You are on page 1of 14

TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Tại sao nói: "Tâm lý mang bản chất xã hội" (giải thích và cho ví dụ)?
Tâm lý mang bản chất xã hội, vì:
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào người thông qua hoạt động của
mỗi người trong đó hoạt động xã hội là chủ yếu.
 Hiện thực khách quan là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, có cái nhìn thấy được
có cái không nhìn thấy được.
 Hiện thực khách quan phản ánh vào não người nảy sinh ra hiện tượng tâm lý. Nhưng
sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh khác ở chỗ: đây là sự phản ánh đặc biệt.
 Hiện thực khách quan phản ánh thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người. Hình
ảnh tâm lý mang tính chất sinh động sáng tạo. Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể,
mang đậm màu sắc cá nhân. (sinh viên cho ví dụ).
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Trong đó giao tiếp là hoạt động quan
trọng nhất.
 Trong hoạt động, nhờ hoạt động và hành động, con người chuyển nhượng sản phẩm
tâm lý của mình vào sản phẩm tinh thần. Tâm lý con người được phản ánh vào các sản
phẩm của hoạt động đó. (Cho ví dụ)
 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. (Cho ví dụ)
- Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý. (Cho ví dụ)
 Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội loài người,
nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp. (Cho ví dụ)
 Tâm lý của mỗi người hình thành phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch
sử cá nhân lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi
lịch của cá nhân và cộng đồng. (Cho ví dụ)
Câu 2: Giao tiếp có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân
cách cá nhân? Cho ví dụ?
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì
con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.
 Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng
người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
 Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm,
vốn sống, kinh nghiệm... của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng
kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
 Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng. (Sinh viên cho ví dụ
đúng)
- Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.
 Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu
của bản thân.
 Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người
 Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có
một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
 Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định.
Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể,
khoa học... không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo
đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi
người thì mới thành đạt trong cuộc sống.
 Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau.
Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con
người là tiếng nói và ngôn ngữ.
 Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng
giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa
mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
 Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng
nhau.
- Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn
hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
 Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù
hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực.
 Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến
những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát
triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
 Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một
đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
 Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội
tiến bộ, con người tiến bộ.
 Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì
để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập
về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
 Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình
cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết
cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội. (Sinh viên cho ví dụ đúng)
- Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
 Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận
thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để
xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều
chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng
lẫn nhau.
 Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
 Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự
giác.
 Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
 Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn
biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
 Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so sánh
mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để
nỗ lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
 Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp
nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.
 Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và
hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con
vật mà đã nuôi bản thân con người đó
Câu 3: Tư duy là gì? Muốn phát triển tu duy thì cần phải làm gì?
- Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
mà trước đó ta chưa biết.
- Để phát triển tư duy cần phải:
 Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể
học tập không hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên,xã hội và rèn luyện bản thân.
 Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân,
độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.
 Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính
xác.
 Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.
 Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng
lực trí nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý
tính, có khoa học.
 Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông qua đó
mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác.
 Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.
 Cần tránh những sai sót trong tư duy. Những sai sót trong tư duy là những sai sót
thuộc về kết quả tư duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết khái niệm
không đầy đủ) hoặc về hình thức thao tác của tư duy (không biết tư duy trừu tượng, sai
sót trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo...).
Câu 4: Tri giác là gì? Nêu các đặc điểm của tri giác và cho ví dụ?
- Tri giác là một quá trình tâm lý, phản ánh một cách trọn vẹn một sự vật hiện tượng
khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
- Các đặc điểm của tri giác:
 Tri giác là một quá trình tâm lý. (SV cho ví dụ đúng)
 Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng. (SV cho ví
dụ đúng)
 Tri giác phản ánh trực tiếp. (SV cho ví dụ đúng)
 Tri giác không phải là tổng số các cảm giác. (SV cho ví dụ đúng)
 Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác
mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, là hành động tích cực trong đó có
sự kết hợp chặt chẽ của yếu tố cảm giác vận động. (SV cho ví dụ đúng)
Câu 5: Vấn đề là gì? Tư duy và vấn đề có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho các ví
dụ làm sáng tỏ các mối quan hệ đó?
- Vấn đề là những hoàn cảnh, tình huống thực tế diễn ra mà những phương tiện, phương
pháp hành động quen thuộc không đủ để giải quyết.
- Mối quan hệ giữa vấn đề và tư duy:
 Vấn đề là tiền đề để làm xuất hiện tư duy: như đã trình bày ở trên, tư duy không thể
hình thành nếu thiếu hoàn cảnh có vấn đề. Tình huống có vấn đề mà những biện pháp,
công cụ trước đây không thể giải quyết một cách có hiệu quả sẽ làm khởi nguồn cho
các hoạt động tư duy của con người. (SV cho ví dụ)
 Vấn đề có tác động thúc đẩy, động lực cho tư duy: Vấn đề nảy sinh sẽ là động lực thôi
thúc con người tư duy để tìm khác giải quyết hiệu quả hơn. Đặc biệt là đối với những
tình huống có vấn đề phù hợp, người giải quyết có nhận thức đầy đủ, có năng lực và
nhu cầu giải quyết thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng khả năng tư duy giải quyết vấn đề. (SV
cho ví dụ)
 Vấn đề là tiêu chuẩn kiểm chứng tính thực tế của tư duy. Nói cho cùng, tất cả các hoạt
động nhận thức của con người đều xuất phát sau đó quay về hiện thực khách quan.
Đối với một tình huống có vấn đề, con người luôn có nhiều cách khác nhau để giải
quyết vấn đề đó, nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất, ứng dụng hiệu quả nhất trong
thực tiễn sẽ được chọn lựa và thực hiện. Nếu tư duy chỉ dừng lại là những suy nghĩ thì
sẽ không có giá trị. (SV cho ví dụ)
 Tư duy nảy sinh và phát triển góp phần thay đổi thực tế, vấn đề. Cách giải quyết mới
sẽ giúp đặt nên những vấn đề mới hơn trong cuộc sống và lao động: những kết quả của
tư duy mang lại hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời cũng đưa con người đối diện với
những vấn đề mới nảy sinh dựa trên nền tảng của những vấn đề cũ. (SV cho ví dụ)
Câu 6: Hãy so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính? Giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Giống nhau:
 Cả hai quá trình nhận thức đều phản ánh hiện thực khách quan để có những hình ảnh
về chúng.
 Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là quá trình tâm lý có mở đầu, có diễn
biến và kết thúc.
- Khác nhau:
Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính
Nảy sinh khi có hiện thực
khách Nảy sinh khi gặp tình huống có
Nguồn gốc
quan tác động vào các giác vấn đề
quan tới ngưỡng
Chỉ phản ánh những thuộc
tính bề ngoài, trực quan cụ Phản ánh những thuộc tính bản
Nội dung
thể, những mối liên hệ quan chất những mối quan hệ có tính
phản ánh
hệ quy luật.
không gian và thời gian
Nhận thức lý tính phản ánh khái
Phương Nhận thức phản ánh trực tiếp quát, gián tiếp bằng ngôn ngữ,
thức phản bằng bằng biểu tượng, bằng khái
ánh các giác quan. niệm,
Khả
Chỉ phản ánh được những sự
Phản ánh những sự vật hiện tượng
Khả năng vật
không còn tác động, thậm chí là
phản ánh hiện tượng cụ thể tác động
chưa tác động.
trực tiếp vào các giác quan.
- Mối quan hệ:
 Nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính.
 Nhận thức thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm
tính, thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái
quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phần của nhận thức cảm
tính.
 Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính làm cho nhận thức cảm tính
tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn.
Câu 7: Niềm tin là gì? Trong thực tiễn cuộc sống, niềm tin có ý nghĩa như thế nào?
- Niềm tin là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí đã được con người thể
nghiệm trong hoạt động sống của mình, trở thành chân lý bền vửng trong mỗi cá nhân.
Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã
chấp nhận.
- Ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống:
 Niềm tin là chìa khóa của thành công, bởi vậy chúng ta phải có niềm tin vào bản thân.
 Niềm tin của chúng ta không bao giờ chính xác tuyệt đối. Niềm tin chỉ đơn thuần là
các ý kiến và khái niệm đồng hóa của con người. Nhưng nếu chúng ta tin vào nó, niềm
tin sẽ biến thành sự thật.
 Niềm tin có sức mạnh phi thường đến nỗi nó thật sự ảnh hưởng đến chúng ta không
chỉ về mặt tư duy trí tuệ, mà còn về mặt thể chất, thậm chí có thể biến đổi một số cơ
chế sinh học trong cơ thể con người.
 Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại nằm ở “sản phẩm của niềm tin”.
 Niềm tin làm bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn để vươn tới những thành công, hãy chấp
nhận nó. Nếu nó hạn chế năng lực của bạn, bạn hãy từ bỏ nó.
Câu 8: Con khỉ được huấn luyện,hoặc do bắt trước,cầm chổi quét nhà,cầm búa đập
gạch hoặc đeo kính lên mắt....
Những hành động đó của con khỉ về bản chất có tương đương với các hành động của
con người không? Tại sao?

- Về hình thức thì giống nhau nhưng về bản chất thì khác nhau ở chỗ :Con khỉ không
biết được mục đích việc làm của mình,chỉ là hành vi bắt trước không có ý thức
- Bởi vì:
 Bộ nảo của khỉ và của người hoàn toàn khác nhau
 Hành vi của con khỉ chỉ là hành vi bắt trước,không có ý thức,là hành vi bản năng
 Bộ não khỉ không có trung khu ngôn ngữ

Câu 9: Đặc điểm của tâm lí học so với các khoa học khác ?Đối tượng của tâm lí học là
gì ?

- Đặc điểm: Là một khoa học, tâm lí học có đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu xác định. Tâm lí học vừa có những đặc điểm chung vừa có những đặc
điểm riêng so với các khoa học khác nghiên cứu về con người.
 Tâm lí học nghiên cứu các hiện tương tâm vừa gần gũi, cụ thể, gắn bó với con người
vừa rất phức tập, trừu tượng Từ lúc sinh ra, lớn lên, trưởng thành cho đến khi vĩnh biệt
cõi đời, đời sống tâm lí con người luôn gắn bó gần gũi với con người, từ những hiện
tượng cảm giác đầu tiên: nghe, nhìn, tri giác về thế giới, cảm xúc, trí nhớ, tư duy, cho
đến tình cảm, ý thức, nhân cách… đều rất “hiện thực”, thường trực, vừa tiềm tàng, vừa
sống động, linh hoạt muôn màu muôn vẻ ở mỗi con người. Các hiện tượng tâm lí vừa
cụ thể, vừa trừu tượng, đan xen hòa quyện vào nhau khó có thể tách bạch một cách
rạch ròi, khó có thể cân đo đong đếm như những hiện tượng vật chất khác, mặc dù xét
đến cùng, tâm lí dù có trừu tượng đến đâu thì cũng sẽ bộc lộ qua cử chỉ, hành vi, cách
nói năng muôn hình muôn vẻ.
 Tâm lí học là nơi hội tụ nhiều khoa học nghiên cứu đời sống tâm lí của con người Là
khoa học trung gian giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học và khoa học kĩ
thuật, công nghệ, đối tượng nghiên cứu của khoa học tâm lí là những hiện tượng tinh
thần nhưng nó không tồn tại một cách lơ lửng trừu tượng, phi vật chất, phi hiện thực
mà nó gắn chặt với cơ sở sinh lí thần kinh, các quá trình sinh lí sinh hóa trên bộ não,
thể hiện qua hệ thống hành vi; hoạt động của con người. Mặt khác, tâm lí của con
người có nội dung, có bản chất xã hội, bị chế ước bởi các điều kiện kinh tế – xã hội và
mang tính lịch sử. Vì thế, tâm lí học là nơi hội tụ, nơi giao thoa giữa hệ thống các khoa
học về con người. Nói một cách hình ảnh và khiêm tốn hơn thì “tâm lí học là bông hoa
lưỡng tính nảy sinh và phát triển trên hai mảnh đất tự nhiên và xã hội. Vì thế, trong
thành tựu của tâm lí học, cũng như trong các phương pháp nghiên cứu của mình, tâm
lí học đã kế thừa và tiếp thu có chọn lọc nhiều thành tựu và phương pháp của các khoa
học có liên quan.
 Tâm lí học là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học về con người,
đồng thời nó là bộ môn nghiệp vụ trong hệ thống các khoa học tham gia vào việc đào
tạo con người, hình thành nhân cách con người nói chung và nhân cách nghề nghiệp
nói riêng. Không chỉ trong công việc đào tạo giáo viên, các nhà khoa học giáo dục mới
sử dụng các thành tựu của tâm lí học mà trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
như văn học, nghệ thuật, quân sự, pháp lí, các lĩnh vực y học, thương nghiệp, ngoại
giao, du lịch, quảng cáo đều sử dụng các tri thức của khoa học tâm lí. Trong công tác
tư tưởng chính trị, trong công việc quản lí lãnh đạo xã hội, trong việc giáo dục ở gia
đình cung như tự giáo dục, tự rèn luyện ở mỗi con người, tâm lí học có vai trò đặc biệt
quan trọng.
- Đối tượng của tâm lí học
 Từ “tâm lí học” ra đời từ trong lịch sử xa xưa của nhân loại. Trong tiếng La tinh từ
“Psyche” là “linh hồn”. “tâm hồn”, “tinh thần”…; từ “logos” là “học thuyết”, “khoa
học”. Vì thế tâm lí học “Psychologie” là khoa học về tâm hồn.
 Trong tác phẩm “phép biện chứng của tự nhiên” Ph.Ănghen đã chỉ rõ thế giới luôn
luôn vận động, mỗi khoa học nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Các khoa
học phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc nhóm các khoa học tự
nhiên. Các khoa học phân tích các dạng vận động của xã hội thuộc nhóm các khoa học
xã hội. Các khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung gian từ dạng
vận động này sang dạng vận động kia được gọi là các khoa học trung gian, chẳng hạn:
cơ – vật lí học, lí – sinh học, hóa – sinh học, tâm lí học… Trong đó tâm lí học nghiên
cứu dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận động xã hội, từ thế giới
khách quan vào bộ não con người sinh ra hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện
tượng tinh thần.
 Như vậy: đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện
tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung
là các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển
của hoạt động tâm lí, các quy luật của hoạt động tâm lí là cơ chế tạo nên chúng.
Câu 10: 1.Câu cả dao dưới đây nói lên quy luật nào của tình cảm? Trình bày nội dung
của quy luật đó?
"Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương tình bấy nhiêu"
2.Anh chị rút ra kết luận về quan hệ giao tiếp ,ứng xử trong cuộc sống và công việc

1.Quy luật di chuyển của tình cảm


Nội dung của quy luật:Tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác có
liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó
2.Kết luận
- Về quan hệ giao tiếp,ứng xử trong cuộc sống: quy luật này phải nhắc nhở chúng ta chú ý
đến thái độ,tình cảm của mình làm cho nó có tính chọn lọc,tích cực,tránh vơ đũa cả nhắm,tình
cảm tràn lan,không biên giới
- Về quan điểm giao tiếp,ứng xử trong công việc: Cần kiêm soát tình cảm của mình,tránh bực
tức người này sang người khác

Câu 11: Nhiệm vu của TLH ?


- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí, các quy
luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối
quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là nghiên cứu:
 Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
 Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
 Tâm lí của con người hoạt động như thế nào.
- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học như sau:
 Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng.
 Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lí.
 Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.

Câu 12: 1.Câu ca giao dưới đây nói lên quy luật nào của tình cảm? Trình bày nội dung
của quy luật đó?
" Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng"
2.Anh chị có thể rút ra nhận xét gì về quan hệ giao tiếp trong cuộc sống và trong cuông
việc

1.Nội dung của quy luật:Tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác có
liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó
2.Kết luận
- Về quan hệ giao tiếp,ứng xử trong cuộc sống: quy luật này phải nhắc nhở chúng ta chú ý đến
thái độ,tình cảm của mình làm cho nó có tính chọn lọc,tích cực,tránh vơ đũa cả nhắm,tình
cảm tràn lan,không biên giới
- Về quan điểm giao tiếp,ứng xử trong công việc: Cần kiêm soát tình cảm của mình,tránh bực
tức người này sang người khác
Câu 13: Tình cảm là gì ? Phân biệt giữa cả xúc và tình cảm ?
- Tình cảm là : Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với
những sự vật, hiện tượng khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ
với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các
quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội.
- Phân biệt cảm xúc và tình cảm:
Xúc cảm Tình cảm
Có cả ở con người và con vật Chỉ có ở con người
Là một quá trình tâm lí Là một thuộc tính tâm lí
Có tính chất tạm thời, tình
Có tính xác định và ổn định
huống và đa dạng
Luôn luôn ở trạng thái hiện
Thường ở trạng thái tiềm tàng
thực
Xuất hiện trước Xuất hiện sau
Gắn liền với phản xạ không Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động
điều kiện, với bản năng. hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai

Câu 14: Thế nào là ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định ?
- Ghi nhớ không chủ định
 Là loại ghi nhớ được thực hiện mà không cần phải đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước,
không đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nào, mà dường như được thực hiện một cách tự
nhiên. Nhưng không phải mọi sự kiện, hiện tượng đều được ghi nhớ một cách không
chủ định như nhau. Trước hết, độ bền và độ lâu dài của ghi nhớ không chủ định phụ
thuộc vào màu sắc, sự di động và những đặc điểm khác của đối tượng.
 Ghi nhớ không chủ định đặc biệt có hiệu quả khi nó được gắn với những cảm xúc rõ
ràng và mạnh mẽ. Hứng thú có vai trò to lớn đối với ghi nhớ không chủ định.
 Ghi nhớ không chủ định có ý nghĩa to lớn trong đời sống, nó mở rộng và làm phong
phú kinh nghiệm sống của con người mà không đòi hỏi một sự nỗ lực đặc biệt nào.
 Các công trình nghiên cứu về tâm lí học sư phạm đã chỉ ra rằng: Việc đặt ra nhiệm vụ
phải ghi nhớ tài liệu học tập một cách quá sớm thường làm ảnh hưởng xấu đến sự
thông hiểu tài liệu. Trong trường hợp này nhiệm vụ cơ bản của học sinh là suy nghĩ về
tài liệu mới, còn việc ghi nhớ tài liệu mới đó diễn ra một cách không chủ định, trong
chính quá trình suy nghĩ. Cái gì có liên quan tới mục đích của hoạt động, tới nội dung
cơ bản của hoạt động thì sẽ được ghi nhớ một cách không chủ định.
- Ghi nhớ có chủ định
 Là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước nó đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất
định, cũng như những thủ thuật và phương pháp ghi nhớ xác định. Hoạt động học tập
của học sinh và giảng dạy của giáo viên chủ yếu được dựa trên loại ghi nhớ có chủ
định.
Câu 15: Câu ca giao dưới đây nói lên quy luật nào? Trình bày nội dung của quy luật
đó?
Quy luật này nhắc nhở chúng ta điều gì?
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

- Quy luật " Di chuyển"


- Nội dung :Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này
sang một đối tượng khác
- Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm
cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”, “giận cá chém thớt”,
cũng tránh tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”!
Câu 16: Mối liên hệ giữa não và tâm lí? Nêu những điểm khác nhau giữa não và tâm lí?
- Mối liên hệ giữa não và tâm lí là một trong những vấn đề cơ bản trong việc lí giải cơ
sở tự nhiên, cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lí người.
- Song xung quanh mối liên hệ giữa tâm lí và não cũng có nhiều quan điểm khác nhau:
 Quan điểm tâm lí – vật lí song song: Ngay từ thời R.Đêcac với quan điểm nhị nguyên,
các đại biểu của tâm lí học kinh nghiệm chủ nghĩa coi các quá trình sinh lí và tâm lí
thường song song diễn ra trong não người, không phụ thuộc vào nhau, trong đó tâm lí
được coi là hiện tượng phụ.
 Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí: Đại biểu chủ nghĩa duy vật tầm thường Đức
(Phortxtơ, Môlêsôt) cho rằng: tư tưởng do não tiết ra giống như mật do gan tiết ra.
 Quan điểm duy vật: coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở
vật chất là hoạt động của bộ não, nhưng tâm lí không song song hay không đồng nhất
với sinh lí.
Câu 16:Giao tiếp là gì? Các loại giao tiếp và vai trò của giao tiếp ?
- Giao tiếp là một quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc
tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về
cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi giao
tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này với chủ thể khác.
- Các loại giao tiếp: Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
 Theo phương tiện giao tiếp, có ba loại giao tiếp sau:
 Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
 Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
 Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói. chữ viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của
con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội.
 Theo khoảng cách, có hai loại giao tiếp cơ bản:
 Giao tiếp trực tiếp: giao tiếp mặt đối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu
với nhau.
 Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ hoặc qua người khác, có khi qua ngoại cảm, thần giao
cách cảm…
 Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành hai loại:
 Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy
định, thể chế.
 Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không
câu nệ vào thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng
cảm với nhau. Các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm
cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.
- Vai trò của giao tiếp với tâm lí
Nhà tâm lí học Xô viết nổi tiếng B.Ph.Lômôv cho rằng: “Khi chúng ta nghiên cứu lối sống
của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và
như thế nào, mà còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào?”. Vì thế, cùng
với hoạt động, giao tiếp có một vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển tâm lí.
 Giao tiếp là điều kiên tồn tai của cá nhân và xã hôi loài người. Nhu cau giao tiếp là
một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. C Mác đã chỉ
ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các
cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp…”
 Thực tế chứng minh rằng, những trường hợp trẻ em do động vật nuôi mất hẳn tính
người, mất nhân cách, chỉ còn lại những đặc điểm tâm lí hành vi của con vật. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, sự giao tiếp quá hạn chế và nghèo nàn đã dẫn
đến những hậu quả nặng nề là dễ mắc bệnh “đói giao lưu do nằm viện lâu ngày”
(Hospitalism).
 Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội,
quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự
đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân
mình như một nhân cách để hình thành một thái độ giá trị – cảm xúc nhất định đối với
bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

Câu 17: Khái niệm về Tư duy ? Tư duy của con người có những đặc điểm nào?
- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện
thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.
- Tư duy của con người có những đặc điểm cơ bản sau đây:
 Tính “có vấn đề” của tư duy
 Tính gián tiếp của tư duy
 Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
 Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
 Tính chất lí tính của tư duy
 Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Câu 18: Qua nghiên cứu tâm lí học,anh/chị hãy cho biết:
Tưởng tưởng là gì?
Trong tưởng tưởng ,hình ảnh mới được tạo ra bằng cách nào?
Anh chị có vận dụng "TƯỞNG TƯỞNG" trong công việc sau này không? Cho ví dụ

- Tưởng tưởng là :Khả năng hình thành các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm trí
khi không nhận thức đối tượngđó thông qua thị giác, thính giác hoặc các giác quan
khác. ... Hầu hết các phát minh nổi tiếng hoặc các sản phẩm giải trí được tạo ra từ cảm
hứng của trí tưởng tượng của một người nào đó.
- Các cách tạo hình ảnh mới trong tưởng tưởng
 Thay đổi số lượng,kích thước
 Nhấn mạnh thuộc tính hay bộ phận nào đó
 Liên hợp các bộ phận của nhiều svht
 Điền hình hóa (văn học,nghệ thuật,điêu khắc)
loại suy mô phỏng, bắt chước svht có thật
 Vận dụng tưởng tưởng vào công việc : mỗi sinh viên tự liên hệ bản thân
Câu 19:Anh /chị hiểu như thế nào là Tính cách ? Phân tích rõ những đặc tính tốt của
bản thân mình?
- Tính cách là :
 Tính cách hay tính là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh
hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có
nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách.
 Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất
của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ
của một người để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất
người đó.p
- Phan tích tính cách tốt của bản thân : (Mỗi sinh viên tự liên hệ bản thân)

Câu 20: Tư duy là gì? Muốn phát triển tư duy thì cần phải làm gì ?
- Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
mà trước đó ta chưa biết.
- Để phát triển tư duy cần phải:
 Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể
học tập không hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên,xã hội và rèn luyện bản thân.
 Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân,
độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề.
 Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính
xác.
 Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát.
 Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng
lực trí nhớ nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý
tính, có khoa học.
 Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông qua đó
mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác.
 Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.
 Cần tránh những sai sót trong tư duy. Những sai sót trong tư duy là những sai sót
thuộc về kết quả tư duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết khái niệm
không đầy đủ) hoặc về hình thức thao tác của tư duy (không biết tư duy trừu tượng, sai
sót trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo...).

Câu 21: Vai trò ngôn ngữ trong đời sống con người ?
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của con người. Nhờ có sự
tham gia của ngôn ngữ vào việc tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tâm lí mà tâm lí của
con người khác hẳn về chất so với tâm lí của loài vật, đó là một công cụ góp phần làm
cho tâm lí người mang tính mục đích, tính xã hội và tính khái quát.
- Ngoài chức năng là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ của tư duy và có
ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.
- Bằng tác động của ngôn ngữ có thể gây nên những cảm giác trực tiếp ở con người. Ví
dụ, về mùa đông nghe người khác xuýt xoa “Trời lạnh quá!” ta cũng thấy lạnh người.
Mới nghe thấy từ “chua quá” ta cũng có thể “nhỏ rãi”! Dưới tác động của ngôn ngữ có
thể làm thay đổi ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm của cảm giác. Sự tham gia của hệ
thống tín hiệu thứ hai vào quá trình tri giác giúp cho các cảm giác thành phần được tổ
hợp lại thành một chỉnh thể, một hình tượng trọn vẹn và gắn liền với một tên gọi cụ
thể. Nhờ ngôn ngữ, con người có thể tiến hành sự tri giác có chủ định (có mục đích, có
kế hoạch, có phương pháp), sự quan sát lâu dài đối với các sự vật, hiện tượng.
- Ngôn ngữ cũng tham gia tích cực vào hoạt động trí nhớ, làm cho việc ghi nhớ, gìn giữ
và nhớ lại của con người trở nên có chủ định, có ý nghĩa (chứ không máy móc). Đối
với nhận thức lí tính thì ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ gắn liền
với tư duy của con người, làm cho tư duy của họ khác về chất so với tư duy của con
vật – nó mang tính gián tiếp, trừu tượng và khái quát. Ngôn ngữ còn là phương tiện để
con người tiếp thu, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, nâng cao hiệu biệt và kinh nghiệm của
mình. Ngôn ngữ giúp con người chính xác hoá các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy
sinh, tách ra trong chúng những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định
chúng lại bằng từ, giữ chúng lại trong trí nhớ. Nói tóm lại? ngôn ngữ làm cho tưởng
tượng trở thành một quá trình có ý thức và được điều khiển.
Câu 22: Anh/chị hãy cho biết :Cảm giác ,Tri giác là gì?Các loại cảm giác ,tri giác?
- Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta.
- Tri giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
- Các loại cảm giác: Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm ở ngoài
hay trong cơ thể, người ta chia cảm giác thành hai nhóm lớn: các cảm giác bên ngoài
và các cảm giác bên trong.
- Các loại tri giác : Thường người ta phân loại tri giác theo 2 cách: phân loại theo cơ
quan phân tích nào giữ vai trò chính trong số các cơ quan phân tích tham gia vào quá
trình tri giác và phân loại theo đối tượng được phản ánh trong tri giác.

You might also like