You are on page 1of 42

1.

Ngôn từ văn học tuy có vô vàn mối liên hệ chằng chịt với đời sống XH
những vẫn là một hiện tượng nghệ thuật thẩm mĩ độc đáo, khác hẳn
khoa học và lời nói đời thường. ( Trần Đình Sử )

Từ nhận xét trên, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về những đặc trưng
cơ bản của ngôn từ văn học.
Tính hình tượng và tính tổ chức đặc thù tạo nên tính nghệ thuật của nó.
1.1. Tính hình tượng
Tính hình tượng không chỉ có trong ngôn từ văn học mà còn có cả trong
ngôn từ thực tế đời sống. Đặc trưng này thể hiện hoàn toàn khác nhau
giữa ngôn từ văn học và ngôn từ thực tế đời sống. Lời nói thực tế trong
đời sống, có thể là rất bóng bẩy, văn hoá, chẳng hạn như ngôn từ ngoại
giao, nhưng phải hiểu nó một cách thực tế, phải có ý thức về tác giả là
ai, nói trong trường hợp nào, nhằm mục đích gì. Bởi vì, trong thực tế,
tác giả lời nói và chủ thể lời nói là một. Trong văn học, tác giả và chủ
thể lời nói không phải là một, và điều quan trọng là chủ thể lời nói.
Trong thực tế, quan trọng quyết định là tác giả nói. Trong lời văn thì địa
vị cao thấp, tình trạng giàu nghèo của tác giả phần nhiều không đóng
vai trò quyết định. Văn học dân gian hầu hết là vô danh. Nhiều tác giả
văn học viết mai danh ẩn tích. Ở đây, lời văn là lời nói của một chủ thể
hình tượng và sức mạnh của lời văn nằm ở tầm vóc khái quát của chủ
thể ấy, ở khả năng đại diện cho tư tưởng, lương tâm thời đại, cho giai
cấp, thể hệ, cho non sông đất nước.
a. Lời văn trong tác phẩm văn học có tính hình tượng từ trong bản chất
- Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật là khả năng làm cho cuộc sống
hiện lên y như thật trong tác phẩm.
Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật khác tính hình tượng trong ngôn ngữ
hàng ngày ở chỗ toàn bộ ngôn từ ở đó đều là ngôn từ miêu tử mà vần, nhịp, từ câu,
tổ hợp trên câu đều có chức năng biểu diễn như diễn viên trên sân khấu nhằm tái
hiện thực tại nghệ thuật. Do đó lời văn nghệ thuật không đơn giản chỉ ra một thực
tại ngoài nó mà là tái hiện trong bản thân nó. Khi Thạch Lam viết: “Tiếng trống
thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”
thì câu văn đó không chỉ thông báo, mà còn trái hiện cả cái nhịp chậm chạp, uể
oải của buổi chiều nơi huyện nhỏ. Trong thi ca, bản thân lời thơ với nhịp điệu,
hình ảnh là hình tượng về một ngôn từ đẹp giàu cảm xúc. Trong văn xuôi, bản thân
việc tổ chức quan hệ của chủ thể lời nói, điểm nhìn trần thuật cũng tạo nên tính
hình tượng. Ví dụ: lời độc thoại nội tâm là hình ảnh về dòng ý thức của con người,
về lời nói thầm kín của nhân vật. Do đó, tính hình tượng của ngôn từ văn học có
đổi mới về chất.
- Cội nguồn của tính hình tượng của ngôn từ văn học:
+ Do bản chất hình tượng của văn học
Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật không phải đơn giản là do các
phương thức tu từ chuyển nghĩa tạo thành mà do bản chất hình tượng của văn học
tạo thành. Tính hình tượng của lời văn nghệ thuật trước hết phái sinh từ tính hình
tượng của việc sáng tạo thế giới bằng tưởng tượng. Mọi ngôn từ đều là do tác giả
phân thân ra để mà phát biểu một cách hình tượng. Ngữ cảnh nội tại của văn bản
đã quy định hình tượng của ngôn từ nghệ thuật. Trong văn học, người trần thuật,
người kể chuyện, nhân vật hành động đều là sản phẩm của hư cấu tưởng tượng ở
mức độ khác nhau, do đó phát ngôn của chúng – ngôn từ của văn bản nghệ thuật
cũng mang tính hình tượng.
+ Tái hiện đời sống bằng cách dùng lời văn để truyền đạt sự vận động nội tại
của con người và thế giới, văn học miêu tả động tác và sự vận động.Lời văn là lời
của thế giới hình tượng tự nói lên bằng ngôn từ. Tính hình tượng là khả năng tái
hiện một thế giới sinh động với đầy đủ mọi ấn tượng về không gian, thời gian, nhịp
điệu, âm thanh, sắc màu một cách sinh động khiến người đọc có thể dễ dàng hình
dung thế giới ấy và có những ấn tượng khó quên :
“ Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang ” ( Mùa xuân chín – Hàn Mặt Tử )
Chính sự chi phối cao với xa, và đặc tính của cái “ bên dưới ” đã tạo ra một
khuynh hướng không gian rộng mở trong Mùa xuân chín, càng lên cao thì không
gian càng rộng hơn. Nhà thơ đang say đắm trong thời khắc hiện tại. Tạo nên một
bức tranh mùa xuân được trải dài trước mắt người đọc.
+ Lời văn nghệ thuật bao giờ cũng là lời của một chủ thể tư tưởng thẩm mĩ
xã hội mang tầm khái quát. vấn đề quan trọng không phải là tác giả lời nói là ai,
mà là vấn đề chủ thể lời nói. Trong nghệ thuật, do tư duy hình tượng mà có sự
tách rời giữa tác giả lời nói, chủ thể lời nói và ý thức lời nói. Tác giả lời nói là
nhà văn, chủ thể lời nói là nhân vật, ý thức lời nói là của nhân vật hoặc của người
trần thuật. Khi tác giả mượn lời người trần thuật và ý thức nhân vật để trần thuật
thì ta không thể quy lời nói ấy về cho ai, tạo thành một tình huống mơ hồ, đa
nghĩa.Trong lời nói thực tế hàng ngày, ba mặt ấy là một.
( Lời văn trong tác phẩm văn học phải có sức gợi tả, có sức khái quát cao nhằm
bộc lộ tư tưởng, tình cảm của chủ thể. Tính hình tượng đặc trưng nằm sâu trong
bản chất hình tượng sáng tác. Ví dụ, trong trường ca Theo chân Bác của Tố Hữu,
các câu thơ không chỉ bộc lộ tư tưởng của nhà thơ mà còn thể hiện tư tưởng của
cả dân tộc đối với sự nghiệp chống MỸ cứu nước được nhà thơ trình bày bằng
những từ ngữ giàu tính hình tượng :
“ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai ”
Các hình thức ngôn ngữ bóng bẩy như các biện pháp tu từ thường được sử dụng
phổ biến. Nhưng sẽ là sai lầm nếu đóng khung hình tượng của lời văn vào các hình
thức đó. Nó chính là tư tưởng của cả dân tộc đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước được nhà thơ trình bày bằng những từ ngữ giàu tính hình tượng. )
=> Tính hình tượng của ngôn từ văn học không phải là thuộc tính hình thức mà là
đặc điểm có cơ sở từ trong nội dung của ngôn từ văn học và nằm sâu trong bản
chất hình tượng của sáng tác.
=> Như vậy, tính hình tượng của lời văn bắt nguồn từ chỗ đó là lời nói của một
chủ thể tư tưởng thẩm mĩ xã hội có tầm khái quát nhất định. Nhờ thế, lời của một
người dễ dàng đi vào lòng người, trở thành lời nói của nhiều người.
b. Lời văn trong tác phẩm văn học có tính tổ chức
Ngôn từ trong các loại hình văn bản đều đòi hỏi phải có tính tổ chức cao. Do đặc
thù của mỗi loại văn bản, tính tổ chức cao thực hiện những chức năng khác nhau.
Lời văn trong khoa học cũng có tính tổ chức cao để đảm bảo nội dung, khái niệm
của từ trong tư duy logic chính xác, chặt chẽ, còn lời văn nghệ thuật tổ chức cao
để giải quyết tính hình tượng của từ. Tính tổ chức cao của lời thơ là chỗ thơ phải
có vần, có nhịp, có niêm, luật làm người đọc thích thú. Trong văn xuôi, tính nghệ
thuật của lời văn cũng đòi hỏi phải có tính tổ chức cao. Đặc điểm này làm cho lời
văn trong tác phẩm thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của chủ thể hình tượng
( VD, truyện ngắn Trăng sáng của Nam Cao, để diễn tả quyết tâm dứt bỏ những
ước mơ lãng mạn, viển vông của nhân vật Điền. Hầu như không dùng cách nói
bóng bẩy nào, nó được tổ chức như
“ những đợt sóng dạt dào ” dâng lên trong lòng nhân vật. Sự đối lập gay gắt của
ánh trăng đẹp và những sự thật đau đớn mà ánh trăng che đậy, sự sử dụng các từ
ngữ như dịu dàng, trong trẻo, bình tinh, quằn quại, nhăn nhó, đau thương, tiếng
nghiến răng, chửi rủa, cực khổ, lầm than biết bao, chao ôi, đã làm cho cảm giác
đẹp thêm thấm thía. Chính sự tổ chức đặc biệt đã làm cho đoạn văn liền mạch,
chứa đầy cảm xúc và ý tứ hàm ần : “ Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền
không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm ! Trăng dịu
dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho
cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn qụai, nức nở, nhăn nhó với
những đau thương của kiếp mình! Biét bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết
bao cực khổ và lầm than?... Không, không. Điền không thể nào mơ mộng được ”
Lời văn nghệ thuật nói chung không bao giờ chỉ thông báo đơn giản các việc xảy
ra với nhân vật, mà còn tái hiện cả một “ phức hợp ” quan hệ chủ quan và khách
quan trong sự kiện. Sự tổ chức đặc biệt đó đã tạo ra một ý nghĩa lớn ngoài lời,
hình thành một hình tượng mới thể hiện qua các từ đó, mà mỗi từ đều đóng vai trò
khêu gợi một cái gì lớn hơn nó. Yêu cầu tổ chức lời văn một cách đặc biệt là nhằm
khắc phục ý nghĩa thông thường của chất liệu lời nói. Cũng như hình khối trong
điêu khắc, kiến trúc không phải là hình khối đồ vật thực tế, âm thanh trong âm
nhạc không phải là âm thanh đời thực, màu sắc trong hội hoạ cũng không gỉan
đơn là màu sắc tự nhiên mặc dầu có nguồn gốc ở vật thực tế, đời thực, tự nhiên,
thì lời văn nghệ thuật không giản đơn là lời nói thông thường
Như vậy, sự tổ chức lời nói thành lời văn là để nâng lời nói lên mức nghệ thuật,
nâng ý thức hàng ngày lên mức văn học. Nó làm cho người ta cảm thụ đời sống
cũng như lời nói một cách mới mẻ.
Lời văn trong tác phẩm văn học có tính tổ chức cao nhằm giải phóng hình tượng
của từ, nhằm khắc phục ý nghĩa thông thường của chất liệu lời nói, để tạo nên một
ý lớn ngoài lời, khêu gợi một cái gì lớn hơn ngoài bản thân ngôn từ đó, để nâng lời
nói hằng ngày lên lời nói văn học, ý thức hàng ngày lên ý thức văn học, làm cho
người ta cảm thụ đời sống và cảm thụ lời nói một cách mới mẻ. Không chỉ lời thơ,
mà lời văn xuôi cũng cần được tổ chức.

NÓI ĐẾN CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ VĂN HỌC


KHẲNG ĐỊNH CÁI ĐẶC TRƯNG ĐÓ KHIẾN CHO VĂN HỌC TRỞ
THÀNH MỘT HIỆN TƯỢNG NGHỆ THUẬT LÀM CHO NÓ KHÁC VỚI
NGÔN TỪ ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC ĐẶC
BIỆT LÀ KHOA HỌC VÀ KHÁC VỚI LỜI NÓI THƯỜNG
2. Phân tích những đặc sắc của ngôn từ văn học ( tập trung trên các bình
diện ngữ âm, ngữ nghĩa ) qua một số bài thơ.
LIÊN QUAN ĐẾN NGÔN TỪ VĂN HỌC
CHỦ YẾU KHAI THÁC CÁC CẤP ĐỘ NGÔN TỪ ( VH CÓ NHIỀU CẤP
ĐỘ TỪ CẤP ĐỘ NGỮ ÂM, NGỮ NGHĨA )

CÂU 1,2 THUỘC CHƯƠNG 2 : NGÔN TỪ


2.1. Xét từ góc độ ngữ âm.
Các phương tiện ngữ âm (vần, cách gieo vần, thanh điệu) được sử dụng để
tạo hiệu quả nghệ thuật tạo hình và biểu hiện.
- Các phương tiện từ vựng (từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ tục, từ thanh, từ
cổ, tiếng lóng, tiếng nghệ nghiệp, tiếng địa phương, từ tôn giáo…) là các
phương tiện tạo hình và biểu hiện quan trọng. Mỗi chữ đều soi bóng hoàn
cảnh và tình hình chính trị. Do đó, sử dụng đúng sẽ tạo nên không khí y như
thật. Sự giàu có của từ đồng nghĩa cho phép nhà văn có thể lựa chọn các từ
đắt nhất, đúng nhất để miêu tả.

Phương diện ngữ âm của ngôn từ văn học bao gồm âm, thanh, nhịp và
điệu. Vì ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ, nó đòi hỏi sự hoà điệu
và nhạc tính. Ngữ âm có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của câu
thơ. Vần không chì có thể là yếu tố đánh dấu câu thơ hoặc các từ trong
câu, mà còn có tác dụng gợi tả, biểu cảm. Ví dụ, trong mấy câu thơ của
Tố Hữu, từ láy luyến láy có sức gợi tả niềm hân hoan, nao nức, rộn rã
trong lòng người đọc mà đọc thành tiếng hay đọc thầm đều thấy rõ :
“ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca ” ( Ta đi tới )
“ Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát ” ( Mẹ Tơm )
Khả năng biểu hiện của các đơn vị ngữ âm như âm tiết, thanh điệu, ngữ
âm, nguyên âm, vần cũng được chú ý khá nhiều trong tác phẩm văn học,
Sự song hành của số lượng âm tiết tạo nên các vế đối tượng từng câu,
làm câu văn trở nên nhịp nhàng, giàu cảm xúc : “ Ta thường tới bữa
quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ” ( Hịch
tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn )
Như vậy, sự kết hợp các yếu tố thanh, vần, nhịp điệu.. có những vai trò
nhất định góp phần diễn đạt những sắc thái khác nhau của lời văn trong
tác phẩm nghệ thuật.
2.2. Xét từ góc độ ngữ nghĩa ( các phương tiện chuyển nghĩa )
Các phương tiện chuyển nghĩa (hoán dụ, ẩn dụ, ví von, mỉa mai,
phúng dụ, chơi chữ…) có vai trò rất lớn trong việc tạo thành sức biểu
hiện của lời văn nghệ thuật.

Trong văn học, phép chuyển nghĩa là phương tiện đặc biệt quan trọng
giúp người đọc hình dung được một cách sinh động, cụ thể của con
người và hiện tượng mà nhà văn tả. Cơ sở của chuyển nghĩa là sự tương
ứng của hai hiện tượng, hiện tượng này được dùng để nhận thức và lí
giải hiện tượng kia. Chuyển nghĩa có nhiều hình thức tiêu biểu và phổ
biến . Có thể nói đến các phương thức chuyển nghĩa tiêu biểu :
Hoán dụ: là đổi tên gọi sự vật này bằng tên sự vật kia do chúng gần gũi
nhau, là cách tái hiện cái toàn bộ qua cái bộ phận có ý nghĩa điển hình.
Ví dụ: Hỡi cô yếm thắm loà xoà
Lại đây đập đất trồng cà với anh
(Ca dao)
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh.
(Phan Bội Châu)
Cô yếm thắm ấy chắc hẳn là để phân biệt với cô gái khác và cũng là cô gái
ăn diện, rong chơi. Một sự phê phán hay lời tỏ tình làm quen? Có lẽ cả hai.
. Ẩn dụ: Là hình thức mềm dẻo nhất của phép chuyển nghĩa. Ẩn dụ là
phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho một đối tượng khác khi
hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó. Thực chất, ẩn dụ là lối so sánh
ngầm trong đó chỉ có vế so sánh xuất hiện nhưng nhờ sự liên tưởng văn cảnh,
người đọc vẫn có thể liên hệ được đến đối tượng. Ẩn dụ có giá trị xây dựng hìnn
tượng, hàm chứa sức biểu cảm lớn.
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu
(Xuân Quỳnh)
Người giai nhân: bến đợi gốc cây già
Tình du khách thuyền đi không buộc chặt.
(Xuân Diệu)
Nhà thơ nói về thuyền mà không phải là thuyền, về biển mà không phải là
biển. Hình ảnh chiếc thuyền di động khắp nơi trên biển cả mênh mông, mối quan
hệ khăng khít giữa thuyền và biển cũng chính là hình ảnh, tâm trạng của đôi bạn
tình yêu nhau thắm thiết.
Có phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của du dương
Ngừng hơi thở lại xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào than gọi thuở xa khơi
Huyền Diệu – Xuân Diệu
Đàn buồn đàn lặng ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Nguyệt cầm – Xuân Diệu
Nhờ phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà thơ ông có cả hoạ, nhạc
hay chính tâm hồn nghệ sĩ đã thành nhạc, hoạ, thơ. Dường như ngôn ngữ đưa ta
vào một thế giới mới. một thế giới huyền diệu hơn, phong phú hơn và đánh thức
trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi người.
VD : “ Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ” ( Ca dao )
Mận : người con trai.
Đào : người con gái
Vườn ai vào : nghĩa là em có người yêu chưa.
. Nhân hoá: là đồng nhất sự vật vô sinh với sự vật hữu sinh làm cho nó sống
dậy, có hồn, có tình.
Trong ca dao, nhân hoá là phương thức thể hiện tình cảm khá thú vị:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
( Ca dao )
Hoặc nhân hoá là sự trò chuyện, bày tỏ với một đối tượng không phải người :

Núi cao chi lắm núi ơi


Núi che mặt trời chẳng thấy người thương ( Ca dao )

Nhân hoá là hiện tượng nghệ thuật sử dụng từ vốn chỉ thuộc tính, khả năng của con
người chuyển sang biểu thị thuộc tính, khả năng của đối tượng không phải người :
“ Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa ” ( Ca dao )

. Ví von (so sánh, tỉ dụ) là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này
đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó,
làm cho hiện tượng này nhờ hiện tượng kia mà được hình dung cụ thể. So sánh
thường dùng những từ nối sau: như thể, dường như, tựa, tựa hồ, như, y như..
Ví dụ: Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương.

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng


Trong so sánh bao giờ cũng có hai vế, vế so sánh, hiện tượng và đối tượng qua so
sánh dễ hiểu hơn, cụ thể và sinh động hơn :
“ Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng ” ( Mây và bông – Ngô Văn Phú )
So sánh có nhiều lối, nhiều hình thức thể hiện khác nhau nhưng yêu cầu của bất cứ
so sánh nào cũng phải là cụ thể, dễ hiểu, hợp lí và có tính nghệ thuật.

. Mỉa mai (Phản ngữ): là lối đồng nhất hai hiện tượng trái ngược, đối lập
nhau, nhằm lột mặt trái của một trong hai hiện tượng đó. Tức là vận dụng các từ
ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau cùng xuất hiện trong một văn cảnh
nhằm mục đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng miêu tả :
“ Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật ”
( Vội vàng – Xuân Diệu )
Ta d ại ta t ìm n ơi v ắng v ẻ
Ng ư ời kh ôn ng ư ời t ìm ch ốn lao xao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
. Tượng trưng:là hình tượng bóng gió của từ ngữ biểu thị một ý nghĩa độc
lập cố định đã thành ước lệ. Thực ra, tượng trưng là phép chuyển nghĩa dựa vào
những ẩn dụ và hoán dụ được dùng quen thuộc đến mức là hễ nói đến vật đó là tự
ta có thể suy ra chính xác điều được nói đến. Phép tượng trưng có liên quan đến
ngôn ngữ của một thời đại và những biểu tượng xã hội. Màu đỏ: Chiến tranh; Màu
xanh: hoà bình; màu trắng tinh khiết; màu tím: thuỷ chung
Trong ca dao, con cò là tượng trưng cho người nông dân lặn lội trên đồng
ruộng, con rùa tượng trưng cho tính cách nhẫn nhục:
Thương thay thân phận con rùa
Lên đỉnh đội vạc, xuống chùa đội bia
Trong văn học cổ đặc biệt thịnh hành ngôn ngữ tượng trưng: tùng trúc cúc
mai tượng trưng cho khí phách chính nhân quân tử.
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
(Nguyễn Công Trứ)
Ngoài ra có thể còn có: quan san, biên tái, dặm liễu…
Tượng trưng là hình tượng bóng gió của từ ngữ biểu thị một ý nghĩa độc lập cố
định đã thành ước lệ :
“ Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền ” ( Ca dao )
Thuyền tượng trưng cho người con trai, bến tượng trưng cho người con gái.
.Phúng dụ: là một hệ thống những ẩn dụ nhân hoá được sử dụng để biểu
đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà người nói không muốn trình bày
trực tiếp. Phúng dụ là phương thức chủ yếu của truyện ngụ ngôn. Phúng dụ là
cách viết vừa triết lí lại vừa nghệ thuật, vừa có tính hiện thực vừa có tính trào
phúng, nói điều quen thuộc mà có ý nghĩa sâu sắc.
Khác với tượng trưng, phúng dụ là phương thức biểu hiện không đồng nhất
thường xuyên và tuyệt đối hình tượng với ý nghĩa. Vì vậy, phúng dụ bao giờ cũng
có hai ý nghĩa : ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa bề sâu :
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ” ( Ca dao )
. Biểu trưng là hình tượng từ ngữ có tính chất tĩnh tại, cố định, thường
xuyên như kí hiệu cho một hiện tượng đời sống: Gươm đàn, chín lần, ngựa xe, dép
cao su…

Nhã ngữ ( uyển ngữ, nói giảm ) là lối diễn đạt bằng từ hay nhóm từ cố ý giảm
thiểu mức độ, kích thích, ý nghĩa của đối tượng để đạt hiệu qủa biểu hiện nhất
định. Đây là lối dùng từ cố ý giảm đi mức độ của kích thước, tính chất, hiệu qủa
của sự vật, hiện tượng nhằm thể hiện một tình cảm nào đó và thường sử dụng
để nói về cái chết :
“ Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta ” ( Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
)

Chơi chữ là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ
viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt, nhằm tạo nên phần tin khác loại tồn tại
song song với phần tin cơ sở. Phần tin khác loại này – tức lượng ngữ nghĩa mới
là bất ngờ và về bản chất là không có quan hệ phù hợp với phần tin cơ sở :
“ Con công đi chùa làng kênh
Nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại ” ( Ca dao )
Chơi chữ là phương thức sử dụng từ ngữ một cách đặc biệt nhằm tạo nên một
nét nghĩa bổ sung, bất ngờ, tồn tại song song với nét nghĩa chính :
“ Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ” ( Ca dao )

3. Hãy phân tích một số ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa tuyến nhân quả
và tuyến trật tự của cốt truyện trong tác phẩm văn học.

Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và
kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm. Một
số văn bản trữ tình cũng có yếu tố cốt truyện. Khái niệm cốt truyện
nhằm tách truyện ra làm hai phần : chuỗi sự kiện rất đặc trưng cho thể
loại tự sự và kịch, và các yếu tố miêu tả, lời kể, lời bình. Thiếu các yếu
tố này thì cốt truyện không thể thành truyện.
Cốt truyện có 2 tính chất cơ bản
-TUYẾN NHÂN QUẢ
Là các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc
lộ ý nghĩa, có mở đầu và kết thúc. Các sự kiện trong đời sống có vô vàn
mối quan hệ không biết đâu là mở đầu, đâu là kết thúc. Tính chất nêu
trên là thuộc tính nghệ thuật làm cho cốt truyện văn học tách ra khỏi
mối quan hệ nhân quả chằng chịt trong cuộc đời để tập trung thể hiện ý
nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện.
( VD, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được mửo đầu bằng sự kiện 1
là Chí Phèo chửi đổng, tiếng chửi tuy vu vơ, vô lí nhưng không phải là
vô nghĩa, bởi nó quy tụ vào một điểm : chửi kẻ đã làm cho đời hắn khổ
mà hắn không biết rõ, cũng có nghĩa là chửi chính số phận mình. Một
kẻ đã chửi số phận mình có nghĩa là không muốn tiếp tục số phận ấy
nữa. Đó là sự kiện đánh dấu nhân vật vượt qua ranh giới trường nghĩa.
Tiếp theo là sự kiện quá khứ ( sự kiện 2 ) có chức năng giải thích tình
trạng hiện tại : 18 năm trước Chí làm tá điền nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến
ghen cho đi ở tù. SỰ kiện 2 : Sau 8 năm tù trở về, Chí hoàn toàn thay
đổi, trở thành một kẻ hung hãn : hắn xách vỏ chai vào ăn vạ Bá Kiến.
Sự kiện 4 : Bá Kiến vừa sợ Chí vừa lợi dụng, biến CHí thành kẻ gây sự
nhằm mưu lợi ích cho mình. Sự kiện 5 : Cuộc tình của Chí với Thị Nở
đã thức tỉnh ước vọng trở lại làm người lương thiện của hắn. SỰ kiện
7 : Chí Phèo tuyệt vọng cầm dao giết Bá Kiến và tự sát. Các sự kiên trên
vừa có tính liên tục của sự kiện vừa có tính liên tục của tư duy người kể,
vừa có tính nhân quả, thể hiện một cuộc đời, một số phận của nhân vật.
Tính nhân quả tạo thành cơ sở của tính hoàn chỉnh, nhất quán cốt
truyện.

Hai là, cốt truyện có tính liên tục về thời gian. Giữa các sự kiện nhân
quả nói trên có những khoảng cách thời gian. Các khoảng cách thời
gian ấy tạo thành “ không gian ” quan trọng của truyện để cho nhà văn
miêu tả, phân tích, bình luận…

LIÊN QUAN TỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT


CHÚ Ý SỰ KHÁC BIỆT CỐT TRUYỆN THEO TUYẾN NHÂN QUẢ VÀ
TRẬT TỰ KỂ
HIỆN DIỆN TRONG CÁC VB ĐẶC BIỆT TRONG CÁC TP TỰ SỰ
TUYẾN NHÂN QỦA VÀ TUYẾN TRẬT TỰ KỂ ĐÔI KHI TRÙNG
NHAU ( TP THƯỜNG LÀ Ở THỜI CẬN ĐẠI, HOẶC NHỮNG TP CÓ
CỐT TRUYỆN BIÊN NIÊN ĐƠN GIẢN )
PHẦN LỚN CÁC CỐT TRUYỆN ĐƯƠNG ĐẠI THÌ KO TRÙNG
( VD CHÍ PHÈO : TUYẾN NHÂN QUẢ VÀ TT KỂ TRONG TP CP
PHÂN BIỆT RẤT RÕ
NHÂN QUẢ : SINH RA LỚN LÊN TỰ SÁT
TRẬT TỰ KỂ : CHÍ PHÈO CHỬI TRC RỒI MỚI SINH RA LỚN LÊN
4. Anh ( chị ) hãy trình bày ngắn gọn các khái niệm : người kể chuyện,
điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học.

Người kể chuyện ( người trần thuật ) là yếu tố thuộc miêu tả. Đó là một
vai do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Khác
với người kể chuyện trực tiếp hiện diện như trong diễn xướng dân gian,
có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ , ánh mắt… người
kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình sau dòng chữ. Người kể chuyện
ấy có thể được kể bằng “ ngôi thứ ba ”, “ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.
Và chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, người
chứng kiến hay người biết trước sự việc xảy ra bằng tất cả gíac quan, sự
hiểu biết của mình. Do đó về căn bản, mọi người kể chuyện đề kể theo
ngôi thứ nhất. Cái gọi là kể theo “ ngôi thứ ba ” thực chất là hình thức
kể khi người kể chưa được ý thức ( như trong thần thoại, truyện cổ
tích..) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình như trong truyện
ngắn, tiểu thuyết hiện đại ). Ví dụ, đoạn mở đầu Chí Phèo, Nam Cao
viết : “ Hắn vừa đi vừa chửi trời…” nhưng nhà văn giấu vai trò mình
thấy đi, cho nên gọi là ngôi thứ nhất giấu mình. Thực ra ngôi thứ ba
không kể được bởi vì “ họ ”, “ chúng nó ” “ người ta ” là đối tượng được
nói đến, không phải chủ thể trong giao tiếp. NHà nghiên cứu Pháp Paul
Ricoeur nói hai ngôi đó không có gì khác, đều là cái tôi của người kể
chuyện. Tuy nhiên ở đây sự phân biệt ước lệ về ngôi kể vẫn có ý nghĩa
nghệ thuật, bởi vì mỗi ngôi kể có một trường nhìn khác nhau được quy
ước, đem lại những cái nhìn khác nhau.

Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi “ là một nhân vật ” trong
truyện, chứng kiến các sự kiện đứng ra kể. Nội dung kể không ra ngoài
phạm vi hiểu biết của một người, thường gắn với quan điểm đánh giá
riêng của nhân vật ấy.Chẳng hạn, ông giáo kể chuyện lão Hạc trong
truyện Lão Hạo của Nam Cao. Kể theo ngôi thứ nhất là hình thức nghệ
thuật rất muộn, khi người ta đã ý thức được ý nghĩa của “ cái tôi ” vì
thế mãi đến đầu TK XIX mới xuất hiện ở châu Âu và thịnh hành dần
cho đến ngày nay. Ngự trị trong văn học cổ và văn học trung đại là hình
thức ngôi thứ ba. Ngôi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những
gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế
giới xa lạ, chưa có dấu chân con người hoặc những miền mà về nguyên
tắc, người kể không thể biết. Đây là ngôi kể tự do nhất. Còn ngôi thứ
nhất thì chỉ kể được những gì mà khả năng của một con người cụ thể có
thể biết được, như vậy anh mới tạo được cảm giác chân thực. Ngôi thứ
hai ( xưng “ anh ” như trong tiểu thuyết Đổi thay của Michel Butor,
Linh Sơn của Cao Hành Kiện cũng mang cái tôi của người kể, song với
ngôi thứ hai, nó tạo ra một không gian gián cách : một cái tôi khác, một
cái tôi được kể ra, chứ không phải là tự kể như ngôi thứ nhất, mặc dù
khi đọc, người đọc nhanh chóng “ phiên dịch ” cái “ anh ” ấy ra cái “
tôi”
Người kể là một vai mang nội dung. Trong truyện ngắn Lão Hạc, người
kể xưng “ tôi ” nhưng cái “ tôi ” ấy là một ông giáo thì có một ý nghĩa
đặc biệt về mối quan hệ giữa người trí thức nghèo với người nông dân
nghèo. Ông giáo kể thì khác người đầy tớ kể như trong tiểu thuyết Bợm
nghịch. Nhiều tác giả nam kể chuyện bằng vai nữa và ngược lại không ít
nhà văn nữ kể chuyện bằng vai nam. Điều này có khi thể hiện ý thức về
giới tính trong sáng tác, có khi chỉ là tìm một giọng có âm hưởng mạnh
mẽ trong lòng người
Trong thơ trữ tình, tuy không có người kể chuyện nhưng có nhân vật
trữ tình, biểu hiện tư tưởng, cảm xúc qua ngôi thứ nhất xưng “ tôi ”.
Trong thơ cũng có nhân vật trữ tình nhập vai.
Hiện tượng này không hiếm, ví dụ như trong Chinh phụ ngâm, Cung
oán ngâm khúc, hai tác giả nam giới là Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia
Thiều đều nhập vai người phụ nữ- người chinh phụ và người cung nữ.
Trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, chủ thể trữ tình là một anh bộ đội,
vai trữ tình này có ý nghĩa khác hẳn với cái tôi của nhà thơ. Vẫn biết
rằng ý thức nhà thơ đã nhập vai vào anh bộ đội, nhưng lời anh bộ đội có
một giá trị khác mà nhà thơ không thay được.
Trong một văn bản trần thuật không nhất thiết chỉ có một người trần
thuật. Các văn bản phức tạp có thể có hai người trần thuật trở lên, tạo
thành một kết cấu có tầng bậc hay ghép nối. Chẳng hạn, trong truyện
Số phận con người của M. Scholokhow, người kể chuyện lúc đầu là một
người xưng tôi, sau chuyển cho nhân vật Socolow tự kể chuyện mình.
Trong truyện Rừng xà nu lúc đầu do người kể ngôi thứ ba trần thuật,
sau chuyển sang là lời kể của cụ Mết về sự tích chiến đấu Tnú. Đó là cấu
trúc truyện trong truyện.
Ngôi và vai có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu của văn bản, bởi
vì giọng điệu bao giờ cũng là giọng của một ai đó, được thể hiện bằng
phương tiện ngôn từ nhất định
Người kể chí có thể kể được những điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn
thấy trong không gian, thời gian, trong trạng thái xảm xúc, trình độ văn
hoá, tuổi tác, quan điểm tư tưởng, giá trị. Vì thế, điểm nhìn thể hiện vị
trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các
nhân vật và sự kiện.
ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT.
ĐIỂM NHÌN BÊN NGOÀI : Người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía
bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết . Ngược lại,
điểm nhìn bên trong kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật.

VD : Đoạn Thuý Kiều chia tay Thúc Sinh :


“ Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
( Điểm nhìn bên ngoài, ngôi kể thứ ba xen điểm nhìn nhân vật )
Dặm bụi hồng bụi cuốn chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn đầu xanh
( Điểm nhìn người tiễn là Thuý Kiều )
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
( Điểm nhìn ngôi thứ ba xen điểm nhìn nhân vật )
Vừng trăng ai xé làm đôi?
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
( Điểm nhìn của nhân vật Thuý Kiều )

“ Người ”, “ kẻ ” là điểm nhìn bên ngoài. “ Trông vời ”, “ muôn dặm


một mình ”, “ in gối chiếc ” “ soi dặm trường ” là điểm nhìn bên trong
của Thuý Kiều.
Sự luân phiên điểm nhìn sẽ làm người đọc vừa trông thấy theo trường
nhìn bên ngoài vừa nhìn thấu vào tâm can nhân vật, khi thì theo con
mắt nhân vật này, khi thì theo con mắt của nhân vật khác, tham gia vào
cuộc đối thoại ngắn với văn bản. Đôi khi điểm nhìn trần thuật di dộng,
dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác lúc tới gần lúc lùi xa, luôn thay
đổi góc độ quan sát.

BỔ SUNG

TZ.Todorov đã khẳng định : “ Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong


việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Không thể có trần thuật thiếu
người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham
thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả
nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân dânh nó cuốn sách được kể có
một vị trí hoàn toàn đặc biệt…”

Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi
pháp văn xuôi hiện đại. Tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp ta hiểu được
phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự, sẽ hiểu tác phẩm một cách sâu
sắc, trọng vẹn hơn.

Trong tác phẩm trữ tình và kịch không cần sự xuất hiện của người kể
chuyện nhưng trong tác phẩm tự sự người kể chuyện lại đóng một vai
trò hết sức quan trọng. Người kể chuyện được xây dựng để phát ngôn
cho ý đồ nghệ thuật của nhà văn
Người kể chuyện chính là loại người môi giới giữa các hiện tượng được
miêu tả và người tiếp nhận tác phẩm, là người chứng kiến, cắt nghĩa của
sự việc xảy ra còn nhà văn giống như người “ chép hộ ” lời lẽ của người
kể chuyện do mình tạo ra, “ chỉ như người ghi, người sao lục lời kể hoặc
người nghe trộmg người kể ” Cho nên không thể đồng nhất tác giả với
người kể chuyện bởi khi đó tác giả đã hoá thân vào hình tượn g tác giả
trong tác phẩm, xuất hiện như cái tôi thứ hai, trung tâm giá trị trong
tác phẩm. Người kể chuyện do nhà văn tạo ra và phụ thuộc chặt chẽ vào
tác giả nhưng nó vẫn có những chức năng nhất định như can thiệp vào
việc kể chuyện, kể nhanh, chậm, mách bảo, phân tích miêu tả hay chỉ
điểm cho người đọc … Vì vật mà người kể chuyện không chỉ có mối liên
hệ gắn bó với tác giả mà còn với bản thân câu chuyện kể và người tiếp
nhận nó.
Người kể chuyện là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó
khác với người kể chuyện thực tế đời sống.
Có nhiều cách phân loại người kể chuyện : Nếu căn cứ vào vị trí của
người kể chuyện trong tác phẩm ta có : người kể chuyện ở ngôi thứ
nhất, ngôi thứ ba.
+ Cá biệt có trường hợp người kể chuyện vừa ở ngôi thứ nhất kể về câu
chuyện mình chứng kiến hay câu chuyện của bản thân mình nên
khoảng cách giữa người kể với câu chuyện được kể bị triệt tiêu. ( Tham
dự vào truyện như một nhân vật, người kể chuyện đứng ở vị trí bên
trong như một chủ thể, được tự do quan sát bàn luận, có điều kiện đi
sâu tìm hiểu, khám phá thế giới hiện thực trong TP. Lời kể bộc lộ tính
chất chủ quan và sắc thái cảm xúc cao độ. Người kể chuyện ở ngôi này
có thể mang quan điểm của tác giả nhưng không phải lúc nào cũng
trùng khít với tác giả
Ngừi kể chuyện ở ngôi thứ ba phổ biến hơn, là hình thức kể khi người
kể chưa được ý thức hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình. Ngôi
kể này làm cho câu chuyện hoàn toàn khách quan, người kể chuyện “
hiểu biết hết mọi chuyện.

CÙNG CHƯƠNG VỚI CÂU 3


ĐIỂM NHÌN BÊN TRONG VÀ ĐIỂM NHÌN BÊN NGOÀI
5. Phân tích điểm nhìn trần thuật trong một tác phẩm.
Đề bài: Điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
Bài làm
Theo IU. Lotman: “Điểm nhìn trong văn bản là mối quan hệ giữa người sáng
tạo và người được sáng tạo. Điểm nhìn nghệ thuật là vị trí mà người trần
thuật quan sát và miêu tả sự vật. Nếu không có điểm nhìn thì sẽ không có
nghệ thuật. Sự thay đổi trong nghệ thuật gắn liền với sự thay đổi cách xây
dựng điểm nhìn”.
Đến lượt mình điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ
thuật, ngôi kể, vị thế kể, cách gọi tên và xưng hô, cách dùng từ ngữ, kiểu
câu, biện pháp tu từ... Điểm nhìn nghệ thuật cung cấp một phương diện để
người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở
trong đó.
Tóm lại, tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu số phận, một
phương thức tiếp cận của nhà văn đối với hiện thực. Trên tinh thần đó có thể
thấy sự vận động của điểm nhìn trần thuật là một trong những biểu hiện rõ
nét của văn xuôi Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, có thể thấy Nguyễn Minh
Châu đã tìm tòi và sáng tạo ra các hình thức tổ chức điểm nhìn tạo ra hiệu
quả tối ưu cho tác phẩm: điểm nhìn gắn với ngôi kể, sự dịch chuyển điểm
nhìn, sự gia tăng điểm nhìn. Cả ba bình diện này đều được thể hiện rõ nét
trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
TB
Điểm nhìn gắn với ngôi kể
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Người kể
chuyện có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Người kể chuyện chỉ
có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đang chứng kiến
sự kiện xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình
Kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thức kể chuyện khá quen thuộc, trong đó
người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đó trong không
gian và thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện đã xảy ra và
thuật lại. Còn hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức khá mới
mẻ trong đó người kể chuyện xưng “tôi” xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm
và kể lại cho bạn đọc.
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi
mới. Ông thuộc “một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng
nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc). Như một tất yếu khách quan,
văn học cũng đổi mới do những tác động của đời sống kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội... Do vậy “Chiếc thuyền ngoài xa” mang xu hướng nghệ thuật
chung của văn học thời kì đổi mới, hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá
nhân và thân phận con người đời thường.
Với “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã chọn hình thức kể theo
ngôi thứ nhất – nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Nhờ hình thức kể chuyện này câu
chuyện trở nên gần gũi hơn, kết quả chân thực hơn và cũng có sức thuyết
phục hơn. Với ngôi kể như thế, nhà văn có thể nhìn cuộc đời và con người ở
các góc độ, cự li khác nhau, lúc đứng gần, trực tiếp tham gia vào câu
chuyện, lúc đứng ngoài, đứng xa quan sát với tư cách của người dẫn truyện,
lúc đối thoại trực tiếp với nhân vật, lúc đối thoại nội tâm, lúc hỏi, lúc bình
luận...
Sự dịch chuyển điểm nhìn
Dịch chuyển điểm nhìn là điểm nhìn không ở một vị trí bất biến, cố định mà
có sự thay đổi dịch chuyển. Nhờ thế, “tấm thảm trần thuật” (Kojinov) trở
nên phong phú, đa chiều và ý nghĩa tác phẩm trở nên sâu sắc hơn.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ta thấy có sự dịch
chuyển liên tục từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, tha thiết kiếm tìm
“hạt ngọc ẩn sâu đằng sau con người”. Ngay từ những trang văn đầu tiên,
Nguyễn Minh Châu đã trao cho nhân vật phát hiện về vẻ đẹp nghệ thuật.
Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đi tìm những bức ảnh cho bộ sưu tập
cảnh biển của mình gần một tuần lễ mà chưa chụp được bức ảnh nào ưng ý.
Vậy mà chỉ trong khoảnh khắc anh đã bắt gặp “một cảnh đắt trời cho, ảnh
chiếc thuyền ngoài xa lòe nhòe trên mặt biển đầy sương mù trắng như sữa có
pha chút màu hồng hồng như mặt trời chiếu vào.” Đứng trước vẻ đẹp toàn
bích của nghệ thuật “trái tim nghệ sĩ như có cái gì bóp chặt vào, anh cảm
thấy bối rối.” Cảm xúc bừng ngộ, khoảnh khắc thăng hoa của sáng tạo ngay
lập tức đến với người nghệ sĩ. Anh có được những bức ảnh tuyết đẹp –
“chân lí của sự hoàn thiện” được làm nên trong giây phút đó. Trong giây
phút kì diệu đó người nghệ sĩ nhận ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”,
“khám phá thấy cái khoảng khắc trong ngần của tinh thần”. Nói cách khác,
trong khoảnh khắc của cuộc sống, nghệ sĩ Phùng đã cảm nhận được cái
chân, thiện, mĩ, anh cảm thấy cuộc đời mình như được gột rửa, trở nên thật
trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
Nếu như phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng, đẹp đẽ thì phát
hiện thứ hai thật bất ngờ như một trò đuà quái ác của cuộc sống. Bước ra từ
một chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi
và cam chịu; một người đàn ông to lớn, thô kệch và dữ dằn với một cảnh
tượng tàn nhẫn gã chồng đánh đập vợ tàn nhẫn, đứa con vì thương mẹ đã
đánh lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của cha. Chứng kiến những cảnh
đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: “ Tất cả mọi việc xảy đến khiến
tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”
người nghệ sĩ như “chết lặng” không tin vào những gì đang diễn ra trước
mặt.
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã có sự thay đổi điểm nhìn
trong diễn biến câu chuyện. Nguyễn Minh Châu đã đa dạng hóa, di chuyển
điểm nhìn từ tác giả đến người kể chuyện, đến các nhân vật như nhiếp ảnh
Phùng, rồi chánh án Đẩu và đặc biệt có lúc nhà văn trao cho nhân vật chức
năng trần thuật để cho người đàn bà hàng chài tự kể lại cuộc đời mình. Với
giọng điệu thầm trầm, xót xa thương cảm Nguyễn Minh Châu đã để cho
người đàn bà hàng chài bộc lộ thông qua những lời kể tâm tình ở tòa án
huyện. Bề ngoài là một người đàn bà nhẫn nhục, cam chịu, thường xuyên bị
chồng đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
Vậy mà chị vẫn nhất quyết không chịu bỏ chồng. Từ vẻ mặt rụt rè
sợ sệt của người đàn bà đã thốt lên một giọng khẩn thiết xuất phát từ đáy
lòng mình: “Chị cảm ơn các chú... Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có
phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người
làm ăn.” Chị nhìn suốt cuộc đời lam lũ của mình để đưa ra một chân lí giản
dị, mộc mạc nhưng thấm bao mặn chát của đời sống “ Đàn bà ở thuyền
chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất
được”. Đến đây câu chuyện được mở nút và vẻ đẹp của người phụ nữ miền
biển thăng hoa, đẹp đẽ hơn bao giờ hết. Như vậy cái, đằng sau sự việc đánh
đập ấy, người phụ nữ đã đánh đổi cả sự sống tự do để lấy chút hơi ấm của
người đàn ông nhưng mang duy trì sự sống trên thuyền.
Sự dịch chuyển điểm nhìn đã tạo nên những góc quét khác nhau, làm cho
đối tượng được miêu tả đa chiều, phát huy tối đa sức sáng tạo của nhà văn.
Sự gia tăng điểm nhìn
Sự gia tăng điểm nhìn là cách nhà văn tìm cách vượt thoát ra khỏi lối viết
truyền thống – xây dựng tác phẩm ở một điểm nhìn duy nhất. ở đây điểm
nhìn được triển khai đa dạng, nhiều chiều gắn với người kể, các đặc điểm kể
và thời điểm phân biệt.
Trong “Chiếc thuyền ngoài xa” sự gia tăng điểm nhìn được Nguyễn Minh
Châu thể hiện trước hết ở việc sử dụng cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn
bên trong xuất phát từ một chủ thể nhân vật xưng tôi, nghệ sĩ Phùng với cái
nhìn khách quan cùng với những chiêm nghiệm, suy ngẫm đầy trăn trở, suy
tư về mối quan hệ con người và nghệ thuật. Điểm nhìn từ nhân vật xưng tôi
đã được dịch chuyển sang nhân vật người đàn bà hàng chài qua đó thấy được
những mảng tối sáng khác nhau về nhân vật, khiến nhân vật hiện ra toàn
diện sâu sắc hơn.
“Văn học” đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là đời sống con
người. Với cái nhìn đôn hậu, ấm áp, yêu thương,Nguyễn Minh Châu đã đưa
văn học trở về với đời sống. Qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trong đó bao muối mặn gừng cay của
cuộc đời, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Làm nên thành công của tác phẩm
chính là nhờ tổ chức điểm nhìn linh hoạt của nhà văn.

6. Xác định kiểu nhân vật trong một tác phẩm, những phương thức,
phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật đó.
Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ
vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh
thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính
là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong
tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những
nhân vật văn học được nhà văn thể hiện. Nhân vật văn học giữ vai trò quyết
định nội dung tư tưởng trong tác phẩm, vì vậy nhà văn luôn dồn tâm huyết
và tài năng của mình vào việc khắc hoạ nhân vật. Để hiểu rõ hơn về sự khắc
hoạ nhân vật của nhà văn trong tác phẩm văn học diễn ra như thế nào ta bàn
tới nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của “ cây bút hiện thực ” Nam
Cao.
Trước hết, nhân vật Hộ trong truyện ngắn “ Đời thừa ” có thể xác định là
kiểu nhân vật tính cách. Bởi lẽ nhân vật này được miêu tả như một nhân
cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Nếu ở nhân vật loại hình lấy khái niệm
loại hình là hạt nhân của nhân vật thì ở nhân vật tính cách, hạt nhân của nó
là cá tính. Cá tính là giới hạn kết tinh các bản chất xã hội của tính cách.
Nhưng cái quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, các xung đột trong nội bộ
tính cách tự chúng lại có ý nghĩa phổ biến, phơi này một quan niệm về quan
hệ giữa con người với hoàn cảnh. Và sự xung đột giữa những tính cách ấy
trong quan hệ với tình huống, môi trường, đã góp phần làm nhân vật luôn
phải tự đấu tranh, dằn vặt. Và nhân vật Hộ là một dạng như vậy.

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng
đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi
nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần
quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức
thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp
đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Vậy để
khắc hoạ nhân vật Hộ tác giả Nam Cao đã sử dụng những biện pháp xây
dựng nhân vật gì ?
Trước hết, ta thấy nhân vật Hộ đã được tác giả Nam Cao khắc hoạ vài nét về
ngoại hình, cụ thể là trên khuôn mặt “ Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu
lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái
trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu
của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy.
Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ
đến thành dữ tợn. ”. Trong truyện ngắn, Nam Cao khắc hoạ về ngoại hình
nhân vật Hộ không quá nhiều, nhưng chỉ với vài đường nét được miêu tả
trên khuôn mặt Hộ đủ để ông thể hiện nỗi xót thương cho số phận Hộ trong
việc miêu tả dáng vẻ của anh. Ngoại hình của anh thể hiện sự mệt mỏi, vất
vả, lam lũ trong cuộc sống mưu sinh, đôi lông mày châu đầu lại lộ rõ vẻ đăm
chiêu suy nghĩ lúc nào cũng thường trực trên gánh nặng của nhân vật này.
Đôi lưỡng quyền đúng sừng sừng trên hố sâu của má bóng nhẫy, khuôn mặt
hốc hác, khắc khổ cũng đủ cho ta thấy được nỗi vất vả, thiếu thốn, đói khổ
trong cuộc sống của anh. Như vậy bằng biện pháp miêu tả nhân vật Hộ qua
ngoại hình, bước đầu Nam Cao đã thành công trong việc khắc hoạ rõ sự lam
lũ, khó nhọc trong cuộc sống Hộ. Điều này có vai trò rất quan trọng trong
giá trị của truyện ngắn và những sự mâu thuẫn trong tính cách nhân vật này.

Bên cạnh đó, ngoại hình của anh còn khiến ta thấy được những sự lo toan,
đăm chiêu của anh trước gánh nặng mưu sinh. Như vậy ngoại hình của nhân
vật cũng đã góp phần biểu hiện phần nào nội tâm của nhân vật. Đây cũng
chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì
vậy, khi tính cách, đời sống bên ngoài và cái bên trong của nhân vật thay đổi
thì nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Đây là một yếu tố
vô cùng quan trọng góp phần cá tính hoá nhân vật.

Biện pháp thứ hai mà Nam Cao sử dụng để khắc hoạ nhân vật Hộ là biện
pháp miêu tả nội tâm.Qua nội tâm của nhân vật Hộ ta thấy anh có một niềm
đam mê mãnh liệt với văn chương. Không chỉ đam mê mà anh còn là người
có lương tri nghề nghiệp. Hộ có những quan niệm nghiêm túc và cao quý về
nghề nghiệp, anh cho rằng : “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất
lương, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Trong thâm
tâm, Hộ quan niệm “ Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay,
làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì
chưa có ”. Như vậy thông qua nội tâm của nhân vật Hộ ta nhận ra được
những tư tưởng tình cảm của anh đối với cuộc sống. Anh không chỉ là người
có niềm đam mê văn chương, có những hoài bão cao cả mà còn có một
lương tri nghề nghiệp đáng quý trong. Hơn thế nữa, việc mô tả nội tâm nhân
vật cũng là sự thể hiện vốn sống và tài năng nghệ thuật của nhà văn.Hẳn
Nam Cao cũng có những quan niệm về văn học và lương tri nghề nghiệp cao
cả đến thế thì ông mới viết về nhân vật Hộ một cách sâu sắc và chân thực
đến như vậy. Qua các quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật ta hiểu tính
cách nhân vật Hộ, biết được những tư tưởng cao quý của Hộ. Và ờ đó ta thấy
Hộ đã có những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà văn chân chính, một
nhà văn trung thực và tự trọng để có thể theo đuổi giấc mộng văn chương,
tạo dựng một sự nghiệp văn chương có giá trị. Như vậy ở đây, thông qua nội
tâm người đọc đã thấy được tính cách của nhân vật Hộ.
Suy nghĩ của nhân vật trước những cảnh ngộ và sự việc, những tâm trạng
của nhân vật diễn biến qua các tình huống khác nhau làm nổi bật tính
cách nhân vật, nếu như thông qua việc phác hoạ vài nét tiêu biểu của
ngoại hình hoặc ghi lại vài đặc điểm đột xuất trong ngôn ngữ mà nhân vật
có thể nổi hẳn lên thì nhiều khi bằng 1 số suy nghĩ nội tâm sâu sắc được
phát hiện đúng lúc, tính cách nhân vật được bộc lộ khá đầy đủ

Biện pháp thứ ba mà nhà văn sử dụng để xây dựng nhân vật Hộ là miêu
tả nhân vật qua ngôn ngữ . Chẳng hạn như mỗi lần đọc lại một cuốn sách
hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng
vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn...: “ Khốn nạn! Khốn
nạn! ”. Hộ cảm thấy quá day dứt khi chà đạp lên lòng tự trọng của người
cầm bút, khi phải liên tục viết những trang văn khiến người ta đọc rồi
quên ngay. Câu thoại mà hắn chửi chính bản thân mình bộc lộ rõ sự day
dứt cấu xé tâm can hắn. Bộc lộ rõ nỗi đau khi chưa hoàn thành sứ mệnh
của người cầm bút. Hắn liên tục nói mình là kẻ khốn nạn, là đồ bất lương.
Như vậy, thông qua ngôn ngữ của Phùng trong hoàn cảnh này ra nhận
thấy được một cốt cách cao đẹp của người cầm bút, chỉ vì gánh nặng mưu
sinh mà phải đi ngược lại quan điểm và lẽ sống của mình. Quả thực,
đằng sau mỗi câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sê
đrin cho rằng : “ Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu
nào mà lại không thể có những hành động, những câu nói mà đằng sau lại
không có lịch sử riêng ”.
Ngôn ngữ là cái vỏ tư duy, lối nói bao giờ cũng chứa đựng nột tư tưởng,
tình cảm của con người. Vì lẽ đó, các nhà văn thường rất chú ý khắc hoạ
nhân vật thông qua lời nói của họ. Từ xưa, ông cha ta đã khẳng định : “
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, / Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe ”
( Ca dao ).
Trong cuộc đối thoại với Từ - vợ của Hộ, có lần Hộ từng nói : “ Này, Từ ạ... Nghĩ
cho kỹ, đời tôi không đáng khổ mà hóa khổ, chính tôi làm cái thân tôi khổ, tôi mê
văn quá nên mới khổ. Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu
bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi. ” Qua câu nói tâm
tình của Hộ, một lần nữa ta thấy được cái niềm say mê văn chương đến mức mãnh
liệt của Hộ. Một tình yêu và đam mê chân chính. Qua một và lời thoại bản chất và
tính cách nhân vật Hộ dần dần được bộc lộ một cách sinh động, chân thực. Hay lời
thú nhận day dứt của Hộ sau một đêm say xỉn thất hứa với vợ con : “ Anh… anh…
chỉ là… một thằng… khốn nạn! ” Nhận thức được lỗi lầm Hộ cảm thấy chán nản
bản thân mình. Anh tự sỉ vả kết án mình một cách quyết liệt. Qua lời tự kết án về
lương tri, nhân cách của Hộ nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự cay đắng cho số kiếp
thân phận Hộ. Hộ bị đặt trong bi kịch tinh thần khủng khiếp giữa sự giằng xé của lí
tưởng nghệ thuật với nguyên tắc tình thương mà Hộ luôn theo đuổi. Quá đau khổ,
bế tắc Hộ đã tìm đến rượu, trong cơn say Hộ đã có hành động đánh đập, chửi bới
tàn nhẫn đối với Từ, coi mẹ con Từ là nguyên nhân khiến cho Hộ phải khổ. Sau
khi tỉnh rượu Hộ ý thức được hành động tàn nhẫn của mình nên đã rất hối hận và
cho rằng mình là kẻ khốn nạn. Đứng trước bi kịch đời thừa, Hộ có thể tự giải thoát
cho mình bằng cách từ bỏ trách nhiệm với vợ con để tập trung thực hiện lí tưởng
cao cả nhưng tinh thần trách nhiệm, tình thương không cho phép Hộ làm vậy nên
đã đẩy Hộ vào bi kịch không lối thoát.
Ngoài ra ta còn thấy được Hộ là một nhà văn nghèo với những gánh
nặng vật chất đè nặng lên vai nhưng lúc nào cũng thành thực với sự tha
hoá của mình trong văn chương cũng như những thói xấu của bản thân.
Anh là một người thành thật, hiền lành, có lí tưởng cao đẹp nhưng ngòi
bút và tính cách vốn có của anh bị cuộc sống bẻ cong mất rồi. Như vậy,
lời nói của nhân vật trong tác phẩm tuy chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ
người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi
cho người đọc hình dung về bản chất,tính cách nhân vật.
Biện pháp cuối cùng trong những biện pháp tác giả sử dụng để miêu tả
nhân vật Hộ là qua hành động. Hành động nhân vật là phương tiện quan
trọng nhất để thể hiện tính cách nhân vật. Nói như vậy, không có nghĩa là
phủ nhận hoặc coi nhẹ tác động của biểu hiện nội tâm hoặc miêu tả nhân
vật qua ngôn ngữ và ngoại hình. Tuy nhiên, hành động là phương tiện
quan trọng nhất là vì hành vi con người là hình thức bộ lộ đầy đủ phẩm
chất, tư cách, tâm lí, tư tưởng cũng như những đặc điểm bên trọng thuộc
thế giới tinh thần của con người.
Thông qua hành động nhân vật thấy được bản chất nhân vật. Vì khi xây
dựng nhân vật, các nhà văn bao giờ cũng dành một phần quan trọng để
khắc hoạ hành động. Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm
khai thác một nội dung đời sống xã hội. Hình thức thể hiện của nhân vật
phải được xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật,
Hành động nhân vật được thể hiện bằng biện pháp tự sự hoặc miêu tả.
Với tự sự nhà văn kể lại hành động nhân vật, với miêu tả hành động nhân
vật được dừng lại cụ thể như đang diễn ra trc mắt
Thực tế, văn học chứng tỏ rằng hành động và nội tâm được nhà văn thể
hiện trong mối liên hệ hữu cơ và biện chứng. Khi phân tích nghệ thuật
miêu tả hành động nhân vật cần chú ý đầy đủ những tâm trạng, sắc thái
nội tâm làm cơ sở cho hành động

CHƯƠNG 4 : ÔN TẬP VỀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT, CÓ NHIỀU KIỂU


NV THEO NHỮNG TIÊU CHÍ KHÁC NHAU NHƯNG CẦN CHÚ Ý
KIỂU NHÂN VẬT PHÂN CHIA THEO CẤU TRÚC, CHÚ Ý PHÂN
CHIA THEO VAI TRÒ VỚI KẾT CÂU ( NV CHÍNH, TRUNG TÂM,
PHỤ)
CĂN CỨ VÀO SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA N VỚI LÝ TƯỞNG THẨM MĨ
( CHÍNH DIỆN, PHẢN DIỆN ) CHIA THEO CẤU TRÚC NV : NV CHỨC
NĂNG, NV NGOẠI HÌNH, NV TƯ TƯỞNG, NV NGỤ NGÔN, NV TÍNH
CÁCH
NẮM VỮNG BẢN CHẤT CỦA CÁC KIỂU THÌ ỨNG DỤNG ĐƯỢC
VẬN DỤNG NHIỀU TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐỂ XÁC ĐỊNH KIỂU NV
VP : CHÍ PHÈO ( NV CHÍNH ) THUỘC KIỂU NV TÍNH CÁCH ( PHÂN
LOẠI DỰA TRÊN CẤU TRÚC )
7. Giải thích và chứng minh ý kiến : “ Nhân vật tính cách thường có
những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hoá, và chính
vì vậy tính cách thường có một quá trình tự phát triển và nhân vật
không đồng nhất giản đơn vào chính nó ” ( Trần Đình Sử )
CÂU HỎI RIÊNG VỀ LOẠI NV TÍNH CÁCH.
PHÂN TÍCH TP CÓ NV TÍNH CÁCH
CM NV ĐÓ CÓ SỰ MÂU THUẪN GIẰNG XÉ VẬN ĐỘNG TRONG NỘI
TÂM

Việc diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật Hộ của Nam Cao trong Đời thừa

a) Nam Cao đã diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng xé trong tăm trạng nhân
vật Ilộ.

- Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Anh có khát vọng cao đẹp,
muôn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, công
hiến cho đời những tác phẩm có giá trị. Nhưng thực tại đen tối, hoàn cảnh gia đình
túng quẫn buộc anh phải viết thứ văn chương “vô vị, nhạt nhẽo”. Anh đau khổ vì
thấy mình đã trở thành “một kẻ vô ích, một người thừa”

- Nam Cao còn miêu tả rất tinh tế những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là
một người nhân hậu, vị tha. Trong bất kì hoàn cảnh nào, Hộ cũng không từ bỏ yêu
thương, làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng do bức xúc về công việc viết lách, anh trút
hết buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho người mà mình yêu thương, rồi lại
hối hận về chính điều đó.

b) Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm
nhân vật lên đỉnh điểm. Xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể
dung hoà giữa sống với hoài bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình thương.
Chính vì không thể chọn một trong hai con đường nên Hộ rơi vào bế tắc.

- Tâm trạng căng thẳng, bế tắc của Hộ được diễn tả theo cái vòng quẩn quanh:
Khát vọng - thất vọng - nhẫn tâm - hối hận - khát vọng - thất vọng... ngày càng
nặng nề hơn.

c) Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ đổ miêu tả nội tâm. Có
chỗ nhà văn dùng lời người kể chuyện để miêu tả tâm lí nhân vật: “Hắn băn khoăn
nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”. Có
khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm của mình: “Ta đành phí một vài năm đế
kiếm tiền...”

Có lúc vừa là lời người kể chuyện, vừa là lời nội tâm của nhân vật : “Khốn nạn!
Khốn

nạn thay cho hắn!...Chao ôi! Hắn đã viết những gì?...” Tất cả góp phần diễn tả sinh
động tâm lí nhân vật Hộ.

. Kết luận

- Nghệ thuật diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao rất sắc sảo, tinh tế
với những thủ pháp dặc sắc, tạo tình huống đầy kịch tính, diễn tả sự vận động nội
tâm theo vòng quẩn quanh; sử dụng ngôn ngữ linh hoạt... tất cả khắc hoạ rõ nét tâm
lí nhân vật Hộ.

- Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã cho thấy khát vọng vươn tới một cuộc sống có
ích, có ý nghĩa của người trí thức nghèo, đồng thời cho thấy tình cảnh đau khổ, bế
tắc của họ trong xã hội cũ: Muốn theo đuổi lí tưởng nghệ thuật thì phải bỏ tình
thương, muốn sống cho tử tế theo lối sống nhân đạo thì phải chấp nhận làm “người
thừa” trong văn chương. Từ đó dẫn tới ý tưởng: Chỉ khi nào xoá bỏ cái xã hội đen
tối, bất công đương thời thì khi đó mới có thể chấm dứt được cái cảnh ngộ quẫn
bách, cái bi kịch đáng thương của những người như Hộ.

8. “ Kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái
quát tư tưởng – cảm xúc cụ thể độc đáo. Lựa chọn một kết cấu nào đó,
nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề,
tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nghệ thuật và tư
tưởng tác phẩm ”
Dựa trên những hiểu biết về kết cấu tác phẩm văn học, anh/chị hãy
trình bày ý kiến của mình về nhận định trên
CHƯƠNG KẾT CÂU
KCAU LÀ SỰ TỔ CHỨC CÁC YẾU TỐ TRONG TP
KẾT CẤU BỀ MẶT VÀ KẾT CẤU BỀ SÂU, KẾT CẤU HÌNH TƯỢNG,
SỰ KIỆN, VĂN BẢN
TOAN BỘ KET CAU THE HIẸN DE TAI CHU DE
SUC HAP DAN CUA CAU CHUYEN TAC PHAM BAI THO VO KICH
CAU CHUỴEN SE PHU THUOC VÀO KẾT CÂU
PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG ĐƠN VỊ VB
THƠ : CÂU THƠ, KHỔ THƠ
TRUYỆN : TÌNH HUỐNG, CHI TIẾT
CÁC SỰ TỔ CHỨC TẠO NÊN VẺ ĐẸP TP

TO CHUC TREN BINH DIEN


TO CHUC HINH TUONG : CÁC CHI TIET TAO THANH HINH TUONG
VÀ HE THONG HINHH TUONG
TRONG THO THÌ TỔ CHỨC LÀ TỔ CHỨC CẤU TỨ, SX CÁC HÌNH
ẢNH ĐỂ TẠO RA CẤU TỨ TP
CÁC SỰ TỔ CHỨC HƯỚNG ĐẾN CÁCH TRUYỀN TẢI NỘI DUNG, TƯ
TUONG. CX TAC PHAM

MUON SV PHAN TICH VAI TRO CUA VIEC TO CHUC CHI TIET GOI
RA NHUNG TU TUONG TP

THE NAO LÀ KET CAU


VAI TRO KET CAU
BINH DIEN KET CAU
PHAN TICH 1,2 TP CU THE
TRONG TP SAP XEP CO SU VAN DONG, CO Y NGHIA NTN
Gợi ý:
Trên bình diện hình tượng, tổ chức bình diện hình tượng
Tổ chức hình tượng có 2 ý: +Các chi tiết để tạo thành hình tượng
+Hệ thống hình tượng
Trong tác phẩm trữ tình (trong thơ) tổ chức đó chính là cấu trúc cấu tứ, sắp xếp các
hình ảnh để tạo ra cấu tứ của tác phẩm. All tổ chức đó hướng đến sức truyền tải nd
cũng như cảm xúc, ý tưởng, nd, tư tưởng nt.
Muốn phân tích vai trò của việc tổ chức các chi tiết để thể hiện các phương diện nd
của nó, gợi ra nghĩa của tp
Có kết cấu bề mặt và kết cấu bề sâu
- thế nào là kết cấu
- vai trò kế cấu
- các bình diện kết cấu
- phân tích ½ tp cụ thể
Cách làm khác: khi chỉ ra phương diện kết cấu thì lấy vd luôn, đặc biệt là chỉ ra ý
nghĩa mà nó tạo ra. Vd: Việc sắp xếp các nhân vật trong một tác phẩm: nhân vật
này ở cạnh nv kia thì có ý nghĩa ntn, trong một tp thơ các hình ảnh thơ đc sắp xếp
có sự vận động thì nó có ý nghĩa ntn,
(sử dụng thuật ngữ, phạm trù, cách lập luận liên quan đến lý thuyết  áp dụng vào
tác phẩm)
Kết cấu là sự tổ chức các yếu tố ở trong tác phẩm mà các bình diện kết cấu:
KẾT CẤU BỀ MẶT: hình tượng, kết cấu sự kiện và kết cấu văn bản.
KẾT CẤU BỀ SÂU
All kết cấu biểu thị đề tài chủ đề và nội dung tư tưởng tp ntn, sức hấp dẫn của câu
chuyện, tp hoặc thơ, kịch, truyện... phụ thuộc vào kết cấu ra sao
Phân tích vẻ đẹp của sự kết hợp các hình tượng, các đơn vị căn bản như: thơ
(câu thơ, khổ thơ), truyện (tình huống, chi tiết). Sự tổ chức đó tạo nên vẻ đẹp của
tác phảm ntn
Chương Nội dung và ý nghĩa

9. Đề tài và chủ đề có mối quan hệ với nhau như thế nào


CHỦ ĐỀ LÀ VẤN ĐỀ NỔI BẬT TRONG PVI DOI SONG MA TP DE
CAP DEN
PHAN TICH TP CU THE DE CHUNG MINH MOI LIEN HE TRONG
TPVH

*Gợi ý: Đề tài là phạm vi đời sống đc mô tả


- Chủ đề là vấn đề chính trong phạm vi đời sống đó
Mqh: Chủ đề là vấn đề nổi bật ở trong phạm vi đời sống mà tp đề cập đến
Phân tích những tp vụ thể và chứng minh mqh đó
Trả lời:
Khái niệm:
Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm, chỉ một phạm vi hiện
thực được mô tả, phản ánh trực tiếp trong tác phẩm văn học. (đề tài là phạm vi đời
sống được mô tả)
Ví dụ: Cuộc sống của người nông dân, và trí thức trước cách mạng tháng Tám
(Các sáng tác của Nam cao); cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta; …đề tài
người chinh phụ,người cung nữ, người tài hoa bạc mệnh trong văn học Việt Nam
thế kỉ 18-19.
Chủ đề: một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm của nhà văn. Hoặc Chủ
đề là vấn đề chủ yếu được nhà văn nêu lên trên cơ sở đề tài. (chủ đề là vấn đề
chính trong phạm vi đời sống (đề tài) đó)
Ví dụ: Làng của Kim Lần: Tình yêu làng, yêu nước tha thiết, và tinh thần kháng
chiến chống thục dân Pháp...
=>Chủ đề đóng vai trò rất lớn trong việc làm cho tác phẩm trở nên quan trọng và
có ảnh hưởng sâu rộng
2.Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề:
+ Chủ đề là vấn đề nổi bật ở trong phạm vi đời sống mà tác phẩm đề cập đến.
+ Chủ đề được hình thành trên cơ sở đề tài, là phương tiện chính yếu của đề tài.
Những đề tài quan trọng sẽ góp phần tạo nên những chủ đề lớn.
+ Chủ đề hình thành trên cơ sở đề tài nhưng đề tài không quyết định hoàn toàn chủ
đề. Cùng một đề tài nhưng tác giả có thể chọn nhiều chủ đề.

Chứng minh:
Đề tài “người nông dân trước cách mạng tháng 8”, mỗi nhà văn hiện thực như Ngô
Tất Tố và Nam Cao đều có những khía cạnh khai thác khác nhau, tạo nên những
chủ đề khác nhau.
 Điển hình, trong “chí Phèo” của Nam Cao: chủ đề người nông dân bị tha
hóa, bần cùng hóa. (từ một con người lương thiện, do chịu sự áp bức vô
nhân đạo của chế độ phong kiến, Chí Phèo đã dần tha hóa và trở thành “con
quye của làng vũ đại”
 Trong “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố viết về nỗi khốn khổ của người nông dân bị xã
hội thực dân phong kiến đẩy đến bước đường cùng không lối thoát. (Sưu
cao, thuế nặng...)
 Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân lại miêu tả những người nông dân khốn khổ,
nhưng biết nương tựa vào nhau để tìm được lối thoát bằng ánh sáng cách
mạng.(miếng ăn...manh áo...theo cách mạng”
Đề tài: người chiến sĩ cách mạng. Mỗi người khai thác một chủ đề riêng:
 Chính hữu viết về tình đồng đội keo sơn gắn bó, trải qua nếm mật nằm
gaitrong “Đồng chí”. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của
những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng
chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm
chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân
thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng
chiến chống Pháp.
“Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau./ Súng
bên súng, đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ/ Đồng chí!
...
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,/Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi./Áo
anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không
giày/Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
 Phạm Tiến Duật viết về vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe quả cảm trên
tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn trong “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính”.
Không có kính không phải vì xe không có kính/Bom giật, bom rung kính vỡ
đi rồi/Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.=>ung
dung, lạc quan trong hoàn cảnh.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim/
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa, như ùa vào buồng lái.=> chiến
sĩ lái xe không hề bận tâm về việc xe mình không có kính, ngược lại, chính
xe không có kính càng tạo cho anh cái thế ung dung ngồi trong buồng lái mà
không có gì ngăn cách với thiên nhiên. Lòng yêu những con đường của
người lái xe được tác giả mô tả bằng cảm giác khi xe chạy nhanh: “con
đường chạy thẳng vào tim”....
=>Đối diện với hiện thực khốc liệt bằng phong thái ung dung, bằng lõng
dũng cảm, bằng trái tim nhiệt tình của người lính=>vượt lên khắc nghiệt
bằng tất cả sự trẻ trung, tinh nghịch, lạc quan, sôi nổi cách mạng, với tam
hồn lãng mạn, đạm chất lính. Tinh thần vì lý tưởng cách mạng cao cả “Xe
vẫn chạy vì miền Nam phía trước/Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Kết luận:
Đề tài và chủ đề có mối tương quan, liên hệ mật thiết với nhau trong một tác phẩm
cụ thể.

10.Bình luận ý kiến : “ Nội dung tư tưởng của TPVH không bao giờ chỉ là
sự lí giải dửng dưng lạnh lùng mà gắn liền với tình cảm, xúc cảm, mãnh
liệt ”
THUC CHAT LÀ DE CAP DEN 2 KHAI NIEM O CHUONG 6
KN 1. TU TUONG – Y TUONG SANG TAO THANH NOI DUNG TT,
THE GIOI NGHE THUAT
KN 2. CAM HUNG – CAM HUNG SANG TAC MANH LIET, TINH
CAM CAM XUC CUA NGUOI VIET
LOI NOI, CAU VAN TUONG NHU LANHH LUNG KHACH QUAN
NHUNG DANG SAU NO NHAN THAY MOI QUAN TAM NOI XUC
DONG NOI DAU HOAC NIEM VUI CUA NGUOI VIET.
( TAP TRUNG VAO 2 KN , CAM HUNG SE CHI PHOI , TAO NÊN
TÌNH ĐIỆU THẨM MỸ , CAI BI , CÁI HÀI, CÁI TRÁC TUYỆT..

Đề cập đến 2 k/n trong chương 6


Th1: tư tưởng
TH2: cảm hứng
Nhà văn khi biểu lộ tư tưởng hoặc ý tưởng sáng tạo của mình tạo nên nd tác phẩm
(hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo đó thành một thế giới nghệ thuật, tạo thành nd tư
tưởng) thì luôn luôn phải gắn với một cảm hứng sáng tác mãnh liệt nào đó. Cảm
hứng đó chính là tình cảm, cảm xúc của ng viết. Mặc dù nhiều khi ng viết dùng
những lời lẽ tưởng như là lạnh lùng, khách quan, dungc những câu ngắn, cộc,
tưởng như ng viết, ng kể chuyện đứng ngoài câu chuyện kể một cách thực sự
khách quan nhưng đằng sau nó chúng ta vẫn nhận thấy mối quan tâm, nỗi xúc
động, nỗi đau hoặc niềm vui của người viết.
Cảm hứng đó sẽ chi phối, tạo ra, tạo nên cái gọi là tình điều thẩm mỹ của tác phẩm
Cảm hứng trước cái đẹp hay cái bi, hay hài, trắc tuyệt của những biến thể của nó.

Trả lời:
Phân tích + bình luận:
+ Nhà văn khi biểu lộ tư tưởng hoặc ý tưởng sáng tạo của mình tạo nên nd tác
phẩm (hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo đó thành một thế giới nghệ thuật, tạo thành
nd tư tưởng) thì luôn luôn phải gắn với một cảm hứng sáng tác mãnh liệt nào đó.
Cảm hứng đó chính là tình cảm, cảm xúc của người viết.
+ Sự lí giải của nhà văn không giống với bất kì cách lí giải nào của nhà triết học,
sử học, xã hội học,… bởi lẽ sự lí giải của các nhà khoa học này phải đáp ứng yêu
cầu khách quan, không mang tính chủ qua. Trái lại, tác phẩm văn học là sự lí giải
tràn đầy cảm xúc của nhà văn . Nhà văn luôn gắn liền với cảm xúc, thông qua cảm
xúc, nhà văn thể hiện sự lí giải của mình về cuộc sống bằng thái độ yêu ghét, trân
trọng, đồng tình, phê phán, tố cáo,… Đôi khi cách thể hiện của nhà văn bề ngoài
tưởng như “ dửng dưng, lạnh lùng” nhưng thực chất, bao giờ cũng ẩn chứa cảm
xúc mãnh liệt ngay bên trong. , tưởng như ng viết, ng kể chuyện đứng ngoài câu
chuyện kể một cách thực sự khách quan nhưng đằng sau nó chúng ta vẫn nhận thấy
mối quan tâm, nỗi xúc động, nỗi đau hoặc niềm vui của người viết.
+ Cảm hứng đó sẽ chi phối, tạo ra, tạo nên cái gọi là tình điều thẩm mỹ của tác
phẩm
+ Cảm hứng trước cái đẹp hay cái bi, hay hài, trắc tuyệt của những biến thể của
nó.Có thể nói tình cảm của người viết chính là khâu đầu tiên của quá trình xây
dựng tác phẩm nghệ thuật.
+ Xét đến cùng, một tác phẩm văn học lớn là tác phẩm phản ánh con người và
hướng tới phục vụ đời sống con người. Nhà văn khi viết tác phẩm không thể không
bộc lộ tư tưởng của riêng mình, chủ kiến của riêng mình trước những vấn đề của
đời sống => nội dung tư tưởng của văn học => cùng với tình cảm,cảm xúc người
viết (xét từ đặc trưg của văn học,về phía người đọc – đến với văn học bằng con
đường tình cảm).
+ Cảm xúc trơ lì, mòn sáo, tình cảm thoáng qua hời hợi, rốt cuộc những tư tưởng
đó dù hay đến mấy cũng chỉ “nằm thẳng đơ”, vô hồn, vô cảm trên trang giây mà
thôi. Những sáng tạo nghệ thuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh hoạ
giản đơn cho tư tưởng này hay tư tưởng khác, cho dù đó là tư tưởng rất hay
( Khrapchencô). Tư tưởng của nhà văn không khô khan và cứng nhắc, tư tưởng của
nhà văn là tư tưởng nghệ thuật, là “tình cảm”, là “nhiệt hứng”, là “say mê”, là tất
cả nhiệt tình kết tinh lại (Biêlinxki).
Chọn tác phẩm “Chí phèo” và “Vội vàng” của Xuân Diệu.
(Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt
Nam trước Cách mạng. Qua đó, nhà văn kết án đanh thép xã hội tàn bạo ấy, đồng
thời thể hiện niềm thương cảm, lòng nhân đạo đối với số phận những người nông
dân., thể hiện tư tưởng nhân đạo,nhân văn của tác giả.)
(“Vội vàng” - Vội vàng là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây,
từng phút của đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu
đời, ham sống đến cuồng nhiệt.)

Chương về thơ:

11.Giải thích, cm “ Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là
đôi cánh của thơ ”
CHUONG VE THO
NHAC DEN DAC TRUNG CUA THO TRU TINH, DAC TRUNG DAU
TIEN LÀ DAC TRUNG CUA NOI DUNG CXUC
THO LA NOI DUNG CXUC
CXUC NANG CANH BANG NOI DUNG TT
NHAN MẠNH ĐẾN ĐẶC TRƯNG ND CẢM XÚC, ĐẶC TRƯNG ND
TTUONG

*Gợi ý: Đặc trưng của thơ trữ tình: Đặc trưng về nd cảm xúc. Thơ thể hiện bằng
cảm xúc, nhưng cảm xúc phải được nâng cánh bằng tưởng tượng tưởng tượng là
nguyên tắc sáng tạo trong thơ.
Đặc trưng về nguyên tắc tưởng tượng
Trả lời:
Nhận định đề cập đến vấn đề đặc trưng về nội dung của thơ: Thơ là sự thổ lộ tình
cảm mãnh liệt đã được ý thức và nhấn mạnh đặc trưng “Thơ – nghệ thuật của trí
tưởng tượng”.
Phân tích:
+ Thơ thể hiện bằng cảm xúc, nhưng cảm xúc phải được nâng cánh bằng tưởng
tượng=> tưởng tượng là nguyên tắc sáng tạo trong thơ.
+ thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng
gợi cảm sâu sắc; vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp
qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú
+ tưởng tượng giúp cho cảm xúc nhà thơ thăng hoa, đẩy mức độ camr xúc lên cao,
bộc lộ tư tưởng, cảm xúc tác gải.
+ Tưởng tượng là hoạt động tâm lý phân giải, tổ hợp các biểu tượng đã có để tạo ra
hình tượng hoàn toàn mới.
+ Thơ không cần xây dựng các hình tượng khách thể như như nhân vật trong
truyện hay kịch, kí mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc
đang diễn ra, vì thế tưởng tượng ở đây chủ yếu là liên tưởng , giả tưởng, huyễn
tưởng. Liên tưởng là hoạt động tâm lý từ việc này người này mà nghĩ đến việc
khác, người khác.
=>Nhờ trí tưởng tượng, tác gải có thể sáng tạo những hình tượng nghệ thuật để
truyền tải tư tưởng bộc lộ cảm xúc. Thơ ca rất cần đến trí tưởng tưởng.
Chứng minh:
Tưởng tượng (Liên tưởng) trong Truyện Kiều
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nưuar soi dặm trường”
=>vừa thể hiện cảm xúc, vừa gọi cảm giác chia ly của Thúy Kiều và Thúc sinh.
Tưởng tượng trong thơ “Hàn Mạc Tử”
“Đây thôn vỹ dạ”
Khổ thơ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
=>nhà thơ tưởng tượng bản thân trở về với thôn vỹ (cuộc trở về diễn ra trong tâm
tưởng) với hình ảnh của nắng hàng cau, vườn xanh ngọc, lá trúc....”
Tưởng tượng góp phần thể hiện cảm xúc hiện tại của tác giả :mong muốn, kahts
khao được trửo về, hội nhập vói thế giới ngoài kia. (đối lập với “trong này”, 2
khaongr cách thường thấy trong thơ Hàn Mặc Tử)
Khổ thơ 2:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
=>Cảm xúc xen lẫn tưởng tượng của Hàn Mặc Tử về sự chia lìa, xa cách = >tuyệt
vọng. Ông tưởng tượng về cảnh thiên nhiên chia lìa, tan tác.
=>Hàn Mặc Tử vừa phải chịu nỗi đau về thể xác bởi căn bệnh quái ác, vừa phải
chịu nỗi đau tinh thần khi tình yêu không được đền đáp. Trăng trong hồn thơ của
thi sĩ là cả một bầu trời đau đớn. “Nhờ óc tưởng tượng kỳ vĩ, Hàn tạo ra nhiều hình
ảnh dị kỳ, khiến người ta tưởng những hình ảnh này là siêu thực” (tiêu biểu là hình
ảnh tẳng, huyết, lệ...)
Tưởng tượng trong “Hầu trời – Tản đà”
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thế!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
Tản đà đã tưởng tượng một cuộc lên trời, đọc thơ cho trời nghe , được trời, chư
tiên khen ngợi. =>thái độ tự tin, tài năng, cái ngông của tản đà.
=> bộc lộ cái tôi, cái tôi ngông, phóng túng tự ý thức về tài năng, giá trị của mình
và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.
Kết luận:

12.Phân tích một bài thơ trữ tình ( tự chọn ) để làm rõ đặc trưng ngôn ngữ
của thơ.
DAC TRUNG NGON NGU CUA THO
DAC TRUNG VE SU PHÂN DÒNG, NHẠC TÍNH, MƠ HỒ, LẠ HOÁ

Đề cập đến đặc trưng ngôn ngữ của thơ


Sự phân dòng, nhạc tính, mơ hồ, lạ hóa.
Trả lời:
Phân tích đặc trưng ngôn ngữ của thơ + phân tích bài thơ “Tự tình – Hồ Xuân
Hương
1.Là ngôn từ có nhịp điệu. Sự phân dòng của thơ, số chữ trong câu, các thể thơ,
cách ngắt nhịp. Sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích tạo nhịp điệu cho thơ.
Cuối mỗi dòng thường là chỗ ngừng. Tùy theo số tiếng, chữ trong trong dòng thơ
mà có nhịp điệu khác nhau.
Dẫn chứng:
+Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. (8 câu, mỗi câu 7 chữ)
+ Cách ngắt nhịp trong bài thơ thay đổi linh hoạt, thay đổi: 4/3 (đêm khuya văng
vẳng/ trống canh dồn...1/3/3 trơ/cái hồng nhan/với nước non. 2/2/3 Chén rượu/
hương đưa/ say lại tỉnh=> trơ trọ, bẽ bàng của người phụ nữ.)
=> Ở bài thơ tự tình II cũng ngắt nhịp theo 4/3 hoặc 2/2/3. Nhưng chọn nhịp 2/2/3
vì tuântheo nguyên tắc đối từ loạ
+ Nhịp điệu thể hiện cảm xúc của tác giả, các cung bậc cảm xúc thay đổi theo nhịp
điệu linh hoạt của bài thơ. Nhịp điệu dàn trải trong 2 câu đầu => diễn tả sâu sắc
tình cảnh cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng. Đến với câu “Xiên ngang
mặt đất/ rêu từng đám – đâm toạc chân mây/ đá mấy hòn (4/3) thể hiện sự dồn đạp
trong nhịp điệu, gấp gáp trong cảm xúc = > thái độ ngang ngạnh, phản kháng quyết
liệt của nhà thơ.
=>cả bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn,
cô đơn, vừa phẫn uất trước duyên phận; càng gắng gượng vươn lên lại càng rơi vào
bi kịch. Đằng sau nỗi xót xa, buồn tủi đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

2.Ngôn ngữ thơ không liên tục, mà có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành những
khoảng lặng giàu ý nghĩa. Ngôn ngữ thơ không phải là ngôn ngữu tuyến tính mà là
ngôn từ phức hợp. Đôi khi cùng một từ có thể diễn đạt nhiều hình ảnh, ý nghĩa,
nhiều cách hiểu. Thơ sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ...nhiều tỉnh lược,
định ngữ. Ngôn ngữ trong thơ thường phá vỡ logic kết hợp thông thường để tạo
thành những kết hợp mới, bất ngờ, lạ hóa.
Dẫn chứng:
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình son trẻ tí con con
=>Câu 3, 4 hầu như không gắt trực tiếp với câu 1, 2. Câu 5, 6 lại càng không gắn
với câu 3,4. Câu 7,8 cũng không gắn với câu 5,6.Các câu thơ gắn với nhau theo
mạch liên tưởng ở chiều sâu.Câu 3 gợi ra cái ý cô đơn, trơ trọ giữa cõi đời. Mà cd
trơ trọ cần được giải khuây, giải tỏa. Câu 3,4 là sự giải khuây bằng rượu nhưng vô
hiệu hóa trước cuộc đời xế bóng, trống trải mênh mông. Câu 5, 6 như một thaongs
khát vọng phá phách để thay đổi hiện trạng. Nhưng rồi chẳng có gì xảy ra, cuộc
sống vẫn trôi theo cái nhịp buồn tẻ của nó, để lại niềm khao khát khôn nguôi.
+ (Ngôn ngữ thơ không phải là ngôn ngữ tuyến tính mà là ngôn từ phức hợp. Đôi
khi cùng một từ có thể diễn đạt nhiều hình ảnh, ý nghĩa, nhiều cách hiểu.) Ví dụ từ
ngữ “vầng trăng” – “bóng xế” vừa diễn tả cảnh trăng tàn vừa mang ý nghĩa tuổi
xuân dần qua của người phụ nữ.
+ Phối hợp sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa,...
. tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ: đảo từ “đâm” và “xiên” lên đầucâu để nhấn
mạnh sự vùng vẫy đạp ra khỏi của tạo hóa của thiên nhiên trước cuộc đời
. sử dụng biện pháp đảo ngữ “trơ” nhấn mạnh nỗi trơ trọi, bẽ bàng.- Nghệ thuật
tiểu đối.
. tác giả sử dụng nghệ thuật tiểu đối lấy “cái hồng nhan” đem đối với“nước non”
càng làm nổi bật được tâm trạng cô đơn chán chường của mình.
. sử dụng nghệ thuật tăng tiến: “mảnh tình” “san sẻ” “tícon con” làm nổi bật tâm
trạng chua chát, buồn đau trước duyên hạnh phúc lận đận nhưngcũng làm nổi bật
khát vọng hạnh phúc lứa đối.

3.Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính với những luyến láy trùng điệp, sự phối hợp bằng
trắc và cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm. (phối thanh điệu, gieo vần, phối hợp bằng
trắc, cách ngắt nhịp,...được làm từ rung cảm của nhà thơ”.
Nhạc tính(nhịp điệu, vần điệu, thanh điệu)
Dẫn chứng:
+ Tự tình vs ngôn ngữ giàu nhạc tính. Đọc có thể thấy được cái cảm giác trống trải,
phẫn uất xen lẫn khát vọng của tác giả thông qua cách cảm nhận nhạc tính. (phân
tích cụ thể...)
+ Ở bài thơ tự tình II cách gieo vần “dồn”, “non”, “tròn”, “hòn” và “con” ở các vị
trí1,2,4,6 và 8 hiệp vần bằng với nhau nên gieo vần độc vận, thuộc bình vận.
=>Tác dụng của gieo vần độc vận: gieo vần đúng theo nguyên tắc nhất - tam -
ngũbất luận còn các tiếng nhị - tứ - lục phân minh của thể thơ.
+ Thanh điệu: Sự phối hợp luật bằng trắc:
Ở bài thơ tự tình II chữ thứ hai của câu 1 là vần bằng nên toàn bộ bài thơ theo thể
bằng.
- Niêm: bài thơ đều tuân theo nguyên tắc niêm trong một bài thơ Thất ngôn Bát cú,
không bị thất niêm.
Ở tự tình II: câu 1 niêm câu 8, câu 4 niêm câu 5 theo luật bằng. câu 2 niêm câu 3 ,
câu 6 niêm câu 7 theo luật trắc.
=> Tác dụng của niêm: tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ.
- Đối: Tuân thủ đúng nguyên tắc đối của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật: câu
3đối câu 4, câu 6 đối câu 6. Chia làm 3 kiểu đối: đối thanh, đối từ loại và đối ý (đối
tương đồng).

Chương về tiểu thuyết

13.Giải thích, chứng minh : So với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu
thuyết được miêu tả nhiều mặt, chi tiết như con người sống
HỎI VỀ TIỂU THUYẾT.
SO SÁNH VỚI THƠ, HOẶC SO SÁNH VS KỊCH ĐỂ THẤY NVAT TIỂU
THUYẾT ĐƯỢC MIÊU TẢ NHIỀU MẶT TỪ CHÂN DUNG, NGOẠI
HÌNH, SUY NGHĨ, CẢM XÚC, NGÔN NGỮ LỜI NÓI
CÓ THỂ TRẢI DÀI CUỘC ĐỜI NV, LÍ LỊCH MQH PHỨC TẠP PHONG
PHÚ

*Gợi ý: So sánh với thơ, kich để thấy đc nv tiểu thuyết đc miêu tả từ nhiều phương
điện (nhiều mặt) từ chân dung ngoại hình đến suy nghĩ, cảm xúc, hành đông, ng2
lời nói của nv
Khi miêu tả: nv của tiểu thuyết đc miêu tả ở một chiều sâu và bề rộng. Có thể trải
dài cả một đời của nhân vật, có những lý lịch và mqh phức tạp, phong phú
(Dùng một hoặc 2 tp để chỉ ra nv tiểu thuyết đc xd trong các phương diện đó ntn)
Trả lời:
Phân tích:
Nhận định đề cập đến đặc trưng về hình thức của tiểu thuyết: nhân vật trong tiểu
thuyết.
+ nv tiểu thuyết đc miêu tả từ nhiều phương điện (nhiều mặt) từ chân dung ngoại
hình đến suy nghĩ, cảm xúc, hành động, ngôn ngữ, lời nói của nv. Từ tính cách, cá
tính đến số phận, từ hành động đến tâm lý, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều
được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc tính của nhân vật được
miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư
tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật…Sự miêu tả nhân vật ở đây
đạt được tính lập thể, toàn vẹn.
+ Khi miêu tả: nv của tiểu thuyết đc miêu tả ở một chiều sâu và bề rộng. Có thể trải
dài cả một đời của nhân vật, có những lý lịch và mqh phức tạp, phong phú.
*Tương quan so sánh với thơ:
Thơ không chú trọng miêu tả các khía cạnh của nhân vật, chú trọng tập trung vào
miêu tả cảm xúc, tình cảm,...
Kịch chú trọng vào thể hiện hành động nhân vật.
=>khác biệt với tiểu thuyết.
Chứng minh qua tác phẩm:
1. Số đỏ.
Nhân vật “Xuân tóc đỏ” được miêu tả trải dài trong toàn bộ tiểu thuyết.
Ngoại hình: Xuân lấy đầu hè xó chợ làm nhà, lấy sấu ở các phố, lấy cá Hồ Hoàn
Kiếm làm cơm. Tóc hắn đỏ như lông gà vì phơi nắng, trèo me, trèo sấu. Rồi hắn
len lỏi vào nhặt banh sân quần vợt. Bị đánh, bị đuổi vì hắn nhìn trộm một con đầm
thay quần áo
Tính cách: Xuân Tóc Đỏ hiện lên rõ nét là một tên vô giáo dục. bản tính lém lỉnh,
láu cá Tính cách lưu manh, bịp bợm.
+ Xuân Tóc Đỏ là một nhân vật được xây dựng trong quá trình phát triển, tính cách
của Xuân Tóc Đỏ được miêu tả trong quá trình vận động. Một mặt tính cách Xuân
Tóc Đỏ gần như không đổi. Vốn được giáo dục, đào luyện trong nền văn hóa vỉa
hè nên bản chất của Xuân vẫn giữ nguyên chất lưu manh của kẻ lang thang đầu
đường xó chợ. Từ ngôn ngữ cho đến cử chỉ, hắn luôn luôn văng tục, không chịu
học hành mà chỉ dùng thủ thuật bắt chước, che đậy, giả dối để đối phó trong mọi
tình huống. Có thể nói, tính cách lưu manh xuyên suốt con người Xuân Tóc Đỏ từ
khi là một cậu bé lang thang ở đầu đường xó chợ cho đến lúc trở thành “anh hùng
cứu quốc”.
+ tính cách của Xuân cũng có những thay đổi nhất định. Y nhanh chóng thích hợp
với hoàn cảnh mới và hoàn cảnh cũng làm cho y thay đổi. Khi còn là kẻ hạ lưu,
hắn bộc lộ tính ti tiện, yếu đuối. Nhưng khi đã có vị trí trong xã hội, Xuân bắt đầu
xem thường mọi người, “Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo làm bộ làm tịch bao nhiêu
thì lại được thiên hạ kính trọng bấy nhiêu”, Xuân Tóc Đỏ có lúc như kết hợp giữa
tính cách của một kẻ hạ lưu pha lẫn với lối sống thượng lưu, ngôn từ hạ đẳng lại
xen với kiểu cách học đòi của bọn người thượng lưu.
+Ngôn ngữ: kêch kỡm,
Hành động:
+ Y biết cách luồn lách, dùng mưu mẹo thủ đoạn để làm lợi cho mình. Từ một đứa
nhặt banh quần vợt, Xuân Tóc Đỏ trở thành một danh thủ, một cây hy vọng của
giới quần vợt Bắc Kỳ. Hắn cũng biết chấp nhận thua theo đề nghị của quan trên
trước nhà vô địch quần vợt Xiêm La để được trở thành “Anh hùng cứu quốc”, bậc
“Vĩ nhân”.
+N hững hành động rất quen thuộc của nhân vật này đã dần dần thích nghi với
hoàn cảnh và phát huy quyền lực của nó theo sự thăng hoa của Xuân Tóc Đỏ.
“Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình...”, “Xuân Tóc Đỏ
lại cười hí hí như ngựa...” (chương I)
“Xuân Tóc Đỏ bắt tay xong, ưỡn ngực lên cất giọng lanh lảnh nói to:
-Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng” (chương VIII)
“Xuân Tóc Đỏ cứ đứng vênh váo ưỡn ngực ra nhận cái chức đồng nghiệp
với ông giám đốc sở.” (chương XIII)
“Xuân Tóc Đỏ” ưỡn ngực lên, dõng dạc nói:
-Còn tôi, thì tôi đang giáo dục cái xác thịt cho cậu ấy và cả mẹ cậu ấy!”
(chương VIII)
“Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực ra mà rằng:
-Me sừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hi vọng của Bắc Kì” (chương XVI)
Ngôn ngữ:
+ lớp từ vựng đầu đường xó chợ của xuất thân kiếp ma cà bông như nó nhưng lớp
từ đó cứ mặc nhiên theo Xuân đi vào giới thượng lưu và được chấp nhận cũng như
một thứ mốt. Hãy thử điểm lại những phát ngôn của Xuân Tóc Đỏ:
“-Chả nước mẹ gì cả! Than ôi cái cảnh đêm thu tịch mịch càng làm như gợi
khách đa sầu!” (Chương I)
“-Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ!” (Chương I)
“-Nước mẹ gì! Bóp với chả bóp!” (chương II)
“-Mẹ kiếp! Chứ con với chả cái!” (chương II)
“-thế này thì nước mẹ gì” (chương III )
“-Mẹ kiếp! Quần với chả áo!” (chương III)
“-Mẹ kiếp! Đồ láo” (chương XVII)
“-Thế thì nước mẹ gì cơ chứ” (chương XX)
2.Nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn”
Ngoại hình: NTT miêu tả chị mang vẻ đẹp của 3 con nhưng vẫn còn nhiều nét của
thời con gái “cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp đôi môi
đỏ, cái mịn màng của nước da đén giòn, cái mượt mà của người đàn bà 24 tuổi”.
Tính cách: một người vợ, một người mẹ đảm đang, đôn hậu. Mấy lần chị nhẫn
nhục cất tiếng van xin cụ lí, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nới dây lỏng dây trói
cho chồng, xin khất sưu cho chồng vì muốn chồng bớt đau bớt khổ. Mấy lần chị
Dậu mồ hôi và nước mắt thánh thót xin vợ chồng Nghị Quế " gión tay làm phúc"
mua đứa con và ổ chó... Tất cả vì lòng thương chồng và thương con " Thầy em hãy
cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột...
+ một phụ nữ nông dân cứng cỏi, dám đấu tranh chống áp bức
Hành động:
Bảo vệ chồng, đánh nhau với cai lệ “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo
khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực
điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng
kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt,
chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai
nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau...
Ngôn ngữ: lời lẽ ngọt nào để nói với chồng và những đứa con của mình “thầy em,
có sao không, thầy em, hết bệnh chưa”...Lời lẽ với cai lệ “bà, mày...”

14.“ Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là một phương diện rất
đặc trưng cho tiểu thuyết ” – Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến
trên.
HỎI VỀ PHÂN TÍCH TÂM LÍ
GỈAI THÍCH TẠI SAO TIỂU THUYẾT LÀ ƯU TRỘI VỀ SỰ MIÊU TẢ
PHÂN TÍCH TÂM LÍ, VÌ SAO ĐC COI TRỌNG
NV TIEU THUYET LA KIEU NHAN VAT NHƯ THE NAO, ĐỒNG
DẠNG VOI CUOC SONG DANG DIEN RA DANG DO RA SAO,
KHONG DONG NHAT RA SAO, CÁCH NHÌN NHẬN CON NG TRONG
TIỂU THUYẾT NTN

Giải thích tại sao tiểu thuyết lại ưu trội về sự miêu tả, phân tích tâm lý
Bắp ti chỉ ra sự khác nhau giữa sử thi và tiểu thuyết
Nv của tiểu thuyết là kiểu nv ntn: nó đồng dạng với cuộc sống đang diễn ra, đang
dang ở này ra sao, nó không đồng nhất với chính nó ra sao, cách nhìn của ng kể
chuyện với nv tiểu thuyết ntn...--> thể hiện rõ phân tích tâm lý trở thành thủ pháp
trong tiểu thuyết hiện đại. Ngoại lệ vẫn có những kiểu tiểu thuyết từ chối phân tích
tâm lý, chủ yếu diễn tả nội tâm thông qua ngoại hiện (biểu hiện bên ngoài)
Biểu hiện: nhà văn tập trung khai thác diễn biến tâm lý của nhân vật
Trả lời:
Giải thích: “Tiểu thuyết”
=>Ý kiến đề cập đến đặc trưng của tiểu thuyết, khía cạnh con người “nếm trải”
trong tiểu thuyết.
Phân tích:
Phân tích tâm lý là đặc trưng của tiểu thuyết:
+ Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động, nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại,
nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổ đau
dằn vặt của đời.
+ Con người trong tiểu thuyết được xây dựng ở nhiều khía cạnh để thể hiện được
cuộc sống của họ như thiện -ác, tốt - xấu, khoan dung - hẹp hòi,...các khía cạnh này
làm nổi bật con người trong tiểu thuyết.
+ Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh
một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó.
Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy
bảo. Trong khi hành động, nhân vật tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời.
=>chính vì vậy, miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lý là một phương diện rất
đặc trưng cho tiểu thuyết, mặc dù nói chung, loại văn học nào cũng không thể bỏ
qua được khía cạnh tâm lý.
=> phân tích tâm lý trở thành thủ pháp trong tiểu thuyết hiện đại.
* Ngoại lệ vẫn có những kiểu tiểu thuyết từ chối phân tích tâm lý, chủ yếu diễn tả
nội tâm thông qua ngoại hiện (biểu hiện bên ngoài).
* So sánh với sử thi:
Bakhtin nhận xét: “Con người trong tiểu thuyết khác với sử thi là thường không
đồng nhất với chính nó. Một người có địa vị cao nhưng lại xử sự rất xấu và ngược
lại”.
+ "Nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật truyện trung đại là ở
nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi các nhân vật kia thường là
nhân vật vật hành động, nhân vật đạo đức ".
+ Mặt tâm lí của nhân vật luôn là trung tâm nhấn mạnh của tiểu thuyết. Điều này,
sử thi chưa chú ý đến nhiều. Sử thi tập trung vào hệ thống cốt truyện, các chi tiết,
hành động của nhân vật hơn là khía cạnh tâm lý.
Chứng minh qua các tác phẩm:
“Thời xa vắng”
Nhân vật Giang Minh Sài trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu là nhân vật “nếm trải”.
Lê Lựu đã kể cuộc đời của Sài qua các chặng đường, bước ngoặt cuộc đời của
nhân vật. Khi đất nước còn chiến tranh, anh đã bị gia đình ép lấy một cô vợ hơn
mình 3 tuổi tên là Tuyết. Sống như một con con rối cho đến khi anh gặp tình yêu
đầu đời của mình là Hương, anh chạy vào chiến trường miền Nam để thoát khỏi
cuộc sống ngột ngạt trong gia đình. Sau khi hòa bình lập lại, Sài được phép ly hôn
với Tuyết. Anh yêu Châu và tiến tới kết hôn. Sài làm tất cả những điều vặt vãnh
cốt chỉ để duy trì cuộc sống. Họ chung sống với nhau, có hai đứa con nhưng sự
thật vỡ lẽ khi Sài nhận ra đứa con lớn của hai người thực ra là con riêng của Châu
với người yêu khi trước.
Quá đau buồn và chán nản với thực tại, Sài quay về ngôi làng Hạ Vi nơi anh nuôi
dưỡng, dốc hết sức mình giúp làng phát triển.
=> Có thể nói nhân vật Sài chịu rất nhiều những trải nghiệm trong cuộc đời với bao
nhiêu thăng trầm, biến đổi, những đau khổ dằn vặt, nghĩ suy. Lê Lựu đã mang đến
cho người đọc câu chuyện chân thực như ngoài đời thực, cụ thể đến từng chi tiết
thông qua ngòi bút phân tích khía cạnh tâm lý nhân vật.
Số đỏ:
Trong tiểu thuyết Số đỏ, sự biến đổi trong nội tâm của Xuân Tóc Đỏ là phong phú
và phức tạp rõ ràng nhất. Vũ Trọng Phụng trực tiếp đặt anh ta vào dòng đời, để anh
ta trực tiếp trải nghiệm, va chạm với những hoàn cảnh khác nhau, những bão táp
khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhân vật biểu hiện khác nhau tạo ra sự
phong phú của đời sống nhân vật. Tác giả đã theo dõi tính cách nhân vật từ bé và
mô tả khá tỉ mỉ những đoạn đường đời, những bước thăng trầm của số phận nhân
vật. Từ một đứa trẻ mồ côi, có những hành vi vô giáo dục, bị đuổi ra khỏi nhà,
sống lang thang và tồn tại nhờ những trò lưu manh đến khi chen chân được vào
tầng lớp thượng lưu và trở thành người danh giá, vươn lên tầng lớp cao quý, con rể
của một danh gia vọng tộc, một vĩ nhân của đất nước. Cái tên Xuân Tóc Đỏ hay
tên tiểu thuyết cũng đã nói lên cuộc đời may mắn của hắn. Nhưng cũng phải nói
đến, hắn có thể đứng cao như thế không phải ngẫu nhiên mà nằm ở cái tài bắt trọn
điểm yếu và sắp xếp chúng dựa vào những tham vọng và thói lố lăng, kệch cỡm
của giới thượng lưu.
=>vũ Trọng Phụng đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật.
Kết luận:
“Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lý là một loại phương diện rất đặc trưng
cho tiểu thuyết” – các nhà tiểu thuyết chú trong khai thác khía cạnh tâm lý, diễn
biến tâm lý, nội tâm bên trong của nhân vật => thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm.

15.Giải thích, chứng minh : Phẩm chất cơ bản của truyện ngắn là tính cô
đọng của chi tiết và chiều sâu ý ngầm của văn bản.
TÍNH HÀM SÚC, TÍNH TƯỢNG TRƯNG CỦA CHI TIẾT
CHI RA CAC HAM Y AN SAU CAC CHI TIET

NEU LEN NHUNG KHAI NIEM THUAT NGU PHAM TRU CACH LAP
LUAN LIEN QUAN DEN LI LUAN VAN HOC SAU DO MOI UNG
DUNG VAO TAC PHAM THI PHAN TICH MOI CO HUONG

Trả lời:
Giải thích:
+ Truyện ngắn: tác phẩm tự sự cỡ nhỏ với một dung lượng hiện thực, số lượng
nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian,... tương đối hạn chế.
+ tính cô đọng chi tiết: là những chi tiết đã được nhào nặn, có sự chọn lọc của nhà
văn.
+chiều sâu ý ngầm: chuyên chở những ý nghĩa rộng lớn, sâu sắc mà nhà avwn
muốn truyền tải.
=>Nhấn mạnh vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác
phẩm.
Phân tích nhận định:
+ Đây là một yếu tố giữ vai trò trọng yếu trong tác phẩm tự sự. TN có thể thiếu cốt
truyện nhưng không thể thiếu chi tiết nghệ thuật.
+ Xuất phát từ đặc trưng của truyện ngắn. Quy mô, dung lượng phản ánh nhỏ, mỗi
truyện ngắn có thể xem như “một lát cắt của đời sống”, hạn chế về độ dài. Cho
nên chi tiết phải cô đọng, ngắn gọn nhưng chuyển tải được nội dung sâu xa. Cho
nên từ chi tiết cô đọng nhưng chiều sau ý ngầm => Đề tài nhỏ nhưng chủ đề lớn,
có ý nghĩa hiện thực, nhân sinh và có tính triết lý cao.
+ Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật và quan niệm nhân sinh của
nhà văn. Đối với người đọc khi nhận biết được các chi tiết đắt giá trong tác phẩm,
chúng ta có thể làm sáng tỏ được ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, tư tưởng chủ
đề của tác phẩm và hiểu rõ ý đồ sáng tạo của nhà văn.
+ Một chi tiết nổi bật có thể gợi cho người đọc liên tưởng đến cả một trạng thái
nhân sinh xã hội, suy rộng ra bề sâu, bề xa của nội dung phản ánh.
Phân tích “Chí Phèo”
A.Hệ thống chi tiết trong “Chí phèo” – chiều sâu ý ngầm.
1. Chi tiết cái lò gạch cũ
+ Đây là hình tượng độc đáo trong tác phẩm, tạo nên kết cấu vòng tròn cho tác
phẩm. Cái lò gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí
Phèo vừa chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của Thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra
được sự quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống
lương thiện của người nông dân.
+ Cái lò gạch cũ vừa là hiện thân cho số phận bi kịch đau đớn của Chí Phèo nói
riêng và người nông dân nói chung.
+ Một hình ảnh mang tính tượng trưng cao, quen thuộc ở vùng nông thôn Việt
Nam nhưng không thể coi nó là nhà. Qua đó tác giả muốn khẳng định số phận chơi
vơi bất định của những người nông dân. Hình ảnh “cái lò gạch cũ” xuất hiện trong
ý nghĩ của Thị ở đây nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn: Một kiểu kết cấu tác
phẩm đầu cuối tương ứng - kết cấu vòng tròn. Mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và
địa chủ cường hoà một lần nữa được nhấn mạnh tô đậm. Bá Kiến chết thì có lí
Cường, Chí Phèo chết thì có một Chí Phèo con sẽ xuất hiện. Mâu thuẫn giữa nông
dân và địa chủ cường hào khi âm ỉ, khi bùng lên dữ dội, song không thể giải quyết.
Vấn đề những con người lao động lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường lưu
manh cùng quẫn quay lại chống trả với xã hội bằng chính sự lưu manh của mình là
vấn đề thuộc về bản chất, là quy luật tất yếu khi xã hội thực dân phong kiến còn
tồn tại.
2. Chi tiết bát cháo hành
+ Bát cháo hành - sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn nhớ tới bà ba
Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ. Bát cháo ấy tưởng vặt
vãnh mà trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.
+ Bát cháo hành - vị thuốc giải độc cuộc đời Chí. Bát cháo hành dẫn đường cho hi
vọng hoàn lương. Khát khao lương thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết hi vọng vào
Thị Nở. Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc
lột xác để trở về với lương thiện.
+ chi tiết bát cháo hành là sự đại diện cho tình thương và sự đồng cảm giữa người
với người tưởng chừng như đã biến mất giữa xã hội ngổn ngang sự bất công và vô
cảm, sự níu giữ cuối cùng đối với lòng lương thiện đang biến chất trong lòng đất
nước. Nhà văn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự lương thiện ấy của con người
+ Bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm. Một chi tiết
nhưng lại mang hai tầng nghĩa, một sáng một tối, một hạnh phúc ngập tràn, một bi
kịch đau thương tột cùng.
3. Chi tiết tiếng chửi của Chí.
+ Trong cơn say, hắn ngật ngưỡng bước đi và hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời vì
trời sinh ra hắn một con người không hoàn thiện. Rồi hắn “chửi đời” vì đời bạc bẽo
đã cưu mang hắn rồi lại vứt bỏ hắn. Tức quá, hắn “chửi cả làng Vũ Đại” đã đẩy
hắn vào bi kịch tha hóa thê thảm. Nỗi cô độc đã lên đến tột độ, hắn”chửi cha đứa
nào không chửi nhau với hắn”! Đau đớn nhất, Chí Phèo chửi “đứa chết mẹ đứa nào
sinh ra nó”.
 Chi tiết này thể hiện sự hận đời của Chí Phèo, hắn ruồng bỏ hiện thực đã đẩy
hắn đến bờ cùng của sự sa ngã, hắn từ chối gốc gác nơi chốn vì không nơi đâu
có thể chở che cho hắn. Nổi bật lên tất cả là giọng Chí Phèo vừa có phần phẫn
uấtlại vừa cô đơn trước đồng loại: “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết
đi được mất! … Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không?”
B.Chi tiết trong “Hai đứa trẻ”
Chi tiết “đoàn tàu” chạy ngang phố huyện.
+ Chi tiết đoàn tàu xuất hiện đã góp phần soi rõ tâm trạng các nhân vật, đặc biệt là
chị em Liên. Hai chị em đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đón tàu
trong niềm háo hức, say mê, tiễn tàu trong niềm nuối tiếc, bâng khuâng. Chúng
chờ tàu không phải vì tò mò, không phải để bán hàng, không đợi người quen mà là
để được nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và được sống với một thế giới khác.
+ Đây còn là chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề
tác phẩm. Đoàn tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ.
+ Chi tiết đoàn tàu xuất hiện còn khơi dậy khát vọng và ước mơ của chị em Liên,
của những người dân phố huyện về một tương lai sáng lạn. Nó đánh thức khát
vọng mơ hồ trong cõi vô thức của hai tâm hồn thơ dại: khát vọng vượt thoát, khát
vọng đổi thay, khát vọng kiếm tìm.
=> Nó thể hiện lòng nhân đạo, niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người
tàn lụi, vô vọng và bế tắc.
C.Chi tiết “nắm lá ngón” trong vợ chồng A phủ
+ Hình ảnh “lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật
Mị – người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều
bất hạnh.
+ “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và
hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt
ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự
phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động. Và sự
xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã
hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó – lá ngón, cũng là hiện thân
cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất
hận.
lần thứ hai của “lá ngón” vì ở lần này, “lá ngón” xuất hiện bằng cách ra đi. Lá ngón
phai mờ tượng trưng cho sự ham sống đã nguội lạnh
+ Lá ngón xuất hiện lần 3=> lá ngón lại lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải
thoát, giải thoát khỏi địa ngục trần gian. “lá ngón” lại nâng tầm ý nghĩa lên một nấc
nữa, đó là “sự tự ý thức”. Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức
tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.
Kết luận:
“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” – “Phẩm chất cơ bản của truyện ngắn là tính cô
đọng của chi tiết và chiều sâu ý ngầm của văn bản.”
=>Chi tiết làm nên một kiệt tác, cô đọng mà hàm súc nhưng chuyển hóa được ý
nghãi sâu xa, tầm nhìn, quan điểm của nhà văn về cuộc đời, về nghệ thuật.

You might also like