You are on page 1of 3

KÊNH TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN

TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG

3.1.1 Các chủ đề được trình bày trong chương

- Truyền lan sóng phẳng trong môi trường vô tuyến di động, các đặc tính của kênh
- Kênh truyền sóng trong miền thời gian
- Kênh truyền sóng trong miền tần số
- Kênh truyền sóng trong miền không gian
- Quan hệ giữa các thông số trong các miền khác nhau
- Các loại phađinh phạm vi hẹp
- Các phân bố Rayleigh và Rice
- Các mô hình kênh trong miền thời gian và miền tần số
- Đánh giá đặc tính kênh trong các miền khác nhau

3.1.2 Hướng dẫn

- Hoc kỹ các phần được trình bày trong chương


- Tham khảo thêm [3]
- Trả lời các câu hỏi và bài tập

3.1.3 Mục đích của chương

- Nắm được đặc điểm truyền sóng trong môi trường vô tuyến di động, các đặc tính của
kênh
- Nắm được đặc tính kênh truyền sóng trong các miền không gian, thời gian và tần số
cũng như quan hệ giữa các thông số trong các miền này
- Hiểu về các loại phađinh phạm vi hẹp, các phân bố Rayleigh và Rice
- Nắm được các mô hình kênh trong miền thời gian và miền tần số

3.2 MỞ ĐẦU

3.2.1 Truyền lan sóng phẳng trong môi trường vô tuyến phađinh di động

Trong thông tin vô tuyến, sóng vô tuyến được truyền qua môi trường vật lý có nhiều cầu
trúc và vật thể như tòa nhà, đồi núi, cây cối xe cộ chuyển động…. Nói chung quá trình truyền
sóng trong thông tin vô tuyến rất phức tạp. Quá trình này có thể chỉ có một đường truyền thẳng
(LOS: line of sight), hay nhiều đường mà không có LOS hoặc cả hai. Truyền sóng nhiều đường
xẩy ra khi có phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ. Hình 3.1 mô tả môi trường truyền sóng này.

43
Hình 3.1: Truyền sóng vô tuyến

Phản xạ xẩy ra khi sóng vô tuyến đập vào các vật cản có kích thước lớn hơn nhiều so với
bước sóng. Nói chung phản xạ gây ra do bề mặt của quả đất, núi và tường của tòa nhà.
Nhiễu xạ xẩy ra do sóng điện từ gập phải các bề mặt sắc cạnh và các thành gờ của các cấu
trúc.
Tán xạ xẩy ra khi kích thứơc của các vật thể trong môi trường truyền sóng nhỏ hơn bước
sóng. Tán xạ thường xẩy ra khi sóng vô tuyến gặp phải các ký hiệu giao thông, cột đèn.
Ngoài phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ, sóng vô tuyến còn bị suy hao đường truyền. Cường độ
tín hiệu cũng bị thay đổi theo thời gian do sự chuyển động của máy thu hoặc máy phát. Để phân
tích ta có thể đặc trưng ảnh hưởng truyền sóng vô tuyến thành hai loại: suy hao tín hiệu phạm vi
rộng và méo tín hiệu phạm vi hẹp. Suy hao tín hiệu phạm vi rộng gây ra do suy hao đường truyền
và sự che tối máy phát và máy thu còn méo tín hiệu phạm vi hẹp xẩy ra do truyền sóng nhiều
đường. Dưới đây ta sẽ xét hai ảnh hưởng này.
Ngoài ra, hiệu ứng Doppler cũng ảnh hưởng xấu lên các đặc tính truyền dẫn của kênh vô
tuyến di động. Do chuyển động của máy di động, hiệu ứng Doppler gây ra dich tần số đối với
từng sóng mang thành phần. Nếu ta định nghĩa góc tới αi l góc hợp bởi phương tới của sóng tới
thứ i và phương chuyển động của máy di động như thấy ở hình 3.2, thì góc này sẽ xác định tần số
Doppler (dịch Doppler) của sóng tới thứ i theo biểu thức sau:

f i := f d cos α i . (3.1)

Trong trường hợp này, fd là tần số Doppler cực đại quan hệ với tốc độ máy di động v, tốc
độ ánh sáng c0 và tần số sóng mang f0 theo công thức sau

v
fd = f0 (3.2)
c0

44
dl
αi αi+1

Hình 3.2. Góc tới αi của sóng tới i minh họa hiệu ứng Doppler

Tần số Doppler cực đại (cực tiểu), fi = fd (fi = -fd) đạt được khi αi=0 (αi=π). fi=0 khi
αi=π/2 và αi=3π/2. Do hiệu ứng Doppler phổ của tín hiệu được phát trong qua trình truyền dẫn sẽ
bị mở rộng. Hiệu ứng này gọi là tán tần. Giá trị của tán tần chủ yếu phụ thuộc vào tần số Doppler
cực đại và các biên độ của các sóng mang thành phần thu được. Trong miền thời gian, hiệu ứng
Doppler dẫn đến đáp ứng xung kim của kênh trở nên thay đổi theo thời gian. Có thể chỉ ra rằng
các kênh vô tuyến di động thỏa mãn nguyên lý xếp chồng và vì thế các hệ thống tuyến tính. Do
tính chất thay đổi theo thời gian của đáp ứng xung kim, nói chung các kênh vô tuyến di động
thuộc loại các hệ thống tuyến tính thay đổi theo thời gian.

3.2.2. Ảnh hưởng phạm vi rộng

Hình 3.3 cho thấy ảnh hưởng suy hao tín hiệu phạm vi rộng trong môi trường truyền sóng
di động. Từ hình vẽ này ta thấy suy hao tín hiệu phạm vi rộng bao gồm suy hao hay tổn thất
đường truyền và che tối (còn gọi là phađinh chậm). Suy hao đường truyền xẩy ra do khoảng cách
đến máy phát. Che tối là sự thay đổi công suất thu vì suy hao tín hiệu gây ra do các vật cản giữa
máy phát và máy thu.
Suy hao đường truyền liên quan đến tỷ số giữa công suất phát và công suất thu:

Ptx
L PL ∝ (3.3)
Prx

trong đó Ptx là công suất phát và Prx là công suất thu. Trong thực tế LPL là một hàm phụ thuộc vào
khoảng cách giữa máy phát và máy thu.

n
æ1ö
L PL ∝ çç ÷ (3.4)
çè r ÷
÷
ø

trong đó r là khoảng cách giữa máy phát và máy thu, n là số mũ suy hao đường truyền. Tùy theo
môi trường truyền sóng n nằm trong dải từ 2,5 đến 4. Chẳng hạn trong vùng thành phố n = 3,8 -
4,5 còn trong vùng nông thôn n = 2,5 - 3. Các chướng ngại giữa máy phát và máy thu dẫn đến sự
thay đổi công suất thu xung quanh giá trị công suất thu trung bình Prx, hiện tượng này đựơc gọi là

45

You might also like