You are on page 1of 3

CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

Chương 3:
NHẬN ĐỊNH:

1. Tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ logistics.
2. Khách hàng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trả chi phí hợp lý cho thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics nếu thương nhân đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của
mình.
3. Chứng thư giám định hàng hóa có giá trị pháp lý đối với các bên trong quan hệ
mua bán hàng hóa.
4. Bên làm dịch vụ quá cảnh hàng hóa phải chịu mọi trách nhiệm đối với hàng hóa
trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
5. Mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa của thương nhân cho khách hàng để được
hưởng thù lao đều gọi là hoạt động dịch vụ logistics.
6. Tất cả các thương nhân đều có quyền kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
7. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics không có quyền làm trái với chỉ dẫn của
khách hàng khi chưa thông báo cho khách hàng.
8. Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận khác, khách hàng có nghĩa vụ
phải nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hoá quả
cảnh thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam.
9. Thương nhân kinh doanh dich vụ Logistics và thương nhân kinh doanh dịch vụ
quá cảnh đều có quyền định đoạt hàng hóa của khách hàng để bù đắp các khoản nợ
mà khách hàng chưa thanh toán cho mình.
10. Hợp đồng dịch vụ trong họat động thương mại được xem là chưa được giao kết,
nếu các bên chưa thỏa thuận về giá cả.
11. Nếu cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng.
12. Chỉ thương nhân kinh doanh dịch vụ vận tải mới được xem là thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics.
13. Kết quả giám định ghi trong chứng thư giám định luôn ràng buộc bên yêu cầu
giám định.
14. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics luôn được quyền cầm giữ hàng hoá
trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá nếu khách hàng ko
trả tiền nợ đến hạn.
15. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có quyền yêu cầu giám
định viên có 10 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
Bài tập 01: Hợp đồng mua bán logo nhựa TPR
Ngày 01/03/2007, công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B, theo
đó công ty A bán cho công ty B 41.600 logo nhựa TPR gắn trên giày thể thao với hàm
lượng Cadmium < 100mg/kg, mẫu mã do công ty B cung cấp. Ngày 14/05/2007, công ty
A giao hàng cho công ty B và sau đó, công ty B đã gắn số logo này trên giày thể thao để
xuất khẩu theo đơn hàng KJ-3360 mà công ty C (quốc tịch Đức) đã đặt.
Từ tháng 06 đến tháng 08/2007, công ty A đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho
công ty B nhưng công ty B chưa thanh toán tiền đủ cho công ty A, tổng số tiền còn thiếu
là 274.000.000 VND.
Ngày 09/09/2007, công ty B nhận được email từ công ty C với nội dung thông báo
là logo nhựa gắn trên giày thể thao nói trên có hàm lượng Cadmium vượt quá tiêu chuẩn
cho phép (Cadmium > 100mg/kg), được chứng minh bằng các kết quả mà công ty đã
giám định tại Đức ngày 18/8/2007, 26/8/2007 và 01/09/2007.
Ngày 14/09/2007, công ty B gửi công văn thông báo cho công ty A về việc logo
TPR không đạt tiêu chuẩn cho phép và yêu cầu công ty A cung cấp logo TPR của kiểu
giày KJ-3360 tồn kho của cùng lô hàng đã xuất sang Đức để gửi đi kiểm tra một lần nữa.
Ngày 27/09/2007, công ty A và công ty B đã cùng nhau niêm phong mẫu gửi đi
kiểm tra tại STR (Đài Loan). Kết quả kiểm tra của STR cho thấy hàm lượng Cadmium
trong logo nhựa TPR >100mg/kg. Dựa trên kết quả này, công ty B đã gửi thông báo yêu
cầu công ty A cùng mình trao đổi khắc phục những phí tổn nhưng không nhận được trả
lời từ phía công ty A. Sau đó, công ty A gửi mẫu này đi kiểm tra một lần nữa tại
Vinacontrol, kết quả là hàm lượng Cadmium trong logo nhựa TPR <100mg/kg. Vì vậy
công ty A yêu cầu công ty B phải tái nhập toàn bộ lô hàng logo nhựa TPR đã xuất sang
Đức, cùng nhau lấy mẫu và gửi đi giám định một lần nữa có sự chứng kiến của cả hai
bên. Nếu lô hàng không phù hợp với hợp đồng sẽ tiến hành tái chế tại Việt Nam và sau
đó xuất sang Đức. Tuy nhiên chi phí tái nhập là rất lớn đồng thời nhận thấy thái độ không
hợp tác của công ty A nên công ty B đã không đồng ý với yêu cầu của công ty A.
Ngày 01/01/2008, công ty A đã có đơn khởi kiện B ra Tòa án nhân dân thành phố
H yêu cầu thanh toán tiền hàng là 274.000.000 VND và tiền lãi do chậm thanh toán
Công ty B không đồng ý thanh toán khoản tiền theo như thỏa thuận trong hợp
đồng mà chỉ thanh toán giá trị thực tế của hàng hóa không đạt yêu cầu về chất lượng.
Đồng thời, công ty B yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại do việc công ty B vi phạm
đơn hàng với công ty C vì sử dụng logo do công ty A cung cấp, bao gồm tiền phạt vi
phạm hợp đồng và chi phí cho việc gia công tái chế tại Đức. Biết rằng chi phí phát sinh
cho việc tái chế tại Đức cao gấp nhiều lần so với Việt Nam và công ty C đã đồng ý cho
công ty B nhận hàng về Việt Nam để tái chế và tái xuất nhưng công ty B đã không nhận
hàng về.
YÊU CẦU:
1. Anh (chị) hãy căn cứ sự việc nêu trên và quy định pháp luật để đề ra đường lối giải
quyết vụ án của Tòa án nhân dân thành phố H.
2. Giả sử ngày 14/12/2007 công ty B mới gửi thông báo cho công ty A về việc hàm
lượng Cadmium trong logo do công ty A sản xuất vượt quá tiêu chuẩn cho phép và
yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại thì vụ việc trên được giải quyết như thế
nào?

You might also like