You are on page 1of 2

1.

Công ty A ký hợp đồng đại diện thương mại cho một doanh nghiệp ở Pháp bán
dầu gội, sữa tắm Lavender tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện hợp đồng,
công ty đã nỗ lực để phát triển thị trường và bán sản phẩm này sang cả
Campuchia. Tuy nhiên, cuối năm tài chính, công ty Pháp lại từ chối thanh toán
thù lao trên sản phẩm bán tại Campuchia. Công ty A đã tự ý trích từ tiền bán
hàng ra để trả cho mình thù lao đại diện. Em hãy nhận xét về hành vi các bên?
(2.5đ)
→ Đây là hành vi sai phạm hợp đồng thương mại của công ty A khi chưa có sự cho
phép của Công ty dầu gội Pháp đã tự ý trích tiền bán hàng để trả cho mình thù lao đại
diện, việc trả thù lao đại diện phải do Công ty bán dầu gội Pháp thực hiện với Công ty
A. Không có việc Công ty A được tự ý trích tiền bán hàng ra để lấy làm thù lao. Với
hành vi trên Công ty A phải bồi thường hợp đồng với Công ty bán dầu gội Pháp.
→ Trong hợp đồng Công ty A ký hợp đồng làm đại diện thương mại chỉ quy định
trong khu vực Việt Nam. Việc Công ty này phát triển thị trường và bán sản phẩm sang
cả Campuchia đã làm ảnh hưởng đến doanh số của đại diện thương mại của doanh
nghiệp bán dầu gội, sữa tắm Lavender tại Campuchia, và trong hợp đồng cũng đã quy
định là chỉ phân phối tại Việt Nam nên không có lý do gì mà Công ty Pháp phải thanh
toán cho phần sản phẩm bán tại Campuchia.
2. Công ty A Việt Nam nhận gia công giày cho công ty nước ngoài. Sau khi gia
công xong, công ty nước ngoài trả thù lao gia công bằng máy móc mà đã chuyển
về cho công ty A gia công. Như vậy, việc trả thù lao bằng máy móc có phù hợp
với quy định của pháp luật? Nếu được thì cần điều kiện gì? (2.5đ)

3. Bên đại lý cho rằng bên giao đại lý chưa thanh toán tiền hoa hồng cho mình.
Bên đại lý yêu cầu bên giao đại lý cấn trừ tiền hoa hồng qua tiền hàng thì vẫn còn
dư một số tiền phải trả cho bên giao đại lý. Do đó, bên đại lý không chấp nhận
việc bên giao đại lý đòi tính tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng. Yêu cầu này
có hợp lý hay không? (2,5đ)
4. Giải thích và cho ví dụ về việc bên môi giới phải chịu trách nhiệm về tư cách
pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng
thanh toán của họ? (2,5đ)
→ Là người trung gian, bên môi giới có trách nhiệm cung cấp thông tin, tư vấn cho
bên được môi giới. Bên môi giới phải có trách nhiệm cung cấp chính xác về tư cách
pháp lý của đối tác cho các bên được môi giới. Căn cứ vào bản chất, của hoạt động
môi giới, bên môi giới không tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa hay cung cứng dịch vụ thương mại đã được giao kết giữa các bên. Do đó,
không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước sự vi phạm hợp đồng của các bên được môi
giới với nhau. Tuy nhiên, nếu được sự ủy quyền hợp pháp của một hoặc các bên được
môi giới thì bên môi giới có thể thực hiện một số nghĩa vụ theo hợp đồng như giao
hàng hay nhận tiền thanh toán,...
→ Căn cứ pháp lý: Điều 151 LTM 2005

You might also like