You are on page 1of 119

LUẬT NGÂN HÀNG

ThS. Nguyễn Thị Thuý


Khoa Luật Thương mại – Đại học Luật TP. HCM
Email: ntthuy-tm@hcmulaw.edu.vn

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


Chương V – Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng
của TCTD

I - Khái niệm và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế

II - Tín dụng ngân hàng và đặc trưng cơ bản của tín


dụng ngân hàng

III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của
TCTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm tín dụng
Lịch sử phát triển của tín dụng
Ø“Tín dụng” có nguồn gốc Latinh: creditum (tiếng Anh:
credit), có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”.
ØQuan hệ tín dụng thô sơ:
üPhát sinh từ thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã.
üPhổ biến trong chế độ Chiếm hữu nô lệ và Phong kiến.
ØKinh tế thị trường: tín dụng là công cụ nhằm đáp ứng nhu
cầu về vốn của các chủ thể.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (tt)
Khái niệm về tín dụng:
ØTín dụng là tổng hợp các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ
(hoặc tài sản) nhất định, dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả
vốn và lãi vay.
ØĐặc trưng của quan hệ tín dụng:
üThiết lập trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm.
üLà quan hệ chuyển giao tài sản để sử dụng có thời hạn.
üLà quan hệ có tính hoàn trả.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (tt)

1.2. Vai trò tín dụng trong nền kinh tế


Góp phần điều tiết nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.
Huy động và tập trung vốn, từ đó thúc đẩy sự phát triển
kinh tế
Góp phần nâng cao mức sống của dân cư
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (tt)

1.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng, tín dụng được phân
loại thành các hình thức sau:
Tín dụng nhà nước;
Tín dụng thương mại;
Tín dụng tự huy động vốn; và
Tín dụng ngân hàng.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
PHÂN LOẠI TÍN DỤNG
TÍN DỤNG

TÍN DỤNG TÍN DỤNG TÍN DỤNG


TD NHÀ NƯỚC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÙ ĐẮP
CHO VAY
BỘI CHI

BÙ ĐẮP
THIẾU HỤT CTTC
TẠM THỜI

BLNH

CHIẾT KHÂU
TÁI CK

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


BAO TT
1.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường (tt)
Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các
tầng lớp dân cư/tổ chức kinh tế, được thực hiện bằng cách:
ØNhà nước sử dụng nguồn vốn từ quỹ ngân sách nhà nước, để
tiến hành cho vay.
ØNhà nước đi vay trong nước và nước ngoài để đáp ứng các
nhu cầu đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
üCác khoản vay trong nước: Nhà nước phát hành tín phiếu,
trái phiếu, hoặc công trái.
üCác khoản vay nước ngoài: Song phương hoặc đa phương.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
1.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường (tt)
Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng được thực hiện thông
qua việc các doanh nghiệp mua bán chịu hàng hóa cho nhau,
không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng.
ØĐối tượng: hàng hóa (không phải là tiền nhàn rỗi).
ØCơ sở pháp lý:
üHối phiếu đòi nợ
üHối phiếu nhận nợ
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
1.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường (tt)
Tín dụng tự huy động vốn
Tín dụng tự huy động vốn là hình thức tín dụng được thực hiện
thông qua việc các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần phát
hành trái phiếu để tiến hành huy động vốn phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
ØHình thức: Doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu
ØCơ sở pháp lý: tờ trái phiếu do doanh nghiệp được phép phát
hành

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường (tt)
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng, giữa một bên là các
TCTD và một bên là các tổ chức và cá nhân, được thực hiện
thông qua việc các TCTD huy động “tiền nhàn rỗi” trong công
chúng và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng, theo nguyên tắc có
hoàn trả cả vốn và lãi vay.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa TCTD (bên cấp
tín dụng) với các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) trong đó
TCTD thực hiện việc chuyển giao các nguồn vốn tiền tệ
hoặc tài sản cho bên đi vay trong một thời gian nhất định
theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


2.2. Đặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng
- Một bên tham gia quan hệ tín dụng luôn là các TCTD
- Đối tượng cấp tín dụng của tín dụng ngân hàng được chủ yếu biểu hiện
dưới hình thức vốn tiền tệ à huy động = tiền ð Cho vay = tiền à Đáp
ứng được nhu cầu vốn đa dạng cũng như dễ dàng quản lý, xác định giá
trị.
- Thời hạn cho vay trong tín dụng ngân hàng rất đa dạng và phong phú:
Ngắn, trung, dài hạn à Tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm.
- Hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh chứa
nhiều rủi ro.
- Lãi (lợi tức) trong quan hệ tín dụng ngân hàng là giá cả của khoản vay.
- Lòng tin là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh tín
dụng ngân hàng: trong quá trình huy động vốn; trong việc đánh giá khả
năng hoàn trả của TCTD à nhạy cảm, có yếu tố dây chuyền.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
Chương V – Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng
của TCTD

I - Khái niệm và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế

II - Tín dụng ngân hàng và đặc trưng cơ bản của tín


dụng ngân hàng

III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của
TCTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của TCTD

3.1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay

3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu CCCN,


GTCG khác

3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính

3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay

Cơ sở pháp lý:

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN sđbs bởi Thông tư


06/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng
- Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số điều BLDS
về giao dịch bảo đảm
- Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về đăng ký giao dịch
bảo đảm

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


Hoạt động cho vay của TCTD

Khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc của hoạt động cho vay

Khái niệm, đặc trưng, chủ thể của hợp đồng tín dụng

Nội dung, trình tự kí kết và quy trình chấm dứt hợp đồng tín dụng

Các nguyên tắc, biện pháp bảo đảm tiền vay

Khái niệm tài sản bảo đảm tiền vay, các hình thức giao dịch bảo
ThS. Nguyễn Thịđảm
Thuý - ĐHvà
Luật phương
TP.HCM thức xử lý tài sản bảo đảm
NỘI DUNG 1:

Khái niệm hoạt động cho


vay

Những đặc trưng của hoạt


động cho vay

Những nguyên tắc của


hoạt động cho vay
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
MỤC TIÊU
• Nêu và phân tích được khái niệm, đặc điểm của hoạt động cho
vay của TCTD à phân biệt được cho vay với các hình thức
cấp tín dụng khác
• Nắm được nội dung các nguyên tắc của cho vay trong tín dụng
ngân hàng

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao
hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo
thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay

03 đặc trưng:

(i) Đối tượng của cho vay là tiền

(ii) Thời hạn cho vay đa dạng và phong phú

(iii) Quan hệ cho vay được xác định bằng hợp đồng tín dụng

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay

i.Đối tượng cấp tín dụng trong hoạt động cho vay là vốn tiền tệ

- “Một khoản tiền” à nội tệ hoặc ngoại tệ à đáp ứng mọi nhu
cầu về vốn
- Nguồn huy động bằng vốn tiền tệ
à Phân biệt với cho thuê tài chính

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay
ii. Thời hạn trong cho vay rất đa dạng, phong phú

MỤC ĐÍCH Ngắn hạn


SỬ DỤNG Dài hạn
VỐN
Trung hạn

ðTCTD tự quyết định thời hạn căn cứ trên đề nghị của khách
hàng và kết quả thẩm định của TCTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay

iii. Quan hệ cho vay luôn thiết lập bởi HĐTD

- Hình thức: Văn bản

- Hợp đồng mẫu

à Hình thức riêng của hoạt động cho vay

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay

(1) Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích

(2) Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

(3) Nguyên tắc phòng tránh rủi ro trong hoạt động cho vay

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay
(1) Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích

Thực hiện
hợp đồng
Trong khi Kiểm tra, giám
ký hợp sát quá trình sử
đồng dụng vốn
Ghi nhận mục
Trước khi đích sử dụng vốn
ký hợp vay trong HĐTD
đồng

Giải trình mục đích


sd vốn
Thẩm định hồ sơ
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay
(1) Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích

Cơ sở lý luận:

- Căn cứ để TCTD kiểm soát nguồn vốn


- Bên đi vay phải cân nhắc cẩn trọng, lập kế hoạch sử dụng vốn
thuyết phục để được vay vốn, sử dụng vốn vay nghiêm túc
- Mặt vĩ mô: Cấp vốn phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay
(1) Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích

- Ngoại lệ: Cho vay thấu chi, cho vay phát hành thẻ… => không
cần ghi nhận mục đích

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay
(2) Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

Lãi: Là khoản lợi tức từ hoạt động cho vay, là chênh lệch giữa
khoản vốn cho vay và khoản hoàn trả của khách hàng.

- Căn cứ tính lãi:

“Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng”

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.1.3. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay
(2) Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

Cơ sở lý luận:

ØTCTD phải hoàn trả đủ và đúng hạn khi huy động vốn
ØPhải thu hồi vốn đúng hạn từ người đi vay
ØLãi từ cho vay để trả lãi huy động + lợi nhuận của TCTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


(2) Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

- Quyền của TCTD khi KH vi phạm nghĩa vụ hoàn trả

Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ


Đồng ý
KH xin cơ
cấu lại kỳ Gia hạn nợ vay
hạn trả nợ

Không ü Chuyển toàn bộ dư nợ sang nợ quá hạn


đồng ý üNgưng cấp tín dụng đối với khoản chưa cấp
üTiến hành các biện pháp thu hồi nợ vay
üBồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
(2) Nguyên tắc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi

Ý nghĩa:

- Bên cho vay chủ động trong việc điều hòa dòng vốn

- Căn cứ để bên cho vay áp dụng các biện pháp thu hồi vốn

- Bên đi vay phải sử dụng vốn một cách cẩn trọng, hiệu quả

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


(3) Nguyên tắc phòng tránh rủi ro trong hoạt động cho vay

Nguyên • Thẩm định hồ sơ vay, tài sản đảm bảo không


nhân khách quan
chủ • Đánh giá sai tính khả thi, hiệu quả của phương án
quan sử dụng vốn

Nguyên • Rủi ro từ hoạt động sản xuất kinh doanh của người
nhân đi vay
khách • Rủi ro thị trường, chính sách, biến động lãi suất…
quan

ðPháp luật đặt ra những quy định nhằm hạn chế các rủi ro và các
tác động của rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
(3) Nguyên tắc phòng tránh rủi ro trong hoạt động cho vay

Các trường hợp cấm cấp tín dụng


Điều 126 Luật TCTD
Phòng tránh rủi
ro trong hoạt Các trường hợp hạn chế cấp tín dụng
động cho vay Điều 127 Luật TCTD

Các giới hạn cấp tín dụng


Điều 128 Luật TCTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


NỘI DUNG 2:

Khái niệm hợp đồng tín dụng

Những đặc trưng của HĐTD

Chủ thể của HĐTD


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
MỤC TIÊU
• Hiểu và phân tích được khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín
dụng
• Nắm được các quy định của pháp luật về chủ thể tham gia hợp
đồng tín dụng

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Khái niệm hợp đồng tín dụng

“Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên
là TCTD (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên
đi vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên
trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay”

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Khái niệm hợp đồng tín dụng
- Lưu ý các tên gọi trên thực tế:

• Hợp đồng cho vay


Cho vay • Hợp đồng cấp vốn
• Hợp đồng tài trợ vốn

• Bão lãnh
Hợp đồng • Chiết khấu
tín dụng • Bao thanh toán

=> Hợp đồng tín dụng = Hình thức của hoạt động cho vay
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2. Đặc trưng của hợp đồng tín dụng
Một bên chủ thể: TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài

Hình thức luôn bằng văn bản


Đặc trưng
của hợp đồng
Đối tượng: Tiền tệ
tín dụng
Là hợp đồng song vụ, luôn nhằm mục
đích sinh lợi
Thời điểm phát sinh và chấm dứt
hiệu lực HĐ
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2. Đặc trưng của hợp đồng tín dụng (tt)

a. Một bên luôn là TCTD, chi nhánh NH nước ngoài tại VN


Chức năng Điều kiện Ý nghĩa
của TCTD thành lập khắt
khe
• Xác định
• Phân phối quan hệ tín
lại nguồn • Hạn chế các
chủ thể dụng ngân
vốn hàng
• Cho vay là không đủ
điều kiện • Xác định
hình thức luật áp
và phương gia nhập thị
trường dụng
tiện để thực
hiện chức • Hạn chế rủi
năng ro, minh
bạch hóa

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


2. Đặc trưng của hợp đồng tín dụng
b. HĐTD luôn ký kết dưới hình thức văn bản
Phức tạp, nhiều nội dung, giá trị lớn,

Văn bản Minh thị, rõ ràng => thi hành nghiêm túc
Căn cứ để giải quyết tranh chấp
Dễ dàng trong quản lý, thanh tra, kiểm tra

Nội dung phức tạp, mang tính nghiệp vụ


Hợp đồng
mẫu Đối tượng khách hàng đa dạng
Số lượng giao dịch tương tự nhau lớn
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2. Đặc trưng của hợp đồng tín dụng

c. Đối tượng của HĐTD luôn là vốn tiền tệ

- Tiền đồng VN hoặc ngoại tệ

- Tiền mặt hoặc bút tệ

d. HĐTD luôn nhằm mục đích sinh lợi

- Hoàn trả cả gốc và lãi vay

- Lãi = Lãi huy động + chi phí + thuế + rủi ro + lợi nhuận
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2. Đặc trưng của hợp đồng tín dụng (tt)

e. Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của HĐTD
Nguyên tắc chung:
ØPhát sinh: tại thời điểm ký kết
ØChấm dứt: tại thời điểm hoàn trả đầy đủ gốc và lãi
Các trường hợp khác:
Ø Cho vay khi có yêu cầu: phải đáp ứng điều kiện mới giải
ngân
ØPhát sinh tại thời điểm thỏa thuận
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3. Phân loại hợp đồng tín dụng

• Ngắn hạn
Thời hạn • Trung hạn
• Dài hạn

• Có tài sản bảo đảm


Tính chất rủi ro • Không có tài sản bảo đảm

• Hợp đồng tín dụng thương mại


Pháp luật điều chỉnh • Hợp đồng tín dụng dân sự

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


4. Chủ thể ký kết HĐTD

Các điều kiện chủ thể đối với Bên cho vay:
■ Được thành lập hợp pháp
■ Được phép thực hiện nghiệp vụ cho vay
■ Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp
đồng

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


4. Chủ thể ký kết HĐTD

Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và


chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp


Điều kiện đối
Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời gian
với Bên đi vay
cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch
vụ khả thi và hiệu quả
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy
định
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
Các tổ chức được phép cho vay theo pháp luật hiện hành

TCTCVM

QTDND
Ngân hàng hợp tác

Công ty cho thuê tài chính

Công ty tài chính

Ngân hàng thương mại

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


NỘI DUNG 3:

Nội dung của HĐTD

Trình tự kí kết HĐTD

Chấm dứt HĐTD


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
MỤC TIÊU
• Nắm được các điều khoản chính của một HĐTD
• Nắm được quy trình kí kết hợp HĐTD
• Các trường hợp chấm dứt HĐTD, hậu quả pháp lý từng trường
hợp
• Kỹ năng: Soạn thảo được các điều khoản cơ bản của HĐTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Nội dung của HĐTD
Chia làm 02 nhóm điều khoản:
Ø Nhóm điều khoản chủ yếu à Bắt buộc phải có trong
HĐTD

Ø Nhóm điều khoản bổ sung (tuỳ nghi) à không bắt buộc,


do thoả thuận

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


a. Các điều khoản chủ yếu:
Ø Điều khoản về điều kiện vay vốn:
■Tiêu chuẩn cụ thể mà bên đi vay phải thỏa mãn
■Tùy loại hợp đồng cụ thể mà tiêu chuẩn khác nhau
■KH chịu trách nhiệm về thông tin đã cung cấp
■Kiểm tra điều kiện vay vốn là quyền và nghĩa vụ của TCTD

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


a. Các điều khoản chủ yếu (tt)
Ø Điều khoản về đối tượng của hợp đồng:
■ Phương thức vay
■ Số tiền vay
■ Lãi suất
Ø Điều khoản về thời hạn cho vay:
■ Thời hạn từ thời điểm giải ngân vốn đến thời điểm khách
hàng hoàn trả toàn bộ gốc và lãi xác định trong hợp đồng
■ Căn cứ để TCTD xác định thời điểm áp dụng các biện pháp
thu hồi nợ
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
a. Các điều khoản chủ yếu (tt)
Ø Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay:
■ Căn cứ để TCTD quản lý dòng tiền, giám sát quá trình sử dụng
vốn
■ Thay đổi mục đích: Phải được đồng ý
■ Mục đích sử dụng tiền vay thể hiện cụ thể trong hồ sơ vay
(phương án sử dụng vốn), do vậy HĐTD thường chỉ ghi tóm tắt

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


a. Các điều khoản chủ yếu (tt)
Ø Điều khoản về bảo đảm tiền vay:
■ Các bên thỏa thuận về biện pháp đảm bảo tiền vay
■ Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: xem xét điều
kiện đối với tài sản bảo đảm
■ Các điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


a. Các điều khoản chủ yếu (tt)
Ø Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay:
■ Trả một lần hay nhiều lần, chuyển khoản hay tiền mặt…
■ Tương ứng với điều khoản về hình thức cho vay
b. Các điều khoản thông thường:
■ Gia hạn nợ
■ Miễn giảm lãi suất
■ Giải quyết tranh chấp
ð Cần thiết: Cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ, hạn chế các tranh chấp
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2. Thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng

• Gửi hồ sơ đề nghị vay và hoàn thiện


Đề nghị giao • Thẩm định hồ sơ tín dụng
kết

• Đại diện có thẩm quyền của hai bên


Giao kết • Xác định tự nguyện chịu sự ràng buộc
hợp đồng

• Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo HĐ


• Thỏa thuận thay đổi các điều khoản trong HĐ
Thực hiện
hợp đồng • Giải quyết các tranh chấp phát sinh

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3. Chấm dứt hợp đồng tín dụng
Theo quy định của BLDS (Đ 424):
■ Hợp đồng đã được hoàn thành
■ Theo thỏa thuận của các bên
■ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác
chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc
chủ thể đó thực hiện
■ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện
■ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng
không còn
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3. Chấm dứt hợp đồng tín dụng (tt)
Hoàn thành theo thoả
thuận

Chấm dứt Bên vay không còn


hợp đồng
tín dụng
Đơn phương chấm
dứt, huỷ bỏ

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3. Chấm dứt hợp đồng tín dụng (tt)

(1)HĐTD chấm dứt khi hoàn thành hoặc theo thỏa thuận của
các bên
ØThời điểm chấm dứt hiệu lực là thời điểm hoàn trả toàn bộ đúng
theo thời hạn trong hợp đồng
ØChấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận
àThường không xảy đến tranh chấp

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3. Chấm dứt hợp đồng tín dụng (tt)
(2) Một bên trong hợp đồng không còn
Ø Bên đi vay là cá nhân chết
Ø Trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản à giải quyết theo thủ tục phá sản
Ø Trường hợp bên đi vay sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp
khác

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


(3) Đơn phương chấm dứt HĐTD, hủy bỏ hợp đồng tín
dụng

Trong hợp đồng tín dụng, dù đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp
đồng tín dụng thì đều dẫn đến hậu quả là bên đi vay phải hoàn trả
cả gốc và lãi vay đã thỏa thuận tính trên thời hạn cấp vốn vay.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


(3) Đơn phương chấm dứt HĐTD, hủy bỏ HĐTD
Quy định của pháp luật: quyền “chấm dứt cho vay và thu hồi
nợ trước hạn”:
Bên đi vay cung cấp thông tin sai sự thật
Chấm dứt
cho vay, thu Bên đi vay vi phạm mục đích sử dụng vốn
nợ trước hạn
Bên đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ

Các bên có thể thỏa thuận thêm các trường hợp:


Ø Bên đi vay bị khởi tố, bị giải thể, có nguy cơ phá sản
Ø Tài sản bảo đảm bị tranh chấp, bị giảm sút
Ø Các khoản nợ có cùng tài sản bảo đảm đến hạn
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
NỘI DUNG 4:

Các nguyên tắc trong bảo đảm tiền vay

Các biện pháp bảo đảm tiền vay không


bằng tài sản

Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài


sản
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
MỤC TIÊU
• Nắm được các nguyên tắc trong bảo đảm tiền vay
• Nắm được các hình thức bảo đảm tiền vay
• Phân biệt được bản chất pháp lý của từng hình thức bảo đảm
tiền vay và nhận diện được trên thực tiễn

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


A. Các nguyên tắc trong bảo đảm tiền vay
(1) Nguyên tắc tự chủ
- TCTD tự quyết định việc cho vay có bảo đảm hay không có
bảo đảm

- Tự chịu trách nhiệm và rủi ro trong quyết định của mình

- Nhà nước chỉ đặt ra giới hạn, khuôn khổ

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


A. Các nguyên tắc trong bảo đảm tiền vay (tt)
(2) Quyền xử lý tài sản của bên cho vay
- TCTD được quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy
định của pháp luật để thu hồi nợ khi khách hàng vay không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam
kết

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


A. Các nguyên tắc trong bảo đảm tiền vay (tt)
(3) Thực hiện đúng toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đã cam kết
- Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng hoặc
bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ trả nợ thì bên đi
vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng toàn bộ
nghĩa vụ trả nợ đã cam kết

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


B. Các biện pháp bảo đảm tiền vay

BĐ không Bảo lãnh


bằng tài
sản Tín chấp
Biện pháp
bảo đảm
Thế chấp TS bên đi vay
BĐ bằng
tài sản Cầm cố TS bên đi vay
Thế chấp, cầm cố TS
của bên thứ ba
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
1. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản
v Tín chấp

Tín chấp là hành vi bảo đảm của tổ chức chính trị xã hội tại cơ
sở bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản
tiền tại TCTD để sản xuất, kinh doanh

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản (tt)
v Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam
kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh, sẽ thực
hiện thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu đến thời
hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.
à Cơ sở bảo đảm: Căn cứ trên uy tín, năng lực tài chính của bên
bảo lãnh.
- Hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính; hợp đồng bảo lãnh là hợp
đồng phụ của hợp đồng tín dụng; (có thể có thêm hợp đồng thế
chấp/cầm cố tài sản của Bên bảo lãnh à là hợp đồng phụ của
hợp đồng bảo lãnh).
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
1. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản (tt)
v Bảo lãnh
Xử lý tài sản
của bên bảo
lãnh nếu có thoả
Bên đi Yêu cầu bên thuận CC, TC
vay vi bảo lãnh thực
phạm hiện nghĩa vụ
nghĩa vụ thay Yêu cầu bên
bảo lãnh giao
TS, nếu không
à khởi kiện
Bên nhận bảo lãnh chỉ có quyền xử lý tài sản của Bên bảo lãnh trong trường
hợp Bên bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thay đã cam kết.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
1. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản (tt)
v Phạm vi bảo lãnh
- Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
phạm vi cam kết bảo lãnh (một phần hay toàn bộ
khoản vay) bằng tất cả những gì thuộc về khả năng
tài chính của Bên bảo lãnh.
- Việc bảo lãnh không phải dựa trên giá trị tài sản bảo
đảm tại thời điểm xử lý tài sản.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là sự thoả thuận giữa TCTD
(Bên nhận bảo đảm) với Bên đi vay hoặc Bên thứ ba (Bên bảo
đảm) về việc dùng tài sản của Bên đi vay hoặc tài sản của Bên
thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên đi vay, theo đó
nếu đến hạn trả nợ mà Bên đi vay không thực hiện đúng nghĩa
vụ trả nợ thì TCTD sẽ xử lý tài sản bảo đảm của Bên bảo đảm
để thu hồi nợ.
àCơ sở bảo đảm: căn cứ trên giá trị tài sản bảo đảm à Nếu tài
sản xử lý không đủ hoàn trả thì bên đi vay vẫn phải hoàn trả đầy
đủ.
àGiá trị tài sản được định giá tại thời điểm giao kết hợp đồng
không phải là cơ sở để xác định giá tại thời điểm xử lý nợ.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản (tt)

vPhạm vi bảo đảm:


- Bên bảo đảm có thể sử dụng tài sản của mình để bảo
đảm thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của Bên
được bảo đảm, nhưng nghĩa vụ bảo đảm của Bên bảo
đảm (Bên thứ ba) chỉ giới hạn trên giá trị tài sản bảo
đảm tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

vHợp đồng tín dụng là hợp đồng chính; hợp đồng bảo đảm
là hợp đồng phụ.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
Thế chấp

Cầm cố
Bảo đảm bằng
tài sản
Thế chấp, cầm cố tài sản của
bên thứ ba

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


2.1. Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng
Là việc bên vay vốn (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên cho vay (gọi là bên nhận cầm cố)
nắm giữ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, tiền phạt quá hạn)
- Đối tượng cầm cố: tài sản dễ chuyển giao, có giá trị
- Có chuyển quyền nắm giữ tài sản
-Hạn chế: quyền khai thác, sử dụng TS của chủ sở hữu à giảm sút
giá trị kinh tế

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


2.2. Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng

Là việc bên vay vốn (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, phạt lãi quá hạn)
đối với bên cho vay (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản cho
bên nhận thế chấp

- Không chuyển quyền nắm giữ tài sản

- Đối tượng thế chấp: dễ chuyển nhượng, mua bán; khó dịch chuyển về
mặt vật lí à đăng kí quyền sở hữu.
- Lưu ý đối với việc thế chấp tài sản đang cho thuê & cho thuê tài sản
đang thế chấp
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
2.3. Thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba
■Là việc tổ chức, cá nhân (không phải là bên vay vốn)
dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc,
lãi, và tiền phạt lãi quá hạn) cho bên đi vay
Nguyên tắc:
Ønghĩa vụ bảo đảm là giá trị tối đa trên giá trị tài sản bảo
đảm tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm
Øphạm vi bảo đảm là phạm vi mà người thế chấp/cầm cố
thỏa thuận đồng ý bảo đảm cho khoản nợ.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3. Mối quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và HĐTD
Trường hợp 1: HĐTD bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp
đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một
phần hoặc toàn bộ HĐTD thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt.
Trường hợp 2: Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt
HĐTD.
Trường hợp 3: HĐTD bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực
hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm
chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ HĐTD thì giao
dịch bảo đảm không chấm dứt.
Trường hợp 4: Giao dịch bảo đảm bị hủy bỏ hoặc đơn phương
chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt HĐTD.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


NỘI DUNG 5:

Tài sản bảo đảm tiền vay

Hình thức giao dịch bảo đảm

Xử lý tài sản bảo đảm


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
MỤC TIÊU
• Nắm được các loại tài sản có thể sử dụng để bảo đảm tiền vay
• Nắm được các yêu cầu về hình thức của giao dịch bảo đảm
• Hiểu được ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm
• Các hình thức xử lý tài sản đảm bảo và hậu quả pháp lý

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Tài sản đảm bảo tiền vay

(1) Vật có thật tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm
(2) Giấy tờ có giá, gồm“cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu,
tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, GTCG khác
theo quy định của pháp luật”
(3) Tài sản hình thành trong tương lai
(4) Quyền tài sản: (1) quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ, (2) quyền sử dụng đất, (3) các quyền tài sản khác

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Tài sản đảm bảo tiền vay (tt)
Lưu ý:
ü Đối với nhà ở: Thỏa điều kiện tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014
ü Đối với quyền sử dụng đất: Điều 188 Luật đất đai 2013
ü 01 tài sản bảo đảm được phép thế chấp tại nhiều TCTD
ü Thế chấp tài sản đang cho thuê, cho thuê tài sản đang thế
chấp

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Tài sản đảm bảo tiền vay (tt)

v Vật có thực tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm

ü Được phép giao dịch và thuộc sở hữu của bên bảo đảm
(không nhất thiết là tại thời điểm giao kết)
ü Tài sản đang cho thuê
ü Doanh nghiệp nhà nước: tài sản đang thuộc quyền quản lý, sử
dụng

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Tài sản đảm bảo tiền vay (tt)
Lưu ý đối với nhà ở
ü Thỏa điều kiện tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014
ü Được phép thế chấp tại nhiều TCTD
ü Thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung
ü Thế chấp nhà ở đang cho thuê, cho thuê nhà ở đang thế chấp

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Tài sản đảm bảo tiền vay (tt)
v Giấy tờ có giá
ü GTCG bao gồm“cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, GTCG khác theo
quy định của pháp luật”
ü Không được dùng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc
công ty con của TCTD đó làm tài sản bảo đảm để vay vốn

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


1. Tài sản đảm bảo tiền vay (tt)
v Quyền tài sản
ü Các quyền tài sản được phép đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự
ü (1) quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, (2)
quyền sử dụng đất, (3) các quyền tài sản khác
ü Điều kiện đảm bảo đối với quyền sử dụng đất: Điều 188 Luật
Đất đai 2013
ü Các trường hợp được phép sử dụng quyền sử dụng đất để đảm
bảo tiền vay theo Luật Đất đai 2013: Chương XI Luật Đất đại
2013
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
1. Tài sản đảm bảo tiền vay (tt)
v Tài sản hình thành trong tương lai
ü Bao gồm:
Ø Tài sản hình thành từ vốn vay
Ø TS đang trong giai đoạn hình thành
Ø Đã hình thành, thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu,
nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó
mới được đăng ký

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


2. Hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay

ü Văn bản à Hạn chế rủi ro


à Điều khoản trong HĐTD (GDBĐ đơn giản); hoặc
à Văn bản riêng (GDBĐ phức tạp) à có thể kí
trước, sau hoặc cùng lúc HĐTD do thoả thuận

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3. Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm
q Chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định
ü Cầm cố: không bắt buộc
ü Thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở: Phải công chứng, chứng
thực (Đ 167 LĐĐ, Đ 122 Luật Nhà ở)
q Xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo đảm
ü GDBĐ không bắt buộc CC - CT à có hiệu lực ngay khi kí HĐ
ü GDBĐ phải CC-CT à tại thời điểm CC-CT
q Mục đích: Xác định tính hợp pháp về quyền và nghĩa vụ các bên

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


4. Đăng ký giao dịch đảm bảo (NĐ 99 /2022/NĐ-CP về giao dịch
bảo đảm)
ü Việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm tiến hành
ghi nhận vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở
dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc Bên bảo đảm dùng tài sản để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Bên nhận bảo đảm
ü Thỏa thuận hoặc quy định à ĐK bắt buộc & ĐK theo yêu cầu
ü TH bắt buộc: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp rừng sản
xuất là rừng trồng; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; Thế chấp
tàu biển; các TH khác
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
Đăng ký giao dịch đảm bảo
Lưu ý: Riêng đối với đăng ký các giao dịch liên quan đến sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất : Văn phòng đăng ký đất đai
thuộc Sở Tài nguyên môi trường: => Khoản 1, Điều 5 Nghị định
43/2014 Hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


Ý nghĩa của đăng ký giao dịch bảo đảm
ü Làm phát sinh hiệu lực pháp lý của giao dịch bảo đảm khi luật có quy
định
ü Đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba
ü Cơ sở xác định thứ tự ưu tiên thanh trong xử lý tài sản bảo đảm
ü Cung cấp thông tin cho các bên nhận bảo đảm muốn tìm hiểu thông
tin về tài sản bảo đảm và đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán trước
ü Cho phép bên bảo đảm được dùng tài sản bảo đảm cho nhiều khoản
vay à quyền tiếp cận vốn
ü Công khai hóa thông tin về tài sản, minh bạch và an toàn trong hoạt
động đầuThS.
tưNguyễn
kinh doanh chung của nền kinh tế
Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
5. Xử lý tài sản bảo đảm
ü Thời điểm: Bên đi vay (i) trả đủ gốc và lãi; (ii) không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ

ü Trong trường hợp một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho
nhiều khoản vay

ü Nếu bên thế chấp, cầm cố bị phá sản

ü Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách mà không hoàn
thành nghĩa vụ của mình trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của TCTD

3.1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay

3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu CCCN,


GTCG khác

3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính

3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu (Thông tư
04/2013/TT-NHNN, sđ bsung bởi TT21/2016/TT-NHNN)

ØKhái niệm:
üChiết khấu là việc (a) mua có kỳ hạn hoặc (b) mua
có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng
trước khi đến hạn thanh toán.
üTái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước
khi đến hạn thanh toán.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu(tt)
ØĐặc điểm:
• Chủ thể
üChủ thực hiện hoạt động chiết khấu/tái chiết khấu:
TCTD/Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
üChủ thể xin chiết khấu
üChủ thể hoàn trả
• Về hình thức pháp lý: Hợp đồng chiết khấu
• Đối tượng: các công cụ chuyển nhượng/giấy tờ có giá

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu (tt)

Phương thức chiết khấu

Mua có kỳ hạn: người chiết khấu GTCG phải mua lại


GTCG sau khi kết thúc thời hạn thoả thuận chiết khấu

Mua có bảo lưu quyền truy đòi: TCTD mua toàn bộ


thời hạn còn lại của GTCG & có quyền truy đòi việc
thanh toán đối với người đã chiết khấu GTCG nếu chủ
thể phát hành không thanh toán hoặc không có khả
năng thanh toán
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
ØĐiều kiện đối với GTCG chiết khấu:
v Công cụ chuyển nhượng
Được phát hành hợp pháp (Việt Nam và quốc tế)
Thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, không có tranh chấp, không sử dụng để
cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
Trên công cụ chuyển nhượng không ghi cụm từ “Không được chuyển nhượng”, “Cấm chuyển
nhượng”, “Không trả theo lệnh” hoặc cụm từ có ý nghĩa tương tự;
Chưa đến hạn thanh toán; và
Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.
v Giấy tờ có giá khác
Được phát hành hợp pháp (Việt Nam)
Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; không có tranh chấp, không sử dụng để cầm
cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và
các giao dịch hợp pháp khác) theo quy định của pháp luật;
Chưa đến hạn thanh toán; và
Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
ØThủ tục chiết khấu
üThẩm định và đánh giá [(i) mục đích sử dụng tiền chiết
khấu, (ii) khả năng tài chính của khách hàng và (iii) khả
năng thanh toán của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá].
üKhách hàng chuyển giao ngay và thực hiện các thủ tục về
chuyển nhượng
üTrình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong quy định nội
bộ về hoạt động chiết khấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của TCTD

3.1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay

3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu CCCN,


GTCG khác

3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính

3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (TT
11/2022/TT-NHNN)
ØKhái niệm:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó
bên bảo lãnh (TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo
lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho
bên bảo lãnh theo thoả thuận đã ký.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (tt)
ØĐặc điểm
• Chủ thể
üBên bảo lãnh: Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã,
công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành), chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Công ty cho thuê tài chính và các
loại hình TCTD khác không được thực hiện hoạt động bảo lãnh
ngân hàng.
üBên được bảo lãnh
ü Bên nhận bảo lãnh .
• Về hình thức pháp lý:
üThư bảo lãnh
üHợp đồng bảo lãnh
üHình thức cam kết khác
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (tt)
v Đặc điểm (tt)

Hình thức cấp tín dụng


mang tính dự phòng Không tồn tại độc lập
Luôn phát sinh trên cơ sở
của một giao dịch khác

Điều kiện phát sinh


nghĩa vụ bảo lãnh và hồ
Tính không huỷ ngang sơ bảo lãnh giữa các bên

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (tt)
Bên bảo lãnh
(TCTD)
Đề nghị phát hành Thực hiện nghĩa
bảo lãnh ngân hàng vụ tài chính khi
Phải nhận nợ và hoàn có vi phạm xảy ra
trả cho Bên bảo lãnh
theo thỏa thuận

Bên nhận
Bên được
bảo lãnh
bảo lãnh Quan hệ hợp
đồng/giao dịch (Bên cho
(Bên đi
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM vay)
v Điều kiện bảo lãnh:
ü Bên được bảo lãnh
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp.
Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với các bên liên quan trong
quan hệ bảo lãnh.
ü Bên bảo lãnh
Phải được NHNN cho phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ
không bị xử phạt vi phạm hành chính các quy định về quản lý ngoại hối (trong thời hạn
6 tháng liền kề trước thời điểm xem xét thực hiện bảo lãnh cho tổ chức là người không
cư trú)
Có quy định nội bộ và quản trị rủi ro trong hoạt động BL đối với người không cư trú;
Có phương án kiểm soát và xử lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với người không
cư trú;
Không vi phạm quy định về việc báo cáo NHNN khoản bảo lãnh đối với người không
cư trú.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
v Vai trò của BLNH
Đối với TCTD:
- Là hình thức kinh doanh phổ biến mang lại lợi nhuận đáng kể
- Nhiều trường hợp không phải cấp vốn và thu hồi vốn mà vẫn
được hưởng phí bảo lãnh
Đối với bên được bảo lãnh:
- Thuận lợi trong giao kết hợp đồng
- Thủ tục nhanh gọn
- Tháo gỡ khó khăn thiếu vốn tạm thời
- Một số trường hợp là điều kiện bắt buộc để tham gia giao
dịch
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của TCTD

3.1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay

3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu CCCN,


GTCG khác

3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính

3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính (NĐ
39/2014/TT-NHNN)
Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên
cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với
bên thuê tài chính.
üBên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài
chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền
sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn
cho thuê.
üBên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh
toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp
đồng cho thuê tài chính.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính

Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở HĐ cho thuê
tài chính giữa Bên cho thuê tài chính (TCTD) và Bên thuê (khách
hàng)

Đối tượng của cho thuê TC: máy móc, thiết bị hoặc tài sản
khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Chủ thể cho thuê TC: Công ty tài chính và công ty cho thuê
tài chính

(Khoản 7ThS.Điều 3 Nghị định


Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
39/2014)
Nhà cung cấp TS

Thoả thuận Mua TS &


mua TS và giá, nắm QSH
ĐK bảo hành

Cho thuê lại TS


Bên thuê Bên cho
TC Trả tiền thuê thuê TC

Hợp đồng cho thuê tài chính


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
Điều kiện của hoạt động cho thuê tài chính:
Điều 113 Luật Các tổ chức tín dụng, CTTC phải có một trong các điều kiện sau:
1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển
quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên.
2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng bên thuê được quyền ưu tiên
mua tài sản cho thuê theo danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho
thuê tại thời điểm mua lại.
3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để
khấu hao tài sản cho thuê đó
4. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất
phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
III - Chế độ pháp lý về các hình thức cấp tín dụng của TCTD

3.1. Chế độ pháp lý về hoạt động cho vay

3.2. Chế độ pháp lý về hoạt động chiết khấu CCCN,


GTCG khác

3.3. Chế độ pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng

3.4. Chế độ pháp lý về hoạt động cho thuê tài chính

3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán


ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán (TT 02/2017/TT-NHNN)
ØKhái niệm:
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng, thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải
thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
ØChủ thể:
- Bên bao thanh toán: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty
tài chính, công ty tài chính chuyên ngành BTT à có văn bản cho phép của
NHNN và đủ điều kiện hoạt động BTT.
- Bên được BTT: tổ chức kinh tế cung ứng hàng hoá và được hưởng các
khoản phải thu.
- Bên mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ à thanh toán theo HĐ mua bán
hàng hoá, sử dụng dịch vụ
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán (tt)
ØĐặc điểm:
- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng: Chuyển giao vốn
trong một thời hạn nhất định và có hoàn trả cả gốc và lãi.
- Chủ thể quan hệ bao thanh toán gồm bên bao thanh, bên được
bao thanh toán và bên mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
- Đối tượng của hoạt động bao thanh toán: Các khoản phải thu
hoặc phải trả phát sinh từ hợp đồng mua bán à không phát
sinh từ giao dịch trái pháp luật + ngắn hạn (dưới 180 ngày) +
pháp luật hạn chế các khoản phải thu có độ rủi ro cao (Điều 6
Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về hoạt động bao
thanh toán)
- Hình thức pháp lý của hoạt động BTT: Văn bản, hợp đồng
mẫu ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.5. Chế độ pháp lý về oạt động bao thanh toán (TT
02/2017/TT-NHNN)

ØQuyền và nghĩa vụ của bên BTT:


- Quyền đòi nợ đối với bên mua hàng
- Quyền yêu cầu bên bán chuyển giao tài liệu, thông
tin.
- Quyền chuyển giao HĐ đòi nợ (nếu không bị hạn chế
trong HĐ)
- Quyền truy đòi bên bán.
- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo HĐ BTT.
ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM
3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán (TT
02/2017/TT-NHNN)

ØQuyền và nghĩa vụ của bên bán hàng hoá, cung


ứng dịch vụ:
- Quyền được nhận tiền thanh toán từ đơn vị BTT
- Nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên BTT.
- Nghĩa vụ chịu rủi ro khi bên mua không có khả năng
thanh toán.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


3.5. Chế độ pháp lý về hoạt động bao thanh toán (TT
02/2017/TT-NHNN)

ØQuyền và nghĩa vụ của bên mua hàng hoá, cung


ứng dịch vụ:
- Quyền được thông báo về HĐ BTT
- Quyền từ chối nghĩa vụ phát sinh từ HĐ BTT không
được thoả thuận trong HĐ mua bán, cung ứng DV.
- Nghĩa vụ xác nhận đã nhận được thông báo về HĐ
BTT; thanh toán theo HĐ và không truy đòi bên BTT.

ThS. Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM


ØVai trò của BTT:
vĐối với người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
ü Giải quyết thiếu hụt vốn lưu động
ü Tránh được các khoản nợ xấu
ü Giảm chi phí trong việc theo dõi sổ sách, quản lý nợ
ü Tăng khả năng cạnh tranh nhờ mở rộng đối tượng khách hàng.
vĐối với bên mua hàng
ü Không phải mở thư tín dụng đối với mua hàng hóa quốc tế, không phải
trả lãi, không phải ký quỹ, thủ tục đơn giản
ü Có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ đang cần mà chưa phải bỏ ra cùng
một lúc một nguồn tài chính lớn
ü Giảm chi phí trong việc quản lý các khoản nợ.
vĐối với đơn vị bao thanh toán
ü Là một dịch vụ tài chính mang lại doanh thu và lợi nhuận
ü Đa dạng hóaThS.các sản phẩm, tăng cạnh tranh
Nguyễn Thị Thuý - ĐH Luật TP.HCM

You might also like