You are on page 1of 18

1 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

MỤC LỤC
A Một số kết quả quan trọng 2

B Một số lưu ý khi giải toán 3

C Một số ví dụ giải toán 3

D Bài tập 5

E Bài tập về nhà 12

MỤC LỤC
2 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

BÀI GIẢNG 1: PHƯƠNG TRÌNH HÀM TRONG LỚP HÀM SỐ ĐƠN


ĐIỆU

A. MỘT SỐ KẾT QUẢ QUAN TRỌNG


Cho K ⊂ R (chẳng hạn K là một khoảng, K là một đoạn, K là một nửa khoảng, K = N, K = Z,
K = Q, K = R) và f là hàm số xác định trên K.
Định nghĩa 1. Hàm số f được gọi là đồng biến (hay tăng nghiêm ngặt) trên K nếu

∀ x1 , x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f ( x1 ) < f ( x2 ).

Định nghĩa 2. Hàm số f được gọi là nghịch biến (hay giảm nghiêm ngặt) trên K nếu

∀ x1 , x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f ( x1 ) > f ( x2 ).

Định nghĩa 3. Hàm số f được gọi là tăng (không giảm) trên K nếu

∀ x1 , x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f ( x1 ) ≤ f ( x2 ).

Định nghĩa 4. Hàm số f được gọi là giảm (không tăng) trên K nếu

∀ x1 , x2 ∈ K, x1 < x2 ⇒ f ( x1 ) ≥ f ( x2 ).

Lưu ý. Hàm số tăng (giảm) nghiêm ngặt còn được gọi là hàm số tăng (giảm) thực sự. Hàm số
không giảm nghĩa là hàm số tăng nhưng có thể tăng không nghiêm ngặt, hàm số không tăng
nghĩa là hàm số giảm nhưng có thể giảm không nghiêm ngặt.
Định nghĩa 5. Hàm số tăng hoặc giảm thực sự trên một khoảng được gọi là hàm số đơn điệu
thực sự trên khoảng đó. Hàm số tăng hoặc giảm trên một khoảng được gọi là hàm số đơn
điệu trên khoảng đó.
Chú ý 1. Định nghĩa hàm số đồng biến, nghịch biến trong sách giáo khoa PTTH hiện hành
chính là định nghĩa hàm số tăng thực sự, hàm số giảm thực sự trong quyển sách này.
Định lí 1. Mọi hàm đơn điệu thực trên một khoảng đều là đơn ánh trên khoảng đó.
Định lí 2. Nếu f : D → R và g : D → R là hai hàm tăng thì f + g cũng là hàm tăng.
Định lí 3. Nếu f : D → R và g : D → R là hai hàm tăng và không âm thì f ( x ) g( x ) cũng là hàm
tăng.
Định lí 4. Nếu f là hàm đơn điệu thực sự trên khoảng ( a; b) thì phương trình f ( x ) = m có nhiều
nhất là một nghiệm trên khoảng đó.
Định lí 5. Nếu f : D f → R và g : Dg → R là hai hàm tăng và tập xác định của hàm g chứa tập giá
trị của hàm f thì hàm số hợp g ◦ f là hàm tăng.
Hệ quả 1. Nếu f là hàm tăng thì hàm số hợp f ( f ( x )) cũng tăng.
Hệ quả 2. Nếu f là hàm giảm thì hàm số hợp f ( f ( x )) là hàm số tăng.
Chứng minh. Giả sử x < y. Khi đó f ( x ) ≥ f (y) ⇒ f ( f ( x )) ≤ f ( f (y)). Vậy f ◦ f là hàm số
tăng.
Định nghĩa 6. Hàm số f được gọi là bị chặn trên tập D nếu nó xác định trên D và tồn tại số
M > 0 sao cho | f ( x )| ≤ M, ∀ x ∈ D.

MỤC LỤC
3 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

B. MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIẢI TOÁN


Sau đây là một số lưu ý, bạn đọc cần ghi nhớ để giải toán được nhanh hơn.
 Nếu f đơn điệu thực sự thì f là đơn ánh.

 Trong một số trường hợp nếu như ta dự đoán được công thức của hàm số, chẳng hạn
f ( x ) = g( x ) thì có thể xét f ( x ) > g( x ) và f ( x ) < g( x ), sau đó sử dụng tính đơn điệu
của hàm f để dẫn tới điều vô lí (chẳng hạn bài toán ??).

 Nếu hàm f đơn điệu và ta đã có công thức của f trên tập số hữu tỉ Q thì dùng kĩ thuật
chọn hai dãy hữu tỉ đơn điệu ngược nhau, rồi từ đó chuyển qua giới hạn (chẳng hạn các
bài toán bài toán 1, ??).

 Nếu f cộng tính và đơn điệu trên R (hoặc R+ ) thì f ( x ) = ax (xem chứng minh ở bài
toán 1, ở trang 3).

 Nếu f là hàm số đơn điệu nghiêm ngặt trên khoảng K và a, b thuộc K sao cho f ( a) = f (b)
thì a = b. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó giúp ta "giảm bớt f ".

C. MỘT SỐ VÍ DỤ GIẢI TOÁN


VÍ DỤ 1. Tìm các hàm số f : R → R, đơn điệu trên R và thỏa mãn

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (1)

L Lời giải
Giả sử hàm số f thỏa mãn các yêu cầu đề bài.
 Trường hợp 1: f là hàm tăng. Ta chứng minh được

f ( x ) = kx, ∀ x ∈ Q. (2)
∞ +∞
Với x ∈ R tùy ý, tồn tại hai dãy số hữu tỉ {un }+
n=1 , { vn }n=1 sao cho

un ≤ x ≤ vn , ∀n = 1, 2, . . . ; lim un = lim vn = x.
n→+∞ n→+∞

Vì f là hàm tăng nên kết hợp với (2) ta có

f (un ) ≤ f ( x ) ≤ f (vn ) ⇒ kun ≤ f ( x ) ≤ kvn (∀n = 1, 2, . . . ).

Cho n → +∞ trong bất đẳng thức trên ta được

kx ≤ f ( x ) ≤ kx ⇒ f ( x ) = kx.

Vậy f ( x ) = kx, ∀ x ∈ R (k là hằng số bất kì). Thử lại thấy thỏa mãn.

 Trường hợp 2: f là hàm giảm. Ta chứng minh được

f ( x ) = kx, ∀ x ∈ Q. (2)
∞ +∞
Với x ∈ R tùy ý, tồn tại hai dãy số hữu tỉ {un }+
n=1 , { vn }n=1 sao cho

un ≤ x ≤ vn , ∀n = 1, 2, . . . ; lim un = lim vn = x.
n→+∞ n→+∞

MỤC LỤC
4 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Vì f là hàm giảm nên kết hợp với (2) ta có:

f (un ) ≥ f ( x ) ≥ f (vn ) ⇒ kun ≥ f ( x ) ≥ kvn (∀n = 1, 2, . . . ).

Cho n → +∞ trong bất đẳng thức trên ta được

kx ≥ f ( x ) ≥ kx ⇒ f ( x ) = kx.

Vậy f ( x ) = kx, ∀ x ∈ R (k là hằng số bất kì). Thử lại thấy thỏa mãn.
Kết luận: hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là f ( x ) = kx, ∀ x ∈ R (k là hằng số bất kì).
VÍ DỤ 2. Tìm tất cả các hàm số f : (0; +∞) → (0; +∞) thỏa mãn:

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ (0; +∞) . (1)

L Lời giải
Giả sử hàm số f thỏa mãn các yêu cầu đề bài. Từ (1) cho x = y ta được:

f (2x ) = f ( x + x ) = f ( x ) + f ( x ) = 2 f ( x ), ∀ x ∈ (0; +∞) .

Bằng quy nạp ta dễ dàng chứng minh được:

f (nx ) = n f ( x ), ∀ x ∈ (0; +∞) , n ∈ N∗ . (2)

Đặt c = f (1) > 0. Với mọi n = 1, 2, . . . , ta có:


   
1 do (2) 1 1 1
c = f (1) = f (n. ) = n f ⇒ f = c. , ∀n ∈ N∗ . (3)
n n n n
m
Giả sử r ∈ Q, r > 0, khi đó ∃m, n ∈ N∗ sao cho: r = . Ta có:
n
m    
1 do (2) 1 do (3) cm
f (r ) = f = f m. = mf = = cr. (4)
n n n n

Từ giả thiết suy ra: f ( x + y) > f ( x ), ∀ x, y ∈ (0; +∞), do đó f là hàm tăng trên (0; +∞). Với
mọi số thực x > 0, khi đó tồn tại hai dãy số hữu tỉ dương (αn ), ( β n ) sao cho:

αn ≤ x ≤ β n , ∀n = 1, 2, . . . và lim αn = x = lim β n .
n→+∞ n→+∞

Do (4) và do f tăng nghiêm ngặt trên (0; +∞) nên:

f (αn ) ≤ f ( x ) ≤ f ( β n ), ∀n = 1, 2, . . .
⇒cαn ≤ f ( x ) ≤ cβ n , ∀n = 1, 2, . . . (5)

Từ (5) cho n → +∞ và sử dụng nguyên lí kẹp ta được:

cx ≤ f ( x ) ≤ cx, ∀ x > 0.

Vậy f ( x ) = cx, ∀ x > 0 (c là hằng số dương). Thử lại thấy thỏa mãn các yêu cầu đề bài.
Chú ý 2. Tương tự, ta cũng thu được kết quả: Nếu hàm số f : (0; +∞) → [0; +∞) thỏa mãn:

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ (0; +∞)

thì f ( x ) = cx, ∀ x > 0, với c là hằng số không âm.

MỤC LỤC
5 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

VÍ DỤ 3. Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (1)
f ( xy) = f ( x ) f (y), ∀ x, y ∈ R. (2)

L Lời giải
Từ (1), ta chứng minh được các kết quả sau:

f (rx ) = r f ( x ), ∀ x ∈ R, r ∈ Q
ß
(3)
f (0) = 0, f (− x ) = − f ( x ), ∀ x ∈ R. (4)

Từ (2) cho y = x ta được f ( x2 ) = [ f ( x )]2 , ∀ x ∈ R. Suy ra f ( x ) ≥ 0, ∀ x ≥ 0. Từ (2) và (3) ta


được: r f ( x ) = f (rx ) = f (r ) f ( x ), ∀ x ∈ R, r ∈ Q. (5)
Dễ thấy f ( x ) ≡ 0 thỏa mãn yêu cầu đề bài. Xét f ( x ) 6≡ 0. Khi đó tồn tại x0 ∈ R sao cho
f ( x0 ) 6= 0. Từ (5) cho x = x0 , ta được

f (r ) = r, ∀r ∈ Q. (6)

Tiếp theo ta chứng minh f là hàm đồng biến. Giả sử x < y. Khi đó

y − x > 0 ⇒ f (y − x ) ≥ 0.

Sử dụng (1) ta được

f (y) = f ((y − x ) + x ) = f (y − x ) + f ( x ) ≥ f ( x ) ⇒ f ( x ) ≤ f (y).


∞ +∞
Vậy hàm f đồng biến trên R. Với x ∈ R tùy ý, ta chọn hai dãy số hữu tỉ {un }+
n=1 , { vn }n=1 sao
cho
un ≤ x ≤ vn , ∀n = 1, 2, . . . ; lim un = lim vn = x.
n→+∞ n→+∞

Vì f là hàm tăng nên kết hợp với (6) ta có

f (un ) ≤ f ( x ) ≤ f (vn ) ⇒ un ≤ f ( x ) ≤ vn (∀n = 1, 2, . . . ).

Cho n → +∞ trong bất đẳng thức trên ta được

x ≤ f ( x ) ≤ x ⇒ f ( x ) = x.

Sau khi thử lại ta kết luận: Có hai hàm số thỏa mãn các yêu cầu đề bài là

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R và f ( x ) = x, ∀ x ∈ R.

Lưu ý. Kết quả bài toán 3 thường được dùng để giải nhiều bài toán khác, chẳng hạn bài toán
5 ở trang 9, bài toán 13 ở trang 13, bài toán ?? ở trang ??.

D. BÀI TẬP
Bài 1 (Đề nghị thi Olympic 30/04/2011).
Tìm tất cả các hàm số f xác định và tăng nghiêm ngặt trên R thỏa mãn điều kiện
 
1
f f (y) + 2x = 4x + y + 1, ∀ x, y ∈ R. (1)
4

MỤC LỤC
6 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

L Lời giải  
1 1 1
Cách 1. Thay x = − y vào (1) ta được: f f (y) − y = 1, ∀y ∈ R. (2)
4   4 2
1
Trong (1) lấy x = y = 0 ta được f f (0) = 1. Kết hợp với (2) ta được
4
   
1 1 1
f f (y) − y = f f (0) , ∀y ∈ R. (3)
4 2 4

Do f đồng biến trên R nên từ (3) suy ra

1 1 1
f (y) − y = f (0), ∀y ∈ R. (4)
4 2 4

Từ (4) suy ra f ( x ) = 2x + a, với a là hằng số. Thay vào (1) ta được


 
1
f (2y + a) + 2x = 4x + y + 1, ∀ x, y ∈ R
4
 
1
⇒2 (2y + a) + 2x + a = 4x + y + 1, ∀ x, y ∈ R
4
3a
⇔y + 4x + = 4x + y + 1, ∀ x, y ∈ R
2
3a 2
⇔ =1⇔a= .
2 3
2
Vậy có duy nhất một hàm số thỏa mãn đề bài là f ( x ) = 2x + , ∀ x ∈ R.
3
1
Cách 2. Từ (1) cho x = 0, y = −1, ta được: f ( a) = 0, với a = f (−1).
4
Từ (1) cho y = a, ta được:

f (2x ) = 4x + a + 1, ∀ x ∈ R
⇔ f ( x ) = 2x + c, ∀ x ∈ R.

Đến đây làm tương tự như đã làm ở cách 1.


f (y) − y − 1
Cách 3. Từ (1) thay x bởi , ta được:
4
f (y) − y − 1
 
1
f f (y) + = f (y), ∀y ∈ R. (5)
4 2

Do f đơn điệu nên từ (5) suy ra:

1 f (y) − y − 1
f (y) + = y, ∀y ∈ R
4 2
⇔ f (y) + 2 f (y) − 2y − 2 = 4y, ∀y ∈ R
⇔3 f (y) = 6y + 2, ∀y ∈ R
2
⇔ f (y) = 2y + , ∀y ∈ R. (6)
3

Thử lại thấy hàm số xác định bởi (6) thỏa mãn các yêu cầu đề bài.

MỤC LỤC
7 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 2. Cho f : R → R là hàm số tăng và thỏa mãn:


f ( x + 2009) = f ( x ), ∀ x ∈ R.
Chứng minh rằng f là hàm hằng.
L Lời giải
Từ giả thiết và bằng quy nạp ta chứng minh được:
f ( x ) = f ( x + 2009n), ∀ x ∈ R, ∀n ∈ N.
Với x < y, ta chọn:
y−x y−x
 
n= ⇒n≤ < n + 1 ⇒ x + 2009n ≤ y < x + 2009(n + 1).
2009 2009
Vì f là hàm tăng nên:
f ( x + 2009n) ≤ f (y) ≤ f ( x + 2009(n + 1))
⇒ f ( x ) ≤ f ( y ) ≤ f ( x ) ⇒ f ( x ) = f ( y ).
Vậy f là hàm hằng.
Lưu ý.
 Trong bài toán 2, thay giả thiết f là hàm số tăng bởi giả thiết f là hàm số giảm ta cũng
được kết quả f là hàm hằng.
 Có thể trình bày ngắn gọn hơn như sau: Từ giả thiết và bằng quy nạp ta chứng minh
được: f ( x ) = f ( x + 2009n), ∀ x ∈ R, ∀n ∈ N. Giả sử x < y, cần chứng minh f ( x ) = f (y).
Do x < y nên f ( x ) ≤ f (y). (1)
Tồn tại n ∈ N∗ sao cho:
y < x + 2009n ⇒ f (y) ≤ f ( x + 2009n) ⇒ f (y) ≤ f ( x ). (2)
Từ (1) và (2) suy ra f ( x ) = f (y), ta có điều phải chứng minh.
Bài 3. Tìm tất cả các hàm số thỏa mãn f : R → R thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
 f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (1)

 f ( x2018 ) = [ f ( x )]2018 , ∀ x ∈ R. (2)


L Lời giải
Giả sử f là hàm số thỏa mãn các yêu cầu đề bài. Từ (2) suy ra:
f ( x ) ≥ 0, ∀ x ≥ 0.
Từ (1) lấy x = y = 0 ta được f (0) = 0. Với x > y, ta có x − y > 0, suy ra f ( x − y) ≥ 0, do đó:
f ( x ) = f (( x − y) + y) = f ( x − y) + f (y) ≥ f (y).
Vậy f là hàm không giảm trên R. Từ đây kết hợp với (1) và sử dụng bài toán 1, ở trang 3 suy
ra f ( x ) = kx, ∀ x ∈ R. Thay vào (2) ta được:
kx2018 = k2018 x2018 , ∀ x ∈ R.
 
2018 2017
 k=0 k=0
Suy ra: k = k ⇔ k 1−k =0⇔ 2017 ⇔
k =1 k = 1.
Như vậy: f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R; f ( x ) = x, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.
Lưu ý. Có thể thay số mũ 2018 bởi số mũ chẵn 2n, với n ∈ N∗ .

MỤC LỤC
8 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 4. Tìm tất cả các hàm số thỏa mãn f : R → R thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
 f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (1)

 f ( x3 ) = [ f ( x )]3 , ∀ x ∈ R. (2)
L Lời giải
Từ (1) cho x = y = 0 ta được f (0)=0. Từ (1) thay y bởi − x và sử dụng f (0) = 0 ta được:
f (− x ) = − f ( x ), ∀ x ∈ R hay f là hàm số lẻ trên R. Từ (1) và (2) ta có:
   
[ f ( x ) + f (y)]3 = [ f ( x + y)]3 = f ( x + y)3 = f x3 + 3x2 y + 3xy2 + y3
h i h i
3 3
= f ( x ) + f (3xy( x + y)) + f (y )
h i h i
= f ( x3 ) + 3 f ( xy( x + y)) + f (y3 ) . (3)

Mặt khác:

[ f ( x ) + f (y)]3 = [ f ( x )]3 + 3 f ( x ) f (y) [ f ( x ) + f (y)] + [ f (y)]3


h i h i
3 3
= f ( x ) + 3 f ( x ) f (y) [ f ( x ) + f (y)] + f (y ) . (4)

Từ (3) và (4) suy ra:

f ( x ) f (y) [ f ( x ) + f (y)] = f ( xy( x + y)) , ∀ x, y ∈ R. (5)

Từ (2) lấy x = 1, ta được: f (1) = [ f (1)]3 ⇔ f (1) ∈ {0, 1, −1}.


 Trường hợp 1: f (1) = 0. Từ (5) cho y = 1 ta được:
 
f x2 + x = 0, ∀ x ∈ R. (6)
 
1
Do hàm số g( x ) = + x, ∀ x ∈ R có tập giá trị là − ; +∞
x2 nên từ (6) suy ra:
4
 
1
f ( x ) = 0, ∀ x ∈ − ; +∞
4
⇒ f ( x ) = 0, ∀ x ∈ [0; +∞)
⇒ f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R do f là hàm số lẻ trên R .


Thử lại thấy hàm số f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R thỏa mãn các yêu cầu đề bài.
 Trường hợp 2: f (1) = 1 hoặc f (1) = −1. Đặt f (1) = c. Từ (5) cho y = 1 ta được:
 
f x + x = c f ( x ) [ f ( x ) + c] , ∀ x ∈ R
2
 
⇔ f x2 + f ( x ) = c[ f ( x )]2 + c2 f ( x ), ∀ x ∈ R
 
⇔ f x2 + f ( x ) = c[ f ( x )]2 + f ( x ), ∀ x ∈ R
 
⇔ f x2 = c[ f ( x )]2 , ∀ x ∈ R.

• Trường hợp 2a: f x2 = [ f ( x )]2 , ∀ x ∈ R, tương tự bài toán 3 (ở trang 7), ta được:


f ( x ) = x, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.

MỤC LỤC
9 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

• Trường hợp 2b: f x2 = −[ f ( x )]2 , ∀ x ∈ R, sử dụng bài toán 12 (ở trang 13), ta




được: f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.

Kết luận: các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là:

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R; f ( x ) = x, ∀ x ∈ R; f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R.

Lưu ý. Ta đã tính [ f ( x ) + f (y)]3 theo hai cách khác nhau để thu được (5).
Bài 5 (Đề nghị thi Olympic 30/04/2009).
Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn điều kiện

f ( xy − uv) = f ( x ) f (y) − f (u) f (v), ∀ x, y, u, v ∈ R. (1)

L Lời giải
Từ (1) cho x = y = u = v được f (0) = 0. Trong (1) cho u = 0 ta được

f ( xy) = f ( x ) f (y), ∀ x, y ∈ R. (2)

Trong (2) cho x = y = 1 ta được f (1) = f 2 (1) ⇔ f (1) ∈ {0, 1}. Nếu f (1) = 0 thì trong (2) cho
y = 1 ta được f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R. Tiếp theo xét f (1) = 1. Trong (1) cho y = v = 1 ta được

f ( x − u) = f ( x ) − f (u), ∀ x, u ∈ R. (3)

Từ (3) suy ra f ( x ) = f (( x + y) − y) = f ( x + y) − f (y), do đó

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (4)

Từ (4) và (2), sử dụng bài toán 3 ở trang 5 ta được f ( x ) ≡ 0 và f ( x ) ≡ x. Sau khi thử lại ta kết
luận: Có hai hàm số thỏa mãn các yêu cầu đề bài là

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R và f ( x ) = x, ∀ x ∈ R.

Bài 6 (Japan 2009). Tìm tất cả các hàm số f : [0, +∞) → [0, +∞) thỏa mãn
   
f x2 + f (y) = f x2 + y + x f (4y)

với mọi x, y ∈ [0, +∞).


L Lời giải
Giả sử tồn tại hàm số f : [0, +∞) → [0, +∞) thỏa mãn
   
f x2 + f (y) = f x2 + y + x f (4y) (1)

với mọi x, y ∈ [0, +∞). Từ (1) cho x = 0 ta được f (0) = 0. Giả sử z = y + a với y ≥ 0 và a > 0.
Khi đó tồn tại x > 0 sao cho a = x2 + f (4y) x và ta có
   
f (z) = f (y + a) = f y + x2 + x f (4y) = f x2 + f (y) ≥ f (y).

Như vậy f là hàm không giảm. Chỉ có hai khả năng sau có thể xảy ra:

MỤC LỤC
10 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

 Tồn tại z > 0 sao cho f (z) = 0. Do f không giảm nên f ( x ) = 0 với mọi x ∈ [0, z]. Từ (1)
√ z
thay x bởi x và thay y bởi ta được
4
 z  (1)  z √   z
f (x) = f (x) + f = f x + + x f (z) = f x + , ∀ x > 0.
4 4 4
Tương tự và quy nạp ta suy ra
 nz 
f (x) = f x + , ∀ x > 0, n = 1, 2, . . .
4
nz
Giả sử t > z. Khi đó với x ∈ (0; z), tồn tại số nguyên dương n sao cho x + > t, và do
4
f không giảm nên ta có
 nz 
0 ≤ f (t) ≤ f x + = f ( x ) = 0 ⇒ f (t) = 0.
4
Như vậy f = 0 (nghĩa là f ( x ) = 0, ∀ x ≥ 0). Thử lại đúng.

 f ( x ) > 0 với mọi x > 0. Khi đó f là hàm tăng nghiêm ngặt. Sử dụng (1) ta được
√ √
f ( x + y + x f (4y)) = f ( x + y) = f (y + x + y f (4x )).
√ √
Mà f tăng nghiêm ngặt nên x f (4y) = y f (4x ), ∀ x, y > 0. Từ đây cho y = 1 ta được
f (x) √
√ là hàm hằng, nghĩa là f ( x ) = c x với mọi x > 0. Ta có c = f (1). Cho x = y = 1
x
vào (1) ta được

2c = f (2 + f (4)) = f (2 + 2c) = c 2 + 2c ⇒ c = 1.

Vậy f ( x ) = x với mọi x ≥ 0. Thử lại đúng.

Các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là



f ( x ) = 0, ∀ x ≥ 0; f (x) = x, ∀ x ≥ 0.

Bài 7 (Final Round - Korea 2015). Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn:
 
f x2015 + f 2015 (y) = f 2015 ( x ) + y2015 , ∀ x, y ∈ R.

L Lời giải
Giả sử tồn tại hàm số f : R → R thỏa mãn:
 
f x2015 + f 2015 (y) = f 2015 ( x ) + y2015 , ∀ x, y ∈ R. (1)

Đặt f (0) = a. Sử dụng (1), ta được:


    
f f x2015 + f 2015 (y) = f f 2015 ( x ) + y2015 = f 2015 (y) + x2015 .

Như vậy:
  
f f x2015 + f 2015 (y) = x2015 + f 2015 (y), ∀ x, y ∈ R

MỤC LỤC
11 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

  
2015 2015
⇒f f x +a = x2015 + a2015 , ∀ x ∈ R. (2)

Ta có P( x ) = x2015 + a2015 là đa thức bậc lẻ nên có tập giá trị là R. Vì thế, từ (2) ta thu được

f ( f ( x )) = x, ∀ x ∈ R.

Từ đây ta có f là song ánh và f ( a) = 0. Trong (1) cho y = a, ta được:


 
2015
f x = f 2015 ( x ) + a2015 , ∀ x ∈ R. (3)

Trong (1) thay y bởi f (y), ta được:


 
f x2015 + y2015 = f 2015 ( x ) + f 2015 (y), ∀ x, y ∈ R. (4)

Từ (3) và (4) suy ra:


     
f x2015 + y2015 = f x2015 + f y2015 − 2a2015 , ∀ x, y ∈ R. (5)

Do tương ứng t 7→ t2015 là song ánh nên (5) tương đương:

f ( x + y) = f ( x ) + f (y) − 2a2015 , ∀ x, y ∈ R. (6)

Từ (6) cho x = y = 0, ta được: a = 2a − 2a2015 ⇔ a = 2a2015 . Phương trình hàm (6) trở thành:

f ( x + y) = f ( x ) + f (y) − a, ∀ x, y ∈ R. (7)

Từ (7) cho x = y = a, ta được: f (2a) = − a.


Từ (1) cho x = 2a, y = a, ta được:
   
f (2a)2015 = (− a)2015 + a2015 = 0 = f ( a) = f 2a2015
 
2015 2015 2015 2015
⇒(2a) = 2a ⇒a 2 − 2 = 0 ⇒ a = 0.

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R
Vậy (7) trở thành:  (8)
và (3) trở thành: f x2015 = f 2015 ( x ), ∀ x ∈ R. (9)
Từ (8) và (9), ta sẽ tiến hành tương tự bài toán 4 (ở trang 8) để tìm hàm số f . Đặt n = 2015. Ta
sẽ tính f (( x + y)n ) bằng hai cách. Từ (8) ta có

f ( x ) = cx, ∀ x ∈ Q. (với c = f (1))

Ta cố định số thực x và số hữu tỷ y. Do (8), (9) nên ta có


n
n n
f (( x + y) ) = f ( x + y) = [ f ( x ) + cy] = n
∑ Cni f (x)n−i (cy)i .
i =0

Mặt khác ta cũng có


!
n n   n  
f (( x + y)n ) = f ∑ Cni xn−i yi = ∑ f Cni x n−i yi = ∑ n
C i i
y f x n −i
.
i =0 i =0 i =0

MỤC LỤC
12 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Suy ra
n n  
∑ Cni f ( x )n−i (cy)i = ∑ Cni yi f x n −i
.
i =0 i =0
Như vậy
n n  
∑ Cni f (x)n−i (cy)i = ∑ n
C i i
y f x n −i
, ∀ x ∈ R, y ∈ Q. (10)
i =0 i =0

Với mỗi số thực x, từ (10) ta thấy rằng mọi số hữu y đều là nghiệm của đa thức
n n  
P(t) = ∑ n
C i
f ( x ) n −i
( ct ) i
− ∑ n
C i
f x n −i
ti ;
i =0 i =0

cho nên P(t) là đa thức không; do đó hệ số của tn−2 trong đa thức P(t) bằng 0; hay
 
cn−2 f ( x )2 = f x2 , ∀ x ∈ R. (11)

Từ (11) cho x = 1 ta được cn = c ⇒ c ∈ {−1; 0; 1}.


 Nếu c = 1 thì f ( x )2 = f x2 , ∀ x ∈ R, suy ra f ( x ) ≥ 0, ∀ x ≥ 0, do đó


f ( x ) = x, ∀ x ∈ R.

Thử lại thấy hàm số này thỏa mãn.


 Nếu c = 0 thì f x2 = 0, ∀ x ∈ R ⇒ f ( x ) = 0, ∀ x ≥ 0, kết hợp với f lẻ ta thu được


f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R.

Thử lại thấy hàm số này không thỏa mãn.


 Nếu c = −1 thì f x2 = − f ( x )2 , ∀ x ∈ R, suy ra f ( x ) ≤ 0, ∀ x ≥ 0 do đó


f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R.

Thử lại thấy hàm số này thỏa mãn.


Vậy các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là:

f ( x ) = x, ∀ x ∈ R; f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R.

E. BÀI TẬP VỀ NHÀ


1. Đề bài
Bài 8. Tìm tất cả các hàm tăng thực sự f : R → R thỏa mãn

f ( f ( x ) + 2y) = f (2x + 2y) + 2009, ∀ x, y ∈ R. (1)

Bài 9. Tìm tất cả các hàm đơn điệu f : R → R thỏa mãn

f ( x + f (y)) = f ( x ) + 4y, ∀ x, y ∈ R. (1)

MỤC LỤC
13 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 10 (HSG DHBB 2023). Tìm tất cả các hàm số f : [0; +∞) → [0; +∞) thỏa mãn
   
2 2
f x + f (y) = f x + y + 2x f (y) , ∀ x ≥ 0, y ≥ 0.

Bài 11 (Hy lạp-1997). Tính f (1), biết rằng f : (0; +∞) → R là hàm số tăng nghiêm ngặt và
thỏa mãn đồng thời hai điều kiện

1
f ( x ) > − , ∀ x > 0. (1)
 x 
1
f (x) f f (x) + = 1, ∀ x > 0. (2)
x

Bài 12. Tìm tất cả các hàm số thỏa mãn f : R → R thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

 f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (1)

 f ( x2 ) = −[ f ( x )]2 , ∀ x ∈ R. (2)
Bài 13. Tìm các hàm số f : R → R thỏa mãn phương trình hàm

f ( f ( x ) + yz) = x + f (y) f (z), ∀ x, y, z ∈ R. (1)

Bài 14 (Kosovo MO 2021 Grade 12, Problem 2).


Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( f ( x ) f (y) − 1) = xy − 1, ∀ x, y ∈ R.

Bài 15 (India International Mathematical Olympiad Training Camp 2013).


Tìm tất cả các hàm số f : R → R thỏa mãn:

f ( x (1 + y)) = f ( x ) [1 + f (y)] , ∀ x, y ∈ R. (1)

2. Lời giải
Bài 8. Ta có: f ( f (y) + 2x ) = f (2y + 2x ) + 2009, ∀ x, y ∈ R. (2)
Từ (1) và (2) ta có: f ( f ( x ) + 2y) = f ( f (y) + 2x ), ∀ x, y ∈ R. (3)
Do f tăng thực sự nên từ (3) ta có f ( x ) + 2y = f (y) + 2x, ∀ x, y ∈ R. Hay

f ( x ) − 2x = f (y) − 2y, ∀ x, y ∈ R.

Bởi vậy f ( x ) − 2x = a, ∀ x ∈ R (a là hằng số). Thay vào (1) ta được

2x + 2y + 2a = 2x + 2y + a + 2009 ⇔ 2a = a + 2009 ⇔ a = 2009.

Vậy f ( x ) = 2x + 2009, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.

MỤC LỤC
14 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 9. Giả sử y1 , y2 ∈ R và f (y1 ) = f (y2 ), khi đó với mọi x ∈ R ta có

f ( x + f (y1 )) = f ( x + f (y2 )) ⇒ f ( x ) + 4y1 = f ( x ) + 4y2 ⇒ y1 = y2 .

Vậy f là đơn ánh. Trong (1) lấy y = 0 ta được

f ( x + f (0)) = f ( x ), ∀ x ∈ R. (2)

Trong (1) lấy x = 0 ta được f ( f (y)) = f (0) + 4y, ∀y ∈ R. Hay

f ( f ( x )) = f (0) + 4x, ∀ x ∈ R. (3)

Từ (2) và (3) ta có: f ( f ( f ( x ))) = f (4x ), ∀ x ∈ R. (4)


Vì f là đơn ánh nên từ (4) ta có f ( f ( x )) = 4x, ∀ x ∈ R. Trong (1) thay x bởi f ( x ) và sử dụng (3)
ta được

f ( f ( x ) + f (y)) = f ( f ( x )) + 4y = 4x + f (0) + 4y = f ( f ( x + y)), ∀ x, y ∈ R. (5)

Vì f là đơn ánh nên từ (5) ta có f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. Từ đây và do f đơn điệu


nên theo bài toán 1, ở trang 3 suy ra f ( x ) = kx, ∀ x ∈ R. Do đó

f ( x + f (y)) = k ( x + f (y)) = k( x + ky) = kx + k2 y, f ( x ) + 4y = kx + 4y.

Thay vào (1) suy ra với mọi y ∈ R ta có

kx + k2 y = kx + 4y ⇒ k2 y = 4y ⇒ (k2 − 4)y = 0 ⇒ k = ±2.

Vậy f ( x ) = 2x, ∀ x ∈ R và f ( x ) = −2x, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.


Lưu ý. Sẽ gọn hơn một chút, nếu để ý rằng từ (2) và do f đơn ánh nên x + f (0) = x, suy ra
f (0) = 0.

Bài 10. Tương tự bài toán 6 (ở trang 9).

1
Bài 11. Đặt t = f (1). Thế x = 1 vào (2) ta được t f (t + 1) = 1. Suy ra t 6= 0 và f (t + 1) = .
t
Từ (1) thấy rằng f (1) > −1 ⇒ t + 1 > 0. Vậy từ (2) lấy x = t + 1 được:
   
1 1 1 1
f ( t + 1) f f ( t + 1) + =1⇒ f + =1
t+1 t t t+1
   
1 1 1 1
⇒f + =t⇒ f + = f (1). (3)
t t+1 t t+1

Vì hàm số f tăng nghiêm ngặt nên từ (3) suy ra



1 1 2 2 1± 5
+ = 1 ⇔ 2t + 1 = t + t ⇔ t − t − 1 = 0 ⇔ t = .
t t+1 2
√ √
1+ 5 1 5−1
Nếu t = > 0 thì 1 < t = f (1) < f (1 + t) = = (vô lí).
2 √ t 2
1− 5
Do đó ta thu được f (1) = t = .
2 √
1− 5
Lưu ý. Chú ý là hàm số f ( x ) = thỏa mãn các điều kiện đề bài.
2x

MỤC LỤC
15 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 12. Giả sử f là hàm số thỏa mãn các yêu cầu đề bài. Từ (2) suy ra:

f ( x ) ≤ 0, ∀ x ≥ 0.

Từ (1) lấy x = y = 0 ta được f (0) = 0. Với x > y, ta có x − y > 0, suy ra f ( x − y) ≤ 0, do đó:

f ( x ) = f (( x − y) + y) = f ( x − y) + f (y) ≤ f (y).

Vậy f là hàm giảm trên R. Từ đây kết hợp với (1) và sử dụng bài toán 1, ở trang 3 suy ra

f ( x ) = kx, ∀ x ∈ R.

Thay vào (2) ta được:


kx2 = −k2 x2 , ∀ x ∈ R.

2 k=0
Suy ra: k = −k ⇔ k (1 + k ) = 0 ⇔
k = −1.
Như vậy: f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R; f ( x ) = − x, ∀ x ∈ R. Thử lại thấy thỏa mãn.
Lưu ý. Có thể thay số mũ 2 bởi số mũ chẵn 2n, với n ∈ N∗ .

Bài 13. Đặt a = f (0). Trong (1) cho x = y = z = 0 ta được f ( a) = a2 . Trong (1) cho x = 0,
y = a, z = 0 ta được f ( a) = f ( a) a = a3 . Suy ra a2 = a3 ⇔ a ∈ {0, 1}. Nếu a = 1 thì trong (1)
lấy y = f ( x ), z = 0 được

f ( f ( x )) = x + f ( f ( x )), ∀ x ∈ R (vô lí).

Vậy a = 0. Từ (1) cho y = 0 được

f ( f ( x )) = x, ∀ x ∈ R. (2)

Từ (1) cho x = 0 được


f (yz) = f (y) f (z), ∀y, z ∈ R. (3)
Từ (3) cho z = 1 ta được f (y) = f (y) f (1), ∀y ∈ R. Do f (y) = 0, ∀y ∈ R không thỏa mãn (1)
nên f (1) = 1. Từ (1) cho z = 1 được

f ( f ( x ) + y) = x + f (y), ∀ x, y ∈ R. (4)

Từ (4) cho x = f (z) được f ( f ( f (z)) + y) = f (z) + f (y), ∀z, y ∈ R. Sử dụng (2) dẫn đến

f (z + y) = f (z) + f (y), ∀z, y ∈ R. (5)

Từ (5) và (3), sử dụng bài toán 3 ở trang 5 ta được f ( x ) ≡ 0 (loại) và f ( x ) ≡ x. Thử lại ta kết
luận: Có duy nhất một hàm số thỏa mãn các yêu cầu đề bài là f ( x ) = x, ∀ x ∈ R.

Bài 14. Giả sử tồn tại hàm số f : R → R thỏa mãn

f ( f ( x ) f (y) − 1) = xy − 1, ∀ x, y ∈ R. (1)

Ký hiệu P( x, y) là mệnh đề (1).

P( x, 1) ⇒ f ( f ( x ) f (1) − 1) = x − 1, ∀ x ∈ R;

suy ra f là toàn ánh. Giả sử f ( a) = f (b).

P( x, a) ⇒ f ( f ( x ) f ( a) − 1) = ax − 1, ∀ x ∈ R

MỤC LỤC
16 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

P( x, b) ⇒ f ( f ( x ) f (b) − 1) = bx − 1, ∀ x ∈ R
⇒ ax − 1 = bx − 1, ∀ x ∈ R
⇒ a = b.

Vậy f đơn ánh. Do đó f song ánh. Tiếp theo, ta sẽ chứng minh

f ( xy) = f ( x ) f (y), ∀ x, y ∈ R.

Ta có
(1)
P( xy, 1) ⇒ f ( f ( xy) f (1) − 1) = xy − 1 = f ( f ( x ) f (y) − 1)
⇒ f ( xy) f (1) − 1 = f ( x ) f (y) − 1 (do f đơn ánh)
⇒ f ( xy) f (1) = f ( x ) f (y), ∀ x, y ∈ R. (3)

Từ (3) cho y = 0 ta được f ( x ) f (0) = f (0) f (1), ∀ x ∈ R. Từ đây suy ra nếu f (0) 6= 0 thì f là
hàm hằng, mâu thuẫn với f đơn ánh, do đó f (0) = 0. Ta có P(0, 0) ⇒ f (−1) = −1. Từ (3) ta
cho x = y = −1 thì được f (−1)2 = f (1)2 , mà f song ánh nên f (1) = 1. Do đó (3) trở thành

f ( xy) = f ( x ) f (y), ∀ x, y ∈ R. (4)

Tiếp theo ta sẽ chứng minh f cộng tính.

P(t, 1) ⇒ f ( f (t) − 1) = t − 1, ∀t ∈ R
P ( f (t) − 1, 1) ⇒ f ( f ( f (t) − 1) − 1) = f (t) − 1 − 1
⇒ f (t − 2) = f (t) − 2, ∀t ∈ R. (5)

Từ (5) cho t = 2, ta được f (2) = 2.

(4) (5)
f ( xy + 2x ) = f ( x (y + 2)) = f ( x ) f (y + 2) = f ( x ) ( f (y) + 2)
(4)
= f ( x ) f (y) + 2 f ( x ) = f ( xy) + f (2x ), ∀ x, y ∈ R. (6)

Giả sử b 6= 0, a là hai số thực, do hệ



ß  x= b

xy = a 2
⇔ (7)
2x = b  y = 2a

b
(7) (6) (7)
nên f ( a + b) = f ( xy + 2x ) = f ( xy) + f (2x ) = f ( a) + f (b). Như vậy

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x ∈ R, y 6= 0. (8)

Do f (0) = 0 nên
f ( x + 0) = f ( x ) + f (0), ∀ x ∈ R. (9)
Từ (9) và (8) suy ra
f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (10)
Từ (10), (4) và f song ánh suy ra f ( x ) = x với mọi số thực x. Thử lại đúng.
Lưu ý. Tính chất
f ( xy + 2x ) = f ( xy) + f (2x ), ∀ x, y ∈ R (6)

MỤC LỤC
17 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

được tìm ra như sau. Để kết nối được tính chất f ( x + 2) = f ( x ) + f (2), ∀ x ∈ R với tính nhân
tính, ta cần nhân hai vế với f (y) và thu được

f ( x + 2) f (y) = f ( x ) f (y) + f (2) f (y), ∀ x, y ∈ R


(4)
⇒ f ( xy + 2y) = f ( xy) + f (2y), ∀ x, y ∈ R.

Do đó ta thực hiện tính f ( xy + 2x ) như đã trình bày trong lời giải trên.

Bài 15. Kí hiệu P(u, v) chỉ việc thay x bởi u và thay y bởi v vào (1).

P(0, y) ⇒ f (0) = f (0) [1 + f (y)] , ∀y ∈ R. (2)

• Khi f (0) 6= 0, từ (2) suy ra f (y) = 0, ∀y ∈ R, mâu thuẫn với f (0) = 0.


• Khi f (0) = 0. Dễ thấy hàm số f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R thỏa mãn các yêu cầu đề bài. Tiếp theo giả
sử f ( x ) 6≡ 0, tức là tồn tại t ∈ R sao cho f (t) 6= 0.

P(t, −1) ⇒ 0 = f (t) [1 + f (−1)] ⇒ f (−1) = −1.


P(1, x ) ⇒ f (1 + x ) = f (1) [1 + f ( x )] , ∀ x ∈ R. (3)
2
P(1, 1) ⇒ f (2) = f (1) [1 + f (1)] = [ f (1)] + f (1).
P(1, 2) ⇒ f (3) = f (1) [1 + f (2)] = [ f (1)]3 + [ f (1)]2 + f (1).
P(1, 3) ⇒ f (4) = f (1) [1 + f (3)] = f (1)[1 + f (1) + f (1)2 + f (1)3 ]. (4)
P(2, 1) ⇒ f (4) = f (2)[1 + f (1)] = f (1)[1 + f (1)]2 . (5)

Đặt a = f (1). Khi đó từ (4) và (5) suy ra:



2 3 2 a=0
a (1 + a + a + a ) = a (1 + a ) ⇔
1 + a + a2 + a3 = (1 + a )2

  a=0
a=0 a=0
⇔ ⇔ ⇔ a=1
1 + a + a2 + a3 = 1 + 2a + a2 a3 = a

a = −1.

Trường hợp 1: f (1) = 0. Thay vào (3), ta được: f ( x + 1) = 0, ∀ x ∈ R, hay

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R (loại).

Trường hợp 2: f (1) = −1. Khi đó: P( x, 1) ⇒ f (2x ) = 0, ∀ x ∈ R, hay

f ( x ) = 0, ∀ x ∈ R (loại).

Trường hợp 3: f (1) = 1. Thay vào (3), ta được:

f ( x + 1) = f ( x ) + 1, ∀ x ∈ R. (6)

Thay (6) vào (1) ta thu được:

f ( x (1 + y)) = f ( x ) f (1 + y), ∀ x, y ∈ R
⇔ f ( xy) = f ( x ) f (y), ∀ x, y ∈ R. (7)

Như vậy:
y h  y i
P x, ⇒ f ( x + y) = f ( x ) 1 + f , ∀ x 6= 0, ∀y ∈ R
x x

MỤC LỤC
18 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

y
⇒ f ( x + y ) = f ( x ) + f ( x ). f , ∀ x 6= 0, ∀y ∈ R. (8)
x
Từ (7), ta có:
y  y y f (y)
f ( x ). f = f x. = f (y) ⇒ f = , ∀ x 6= 0. (9)
x x x f (x)
Từ (8) và (9) suy ra:
f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x 6= 0, ∀y ∈ R. (10)
Do f (0) = 0 nên: f (0 + y) = f (0) + f (y), ∀y ∈ R. Kết hợp với (10), ta được:

f ( x + y) = f ( x ) + f (y), ∀ x, y ∈ R. (11)

Từ (11) và (7), sử dụng bài toán 3 ở trang 5 ta suy ra: f ( x ) ≡ x.


Thử lại, ta kết luận: các hàm số thỏa mãn yêu cầu đề bài là:

f ( x ) ≡ 0, f ( x ) ≡ x.

MỤC LỤC

You might also like