You are on page 1of 4

Ngày 15/1/2016 Công ty A (bên A) ký kết với công ty

B (bên B) một hợp đồng môi giới. Theo đó, Công ty B


có nghĩa vụ môi giới Công ty A với Công ty C của nước
C đề Công ty A xuất khẩu sản phẩm thiết bị lạnh công
nghiệp của mình sang nước C. Trong hợp đồng môi
giới, điều khoản về thù lao và thanh toán có quy định
như sau “2.1.Mức thù lao: Bên B được hưởng thù lao
bằng 1,2% giá trị hợp đồng mà Bên A ký kết được với
công ty C. “2.2 Phương thức thanh toán: Bên A thanh
toán cho bên B bằng chuyển khoản vài tài khoản của
bên B bằng tiền Việt Nam đồng theo tỷ giả của Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán”
“2 3.Thời hạn thanh toán: Trong vòng 10 ngày kể từ
ngày nhận được tiền thanh toán của Công ty C” Ngày
30/6/2016 Công ty A đã ký kết được hợp đồng với C
trên cơ sở môi giới của Công ty B. Theo hợp đồng mua
bản hàng hóa, A đã giao lô hàng giả trị 10 triệu USD
cho Công ty C tại cảng Cát Lái thành phố Hồ Chí Minh,
Trong hợp đồng giữa Công ty A và Công ty C có sự
thỏa thuận Công ty C được trả chậm sau 90 ngày kể từ
ngày được giao hàng để tạo điều kiện cho Công ty C
xuất khẩu lô hàng đó sang nước D sau khi hàng cập
cảng tại nước C và dùng tiền thu được để thanh toán
tiền hàng cho Công ty A. Tuy nhiên, sau đó Công ty C
không xuất khẩu được lô hàng sang nước D nên không
có tiền thanh toán cho Công ty A.
Ngày 30/9/2016 Công ty B đã gửi công bản yêu cầu
Công ty A thanh toán tiền thù lao môi giới là 120.000
USD, thời hạn thanh toán là ngày 15/10/2016. Trong
suốt thời gian đó đến 30/11/2016 Công ty A vẫn không
thanh toán tiền thù lao môi giới cho Công ty B, nhưng
do thời gian đó Công ty B có sự thay đổi về nhân sự.
Đến ngày 15/12/2018 Công ty B mới lại gửi công văn
yêu cầu một lần nữa Công ty A thanh toán tiền thù lao
môi giới là 120.000 USD, cộng với số tiền lãi chậm trả
tính từ 16/10/2016 đến ngày 15/12/2018, theo lãi suất
nợ quá hạn trung bình trên thị trường vào ngày
15/12/2018 là 18%/năm, bằng 46.800USD, thanh toán
bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam, chỉ nhánh TP.HCM, tại thời
điểm thanh toán. Thời hạn thanh toán đến ngày
30/12/2018.
Mặt khác, Công ty A cho rằng Công ty C chưa thanh
toán tiền hàng nên Công ty A chưa phải thanh toán cho
Công ty B, đồng thời đến thời điểm tháng 12/2018 thì
thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu thanh toán thù lao
đã hết, nên đằng nào thì Công ty A cũng không có
nghĩa vụ thanh toán nữa. Anh (chị) hãy cho biết:
1.Công ty B có quyền được hưởng thù lao môi giới từ
hợp đồng môi giới với Công ty A không?
=> Công ty B có quyền được hưởng thù lao môi giới từ
hợp đồng môi giới với Công ty A. Vì theo Điều 153
LTM thì “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền
hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên
được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.” Theo đề bài
thì Công ty A đã ký kết được hợp đồng với C trên cơ sở
môi giới của Công ty B. Nên Công ty B có quyền được
hưởng thù lao môi giới
2. Công ty A đã có nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao môi
giới hay chưa?
=> Mặc dù trong hợp đồng môi giới giữa công ty A và
công ty B có quy định về thời hạn thanh toán là Trong
vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền thanh toán của
Công ty C.
Vì Ngày 30/9/2016 Công ty B đã gửi công bản yêu cầu
Công ty A thanh toán tiền thù lao môi giới thời hạn
thanh toán là ngày 15/10/2016 đã không còn nằm trong
thời hạn thỏa thuận về việc chậm trả giữ Công ty A và
Công ty C. Và Công B cũng không có nghĩa vụ phải
chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của các bên
môi giới (Công ty A và Công ty C) (Theo khoản 3 Điều
151 LTM).=> Công ty A đã có nghĩa vụ thanh toán tiền
thù lao môi giới
3. Công ty B có quyền yêu cầu Công ty A thanh toán
tiền lãi do chậm thanh toán như trên hay không?
=> Công ty B có quyền yêu cầu thanh toán tiền lãi do
chậm chậm thanh toán theo điều 306 LTM “Trường
hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng
hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp
lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu
trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá
hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

You might also like