You are on page 1of 3

1) Gia công trong thương mại : Gia công trong thương mại là hoạt động

thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ
nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để
hưởng thù lao.
Ví dụ : Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng gia công. Theo đó công ty B là bên
nhận gia công, công ty A là bên đặt gia công. Với số gỗ mà công ty A cung cấp, công ty
B phải chế tạo theo mẫu đã cung cấp để được sản phẩm cuối cùng là bộ bàn ghế theo
đúng yêu cầu và số lượng đã thoả thuận và có trả công. Vậy theo tình huống trên việc
công ty B nhận chế tạo bàn ghế dựa trên số gỗ bên B giao và theo yêu cầu về chất lượng
và số lượng. Là một hoạt động gia công.
2) Đấu giá hàng hóa : Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó
người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán
hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Ví dụ : Sở Giáo dục và Đào tạo X lập dự án mua 100 máy chiếu phục vụ cho việc dạy và học
tại các trường Tiểu học trong Tỉnh và được UBND Tỉnh Y phê duyệt tại Quyết định số 15/QĐ-
UBND với giá dự toán 500 triệu đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo X đăng thông báo mời thầu trên
các phương tiện thông tin đại chúng .Sau 10 ngày kể từ khi đăng tải, Sở Giáo dục và Đào tạo X
tiến hành phát hành hồ sơ yêu cầu đã được Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo X phê duyệt. Có
04 nhà thầu là Công ty TNHH A, B, C và D tham gia mua hồ sơ mời thầu . Đến thời điểm đóng
thầu theo quy định Sở Giáo dục và đào tạo tiến hành đóng thầu; mở thầu công khai các hồ sơ và
sau đó tổ chuyên gia tiến hành đánh giá hồ sơ đấu thầu của cả 04 nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất
theo trình tự : Đánh giá sơ bộ, đánh về mặt kỹ thuật và xác định giá đánh giá. Kết quả đánh giá
hồ sơ dự thầu: nhà thầu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C được xếp thứ nhất, A thứ hai và B
xếp thứ ba, D xếp thứ tư, cả 04 nhà thầu đều có giá dự thầu không vượt dự toán được duyệt.
Sau khi có kết quả đánh giá của tổ chuyên gia chấm thầu, sở Giáo dục và Đào tạo X phê duyệt
nhà thầu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C trúng thầu. Sở giáo dục và Đào tạo X đã ký hợp
đồng mua 100 chiếc máy chiếu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu C với giá 435 triệu đồng.
3) Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động
thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu
(gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu
thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên
mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là
bên trúng thầu).
4) Dịch vụ Logistics: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó
thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng
hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là
dịch vụ lô-gi-stíc.

Ví dụ : Cty A báo giá, ký hợp đồng sau đó tiếp nhận thông tin cơ bản về số lượng, chủng
loại, yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Sau đó ra báo giá sơ bộ cho khách hàng B chưa bao gồm
những phát sinh khác. Hợp đồng sẽ được ký kết sau khi thống nhất thỏa thuận giá và điều
kiện của hai bên. Tiếp theo nhận hàng đúng thời gian, địa điểm yêu cầu của khách hàng B.
Đóng gói bao bì hàng hóa , nếu khách hàng B có nhu cầu thì bên công ty A sẽ thực hiện. Ghi
mã hiệu hàng hóa. Vận chuyển: thực hiện việc giao hàng đến nơi khách hàng B yêu cầu. Lưu
kho, lưu bãi để bảo quản, cất giữ hàng hóa nếu chưa giao được. Làm thủ tục hải quan cho
khách hàng B.

5) Qúa cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa :
Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức,
cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển,
chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc
các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

6) Dịch vụ giám định: Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó
một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng
thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác
theo yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ : Anh A lỡ mua hàng hóa kém chất lượng, số lượng không đầy đủ như đơn hàng
hoặc hàng hóa bị hư hỏng mà A không xác định được ai là người gây ra muốn khiếu nại
để đòi lại những tổn thất mà A phải gánh một cách vô lý nên A đi nhờ dịch vụ giám
định tại Cty giám định B nhằm kiểm soát hàng hóa ngay từ điểm giao hàng tại kho
người bán đến nơi nhận hàng , nếu không đúng như hợp đồng,chuyên gia giám định sẽ
điều tra sẽ tìm nguyên nhân, xđ được múc độ hư hỏng để A có bằng chứng khiếu nạn,
khiếu kiện với bên gây thiệt hại cho A ,để đòi quyền lợi chính đáng lại cho A.
7) Cho thuê hàng hóa: Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó
một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho
thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận
tiền cho thuê.
Ví dụ :

8) Nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Ví dụ điển hình về nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam


Nhượng quyền thương hiệu Cà phê Trung Nguyên
Năm 1996, Cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên chính thức ra đời tại Buôn Mê
Thuộc. Để giới thiệu và quảng bá thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, năm 1998,
Công ty Trung Nguyên mở quán cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh
doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, cũng từ đó các quán cà phê nhượng
quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc.
Năm 2000 là dấu mốc phát triển nhảy vọt của thương hiệu Trung Nguyên vì đã hiện diện
tại Hà Nội, các tỉnh khác tại Việt Nam và cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, tiếp
theo đó là những nước như: Mĩ, Sin-ga-po, Thái Lan, Trung Quốc,… Tính đến năm 2013
đã có gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và hơn 50 Quốc gia trên thế giới.
Với vai trò của hoạt động chuyển nhượng thương hiệu thì cà phê thương hiệu Trung
Nguyên đã được đã được nhiều người ưa chuộng, thị trường tiêu thụ lan rộng tại trong
nước và nước ngoài.
Nhượng quyền về thương hiệu trà chanh Bụi Phố. Năm 2018 trà chanh Bụi Phố đã
được ra đời. Để quảng bá đưa thương hiệu đến nhiều người tiêu dùng, sau 2 năm đã có
hơn 400 cửa hàng phát triển- mang tên trà chanh Bụi Phố.

You might also like