You are on page 1of 3

Toán bồi dưỡng lớp 6 CLB Toán bồi dưỡng – MathExpress

DẤU HIỆU CHIA HẾT VÀ TÍNH CHẤT CHIA HẾT

II. BÀI TẬP VỀ NHÀ


Bài 1. Chứng minh rằng mọi số tự nhiên có 3 chữ số giống nhau đều chia hết cho 37.
Hướng dẫn
Gọi số tự nhiên có 4 chữ số giống nhau là 𝑎𝑎𝑎
̅̅̅̅̅ (𝑎 ∈ {1; 2; 3; … ; 9} . Ta có:
̅̅̅̅̅ = 𝑎. 111 = 𝑎. 3.37 ⋮ 37 (đpcm)
𝑎𝑎𝑎
Bài 2. Chứng tỏ rằng:
a) 88 + 220 chia hết cho 17.
b) 1 + 4 + 42 + 43 +. . . +42012 chia hết cho 21.
c) 1 + 7 + 72 + 73 +. . . +7101 chia hết cho 8.
d) 2 + 22 + 23 +. . . +2100 chia hết cho 15.
Hướng dẫn
a) 88 + 220 = (23 )8 + 220 = 224 + 220 = 220 . (24 + 1) = 220 . 17 ⋮ 17 (đpcm)
b) 1 + 4 + 42 + 43 +. . . +42012 .
= (1 + 4 + 42 ) + (43 + 44 + 45 ) + ⋯ + (42010 + 42011 + 42012 )
= (1 + 4 + 42 ) + 43 . (1 + 4 + 42 ) + ⋯ + 42010 . (1 + 4 + 42 )
= 21 + 43 . 21 + ⋯ + 42010 . 21 = 21. (1 + 43 + 46 + ⋯ + 42010 ) ⋮ 21 (đpcm)
c) 1 + 7 + 72 + 73 +. . . +7101
= (1 + 7) + 72 . (1 + 7) + ⋯ + 7100 . (1 + 7)
= 8 + 72 . 8 + ⋯ + 7100 . 8 = 8. (1 + 72 + 74 + ⋯ + 7100 ) ⋮ 8 (đpcm)
d) 2 + 22 + 23 +. . . +2100
= (2 + 22 + 23 + 24 ) + (25 + 26 + 27 + 28 ) + ⋯ + (297 + 298 + 299 + 2100 )
= (2 + 22 + 23 + 24 ) + 24 . (2 + 22 + 23 + 24 ) + ⋯ + 296 . (2 + 22 + 23 + 24 )
= 30 + 24 . 30 + ⋯ + 296 . 30 = 30. (1 + 24 + ⋯ + 296 ) ⋮ 15 (đpcm)
Bài 3. Chứng tỏ rằng:
a) Nếu (𝑎𝑏𝑐 − 𝑑𝑒𝑓) ⋮ 13 thì 𝑎𝑏𝑐𝑑𝑒𝑓 ⋮ 13.

b) Nếu 𝑎𝑏𝑐 ⋮ 7 thì (2𝑎 + 3𝑏 + 𝑐 ) ⋮ 7.


Hướng dẫn
Ta có: 𝑎𝑏𝑐𝑑𝑒𝑓 = 𝑎𝑏𝑐. 1000 + 𝑑𝑒𝑓
= 1001. 𝑎𝑏𝑐 + 𝑑𝑒𝑓 − 𝑎𝑏𝑐 = 13.77. 𝑎𝑏𝑐 − (𝑎𝑏𝑐 − 𝑑𝑒𝑓)
Vì 13.77. 𝑎𝑏𝑐 ⋮ 13 và (𝑎𝑏𝑐 − 𝑑𝑒𝑓) ⋮ 13 nên 𝑎𝑏𝑐𝑑𝑒𝑓 ⋮ 13 (đpcm)
Bài 4. Tìm số tự nhiên 𝑛 sao cho:

Giáo viên: Thầy Thế – SĐT: 0936536216 Page 1


Toán bồi dưỡng lớp 6 CLB Toán bồi dưỡng – MathExpress

a) 3𝑛 + 7 chia hết cho 𝑛. b) 𝑛 + 13 chia hết cho 𝑛 − 5.


c) 15– 2𝑛 chia hết cho 𝑛 + 1. d) 6𝑛 + 9 chia hết cho 4𝑛 − 1.
Hướng dẫn
a) Vì 3𝑛 ⋮ 𝑛 nên để (3𝑛 + 7) ⋮ 𝑛 thì 7 ⋮ 𝑛 ⇒ 𝑛 ∈ Ư(7) = {1; 7}
Vậy 𝑛 ∈ {1; 7}
b) Ta có: 𝑛 + 13 = 𝑛 − 5 + 18
Vì 𝑛 − 5 ⋮ 𝑛 − 5 nên để (𝑛 − 5 + 18) ⋮ 𝑛 − 5 thì 18 ⋮ 𝑛 − 5 ⇒ 𝑛 − 5 ∈ Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Vậy 𝑛 ∈ {6; 7; 8; 11; 14; 23}
c) Ta có: 15 − 2𝑛 = 17 − 2. (𝑛 + 1)
Vì 2. (𝑛 + 1) ⋮ 𝑛 + 1 nên để [17 − 2. (𝑛 + 1)] ⋮ 𝑛 + 1 thì 17 ⋮ 𝑛 + 1 ⇒ 𝑛 + 1 ∈ Ư(17) = {1; 17}
Vậy 𝑛 ∈ {0; 16}
d) Giả sử: (6𝑛 + 9) ⋮ (4𝑛 − 1) thì 2. (6𝑛 + 9) = 12𝑛 + 18 = 3. (4𝑛 − 1) + 21 ⋮ 4𝑛 − 1
Vì 3. (4𝑛 − 1) ⋮ (4𝑛 − 1) nên để 3. (4𝑛 − 1) + 21 ⋮ 4𝑛 − 1
thì 21 ⋮ 4𝑛 − 1 ⇒ 4𝑛 − 1 ∈ Ư(21) = {1; 3; 7; 21}
4𝑛 − 1 1 3 7 21
𝑛 loại 1 2 loại
Vậy 𝑛 ∈ {1; 2}
Bài 5. Tìm các chữ số 𝑎 và 𝑏 biết:
a) 10𝑎𝑏5 chia hết cho 45. b) 76𝑎23 chia hết cho 11.
c) 26𝑎3𝑏 chia hết cho 5 và 18. d) 2𝑎3𝑏 chia hết cho 2; 5 và chia 9 dư 1.
Hướng dẫn
a) Vì 10𝑎𝑏5 chia hết cho 45 nên 10𝑎𝑏5 chia hết cho 5 và 9
Vì 10𝑎𝑏5 ⋮ 9 ⇒ 1 + 0 + 𝑎 + 𝑏 + 5 = 6 + 𝑎 + 𝑏 ⋮ 9
Th1: 𝑎 + 𝑏 = 3 ⇒ (𝑎; 𝑏) ∈ {(0; 3); (3; 0); (1; 2); (2; 1)}
Th2: 𝑎 + 𝑏 = 12 ⇒ (𝑎; 𝑏) ∈ {(6; 6); (3; 9); (9; 3); (4; 8); (8; 4); (5; 7); (7; 5)}
Vậy (𝑎; 𝑏) ∈ {(0; 3); (3; 0); (1; 2); (2; 1); (6; 6); (3; 9); (9; 3); (4; 8); (8; 4); (5; 7); (7; 5)}
Vì 𝑎, 𝑏 là các chữ số nên có các cặp (𝑎; 𝑏) thỏa mãn là:
(1; 2), (2; 1), (6; 6), (3; 9), (9; 3), (4; 8), (8; 4), (5; 7), (7; 5)
b) Vì 76𝑎23 ⋮ 11 nên (7 + 𝑎 + 3) − (6 + 2) = 𝑎 + 2 ⋮ 11
Vì 𝑎 là chữ số nên 𝑎 = 9 thỏa mãn
Vậy 𝑎 = 9
c) 26𝑎3𝑏 chia hết cho 5 và 18 nên 26𝑎3𝑏 chia hết cho 5; 2 và 9
Vì 26𝑎3𝑏 chia hết cho 2 và 5 nên 𝑏 = 0

Giáo viên: Thầy Thế – SĐT: 0936536216 Page 2


Toán bồi dưỡng lớp 6 CLB Toán bồi dưỡng – MathExpress

Vì 26𝑎30 ⋮ 9 nên 2 + 6 + 𝑎 + 3 = (11 + 𝑎) ⋮ 9, do 𝑎 là chữ số ⇒ 𝑎 = 7


Vậy 𝑎 = 7
d) Vì 2𝑎3𝑏 chia hết cho 2 và 5 nên 𝑏 = 0
Vì 2𝑎30 chia 9 dư 1 nên 2 + 𝑎 + 3 = (5 + 𝑎) chia 9 dư 1, do 𝑎 là chữ số nên 𝑎 = 5
Vậy 𝑎 = 5
Bài 6. Tìm chữ số a để 𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎96 chia hết cho cả 3 và 8.
Hướng dẫn
𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎96 ⋮ 3 ⇒ 5𝑎 + 15 ⋮ 3, do 𝑎 là chữ số và nằm ở đầu nên 𝑎 ∈ {3; 6; 9} (1)
𝑎𝑎𝑎𝑎𝑎96 ⋮ 8 nên 𝑎96 ⋮ 8, do 𝑎 là chữ số nên 𝑎 ∈ {2; 4; 6; 8} (2)
Từ (1) và (2) ⇒ 𝑎 = 6
Vậy 𝑎 = 6
Bài 7. Biết rằng 5𝑎 + 3𝑏 và 13𝑎 + 8𝑏 cùng chia hết cho 2023. Chứng minh rằng cả 𝑎 và 𝑏 cũng chia
hết cho 2023.
Hướng dẫn
Ta có: 5𝑎 + 3𝑏 ⋮ 2023 ⇒ 13. (5𝑎 + 3𝑏) = (65𝑎 + 39𝑏) ⋮ 2023 (1)
13𝑎 + 8𝑏 ⋮ 2023 ⇒ 5. (13𝑎 + 8𝑏) = (65𝑎 + 40𝑏) ⋮ 2023 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ (65𝑎 + 40𝑏) − (65𝑎 + 39𝑏) = 𝑏 ⋮ 2023
Lại có: 5𝑎 + 3𝑏 ⋮ 2023 ⇒ 8. (5𝑎 + 3𝑏) = (40𝑎 + 24𝑏) ⋮ 2023 (3)
13𝑎 + 8𝑏 ⋮ 2023 ⇒ 3. (13𝑎 + 8𝑏) = (39𝑎 + 24𝑏) ⋮ 2023 (4)
Từ (3) và (4) ⇒ (40𝑎 + 24𝑏) − (39𝑎 + 24𝑏) = 𝑎 ⋮ 2023
Vậy cả a và b đều chia hết cho 2023 (đpcm)
Bài 8. Tìm điều kiện của số tự nhiên 𝑛 để số 10𝑛 − 1 chia hết cho cả 9 và 11.
Hướng dẫn
Ta có: 10𝑛 – 1 chia hết cho cả 9 và 11 nên 10𝑛 − 1 ⋮ 99
Nhận thấy: 100 chia 99 dư 1 nên 102𝑘 , (𝑘 ∈ 𝑁) chia 99 dư 1 ⇒ (102𝑘 − 1) ⋮ 99
Với mọi số tự nhiên 𝑛 chỉ có thể tồn tại ở 2 dạng: 2𝑘 hoặc 2𝑘 + 1
Nếu: 𝑛 = 2𝑘 ⇒ 10𝑛 − 1 = (102𝑘 − 1) ⋮ 99 thỏa mãn bài toán
Nếu: 𝑛 = 2𝑘 + 1 ⇒ 10𝑛 − 1 = (102𝑘+1 − 1) = 10. (102𝑘 − 1) + 9 không chia hết cho 99 nên không
thỏa mãn bài toán
Vậy với 𝑛 = 2𝑘, (𝑘 ∈ 𝑁) thì 10𝑛 − 1 chia hết cho cả 9 và 11.

Giáo viên: Thầy Thế – SĐT: 0936536216 Page 3

You might also like