You are on page 1of 3

Chắc hẳn Tô Hoài là 1 cái tên đã k còn quá xa lạ với chúng ta nữa, bởi ông chính là 1 gương mặt

tiêu biểu
của văn xuôi hiện đại vn với số lượng tp đạt kỉ lục trong nền vhvn thời hiện đại. Sd lối trần thuật hóm
hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục kết hợp với vốn hiểu biết
phong phú về các ptuc, tập quán của mọi miền Tổ quốc, “nhà văn của ptuc” này đã lôi cuốn, lay động
người đọc đắm chìm vào những trang văn đồ sộ của ông. Tiêu biểu là tp “VCAP” – là đứa con tinh thần
ưu tú nhất, là linh hồn của tập truyện Tây Bắc, ra đời trong chuyến đi cùng với bộ đội vào gp Tây Bắc
năm 1952. Đoạn trích xoay quanh về cs của 1 cặp vợ chồng là Mị và A Phủ ở miền núi năm 1945, qua đó
có thể đồng cảm, thấu hiểu được sự thống khổ của nd lao động trong thời phong kiến, đồng thời ca ngợi
vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt của họ. Mà điều này được thể hiện rõ qua sự kiện Mị cởi trói cho A
Phủ vào đêm đông giá rét trên miền núi cao.

Trước khi trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, mị đã từng là 1 cô gái trẻ trung, xinh đẹp và
tài hoa. Mị thổi sáo giỏi lắm, thổi lá cũng hay như thổi sáo, “trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng
Mị’, ‘ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Với nét sống yêu đời, yêu tự do, k ham giàu sang phú quý, ở Mị toát
lên vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa giản dị. Người con gái như Mị, hoàn toàn xứng đáng được hưởng 1 cuộc
sống hạnh phúc, an lạc. Trớ trêu thay, Mị lại vì lòng hiếu thuận mà trở thành con dâu gạt nợ cho cha mẹ,
mà trở thành nạn nhân của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục. Mị bị đánh đập dã man, bị coi
như k bằng con trâu con ngựa để chúng nó thỏa sức bốc lột sức ld nặng nề. Sống trong sự đày đọa như
chốn lao ngục, Mị như chết tâm, sống vật vờ như cái xác k hồn và trở nên tê liệt, “câm lặng như con rùa
nơi xó cửa”. Mãi cho đến khi 1 đêm tình mùa xuân tới, dưới sự tác động của tiếng sáo và men rượu, sức
sống tiềm tàng trong Mị như trỗi dậy, thức tỉnh Mị vùng dậy chiến đấu. Nhưng Mị đã k thể tự cứu lấy
mình. A Sử tàn bạo trói thân thể Mị vào cột nhà, cũng trói lại linh hồn Mị, tàn nhẫn phủ lên ngọn lửa
bùng cháy trong Mị 1 lớp tro tàn che khuất mất sức sống mãnh liệt của người con gái trẻ ấy.

Đêm tình mùa xuân đi qua, mị tiếp tục trở lại với một con người vô cảm. Con người của Mị dường như bị
tê dại trước tất cả mọi thứ, mọi việc. Kể cả lúc ra sưởi lửa, Mị đã bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, nhưng
hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi như chẳng có gì. Mị đã chẳng còn cảm nhận được sự đau đơn về thể
xác, càng k cảm nhận được sự nhục nhã về tinh thần nữa rồi. Thể xác của Mị bị chà đạp, tinh thần lại bị
lăng nhục nhưng chẳng hè mảy may nhận ra. Không những chai sạn với nững cảm xúc của mình, Mị còn
trở nên vô cảm với nỗi đau của người khác. Nhìn thấy A Phủ bị trói nơi cột nhà, Mị vẫn “thản nhiên thổi
lửa, hơ tay”. Mị còn độc thoại với chính mình rằng “nếu a phủ là cái xác đứng đấy, cũng thế thôi.”. Chi
tiết này đã lột tả được sự vô tâm đến lạnh lùng, vô cảm đến tàn nhẫn của Mị. Lòng nhân ái, lòng yêu
thương con người vốn dĩ là 1 phẩm chất tốt đẹp đã tồn tại từ xa xưa của dân tộc ta, nhưng giờ đây, cái
đức tính đáng quí ấy của Mị đã bị thần quyền và cường quyền vùi lấp mất rồi. Trong truyện ngắn lão hạc
của nhà văn nam cao cũng từng bày tỏ: “1 người đau chân có khi nào quên được cái chân đau của mình
để nghĩ đến cái khác đâu? Khi ngta khổ quá r thid ngta chẳng còn nghĩ j đến ai được nữa. Cái bản tính tốt
của ngta bị những nỗi lo lắng, buồn đau che lấp mất...”.

Thế nhưng, nào có ai ngờ, một tâm hồn đã chai sạn và tê liệt đến cực điểm như Mị, lại có thể được đánh
thức và làm hồi sinh bằng dòng nước mắt của A Phủ, 1 người mà Mị dường như k hề quen biết, cơ chứ?
Nghe có vẻ điên rồ, nhưng đó lại là chi tiết đã làm sáng ngời lên giá trị nhân đạo của tác phẩm. Đúng như
lời nhà giáo Đỗ Kim Hồi đã từng nhận định:” Chỗ đáng nể của TH chính là nhà văn luôn biết tìm ra cái
quyết định tất cả từ cái dường như k là cái j hết cả”. Đêm ấy, dưới ánh sáng bập bùng của ngọn lửa, Mị
đã nhìn thấy “1 dòng nước mắt... xám đen lại.”. dòng nước mắt của a phủ chính là sự phản kháng của
cuối cùng của kẻ đang hấp hối, là sự cam chịu của 1 thân phận nô lệ bất lực, tủi nhục trước số phận, là
nỗi đau đớn bởi cái chết đang gặm nhấm A Phủ từng chút, từng chút một. Nó k chỉ chảy lên hõm má đã
xám đen lại của A Phủ, mà còn chảy vào trái tim tưởng chừng như đã nguội lạnh của Mị, khiến cho mị
dần thức thức tỉnh lòng nhân ái. Nước mắt của A Phủ đối với Mị mà nói chính là giọt nước làm tràn ly,
đưa Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, và trái tim của Mị chợt quặn đau khi nhìn người mà nghĩ đến mình.
Hình ảnh của A Phủ nhắc cho Mị nhớ về kí ức hãi hùng vào đêm tình mùa xân năm trước, “mị cũng phải
trói đứng thế kia”,”nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, k biết lau đi được”. Rồi Mị lại
phảng phất nghĩ “ta thân đàn bà.. mà phải chết thế.”. Cha con nhà thống lí Pá Tra đã khiến Mị từ 1 người
thiếu nữ tài hoa, yêu đời thành 1 cô con dâu gạt nợ rẻ rúng, 1 kẻ nô lệ sống dở chết dở thì thôi đi. Dẫu j
Mị cũng thân phận đàn bà con gái, chẳng được chú trọng nhiều, mà lại còn bị bắt cúng trình mà r, có
chết ở chốn này thì cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng nay lại bắt a Phủ - 1 thanh niên trai tráng khỏe mạnh
- phải chết chỉ vì anh làm mất 1 con bò vào miệng hổ. Thật phi lí và ngớ ngẩn làm sao! Ngày trước, cũng
trong căn nhà này, cũng có người đàn bà bị trói đến chết như vậy. “Trời ơi, nó bắt... ở cái nhà này”. Đọc
câu văn lên, ta thấy được nhịp điệu dồn dập kết hợp với phép điệp cấu trúc “nó bắt.. chết” làm cho câu
văn như 1 tiếng kêu thảm thiết, 1 tiếng vạch trần tội ác của bọn chúa đất man rợ. Chết, chết chết. Thể
nào cũng chết. Nỗi ám ảnh về cái chết đã khiến mị nhận thức được sự tàn bạo, độc ác của kẻ thù – thế
lực cường quyền, thần quyền – mà xa hơn nữa chính là gc thống trị, bọn td pháp lúc bấy h. Càng căm
phẫn nhà thống lý bao nhiêu, mị lại càng thương cảm cho a phủ bấy nhiêu. Từ thái độ dửng dưng, thờ ơ,
Mị dần dần cảm thấy xót xa và thương cảm cho số phận của mình và của người khác. Mị thấy rõ được sự
nguy khốn vô lí, tàn nhẫn đang ập xuống A Phủ mà cái kết chỉ có một, đó là cái chết “ chỉ đêm nay, đêm
mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức
dậy, Mị đã có hành động vô cùng liều lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ.

Đám than “đã vạc hẳn lửa”, bóng tối ngập tràn k gian. Ngọn lửa vật lý, as tự nhiên vụt tắt, ẩn mình trong
những tàn than đã nhường bước cho ngọn lửa mới, ngọn lửa mà đã được Mị nhen nhóm, cháy âm ỉ
trong Mị từ lâu – ngọn lửa của tâm hồn, của nhân văn. Khi nhớ lại cuộc đời đầy rẫy khổ đau và ngang trái
bất công, Mị lại tưởng tượng “như có thể 1 lúc nào, biết đâu...mị phải chết trên cái cọc ấy.” Nhưng mij k
sợ, bởi lòng thương người trong mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi, đối với Mị, cái chết k phải là điều đáng sợ
nữa. Nếu có bị bắt chết trên cái cọc ấy, Mị cũng cam lòng. Đây chính là cái giá trị của sự thức tỉnh, của
sức sống phản kháng, và cũng chính là cái giá tất yếu của đức hi sinh và lòng dũng cảm. Mị đi đến 1 hành
động vô cùng táo bạo và quyết liệt:”Mị rón rén bước lại...cắt nút dây mây.” Đây là lúc mà lòng thương và
lòng căm thù đã hòa nhập vào 1 và khiến cho người con gái vùng cao trở nên mạnh mẽ trong hành động.
Hành động của mị mang tính bột phát, tuy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp tình hợp lý. Một người dám hi
sinh nửa đời con lại của mình vì cha mẹ, dám ăn lá ngón để tự tử thì chắc chắn cũng dám cứu người.
Tình thương đã giúp mị cắt đứt dây trói, nhưng khi đối mặt với nguy hiểm cận kề, Mị cũng k tránh khỏi
được hốt hoảng. Hình ảnh “Mị đứng lặng trong bóng tối” cũng chính là hình ảnh về cuộc đấu tranh nội
tâm đầy hối hả và thúc giục, là đi hay ở, sống hay chết, tự do hay nô lệ. Và cuối cùng, ngọt lửa tự do,
khát vọng tự do đã 1 lần nữa bùng cháy trong Mị. Giây phút đối mặt với bản án tử hình, lòng ham sống
mãnh liệt đã thúc giục mị chạy theo a phủ. Một loạt các động từ gấp gáp: vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, lăn,
chạy, nói thở,.. là kết quả của nội lực có sức phản kháng mạnh mẽ chạy bùng ở trong Mị. “1 tia lửa nhỏ
hôm nay báo hiệu cho đám cháy ngày mai”. Nếu đêm tình mùa xuân là tia lửa nhỏ ấy thì hành động chạy
theo a phủ đã thực sự trở thành đám cháy và đưa đến 1 quyết định đúng đắn. Chạy theo a phủ, cũng có
nghĩa là chạy thoát khỏi cuộc đời nô lệ và đến với ánh sáng của tự do. Đôi chân của Mị k còn là đôi chân
bị giam lỏng, cầm tù như trâu như ngựa nữa, mà là đôi chân khát khao tìm kiếm tự do, mạnh mẽ mà đạp
lên bóng đêm của cường quyền và thần quyền, và để r Mị tự giải phóng cho cuộc đời của mình. Đây
cũng là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

Từ khi vào nhà thống lý pá tra, mị ngày càng ít nói đi, và dần dần quên đi tiếng nói, tiếng nói của chính
mình, tiếng nói của đồng loại. Vậy mà sau bao nhiêu năm câm lặng trong nhà này, cái lời đầu tiên mà Mị
nói lại chính là “cho tôi đi.. ở đây thì chết mất.”, là lời lên tiếng đòi quyền tự do, đòi quyền được sống.
Sợ chết, cũng là biểu hiện cao độ nhất của sự ham sống. Mà đây cũng là hành động tất yếu, là con
đường giải thoát duy nhất, là hành động của lý trí mang tính tự giác cao. Cứu người cũng là cứu mình.
Mị giải thoát cho a phủ, và cũng tự giải thoát cho chính mình. Đây cũng chính là sức phản kháng mạnh
mẽ cùng với sức sống tiềm tàng của nhân vật mị - điều mà tưởng chừng đã bị vùi lấp từ lâu.

Đêm cởi trói cho a phủ là 1 trong những đoạn trích hay nhất trong vcap” của TH. Phải nói TH đã rất
thành công trong việc xd nhân vật, miêu tả tâm lý nội tâm tài tình, cùng với việc tạo ra tình huống truyện
độc đáo, hấp dẫn và hết sức lôi cuốn, tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật 1 cách vô cùng hợp lí và
thuyết phục. NT tả cảnh điêu luyện dưới ngòi bút cùng ngôn ngữ giàu chất thơ, đậm chất miền núi đã k
chỉ vẽ lên nét văn hóa của vùng cao Tây bắc mà qua đó khắc họa sự tàn bạo, khắc nghiệt của bọn địa chủ
miền núi, của cường quyền và thần quyền. Qua đó cho ta thấy được số phận bị chà đạp, tủi nhục của Mị
- hay cũng chính như là của tất thảy người dân vùng cao – để ta có thể đồng cảm, thương xót cho cuộc
đời khắc khổ của nhân vật, đồng thời lên án, tố cáo sự áp bức và bốc lột tàn bạo của giai cấp thống trị và
bọn td pháp. Để rồi ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của con người thời Pháp thuộc, song,
cũng mở ra hướng đi mới để thoát khỏi sự khổ đau: đấu tranh tự phát thành đấu tranh tự giác.

You might also like