You are on page 1of 16

MẬT TÔNG THẬT SỰ RA SAO?

Phần 1: Sơ lược về Mật Tông


(Tác giả Hương Trần - đăng ngày 2/9/2017)
___________________________________
Phần đông người Việt Nam trong và ngoài nước nghĩ rằng Mật Tông là chỉ là trì
chú, mong cầu thần thông hay những quyền lực của thế gian!
Các sai lầm về Mật Tông được giảng dạy do phần đông Tu sĩ và Cư Sĩ không hề tu
tập theo Mật Tông!
1) Thích Chân Quang chửi Mật Tông là Đạo Dâm Đãng.
2) Lão Pháp Sư Tịnh Không chủ trương Tịnh Độ tu hành cùng Mật tông không gi ống
nhau
3) Thích Nhật Từ hủy bánng Mật Tông
4) v.v...
Những vị xuất gia tu Mật Tông cấp thấp chân chánh có thể liệt kê
1) cố TT Thích Viên Đức,
2) cố HT Thích Thiền Tâm,
3) cố HT Thích Đồng Hạnh (Chùa Thiền Tịnh, Q2)
4) HT Thích Quảng Trí
5) HT Nhật Quang
v.v...
Hiện nay, trên YouTube có HT Nhật Quang giảng rất khúc chiết tại Chùa Xá L ợi.
Hương Trần khuyến khích nên lắng nghe qua 1 lượt.
Phương pháp hành trì mật tông 2 HT Thích Nhật Quang
https://www.youtube.com/watch?v=jPQkbI5OqL0
v.v...
Các vị Thầy tu theo Mật Tông của Việt Nam không theo hệ phái do Trung Qu ốc
truyền thì theo Tây Tạng giáo hóa.
Các chi phần Quán Đảnh (Abhiseka) hay cách lập các Mạn-đà-la (Luân Viên C ụ
Túc, trước dịch là Đàn Tràn hay Đạo Tràng) theo Kính Ái, Tăng Ích, Tức Tai, Hàng
Phục, Tức Thân Thành Phật, hay cách nhận ra và phụng sự bậc Kim Cang Đạo Sư,
Kim Cang A-Xà-Lê, v.v... thì hòan toàn mù tịt!
Hương Trần sẽ giới thiệu SƠ LƯỢC về Mật Tông với những điều người học Phật cần
nên nhớ.
Căn cứ vào Kinh điển và "Lịch Sử Truyền Bá Kim Cang Thừa Trên Thế Giới" và
"Lịch Sử Truyền Bá Kin-Điển Đại Thừa" (Nguyễn Pram) thì phải hiểu thế nào là Mật
Tông, Kim Cang Thừa và Câu Sanh Khởi Thừa.
MẬT (GUHYA) LÀ GÌ?
-----------------------------
Mật là gì ? - Mật của Phật Giáo là ngay trước mắt mà thế nhân không thể nhận ra!
Ví dụ đưa Ái dục, Sân hận, và Si mê vào dùng tu để Tức Thân Thành Phật hay dùng
Tam Mật Môn và Phổ Hiền hạnh Nguyện để Tức Tâm Thành Phật. Cả hay Thân và
Tâm là hai hướng vào Pháp-Thân thường trụ bất diệt của Mật Tông.
Mật là phần sâu kín của Hiển. Mật và Hiển như bàn tay và lòng bàn tay; các Tông
hay Phái của Đại Thừa và Mật Thừa như các ngón tay và chỉ, vân trong lòng bàn
tay. Điều nầy khác hẳn với 18 Phái của Tiểu Thừa khi lý giải về tu chứng, Không
Tam Muội và phương pháp hành Đạo.
Mật Tông cấp cao tức Kim Cang Thừa và Câu Sanh Khởi Thừa lấy Đại Dục hay Đại
Ái Nhiễm làm phương tiện nhập Diệu Giác hay Vô Thượng Bồ Đề. Đây là con đường
cực kỳ nguy hiểm, sơ xẩy là đọa Địa Ngục Kim Cang còn mau hơn tên bắn!
Mật Tông cấp Thấp (Kriya (Tác Mật), Cariya (Sự Mật), Yoga (Du già Mật)) thì gi ống
như Hiển Giáo (Prajnaparamitayana: Bát-nhã Ba-la-mật Thừa) thì lấy Quang Minh
Chức Thanh là cứu cánh nhập Bồ Tát Địa.
AI HOẰNG TRUYỀN MẬT TÔNG?
____________________________
1) Kinh điển Đại Thừa do ngài A-Nan, ngài Văn Thù cùng 500 Tiên nhơn ki ết t ập t ất
cả 7 Bộ chúng mà thành, trong đó có nhiều Kinh sách về Mật Tông, gọi là Kim
Cang Đại Thừa Giáo.
2) Kinh điển Mật Tông do ngài Kim Cang Thủ (Kinh Tiểu Thừa có nói rõ về Ngài)
cận kề hầu hạ bên Phật kết tập và hoằng truyền.
Kinh Đại Hội của Trường A-Hàm là phần giới thiệu về Mật Giáo. Sau đó, rải rác các
Kinh, nhưng sau nầy hệ Pali lại dịch ra "nghĩa đen" hay "nghĩa đùi" thành ra Th ần
Chú đã biến mất khỏi 5 Nikaya khi các Bộ Kinh nầy được viết thành chữ khoảng 20
năm trước Công Nguyên hay gần 450 năm su khi đức Phật thị hiện nhập Đại Bát
Niết Bàn (theo Thích Hạnh Bình).
Thích Nhật Từ rất dốt về lịch sử nhà Phật, mà giỏi về lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam và Karl Marc-Lenin nên đách biết sự thật nầy.
3) Tám mươi bốn vị Đại Thành Tựu Giả (Mahasiddha) tiêu biểu cho truyền thống
Câu Sanh Khởi Thừa nắm giữ một phần Kinh điển bí mật đã hoằng truyền trong Đại
Chúng Vua Quan, Trưởng Giả, Đại Cư Sĩ, ngoại Đạo và Ba-la-môn.
CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ TU HỌC RA SAO?
___________________________________________
Các điều kiện cần và đủ, tùy theo bậc Thầy và đệ tử mà có thay đổi thứ tự.
1) Phát Bồ Đề Tâm, nếu không hay chưa thể phát Bồ Đề Tâm thì phải đợi 3 đến 12
năm mới được truyền pháp bí mật tu tập theo đúng căn tánh. Vọng truyền thì c ả
Thầy lẫn trò đều mang họa sát thân!
2) Thọ Bồ Tát Giới hay Bồ Đề Tâm Giới, phải biết giải thích cho bậc Thầy của Mật
Tông thế nào là
"Như Lai thường trụ không biến đổi,
Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh"
hay
"Ta là Phật đã thành
Các ngươi là Phật sẽ thành"
3) Lý giải Bát-nhã Tâm Kinh để xem hành nhơn học Hiển Giáo đến trình độ nào mà
ban Pháp tu, nếu bậc Thầy chưa phải là bậc thâm hành.
4) Giải thích về Tịnh và Nhiễm, Thủ và Xả để xem hành nhơn còn chấp vào thứ gì
mà ban Pháp quán tưởng, với những thử thách liên tục.
5) Giải thích về pranayama (điều tức hay an-ban), Nhất tâm bất loạn để xem hành
nhơn thật sự có tu Thiền [hay chỉ nói bừa các công án, thoại đầu, kệ hay ngữ lục
của cổ Đức], với những thử thách liên tục.
6) Thệ Nguyện có thể gìn giữ được không, với những thử thách liên tục.
7) Quán nguyệt luân (Kinh Tâm Địa Quán) hay quán Nhật Luân (Kinh Quán Vô
Lượng Thọ)
8) Thử thách về sự tuân hành giáo huấn, chấp hành mệnh lệnh của bậc Kim Cang
Đạo Sư hay thâm hành A-xà-lê.
9) Thử thách về danh-lợi-quyền-tình liên tục xem có thể ly Ta-Bà hay vẫn trì tr ệ,
trước khi ban Đại Pháp.
10) Ban cho các pháp Quán Đảnh cao cấp hay truyền vị nối dòng Pháp.
PHƯƠNG PHÁP TU HỌC RA SAO?
______________________________
Mật Tông trên CĂN BẢN không lìa Đại Thừa Giáo, vì vậy, có những điều cần phải
biết:
1) Người xuất gia muốn tu theo Mật Tông cấp cao phải bẩm lại với Hòa Thượng hay
Phương Trượng cho phép gởi lại Ca-sa và tích trượng trở về đời sống tại gia.
2) Người xuất gia muốn tu theo Mật Tông cấp thấp thì không cần phải lìa Chùa/Vi ện
nhưng phải có sự cho phép của Hòa Thượng hay Phương Trượng để lập tịnh thất tu
tập.
Cả hai điều nầy là truyền thống của các Trường Đại Học Phật Giáo cổ xưa của Ấn
Độ.
3) Hành giả Mật Tông phải rành về Không, Vô Tướng và Vô Tác Ba môn Gi ải thoát
nầy... Thuận nghịch đều có thể tự tại.
4) Hành giả Mật Tông phải rành Niệm Phật Tam Muội, Nhất Thiết Chư Phật Hiện
Tiền Tam Muội hay Bát Chu/Ban Châu Tam Muội...
5) Hành giả bắt buộc phải diện kiến đức Bổn Tôn...
Năm điều trên nếu không hoàn mãn thì chỉ gieo căn lành với Mật Tông.
NHẬN DIỆN NHỮNG KẺ PHÁ-HOẠI PHẬT-GIÁO
Phần 12 - MẬT TÔNG
Phần 2 - Giáo Lý Mù Mờ như gà nuốt dây thung
(Tác giả Hương Trần - đăng ngày 22/4/2018)
_____________________________________
Muốn tránh khỏi những tệ nạn mà đám ngu si chê trách thì hành-giả Du-già không
cần phải biện-minh.
Ai gây nhân ắt gặp quả, kẻ gieo gió ắt gặp bảo, sớm hay muộn tùy theo phước
Người của chúng kiếp nầy con duy-trì được bao lâu và sự nhiếp-trì hay Ma nhập
của chúng còn mạnh hay nhẹ để tạo Nghiệp Ma.
Người tu theo Phật ngày nay hầu như không biết gì về ngoại Đạo, ví dụ
1) Phạm hạnh của ngoại Đạo dạy Tù-Bi-Hỷ-Xả, còn Đạo Phật cũng dạy như vậy cho
hàng Thanh-Văn, Tỳ kheo, nhưng diễn sâu hơn cho chư Bồ Tát?
2) A-Lại-Da của ngoại Đạo dạy ra sao? Tại sao đức Phật cũng dùng A-Lại-Da để
giảng dạy?
3) Thức có 6 sao đức Phật thêm thức thứ thứ bảy, thức thứ 8, thức thứ 9 hay Vô-
lượng Thức?
4) A-La-Hán của ngoại Đạo là Tứ Thiền và Ngũ Thông, còn A-La-hán của Đạo Phật
có nhiều vị không cần tu Tứ Thiền, quán Không và tu An-Ban vẫn chứng qu ả, khác
nhau như thế nào?
5) Nhất Thiết Trí thì Giáo chủ Ni-Kiền-Tử tự xưng đã chứng. Tứ Thiền Bát Định sao
không tu mà được Nhất Thiết Trí, Nhất Thiết Chủng Trí...?
6) Thân vi tế của ngoại Đạo có thể huyển hiện thành nhiều thân, bậc A-la-hán,
Thánh Duyên Giác cũng vậy, có gì khác nhau?
7) Ngoại Đạo thời Phật còn tại thế có thể phóng ánh sáng lớn, nói Thần Chú. Lục S ư
họp lại dùng thần-thông thi-đấu với đức Phật, vậy không thể bỏ qua vấn đề Thần
Chú; ngay cả Kinh văn Tiểu Thừa còn có Thần Chú và nói về thần thông. Ngay c ả
ngài A-Nan còn mắc nạn Phạm-Thiên Chú của thiếu nữ Ma-Đăng-Già, nếu đức Phật
không phóng quang minh lớn, không sử dụng Thần-Chú thì có thể cứu ngài A-Nan
khỏi phạm dâm giới và đem Ma-Đăng-Già nữ vào Phật-Pháp chứng quả A-La-hán
không?
8) Ngoại Đạo dùng tính dục để dạy hàng Vua Chúa, Tể Quan Trưởng-giả, nếu chỉ
chuyên ròng dạy ly dục, lìa ái như hàng Tỳ Kheo thì làm sao thể hiện Tâm Bình
đẳng và Trí Phương-tiện thiện-xảo bất-khả-tư-nghị của chư Phật Thế-Tôn?
9) Đức Phật không cấm người tại gia hành dâm, miễn sao không phải tà dâm. Tà-
dâm là hành dâm với 20 hạng phụ nữ; thế thì các hàng Tỳ kheo và ngoại Đạo sao
lại lấy pháp tu của mình quở trách pháp tu của người khác mà bản thân họ không
thể vi phạm?
10) Vấn đề hành dâm ngoại Đạo không răn cấm, nhưng đức Phật răn cấm không
được hành dâm trái thời (những ngày 1, 8, 14, 15 hay ngày Thọ Bát Quan Trai, ban
ngày), trái chỗ (các khiếu trừ nam-căn (dương vật) và nữ-căn (âm-hộ).
Ai có khả năng lý giải Phần 1 và Phần 2?
Nếu không thể lý giải nổi thì đừng xuyên tạc Mật Tông, e lỗi nhiều, chướng lớn,
nghiệp ác sâu dầy!

❌❌❌❌🚪❌❌❌❌
QUÁN ĐẢNH RA SAO?
(Tác giả Hương Trần, đăng ngày 11/7/2019)
___________________________________
Hương Trần viết về Quán Đảnh rồi ở trang Kim Cang Thừa, lâu lắm rồi (bây giờ,
trang đã đóng vịnh viễn); nhưng, có nhiều bạn thấy chư Lama viếng Việt Nam và
ban quán đảnh không biết pháp nầy ra sao.
Quán đảnh là nghi thức truyền vị theo phong tục của Nepal, Ấn Độ ngày xưa.
Tiếng Phạn Abhisekana hay Murdhabhisikta (skt) hoặc Abhicinca là Quán Đảnh.
Quán đảnh là hình thức tiếp nhận Gia-trì Lực (Adhisthanabala) từ một bậc Th ầy M ật
Tông chân chánh và có đủ khả năng.
Những người sau đây không phải nhân tuyển thích hợp nhận Quán đảnh, cưỡng c ầu
sẽ bị tai ương vì tự dối mình, gạt người!
1) Người không tin thì không thể tiếp nhận, không được sức gia trì hay ng ười có
lòng tin mù quáng vào vị Thầy hay Kinh mà không tự dùng trí của mình đễ phân
biện, không dùng Kinh để đối chiếu thì không thể tiếp nhận, không được sức gia trì.
2) Trì tụng chưa đủ biến số, thì không thể tiếp nhận, không được sức gia trì.
3) Không trải qua các thử thách của bậc Thầy hay Quỷ Thần hộ Chú thì không thể
tiếp nhận, không được sức gia trì.
4) Người có thân-kiến quá nặng thì không thể tiếp nhận, không được sức gia trì.
5) Người chấp ngã bo bo, lại thường trách kẻ khác thì không thể tiếp nh ận, không
được sức gia trì.
6) Người chưa biết, chưa phát Bồ Đề Tâm thì không thể tiếp nhận, không được sức
gia trì.
7) Người không có lòng Từ Bi theo Phật, chưa từng tu Từ Tam muội hay Bi Tam
Muội, thì không thể tiếp nhận, không được sức gia trì.
8.-) Người chưa từng tu Không, Vô Tướng thì không thể tiếp nhận, không đ ược s ức
gia trì.
9) Người chưa qua Hiển Giáo hay Bát-Nhã Thừa thì không thể tiếp nhận, không
được sức gia trì.
10) “Trí-độ tức Gia-trì” thế thì hảng ngu si, chấp trước, tà kiến quyết không có
phần!
Đây là nêu ra 10 đặc điểm cần và đủ; ngoài ra, bậc chân Sư của Mật Tông phải thấy
biết tiền kiếp của người xin thụ pháp cũng như căn cơ, tánh dục của nó trước khi
ban pháp Quán đảnh. Làm trái đi là tự hại mình, tổn người.
KRIYA VÀ CARYA
--- o0o ---
Theo Tạp Mật thì không cần Quán đảnh chỉ Y PHÁP TRÌ TỤNG ĐỦ TÚC SỐ, khi Bổn
Tôn hiện ra là thành tựu sở nguyện, cũng chính là quán đảnh Tăng ích… vậy
Theo Thuần Mật (Đông Mật và Thai Mật của Nhật Bản hiện còn) thì có bốn cấp
Quán đảnh, từ Kết Duyên cho đến tối cao là A-Xà-Lê Quán đảnh (Acharya
abhisekana). Khi nhận Quán đảnh phải tạm thời thấy chư Tôn.
YOGA và ANUTTARAYOGA
--- o0o ---
Chia làm 2 thứ Quán đảnh:
1) Có 10 cấp bậc từ Kim cang Danh hiệu, Chày, Chuông, Áo, Mão Ngũ Nh ư Lai…
2) Có 4 cấp bậc, tối cào là Lời Quán đảnh.
Hương Trần không đi sâu vào chi tiết vì có nhiều người học lóm nghe lén tự xưng
đã nhận Quản đảnh nầy nọ.
ĐẶC ĐIỂM KHI TIẾP NHẬN QUÁN ĐẢNH XONG
--- o0o ---
Thấy linh ảnh của Bổn Tôn, dòng truyền thừa.
Nghe đức Bổn Tôn thuyết pháp, an ủi, báo trước…
Thiền quán không cần điều tức mà tự rơi vào trạng thái Định (Samadhi) bất ngờ,
bất cứ nơi nào, mà thân thể vật chất vẫn không biến đổi, lái xe, v.v… cũng được
trong khi linh ảnh của Bổn Tôn hay chư Phật, Bồ Tát hiện ra.
Cuộc sống trở nên đơn giản mà an lạc; không ham thích hay truy cầu danh, lợi,
quyền, tình, chạm phải bát phong vẫn vững trụ như núi Chúa (Sumeru).
Căn tánh lần sáng lạ, Kinh đọc qua 1 lần thì ghi nhớ nghĩa Kinh, thấy Pháp hội hiện
bày như khi Phật còn tại thế…
Ngoài ra, còn nhiều điều khác không cần phải phô trương hay hiển lộ ở đây.
TƯ CÁCH CỦA BẬC THẦY MẬT TÔNG
--- o0o ---
Các pháp Quán đảnh càng cao đòi hỏi bậc Thầy một khả năng đặc biệt, ít ai có
được!
Tối thiểu là bậc Thầy là:
1) phải tu Không Tam Muội,
2) diện kiến đức Bổn Tôn,
3) được dòng Pháp hiện ra an ủi, khích lệ,
4) ban cho tên hiệu.
KHÔNG TAM MUỘI là cứu cánh của Thiền, nhưng là cửa ban sơ của các bậc Thầy
Mật Tông.
Làm sao biết bậc Thầy đã vào Không Tam-Muội? – Đó là tư chất của một người thụ
pháp cần phải biết! Nếu bạn muốn mua gì mà chẳng thể nhìn ra thứ mình muốn
mua thì sẽ ra sao?
Người tu hành đời nào chẳng có, bậc chân tu thì khó kiếm, tà Sư dễ tìm. Khó ki ếm,
chớ không phải không có.
a) Nếu có túc duyên ắt sẽ gặp,
b) mà có khi gặp lại không nhìn ra, đó là chướng duyên!
c) Gặp trước kính trọng sau trở mặt gọi là nghịch duyên,
thì dù có nhận Quán đảnh thì lần hồi sẽ không còn thấy đức Bổn Tôn hay chư Thế
Tôn của dòng pháp hiện ra chỉ dạy.
Với Yoga và Anuttarayoga thì bậc Thầy phải đưa các luồng prana, vayu kẹt ở hai
bên nadi tả hữu vào nadi trung tâm. Làm sao biết vị Thầy đã thành công trong Giai
Đoạn Chuẩn Bị? – Nếu không có căn bản về Giai Đoạn Chuẩn Bị thì không thể nào tu
theo Yoga hay Anuttarayoga. Nếu trộm nhìn tác pháp sẽ bị bệnh mắt, hay mù lòa.
Nếu bậc Thầy diện kiến chư Phật, khi Quán đảnh cho đệ tử thì chư Thế Tôn cũng
theo thệ nguyện hiện ra chứng minh (samayakaya), để lại ký hiệu trên đầu, trán,
vai, ngực…
NIỆM PHẬT TAM MUỘI là sự hoàn tất Giai Đoạn Chuẩn Bị, nhưng là cứu cánh của
Tịnh Độ Tông.
Vì thế, bậc Thầy cũa Mật Tông đều có
1) hai chân Thiền và Tịnh,
2) hai tay Phương tiện, Đại Bi
3) hai mắt Kim Cang
mới có thể đi vào sâu Tàng Thức của người thụ pháp mà tháo đinh bạt chốt cho
nó.
Những thử thách của bậc Thầy trước những Quán đảnh cao hơn không phải là
chuyện dễ, xem truyện của ngài Naropa, Marpa, Milarepa, v.v…
Hương Trần nghe Pram Nguyễn kể khoảng năm 1999, khi tiếp chuyện với dịch giả
Sáu Pháp Du Già của ngài Naropa (từ tiếng Tây Tạng sang Anh ngữ) vị n ầy h ỏi
Pram Nguyễn đã nhận đệ tứ Quán đảnh chưa? - Chứng tỏ khi ông ta chỉ tiếp nhận
hình thức Quán đảnh, chớ không phải Nghĩa Quán đảnh. Pram Nguyen bồi thêm 1
cú, “chưa, tôi chỉ nhận đệ Tam Quán đảnh”… thế là ông ta ra giọng kẻ cả dạy cho
một hơi về các vị Lạt ma cao quí của ông ta! Mặc dù, Pram Nguyễn đã chú giải trọn
vẹn Sáu Pháp Du Già của ngài Naropa vài năm trước đó!
Còn bản dịch của Ni Sư Trí Hải dựa vào nguyên tác tiếng Anh của Garma C. C.
Chang thì Pram Nguyễn nói có sai (khoảng năm 2000, khi ông về Việt Nam l ẩn
đầu), cần xét lại; nhưng, Ni Sư không nghe, và từ đó dấn thân vào dịch các bãn v ăn
cũa Tây Tạng sang Việt ngữ; nổi danh là Đưa vào Mật Tông; Tạng thư Sống Chết;
Giải thoát trong lòng tay; Nhập Bồ tát hạnh - Tịch Thiên Tôn giả; sau bị tai nạn
thảm khốc mà qua đời, các đệ tử của Ni Sư mới sợ và không dám tái bản Lục Du
Già của ngài Naropa. (sau nầy, Nguyễn An Cư và Trùng Hưng dịch dựa vào hai b ản
của ông Chang và ông Mullin; các bạn có thể tham khảo thêm
qua https://thuvienhoasen.org/a7967/sau-yoga-cua-naropa hay xem https://hoavouu.com/…/phan-iii-
nhung-ban-van-ve-sau-yoga-cu…)
Ngoài ra, còn có ba loại Quán đảnh khác là:
1) Khi Thiền quán được Phật hay Bồ Táy để tay trên đầu, ban cam lộ từ đó Kinh
điển đều thông, biện tài khó ai bằng…
2) Quán Đảnh Trụ: Thập Trụ của một vị Bồ Tát khi vị nầy đã được Phật thọ ký thành
Phật.
3) Quán Đảnh Bồ Tát: khi vị ấy sắp bước vào giai đoạn cuối cùng đến Phật quả.
Ba loại sau nầy phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm nhặt của thập phương
Phật, Hương Trần không thể nói bàn gì hơn là chỉ biết danh tự.

❌❌❌❌❌❌❌❌❌🚪🚪🚪
TẠI SAO MẬT TÔNG
DÀNH RIÊNG CHO HOÀNG GIA?
(Tác giả Hương Trần, đăng ngày 9/7/20019)
____________________________________
Không phải đọc vài ba bài Thần Chú, bắt chướt người ta (những người chưa được
Quán đãnh, chưa đưa các luồng prana và vayu vào nadi trung tâm) hay Kinh sách
kết ấn, thờ Mạn-đà-la hay các tượng của Mật Tông thì cho là mình là hành giả Mật
Tông! Thật quá sai lầm! Thứ ngu dốt đó ngay cả hiểu Hiển Giáo hay Bát-Nhã Thừa
(Prajnaparamitayana) còn đứng xa trăm ngàn muôn ức … kiếp mới có khả năng lọt
vào
tận cội nguồn của Tàng Thức (Adana hay Alaya-vijnana).
Vậy Mật Tông tu ra sao?
Ở đây, Hương Trần chỉ nói phớt thôi. Như diễn bày phần da của ngón tay chỉ Pháp-
Thân hay Kim Cang Thân của Mật Tông.
Từ ngàn xưa, Mật Tông hay Kim-Cang Đại Thừa Giáo (sau nầy gọi là Kim-Cang
Thừa) là pháp tu của các bậc Vua Chúa. Vua Indrabhuti của Vương qu ốc Oddiyana
là thủy tổ của Kim-Cang Thừa, ngài sống củng thời với đức Phật Thích Ca Mưu-Ni.
Sau nầy, có nhiều vị cùng tên nền cũng có lắm lầm lẩn.
Đa số những bậc Thầy Tổ tiếp nối đều xuất thân là Vua Chúa hay Vương tử. Nổi
danh là ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh), sanh sau khi đức Ph ật th ị hi ện
nhập Niết Bàn và trụ thế đến thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên, nghĩa là khoảng
1200 năm tuổi. Trong lịch sử Kim Cang Thừa cũng có những vị trùng tên nhau,
đừng nên thắc mắc.
Khi thiết lập Mạn-đà-la phải dùng mạt vàng, bạc, và trân châu cùng đá quí, cùng
những thứ sản xuất từ những con yak màu trắng sống trên núi Tuyết, ăn cỏ thơm,
(phân, tiểu, sữa …), không phải như ngày nay dùng bột, phấn, cát, trộn màu tạo l ập.
Những phẩm phẩm quí giá, như hương bột, hương xoa, hương đốt toàn bằng long
diên hương, chiên đàn, trầm, an tức hương, bạch giao hương, hổ phách, xạ hương,
long não, băng phiến, v.v… hoa sen trắng, xanh, vàng, đỏ, cùng những thứ danh
hoa khác, cho các pháp Tăng ích, Kính ái, Tức tai, v.v… hay nh ững th ứ hoa hôi
thúi như hoa xác chết (corpse flower, Titan arum), v.v… cho pháp hàng ph ục, đi ều
ngự.
Khi hộ đàn mà không có những dũng sĩ, những kiện tướng, những vị có thần thông,
pháp thuật thì khó mà đầy lùi, quỷ thần, ma quái hay ngay cả thần tiên hoặc những
người khác muốn đến cướp đoạt của báu hay công đức của người tu.
Khi gần thành tựu thì cũng có lắm chướng khởi lên, nếu
1) không có sự gia trì chư Thế Tôn,
2) không thông đạt kinh điển của Mật Tông
thì không khùng, cũng phát cuồng điên suốt đời.
Nếu không phải là người có Bồ Đề Tâm kiên có, trí tuệ nhạy bén (“trí-độ tức gia trì),
căn tánh mạnh lợi thì 10 người thì 9 người bỏ mạng giữ chừng!
Ví dụ pháp tu Chod là dâng hiến thân cho ma quỷ (Ma quỷ là tham, sân, si cùng
những chướng ngại trên đường tu) để thử nghiệm vô ngã và thực Pháp nầy dựa vào
Prajñāpāramitā hay nói trắng ra là từ Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam
Ma Da Kinh (hay Naya Sutra) hiện Thân Kim Cang thì có mấy ai thành t ựu đ ời
nay?
Người ngu lý giải những thuật ngữ đặt biệt của Kim Cang Thừa cho là đem thân
nầy vào rừng sâu, bãi tha ma mà ngông nghênh chiến cùng ma quỷ! Đến khi chúng
hiện ra thì cứt đái văng tung tóe! Từ đó về sau cà khật cà khùng!
Ít hàng chia sẽ cùng các bạn trẻ!

❌❌❌❌❌❌❌❌❌❌❌
SÁM HỐI
TỨC BỔN TÔN DU GIÀ (ISTADEVATA YOGA)
(Tác giả Hương Trần, đăng ngày 6/7/2019)
__________________________________
Bổn Tôn Du Già là pháp tu đặt biệt của Mật Tông, nhất là Kim Cang Thừa, nhưng
sao nói Sám hối tức Bổn Tôn Du Già? Điều nầy nghe trái lỗ tai, nghịch con mắt!
Hương Trần sẽ giải thích mong sao những ai có căn tánh Đại-Thừa và Kim-Cang
Thừa không bỏ qua pháp Sám hối kỳ đặc của Phật gia.
Theo Kinh Tâm Địa Quán, sám hối có 2 môn:
Một là, QUÁN SỰ DIỆT TỘI MÔN,
Hai là, QUÁN LÝ DIỆT TỘI MÔN
Quán sự diệt tội lại chia ba: Thượng, trung, hạ-căn là ba phẩm.
Phàm phu tu pháp sám hối theo Sự Diệt Tội Môn phải y cứ vào đó mà lập hạnh.
Bậc Tiền Địa Bồ Tát tu theo Lý Diệt Tội Môn mà hiển phát TỰ TÁNH THANH TỊNH
TÂM. Kinh viết,
(…)
Thường quán diệu-pháp-thân chư Phật,
Thể-tính như KHÔNG, không thể được;
Tính của các tội cũng đều như,
Nhân-duyên điên-đảo, tâm vọng khởi.
Tội-tướng như thế bản-lai không,
Ở trong ba đời “vô-sở-đắc”.
Không nội, không ngoại, không trung-gian,
Tính, tướng như-như đều chẳng động.
Diệu-lý chân-như dứt danh-ngôn,
Chỉ có Thánh-trí hay thông-suốt.
Phi hữu, phi vô, phi-hữu-vô,
Phi bất hữu-vô lìa danh-tướng.
Quanh khắp pháp-giới không sinh diệt,
Chư Phật bản-lai đồng một thể.
Kính xin chư Phật thùy gia-hộ,
Diệt được hết thảy tâm điên-đảo!
Nguyện, con sớm ngộ nguồn chân-tính,
Chóng chứng Như-Lai vô-thượng-đạo!
Nếu có thanh-tín thiện-nam-tử,
Ngày đêm hay quán diệu-lý-không.
Hết thảy tội-chướng tự tiêu-trừ,
Thế là giữ giới tịnh trên hết.
Nếu người quán biết thực-tướng-không,
Hay diệt hết thảy các tội trọng.
Cũng như gió to thổi lửa dữ,
Đốt cháy vô-lượng các cây cỏ.
Các thiện-nam-tử chân-thực-quán,
Là môn bí-yếu của chư Phật.
Nếu muốn vì người phân-biệt rộng,
Hạng người vô-trí đừng tuyên-thuyết.
Hết thảy chúng-sinh loại phàm ngu,
Nghe quyết sinh nghi tâm bất tín.
Nếu có trí-giả sinh tín-giải,
Niệm niệm quán-sát ngộ Chân-như;
Chư Phật mười phương đều hiện trưóc,
Bồ-đề diệu-quả tự-nhiên chứng.
Các thiện-nam-tử! Sau Tôi diệt,
Những người tịnh-tín trong đời sau;
Theo hai quán-môn thường sám-hối,
Nên thụ Bồ-tát tam-tụ-giới.
Nếu muốn thụ-trì thượng-phẩm-giới,
Nên thỉnh giới-sư : Phật, Bồ-tát.
Thỉnh Tôi: Thích-Ca Mưu-Ni Phật,
Làm vị Hòa-thượng104 giới Bồ-tát.
Long-chủng Tịnh-trí tôn vương Phật
Sẽ làm tịnh-giới A-xà-lê.105
Đạo-sư mai sau: Di-Lặc Phật,
Sẽ làm thanh-tịnh Giáo-thụ-sư.106
Hiện-tại mười phương Lưỡng-túc-tôn,107
Sẽ làm thanh-tịnh Chứng-giới-sư.108
Mười phương hết thảy các Bồ-tát,
Sẽ làm bạn-bè tu-học-giới.
Phạm, Thích, Tứ-vương, Kim-cương-thiên,
Sẽ làm chúng ngoại-hộ học-giới.
Phụng-thỉnh Phật, Bồ-tát như thế,
Và, các thầy truyền giới hiện-tiền.
Vì muốn trả khắp bốn ân sâu,
Phát khởi tâm Bồ-đề thanh-tịnh.
Nếu thụ tam-tụ-giới Bồ-tát :
Nhiêu-ích hết thảy hữu-tình-giới.
Tu-nhiếp hết thảy thiện-pháp-giới,
Tu-nhiếp hết thảy luật-nghi-giới.
Tam-tụ thanh-tịnh giới như thế,
Như-Lai ba đời đều hộ-niệm.
Chúng-sinh phi-pháp không nghe biết,
Trong vô-lượng kiếp không nghe, thấy.
Duy có thập phương Phật quá-khứ.
Đã thụ tịnh-giới thường hộ-trì.
Hai chướng phiền-não dứt trừ hẳn,
Chứng được quả Bồ-đề vô-thượng;
Hết thảy Thế-Tôn đời vị-lai,
Giữ-gìn tam-tụ tịnh-giới báu.
Dứt trừ ba chướng109 cùng tập-khí,
Sẽ chứng chính-đẳng đại-bồ-đề;
Mười phương các Thiện-thệ hiện-tại,
Đều tu nhân tam-tụ tịnh-giới.
Dứt hẳn sinh-tử khổ luân-hồi,
Được chứng tam thân110 Bồ-đề-quả.
--- # ---
Bậc Pháp Vân Địa Đại Bồ Tát còn hai thứ ngu (vô minh) cực vi tế, nên phải sám hối;
ngay cả bậc Đẳng Giác như đức Di Lặc Thế Tôn còn tu pháp sám hối theo Lý Diệt
Tội Môn, cớ sao phàm phu ngu muội rời bỏ pháp Sám hối?
Hàng Thanh Văn Tiểu Thừa, hay hàng Duyên Giác Trung Thừa đều không riêng tu
tập Sám hối vì sao? – Vì họ trí cạn, huệ yếu, căn lành mọng manh, không khai Đại
Pháp (những pháp thậm thâm bí mật), mong cầu tiểu quả (Tứ Thánh), cầu chứng
Niết bàn xa lìa sanh tử mà chẳng biết Sanh tử (Samsara) và Niết Bàn (Nirvana)
bình đẳng.
Khi Tịnh quán các pháp sám hối thì một vị Phật hiện ra, ví dụ Phật Thích Ca M ưu Ni
Thế Tôn, tuy thị hiện diệt độ mà vẫn hiện ra. Phật Thích Ca trong khi sám hối chính
là Tự Tánh Thanh Tịnh của hành giả vậy. Ai hiểu được điều nầy thì chính th ực là
Phật tử. Theo Mật Tôn đây chẳng phải là Bổn Tôn Du già ư?
Nếu 14 Cổ Phật (Kinh Địa Tạng), 35 vị Phật, hay 53 vị Phật hoặc 88 vị Phật hay vạn
Phật hiện ra thì cũng đồng với 1 vị Phật hiện ra, vì sao?
Khi chứng nhập đến đệ Bát-Bất Động Địa thì 10 phương tất cả chư Phật đồng hiện
Trước hiện 10 hằng hà sa chư Phật ở phương Đông, rồi sang phương Nam, phương
Tây, phương Bắc, bốn hướng và trên, dưới, nhưng cảnh giới của hằng hà sa chư
Phật và cảnh giới của Phật Thích Ca (đã nhập Đại Bát Niết Bàn) vốn không sai
khác.
Thích tử Diện Thiện Duyệt và 100.000 Thích-chủng há chẳng nói cảnh giới n ầy ư?
Kinh viết,
(…)
Phật bảo đồng tử:
– Ông nên lãnh thọ kỹ danh hiệu chư Phật này và phụng trì, tư duy, nhớ mãi trong
lòng thì chỗ muốn đi đến chắc chắn không gặp nguy khó.
Diện Thiện Duyệt đồng tử họ Thích tiến tới trước Phật, bạch:
– Con đã lãnh thọ, phụng trì danh hiệu của chư Phật này và ôm ấp trong lòng, t ư
duy, phụng hành. Việc này con luôn luôn ghi nhớ trong lòng. Con thấy kh ắp m ười
phương không hề chướng ngại, như vừa rồi Thế Tôn giảng thuyết, truyền dạy kinh
điển và danh hiệu chư Phật đều giống như con đã từng được nghe, xét kỹ không
khác.
Khi ấy, chúng hội kia đầy đủ trăm ngàn người, nghe Phật giảng thuyết đều từ chỗ
ngồi đứng dậy, sửa y phục, quỳ thẳng bạch Phật:
– Lòng từ rộng lớn của Như-Lai, Chí-Chơn (A-La-Hán), Đẳng Chánh-Giác che khắp
mới vì chúng con giảng thuyết kinh điển này. Con và tất cả đều được thấy chư Phật
trong ngoài thông suốt, không còn tăm tối, giống như Phật đã giảng thuyết không
sai khác.
Theo Chú thích của Pram Nguyễn thì đồng với những gì Hương Trần viết:
(…)
Thông lệ, chỉ có chư Đại Bồ Tát trụ Đệ Bát Bất Động Địa mới có khả năng nhìn thấy
hằng-hà-sa quốc độ không chướng ngại. Đoạn Kinh văn nầy tiết lộ rằng chư vị là các
hàng Đại Bồ Tát hóa thân, tiếp nhận Phật thọ ký cho tất cả chúng sanh ham tu tập
“danh hiệu chư Phật”.
--- # ---
Những ai tu theo Mật Tông hay Kim Cang Thừa mà phế bỏ pháp Sám hối thì thân
tâm như bình vẩn đục hôi thúi làm sao chúa được cam lồ pháp, làm sao nhận
hương ngũ phần Pháp-Thân?
Còn người tu theo Tiểu Thừa, mỗi tháng phế bỏ hai pháp Bố-tát và đọc Giới Kinh,
thì khác nào những thây ma trong Phật Pháp! Bọn người nầy tuy mang hình tướng
xuất gia mà hóa ra là phường lường đảo, trên đối gạt chư Phật Bồ Tát, dưới phỉnh
lừa chúng sanh, khiến Thiên Long Bát Bộ xa lìa, thường qua lại cùng Ma, luôn b ị
Ma nhiếp trì, nói thế gian pháp cho là Phật pháp, căn lành còn không gieo đ ược,
huống chi nhập Sơ Thiền hay vào hàng Nhập Lưu, chứng Thánh quả Sa-môn!
Ai là người có tâm chí phù trì Chánh Pháp của Như Lai phải luôn nhớ nghĩ những
dòng chữ nầy và nhất là Kinh Tâm Địa Quán. Ngày đêm nên sám hối ít nhất là 2
lần, vì sao? – Vì danh hiệu chư Phật (chớ không riêng gì Phật Thích Ca hay Phật A-
Di-Đà) sẽ huân tập dần mà đẩy lùi vọng-tưởng, ác nghiệp. Đây gọi là căn lành lớn,
phước nghiệp to, không gì sánh bằng! Khó gì hơn được!
Trong 1 đời tu tập như thế nầy, Hương Trần cam đoan các bạn sẽ vượt quá hàng
Thanh Văn Nhị Thừa 100 kiếp ròng rã
1) thọ trì tịnh giới xuất gia do Phật chế (250 giới cho Tỳ kheo, 384 Giới cho T ỳ kheo
Ni),
2) tu Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền Chỉ Quán một cách nghiêm mật,
3) hành Bát Chánh Đạo và nghiền ngẫm về Tứ Đế không ngừng nghỉ.

❌❌❌❌❌❌❌❌❌❌❌❌
TỨ TRỌNG TỘI CỦA MẬT GIÁO LÀ GÌ?
(Tác giả Hương Trần, đăng ngày 29/6/2019)
___________________________________
Tứ trọng Giới đọa của hàng Tỳ kheo/Ni giống in hệt 4 Giới cấm của Phật chế; nhưng
với Mật Giáo thì khác hẳn hoàn toàn.
Mật Giáo vốn là các pháp tu của hàng Vua Chúa, Tể quan chớ không phải c ủa th ứ
dân hay người nghèo khốn, Vả lại, Mật Tông và Kim Cang Thừa tuyển chọn người
tu rất nghiêm mật. Thường thì Thầy tìm trò, khác với Hiển Giáo là trò tìm Thầy.
Khi có pháp-khí Đại-Thừa xuất hiện thì bậc Thầy Mật Giáo sẽ dùng mọi phương tiện
để dẫn dụ vào Đạo, sau khi nhập Đạo thì xem có biết phát Bồ Đề Tâm hay chưa.
1) Nếu chưa thì phải thử lòng kiên nhẫn cho theo hầu 3 năm.
Rồi lại xem căn tánh có mạnh lợi hay thường thường bậc trung. 2) Nếu là bậc long
tượng thì sẽ dùng tuyệt học bình sanh mà trao truyền hy vọng đệ tử giỏi hơn mình
về hai mặt Sự tướng và Giáo tướng.
Vì sao? - Vì bậc Thầy Mật Giáo sẽ chịu hậu quả khó lường, nếu chọn lầm đệ tử hay
người truyền pháp!
Vì thế, tất cả Kinh điển của Mật Giáo và Kim Cang Thừa rất ít người biết.
Vậy Tứ Trọng Giới đọa là gì?
Nay khai mở ít phần.
1) Xả Chánh Pháp: Phế bỏ Chánh Pháp.
2) Xả Bồ Đề Tâm: Phế bỏ Bồ Đề tâm.
3) Khan Lận Thắng Pháp: Ích kỷ trong việc truyền bá Chánh-
Pháp.
4) Não Hại Chúng Sanh: Làm tổn hại đến chúng sanh.
Nếu phạm một trong 2 điều trên thì đó là thây ma trong Mật Giáo.
Vì thế, ai tự xưng mình là người tu theo Mật Giáo hay Kim Cang Thừa mà không
biết Chánh Pháp và Bồ Đề Tâm đều là đồ giả mạo!
Chánh Pháp đây là 5 Thừa 8 Giáo. Ai không biết thì làm sao ban bố cho chúng
sanh?
Nếu không biết Bồ Đề Tâm thì Thiên Long Bát Bộ và Quỷ Thần Vương không bao
giờ hộ vệ - Không hộ vệ thì khác nào phàm phu tục tử?

❌❌❌❌❌❌❌🚪❌❌❌❌❌❌❌
MẬT-TÔNG VÀ KIM-CANG THỪA
Tại sao khóa trang Kim-Cang Thừa và mở trang Sự Thật về Châu-Lạc Từ?
(Tác giả Hương Trần - đăng ngày 08/12/2016)
_____________________________________
Hôm qua khi Hương Trần đăng
KẾT-TẬP KINH-ĐIỂN
HIỂU-BIẾT SAI-LẦM CỦA TÍN-ĐỒ PHẬT-GIÁO
CẢ HAI NGÀN NĂM NAY!
(Tác giả Hương Trần - đăng ngày 7/12/2016)
Nhiều người (mà mình không hề quen biết bấy lâu) đột nhiên xin được "hầu
chuyện" bằng inbox.
Đa số hỏi tại sao mình đóng trang Kim Cang Thừa? - Xin thưa cùng các bạn năm
ngóai mình khóa trang nầy vì muốn tập trung vào đập nát Tà-Kiến Thừa đang
hòang hành trong và ngoài nước Việt Nam.
LÝ DO THỨ NHẤT
_______________
Hương Trần điểm thẳng 3 bộ mặt nổi danh, rạng tiếng điển hình để tổng tấn công
sào huyệt của bọn Tương-Tợ Sa-Môn và Tặc Sa-Môn trong Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam ("GHPGVN"):
1) Thích Minh Châu, 50 năm thâm niên Đảng tịch, người dịch cẩu thả 4 Nikaya và
cướp công của người khác về Tiểu Bộ. Ngòi nổ Tà-Kiến Thừa, hủy báng Đại Thừa
Giáo theo kế họach của Tướng Công an Mai Chí Thọ triển khai sau khi đã đưa vào
những TRỤ-TRÌ trẻ tuổi do Đảng Cộng- sản Việt Nam biệt phái đến Chùa/Viện, Tịnh
Xá khống-chế các Thượng Tọa, Hòa Thượng, Trưởng Lão... theo đúng ... Hiến
Chương Phật Giáo! (Các tôn giáo khác như Cao Đài, Phật Giáo Hòa hảo, Thiên
Chúa/Cơ Đốc, Tin lành, v.v... cũng vậy, không có ngoại lệ).
2) Thích Thông Lạc tên phản Sư diệt Tổ, hủy Phật, báng Kinh Đại Thừa dối xưng
chứng thánh quả A-la-hán, 50 năm thâm niên Đảng tịch là chiếc xe ọp ẹp vận tải
quả bom Tà-Kiến Thừa.
3) Thích Nhật Từ, tên Đạo văn Tiến Sĩ Phật Giáo giả mạo (không có luậnh án về
Phật Giáo, đã xác định với trường Đại Học mà y tùng học ở Ấn Độ), một trong những
TRỤ-TRÌ (Công-An Tôn- Giáo, cùng khóa với với Thích Chân Tính, Chùa Ho ằng
Pháp, trước Thích Phước Tiến, Tu Viện Tường Vân, v.v....) được bổ nhiệm năm
1988, bởi (a) Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, (b) Ban Tôn Giáo (Bộ Công An) và (c) Ph ủ
Thủ Tướng, hăm hở hủy báng Chánh-Pháp Tam Thừa của Như Lai!
Thích Nhật Từ và đồng bọn tuyên bố:
"Trong một thập niên qua, trong hàng chục bài pháp thoại cho Tăng Ni và Ph ật t ử
đăng trên trang nhà Chùa Giác Ngộ và trang nhà Youtube, tôi th ường kh ẳng đ ịnh
rằng khái niệm “84,000 pháp môn” là do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, chứ trên
thực tế, đức Phật chỉ truyền bá con đường duy nhất là Tứ thánh đế, mà cốt lõi là
nhận diện khổ đau, truy tìm nguyên nhân của nỗi khổ, niềm đau và thực tập bát
chính đạo để đạt được niết-bàn ngay trong kiếp sống hiện tại này"
(NHỮNG CÂU NÓI CHỐNG PHÁ ĐẠI THỪA BẤT HỦ CỦA TÊN ĐẠO VĂN TIẾN-SĨ
PHẬT-GIÁO GIẢ MẠO THÍCH NHẬT TỪ
(Tác giả Hương Trần - đăng ngày 7/12/2016))
Từ bấy lâu, Hương Trần như sư-tử con, rống tiếng gầm thét, NHƯNG
a) chưa hề thấy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ("GHPGVN"), Viện Nghiên Cứu Phật
Giáo ("VNCPG" TP HCM hay Hà Nôi) lên tiếng về những hành vi bất xứng của ba
người nầy.
b) Hương Trần cũng không hề bị những người nầy dùng bất cứ bài viết nào để bắt bẽ
lý luận hay biện bác sự dẫn chứng của mình.
c) Cả hai Viện Nghiên Cứu Phật-giáo ở Việt Nam là "long đàm hổ huyệt", lắm Tiến-
Sĩ và nhiều Cử-Nhân "Phật-giáo", vậy mà không ai dùng Nhân Minh Luận hay Duy
Vật Biện Chứng của Karl-Max Lê-Nin mà viết lấy một bài "trang Hương Trần và
trang Sự Thật về Châu Lạc Từ SAI, chỗ chỗ nầy, đọan kia, bày viết nọ, v.v...".
d) Tội cho Tiến Sĩ Phật Giáo Lê Mạnh Thát (tức cựu Thượng Tọa Thích Trí Siêu) đà
làm con ngựa vào Mùa Phật Đản 2008, cho sách lược thí Mã bắt Xe (GHPGVN) diệt
Pháo (VNCPG) thay thế các chức vụ quan trọng tại VNPG (Thích Nhật Từ lên ngôi,
làm Phó Viện Trưởng!) và chiếu Tướng (tín đồ Phật Giáo)!
đ) Theo Phật-giáo, IM LẶNG có nghĩa là ĐỒNG Ý.
Lại nữa, IM LẶNG theo Chánh Pháp là "ngôn vong lự tuyệt", không thể dùng l ời nói
để bàn lẽ khả phủ, hư thật.
e) Đừng nói với Hương Trần là "cô không xứng đáng để tôi bái lạy hay tôn th ờ làm
bậc Thầy"!
g) Thường nghe, người tu ngang mình chỉ cái sai cho mình ấy là bạn mình; còn
người tu cao hơn mình chỉ cái sai cho mình ấy là Thầy mình.
h) Không chấp nhận những cái sai cái trật để sửa là tăng thượng mạn là ng ạo m ạn.
LÝ DO THỨ HAI
_____________
Thật ra, hoằng truyền "lớp da" Mật Tông và Kim Cang Thừa có rất nhiều trang trên
Facebook hay trên các mạng xã hội khác (Social Media), những trang n ầy có c ả
chục ngàn người "like/thích" và "follow/theo dõi".
Nếu nói thật sự truyền "lớp thịt" của Mật Tông và Kim Cang Thừa thì người học
Pháp phải hội đủ 2 điều kiện sau:
1) Nhớ lại tiền kiếp: những kiếp về trước mình tu theo Bí Mật Giáo hay thọ học một
Tạng trong a) Như Lai Tạng, b) Chánh Pháp Tạng hay Pháp giới tạng, c) Pháp Thân
Tạng, d) Xuất Thế Tạng: Xuất thế gian thượng thượng tạng và đ) Tự Tánh Thanh
Tịnh Tạng, đã ngưng ở đâu trước khi qua đời, ai là tôn sư hay ân sư của kiếp đó....
2) Phát Bồ Đề Tâm (Bodhicittotpada): thật ra rất nhiều người nói mình đã phát B ồ
Đề Tâm, NHƯNG
a) họ phát trên văn tự, "nguyện thành Phật độ chúng sanh", hay "trên c ầu Ph ật Đạo
dưới cứu muôn lòai" hay "sanh Cực Lạc được vô sanh pháp nhẫn hoằng lai Ta
Bà" ... đọc đi đọc lại ....
b) khi hỏi "nguyện hay cầu thành Phật" thì lấy Pháp gì tu? "Có chúng sanh đ ể đ ộ
ư?" - Họ lúng túng hoặc rơi vào hai phạm trù "thật có Pháp tu thành Phật", "thật có
chứng sanh để độ"! Đó là Tâm sanh diệt, không phải Tâm Bồ Đề!!!
c) Làm sao sanh về Cực Lạc (Sukhavati) khi tâm còn duyên trần cảnh, g ặp thu ận
duyên thì vui, nghịch duyên thì buồn, khổ, da diết, thiết tha thì sao sanh C ực L ạc
thì trả lời "niệm Phật" !
Cực là gì ? Lạc là gì ? - Chẳng hề biết!
d) Những thứ đó không phải phát Bồ Đề Tâm mà đức Từ Phụ Thích-Ca Mưu-Ni Phật
Thế-Tôn đã chỉ dạy!
Thế thì trang Kim-Cang Thừa của Hương Trần có nên tồn tại trên Facebook không?
Vả lại, người chưa Phát Tâm Bồ Đề không thể tạo lập Mạn-đà-la (Mandala: Luân
Viên Cụ Túc) hay phổ-thông gọi là Đạo Tràng; nếu cưỡng làm thì bị tội Việt Pháp!
Việt Pháp tức là vượt qua Pháp thường (Pháp nhỉ như thị) của thập phương chư
Phật!
Ít hàng tâm sự cùng các bạn. Thật ra, mình không biết các bạn là Tăng/Ni hay C ư
Sĩ hoặc những người tò mò, nhưng chẳng có gì giấu diếm cả.
Dưới ánh sáng của Phật-Giáo, không có gì là bí-mật cả!
Namah Dharmakaya Mahavairocana-Samantabhadra Buddha!
Namah Sahajayana, Vajrayana, Mahayana!
Namah sarva vajrasattva, vajradhara, vidhyaraja, mahakroda, vajrapani!
Namah sarva bodhisattva mahasattva!

You might also like