOT CNXHKH (UEH- 2023S) ( Từ trang 34 tới trang 45)
2. Dân chủ và việc thực hiện quyền dân chủ from:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210141&fbclid=IwAR07XlfdYC
xl3WbVDheBwmHD2E4H-_v8ZW-TiJmFNfkEVsELClqsPomHTaM
3. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong thời kỳ mới from:
https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/phat-huy-quyen-lam-chu-
cua-nhan-dan-trong-thoi-ky-moi-17122
4. Dân chủ và thực trạng thực hiện dân chủ những năm qua from:
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/dan-chu-va-thuc-trang-thuc-hien-dan-chu-
nhung-nam-qua.html
5. Công dân và các quyền dân chủ from:
https://vungoi.vn/ly-thuyet/bai-7-cong-dan-voi-cac-quyen-dan-chu-4116.html

You might also like